You are on page 1of 21

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG

KINH TẾ VI MÔ

TÊN ĐỀ TÀI : CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG KHẨU


TRANG
NHÓM SỐ : 4
LỚP : KTVM ST5 C202 (28/11/2022)
THÀNH VIÊN NHÓM

1. ĐÀM NGỌC ÁNH ( TRƯỞNG NHÓM )

2. LÊ THỊ THANH TRÀ

3. LÊ THỊ PHƯƠNG THẢO

4. NGUYỄN THỊ MỸ LINH

5. ĐÀO HÀ VINH

6. BÀN VĂN MẠNH

7. VŨ QUANG CHIẾN

PHỤ TRÁCH CÁC PHẦN

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT & NĂNG SUẤT : LÊ THỊ THANH TRÀ

SỐ LƯỢNG NGƯỜI SẢN XUẤT : NGUYỄN THỊ MỸ LINH

GIÁ CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO : ĐÀO HÀ VINH & BÀN VĂN

MẠNH

CHÍNH SÁCH THUẾ & TRỢ CẤP : ĐÀM NGỌC ÁNH

CÁC KỲ VỌNG : VŨ QUANG CHIẾN

GIÁ CỦA BẢN THÂN HÀNG HÓA : LÊ THỊ PHƯƠNG THẢO

2
MỤC LỤC

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................4
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG.................................5
1. Công nghệ sản xuất và năng suất...................................................5
2. Giá của các yếu tố đầu vào.............................................................9
3. Chính sách thuế và trợ cấp...........................................................10
4. Giá của bản thân hàng hóa............................................................13
5. Số lượng người sản xuất...............................................................17
6. Các kỳ vọng..................................................................................18
III. KẾT LUẬN..................................................................................19

3
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khẩu trang y tế là một loại mặt nạ bảo vệ chuyên dụng trong ngành y, sử
dụng để che phủ vùng mặt (thường là mũi, miệng) để ngăn ngừa, bảo vệ người
đeo khỏi bị lây nhiễm các loại vi khuẩn, dịch bệnh, bụi bặm thông qua đường hô
hấp. Khẩu trang y tế được sử dụng nhiều trong các cơ sở y tế, cung cấp cho các
bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên, giám định pháp y… đặc biệt là những người làm
công việc phẫu thuật.

Thời điểm dịch bệnh covid bùng phát mạnh mẽ nhu cầu khẩu trang y tế tăng
đáng kể theo ước tính của tờ global NEWSWIRE quy mô ngành công nghiệp
khẩu trang toàn cầu năm 2020 là 4,5 tỷ USD với tỉ lệ tăng trưởng hàng năm kép
24,2% cao hơn so rất nhiều so với những năm đại dịch chưa bùng phát, sau dịch
bệnh giảm sút nhu cầu về khẩu trang y tế đối với người tiêu dùng vẫn còn cao vì
người tiêu dùng sử dụng để tránh bụi bẩn,các vi khuẩn lây qua đường hô hấp.
Trong 8 tháng đầu năm 2022 cả nước đã sản xuất 16,2 triệu chiếc khẩu trang y tế
mặc dù thấp hơn so với những năm trước do dịch đã được kiểm soát nhưng giá
thành lại hợp lý hơn nhiều chưa kể có nhiều mẫu mã mới phù hợp với độ tuổi,
giới tính, cá tính của mỗi người tiêu dùng vì vậy sẽ dễ dàng tiếp cận với người
tiêu dùng hơn, và cũng từ đòn bẩy Covid-19 mà khẩu trang y tế dần trở thành
món đồ thiết yếu mà mỗi người đều sử dụng hằng ngày vì đây là mặt hàng không
quá đắt phù hợp với túi tiền người tiêu dùng nhưng lại có công dụng bảo vệ sức
khỏe cho họ.

4
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, thị trường khẩu trang y tế trở
nên sôi động với nhiều mẫu mã và thương hiệu khác nhau. Từ đây, vấn đề khẩu
trang đang được nhiều người quan tâm hơn bao giờ hết. Dưới đây là các yếu tố
ảnh hưởng đến cung về khẩu trang y tế. Đó là cộng nghệ sản xuất, giá của các yếu
tố đầu vào, chính sách thuế, số lượng người sản xuất, các kỳ vọng, giá của bản
thân hàng hóa…
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG

1. Công nghệ sản xuất và năng suất


Dịch bệnh COVID-19 bùng phát và hoành hành khốc liệt trên toàn thế giới,
cũng là thời điểm câu chuyện về khẩu trang y tế trở thành mối quan tâm, là cơ hội
làm giàu của nhiều cá nhân và doanh nghiệp.
Với những lợi thế chống dịch hiệu quả, tiềm năng sản xuất và xuất khẩu
khẩu trang tại Việt Nam hiện đang rất lớn, giới chuyên gia nhận định, Việt Nam
có nhiều cơ hội để trở thành “công xưởng” sản xuất khẩu trang không chỉ ở thời
điểm hiện tại mà cả trong tương lai để cung ứng cho các thị trường khó tính như
Mỹ, Châu Âu…
Bởi vậy, đầu tư dây chuyền sản xuất khẩu trang hiện đại, tối ưu được năng
suất và chất lượng sản phẩm là điều nên làm để có thể chủ động được nguồn khẩu
trang nếu các chủ doanh nghiệp muốn đánh vào thị trường xuất khẩu mặt hàng
này. Để nhanh chóng thích ứng trong bối cảnh mới, các doanh nghiệp Việt Nam
cần không ngừng đổi mới về công nghệ, thiết bị, áp dụng các hệ thống quản trị
hiện đại, các công cụ cải tiến, mô hình kinh doanh tiên tiến để nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh.
Công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng khẩu trang được sản xuất
ra.Công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng năng suất và do đó nhiều khẩu trang được sản
xuất ra hơn.

Hiện nay, trên thị trường thống kê có 2 loại dây chuyền sản xuất khẩu trang
y tế phổ biến nhất, đó là dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế tự động và dây
chuyền sản xuất khẩu trang y tế bán tự động. Tuy nhiên, về nguyên tắc hoạt động
thì quy trình sản xuất khẩu trang y tế bán tự động sẽ tiết kiệm chi phí hơn nhiều
so với hình thức còn lại.

5
a) Dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế tự động
Dây chuyền này được sử dụng khá rộng rãi hiện nay vì có thể đem lại nhiều
lợi ích cho nhà sản xuất. Đúng như tên gọi, đây là một dây chuyền bao gồm nhiều
loại máy móc khác nhau, hoạt động một cách tuần tự để cho ra thành phẩm cuối
cùng là một chiếc khẩu trang nguyên chỉnh. Dây chuyền này có thể hoạt động mà
không cần phải có sự can thiệp của con người.
Dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế tự động có thể sản xuất ra khẩu trang từ
1 đến 5 lớp tùy theo nhu cầu, với đủ kích cỡ cho người lớn và trẻ em. Những
thông số của khẩu trang sẽ được cài đặt trước khi tiến hành sản xuất.

Hình 1. Máy sản xuất khẩu trang y tế tự động

Theo như thông tin của máy, trung bình một ngày nếu hoạt động hết công
suất, máy sẽ sản xuất được được 50 thùng khẩu trang, tương đương từ 100 đến
200 chiếc một phút. Máy cũng được vận hành một cách êm ái và ít khi gặp phải
tình trạng bị lỗi hỏng, tỷ lệ phế phẩm chỉ rơi vào khoảng 2% trên tổng số khẩu
trang thu được. Chính vì vậy, đây là dây chuyền sản xuất được các doanh nghiệp
trung bình và lớn lựa chọn hơn, bởi nó có thể tiết kiệm được thời gian và nhân
công, lại có có thể sản xuất ra số lượng nhiều hơn. Ví dụ như:

6
Hình 2. Quy trình sản xuất khẩu trang của Ecom Med
Hệ thống thiết bị máy sản xuất khẩu trang thế hệ mới này đã cải tiến công
nghệ sản xuất truyền thống – là bước tiến để đào thải toàn bộ dây chuyền cũ lạc
hậu, với những ưu điểm vượt trội như sau:
- Toàn bộ máy sử dụng ổ đĩa Servo, theo dõi điều khiển, không có thành
phần khí nén, không cần nguồn khí, công suất máy chạy ổn định, độ bền cao.
- Máy có thiết kế nhỏ gọn (4400mm x 800mm), không chiếm nhiều diện tích
nhà xưởng.
- Toàn bộ máy được lắp ráp theo kiểu modul, nên việc lắp đặt rất dễ dàng,
nhanh chóng, không mất nhiều thời gian chuyển giao.
- Máy áp dụng công nghệ mới, cắt sẽ là thao tác cuối cùng để hoàn thiện 1
chiếc khẩu trang thay vì là thao tác đầu tiên như công nghệ cũ. Điều này tạo ra sự
đồng bộ cho sản phẩm, cũng như làm tăng năng suất máy.
- Thiết kế quai hàn mới, khả năng chịu lực cao lên đến 1kg/ quai.
- Máy sản xuất khẩu trang không bo biên, quai trong phù hợp với các tiêu
chí xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu hiện nay.

