You are on page 1of 89

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.

HCM
KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN KỸ THUẬT DỆT MAY

CHƯƠNG 2:
CÔNG NGHỆ DỆT KIM ĐAN NGANG

Th.S Nguyễn Ngọc Xuân Hoa


Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM - Khoa May Thời Trang
Email: Xuanhoack06@gmail.com
Tel: 0907 151 290
1
NỘI DUNG CHƯƠNG 2

2.1. Các thông số cơ bản của vải dệt kim đan ngang

2.2. Các kiểu đan cơ bản

2.3. Các kiểu đan hoa chính và phương pháp dệt hoa

2.4. Máy dệt kim - đan ngang

2.5. Tính toán các thông số kỹ thuật trong dệt kim đan
ngang

CHƯƠNG 2 2
2.1. Các kiểu đan cơ bản và dẫn xuất chính trong DKDN

2.1.1. Kiểu đan:


⎼  Là sự sắp xếp các loại vòng sợi thành những hàng ngang (hàng
vòng) và cột dọc (cột vòng). Số lượng hàng vòng cũng như cột
vòng sau một chu kỳ lặp lại gọi là rappo.
•  Rappo trên vải: số cột vòng và hàng vòng thực lặp lại trên vải.
•  Rappo kỹ thuật: tính bằng số kim (điểm đan) và số hàng đan lặp
lại trên máy

⎼  Các loại vòng sợi: vòng dệt, vòng chập, vòng ngậm, vòng
chuyển (xem mục 1.7)

CHƯƠNG 2 3
2.1. Các thông số cơ bản của vải dệt kim đan ngang
2.1.1. Kiểu đan (tt)
⎼  Ký hiệu kiểu đan:

CHƯƠNG 2 4
2.1. Các thông số cơ bản của vải dệt kim đan ngang
2.1.2. Chiều dài vòng sợi (Loop length)
⎼  Là thông số quan trọng ảnh hưởng đến khối lượng, kích thước
và các tính chất cơ lý của vải.
⎼  Bao gồm các đoạn coi như thẳng (trụ vòng), các cung tròn
(cung kim, cung platin), các đoạn cung chìm liên kết (vòng
chập, vòng ngậm).
⎼  Theo công thức Salov, chiều dài tối thiểu của vòng sợi để dệt
trên máy:

0, 25. T
lmin = 2t +
t

CHƯƠNG 2 5
2.1. Các thông số cơ bản của vải dệt kim đan ngang
2.1.3. Đường kính sợi dệt (yarn diameter):
⎼  Đường kính tính toán:

0,0357 1,13
dtt = . T=
δ δ .Nm
⎼  Đường kính quy ước:

0,0357 1,13
dqu = . T =
γ γ .Nm
⎼  Khi dệt từ sợi đơn, đường kính thật của sợi gần với đường kính quy
ước.
⎼  Khi dệt từ sợi xe, sợi phức, sợi dún, đường kính thật của sợi gần với
đường kính tính toán.
⎼  Đường kính sợi nằm trong vải thường được xem là trung bình cộng
của đường kính quy ước và đường kính tính toán.

CHƯƠNG 2 6
2.1. Các thông số cơ bản của vải dệt kim đan ngang
2.1.4. Môđun vòng sợi và hệ số chứa đầy:
⎼  Môđun vòng sợi:
l
σ=
f
Hoặc:
31, 62.l
σ = l. Nm =
T

⎼  Hệ số chứa đầy (hệ số cover)

T
Tf =
l

CHƯƠNG 2 7
2.1. Các thông số cơ bản của vải dệt kim đan ngang
2.1.5. Mật độ dệt (Stitch density)
⎼  Mật độ ngang Pn hay WPI (Wales per inch):

100 1
Pn = hay WPI =
A A

⎼  Mật độ dọc Pd hay CPI (Courses per inch)

100 1
Pd = hay CPI =
B B

⎼  CPI và WPI là hai thông số quan trọng ảnh hưởng đến trọng
lượng vải cũng như các tính chất khác của vải.

CHƯƠNG 2 8
2.1. Các thông số cơ bản của vải dệt kim đan ngang

2.1.6. Hệ số tương quan mật độ:

⎼  Đánh giá trạng thái cân bằng của vòng sợi trong vải.

⎼  Kiểm tra sự ổn định trạng thái của vải.

⎼  Được tính toán theo công thức:

B Pn WPI
C= = =
A Pd CPI

CHƯƠNG 2 9
2.1. Các thông số cơ bản của vải dệt kim đan ngang

2.1.7. Độ co:
lo − ln
⎼  Độ co ngang: yn = .100
lo

lo − ld
⎼  Độ co dọc: yd = .100
lo

CHƯƠNG 2 10
2.1. Các thông số cơ bản của vải dệt kim đan ngang

2.1.8. Trọng lượng 1m2 vải:

⎼  Đối với kiểu đan một mặt phải cơ bản:

Q = 10-4. Pn. Pd. l. T [g/m2]

⎼  Đối với kiểu đan hai mặt phải:

Q = 2. 10-4. Pn. Pd. l. T [g/m2]

⎼  Đối với vải hai mặt phải biến đổi có mật độ ngang trên hai mặt
vải khác nhau:

Q = 2. 10-4. (Pn1 + Pn2). Pd. l. T [g/m2]

CHƯƠNG 2 11
2.2. Các kiểu đan cơ bản

Các kiểu đan cơ bản

Single Jersey
Rib   Interlock   Purl  
or Plain  

CHƯƠNG 2 12
Single Jersey or Plain fabric
Đặc điểm cấu tạo:
⎼  Là kiểu đan cơ bản đơn giản nhất trong dệt kim đan ngang.
⎼  Mỗi hàng vòng do một sợi dệt tạo nên.
⎼  Vải có hai mặt trái và phải khác nhau rõ rệt:
•  Mặt phải xuất hiện các vòng sợi phải, cột vòng với các
trụ vòng nổi lên trên như các chữ V chồng lên nhau.
•  Mặt trái xuất hiện các vòng sợi trái, nổi rõ các hàng
cung vòng.

CHƯƠNG 2 13
Single Jersey or Plain fabric
Tính chất và ứng dụng:
⎼  Tính chất của vải phụ thuộc vào đặc tính của sợi dệt và các thông
số thiết kế vải như chiều dài vòng sợi, mật độ dệt, ...
⎼  Vải có độ thoáng và co giãn, độ giãn ngang lớn hơn giãn dọc.
⎼  Độ bền theo hướng dọc lớn hơn theo hướng ngang.
⎼  Vải rất dễ bị tuột vòng, nếu một vòng sợi bị đứt sẽ bị tuột theo cả
hai hướng và tạo thành lỗ thủng trên bề mặt vải.
⎼  Vải rất dễ bị quăn mép, theo hướng hàng vòng sẽ quăn lên mặt
phải, theo hướng cột vòng sẽ quăn sang mặt trái.
⎼  Dùng làm đồ lót, găng tay, bít tất, quần áo mặc ngoài, quần áo thể
thao, ...
⎼  Không dùng (rất ít dùng) làm gấu áo, gấu quần, cổ tay, cổ áo, ...
CHƯƠNG 2 14
Single Jersey or Plain fabric
Sản xuất vải single Jersey:
⎼  Có thể được sản xuất trên máy phẳng hoặc máy tròn, theo
phương pháp đan hoặc dệt kim.
⎼  Máy có một giường kim, sử dụng một nhóm kim, tất cả các
kim trút vòng cùng một hướng và chu kỳ dệt là 1 (tức 1 QTTV
tạo một hàng vòng).
⎼  Vải single jersey được sản xuất phổ biến trên máy tròn, tạo
vòng theo phương pháp đan, sử dụng kim lưỡi. Vải tạo nên có
dạng ống, được kéo ra khỏi xy lanh bằng hệ thống con lăn và
được cuộn lại.

