You are on page 1of 8

VẢI HALF JERSEY KIỂU ĐAN TRICOT CỦA DỆT KIM ĐAN DỌC

4. Phương pháp sản xuất


4.1. Thiết bị:
Kim móc: làm bằng dây thép, tiết diện elip hoặc hình chữ nhật bốn góc tròn
Các bộ phận của kim móc gồm:
- Thân kim (stem): dài ngắn tuỳ cấu tạo của giường lắp kim
- Đầu kim (head): đầu chuyển động để dễ chui qua vòng cũ
- Móc kim (beard): tiết diện hình bán nguyệt, có tính đàn hồi
- Rãnh kim (eye): thường được dập thành rãnh lõm hình bán nguyệt
- Chân kim (shank): có hình dáng tuỳ cấu tạo máy

Hình 4.1: Tạo vòng dệt trên máy đan dọc dùng kim móc
Vòng dệt ở máy dệt kim đan dọc dùng kim móc:
- Ở hình a, kim (1) cần phải được nâng lên vị trí tạo vòng. Trong quá trình nâng
kim, vòng sợi cũ được giữ lại trong họng platin (2). Tiếp đến, giai đoạn đặt sợi mới cho
kim được bắt đầu bằng chuyển động lắc của kim lỗ (3) từ sau kim ra trước kim như hình
b.
- Ở hình c, kim lỗ dịch chuyển song song với giường kim một bước kim và giai
đoạn đặt sợi mới được kết thúc bằng chuyển động lắc của kim lỗ từ kim trước trở về sau
kim.
- Ở hình d, sợi mới được đặt trên móc kim (đây được coi là vị trí đặt sợi thuận lợi
nhất do khe hở giữa kim dệt và kim lỗ là lớn nhất) nên sau khi được đặt sợi, kim còn phải
tiếp tục được nâng lên đủ cao để sợi mới được đẩy trượt xuống cửa miệng kim.
- Ở hình e, kim được hạ xuống, sợi mới được dẫn vào trong miệng kim.
- Ở hình f, miệng kim được khép lại nhờ sự hoạt động của thanh đè (4) và giai đoạn
lồng vòng được bắt đầu.
- Ở hình g, ngay trước khi bắt đầu giai đoạn lồng vòng, platin (2) chuyển động lùi
trở lại theo chiều mũi tên trên hình vẽ và lưỡi nghiêng của nó nâng nhẹ vòng sợi cũ lên
làm cho quá trình lồng vòng diễn ra thuận lợi và chính xác hơn. Giai đoạn lồng vòng
được hoàn tất bằng chuyển động tiếp tục hạ xuống của kim. Quá trình tạo vòng dệt được
kết thúc bằng giai đoạn kéo căng thành vòng.
Vòng chập ở máy dệt kimđan dọc dùng kim móc:

Hình 4.2 Tạo vòng chập trên máy dệt kim đan dọc
- Ở hình a, phương pháp được sử dụng phổ biến trên kim móc là điều khiển không
đè khép miệng kim. Có thể không đè khép miệng kim đồng loạt hoặc đè chọn kim nhờ
các đĩa hay thanh đè kim hình
- Ở hình b, phương pháp được sử dụng là điều khiển gạt sợi. Tấm gạt sợi được lắp
đặt ở giũa hai thanh kim lỗ. Sau khi sợi được đặt cho kim, tấm gạt sợi hạ xuống vị trí
dưới gạt theo các sợi của thanh kim lỗ (I) xuống thân kim chập cùng với vòng sợi cũ.
Trong khi đó, các sợi của thanh kim lỗ (II) không bị tác động nên vẫn nằm lại trong
miệng kim. Như vậy trên cùng một kim, trong cùng một vòng quay của máy có thể tạo ra
đồng thời cả vòng dệt và vòng chập

Hình 4.3: Kiểu dệt vòng chập trên nền vải Tricot
Ở hình này, quy luật đặt sợi Tricot vòng kín của thanh kim lỗ được kết hợp với
phương pháp điều khiển không đè khép miệng kim ở các hàng vòng chẵn, Kết quả các
vòng dệt chỉ được tạo ra và các chân vòng của nó được liên kết với các xích bên cạnh
bằng các vòng chập. Do các vòng chập ở đây đều được liên kết về cùng một phía nên cấu
trúc của vải dệt ra cũng bị nghiêng lệch về một bên.
4.2. Công nghệ
Hình máy Tricot
Các bộ phận cần chú ý của máy Tricot:
- Needle Bar: Bao gồm thanh Bar bằng carbon (với các loại máy Tricot mới) hoặc
hợp kim (các loại máy Tricot đời cũ). Là thanh chứa các cây kim móc được cố định bằng
các needle cover
- Guide Bar: hay còn gọi là thanh dẫn , bao gồm các Guide bar unit gắn trên một
thanh làm bằng vật liệu carbon hoặc hợp kim (tuỳ thuộc vào model máy). Có tác dụng
dẫn hướng cho các sợi trong quá trình dệt vải.
- Sinker Bar: là thanh chứa các Sinker - que giữ sợi trong quá trình dệt.
- Tongue Bar: Chứa các lưỡi nằm sát các kim dệt để giữ hoặc nhả sợi trong quá
trình dệt.
- Control Box: Chứa các mạch điện điều khiển, màn hình HMI, các inverter.. để
điều khiển hoạt động của máy.
Trong quá trình hoạt động của máy Tricot, để đảm bảo sự an toàn của các bộ phận
bên trong máy bao gồm kim, guide bar, tongue, sinker, máy Tricot phải được vận hành
trong nhiệt độ ổn định và nhiệt độ lý tưởng là 22-30 C.
Khi vận hành máy ở buổi trưa hoặc chiều tối sẽ gây chênh lệch nhiệt độ lớn và xảy
ra tình trạng “đá kim” hay hỏng kim hoặc ảnh hưởng tới chất lượng thành phẩm.

