You are on page 1of 6

KIM MAY ORGAN

Ngày nay có tới 2000 hệ kim may khác nhau được sử dụng, trên thị trường có cả
loại chất lượng tốt và chất lượng kém. Sử dụn kim chất lượng kém, hoặc chọn
không đúng kim cho mục đích sử dụng nhất định có thể làm giảm đáng kể hiệu
suất của quá trình may do độ đứt chỉ cao. Các loại kim may không phù hợp có thể
làm đường may xấu, đường may gây lỗi hỏng sản phẩm trong quá trình sử dụng.

Cần chọn kim có đường kính phù hợp với chi số tạo vải và chi số chỉ may. Để có
thể lựa chọn kiểu kim thích hợp cho chủng loại vật liệu để may sản phaarmcaafn
phải hiểu đúng chức năng của kim cũng như loại kim nào thích hợp đối với vật liệu
đó.

1. Chức năng của kim may

Việc hiểu đúng những gì ta cần từ một chiếc kim khâu sẽ giúp ta chọn đúng loại kim
phù hợp. Có 3 yêu cầu chính về một chiếc kim khâu:
- Tạo ra một lỗ trên vải để chỉ đi qua;

- Mang chỉ đi qua vải;

- Tạo ra một vòng sợi để thắt nút mũi may.

* Đâm xuyên qua vải

Sự tương tác qua lại giữa kim và vải trong khi kim đâm xuyên qua vải bị ảnh hưởng
bởi:

- Loại vải đang may;

- Loại kim đang dùng;

- Tốc độ của máy khâu.

Kết cấu của vải và tính chất của các xơ thành phần trong vải ảnh hưởng tới tác động
của vải trong khi kim đâm xuyên qua vải. Tác dụng của kim lên vải dệt thoi hay dệt
kim là khác nhau. Đối với vải dệt thoi, khi kim đâm xuyên qua vải, sợi trong vải dệt
thoi sẽ có xu hướng di chuyển theo một hướng, tức là lên hoặc xuống, hoặc sang trái
hoặc sang phải.

Một vài loại xơ (tơ tằm, nylon) về bản chất mềm dẻo hơn các loại xơ khác. Điều tất
yếu vải dệt từ các xơ mềm dẻo dễ đâm kim hơn. Trong trường hợp như vậy, việc lựa
chọn hình dạng phần mũi kim có thể cho ta biết vải như thế nào khi kim xuyên qua
vải. Vài loại vải có thể được may tốt nhất bằng các kim có thể đẩy sợi sang một bên,
vài loại khác được may tốt nhất bằng các kim có thể đâm xuyên vào sợi mà không làm
hỏng sợi.

Ngoài ra, trong quá trình may, việc tiếp xúc giữa kim và các thành phần vải làm xuất
hiện lực ma sát giữa kim và vải. Khi lực ma sát giữa kim và vải quá lớn làm tăng nhiệt
độ của kim, nhiệt độ tăng cao có thể làm hỏng cả vải đang may lẫn chỉ đang dùng, dẫn
tới đường may có không đạt yêu cầu.

Các đặc tính bề mặt của kim ảnh hưởng tới ma sát giữa kim và vải, tuy nhiên tốc độ
may là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới độ lớn của lực ma sát giữa kim và vải. Tốc độ
may thấp hơn luôn luôn làm giảm nhiệt độ của kim và là yếu tố dễ điều chỉnh nhất khi
ta phải đối phó với vấn đề nhiệt độ của kim. Việc giảm tốc độ của may thường không
làm giảm năng suất nhiều đặc biệt trong công đoạn không cần đường may dài ... do
các công đoạn này chịu ảnh hưởng của gia tốc tốc độ của may nhiều hơn là của tốc độ
may tối đa.