CHƯƠNG 2 15
Single Jersey or Plain fabric
Quá trình tạo vòng:
•  Platin di chuyển về phía trước để giữ
chặn vòng sợi cũ,
•  Kim di chuyển lên trên,
Vòng sợi cũ tuột ra khỏi đầu kim,
giúp ở miệng kim.
Tucking in the hook  

•  Platin vẫn di chuyển về phía trước,


•  Kim tiếp tục đi lên đến vị trí cao nhất,
Vòng sợi cũ sẽ hoàn toàn tuột ra
khỏi lưỡi kim.
Clearing  

CHƯƠNG 2 16
Single Jersey or Plain fabric
Quá trình tạo vòng:
•  Platin di chuyển về phía sau,
•  Kim đi xuống,
Sợi mới được đặt vào móc kim,
vòng sợi cũ trượt trên thân kim và nằm
dưới lưỡi kim đang mở.
Yarn feeding  

•  Platin tiếp tục lùi về phía sau,


•  Kim tiếp tục đi xuống,
Vòng sợi cũ sẽ di chuyển đóng
miệng kim, lồng qua khỏi đầu kim và
Knock-over   thực hiện quá trình trút vòng.

CHƯƠNG 2 17
Single Jersey or Plain fabric
Quá trình tạo vòng:

•  Platin di chuyển về phía trước để


giữ chặn vòng sợi mới trong cổ
platin.
•  Kim đi lên và bắt đầu quá trình tạo
vòng mới.

Holding-down and Loop Formation

CHƯƠNG 2 18
Rib Fabric
Đặc điểm cấu tạo:
⎼  Mỗi hàng vòng do một sợi tạo nên và
trên một hàng vòng sẽ có một số vòng
sợi phải và vòng sợi trái nằm xen kẽ
nhau.
⎼  Vải gồm hai lớp cột vòng, bao gồm một
số cột vòng phải xen kẽ một số cột vòng
trái.
⎼  Ở trạng thái tự do, các cột vòng phải che lắp các cột vòng trái nên
vải có hai mặt nhìn đều giống mặt phải.
⎼  Tuỳ theo sự tổ hợp các cột vòng phải và trái mà ta có nhiều kiểu Rib
khác nhau.
⎼  Ví dụ:   •  Rib 1☓1: một cột vòng phải xen kẽ một cột vòng trái
•  Rib 2☓2: hai cột vòng phải xen kẽ hai cột vòng trái
•  Rib 2☓3: hai cột vòng phải xen kẽ ba cột vòng trái
CHƯƠNG 2 19
Rib Fabric
Tính chất và ứng dụng:
⎼  Vải có tính co giãn và đàn hồi ngang rất lớn (Rib 1☓1). Với các tổ hợp
Rib khác như rib 2☓2, rib 3☓3, ..., số lượng cột vòng cùng loại nằm kề
nhau càng lớn, tính co giãn và đàn hồi ngang càng giảm.
⎼  Độ giãn dọc tương tự vải mmp nhưng độ bền dọc lớn hơn độ bền ngang
rất nhiều.
⎼  Vải ít bị tuột vòng, chỉ tuột vòng theo hướng ngược chiều đan (Rib
1☓1). Với các tổ hợp Rib khác như rib 2☓2, rib 3 ☓3, ... sẽ tuột vòng
theo hướng thuận chiều đan ở các cột vòng cùng loại.
⎼  Vải rib 1☓1 không quăn mép. Với các tổ hợp Rib khác như rib 2☓2, rib
3 ☓3, ... sẽ có hiện tượng cuộn ống ở các cột vòng cùng loại.
⎼  Bề dày vải rib 1☓1 gấp đôi vải một mặt phải.
⎼  Chiều rộng vải bị thu hẹp.
⎼  Dùng làm gấu áo, gấu quần, cổ tay, cổ áo, bít tất (miệng bít tất), may
quần áo mặc lót, quần áo thể thao
⎼  Làm nền cho nhiều kiểu đan hoa.
CHƯƠNG 2 20
Rib Fabric
Sản xuất vải Rib:
⎼  Về nguyên tắc, có thể dệt được trên máy phẳng hoặc máy tròn,
theo phương pháp đan hoặc dệt kim.
⎼  Máy gồm hai hệ kim lắp trên hai giường kim khác nhau, mỗi hệ
kim chỉ cần tối thiểu một nhóm kim, kim trên hai giường lắp so le
với nhau ½ bước kim, hai hệ kim trút vòng theo hai hướng ngược
nhau và chu kỳ dệt là 1 (1 QTTV tạo 1 hàng vòng).
⎼  Thực tế thường dệt trên máy phẳng (V-bed)
và máy tròn, theo phương pháp đan. Phổ
biến nhất vẫn là máy đan ngang tròn, sử
dụng kim lưỡi.

CHƯƠNG 2 21
Rib Fabric
Quá trình tạo vòng:

•  Kim đĩa và kim xylanh di chuyển để


vòng sợi cũ trượt hoàn hoàn ra khỏi
Holding-down lưỡi kim (nằm ở thân kim) chuẩn
bị cho chu kỳ dệt tiếp theo.

•  Kim đĩa và kim xylanh di chuyển để


vòng sợi cũ trượt trên thân và nằm
dưới lưỡi kim.
•  Vòng sợi mới được đặt vào miệng
Yarn feeding kim đang mở.

CHƯƠNG 2 22
Rib Fabric
Quá trình tạo vòng:
•  Kim đĩa và kim xylanh di chuyển
về phía giường kim vòng sợi
Knocking-over cũ lồng lên khỏi mũi kim lồng
qua vòng sợi mới.

Loop formation •  Kim đĩa và kim xylanh tiếp tục di


chuyển để hình thành và kéo căng
vòng sợi mới.

CHƯƠNG 2 23
Rib Fabric
Quá trình tạo vòng:

CHƯƠNG 2 24
Rib Fabric
Quá trình tạo vòng:
Kim xylanh và kim đĩa có thể trút vòng tuần tự hoặc trút vòng
đồng thời.

Delayed timing Synchronised timing

CHƯƠNG 2 25
Interlock Fabric
Đặc điểm cấu tạo:
⎼  Cả hai mặt vải đều là mặt phải,
giống như hai lớp vải rib 1☓1 ghép
với nhau tạo thành.
⎼  Cột vòng phải của mặt vải này
chồng khít lên cột vòng phải tương
ứng của mặt vải kia và che lắp nó
hoàn toàn.
⎼  Mỗi hàng vòng được tạo thành từ hai hàng đan, do hai sợi dệt nên.
⎼  Các vòng sợi kề nhau trên một hàng sắp xếp sole nhau về chiều cao
là B/2.
⎼  Các kiểu interlock biến đổi có thể được tạo nên bằng cách phối hợp
nhiều tổ hợp rib lại với nhau.
CHƯƠNG 2 26
Interlock Fabric
Tính chất và ứng dụng:
⎼  Vải xốp, mềm mại, bề mặt ngoài khá đẹp, cấu tạo khá ổn định.
⎼  Về lý thuyết, vải interlock rất ít tuột vòng, chỉ tuột vòng theo hướng
ngược chiều đan giống như vải rib. Thực tế, vải hầu như không tuột
vòng nên ít thấy hiện tượng thủng lỗ trên vải (do đứt sợi) như các
kiểu dệt khác.
⎼  Vải gần như không quăn mép.
⎼  Vải có độ giãn kém.
⎼  Độ bền kéo đứt theo hướng dọc và hướng ngang đều lớn hơn so với
cấu trúc rib tương ứng.
⎼  Vải nặng hơn vải rib có cấu trúc tương ứng.
⎼  Dùng may quần áo mặc lót, quần áo thể thao, quần áo mặc ngoài, ...
CHƯƠNG 2 27
Interlock Fabric
Sản xuất vải Interlock:
⎼  Có thể dệt trên máy đan ngang phẳng hoặc máy tròn.
⎼  Máy gồm hai hệ kim lắp trên hai giường kim khác nhau, mỗi
hệ kim phải có ít nhất hai nhóm kim (kim dài và kim ngắn
hoặc kim gót cao và gót thấp) làm việc độc lập với nhau.
⎼  Kim dài của giường kim đĩa sẽ lắp đối đỉnh với kim ngắn của
giường kim xylanh, hai kim trút vòng theo hai hướng ngược
nhau và chu kỳ dệt là 2 (2 QTTV tạo nên 2 hàng vòng).
⎼  Máy gồm có hai hệ thống cam trên mỗi giường, mỗi hệ kim
(kim ngắn hoặc dài) sẽ được dẫn hướng bởi 1 hệ thống cam.

