You are on page 1of 3

Hoàng Lê Phương Nhung-21109148

Môn học: Chuẩn bị sản xuất


1. Trình bày và giải thích các tính chất của vải dệt thoi, vải dệt kim?
a. Vải dệt thoi là sản phẩm dạng tấm, do hai hệ thống sợi đan thẳng
góc nhau là sợi dọc và sợi ngang tạo thành.
Vải dệt thoi có những tính chất và đặc điểm cơ bản sau:
- Tính co giãn thấp, vải ổn định sức căng, dễ dàng cho quá trình
cắt và may.
(Giải thích: do cách đan chặt chẽ làm bề mặt vải luôn khít nên vải có độ
co giãn thấp, bề mặt vải có độ căng ổn định.)
- Tính nhăn: trong quá trình sử dụng, vải dễ bị nhăn. Do đó, cần
ủi phẳng mặt vải trước khi sử dụng.
(Giải thích: do hầu hết vải được làm từ sợi tự nhiên có cấu trúc không ổn
định khiến vải dễ nhăn.)
- Mép vải dễ bị tưa sợi: sợi dọc và ngang có thể tháo ra dễ dàng.
Do đó, cần phải gia công mép vải bằng cách may gấp mép hay
vắt sổ.
(Giải thích: do cấu trúc dệt vải là từ sợi ngang và sợi dọc nên khi cắt vải
hoặc vải bị rách thì các sợi dọc bị tưa ra dễ dàng kéo theo các sợi khác
tưa ra theo.)
- Canh sợi dọc nằm song song với biên vải, canh sợi ngang
vuông góc với biên vải. Canh sợi dọc ít co giãn do mật độ sợi
dọc nhiều hơn sợi ngang. Canh ngang co giãn nhiều do mật độ
sợi ít hơn sợi dọc. Canh sợi xéo: có sức co giãn lớn nhất.
(Giải thích: do mật độ sợi dọc nhiều hơn sợi ngang nên canh sợi dọc ít co
giãn hơn canh sợi ngang và ngược lại. Canh sợi xéo có sức co giãn lớn
nhất vì không có các sợi ổn định dọc theo các cạnh nên khi kéo theo
hướng xéo sợi dệt có nhiều diện tích xê dịch hơn là chiều dọc và ngang.)
b. Vải dệt kim là một sản phẩm dệt được hình thành bởi các vòng sợi
móc nối vào nhau. Vải dệt kim có thể tồn tại ở dạng tấm, dạng chiếc hay
dạng ống.
Vải dệt kim thường có những đặc tính sau:
- Tính đàn hồi, co giãn: vải dệt kim có độ đàn hồi lớn. Vải dệt
kim được sử dụng nhiều trong may mặc, thể hiện được những
đường nét mềm mại. Do đó, vải dệt kim được sử dụng rộng rãi
làm quần áo cho trẻ em, quần áo lót, quần áo thể thao. Tuy
nhiên, tính chất này dễ tạo nên sự xô lệch vải khi sản xuất. Vì
thế, trước khi tiến hành cắt may, cần xổ vải để ổn định độ co
giãn của vải dệt kim trước 1-2 ngày.
(Giải thích: do cấu trúc dệt từ các vòng sợi móc nối với nhau. Cấu trúc
này làm sợi có nhiều không gian xê dịch, tạo nên tính đàn hồi, co giãn
lớn)
- Tính tuột vòng: đây là nhược điểm của vải dệt kim. Nếu vải có
một lỗ thủng nhỏ, sẽ dễ dàng bị lan rách to hơn. Ngoài ra, trong
quá trình dệt, nếu bị tuột mũi, sẽ bị ảnh hưởng đến hàng đan
tiếp theo.
(Giải thích: do cấu trúc dệt dựa trên các lớp vòng đan lớp cũ sang lớp
mới, khi một sợi chỉ tuột ra làm những sợi vòng khác trên bề mặt mất đi
sự liên kết.)
- Tính cuộn quăn mép: mép dọc quăn về mặt trái, mép ngang
quăn về mặt phải. Tính chất này gây trở ngại trong quá trình cắt
và may. Để khắc phục tình trạng này, vải sau khi dệt xong được
qua khâu định hình ép nóng để vải được ổn định.
