You are on page 1of 14

Câu 1.

Trình bày các quy định về an toàn lao động


trước khi làm việc, trong khi làm việc, và sau khi kết
thúc công việc khi thực hành nguội.
. AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI THỰC HÀNH NGUỘI
Người lao động trước khi làm việc phải được học về an toàn lao động. Khi vào làm
việc ở các xưỡng sản xuất phải tuân theo các quy định nội dung về an toàn lao động trong
phân xưởng.
Những nguy cơ gây tai nạn lao động trong xưởng cơ khí có rất nhiều: từ các chi tiết
gia công có trọng lượng lớn, phoi kim loại, cạnh sắc trên chi tiết; từ các bợ phận máy,
dụng cụ khi quay, dịch chuyển; từ những phương tiện vận chuyển như xe đẩy, băng tải ở
dưới đất, cầu trục ở trên cao; từ những nguy cơ trong các mạng điện, cơ cấu điều khiển
điện, việc nối mác thiết bị…
Sau đây sẽ giới thiệu các quy định bảo đảm an toàn lao động:
Trước khi làm việc cần phải
 Quần áo, đầu tóc gọn gang, không gây nguy hiểm do vướng mắc, khi lao động phải
sử dụng các thiết bị bảo hộ: quần áo, mũ, giày dép, kính bảo hộ…
 Bố trí chỗ làm việc có khoảng không gian để thao tác, được chiếu sáng hợp lý, bố
trí phôi liệu, dụng cụ, gá lắp để thao tác được thuận tiện, an toàn.
 Kiểm tra dụng cụ, gá lắp trước khi làm việc: bàn nguội kê chắc chắn, Êtô kẹp chặt
trên bàn nguội, các dụng cụ như búa, đục, cưa…được lắp chắc chắn.
 Kiểm tra độ tin cậy, an toàn của các phương tiện nâng chuyển khi gia công vật
nặng, độ an toàn của các thiết bị điện.
Trong thời gian làm việc
 Chi tiết phải được kẹp chắc chắn trên Êtô, tránh nguy cơ bị tháo lỏng, rơi trong khi
thao tác.
 Dùng bàn chải làm sạch chi tiết gia công và phoi, mạt thép, vảy kim loại trên bàn
nguội (không được dùng tay làm các công việc trên)
 Khi dùng đục chặt cắt kim loại cần chú ý hướng kim loại rơi ra để tránh hoặc dùng
lưới, kính bảo vệ.
Khi kết thúc công việc
 Thu gọn, xếp đặt gọn gàng lại chỗ làm việc
 Để dụng cụ, gá lắp, phôi liệu vào đúng vị trí quy định
 Các chất dễ gây cháy như dầu thừa, giẻ dính dầu…cần thu dọn vào các thùng sắt,
để chỗ riêng biệt.

Câu 2. Khái niệm cơ bản của ren?