CHƯƠNG 2 28
Interlock Fabric
Sản xuất vải Interlock:

CHƯƠNG 2 29
Purl Fabric
Đặc điểm cấu tạo:
⎼  Mỗi hàng vòng chỉ gồm một loại
vòng sợi trái hoặc phải, do một sợi
dệt nên.
⎼  Mỗi cột vòng gồm hai loại vòng sợi
phải và trái xen kẽ đều đặn với
nhau.
⎼  Ở trạng thái tự do, các hàng vòng trái che lắp các hàng vòng phải nên
cả hai mặt vải đều hiện rõ các hàng cung vòng giống như mặt trái.
⎼  Kéo giãn vải theo hướng dọc, ta sẽ thấy rõ các hàng vòng phải xen kẽ
1 cách 1 với các hàng vòng trái, nên được gọi là kiểu đan hai mặt trái
1+1
⎼  Tuỳ theo sự tổ hợp của các hàng vòng phải và trái mà ta có các kiểu
hai mặt trái biến đổi như Hmt 2+1, Hmt 2+2, ...
CHƯƠNG 2 30
Purl Fabric
Tính chất và ứng dụng:

⎼  Vải có độ co giãn và đàn hồi dọc rất lớn.


⎼  Sợi càng thô, mật độ vải càng lớn, độ co giãn dọc của vải càng
tăng.
⎼  Vải Hmt 1+1 không quăn mép, vải Hmt biến đổi sẽ quăn mép
trong từng sọc nang của các hàng vòng cùng loại.
⎼  Vải Hmt tuột vòng theo cả hai hướng thuận và ngược chiều
đan nhưng ít hơn vải một mặt phải.
⎼  Vải Hmt 1+1 dày gấp đôi so với cấu trúc vải Mmp tương ứng
⎼  Vải hai mặt trái được sử dụng để may quần áo trẻ em, găng
tay, khăn quàng, nẹp áo, cổ áo….  

CHƯƠNG 2 31
Purl Fabric
Sản xuất vải Purl:
⎼  Có thể dệt trên máy phẳng hoặc máy tròn, theo phương pháp
đan, sử dụng kim lưỡi có cấu tạo đặc biệt gồm hai đầu kim.
⎼  Máy có một hệ kim với một nhóm kim có thể lắp trên hai
giường kim khác nhau.
⎼  Hai giường kim đặt trên cùng một mặt phẳng và có rãnh lắp
kim thẳng hàng với nhau.
⎼  Mỗi kim dệt đều có thể tạo vòng thay đổi trên hai giường kim
để trút vòng theo hai hướng ngược nhau.
⎼  Chu kỳ dệt là 2 (1 QTTV tạo 1 hàng vòng phải, 1 QTTV tạo
một hàng vòng trái).

CHƯƠNG 2 32
Purl Fabric
Sản xuất vải Purl:

Kim dẫn

Kim lưỡi hai đầu


CHƯƠNG 2 33
Purl Fabric
Quá trình tạo vòng
⎼  Quá trình tạo vòng trên máy kết
hợp với quá trình chuyển kim
từ giường kim này sang giường
kim kia để có thể chuyển hướng
trút vòng từ đầu kim này sang
đầu kim kia.
⎼  Thực hiện QTTV tương tự như
máy 1 giường kim.
⎼  Kim lưỡi hai đầu chuyển động
tạo vòng nhờ truyền động từ
kim dẫn.
CHƯƠNG 2 34
Purl Fabric
Quá trình tạo vòng

CHƯƠNG 2 35
2.5. Các kiểu đan hoa chính

2.5.1. Các kiểu đan biến đổi (Patterned Structures)


Đặc điểm cấu tạo:
⎼  Được dệt trên nền 1 trong 3 kiểu đan cơ bản là Mmp, Rib và Interlock.
⎼  Biến đổi so với kiểu đan nền nhờ sự phối hợp có quy luật các phần tử cấu
tạo cơ bản (vòng sợi, vòng chập, cung chìm kéo dài) hay các hàng đan cơ
bản khác nhau trong 1 rappo.
Tính chất:
-  Phụ thuộc vào kiểu đan nền, nguyên liệu và các thông số thiết kế vải.
-  Cấu trúc biến đổi càng nhiều, vải càng mất dần tính chất của kiểu đan nền.
-  Cấu tạo vải ổn định, hiệu ứng bề mặt phong phú rất thích hợp dùng làm vải
mặc ngoài.

CHƯƠNG 2 36
2.5. Các kiểu đan hoa chính

2.5.1. Các kiểu đan biến đổi (Patterned Structures)


Quá trình sản xuất:
-  Dệt nhiều nhất trên máy đan ngang tròn, chỉ một số ít được dệt
trên máy đan ngang phẳng.
-  Để dệt các kiểu đan biến đổi, trên máy đan ngang cần phối hợp
đồng bộ giữa quy luật lắp kim dệt với quy luật bố trí cam và
bố trí sợi trên máy. Các nhóm kim dệt được chọn lắp tương
ứng với các nhóm cột vòng khác nhau trong 1 rappo vải. Cam
dệt được chọn đưa vào vị trí tác dụng để điều khiển kim tạo
vòng bình thường hay tạo vòng chập hoặc cung chìm kéo dài
tương ứng với cấu tạo của từng hàng đan.

CHƯƠNG 2 37
Các kiểu đan biến đổi trên nền Mmp dệt với 2 nhóm kim

CHƯƠNG 2 38
Các kiểu đan biến đổi trên nền Rib dệt với 1 nhóm kim

CHƯƠNG 2 39
Các kiểu
đan biến đổi
trên nền Rib
dệt với 2
nhóm kim

CHƯƠNG 2 40
Các kiểu đan
biến đổi trên
nền Interlock
dệt với 2
nhóm kim

CHƯƠNG 2 41
2.5.2. Kiểu đan sọc ngang (Coloured Stripes)

Đặc điểm cấu tạo, tính chất:


-  Các đoạn hàng vòng khác nhau được dệt từ các loại sợi khác
nhau về màu sắc, độ mảnh hay bản chất vật liệu.
-  Là kiểu đan rất thông dụng trong dệt kim-đan ngang, thông
dụng nhất là kiểu đan sọc ngang nhiều màu.
-  Có thể tạo hiệu ứng sọc ngang trên nền các kiểu đan cơ bản
hay không cơ bản.
-  Cấu trúc vải thường không thay đổi giữa các sọc.
-  Tính chất vải phụ thuộc vào tính chất nguyên liệu, kiểu đan
nền và các thông số thiết kế vải.