(Giải thích: do cấu trúc dệt là các sợi vòng làm xảy ra sự không cân bằng
uốn giữa các vòng sợi. Hoặc cũng có thể phụ thuộc vào độ đàn hồi và độ
săn của sợi.)
- Độ thoáng khí, độ xốp: độ thoáng khí là mức độ không khí
xuyên qua vải trên một diện tích nhất định trong một đơn vị
thời gian. Vải dệt kim có độ thoáng khí, độ xốp cao hơn vải dệt
thoi.
(Giải thích: do cấu trúc dệt từ các vòng sợi móc nối với nhau. Cấu trúc
này làm sợi có nhiều không gian xê dịch nên không khí có thể xuyên qua
làm vải xốp và thoáng khí)
2. Trình bày các tính chất hình học của vải
• Khổ vải: là chiều rộng tấm vải. Khổ vải được xác định là đường
vuông góc với biên vải và được đo từ mép biên bên này sang mép biên
bên kia của cây vải. Tùy theo cách sử dụng mà ta có các khổ vải quy định
khác nhau, sao cho khi dùng để cắt bán thành phẩm sẽ tiết kiệm được
nhiều vải nhất. Người ta thường chia 2 loại khổ vải sau:
o Loại khổ hẹp: thường có chiều rộng từ 70, 75, 80, 90 cm.
o Loại khổ rộng: thường có chiều rộng từ 1,2m, 1,4m, 1,5m,
1,6m, 1,8m,…
• Khối lượng vải: (g/m2) là trọng lượng của tổng số sợi dọc và sợi
ngang trên diện tích 1m2 vải. Khối lượng 1m2 vải cũng là một số liệu để
xác định độ dày, mỏng của vải. Vải nặng thường là vải dày, vải nhẹ
thường là vải mỏng. Thí dụ: vải bông nhẹ: 120g/m2, vải bông trung bình:
120-220 g/m2, vải bông nặng: 220g/m2 trở lên.
Trọng lượng vải ảnh hưởng đến tổng số sản phẩm bạn cần đặt hoặc
sẽ nhận trong đơn hàng.Nếu bạn mua vải theo số cân, và nếu chất vải
này có trọng lượng trên mỗi đơn vị chiều dài cao hơn một loại vải khác,
thì tổng độ dài của loại vải dày bạn nhận được sẽ ngắn hơn loại vải mỏng.
Điều này có thể gây ra vấn đề thiếu hụt nếu không được lên kế hoạch
trước và nếu điều ngược lại là đúng, bạn có thể sẽ có dư vải. Nếu bạn
mua vải theo chiều dài, nếu trọng lượng vải trên mỗi đơn vị chiều dài
tăng thì tổng trọng lượng vải sẽ tăng, do đó chi phí vận chuyển cũng có
thể tăng. Điều này có thể ảnh hưởng đến ngân sách khi mua vải của bạn.
• Mặt trái, mặt phải của vải: cách xác định mặt vải tùy thuộc vào
kiểu dệt, cách hoàn tất, in bông,… Nếu quan sát mặt vải, mặt phải thường
rõ ràng, màu sắc đậm hơn, chất lượng mặt vải đẹp hơn, ít bị lỗi, vón mặt.
Đối với vải vân chéo, mặt phải thường có vân hình dấu huyền. Cũng có
thể xem xét biên vải để phân biệt mặt vải. Nếu vải có biên trơn, mặt phải
ở phía biên đẹp và đồng nhất với mặt vải. Nếu vải có biên xù, mặt phải ở
bên ít xù. Nếu vải có biên dập lỗ kim, mặt phải ở phía chiều kim đâm
xuống. Nếu vải có biên dệt, thêu và in: mặt phải ở phía biên có hoa văn
đẹp, có in chữ hay có thể đọc được chữ. Trong vải dệt kim, mép dọc quăn
về mặt trái, mép ngang quăn về mặt phải. Đối với vải không dệt, biên vải
thường không rõ ràng, cần quan sát mặt vải: mặt phải đẹp và nếu có keo,
keo phủ đều và có thể cảm nhận được khi tiếp xúc.

You might also like