You are on page 1of 6

Họ và tên: Trần Thị Mai

MSV: 2020602359
Lớp: 2020DHCNMA01 – K15

CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU VỀ KIM MÁY


Khái niệm: Kim là chi tiết quan trọng, không thể thiếu
trong quá trình may, có chức năng đưa chỉ xuyên qua
các lớp vật liệu may (thường là vải) để tạo thành mũi
may hoàn chỉnh.
Trong ngành may công nghiệp, tùy thuộc vào từng loại
máy may cũng như các chi tiết may kết hợp khác và yêu
cầu cụ thể để lựa chọn loại kim máy phù hợp.

1. Cấu tạo

Cấu tạo chung của kim gồm ba phần: Đốc kim, thân kim và mũi kim. Trên thân kim có
lỗ kim, hai rãnh dọc thân kim và ,một vệt lõm. Tùy theo chủng loại, chi tiết bắt mũi và
chức năng máy chuyên dùng mà hình dáng, kích thước của kim được thay đổi thích
hợp.
 Đốc kim
Đốc kim là phần kim gắn vào trụ kim.
Đốc kim thường có tiết diện tròn, có hoặc không có vạt một bên. Đầu đốc kim có
nhiều dạng như: côn vát, chỏm cầu, nhọn. Sở dĩ đầu đốc kim có dạng như vậy là
nhằm:
 Dẫn hướng cho kim, giúp kim không bị lắc tronng quá trình hoạt động
 Giúp lắp kim vào trụ kim dễ dàng
Đường kính đốc kim: Tùy theo chủng loại kim mà đốc kim có đường kính to hoặc
nhỏ khác nhau. (Ở mỗi loại máy, trụ kim chỉ cho phép gắn một cỡ đường kính đốc
kim, nên phải lưu ý khi chọn kim sử dụng)
Chiều dài đốc kim: Chiều dài đốc kim ảnh hưởng lớn đến độ bền của kim, thay đổi
theo loại kim. Khi làm việc kim chịu sự rung động và nhiệt dộ sinh ra do ma sát
giữa kim, chỉ và vật liệu may. Các yếu tố này làm giảm độ bền của kim.
 Thân kim

Thân kim là phần chính để mang chỉ xuyên qua vật liệu. Thông thường, thân kim
có dạng hình trụ tròn, có hai rãnh chạy dọc ở hai phía đối diện nhau ở thân kim.
Hai rãnh này thường là một rãnh dài, một rãnh ngắn, hoặc cả hai cùng dài. Cuối
thân kim là lỗ kim. Ở trên lỗ kim, phía trên rãnh ngắn thường có vạt lõm vào thân
kim.
- Rãnh dài: Chạy suốt từ đốc kim tới lỗ kim. Có công dụng chứa chỉ khi
xuyên qua vật liệu.
- Rãnh ngắn: Chạy từ lỗ kim tới vẹt thoát ổ. Có công dụng hình thành vòng
chỉ của chỉ kim
- Lỗ kim: Là nơi xâu chỉ của kim. Khi may kim sẽ mang chỉ từ phía trên
xuống bề mặt phía dưới của vật liệu.
- Vẹt thoát ổ: Là chỗ vạt lõm nằm phía trên lỗ kim và rãnh ngắn, giúp mỏ ổ
không bị chạm thân kim.
Chiều dài thân kim phụ thuộc vào chức năng công nghệ máy.
 Mũi kim
Mũi kim là phần kim để đục xuyên qua nguyên liệu.