CHƯƠNG 2 42
2.5.2. Kiểu đan sọc ngang (Coloured Stripes)

Phương pháp dệt trên máy đan phẳng:


-  Dùng nhiều cái đặt sợi (CĐS) để chọn tiếp sợi thay đổi cho kim dệt
các đoạn hàng vòng khác nhau theo một quy luật đã xác định trước. Số
lượng CĐS có trên máy cho phép số màu khác nhau tối đa có thể dệt
được trên 1 rappo vải.
-  Cách bố trí vị trí ban đầu của các cái đặt sợi ở hai bên máy phải tuỳ
theo số hàng vòng trong các sọc là chẵn hay lẽ.
Ví dụ: •  Rappo có n sọc và số hàng trong mỗi sọc đều chẵn ➡ Số CĐS = số
màu trong rappo và được đặt ở cùng 1 bên máy.
•  Rappo có 2 sọc, 1 sọc có 2n hàng vòng và 1 sọc có 2n-1 hàng vòng
➡ cần 3 CĐS, 2 CĐS cùng màu để dệt sọc 2n hàng vòng đặt hai bên
máy và 1 CĐS màu khác ở một bên máy để dệt sọc 2n-1 hàng vòng.
CHƯƠNG 2 43
2.5.2. Kiểu đan sọc ngang (Coloured Stripes)

Phương pháp dệt trên máy đan phẳng (tt)


-  Để tạo sọc ngang, trên máy cần có cơ cấu chuyển đổi CĐS có
nhiệm vụ chọn đưa CĐS mới vào hoạt động và ngắt hoạt động
của CĐS cũ theo chương trình tính trước.
-  Trên máy đan ngang phẳng bán tự động, cơ cấu chuyển đổi
CĐS đặt ở 1 bên máy, có thể đều khiển chọn CĐS sau mỗi
hành trình kép của bàn cam.
-  Trên máy ĐNP hiện đại, ngoài chức năng chuyển đổi CĐS còn
có chức năng điều khiển cam, chọn kim, ...
-  Trên máy ĐNP điều khiển bằng điện tử, thay cho cơ cấu mang
chương trình bằng cơ khí là một bộ vi xử lý.
CHƯƠNG 2 44
2.5.2. Kiểu đan sọc ngang (Coloured Stripes)

Phương pháp dệt trên máy đan tròn:


a.  Dệt trên máy có nhiều hệ thống dệt:
-  Bố trí các sợi màu vào các CĐS ở quanh máy theo quy luật.
-  Trên máy không có cơ cấu chọn CĐS theo chương trình nên
chỉ có thể tạo ra các sọc ngang nhỏ.

CHƯƠNG 2 45
2.5.2. Kiểu đan sọc ngang (Coloured Stripes)

Phương pháp dệt trên máy đan tròn (tt)


b. Dệt trên máy dệt sọc ngang tự động theo chương trình:
-  Có thể tạo vải sọc ngang nhiều màu với rappo dọc lớn.
-  Mỗi hệ thống dệt có một cụm gồm nhiều CĐS (tối đa 5 cái)
với nhiều sợi màu khác nhau được chọn đưa vào làm việc theo
chương trình.
-  Các CĐS màu có cấu tạo đặc biệt, hình dạng giống như các
ngón tay nhỏ dài.
-  Mỗi ngón sợi màu được điều khiển làm việc phối hợp với một
bộ kéo cắt/kẹp giữ sợi.

CHƯƠNG 2 46
2.5.2. Kiểu đan sọc ngang (Coloured Stripes)

Phương pháp dệt trên máy đan tròn (tt)


b. Dệt trên máy dệt sọc ngang tự động theo chương trình(tt):
-  Tại mỗi hệ thống dệt trên máy, cơ cấu đổi ngón sợi theo chương trình dệt
sọc ngang làm các nhiệm vụ sau:

•  Đưa ngón sợi mới vào làm việc,


•  Đưa ngón sợi cũ ra khỏi vị trí làm việc,
•  Nhả đầu sợi mới,
•  Kẹp giữ đầu sợi cũ và cắt rời sợi cũ khỏi vải.

-  Tại vị trí đổi sợi, 2 sợi cũ và mới sẽ dệt 1 đoạn ngắn các vòng sợi kép.

-  Tại vị trí chuyển đổi sợi trên giường kim, có một vài kim được rút bỏ để
đảm bảo an toàn.
CHƯƠNG 2 47
2.5.2. Kiểu đan sọc ngang (Coloured Stripes)
Cấu tạo của cơ cấu chuyển đổi ngón sợi dệt sọc ngang điều kiển bằng điện tử:

-  Một bộ đổi ngón sợi bằng cơ khí

-  Một bộ điều khiển điện tử

Bộ điều khiển điện tử chứa các thông tin về mẫu đã được lập trình trước, từ đó phát ra các tính hiệu điều

khiển qua 1 cảm biến quay dạng mã hoạt động đồng bộ với chuyển động quay của máy. Các tín hiệu này sẽ

được truyền tới các nam châm tương ứng với các ngón sợi trong bộ đổi ngón sợi.

Bộ đổi ngón sợi được lắp tương ứng với mỗi hệ thống dệt trên máy, mỗi bộ có 4 ngón đặt sợi màu. Cả 4

ngón sợi đều có chuyển động hướng về 1 điểm gọi là điểm đệm. Trong một bộ đổi ngón sợi, mỗi ngón sợi

kết hợp với 1 bộ kéo/kẹp thành 1 đơn vị công tác. Mỗi ngón sợi được chọn trước bằng điện từ bởi bộ điều

khiển chương trình và được giảm tốc từ từ đưa vào làm việc hoặc ngắt hoạt động qua một cam chuyển tốc

quay. Trong quá trình làm việc, khi được chọn, ngón sợi sẽ được điều khiển cùng với bộ kéo/kẹp đóng đi

từ vị trí căn bản vào vị trí đặt sợi và sau đó trở về vị trí căn bản cùng với bộ kéo/kẹp mở.

CHƯƠNG 2 48
Chuyển ngón sợi điều khiển điện
a : Cái dẫn sợi (2) và ngón sợi (3) cùng với
tử trên MĐT dệt sọc ngang  
kéo/kẹp (4/5) đang ở vị trí làm việc với sợi A.
Cái dẫn sợi (2) ở trên cao và kéo/kẹp (4/5)
đang mở, sợi A nằm trong rãnh đặt sợi của cđs
(1) .
b : Ngón sợi (7) cùng với kéo/kẹp (8/9) đang
đóng và sợi B lắc qua giường kim vào phía
trong (tâm máy).
c : Ngón sợi (7) cùng với kéo/kẹp (8/9) đóng
và cái dẫn sợi (6) được đưa xuống dưới thấp
vào vị trí đặt sợi. Sợi B được đặt vào rãnh đặt
sợi của cđs (1) và đưa vào làm việc ngay tại
khoảng rút kim trên giường kim.
d : Khi sợi B ở tại vị trí chuyển đổi sợi đã
được dệt bởi 2 – 3 kim (an toàn), kéo kẹp (8/9)
mở ra và nhả đầu sợi B tự do. Đồng thời kéo/
kẹp (4/5) của ngón sợi (3) đang ở vị trí căn bản
sẽ đóng lại, qua đó sợi A được kẹp giữ chắc và
cắt đứt khỏi vải. Quá trình đổi ngón sợi kết
thúc.

CHƯƠNG 2 49
2.5.3. Kiểu đan sọc dọc (Coloured Longitudinal Stripes)

Đặc điểm cấu tạo, tính chất:


-  Các khoảng cột vòng khác nhau được dệt từ các loại sợi khác
nhau về màu sắc, độ mảnh hay bản chất vật liệu, ...
-  Cấu tạo vải không thay đổi so với kiểu đan nền, trên mặt vải
hiện rõ hiệu ứng sọc dọc nhiều màu.
-  Kiểu đan sọc dọc ít thông dụng vì phương pháp dệt phức tạp,
năng suất thấp, vải có thể kém bền.
-  Tính chất của vải phụ thuộc kiểu đan nền, nguyên liệu sợi và
các thông số thiết kế vải.
-  Tuỳ theo phương pháp dệt, tính chất của vải có thể thay đổi
theo hướng giảm khổ vải, giảm độ giãn và độ bền, ...
CHƯƠNG 2 50
2.5.3. Kiểu đan sọc dọc (Coloured Longitudinal Stripes)

Phương pháp dệt trên máy phẳng:


-  Dùng nhiều CĐS, mỗi CĐS mang 1 sợi màu và chỉ đặt sợi cho
một quãng kim nhất định tạo thành 1 sọc dọc.
-  Các sọc dọc liên hệ với nhau theo nhiều cách để tạo thành vải.
-  Có 2 yếu tố chính tạo nên mẫu sọc dọc là:
•  Số CĐS có trên máy
•  Phương pháp liên kết các sọc dọc trên vải.

-  Số lượng CĐS trên máy quyết định số sọc màu.


-  Khoảng chuyển động của mỗi CĐS quyết định bề rộng của
mỗi sọc trên vải.