Nếu trên một hình trụ tròn đường kính d, ta lấy một miếng giấy hình tam giac vuông có
cạnh đáy AB là chu vi hình trụ (d), chiều cao BC = s, đem quấn lên hình trụ đó thì cạnh
huyền AC sẽ vẽ thành đường cong trên mặt trụ và đường cong đó gọi là đường xoắn vít
Miếng giấy tam giác đó có thể quấn theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim
đồng hồ. Khi quấn vào mà đường cong đi lên dần theo bên phải (a) thì gọi đó là đường
xoắn phải (hướng ren phải), còn đường cong đi lên theo bên trái (b) thì gọi là đường xoắn
trái (hướng ren trái).
Như vậy nếu trên ống trụ đó có những rãnh xoắn có hình dạng, chiều sâu thì sẽ
được những đường ren. Nếu cắt dọc theo mặt cắt của đường ren có thể thấy hình dạng
của đường ren hoặc mặt cắt của trục ren và người ta gọi đó là profin ren (dạng ren).
Trên mặt cắt của trục ren có thể có một đường xoắn vít (ren một đầu mối) hoặc
nhiều đường xoắn vít (ren nhiều đầu mối). Ngoài dạng ren, hướng ren, số đầu mối ren,
ren còn có các thông số khác như: bước ren, góc profin ren, chiều sâu ren, đường kính
ngoài, đường kính trung bình, đường kính chân ren…
Câu 3.Các sai sót, hư hỏng khi lấy dấu ?
Phần lớn các sai hỏng khi lấy dấu là:
 Kích thước, vị trí các đường vạch vạch dấu không tương ứng với kích
thước cho trên bản vẽ, nguyên nhân do tay nghề thấp, do thiếu cẩn thận khi vạch dấu
hoặc do dụng cụ lấy dấu không chính xác.
 Đường vạch dấu trên phôi không thực hiện được do phôi chế tạo kém chính
xác.
 Đường vạch dấu không rõ nét, hoặc quá rộng, hoặc có nhiều đường sát
nhau, do vạch dấu nhiều lần không đúng quy cách.
Khi vạch dấu, ngoài dủng các dụng cụ vạch dấu kể trên, còn dùng các chi tiết mẩu,
dưỡng mẫu để vạch dấu theo biên dạng. Vạch dấu kiểu này được gọi là vạch dấu theo sản
phẩm.
Câu 4 Khoan lỗ thường dùng khi nào? Chất lượng gia
công sau khi khoan
Khoan lỗ là phương pháp gia công lỗ trên vật liệc đặc bằng dụng cụ là mũi khoan.
Khoan lỗ thường dùng trong công việc nguội để khoan các lỗ lắp bulông, vít để kẹp các
chi tiết với nhau, khoan lỗ trước khi cắt ren lỗ (tarô), khoan các lỗ dùng để đóng chốt
định vị các chi tiết với nhau, khoan để cắt đứt các tấm kim loại, khoan các vít gãy trong
lỗ dùng trong công việc sữa chữa…
Khoan rộng lỗ là khoan mở rộng lỗ có sẵn bằng mũi khoan có đường kính lớn hơn.
Chất lượng bề mặt và độ chính xác sau khi khoan đạt được thấp, chỉ đạt cấp chính xác 12
– 13, độ nhám bề mặt Rz80 – Rz40 (trừ khoan nòng súng), để khoan đạt độ chính xác
nhỏ hơn 0,1 mm đòi hỏi phải điều chỉnh máy cẩn thận, mũi khoan được mài chính xác và
khi khoan phải dùng bạc dẫn hướng mũi khoan.
Câu 5. Các nguyên tắc an toàn lao động khi khoan?
1. Máy khoan phải được nối mát trước khi sử dụng. Các bộ phận chuyển động như
bộ truyền đai, bộ truyền bánh răng phải được che chắn cẩn thận.
2. Chi tiết trước khi khoan phải được kẹp chắc chắn trên bàn máy hoặc trên đồ gá
kẹp chặt trên bàn máy, chi tiết nhỏ kẹp trên êtô. Không được giữ chi tiết bằng tay khi
khoan. Không được gá và thay dụng cụ khi trục chính còn đang quay.
3. Không được thổi phoi trên bàn hoặc ở trong lỗ, cầm phoi bằng tay, phải dùng bàn
chải, móc để dọn phoi.
4. Khi khoan phải mặc gọn gang, áo cài cúc, tay áo xắn cao, tóc dài phải buộc gọn
gang, đội mũ công tác.
5. Khi khoan kim loại có độ giòn cao, cần đeo kính bảo hiểm để tránh phoi vụn bằn
vào mắt.
Câu 6 Những nguyên tắc cần chú ý khi cưa cắt kim
loại ?
Khi cưa, cắt kim loại cần tuân theo những nguyên tắc sau :
1. Chọn lưỡi cưa theo vật cần cưa (độ cứng, hình dạng, kích thước…)
2. Kẹp chặt lưỡi cưa trên khung sao cho hướng lưỡi cắt theo hướng của hành trình
làm việc khi cưa. Lưỡi cưa kẹp chặt vừa đủ, tránh xoắn, vặn.
3. Khi thao tác cần đẩy lưởi cưa trên suốt chiều dài.
4. Khi cưa, không đẩy lưỡi cưa quá nhanh (> 30 ÷ 60 hành trình/phút), khi đó ma
sát, nhiệt cắt lớn làm lưỡi cưa mau mòn. Khi đẩy cưa phải nhẹ nhàng, đều, không giật,
lắc.
5. Không đẩy cưa đi đến cuối lưỡi cưa, vì khi chạm vào đầu nối có thể nới lỏng lưỡi
cưa đã kẹp trên khung.
6. Khi cưa cần bôi trơn lưỡi cưa bằng dầu khoáng, tránh để nhiệt cắt lớn làm lưỡi
cưa bị non, giảm độ cứng.
7. Khi cưa vật liệu là đồng, đồng đỏ, phoi đồng bám vào lưỡi cưa làm lưỡi cưa không cắt,
chỉ trượt đi. Khi đó nên dùng lưỡi cưa mới và thường xuyên lau sạch phoi trên lưỡi cưa.