Các chi tiết tạo vòng của máy Tricot


- Kim dệt: Là chi tiết tạo vòng chính. Các kim dệt được lắp song song và cách đều
nhau vào các rãnh trên giường kim để tạo thành thanh kim. Trong quá trình tạo vòng cả
thanh kim chuyển động công tác và tất cả các vòng sợi được hình thành đồng thời ở tất cả
các kim được tiếp sợi của thanh kim. Kim dệt thường được sử dụng ở đây là kim kép để
có thể tăng tốc độ và năng suất của máy.

Hình kim kép


- Chi tiết đóng miệng kim: Dùng để đóng/mở miệng kim trong quá trình tạo vòng,
chúng thường được liên kết với nhau tạo thành mảnh có kích thước ½ tấc Anh. Sau đó
các mảnh này được lắp cạnh nhau lên một thanh để tạ thành thanh đóng miệng kim (có
nơi gọi là thanh kim ép)
Hình chi tiết đóng miệng kim
-Platin là những lá kim loại mỏng làm nhiệm vụ hỗ trợ cho kim dệt tạo vòng như:
uốn sợi mới thành vòng sợi, dẫn sợi, nâng vòng sợi, giữ chặn vòng sợi hoặc kéo vòng sợi.
Ở trên máy, platin được lắp song song, cách đều nhau và bao giờ cũng xen kẽ với kim
dệt. Các platin liên kết với nhau thành mảnh platin có bề rộng 1 tấc Anh và nhiều mảnh
platin được lắp cạnh nhau để tạo thành một thanh platin.

Hình Platin
-Chi tiết đặt sợi hay kim lỗ: Có nhiều chi tiết khác nhau về hình dạng kích thước,
nhưng chúng đều có cấu tạo cơ bản chung là lỗ xâu sợi. Trong quá trình tạo vòng, chi tiết
đặt sợi có chuyển động tương đối với giường kim để đặt sợi vào kim dệt lúc miệng kim
đang mở. Thanh kim lỗ được tạo ra từ các mảnh kim lỗ, mỗi mảnh kim lỗ thường có bề
rộng 1 tấc Anh, được tạo thành từ nhiều kim lỗ được gắn vào cùng một đế bằng nhựa
hoặc kim loại.
Hình cái đặt sợi
6. Ứng dụng và bảo quản
6.1. Ứng dụng
Vải Tricot có độ co giãn cao, đàn hồi tốt, nhẹ và thoáng nên loại vải này thường
được sử dụng trong các loại trang phục yêu cầu phải di chuyển nhiều, chẳng hạn như
trang phục thể thao, đồ lót và đồ bơi. Bên cạnh đó, tricot cũng được dùng làm vải lót vì
tính chất mềm, mịn và thoáng khí.
Vải tricot cũng rất dễ bảo bảo vì có thể giặt và sấy khô bằng máy mà không bị co lại
hay mất hình dạng.
Ngoài ra, vải tricot làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như polyester, nylon và
spandex sẽ nâng cao nhiều đặc tính của vải tricot:
- Vải tricot từ sợi polyester được ưa chuộng nhiều vì độ bền và khả năng chóng
nhăn, co rút và phai màu nên trang phục từ loại vải này có thể giặt và sấy khô bằng máy
mà không bị co lại hay mất hình dạng và hầu như không cần ủi. Ngoài ra vải tricot cào
lông (mặt trong cào lông tạo cảm giác mềm và xốp) dệt từ sợi polyester được định hình ở
nhiệt độ cao nên mặt vải rất ổn định và chắc chắn.
- Vải tricot từ sợi nylon có độ bền, độ đàn hồi cũng như hút ẩm tốt và khô nhanh.
- Vải tricot từ sợi spandex được đánh giá cao về độ co giãn cũng như độ giữ định
hình của vải nên được sản xuất làm trang phục ôm cơ thể.
Bên cạnh đó vải tricot cũng được sử dụng phổ biến trong sản xuất công nghiệp như
bộ lọc, vật liệu gia cố và vật liệu cách nhiệt.
6.2. Bảo quản

Vải Tricot là loại vải rất dễ dàng để vệ sinh. Nhưng để có thể tăng thời gian sử dụng
vải thì:

- Trong trang phục không nên sử dụng các chất tẩy quần áo quá mạnh mà thay bằng
chất tẩy rửa nhẹ để vệ sinh vải tricot.
- Vải có tính chất thoáng mát nên rất nhanh khô do đó chỉ nên phơi ở những nơi có
gió hoặc thoáng mát. Tránh cho vải tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời gay gắt.
- Ngoài ra khi giặt trang phục từ vải tricot không nên chà sát quá mạnh vì sẽ làm vải
hư hỏng, mất hình dạng ban đầu của vải.

You might also like