You are on page 1of 7

Khái niệm của cách mạng công nghiệp:

- Là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu lao động trên cơ sở những
phát minh đột phá về kĩ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại.
 Kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội
 Tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến
những tính năng mới trong kĩ thuật-công nghệ đó vào đời sống xã hội.

Khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp:


Cho đến nay, loài người đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp và đang bắt đầu
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

I. Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp:


1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:
 Thời gian: Từ giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX.
 Hoàn cảnh: Nền kinh tế các nước còn quá đơn giản, quy mô nhỏ, chủ yếu dựa trên sức
gỗ, lao động tay chân, sức nước, sức gió, sức kéo. Điều này dẫn đến việc vừa tốn nguồn
nhân lực, vừa không đạt được năng suất như mong muốn.
 Địa điểm: Bắt nguồn từ Anh, sau đó lan rộng ra châu Âu, Hoa Kỳ và các nước trên toàn
thế giới.
 Đặc điểm: Cơ khí máy móc (chạy bằng hơi nước và sức nước) ra đời và cải tiến, thay thế
sức lao động thủ công qua đó tăng sản lượng. Mở đầu với sự cơ giới hóa ngành dệt may.
2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai:
 Thời gian: Từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
 Hoàn cảnh: Quá trình điện khí hóa ở Hoa Kỳ và sự ra đời của nước Đức thống nhất sau
chiến tranh Pháp-Phổ (1870-1871).
 Địa điểm: Anh, Đức, Hoa Kỳ, Pháp, Ý và Nhật Bản.
 Đặc điểm: Xây dựng các tuyến đường sắt, sắt quy mô lớn và sản xuất thép, sử dụng rộng
rãi máy móc trong sản xuất, tăng cường sử dụng năng lượng hơi nước, sử dụng rộng rãi
điện báo, sử dụng dầu mỏ và bắt đầu điện khí hóa. Sử dụng năng lượng điện và động cơ
điện, để tạo ra dây chuyền sản xuất hàng loạt.
3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba:
 Thời gian: Diễn ra từ khoảng những năm đầu thập niên 60 của thế kỉ XX đến cuối thế kỉ
XX.
 Hoàn cảnh: Khi có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hóa.
 Địa điểm: Trên toàn thế giới
 Đặc điểm: Sử dụng công nghệ thông tin và máy tính, để tự động hóa sản xuất.
4. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
 Thời gian: Từ 2011 đến nay.
 Hoàn cảnh: được giới thiệu lần đầu tiên bởi một nhóm nhà khoa học người Đức đang
phát triển một chiến lược kỹ thuật cao Chính phủ Đức.
 Địa điểm: Đức.
 Đặc điểm: Tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây lên một cấp độ
hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet vạn vật.
II. Tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp:
1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:
 Tích cực:
- Tạo ra sự gia tăng cơ hội việc làm. Mức lương tại các nhà máy cao hơn mức lương của
các cá nhân khi còn là nông dân. Khi các nhà máy trở nên phổ biến, các nhà quản lý và
nhân viên bổ sung được yêu cầu để vận hành chúng, làm tăng nguồn cung việc làm và
mức lương tổng thể.
- Thúc đẩy sự gia tăng của các liên đoàn lao động dẫn đến cải thiện điều kiện làm việc và
mức lương công bằng.
- Mức độ động lực và giáo dục cao hơn, dẫn đến một số phát minh đột phá vẫn được sử
dụng cho đến ngày nay. Những phát minh này bao gồm máy khâu, tia X, bóng đèn, máy
tính và thuốc gây mê.
 Tiêu cực:
- Tạo động lực để tăng lợi nhuận, và kết quả là điều kiện làm việc trong các nhà máy trở
nên xấu đi. Giờ làm việc dài, thù lao không tương xứng và thời gian nghỉ tối thiểu đã trở
thành tiêu chuẩn.
- Sự gia tăng mạnh mẽ của số lượng các nhà máy dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm đô thị.
- Công nhân rời trang trại của họ để làm việc trong các nhà máy với mức lương cao hơn,
nó dẫn đến tình trạng thiếu lương thực được sản xuất.
- Nước thải chảy tràn trên đường phố ở một số thành phố trong khi các nhà sản xuất đổ
chất thải từ các nhà máy xuống sông. Nguồn cung cấp nước không được kiểm tra và bảo
vệ như ngày nay -> Ô nhiễm nguồn nước -> Chất lượng cuộc sống không được đảm bảo.
2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai:
 Tích cực:
- Mở ra kỷ nguyên của sản xuất hàng loạt, thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền
lắp ráp -> Tốc độ làm việc tăng đăng kể.
- Tạo ra những tiền đề thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội có quy mô thế giới.
- Đô thị hóa tăng nhanh.
- Phần lớn dân số có thể mua được hàng hóa do nhà máy sản xuất.
 Tiêu cực:
- Sức khỏe tổng thể của lực lượng lao động giảm sút do điều kiện khắc nghiệt và không
lành mạnh của các nhà máy.
- Các nghệ nhân và thợ thủ công bị mất kế sinh nhai.
- Công việc mất chất lượng theo thời vụ, vì công nhân được yêu cầu tuân theo một lịch
trình hàng ngày.
3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba:
 Tích cực:
- Nhiều phát minh tiên tiến được cho ra đời như: vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại...
- Sự bùng nổ của Internet, tập dữ liệu lớn - Big Data được ra đời.