* Mang chỉ đi qua vải

Kim dùng để đưa chỉ may đi qua vải để tạo ra một mũi may. Khi kim bắt đầu xuyên
vào vải, chỉ khâu vẫn gần như là đứng yên so với kim và chịu một chút sức căng. Việc
làm căng chỉ cho phép chỉ ở trong rãnh dài (nằm ở một bên thân kim). Vị trí của chỉ ở
trong rãnh là một đặc tính quan trọng trong máy may cao tốc hiện đại vì hai lý do:

- Rãnh dài bảo vệ chỉ khỏi các lực sinh ra khi kim đâm xuyên vào vải;

- Rãnh dài kiểm soát chỉ tốt bằng cách hạn chế chỉ di chuyển, do vậy mà góp phần vào
quá trình tạo vòng và hình thức mũi may đẹp;

Một điều quan trọng nữa là cỡ kim và cỡ của rãnh kim phải phù hợp với cỡ chỉ, ngược
lại ta sẽ không kiểm soát được chỉ.

* Quá trình tạo vòng

Khi kim đạt tới điểm chết dưới, cần giật chỉ tiếp tục đi xuống làm chỉ trên hơi chùng
ra. Sau đó kim bắt đầu đi lên, một đầu chỉ không được di chuyển tự do vì nó bị giữ bởi
mũi may trước và bị nằm giữa vải và kim, đầu kia được trượt dọc theo rãnh dài và một
vòng sợi được tạo ra. Vòng sợi được kéo lên bởi các móc quay hoặc bởi các chi tiết
tạo vòng để hoàn thành quá trình tạo mũi.

2. Cấu tạo kim:

Hình 1.6. Cấu tạo của kim may.

+ Đầu kim 1: là phần cuối cùng của kim, có mũi kim 2 được tạo các hình khác nhau
để tạo sự đâm xuyên vào vải.

+ Mắt kim 3: là lỗ xuyên qua thân kim từ rãnh dài đến rãnh ngắn. Có tác dụng luồn
chỉ qua kim. Mắt kim như thế nào để vòng chỉ lớn nhất tại vị trí đi xuống gặp ổ móc.
Nếu không bắt được mũi sẽ gây hiện tượng bỏ mũi làm đường may giảm độ bền.

+ Thân kim 4: là phần dài nhất của kim giữa vai kim và lỗ kim. Một số kim may đặc
biệt phía trên của thân kim có tiết diện lớn hơn phía dưới, để tạo rộng lỗ trên vải khi
kim đâm qua và nhờ đó giảm ma sát giữa vải và chỉ.
+ Rãnh dài 5: là phần chạy dọc theo chiều dài của thân kim, tạo ra một rãnh bảo vệ chỉ
khỏi các lực phát sinh khi đâm xuyên vào vải, hạn chế sự di chuyển. Độ sâu của rãnh
cần phù hợp với độ to của chỉ. Có loại kim có rãnh và kim không có rãnh. Kim có
rãnh: chỉ nằm trong rãnh kim sẽ làm giảm ma sát giữa chỉ và vải khi kim đâm xuyên
qua vải, làm chỉ bền hơn hay đường may sẽ bền hơn. Còn kim không có rãnh sẽ làm
tăng ma sát giữa chỉ và vải khi kim đâm xuyên qua vải làm cho chỉ giảm bền hay độ
bền đường may giảm.

+ Vai kim 6: là phần trung gian giữa trụ kim và thân kim.

+ Trụ kim 7: là phần kim được kẹp vào thanh lắp kim. Để đảm bảo độ cứng và độ bền
trong quá trình sử dụng, trụ kim thường có đường kính to hơn các phần khác của kim.

+ Gờ 8: là phần nằm giữa rãnh soi và rãnh dài. Có tác dụng kiểm soát sự tạo vòng.

+ Rãnh soi 9: là một chỗ lõm nằm ngay phía trên lỗ kim. Rãnh soi có hình dáng và độ
dài có thể thay đổi. Nó cho phép điều chỉnh móc hoặc chi tiết tạo vòng chuyển động
sát kim hơn.

+ Rãnh ngắn 10: là phần đối diện với rãnh dài, kéo dài lên trên và xuống phía dưới lỗ
kim một chút.

+ Đế kim 11: là đầu của phía trên cùng của kim. Đế kim xác định vị trí cố định theo
chiều thẳng đứng của kim trong thanh lắp kim của máy may.