CHƯƠNG 2 51
2.5.3. Kiểu đan sọc dọc (Coloured Longitudinal Stripes)

Phương pháp dệt trên máy phẳng (tt):


-  Các phương pháp để liên kết sọc dọc trên vải:

•  Dùng vòng sợi kép nối tiếp.


•  Đặt sợi cách kim.
•  Tạo vòng sợi chập nối tiếp.
•  Đặt sợi dịch chuyển giữa hai hàng liên tiếp.
•  Cài sợi nối tiếp

CHƯƠNG 2 52
2.5.3. Kiểu đan sọc dọc (Coloured Longitudinal Stripes)

Phương pháp dệt trên máy tròn:


-  Có 2 phương pháp chính:

•  Dệt cách kim trên máy nhiều hệ thống dệt tạo sọc nhỏ đơn giản.
•  Dệt trên máy chuyên dùng 1 giường kim với nhiều ngón sợi
màu khác nhau. Các ngón sợi đặt sợi cho một quãng kim nhất
định trên giường kim để tạo sọc màu khác nhau trên vải.

CHƯƠNG 2 53
2.5.4. Kiểu đan chập vòng (Tuck)
Đặc điểm cấu tạo:
-  Trong vải có một số vòng sợi bị biến đổi cấu tạo, trụ vòng bị
kéo dài do không được trút vòng mà chập với đoạn sợi mới đặt
vào, rồi cùng lồng ra ngoài vòng sợi mới ở hàng vòng sau, tạo
thành các vòng chập.
-  Có thể chập vòng qua 1, 2 hay nhiều hàng liên tiếp, số hàng
không trút vòng bằng số cung sợi chập ở phía sau vòng sợi đó.
-  Có thể chập vòng trên 1, 2 hay nhiều kim liền nhau. Lưu ý: khi
chập vòng qua nhiều hàng hay nhiều kim rất dễ gây đứt sợi.
-  Kiểu đan chập vòng có thể dệt trên nền tất cả các kiểu đan cơ
bản (Mmp, Hmp, Hmt), tạo ra nhiều hiệu ứng hoa rất phong
phú (hoa nổi nhiều màu, nổi lồi lõm, hoa lưới, xốp tổ ong, ...)
CHƯƠNG 2 54
2.5.4. Kiểu đan chập vòng (Tuck)

Tính chất:
-  Phụ thuộc chủ yếu vào kiểu đan nền.
-  Cấu tạo vòng sợi thay đổi làm phá vỡ trạng thái cân bằng giữa
các vòng sợi, dẫn đến sự thay đổi tính chất so với vải nền.
-  So với kiểu đan nền, độ giãn và độ đàn hồi có giảm, vải dày và
xốp hơn, độ bền kéo đứt và độ bền mài mòn có giảm chút ít, ít
tuột vòng hơn do ma sát giữa các vòng sợi trong vải tăng.

CHƯƠNG 2 55
2.5.4. Kiểu đan chập vòng (Tuck)

CHƯƠNG 2 56
2.5.4. Kiểu đan chập vòng (Tuck)
Phương pháp dệt trên máy dệt kim ngang tròn:
-  Dùng đĩa ép có răng ăn khớp với
giường kim theo kiểu ăn khớp
bánh răng để đóng miệng kim.
-  Những kim ăn khớp với đĩa ở chỗ
không có răng sẽ không qua giai
đoạn đóng miệng kim, do đó
không lồng vòng, trút vòng và tạo
thành vòng sợi chập.
-  Đĩa ép hoa có thể lắp cố định vào
các tổ dệt xen kẽ với các tổ lắp đĩa
ép thường.

CHƯƠNG 2 57
2.5.4. Kiểu đan chập vòng (Tuck)
Phương pháp dệt trên máy đan ngang:

Không  đẩy  vòng  sợi  cũ     Không  uốn  sợi-­‐trút  vòng  

•  Phương   pháp   này   không   thông  


•  Phương   pháp   này   thông   dụng   dụng,   tạo   thành   vòng   chập   có   kích  
hơn,   tạo   thành   vòng     chập   có   thước   rút   ngắn   ép   khá   mạnh   lên  
chiều   dài   gần   như   chiều   dài   chỗ  cung  kim  của  vòng  sợi  thường  
vòng   sợi   thường   do   kim   có   uốn   làm   cho   nó   bị   biến   dạng,   chỉ   áp  
sợi  đầy  đủ.     dụng  trên  máy  đan  ngang  phẳng  ở  
•  Trên   máy,   dùng   cam   nâng   kim   trường  hợp  tạo  vòng  chập  trên  tất  
bậc  1  để  mở  miệng  kim,  không   cả  các  kim.    
cho   kim   nâng   bậc   2     để   không   •  Trên   máy,   chỉnh   cho   cam   uốn   sợi  
đẩy  vòng  cũ  xuống  thân  kim.   lên  cao  qua  khỏi  vị  trí  dếp  xúc  để  
không   cho   kim   đi   xuống   uốn   sợi-­‐
trút  vòng.  

CHƯƠNG 2 58
2.5.4. Kiểu đan chập vòng (Tuck)
Phương pháp dệt trên máy đan ngang:

b) Không đẩy vòng sợi cũ,


a) Không uốn sợi - trút vòng  
lồng vòng, trút vòng

CHƯƠNG 2 59
2.5.5. Kiểu đan cài sợi phụ:
Đặc điểm cấu tạo và tính chất:
-  Cài sợi phụ là một kiểu đan thông dụng trên nền một mặt phải. Một
hàng vòng được tạo thành từ ít nhất hai sợi, một sợi nền tạo vòng
bình thường và một sợi phụ (thô, xốp hơn) không tạo vòng bình
thường mà chỉ cài vào các vòng sợi nền qua các vòng chập. Sợi phụ
tạo thành những cung chìm kéo dài qua một hay một vài cột vòng
nổi ở trên mặt trái của vải theo hướng hàng vòng (như hình vảy cá).
-  Có thể cài 1 sợi phụ hay 2 sợi phụ trên 1 hàng, cài thẳng hay dịch
chuyển giữa các hàng.
-  Tính chất vải cài sợi phụ nói chung phụ thuộc tính chất của vải nền.
So với vải nền bình thường vải này dày xốp hơn nhiều, ít tuột vòng
và ít quăn mép hơn.
CHƯƠNG 2 60
2.5.5. Kiểu đan cài sợi phụ:
Có 2 loại vải cài sợi phụ

Cài sợi phụ trên nền vải Cài sợi phụ trên nền vải
vòng sợi đơn vòng sợi kép
•  Cấu tạo vải rất chặt chẽ, mặt vải
•  Cấu tạo vải không chặt chẽ, đẹp, sợi phụ được che lấp hoàn
sợi phụ có thể lộ ra ở cả mặt toàn ở mặt phải vải và được kẹp
phải của vải và rất dễ bị kéo
giữ chặt giữa hai cung chìm của
rút. vòng sợi kép nên khó bị kéo rút.

Hiệu ứng vải: Mặt phải như vải MmP thường, mặt trái nổi các
cung vòng lớn nằm xếp lớp như vẩy cá. Vải này thường được
dùng làm vải cào bông dày để mặc ấm.
CHƯƠNG 2 61
2.5.5. Kiểu đan cài sợi phụ:

Kiểu đan cài


sợi phụ trên
nền vải vòng
sợi đơn

Kiểu đan cài


sợi phụ trên
nền vải vòng
sợi kép

CHƯƠNG 2 62
2.5.5. Kiểu đan cài sợi phụ:
Phương pháp dệt trên máy đan tròn 1 giường kim:
-  Phương pháp dệt kiểu đan cài sợi phụ trên nền vải vòng sợi
đơn (Simple hay two – thread Fleece) : Để tạo 1 hàng vòng
cần tối thiểu 2 sợi và 2 chu kỳ tạo vòng (2 tổ dệt, 2 nhóm kim).
QTTV 1 dệt bình thường bằng sợi nền. QTTV 2 làm nhiệm
vụ cài sợi phụ theo kiểu dệt chập vòng ở phương pháp không
đẩy vòng sợi cũ. Nếu cài nhiều sợi phụ trên 1 hàng thì phải
thực hiện nhiều QTTV để cài xong hết các sợi phụ rồi mới lại
tạo vòng bằng sợi nền. Để cài sợi phụ cũng dùng cam nâng
bậc một như ở phương pháp “không đẩy vòng sợi cũ” trong
dệt chập vòng.
-  Phương pháp dệt kiểu đan cài sợi phụ trên nền vải vòng sợi
kép (three – thread Fleece) trên máy chuyên dùng : Để tạo 1
hàng vòng cần tối thiểu 3 sợi là sợi phụ, sợi nền và sợi mặt và
3 chu kỳ tạo vòng (3 tổ cam liên tiếp).
CHƯƠNG 2 63
2.5.5. Kiểu đan cài sợi phụ:
Phương pháp dệt trên máy dệt kim ngang tròn 1 giường kim:

a)  Uốn sợi nền (1) , sợi phụ (2) đã


được đặt trên thân kim trước đó,
vòng sợi cũ (3) đã được đẩy
xuống dưới chân kim.
b)  Dẫn sợi nền lọt vào trong đầu
kim.
c)  Đóng miệng kim và bắt đầu lồng
vòng sợi phụ và vòng cũ.
d)  Trút vòng-kéo căng, qua đó liên
kết sợi phụ vào với vải nền.

CHƯƠNG 2 64
2.5.6. Kiểu đan vòng sợi kép

Đặc điểm cấu tạo và tính chất:


•  Kiểu đan vòng sợi kép có thể dệt được trên nền tất cả các kiểu
đan cơ bản trong dệt kim–đan ngang. Cấu tạo vải không thay
đổi so với kiểu đan nền, nhưng trong đó có một số hay toàn bộ
các vòng sợi đều là vòng sợi kép. Mỗi vòng sợi kép đều được
dệt từ 2 sợi, một sợi hiện ở mặt phải còn sợi kia hiện ở mặt trái.
•  Có thể tạo ra nhiều hiệu ứng rất phong phú trên mặt vải từ kiểu
đan vòng sợi kép như : hai mặt 2 màu, hai mặt đồng màu, đổi 2
màu xen kẽ, bố trí vòng sợi kép xen kẽ với vòng sợi đơn trên
các hàng vòng theo qui luật tạo hình hoa như dạng lưới hay nổi
lồi lõm, hoa vòng sợi kép nhiều màu dạng như thêu, …
•  Tính chất vải nói chung cũng giống như kiểu đan nền nhưng do
dệt từ 2 sợi nên có tác dụng cải thiện độ đều của sợi, có thể loại
bỏ xiên lệch cột vòng và làm tăng giá trị sử dụng của vải.

CHƯƠNG 2 65
Nguyên lý dệt vòng sợi kép trong dệt kim - đan ngang
-  Tiếp đồng thời 2 sợi riêng biệt vào cho kim dệt tạo vòng ở 2 vị
trí đặt sợi xác định nhờ một chi tiết đặt sợi chuyên dùng, sao
cho ở vòng sợi mới tạo thành một sợi hiện trên mặt phải của
vòng sợi gọi là sợi mặt, còn sợi kia hiện trên mặt trái của vòng
sợi gọi là sợi nền.
-  Có nhiều cách đặt sợi khác nhau nhưng đều phải bảo đảm khi
trút vòng sợi mặt nằm sát lưng kim hơn sợi nền. Khi dệt vòng
sợi kép đổi màu, vị trí đặt sợi của 2 sợi sẽ được chọn đổi cho
nhau theo chương trình.
-  Hai sợi phải được chọn phù hợp sao cho sợi mặt che lấp hoàn
toàn sợi nền ở mặt phải của vải. Trong quá trình dệt cần chú ý,
lực căng sợi có thể làm thay đổi vị trí đặt sợi giữa 2 sợi tạo
thành lỗi trên vải.
CHƯƠNG 2 66
Các kiểu đặt sợi dệt vòng sợi kép

a)  Đặt 2 sợi dệt chập


b)  Đặt 2 sợi dệt vòng sợi kép hai mặt 2 màu
c)  Đặt 2 sợi dệt vòng sợi kép hai mặt đổi màu

CHƯƠNG 2 67
Phương pháp dệt trên máy dệt kim ngang tròn
•  Dệt vải vòng sợi kép thường : Dùng một loại Platin đặt sợi –
uốn sợi đặc biệt với 2 cổ để có thể đặt 2 sợi vào kim dệt ở 2
góc đặt sợi khác nhau. Cổ (1) của Platin đặt sợi mặt vào kim
dệt thấp hơn so với sợi nền, do đó sợi mặt sẽ hiện ở mặt phải
của vòng sợi và che lấp sợi nền.

•  Dệt vòng sợi kép đổi màu : Dùng Platin có tác dụng đổi vị trí
đặt sợi giữa 2 sợi trên kim lắp xen kẽ với Platin dệt vòng sợi
kép thường theo hình hoa.
CHƯƠNG 2 68
Phương pháp dệt trên máy đan ngang tròn
1. Dệt vòng sợi kép bình thường (2 mặt 2 màu)

•  Sợi nền (1) được đặt


vào kim với góc kim
và góc vòng lớn hơn
so với sợi mặt (2).
•  Tại thời điểm trút
vòng sợi nền nằm xa
lưng kim hơn sợi mặt
do đó sẽ hiện ở mặt
trái, còn sợi mặt hiện
ở mặt phải của vòng
sợi kép.

CHƯƠNG 2 69
Phương pháp dệt trên máy đan ngang tròn
2. Dệt vòng sợi kép đổi màu:

Nguyên lý đổi vị trí đặt sợi giữa 2 sợi để


dệt vòng sợi kép đổi màu trên máy dệt bít
tất tự động như sau:
a)  
•  Dùng cơ cấu cơ khí với các Platin hoa
được bẻ răng theo chương trình để điều
khiển chọn kim đổi màu sợi.
•  Những kim được chọn sẽ bị đẩy ngả ra
phía sau một chút và qua đó vị trí đặt sợi
b)  
của 2 sợi sẽ bị hoán đổi tạo hiệu quả đổi
màu trên vải.

CHƯƠNG 2 70
Phương pháp dệt trên máy đan ngang tròn
3. Dệt vòng sợi kép xen kẽ với vòng sợi đơn trên máy 1
giường kim
Bản chất của phương pháp là điều khiển sao cho một số kim bắt
cả 2 sợi để tạo vòng trong khi một số kim chỉ bắt sợi nền để tạo
vòng. Để tránh không cho sợi mặt đặt vào 1 số kim trên giường
kim cần phải điều khiển các kim chuyển động theo 2 quĩ đạo
khác nhau.
4. Dệt vòng sợi kép kiểu thêu hoa trên máy đan tròn 1 giường
kim
Ngoài hệ thống các cđs bình thường để đặt sợi nền cho tất cả các
kim, trên máy có cơ cấu chuyên dùng điều khiển các ngón đặt sợi
hoa (sợi mặt) chỉ đặt sợi cho một số kim được chọn theo chương
trình tại một số hàng vòng xác định để tạo vòng sợi kép giống
như thêu hoa.
CHƯƠNG 2 71
2.5.7. Kiểu đan nổi vòng:
Đặc điểm cấu tạo và tính chất:
-  Kiểu đan nổi vòng hình thành do hàng vòng được dệt từ 2 sợi tạo thành các
vòng sợi kép, trong đó một sợi gọi là sợi mặt tạo vòng sợi có kích thước bình
thường hiện trên mặt phải của vòng sợi, sợi kia hiện trên mặt trái của vòng sợi
và tạo vòng sợi có cung chìm lớn kéo dài nổi trên mặt vải gọi là sợi nổi vòng.

-  Có thể dệt kiểu đan nổi vòng trên nền vải MmP, dẫn xuất MmP hay HmT, tạo
vòng nổi trên 1 mặt vải hay trên cả 2 mặt vải. Có thể tạo vòng nổi đều khắp
trên mặt vải kiểu một màu hay hoa nhiều màu, hoặc bố trí các vòng nổi thành
hình hoa trên nền vải vòng sợi kép thường. Trong thực tế, kiểu đan nổi vòng
trên nền MmP, tạo vòng nổi trên một mặt vải thông dụng hơn.