Dạng tròn: nhọn và chỏm cầu


Phân
loại Dạng thoi, quả trám, dạng hình học khác: có tác dụng như lưỡi cắt (còn
có công dụng tạo đường may trang trí)
Hình dạng mũi kim
* Kim số RS: Tiêu chuẩn dùng cho kim may dấu mũi.
* Kim số R: Thông dụng nhất cho các ứng dụng may thắt nút, dùng cho vải dệt
(bông hay nỉ), giả da, vải bọc,…
* Kim RG: Dùng cho tất cả ứng dụng may mắt xích, cho vải đan sợi nhuyễn,
đơm nút, máy thêu nhiều đầu, da cho trang phục.
* Kim số FFG/SES: Dùng cho vải dệt hoặc đan
* Kim số FG/SUK: Dùng cho loại vải đàn hồi có chất cao su hoặc nhựa.
* Kim số G: Dùng cho loại vải đàn hồi với cấu trúc thô và thưa
* Kim số SKL: Dùng cho vải đan có độ bẻ cong, tỷ lệ đàn hồi cao
* Kim số TR: Ứng dụng trong đồ thêu “Schiffli” với cấu trúc thưa
- Với hàng dệt thoi: ít co dãn, đan theo phương vuông góc, nên khả năng đâm đứt
sợi ít  Sử dụng kim mũi nhọn.
- Với hàng da, giả da, cao su: bề mặt không có khe hở, nên mũi kim có nhiệm vụ
đục thủng nguyên liệu để tạo khe hở thích hợp cho kim chỉ đi qua dễ dàng 
Sử dụng kim có lưỡi cắt.
- Độ dài mũi kim: Phụ thuộc vào chức năng công nghiệp may và độ dày vật liệu
may.
2. Kí hiệu kim
 Máy may thắt nút: DB (d lớn nhất)
 Máy thùa khuyết: DP (d trung bình)
 Máy đính cúc: TQ
 Máy vắt sổ: DC (d ngắn nhất)
 Máy trần đè: UY
3. Chỉ số kim
Chỉ số kim là số biểu diễn kích thước thân kim, nói lên độ lớn của kim. Đây là thông
số được tiêu chuẩn hóa sử dụng chung cho tất cả chủng loại kim, chỉ số kim được ghi
trên đốc kim.
Công thức tính đường kính thân kim:
ϕthk = chỉ số kim 1 đvcsk
(ϕthk : đường kính thân kim, đvcsk: đơn vị chỉ số kim)
Có 3 đơn vị hệ:
- Hệ quốc tế (đơn vị mét): 1 đvcsk = 0,01mm
- Hệ Anh (đơn vị inch, 1 inch = 25,4mm): 1đvcsk = 1/400inch = 0,0635mm
- Hệ Mỹ (đơn vị inch): 1 đvcsk = 1/1000inch = 0,025mm
Bảng chuyển đổi các hệ số kim
Cách chọn chỉ số kim:
Nguyên liệu càng mỏng, chỉ số kim càng nhỏ
nguyên
nguyên
Theo
Theo

liệu
liệu

Nguyên liệu càng dày, chỉ số kim càng lớn

Nguyên kiệu đanh, cứng, chỉ số kim lớn

Chỉ to, chỉ số kim lớn


Theo
chỉ
chỉ

Chỉ nhỏ, chỉ số kim nhỏ


4. Quá trình hình thành vòng chỉ
- Vòng chỉ là chỗ chỉ bị phồng ra tại thân kim.
- Vòng chỉ sinh ra để liên kết chỉ trên và chỉ dưới.
Kim mang chỉ xuyên qua
vật liệu, đi xuống vị trí
giới hạn dưới, chỉ kim
nằm dọc ttheo hai rãnh
trên thân kim và ôm sát
mép trên lỗ kim.
Khi kim giới hạn dưới rút
lên, nhánh chỉ trong rãnh
dài bị ma sát giữa chỉ với
vật liệu nên phần lớn
được rút lên theo kim.
Còn nhánh chỉ bên rãnh ngắn, do phần thân kim không có rãnh làm tăng ma sát nên
nhánh chỉ này phần lớn bị cản lại dưới lớp vật liệu, phồng ra thành vòng chỉ ở lỗ kim.
Móc hay mỏ móc sẽ chui vào vòng chỉ này, đây gọi là quá trình bắt mũi.
Chú thích: 1. Giai đoạn kim chuyển động từ trên xuống
2. Giai đoạn kim chuyển động từ dưới lên
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến vòng chỉ ở lỗ kim
- Khoảng cách rút lên của kim từ vị trí giới hạn dưới tới vị trí bắt mũi càng lớn, vòng
chỉ càng lớn.
- Mật độ sợi dệt, lực ma sát chỉ với nguyên liệu càng lớn, vòng chỉ hình thành càng
lớn.
- Tính chất vật lí của sợi ảnh hưởng đến độ lớn của vòng chỉ.
- Chỉ số chỉ phải phù hợp với chỉ số kim. Chỉ quá nhỏ sẽ gây khó khăn trong việc bắt
mũi.
- Chỉ có độ săn quá lớn dễ lật vòng chỉ một phía, có độ đàn hồi nhỏ dễ tạo vòng chỉ
nhỏ.