Với những công nghệ hiện đại tiên tiến trên, với năng suất ổn định tăng lên
50%, dùng 4 bộ sóng siêu âm để làm dây đeo tai, máy có sản lượng ổn định ở
7
mức 80 – 90 chiếc/ phút. Cho sản lượng lên đến hơn 100.000 chiếc/ ngày (Thực
tế, các máy sản xuất khẩu trang thế hệ cũ đang chạy tại các nhà xưởng cho năng
suất tối đa là 50 chiếc/ phút). Trong trường hợp này, các tiến bộ về công nghệ đã
làm gia tăng nhanh chóng nguồn cung. Đường cung có xu hướng dịch chuyển
xuống dưới (do chi phí sản xuất hạ) và sang bên phải (do người sản xuất sẵn sàng
cung cấp nhiều hàng hoá hơn tại mỗi mức giá).
b) Dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế bán tự động
Ngược lại với dây chuyền sản xuất tự động, dây chuyền bán tự động này vẫn
cần phải có sự can thiệp của con người mới có thể cho ra thành quả cuối cùng.
Dây chuyền cũng bao gồm nhiều các loại máy móc khác nhau, từ phần làm quai
khẩu trang, đến làm thân khẩu trang, hàn quai,…, chúng hoạt động một cách
riêng lẻ và cần có nhân công hỗ trợ.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, đây sẽ là một gợi ý thích hợp. Bởi chi phí
đầu tư cho dây chuyền này ban đầu sẽ ít hơn nhiều so với dây chuyền tự động.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, đôi khi sẽ gặp lỗi sản phẩm do nhân công
chưa thành thạo các khâu tiến hành, thậm chí có thể hư hỏng về máy. Chính vì
vậy, các bạn khi có ý định đầu tư, trước hết phải đào tạo được nhân công một
cách thuần thục.

Hình 3. Máy sản xuất khẩu trang y tế bán tự động


Vì có sự hỗ trợ của con người, nên không thể xác định được tỷ lệ thành
phẩm bị lỗi hay hỏng. Tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng, tổng số sản phẩm
tạo ra trong một ngày sẽ không thể bằng được với dây chuyền sản xuất tự động.

8
Dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế bao nhiêu tiền còn bị ảnh hưởng một
phần bởi các nhà phân phối chính thức, đôi khi giữa những nhà phân phối này sẽ
có chênh lệch về giá nhất định.
Chúng ta minh họa điều này qua hình bên dưới. Với công nghệ sản xuất tự
động, đường cung sẽ là S2 so với công nghệ sản xuất bán tự động là S1, thủ công:
P
S1

S2

Q
Hình 4. Cung khẩu trang với hai công nghệ sản xuất

2. Giá của các yếu tố đầu vào


Để tạo ra một sản phẩm thì các doanh nghiệp phải sử dụng các yếu tố đầu
vào như: nhân công, máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu…Nếu giá bất cứ yếu
tố đầu vào nào tăng lên thì kéo theo lợi nhuận trên mỗi sản phẩm sẽ giảm đi.
Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ phải giảm lượng sản xuất từ đó cung của
thị trường sẽ giảm. Còn trong trường hợp các yếu tố đầu vào giảm xuống thì lợi
nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm sẽ tăng lên từ đó doanh nghiệp có thể mở rộng
quy mô sản xuất, tăng cung cho thị trường.
Trong thực tế, cung hàng hóa thường có tỉ lệ nghịch với giá cả của các yếu
tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa đó.
Ví dụ: Nguyên liệu (với khẩu trang y tế 3 lớp, 4 lớp) để sản xuất khẩu trang y tế
bao gồm: Vải không dệt, vải than hoạt tính (carbon) chống độc, vải không dệt phủ
Nano Bạc diệt khuẩn, lớp vi lọc kháng khuẩn, không thấm nước... Nếu 1 trong
các nguyên liệu đầu vào thay đổi về giá cả. Khi mà giá cả các nguyên liệu tăng
lên sẽ làm cho giá của khẩu trang tăng lên theo, sẽ làm đường Cung dịch chuyển
sang trái, đồng thời làm cho giá của khẩu trang tăng lên và ngược lại.

9
3. Chính sách thuế và trợ cấp
Chính sách của nhà nước có ảnh hưởng to lớn đến chi phí sản xuất của
doanh nghiệp, công ty về khẩu trang y tế. Bằng chính sách của mình, nhà nước có
thể điều chỉnh hành vi và tác động đến các điều kiện sản xuất của các doanh
nghiệp. Khi mà các doanh nghiệp có thể tiến hành sản xuất trong những môi
trường dễ dàng hay thuận lợi hơn, chi phí sản xuất của chúng thường hạ và cung
về khẩu trang sẽ tăng. Ngược lại, những quy định chính sách khiến cho các quá
trình sản xuất trở nên tốn kém hơn, ít thuận lợi hơn, chi phí sản xuất của các
doanh nghiệp sẽ tăng lên và lượng cung về khẩu trang sẽ giảm xuống.

Tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp là chính sách
thuế của nhà nước. Nhà nước sử dụng thuế như công cụ điều tiết sản xuất. Khi
nhà nước tăng thuế đánh vào khẩu trang, chi phí toàn bộ của việc sản xuất khẩu
trang sẽ tăng theo. Theo Thông tư 43/2021/TT-BTC (ngày 11/6/2021) của Bộ Tài
chính (hiệu lực từ ngày 1/8/2021) sửa đổi, bổ sung Khoản 11 Điều 10 Thông tư
219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính - quy định về thuế suất thuế GTGT 5%, áp
dụng mức thuế suất thuế GTGT đối với khẩu trang y tế là 5%. Giả sử, nhà nước
tăng thuế từ 5% lên 10%, lượng cung về khẩu trang trong trường hợp này sẽ giảm
và đường cung về nó sẽ dịch chuyển sang trái và lên trên. Dưới đây là biểu đồ
minh họa:

P
S2

Tăng thuế
P2
S1

P1
Q
10
Hình 5. Thuế và sự dịch chuyển của đường cung

Ngược lại, nếu chính phủ giảm thuế, chi phí chung để sản xuất khẩu trang sẽ
hạ xuống. Lượng cung về khẩu trang sẽ tăng lên. Đường cung về khẩu trang sẽ
dịch chuyển sang phải và xuống dưới. Dưới đây là biểu đồ minh họa:

S1

Giảm thuế
S2
P1

P2

Hình 6. Thuế và sự dịch chuyển của đường cung

Năm 2020, dịch Covid-19 trở nên nghiêm trọng hơn. Theo tình hình đó,
ngày 07/02/2020, Bộ Tài chính ban hành về Danh mục các mặt hàng được miễn
thuế nhập khẩu phục vụ phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới
của virus Corona gây ra trong đó mặt hàng khẩu trang y tế. Theo số liệu thống kê
sơ bộ của Tổng cục Hải quan vào tháng 11 năm 2021, cả nước có 12 doanh
nghiệp chính tham gia xuất khẩu khẩu trang y tế các loại:

Tháng Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11


Triệu chiếc 12,53 15,64 16,63 37,14 49,01
Tăng/giảm
so với tháng -37,5 +24,8 +6,6 +123,3 +31,9
trước(%)
Bảng 7: Diễn biến xuất khẩu khẩu trang y tế các loại từ tháng 7 -11/2021

Căn cứ vào số liệu của bảng thống kê trên ta thấy, sau khi được Nhà nước
miễn giảm thuế xuất khẩu, chi phí chung để sản xuất khẩu trang giảm xuống thì
thị trường xuất khẩu khẩu trang y tế của nước ta tăng mạnh lên với số lượng là
11
49,01 triệu chiếc, tăng 31,9% so với số lượng xuất khẩu ghi nhận trong tháng 10
năm 2021. (Nguồn tham khảo: Cục Hải Quan tỉnh Hà Tĩnh)

Có những doanh nghiệp sẽ lợi dụng việc Chính Phủ giảm giá thuế để tăng
thu nhập nên Chính Phủ đã đặt ra chính sách phạt việc vi phạm theo Nghị định số
98/2020/NĐ-CP: Các cơ sở sản xuất sẽ bị xử phạt tuỳ theo các hình thức vi phạm
khác nhau.
Chính sách trợ cấp của nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh và
sản xuất khẩu trang y tế có ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp
thì theo hướng ngược lại với thuế. Khi việc sản xuất khẩu trang được trợ cấp, chi
phí sản xuất ròng của các doanh nghiệp tương ứng sẽ giảm xuống. Trong trường
hợp này, cung về khẩu trang sẽ tăng và đường cung của nó sẽ dịch chuyển sang
phải và xuống dưới. Việc giảm trợ cấp, ngược lại, sẽ làm cung khẩu trang giảm
và đường cung khẩu trang sẽ dịch chuyển sang trái và lên trên. Ví dụ như các
chính sách về giảm chi phí đầu vào như kiến nghị giảm giá điện của Bộ Công
thương. Miễn, giảm giá nhiều dịch vụ hàng không cho tất cả các hãng hàng
không. Ban hành Nghị định số 22/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ
quy định về lệ phí môn bài…

Về hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất khẩu trang y tế thông qua
nhóm chính sách tài khóa. Gồm: Nghị định số 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ về
gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Được áp dụng rộng rãi cho hầu hết
doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh. Bổ sung Dự án Nghị
quyết của Quốc hội về một số chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhằm hỗ
trợ, phát triển doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ kinh doanh khẩu trang y tế.Còn về
chính sách hỗ trợ xuất khẩu khẩu trang y tế, Chính phủ ban hành Nghị quyết
60/NQ-CP về việc xuất khẩu khẩu trang y tế trong giai đoạn Covid-19. Theo đó,
bỏ áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế.
Giao Bộ Công Thương công khai danh sách, năng lực sản xuất của các doanh
nghiệp sản xuất khẩu trang. Hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh khẩu trang y tế khi
xuất khẩu về chất lượng khẩu trang y tế.
Ngoài chính sách thuế và trợ cấp, các quy định khác nhau của nhà nước về
tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn an toàn sản xuất và tiêu dùng, về thông tin sản
phẩm v.v… đều ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Về
nguyên tắc, nếu các quy định điều tiết sản xuất của nhà nước càng mang tính chất
khắt khe, những khoản chi phí nhất định mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đáp ứng
càng lớn. Khi đó, chi phí sản xuất của doanh nghiệp càng tăng và cung về khẩu
trang sẽ giảm. Trái lại, việc nới lỏng các quy định điều tiết sẽ giảm nhẹ chi phí
sản xuất đối với các doanh nghiệp. Lúc này, cung về khẩu trang cũng sẽ tăng lên.