KIM MAY ORGAN

a. Kim chịu nhiệt HP: 
thích hợp dung trong các trường hợp may với tốc độ cao, thích hợp dung
f cho các loại vải dễ nóng như sợi hóa học… 
Kim
HP là kim cải tiến của kim loại mạ SU. Với loại kim mạ SU, cần phải bỏ 
phần vải dính màu. 
Các chủng loại kim với lớp xử lí bề mặt mới: 
+ Chống ăn mòn kim: PD 
+ CHống hiện tượng đứt chỉ do nhiệt: HP, LP 
+ Chống dính: LP 
+ Chống nóng chảy: HP 
b. Kim LE: 
Kim
may trang trí, nhà sản xuất thường hay gặp phải vấn đề: chỉ lớn nhưng lỗ 
kim nhỏ gây nên hiện tượng kim bị đảo và nhiều lỗi khác trong quá trình 
may. 
So với kim thường cùng size, kim LE được chế tạo đặc biệt với phần lỗ 
kim lớn hơn 2
size và rãnh kim rộng hơn sẽ là lựa chọn tối ưu để giải quyết vấn đề trên. 
Kim
LE sẽ tạo ra nhwungx đường may đẹp và đặc biệt lỗ kim để lại trên vải n
hỏ dủ đang may chỉ size lớn. 
Hai bên thành lỗ kim của kim LE vẫn đảm bảo độ cứng như kim thông thường. 

 Mũi may đẹp  Chất lượng kĩ thuật may được nâng 
cao 
 Kiểm soát độ căng của chỉ trên tốt h Khắc phục hiện tượng lỗi tạo vòng 
ơn.  chỉ không hoàn hảo. 
 Tạo vòng chỉ tốt hơn và mũi may đúKhắc phục hiện tượng chỉ xoắn. 
ng yêu cầu kĩ thuật. 
   Khắc phục hiện tượng chỉ đứt trên. 
c. Kim chuyên dụng KN- SF: 
- Kim
KN: là loại kim có phần thân thon mảnh, chuyên dung để may chất liệu 
vải dệt kim. Với quy cách cải tiến giảm 1 size
so với kim thường cùn size, đây là loại kim thích hợp cho các loại vải dệ
t kim hoặc các loại chất liệu mỏng khác. 
- Kim
SF: là kim siêu mảnh, thân kim thon hơn kim KN, là kim đặc biệt dung c
ho các loại vải dệt kim 40-42G hoặc vải lưới mỏng. 
d. Kim LP: kim chịu nhiệt, chống dính. 
Khắc phục được lỗi:  
+ Hiện tượng nổi trắng. 
+ Hiện tượng đứt chỉ. 
+ Hiện tượng bỏ mũi. 
+ Hiện tượng đường may bị nhăn. 
+ Mang lại hiệu quả lâu dài khi may trên máy tốc độ cao 
 Thích hợp đối với các trường hợp may: có lớp lót ở giữa, vải hóa h
ọc, vải da nhân tạo, vải có tráng hồ, keo, vải có lớp hóa chất phủ bên 
ngoài. 
e. Kim NS: khắc phục hiện thượng đường may bị nhăn. 
Mũi kim: phần mũi được cải tiến dạng sắt dùi nhọn hơn kim thường, làm 
giảm tối đa (khoảng 45%) lực cản khi đâm xuống vải. 
Thân kim: dạng thẳng suông giúp kim xuyên vải dễ dàng hơn.  
f. Kim đầu tròn: giải pháp hữu hiệu cho chất liệu dệt kim  
+Kim đầu tròn Q: đây là quy cách đầu tròn nhỏ nhất của kim Organ, có t
ác dụng làm giảm đáng kể sự phá hỏng sợi, khắc phục tình trạng bể vải, 
đặc biệt thích hợp cho các mũi vắt sổ, móc xích hoặc thêu. 
+ Kim đầu tròn S và kim đầu tròn : 
Có cùng đầu mũi kim là đầu J. Đặc biệt, kim đầu tròn S có phần từ đầu k
im đến lỗ kim thon mảnh hơn nên rất thích hợp cho các loại vải dệt kim 
mịn và mỏng. 
g. Kim NY2: khắc phục lỗi bỏ mũi. 
 

You might also like