Câu 7.Tư thế của người công nhân khi cưa, cắt kim
loại ?
Chi tiết cần cắt được kẹp chặt trên êtô nguội, khoảng cách giữa êtô và người thợ
khoảng 200 mm. Khi thao tác người thợ đứng thẳng, chếch một góc 45° so với đường
tâm của êtô (hình 6.5), chân phải tạo với chân trái một góc 60 ÷ 70°. Người thợ dùng cả
hai tay giữ cưa, tay phải giữ chặt tay nắm của khung cưa trong lòng bàn tay tay trái đặt ở
phần cuối của khung cưa . Áp lực lưỡi cắt lên bề mặt cần cưa thực hiện bằng tay trái, còn
tay phải thực hiện chuyển động đẩy lưỡi cưa đi lại đều

Câu 8.Nắn kim loại là gì ? Nắn thường dùng khi nào?
Nguyên công nguội dùng đề nắn thẳng, sửa các phôi liệu, chi tiết bị uốn, cong vênh
gọi là nắn thẳng.
Nắn thẳng thường dùng để nắn các phôi tấm sau khi cắt hoặc bị cong trong quá trình
làm việc, phôi hàn, chi tiết sau khi luyện bị cong vênh ; nắn thẳng chỉ dùng nắn các chi
tiết có tính dẻo (thép, đồng…), không dùng để nắn các chi tiết có vật liệu giòn.
Nắn thẳng được thực hiện theo hai phương pháp : nắn bằng tay, dùng búa nắn chi
tiết trên đe hoặc trên đế ngang và nắn bằng máy dùng truc lô để nắn, nắn trên máy ép và
các đồ gá khác.
Nắn bằng tay sử dụng búa nắn đầu tròn (không dùng búa đầu vuông). Búa phải
được tra cán chắc chắn, đầu búa phải phẳng, nhẵn.
Khi nắn các băng, dãi kim loại mỏng có thể dùng bàn phẳng bằng gỗ hoặc bằng kim
loại để là phẳng.
Nắn bằng máy thường dùng máy nắn chuyên dùng có các trục lô để nắn, khi đưa các
chi tiết qua giữa các trục nắn đang quay, chi tiết sẽ được nắn thẳng. Nén trên máy ép,
phôi được đỡ trên hai gối đỡ, khi máy ép đi xuống sẽ nắn thẳng các chi tiết cong vênh.
Nắn thẳng có thể nắn nguội hoặc nắn có gia nhiệt ; khi nắn có gia nhiệt, chi tiết
được nung nóng trước khi nắn, nhiệt độ nung trong khoảng 800 – 1000 0 (cho thép), 350 –
4700 (cho hợp kim nhôm). Việc chọn cách nắn tùy thuộc vào độ cong vênh, kích thước
sản phẩm, đặc tính của phôi liệu.
Câu 9.Hãy nêu cách cầm giũa và tư thế của người thợ
khi thao tác giũa kim loại ?
Chất lượng bề mặt sau khi giũa phụ thuộc vào tư thế đứng của người công nhân,
cách cầm giũa và thao tác khi giũa. Khi giũa chi tiết được kẹp trên êtô, chiều cao êtô cần
chọn để vị trí của tay khi làm việc tạo thành góc vuông so với cánh tay kể từ vai. Thân
của người thợ tạo thành góc 45° so với cạnh của má êtô .
Bàn chân trái đặt cách cạnh của bàn nguội một khoảng 150 ÷ 200 mm, góc bàn chân
hướng về bàn nguội khoảng 30°, chân phải tạo góc 75°, mặt hướng về hướng chuyển
động của giũa khi thao tác. Tay phải người thợ nắm cán giũa, ngón cái đặt trên cán dọc
theo chiều dài của giũa; tay trái tỳ nhẹ trên mặt giũa để tạo áp lực, tay phải tạo lực đẩy;
khi đẩy giũa, lực tỳ khi đẩy phải đều.
Câu 10.Giũa thường được sử dụng khi nào?
Giũa bề mặt kim loại là phương pháp gia công nguội hớt đi một lớp kim loại trên bề
mặt của chi tiết gia công bằng dụng cụ là cái giũa.
Giũa dùng để sửa nguội các chi tiết khi lắp ráp, giũa nguội tạo nên chi tiết có hình
dáng, kích thước yêu cầu, sửa các mép cạnh chi tiết trước khi hàn.
Giũa chia ra giũa thô và giũa tinh tùy theo loại giũa, độ chính xác khi giũa đạt 0,05 mm,
nếu giũa cẩn thận có thể đạt 0,02 ÷ 0,01mm. Lượng dư khi giũa từ 0,025 – 1mm