12
4. Giá của bản thân hàng hóa

- Khi giá cả giảm thì lượng cung giảm.

- Khi giá cả tăng thì lượng cung tăng.

Hình 8. Mô hình cung cầu

Trên mô hình cung cầu biểu diễn trong điều kiện bình thường (chưa có dịch)
đường cung S1 và đường cầu D1 cắt nhau tại điểm A. Các nhà buôn bán ra một
lượng khẩu trang là Q1 với giá là P1. Tuy nhiên dịch cúm do virus Corona xuất
hiện tại Trung Quốc, nhu cầu tiêu thụ khẩu trang tại nước này tăng cao, các tiểu
thương thu gom khẩu trang xuất sang thị trường Trung Quốc, đường cầu dịch
chuyển đến D2 có giá là P2 và lượng khẩu trang bán ra Q2.

Khi dịch cúm do virus Corona xuất hiện tại Việt Nam, đặc biệt là khi Chính
phủ công bố dịch cũng như tuyên truyền các biện pháp phòng tránh lây nhiễm là
sử dụng khẩu trang và thường xuyên vệ sinh thì nhu cầu khẩu trang và nước rửa
tay tăng cao, đường cầu dịch chuyển đến vị trí D3 có giá là P3 và lượng bán ra là
Q3.

Tuy nhiên, thực tế, khi giá cả hàng hóa tăng cao, mà cụ thể là giá khẩu trang
tăng, sẽ kích thích các nhà sản xuất tăng ca, nhà nhập khẩu cũng tìm nguồn cung
cấp nhập khẩu thêm hàng hóa, nhiều nhà cung cấp mới nhảy vào thị trường... điều
này dẫn đến đường cung dịch chuyển đến vị trí S2. Lúc này lượng khẩu trang
cung cấp trên thị trường là Q4 với giá là P4 giúp kéo thấp giá của hàng hóa cũng
như gia tăng lợi ích cho toàn xã hội. Đấy chính là quy luật điều tiết của thị trường
tự do.

13
Song, trong thời gian ngắn, nguồn cung khẩu trang chưa đáp ứng kịp về nhu
cầu tăng đột biến (lượng thiếu hụt chính là Q3 – Q1), vì vậy một số nhà đầu cơ và
gian thương đã tăng giá vô tội và mặt hàng này. Những người này căn theo lượng
khẩu trang có sẵn mà bán với giá tại điểm F là P5 cao hơn rất nhiều lần giá P1,
thậm chí còn đẩy giá cao một cách vô tội vạ. Xét về khía cạnh đạo đức, rõ ràng
những người kinh doanh lợi dụng sự khan hiếm của hàng hóa mà đẩy giá thu lợi
mà không màng đến những khó khăn đau khổ của người khác rất cần được lên án.
Bên cạnh đó, khi không có dịch bệnh thì khẩu trang là hàng hóa thông thường.
Nhưng khi dịch cúm do virus Corona phát tán thì khẩu trang trở thành hàng hóa
thiết yếu, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người dân. Điều này
chính là cơ sở để Nhà nước can thiệp vào thị trường.

Chính phủ đã phản ứng rất nhanh, mạnh và quyết liệt bằng các mệnh lệnh
hành chính như là rút giấy phép kinh doanh, cho lực lượng quản lý thị trường
tăng cường kiểm tra giám sát... đảm bảo giá khẩu trang không được tăng. Tuy
nhiên, giá bán nào là hợp lý? P1 hay P2? Điều này làm cho nhiều cơ sở kinh
doanh chịu giám sát liên tục dẫn đến những phản ứng tiêu cực là không bán khẩu
trang và nước rửa tay. Nếu số lượng người phản ứng tiêu cực là đủ lớn, lượng
hàng vốn khan hiếm sẽ bị thiếu hụt thêm, vì vậy giá bán của thị trường chợ đen
có thể tiếp tục bị đẩy lên cao, những người nghèo vì vậy có thể không có cơ hội
trang bị đầy đủ khẩu trang để phòng chống dịch bệnh. Điều đó lại gây tác dụng
ngược đối với mục tiêu ban đầu của chính sách. Lấy ví dụ về giá của khẩu trang 3
năm gần đây:

*Năm 2019
Giá của khẩu trang trong năm 2019 chưa có nhiều biến động khi đây chỉ là 1
sản phẩm thông thường chỉ giao động khoảng 35.000-40.000đồng/hộp (50 cái)
đối với loại 4 lớp, 40-50 ngàn đồng/ hộp (50 cái) đối với loại 5 lớp.
Đối với giá khẩu trang cao cấp hơn như M3 thì giá dao động tầm 9.500-
10.000 đồng/cái.
*Năm 2020
Giá của khẩu trang bắt đầu có những sự biến động trên thị trường khi hàng
loạt đoạn video về COVID-19 ở Trung Quốc bắt đầu được lan truyền và mọi
người bắt đầu nhận thức được sự nguy hiểm tiềm tàng của COVID-19, nhưng
đỉnh điểm là khi ở Việt Nam có 2 ca nhiễm đầu tiên vào tháng 1 điều này đã
khiến lượng người mua khẩu trang tăng một cách đột ngột trong khi đó lượng
cung không thay đổi việc này đã khiến giá khẩu trang của thị trường tăng 1 cách
đột biến như sau:

14
Loại khẩu trang Giá của khẩu trang

Khẩu trang 4 lớp 100.000-200.000 đồng/hộp (50 cái)

Khẩu trang 5 lớp 150.000-250.000 đồng/hộp (50 cái)

Khẩu trang M3 35.000 đồng/cái

Giá của khẩu trang vẫn tiếp tục tăng cao qua các tháng 2, tháng 3 có thời
điểm giá của các loại khẩu trang 4 lớp, 5 lớp chạm đến mức 300.000-500.000
ngàn/hộp (50 cái). Theo 1 thống kê online gồm 672 người tham gia trên Statista
vào tháng 2/2020 về 2 loại khẩu trang tiêu biểu của thị trường Việt Nam (Hình
3.1) thì tần suất sử dụng khẩu trang của khẩu trang y tế đạt ngưỡng 88% trong khi
tần suất sử dụng khẩu trang vải chỉ đạt 47%. Chính vì độ ưu chuộng hơn của khẩu
trang y tế tại thị trường Việt Nam đã tạo nên sự thiếu hụt hàng hóa và đồng thời
đẩy mức giá lên rất cao.

Hình 9. Biểu đồ về tần suất sử dụng 2 loại khẩu trang tiêu biểu ở Việt Nam
năm 2020 trong tình hình dịch bệnh COVID-19 của Statista
Giá của khẩu trang có hiện tượng hạ nhiệt và quay về với mức giá ổn định
ban đầu trong các tháng 4,5,6 khi Chính Phủ đã ban hành lệnh cách ly toàn xã hội
trong vào 15 ngày đầu tháng 4, điều này mô hình chung đã khiến lượng người
mua bắt đầu giảm sút và tình hình dịch bệnh vào các tháng 4,5,6 đã bắt đầu ổn
định lại khiến mức giá của khẩu trang y tế giảm về mưc 50.000/hộp (50 cái).
Giá của khẩu trang vẫn không có nhiều biến động vào đầu tháng 7 nhưng
vào những ngày cuối của tháng 7 và đầu tháng 8 khi tình hình dịch bệnh ở Việt
Nam có những chuyển biến tệ khi có 1 ca dương tính tại Đà Nẵng, đồng thời vào
lúc này người dân cũng bắt đầu mua theo dạng tích trữ khẩu trang tại nhà làm số
15
lượng mua khẩu trang tăng đột biến vì lượng cầu tăng đột biến nên giá của khẩu
trang lúc này đã tăng đối với các loại khẩu trang 3-4 lớp giá của nó đã bị tăng lên
đến 105.000-150.000 đồng/hộp (50 cái).
Giá khẩu trang ở các tháng tiếp theo cho tới cuối năm 2020 luôn có hiện
tượng giảm giá liên tục cho đến khi giá của khẩu trang chạm đến mức thấp nhất ở
tháng 12 khi giá của khẩu trang loại 4 lớp lúc này chỉ dao động từ mức 35.000-
60.000 đồng/hộp (50 cái) vì lúc này nguồn hàng của khẩu trang đã dồi dào và
lượng người mua tuy vẫn nhiều nhưng đã có phần giảm so với thời điểm cuối
tháng 7.
*Năm 2021
Vào những ngày đầu của tháng 1 giá của khẩu trang trên thị trường vẫn
không có quá nhiều sự thay đổi luôn ở mức ổn định nhưng đến cuối tháng 1 thì
giá của khẩu trang tiếp tục bị độn lên khi tình hình dịch bệnh của Việt Nam bắt
đầu chuyển biến xấu khiến cho lượng người mua lại tăng lên đột ngột điều này đã
làm cho giá của khẩu trang bị tăng lên giá dao động lên đến 150.000-290.000
đồng/hộp (50 cái)
Ở các tháng 2, tháng 3 tuy nhu cầu mua khẩu trang tăng nhưng mức giá của
khẩu trang lại có xu hướng ổn định không có hiện tượng khan hàng như những
đợt dịch trước.
Ở tháng 4 giá của khẩu trang đã giảm đến mức thấp nhất trong 3 năm qua vì
lúc này lượng cung của các nhà sản xuất đã vượt quá mức gây nên hiện tượng dư
thừa và hàng tồn kho nhiều.
Bước qua tháng 5 tuy lượng hàng sản xuất trong nước vẫn còn rất nhiều
nhưng tình hình giá cả của khẩu trang trong nước có tình trạng khá hơn và ổn
định hơn.
Bảng giá khẩu trang loại 4,5 lớp qua các tháng:
Tháng Giá của khẩu trang