-  Có thể đem xử lý cào/ cắt các vòng nổi trên bề mặt vải nổi vòng để tạo thành
vải nhung.

-  Tính chất vải nổi vòng phụ thuộc vào kiểu đan nền vòng sợi kép. Nói chung
so với kiểu đan nền, kiểu đan nổi vòng cho vải dày, xốp, cấu tạo chặt chẽ hơn.
CHƯƠNG 2 72
2.5.7. Kiểu đan nổi vòng:
Phương pháp dệt:
-  Kiểu đan nổi vòng được dệt trên máy dệt kim-dan ngang tròn.
Máy đan ngang phẳng cũng có thể dệt kiểu đan này nhưng
không thông dụng.
-  Yêu cầu chất lượng chung khi dệt kiểu đan nổi vòng trên máy:
•  Vòng nổi kết chặt vào vải nền,
•  Chiều dài các vòng nổi đều nhau,
•  Hiệu ứng vòng sợi kép hoàn hảo, nghĩa là vòng sợi mặt che lấp
hoàn toàn vòng sợi nổi vòng nhìn từ mặt phải vải.

CHƯƠNG 2 73
Phương pháp dệt trên máy đan ngang tròn

•  Kiểu đan nổi vòng có thể được dệt theo nhiều phương pháp
khác nhau trên máy 1 giường kim và máy Rib, trong đó
phương pháp uốn 2 sợi với 2 độ sâu khác nhau thông dụng
nhất.
•  Phương pháp dệt trên máy Rib có nhược điểm là cho mặt vải
kém ổn định với hiệu ứng vòng sợi kép không đều, không thích
hợp làm vải nhung và không thông dụng trong sản xuất.
•  Kiểu đan nổi vòng được dệt thông dụng nhất trên máy đan tròn
1 giường kim, dệt ra vải nổi vòng một mặt trên nền kiểu đan
Mmp cơ bản. Trên máy có 1 xy lanh lắp kim lưỡi làm việc phối
hợp với 1 vành lắp các Platin đặc biệt để dệt nổi vòng.

CHƯƠNG 2 74
Công nghệ dệt nổi vòng trên máy đan tròn 1 giường kim

Phương pháp 1 Phương pháp 2

•  Dùng hai Platin lắp vào cùng 1


•  Kim lưỡi làm việc phối
rãnh trên vành platin (Platin
hợp với Platin đặc biệt có kép). Một Platin làm nhiệm vụ
chức năng phức hợp kéo kéo căng / tạo vòng nổi và một
căng/trút vòng/ tạo vòng Platin làm nhiệm vụ trút vòng /
nổi. tạo hiệu qủa vòng sợi kép.
Phương pháp này hiện đại hơn,
tạo ra các vòng nổi rất đồng
đều và hiệu ứng vòng sợi kép
tốt hơn. Mặt khác kỹ thuật này
cho phép điều chỉnh thay đổi
độ cao của vòng nổi trong
khoảng 0,3 mm với cùng một
loại Platin kép.

CHƯƠNG 2 75
Công nghệ dệt nổi vòng trên máy dệt kim ngang tròn 1 giường kim

-  Trong dệt kim ngang tròn, phương pháp thông dụng nhất là dệt vải
nổi vòng một mặt với Platin đặc biệt có 2 cổ để đặt 2 sợi tách biệt
nhau vào cho kim dệt.

-  Sợi mặt (1) được dẫn vào cổ (2), sợi nổi vòng (3) được dẫn vào cổ (4)
của Platin. Sợi nổi vòng được uốn trên kim với độ sâu uốn sợi lớn hơn
và tạo thành cung chìm lớn. Có thể thiết kế vị trí cổ (4) trên Platin
theo nhiều mức dài ngắn khác nhau của vòng nổi để tạo vải nổi vòng
dày, mỏng khác nhau. Ngoài ra, có thể bố trí lắp Platin dệt nổi vòng
xen kẽ với Platin thường trên đĩa theo chương trình nhất định để điều
khiển dệt nổi vòng theo hình hoa.
CHƯƠNG 2 76
2.5.8. Kiểu đan chuyển vòng cung kim (Needle Loop Tranfer)

Đặc điểm cấu tạo và tính chất:


•  Kiểu đan chuyển vòng cung kim được tạo thành do trong vải có những
chỗ cột vòng bị đứt đoạn bởi khung vòng của 1 vòng sợi được đưa sang
chập với khung vòng của vòng sợi bên cạnh nó ở bên trái hoặc phải trên
cùng 1 hàng vòng.
•  Có thể dệt kiểu đan chuyển vòng cung kim trên nền tất cả các kiểu đan
MmP, HmP và HmT, nhưng thông dụng nhất là dệt trên nền MmP và Rib.
•  Nếu dệt trên nền MmP, tại vị trí chuyển vòng sẽ tạo thành lỗ thủng trên
măt vải. Sắp xếp các vị trí chuyển vòng trên vải theo một qui luật xác
định ta sẽ được một mẫu vải có hình hoa thủng lỗ. Vì vậy kiểu đan
chuyển vòng trên nền MmP còn được gọi là kiểu đan rua lỗ.
•  Nếu dệt trên nền Rib, tại vị trí chuyển vòng sẽ tạo thành một chỗ lõm sâu
trên mặt vải. Sắp xếp các vị trí chuyển vòng trên vải Rib theo một qui
luật xác định ta sẽ được một mẫu vải có hình hoa lồi lõm hoặc hoa kiểu lỗ
tổ ong.
CHƯƠNG 2 77
2.5.8. Kiểu đan chuyển vòng cung kim (Needle Loop Tranfer)

Đặc điểm cấu tạo và tính chất (tt)


•  Có nhiều cách sắp xếp các vị trí chuyển vòng trên vải để tạo ra
những lỗ thủng hay chỗ lõm trên mặt vải với hình dáng, kích
thước rất khác nhau, từ đó tạo ra nhiều hiệu ứng hình hoa rất
phong phú.
•  Mục đích chính của kiểu đan chuyển vòng là để trang trí mặt vải.
So với kiểu đan nền, vải chuyển vòng ít tuột vòng hơn do ma sát
giữa sợi trong vải tăng lên, độ giãn giảm, độ đàn hồi tăng, vải có
kích thước ổn định hơn và thoáng hơn nhiều .

CHƯƠNG 2 78
Một số kiểu đan
chuyển vòng

CHƯƠNG 2 79
Phương pháp dệt
Trong công nghiệp dệt kim, kiểu đan chuyển vòng cung kim được
dệt chủ yếu trên máy đan ngang 2 giường kim.
1.  Dệt trên máy đan ngang tròn 2 giường kim:
•  Trên máy đan tròn 2 giường kim, kỹ thuật chuyển vòng cung kim
có thể cho phép thực hiện chuyển vòng sợi từ kim xy lanh sang
kim đĩa bên cạnh và ngược lại, nhưng thông dụng nhất là chỉ
chuyển một chiều từ kim xy lanh sang kim đĩa và chỉ chuyển
vòng về một phía.
•  Để chuyển được vòng sợi sang kim bên cạnh, kim chuyển vòng
phải có cấu tạo đặc biệt. Quá trình chuyển vòng diễn ra giữa 2
QTTV bình thường. Kim chuyển và kim nhận vòng sợi có
chuyển động theo qui luật xác định do một hệ thống cam riêng
điều khiển.
CHƯƠNG 2 80
1.  Dệt trên máy đan ngang tròn 2 giường kim:
•  Kim xy lanh là kim chuyển
vòng có cấu tạo đặc biệt. Bên
phải thân kim (1) có ngạnh lò
xo (2), đầu dưới của ngạnh bắt
chặt vào với thân kim, đầu trên
ép sát vào thân kim nhờ lực lò
xo. Giữa ngạnh và thân kim
tạo một khoảng hở đủ để nới
rộng vòng sợi trên thân kim và
Chuyển vòng từ kim xylanh sang cho đầu kim nằm sẽ nhận vòng
kim đĩa trên máy đan tròn   sợi chui qua được.
•  Kiểu đan chuyển vòng cung kim thường được dệt trên máy Rib theo
phương pháp uốn phân sợi nhằm tạo mặt vải mịn đều và cấu tạo vải
chặt chẽ hơn.
CHƯƠNG 2 81
1.  Dệt trên máy đan ngang tròn 2 giường kim:

Quá trình
chuyển
vòng dệt
rua lỗ
trên máy
Rib  

CHƯƠNG 2 82
2. Dệt trên máy đan ngang phẳng 2 giường kim:

-  Để dệt được kiểu đan chuyển vòng cung kim, trên máy đan
ngang phẳng cũng cần có kim chuyển vòng cấu tạo đặc biệt
như trên máy đan tròn. Qúa trình chuyển vòng cũng tương tự
như trên máy đan tròn.
-  Các máy đan phẳng hiện đại thường được thiết kế với khả
năng chuyển vòng chỉ một chiều từ giường kim trước sang
giường kim sau hay ngược lại.
-  Quá trình chuyển động của kim chuyển và nhận vòng sợi do 1
hệ thống cam riêng điều khiển ngoài hệ thống cam tạo vòng
bình thường.

CHƯƠNG 2 83
2. Dệt trên máy đan ngang phẳng 2 giường kim:

Chuyển vòng
sợi trên máy
đan ngang
phẳng 2
giường kim  

a)  Kim chuyển vòng (bên trái) đi lên cao hơn so với hành trình đẩy vòng sợi cũ.
Vòng sợi trượt từ trong đầu kim xuống dưới thân kim đồng thời gạt mở lưõi kim.
Vòng sợi bị chặn lại ở cạnh trên của ngạnh lò xo và tại đây nó bị kéo căng.
b)  Kim nhận vòng sợi (bên phải) hơi đi lên một chút đủ để mở lưỡi kim nhưng vẫn
giữ lại vòng sợi trong miệng nó. Đầu kim này đi vào lỗ trống bên hông kim
chuyển vòng, đồng thời nó cũng chui qua luôn vòng sợi đang cần chuyển.
c)  Kim chuyển vòng đi xuống bỏ rơi vòng sợi trên miệng kim nhận vòng sợi.
Ngạnh lò xo mở ra cho phép kim nhận vòng sợi thoát ra.
CHƯƠNG 2 84
2.5.8. Kiểu đan chuyển vòng cung chìm (Sinker Loop Tranfer)
Đặc điểm cấu tạo và tính chất:
-  Kiểu đan chuyển vòng cung chìm được tạo thành do trên vải có những
cung chìm được đưa sang chập với cung kim của vòng sợi bên cạnh nó
trên cùng 1 hàng vòng.
-  Có thể đưa cung chìm vào chập với cung kim ở bên trái, bên phải hay ở
cả 2 bên cạnh nó. Tại chỗ mất cung chìm trên vải tạo thành lỗ thủng nhỏ
và nếu chập liên tiếp nhiều cung chìm (2,3,4) cùng một lúc sẽ tạo ra lỗ
thủng lớn hơn. Mặt khác, cung kim và cung chìm chập với nhau làm
cho vòng sợi bị thắt nhỏ lại, tạo chỗ nổi cộm trên mặt vải. Tùy khả năng
bố trí các kiểu chập và vị trí chập cung chìm trong 1 Rappo của máy
cho phép mà người ta có thể tạo ra nhiều mẫu hoa khác nhau với hiệu
ứng nổi lồi lõm như vải ren, hoa lưới hay có nhiều lỗ thủng nhỏ sắp xếp
thành hình vân hoa.
-  Vải có độ giãn nhỏ hơn so với kiểu đan nền, đàn hồi hơn, ổn định kích
thước hơn và ít bị tuột vòng hơn do ma sát giữa sợi tăng lên.
CHƯƠNG 2 85
2.5.8. Kiểu đan chuyển vòng cung chìm (Sinker Loop Tranfer)
Phương pháp dệt:
-  Kiểu đan chuyển vòng cung chìm được dệt trên máy đan tròn 2
giường kim với thiết kế phổ biến có một giường kim (đĩa hoặc xy
lanh) lắp kim lưỡi bình thường, một giường kim lắp kim chuyển
vòng cung chìm có cấu tạo đặc biệt. Một số máy kiểu cũ có thiết
kế cho phép dệt cả chuyển vòng cung chìm trên nền Rib.

Chuyển cung
chìm dệt hoa trên
máy đan tròn 2
giường kim  

CHƯƠNG 2 86
2.5.8. Kiểu đan Giắc-ca (Jacquard)

-  Ngày nay trong dệt kim-đan ngang, kiểu đan Giắc-ca được xem
là những kiểu đan mà để dệt nó cần phải có trên 4 nhóm kim
được điều khiển độc lập với nhau. Nói cách khác, kiểu đan
Giắc-ca là kiểu đan mà trong 1 Rappo của mặt vải dệt Giắc-ca
có trên 4 nhóm cột vòng khác nhau. Như vậy Rappo ngang nhỏ
nhất của 1 kiểu đan Giắc-ca có thể là 5.
-  Các kiểu đan Giắc-ca thông thường trong đan ngang phải kể
đến là Giắc-ca nhiều màu, Giắc-ca hoa nổi, Giắc-ca chập vòng,
Giắc-ca hai mặt và Giắc-ca chuyển vòng, trong đó kiểu đan
Giắc-ca nhiều màu là thông dụng nhất.

CHƯƠNG 2 87
Kiểu đan Giắc-ca nhiều màu (Color Jacquard)
1.  Phương pháp dệt chung:
Kiểu đan Giắc-ca nhiều màu được dệt chủ yếu trên máy đan ngang. Trong thực
tế người ta chỉ cho dệt Giắc-ca 2, 3 hay tối đa là 4 màu trên nguyên tắc để dệt 1
hàng vòng Giắc-ca cần thực hiện 2, 3 hay 4 QTTV. Tại mỗi QTTV trong chu kỳ
dệt 1 hàng vòng Giắc-ca chỉ cấp 1 màu sợi nhất định và cơ cấu Giắc-ca sẽ chọn
theo hình hoa ở QTTV đó những kim nào cần tạo nên vòng sợi với màu này.
Như vậy, để dệt 1 hàng vòng Giắc- ca nhiều màu mỗi kim trên giường kim chỉ
được bắt một màu sợi nhất định.

2. Dệt trên máy 1 giường kim:


Máy đan ngang dệt vải hoa Giắc-ca nhiều màu trên nền MmP. Thông dụng nhất
là các kiểu đan Giắc-ca 2 hay 3 màu. Kiểu đan Giắc-ca 4 màu với 4 hàng đan
trên 1 hàng vòng thường có các vòng sợi khác màu nằm chênh lệch nhau nhiều
về độ cao trên cùng một hàng vòng làm cho hình hoa kém rõ nét.

CHƯƠNG 2 88
Kiểu đan Giắc-ca nhiều màu (Color Jacquard)
3. Dệt trên máy 2 giường kim:
-  Trên máy đan ngang 2 giường kim, việc chọn kim dệt hoa
Giắc-ca nhiều màu thông thường được thực hiện chỉ trên 1
giường kim, giường kim còn lại làm nhiệm vụ tạo nền ở mặt
trái của vải.
-  Có 3 kiểu nền mặt trái khác nhau của vải Giắc-ca nhiều màu là
sọc ngang, sọc dọc và đốm màu xen kẽ. Trong đó vải có nền
trái sọc ngang sẽ có độ co giãn đàn hồi ngang lớn nhất, vải có
nền trái sọc dọc ít giãn ngang nhất.
-  Giường kim tạo mặt vải Giắc-ca được chọn làm việc theo
chương trình của hình hoa giống như trên máy 1 giường kim.
Như vậy sự khác biệt về phương pháp dệt chỉ ở cách chọn kim
trên giường kim kia để tạo nền mặt trái của vải.
CHƯƠNG 2 89

You might also like