Câu 11.Trình tự công việc khi giũa mặt phẳng và cách


kiểm tra sau khi giũa ?
Giũa các mặt phẳng thường dùng các loại giũa dẹt phẳng răng chéo (thô và tinh).
Trước khi giũa cần vạch dấu các bề mặt, xác định vị trí tương quan của các bề mặt theo
bản vẽ chi tiết để bảo đảm lượng dư khi giũa, tránh phế phẩm. Sau đó kẹp chặt chi tiết
trên êtô ở vị trí nằm ngang, bề mặt cần giũa cao hơn má êtô 4 ÷ 7 mm rồi tiến hành giũa
mặt phẳng đầu tiên. Kiểm tra độ song song khi giũa bằng compa đo ngoài hoặc thước
cặp. Để kiểm tra độ phẳng của bề mặt thường dùng thước kiểm đặt ở các vị trí khác nhau
(dọc, ngang, chéo) trên mặt phẳng và đánh giá độ phẳng bằng khe sáng giữa thước kiểm
và mặt phẳng gia công.
Giũa các mặt phẳng hợp thành một góc: Khi giũa để tạo thành góc vuông bên trong
thường gặp nhiều khó khăn hơn. Khi giũa các mặt phẳng này thường để cạnh bên giũa
không có đường vân hướng về phía cạnh trong của góc vuông. Trước hết gia công mặt
phẳng rộng A, B bằng giũa thô và giũa mịn sau đó giũa các mặt trong C, D và giũa mặt
đầu thước góc theo chiều cao yêu cầu. Cuối cùng dùng giũa mịn gia công lần cuối các bề
mặt, loại bỏ các cạnh sắc, gờ, bavia trên bề mặt.

Câu 12. An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong


xưỡng hàn ?
- Không dùng khí nén còn hơi ẩm thổi vào bộ phận cách điện của máy.
- Cắt điện nguồn vào máy trước khi sửa chữa các hỏng hóc.
- Chỉ tiến hành điều chỉnh cường độ hàn và cực tính khi không hàn.
- Phải xin phép người có trách nhiệm trước khi đóng hoặc mở hệ thống điện máy
hàn.
- Phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi đấu điện nguồn vào máy.
- Bảo dưỡng máy hàn theo định kỳ (3 hoặc 6 tháng một lần).
Câu 13.Các hỏng hóc thông thường của máy hàn và
biện pháp khắc phục đối với máy hàn điện 1 chiều ?
Sự cố Nguyên nhân Phương pháp xử lý
Mô tơ của máy Mô tơ cảm ứng ba pha đấu Cho thay đổi cực điện 2
hàn điện một sai với lưới điện. trong ba dây pha.
chiều quay ngược.
Sau khi mở máy, - Có 1 trong 3 cầu chì của - Thay cầu chì.
tốc độ quay của 3 pha bị cháy.
máy rất chậm và - Dây pha không tiếp điện. - Kiểm tra dây pha tiếp điện.
có âm thanh khác - Cuộn dây trong stato của - Quấn lại cuộn dây trong
thường. mô tơ điện bị đứt. stato.
Máy hàn điện một - Quá tải. - Ngừng máy, giảm dòng
chiều quá nóng. điện hàn.
- Cuộn dây rô to trong - Cho sửa chữa lại.
máy phát điện chập mạch.
- Cổ góp điện bị chập - Cho sửa chữa lại.
mạch.
- Cổ góp điện không sạch. - Chùi sạch bề mặt cổ góp
. điện.
Chổi điện than có - Chổi điện than và cổ góp - Lau sạch mặt tiếp xúc của
tia lửa. điện tiếp xúc không tốt. chổi điện than và cổ góp
điện.
- Chối điện than bị kẹt. - Điều chỉnh khe hở chổi
điện than.
- Miếng mi ca của cổ góp - Cắt bớt miếng mi ca cho
điện lòi ra. thấp hơn bề mặt của cổ góp
điện 1mm.
Câu 13.Các hỏng hóc thông thường của máy hàn và
biện pháp khắc phục đối với máy hàn điện xoay
chiều ?
Sự cố Nguyên nhân Phương pháp xử lý
Máy biến thế của - Quá tải. - Giảm bớt dòng điện hàn.
máy hàn quá nóng. - Cuộn dây biến thế bị chập - Cho sửa chữa lại.
mạch.
Chỗ nối dây của Vít chỗ nối dây hơi lỏng. Vặn chặt vít.
dây dẫn quá nóng.
Trong quá trình - Vật hàn với cáp điện tiếp - Cho vật hàn với cáp điện
hàn, dòng điện khi xúc không tốt. tiếp xúc chặt chẽ với nhau.
lớn khi nhỏ. - Phần động của bộ điều - Hạn chế sự rung của phần
chỉnh dòng điện bị rung động bộ điều chỉnh dòng
theo sự chấn động của máy. điện theo nhiều cách.
Khi hàn, lõi sắt di - Vít hãm hoặc lò so của lõi - Vặn chặt vít, điều chỉnh
động phát ra tiếng sắt quá lỏng. sức kéo của lò so.
kêu lớn. - Cơ cấu di động của phần - Kiểm tra sửa chữa cơ cầu
động của lõi sắt đã bị mòn. di động.
- Cuộn dây sơ cấp hoặc thứ - Cho sửa chữa lại.
cấp bị chập mạch.
Vỏ ngoài của máy Sự cách điện giữa cuộn dây Cho sửa chữa lại.
hàn điện có điện. với vỏ ngoài hoặc cuộn dây
với lõi sắt đã bị hỏng.