2 40.000-50.000 đồng/hộp (50 cái)

3 40.000-50.000 đồng/hộp (50 cái)

4 25.000-50.000 đồng/hộp (50 cái)

5 40.000-50.000 đồng/hộp (50 cái)

16
Ở các tháng tiếp theo trong năm 2021 lượng mua vẫn cao nhưng khả năng
sản xuất trong nước vẫn ở mức ổn định có khả năng để cung cấp đủ cho người
tiêu dùng trong nước nên giá cả của khẩu trang trong phần còn lại của năm 2021
không có quá nhiều biến động các loại khẩu trang 4,5 lớp cũng giữ giá ở mức
40.000-70.000 đồng/hộp (50 cái). Còn các loại khẩu trang cao cấp như 3M thì
mức giá ở 15.000/cái.

5. Số lượng người sản xuất

Số lượng người sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng khẩu trang
được bán ra trên thị trường. Càng nhiều người sản xuất thì lượng khẩu trang càng
nhiều, đường cung dịch chuyển sang phải. Ngược lại nếu ít người sản xuất thì
lượng khẩu trang càng ít đường cung dịch chuyển sang trái.
Năm 2020 diễn biến đại dịch Covid-19 căng thẳng. Lấy ví dụ ở một số công ty
sản xuất khẩu trang phục vụ thời gian dịch bệnh như ở tại Quảng Ngãi, 4 nhà máy
may thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) là Vinatex Dung Quất, Vinatex
Nghĩa Hành, Vinatex Tư Nghĩa và Vinatex Đức Phổ; Công ty May Thuyên
Nguyên, Công ty CP May Hòa Thọ (KCN Tịnh Phong) đã tăng cường năng lực
sản xuất, với hàng trăm nghìn chiếc khẩu trang đảm bảo chất lượng cho thị
trường các tỉnh, thành phố trong nước.
Nhà máy May Vinatex Nghĩa Hành (Cụm công nghiệp Đồng Dinh, huyện Nghĩa
Hành) hiện có 430 công nhân, với 6 dây chuyền vận hành, sản xuất khẩu trang
cao cấp và khẩu trang thông thường. Bình quân mỗi ngày cung ứng ra thị trường
khoảng 50.000 chiếc khẩu trang các loại.Nhà máy May Vinatex Dung Quất, với
12 chuyền may, khoảng 650 công nhân, sản xuất khoảng 100.000 chiếc khẩu
trang các loại/ngày. Riêng các Nhà máy May Vinatex Tư Nghĩa và Đức Phổ đang
sản xuất theo đơn đặt hàng thông qua đầu mối là Bộ Công thương. Ta thấy, doanh
số sản xuất của doanh nghiệp sản xuất khẩu trang y tế tăng mạnh nhu cầu của thị
trường. Cũng chính vì Covid-19 nó đã kéo theo nhiều công ty sản xuất khẩu trang
được thành lập lên. Số lượng người sản xuất ngày càng nhiều đã làm cho đường
cung dịch chuyển sang phải và xuống dưới.

P
S1

E1
S2
P1

E2
P2
17
Q1 Q2 Q

Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy trong tháng 7 năm
2022, khi nước ta đã bước qua giai đoạn đỉnh điểm của dịch bệnh, cả nước có 6
doanh nghiệp chính tham gia xuất khẩu khẩu trang y tế các loại với số lượng là
5,6 triệu chiếc, giảm 18,8% so với số lượng xuất khẩu ghi nhận trong tháng 6
năm 2022. Như vậy, trong 7 tháng từ đầu năm 2022, cả nước đã xuất khẩu 88,9
triệu chiếc khẩu trang y tế. Số lượng người sản xuất giảm đường cung dịch
chuyển sang trái và lên trên.

Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng


Tháng
1 2 3 4 5 6 7
Triệu
22,2 11,6 20,9 11,3 10,4 6,9 5,6
chiếc
Tăng/
giảm so
- -47,7 +80,2 -45,9 -8 -33,6 -18,8
với tháng
trước(%)
Bảng 10. Diễn biến xuất khẩu khẩu trang y tế các loại 7 tháng năm 2022

P
S2

E2
S1
P2

E1
P1

Q2 Q1 Q

6. Các kỳ vọng

18
a) Kì vọng của nhà sản xuất:

 Nguồn cung nguyên liệu khẩu trang tốt , rẻ


 Hàng hóa cung cấp đáp ứng được nhu cầu thị trường
 Khẩu trang bán chạy , giá tốt , người tiêu dung ưa chuộng

b) Kì vọng người tiêu dùng:

 Có thể mua được khẩu trang với giá thành rẻ , chất lượng tốt
 Khẩu trang có đủ loại kích cỡ , cho mọi lứa tuổi : to , nhỏ , dài , rộng
 Khẩu trang có màu sắc , kiểu dáng đẹp , bắt mắt
 Các loại khẩu trang : in 3d, khẩu trang y tế , KF94
 Khẩu trang dùng 1 lần và nhiều lần
 Khẩu trang có khả năng lọc không khí sạch

III. KẾT LUẬN

Thông qua đề tài của chúng em về thị trường khẩu trang ở Việt Nam dưới
góc nhìn của kinh tế vi mô thì chúng em nhận ra đây là 1 thị trường rất tiềm
năng và quan trọng tại Việt Nam nhưng vẫn có 1 số bất cập khi có các yếu tố bên
ngoài tác động vào thị trường này tiêu biểu là tình hình dịch bệnh COVID-19 vừa
qua nên nhóm chúng em muốn đưa ra một số giải pháp cho thị trường:
- Chính Phủ nên đưa ra 1 mức giá trần cho từng loại khẩu trang để tránh tình
trạng tình trạng giá cả của khẩu trang trở nên tăng đột ngột khiến cho người
dân khó mua được khẩu trang trong thời kỳ dịch bệnh quay trở lại, ngoài ra
việc đưa ra mức giá trần còn có thể giúp cho thị trường ổn định hơn tránh
việc các gian thương lợi dụng tình cảnh để mua chặn nguồn cung cấp khẩu
trang từ các nhà sản xuất và tuồn nguồn hàng ra với giá cao hơn.

- Nên có khuyến khích các nhà sản xuất khẩu trang trong nước luôn có 1
nguồn hàng dự trữ và đủ lớn để cung cấp cho người dân trong nước để
phòng trừ cho những tình huống tồi tệ có thể xảy ra.

- Nhà nước nên có thêm những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, công ty
trong ngành sản xuất khẩu trang trong nước về mặt tài chính, thiết bị công
nghệ tân tiến hơn nhằm mục đích ổn định nguồn cung cho thị trường.
Ngoài ra Chính Phủ có thể ban hành các chính sách khác hỗ trợ để phát
triển các ngành công nghiệp khác liên quan đến nguyên liệu của khẩu
trang.

19
- Người dân cần trang bị kĩ năng chọn lựa khẩu trang sao cho phù hợp với
thu nhập, chức năng mình cần cũng như biết phân biệt thật giả khẩu trang,
tránh bị lừa, hét giá.

Vượt qua những e ngại và thành kiến ban đầu, nay chiếc khẩu trang đã chinh
phục tuyệt đại đa số nhân loại như là một "vị cứu tinh" trong đại dịch Covid-19.
Chiếc khẩu trang trước hết là một sản phẩm y tế, nhằm bảo vệ sức khỏe con
người. Đeo khẩu trang là để lập lá chắn bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội.

Ảnh hưởng từ dịch Covid-19, thị trường đầu tư vào sản xuất, kinh doanh
khẩu trang cũng trở nên sôi động hơn. Tuy hiện tại chúng ta đang sống chung với
dịch và dịch bệnh cũng đã được đẩy lùi nhưng mà không bởi vì thế mà chủ quan
không bảo vệ bản thân, những người xung quanh. Khẩu trang của một số doanh
nghiệp ở Việt Nam cũng đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế được xuất khẩu tới
nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới – góp phần củng cố thêm nhận định của
nhiều chuyên gia: “Ngành vật tư – thiết bị y tế sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức hai
con số trong một vài năm tới”. Cho nên, đầu tư vào thị trường khẩu trang là có
tiềm năng rất lớn.

Ngoài ra, giúp chúng ta hiểu được những kiến thức cơ bản về quy luật cung
tồn tại trong nền kinh tế thị trường, từ đó vận dụng kiến thức cơ bản vào thực tiễn
của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận trong các điều kiện cạnh tranh trên thị trường. Xác định được số lượng
người sản xuất, hàng hoá tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng.

20
21

You might also like