- Xu hướng chuyển đổi từ công nghệ analog sang kỹ thuật số: Social Media, Mobile,
Analytics, Cloud.
- Là tiền đề để cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra và phát triển mạnh mẽ.
 Tiêu cực: Không có
4. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
 Tích cực:
- Tăng năng suất và doanh thu.
- Tối ưu hóa quy trình sản xuất.
- Phát triển công nghệ tăng tốc.
- Dịch vụ khách hàng tốt hơn.
 Tiêu cực:
- Vấn đề an ninh mạng và quyền riêng tư là mối quan tâm chính.
- Kỹ năng và giáo dục của người lao động làm việc trong các quy trình dựa trên công
nghiệp 4.0 cần phải được cải thiện.
- Máy móc tự có những hạn chế. Quá phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ, máy móc có
thể khiến doanh nghiệp sa vào những thiệt hại nghiêm trọng, hơn nữa các doanh nghiệp
phải cân nhắc kỹ lưỡng về tài chính bởi vì các chi phí chuyển dịch, thay đổi máy móc sẽ
là rất lớn.
III. Trách nhiệm của bản thân để thực hiện thành công công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần
thứ tư:
1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
- Công nghiệp hóa là quá trình chuyển dổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động là
chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động máy móc nhằm tạo ra năng suất
lao động xã hội cao.
- Hiện đại hóa là hiện đại hóa được hiểu là việc ứng dụng, trang bị những thành tựu khoa
học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý
kinh tế xã hội. Từ việc sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng sức lao động phổ
thông ứng dụng những thành tựu công nghệ.
2. Mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
- Mô hình công nghiệp hóa cổ điển
- Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô
- Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs)
3. Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam:
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động
sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công
là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện,
phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến độ khoa
học - công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
4. Khái quát quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam:
- Tạo lập những điều kiện để có thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang
nền sản xuất – xã hội tiến bộ.
- Thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất –
xã hội hiện đại.
5. Thành tựu và hạn chế trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa
ở VN
 Thành tựu:
o Trong lĩnh vực nông nghiệp
 Ứng dụng công nghệ 4.0 trong đổi mới quy trình điển hình là:
- Ứng dụng điện toán đám mây nhằm cung cấp sản phẩm đầu ra chất lượng cao và an toàn
vệ sinh thực phẩm.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào nông nghiệp làm tăng năng suất sản lượng đáng kể so
với cách trồng nông nghiệp kiểu cũ.
- Mang lại nhiều lợi ích to lớn như sự chuẩn hóa sản phẩm và dịch vụ, giảm thiểu chi phí
đầu tư, rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và linh hoạt
trong mô hình kinh doanh, sẵn sàng mở rộng khi cần thiết.
 Ứng dụng công nghệ 4.0 trong đổi mới kĩ thuật nông nghiệp:
- Sự phát triển của công nghệ sinh học cho phép chọn, tạo ra những giống cây trồng, vật
nuôimới phù hợp với mục đích sử dụng.
- Tác động mạnh mẽ đến năng suất cũng như chất lượng cây trồng vật nuôi, từ đó tăng giá
trị gia tăng trong mỗi sản phẩm nông nghiệp.
 Các hoạt động tiếp cận nông nghiệp 4.0 khác:
- Ứng dụng công nghệ tự động, bán tự động trong sản xuất lúa, ngô, rau quả, bò sữa,lợn
giống, thủy sản.
o Trong lĩnh vực sản suất
- Ứng dụng những tiến bộ công nghệ có tiềm năng dịch chuyển người lao động sang những
công việc yêu cầu tay nghề cao hơn mang lại năng suất cao hơn.
- Phần lớn việc làm trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là dệt may, quần áo và giày dép và
ngành điện tử và các thiết bị ngành điện sẽ bị tác động bởi cách mạng công nghiệp 4.0.
Thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài và các công nghệ hỗ trợ đều đóng góp vào tăng
trưởng năng suất. Trong những ngành công nghiệp đó, những thay đổi đáng kể trong
trung hạn đến dài hạn thường xảy ra do có sự đột phá về công nghệ, ví dụ như công
nghiệp in 3D, robot công nghiệp, internet vạn vật, thiết kế đồ họa trên máy tính và máy
soi chiếu cơ thể v.v. Theo đó, khả năng các lĩnh vực như kỹ sư, vận tải và hạ tầng sẽ có
nhu cầu việc làm tăng lên.
o Trong lĩnh vực dịch vụ
- Cách mạng số có tiềm năng chuyển dịch người lao động sang làm những công việc lấy
khách hàng làm trung tâm.
- Sự tiến bộ của công nghệ cũng dẫn đến sự ra đời của “nền kinh tế tạm thời” trong đó một
số lượng lớn các công việc hoạt động trên các nền tảng trực tuyến đã ra đời (Uber, Grab,
thương mại điện tử).
- Việc ứng dụng cải tiến công nghệ mới có thể cải thiện an toàn tại nơi làm việc, tăng năng
suất, tiền lương và thúc đẩy nhiều loại nhu cầu.
- Năng suất và điều kiện làm việc được cải thiện có thể dẫn đến giảm giờ làm và tạo ra
nhiều dịch vụ và sản phẩm giải trí hơn.

