You are on page 1of 11

+Dệt may Trung Quốc

I Tổng quan ngành:


- Hiện nay ngành công nghiệp may mặc Trung Quốc đã trở
thành ngành công nghiệp phát triển vượt bậc, dẫn đầu thế giới
về quy mô, sức ảnh hưởng với những thành tựu ấn tượng.

-Theo WTO, Trung Quốc sẽ dần chiếm đến 50% thị phần
ngành dệt may và có tổng giá trị đến 320 tỷ USD.
- Các mặt hàng sản xuất như: Quần áo hàng ngày
, Quần áo thể thao, Quần áo trẻ em, Áo thun, quần...
Hình minh họa
II. Chuỗi cung ứng
1 Chuỗi đầu vào:
Nguồn cung cấp:
-Từ các vùng nông thôn nhỏ lẻ cho đến qui mô lớn, những nơi
chuyên canh tác với chất lượng tốt.
-Sản xuất khoảng 6,1 triệu tấn bông mỗi năm bông toàn cầu và
nhập khẩu bông từ các nước trên thế giới như: Mỹ, Ấn Độ, Brazil,
Việt Nam, Bangladesh...
Nguồn nguyên liệu:
(số liệu đọc ở ngoài)
-Tự nhiên: Bông, vải lụa tơ tằm,..
-Nhân tạo: Sợi viscose, Sợi cellulose,.. ( giải thích cách tạo
thành)
2. Chuỗi sản xuất:
-Các cụm nhà máy sản xuất hàng dệt may tập trung tại các tỉnh
thành duyên hải miền đông, Triết Giang, Giang Tô, Quảng Đông,
Phúc Kiến, Sơn Đông, Hà Bắc.

3. Chuỗi đầu ra:


-Tiêu thụ trong nước:
Có thị trường tiêu thụ rộng lớn với dân số lên tới 1,402 tỷ dân.
-Xuất khẩu đi nước ngoài như: Việt nam, Mỹ,...
III. Xuất nhập khẩu:

(số liệu đọc ở ngoài)


IV.Ưu điểm và nhược điểm:
Ưu điểm:
• Có nguồn nguyên liệu dồi dào, qui mô thị trường lớn.
• Đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại với những máy cắt, máy
ép, là hơi,... giảm bớt các công đoạn thủ công.
• Năng lực sản xuất và năng suất lao động lớn, tiết kiệm được
chi phí cũng như thời gian sản xuất hàng hóa.
• Có những chiến lược hiện đại hóa ngành dệt may, biết đầu
tư vào mẫu mã, thiết kế và các sản phẩm giá cao sẽ trở thành
một lợi thế cạnh tranh mới của ngành.
• Có thế mạnh trong việc sản xuất các sản phẩm dệt chi, là
chủng loại mà người tiêu dùng Mỹ, EU rất ưa chuộng.
• Có nguồn nhân công đông với chi phí thuê giá rẻ.
Nhược điểm:
• Đòn thuế từ Mỹ gây tổn hại nhiều cho Trung Quốc làm các
đơn đặt hàng từ Mỹ giảm mạnh.
• Giữa thương chiến Mỹ - Trung, Mỹ tập trung đánh thuế vào
các loại nguyên phụ liệu, sợi vải chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng kim
ngạch xuất khẩu dệt may Trung Quốc.
+Dệt may Ấn Độ
I.Giới thiệu về ngành:
-Ngành dệt có nguồn gốc xa xưa từ nền văn minh thung lũng
Indus thuộc vùng Tây Bắc của Nam Á ngày nay, trải dài từ Đông
Bắc Afghanistan đến Pakistan và Tây Bắc của Ấn Độ. Sau đó,
nghề dệt được phát triển lan rộng ra nhiều vùng của khu vực
Nam Á.
-Ấn Độ là nước sản xuất đay lớn nhất thế giới, thứ hai về sợi
bông, sợi cellulo, lụa, thứ ba về bông và thứ tư về sợi tổng hợp.
-Quy mô của ngành hiện ở mức 110 tỷ USD. Ngành dệt hiện
chiếm 14% tổng sản lượng công nghiệp, đóng góp 4% GDP của
cả nước.
-Có các phân ngành lớn là dệt sợi cotton; dệt sợi tổng hợp; dệt
len; dệt sợi tơ tằm; dệt sợi đay; hàng dệt thủ công và sản xuất
máy dệt.
(Dệt sợi coton và sợi nhân tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
ngành. Chỉ tính riêng ngành này có khoảng 1900 nhà máy dệt sợi
bông với 38,53 triệu thoi dệt và 57.000 máy dệt.)( đọc ở ngoài)
-Nguồn nhân lực gần 51 triệu lao động trực tiếp và 68 triệu lao
động gián tiếp năm 2015/16.
II. Chuỗi cung ứng:

1. Chuỗi cung ứng đầu vào:


- Các của hàng (đa số là thu mua từ các hộ nông dân trồng
bông)
-Theo thống kê, hiện tại có hơn 3,8 triệu dân trồng bông với
diện tích bình quân 1,65 héc ta/hộ.

Số liệu nói ở ngoài


2. Chuỗi sản xuất:
-Các công ty, tập đoàn dệt hàng đầu của nước này bao gồm
SRF, Entremonde Polycoaters, Kusumgarh Corporates,
Supreme Nonwovens, Garware Wall Ropes, Century Enka,
Techfab India, Ahlstrom, Pacific Non Woven, Vardhman và
Unimin.
-Bao gồm hầu hết các doanh nghiệp kéo sợi, dệt, hoàn thiện
và may mặc quy mô nhỏ:
+Kéo sợi (giải thích ở ngoài)

+Dệt và Đan (giải thích ở ngoài)

+Hoàn thiện vải (giải thích ở ngoài)

- Các quy trình sản xuất may mặc:


• Thiết kế rập trong may mặc: tạo ra bản gốc của trang
phục. Hiện có hai loại thiết kế rập phổ biến nhất là rập máy
và rập tay.
• Cắt tạo sản phẩm: sử dụng thiết kế rập để cắt những
tấm vải khổ lớn thành những sản phẩm mình đang cần may.
• May thành sản phẩm hoàn thiện
• Là ủi sản phẩm
• Kiểm tra chất lượng thành phẩm tổng thể
- Quản lí sản xuất may mặc:
• Tiếp nhận các đơn hàng từ bộ phận kinh doanh, sau đó
vạch ra các bước thực hiện đơn hàng.
• Ước lượng số tiền và thời gian hoàn thành đơn hàng
đó.
• Lập báo cáo quá trình sản xuất.
• Phân công nhiệm vụ.
• Báo cáo cho từng bộ phận liên quan.
• Lên kế hoạch điều phối, chọn mua nguyên liệu, vật tư
phù hợp.
• Kiểm định, khắc phục lỗi, đánh giá sản phẩm trước khi
giao đến tay khách hàng.
3.Chuỗi đầu ra:
- Ấn Độ là nước xuất khẩu các sản phẩm đồ may mặc sẵn lớn
thứ 6 trên thế giới
-Sản xuất 28.523 tấn tơ, đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc.
- Một số đại lí trong nước:
• Bhavan Intertex
• Sakambari
• Arihant Impex
-Sản phẩm dệt của Ấn Độ được xuất khẩu tới hơn 100 nước trên
thế giới, trong đó Mỹ và EU chiếm tới 2/3 tổng lượng hàng xuất
khẩu. Các thị trường xuất khẩu quan trọng khác bao gồm
Canada, U.A.E, Nhật Bản, Ả-rập xê-út, Hàn Quốc, Băng-la-đét,
Thổ Nhĩ...
(Số liệu xuất khẩu đọc ở ngoài)

III.Ưu điểm và nhược điểm


- Ưu điểm:
• Có nguồn nhân công dồi dào với kỹ năng cao, đặc biệt là chi
phí thấp.
• Có thể tự cung cấp được nguyên vật liệu sản xuất, dồi dào
về sợi tự nhiên.
• Đa dạng và giàu truyền thống về văn hóa.
• Thị trường nội địa tăng cao do thu nhập cá nhân tăng.
- Nhược điểm:
• Cơ sở hạ tầng phân tán làm giảm khả năng và cản trở
ngành công nghiệp mở rộng.
• Các nước láng giềng như Pakistan, Bangladesh và Srilanka
cạnh tranh với Ấn Độ do có chi phí lao động rẻ hơn.
• Máy móc thô sơ, chi phí điện và các giao dịch tăng cao, thuế
tại các bang còn ở mức cao, công nghệ dệt chưa tinh xảo...

You might also like