 Tóm lại, các nhân tố ảnh hưởng:


Kim Chỉ số kim
Chiều dài thân kim
Chỉ Chi số chỉ
Độ đàn hồi
Loại xơ, sợi xe thành chỉ

Vải Độ dày
Mật độ sợi
6. Sự sinh nhiệt ở kim
Nguyên nhân: Khi mang chỉ kim xuyên qua nguyên kiệu may, do ma sát giữa kim, chỉ
và máy sẽ làm phát sinh ra nhiệt.
Ảnh hưởng: giảm độ bền kim, kim dễ biến dạng; vật liệu và chỉ bị chảy, làm bít kín lỗ
và rãnh kim, dẫn đến đứt chỉ; chất lượng sản phẩm bị giãn.
Cách khắc phục:
- Phương pháp thay đổi hình dạng kim:
+ Tăng đường kính thân kim phần không xuyên qua vật liệu, tăng thiết diện đốc
kim.
+ Chế tạo lỗ kim to hơn kích thước thân kim
+ Mạ kim bằng chất truyền nhiệt tốt, làm nhẵn bề mặt kim
- Phương pháp dùng tác động bên ngoài (giảm nhiệt bằng cách làm lạnh kim)
+ Dùng khí nén thổi trực tiếp vào kim
+ Dùng dầu silicon trong suốt bôi vào kim hoặc chỉ
7. Một số lỗi thường gặp khi chọn sai kim và cách khắc phục
 Bỏ mũi
- Là tình trạng mũi may không liên lục
- Một trong những nguyên nhân có thể do lắp kim sai
- Cách khắc phục: tiến hành lắp kim sao cho rãnh dài quay ra ngoài và đốc kim sát
lên trên
 Đứt chỉ trên
- Là tình trạng khi bắt đầu may hoặc may với tốc độ nhanh thì bị đứt chỉ
- Nguyên nhân có thể do lắp kim sai hoặc chọn sai size kim
- Cách khắc phục: tương tự lỗi bỏ mũi. Trường hợp chọn kim sai size thì kiểm tra chỉ
số chỉ để chọn loại kim phù hợp
 Gãy kim
- Là tình trạng gặp phải khi bắt đầu may hoặc đang trong quá trình may
- Nếu kim bị cong thì kiểm tra và thay kim khác
- Nếu kim lắp không ngập đốc kim thì kiểm tra và lắp lại kim
- Nếu kim sát cạnh chân vịt thì kiểm tra và điều chỉnh rãnh chân vịt bằng cách nới
lỏng vít hãm chân vịt rồi chỉnh trục chân vịt sao cho kim nằm giữa rãnh chân vịt là
được
- Nếu chọn kim sai size, nhỏ hơn so với nguyên liệu thì đổi sang kim phù hợp.
 Đường may nhăn
- Là tình trạng khi may xong bề mặt vải không êm mà bị co dúm lại hoặc cong vênh.
- Nguyên nhân có thể do kim bị tù đầu, sứt mũi vì sử dụng lâu hoặc khi may kim bị
chạm vào chân vịt quá nhiều. Khắc phục cần kiểm tra và thay kim mới.
- Một nguyên nhân khác có thể do chọn kim to dùng may vải mỏng nên tạo ra lỗ kim
to trên bề mặt vải, đẩy các sợi vải ép sát vào nhau khiến bề mặt vải nhăm dúm.
Khắc phục cần kiểm tra chỉ số kim và chọn lại loại kim phù hợp với nguyên liệu
may.

You might also like