 Những mặt hạn chế:


- Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra một cách ngoạn ngục và nhanh chóng sẽ
kéo theo những vấn đề xã hội và những tác động đến xã hội.
- An ninh mạng và quyền riêng tư là mối quan tâm lớn nhất. Khi mọi dữ liệu đều được số
hóa và chuyển vào máy tính, các thiết bị internet vạn vật dễ bị đe dọa và đôi khi những
mối đe dọa này có thể gây ra thảm họa khi bị đánh cắp những dữ liệu bảo mật quan trọng
mang vị trí chiến lược.
- Người lao động Việt Nam có thể không theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của khoa
học công nghệ. Kỹ năng và giáo dục người lao động làm việc trong các quy trình dựa trên
công nghiệp 4.0 cần phải được cải thiện.
- Dưới sự thay đổi vượt trội của khoa học công nghệ, Việt Nam cũng phải thay đổi liên tục
và cập nhật để có thể bắt kịp, hòa nhập vào thời đại.
- Người lao động quá phù thuộc vào máy móc, máy móc tự có những hạn chế, quá phụ
thuộc vào các thiết bị công nghệ, máy móc có thể khiến doanh nghiệp Việt sa vào những
thiệt hại nghiêm trọng, hơn nữa các doanh nghiệp Việt phải cân nhắc kĩ lưỡng về tài
chính bởi vì các chi phí chuyển dịch, thay đổi máy móc là rất lớn.

6. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa
hiện đại hóa ở VN giai đoạn hiện nay
a) Thuận lợi
- Nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong một tình hình chính trị, xã hội ổn
định, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản
lí của Nhà nước, đã hình thành và bước đầu có bước phát triển.
- Nguồn lực vật chất được tăng cường, mức sống của nhân dân dần ổn định.
- Sản lượng lương thực, thực phẩm đã tăng lên đáng kể.
- Nền kinh tế bắt đầu tích lũy.
- Sự nghiệp giáo dục của đất nước có nhiều tiến bộ cải tiến, trình độ dân trí được nâng lên.
- Quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi thuận lợi cho việc thực hiện chiến lược phát triển kinh
tế. Nước ta là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế: ASEAN, WTO…
b) Khó khăn
- Luôn phải đối phó với 4 nguy cơ: tụt hậu, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, tham những
quan liêu và diễn biến hòa bình.
- Nước ta là 1 nước nông nghiệp lạc hậu, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
- Nước ta trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống ngoại xâm hao người, tốn cửa => Chi phí để
khắc phục hậu quả chiến tranh quá lớn làm giảm tốc độ phát triển kinh tế’
- Trình độ khoa học kĩ thuật còn rất thấp, đầu tư không đồng bộ, chất lượng kém.
- Nền kinh tế nước ta được xếp vào hạng chậm phát triển, lạm phát còn chưa được kìm chế
vững chắc.
- Tình hình quốc phòng an ninh còn phức tạp.
- Đội ngũ cán bộ còn yếu, bố trí sử dụng chưa hợp lí.
- Công tác giáo dục và đào tạo nghiên cứu triển khai chưa kịp yêu cầu.
- Nhà nước và các Đoàn thể còn cồng kềnh, kém hiệu lựu, tình trạng tham nhũng, quan
liêu, lãng phí nghiêm trọng.

7. Giải pháp góc độ chung và bản thân


Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Thời điểm diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
A. Từ nửa cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
B. Từ 2011 đến nay.
C. Từ giữa thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX.
D. Từ thập niên 60 của thế kỉ XX đến cuối thế kỉ XX.
Câu 2: Quốc gia nào là khởi nguồn cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Hoa Kỳ.
Câu 3: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nào:
A. Máy tính.
B. AI.
C. Kỹ thuật số.
D. Đường sắt.
Câu 4: Đâu là khái niệm của công nghiệp hóa, :
A. Là quá trình chuyển dổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động là chính
sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động máy móc nhằm tạo ra
năng suất lao động xã hội cao.
B. Là việc ứng dụng, trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến,
hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội.
C. Là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu lao động trên
cơ sở những phát minh đột phá về kĩ thuật và công nghệ trong quá trình phát
triển của nhân loại.
Câu 5: Đâu là tác động tích cực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
A. Tăng năng suất và doanh thu.
B. Tối ưu hóa quy trình sản xuất.
C. Phát triển công nghệ tăng tốc.
D. Dịch vụ khách hàng tốt hơn.
E. Tất cả đều đúng.
Câu 6: Các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được áp dụng lên
lĩnh vực nào:
A. Lĩnh vực sản xuất.
B. Lĩnh vực nông nghiệp.
C. Lĩnh vực dịch vụ.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 7: Các loại mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
A. Mô hình công nghiệp hóa cổ điển.
B. Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô.
C. Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới
(NICs).
D. Tất cả đều đúng.
Câu 8: Những mặt hạn chế của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì (Câu
tự luận):

You might also like