Câu 14.Hãy nêu các bước thực hành bảo dưỡng máy
hàn ?
Stt Nội dung các bước Hình minh họa Hướng dẫn sử dụng
công việc
- Bảo dưỡng các đầu - Tháo các đầu nối dây (Cose),
nối dây điện nguồn dùng giấy nhám đánh sạch lớp
1 trên bảng điện. oxit trên bề mặt.
- Hút (thổi) bụi bên - Dùng máy nén khí hoặc máy hút
trong máy hàn. bụi để làm sạch bụi trong các
cuộn dây.
2 Bảo dưỡng hệ thống Tra mỡ vào các trục vít điều chỉnh
cơ học. cường độ hàn.
3 Kiểm tra tình trạng Dùng đồng hồ VOM để kiểm tra
cách điện. tình trạng cách điện của vỏ máy.
Câu 15. Hãy nêu các bước bảo quản máy hàn điện ?
Nếu sử dụng và bảo quản hợp lý thì kéo dài được thời gian sử dụng, tính năng
công tác ổn định, bảo đảm sản suất. Công tác bảo quản như sau:
* Máy hàn điện phải đặt nơi khô ráo, không để gần nơi nóng quá, thân máy
phải vững vàng.
* Điện thế phải phù hợp với máy hàn.
* Điều chỉnh dòng điện và cực tính phải tiến hành khi không hàn.
* Không sử dụng dòng điện hàn quá mức qui định của máy hàn.
* Các đầu nối của máy hàn điện với cáp điện hàn phải tiếp xúc tốt, luôn luôn
kiểm tra tình trạng của dây cáp điện để tránh tình trạng chập mạch.
* Vệ sinh máy định kỳ, thường xuyên làm sạch bụi bẩn bên trong máy.
* Thường xuyên kiểm tra tình hình tiếp xúc của chổi điện than với cổ góp
điện của máy hàn một chiều, phải làm sạch những mặt than trên mặt cổ góp điện
cho bóng sạch.
* Những nơi thường xuyên bị ma sát, luôn luôn bôi trơn bằng dầu mỡ.
* Định kỳ kiểm tra dây tiếp đất của vỏ máy hàn điện để bảo đảm an toàn.
* Khi máy hàn điện gặp sự cố phải lập tức ngắt nguồn điện, tìm cách xử lý.
Xử lý sự cố: tùy loại máy hàn mà có cách xử lý sự cố khác nhau.
Câu 16. Hãy nêu Khái niệm hồ quang ?
Khi hàn, cho que hàn tiếp xúc với vật hàn để sinh ra chập mạch. Do điện trở
tiếp xúc và dòng điện chập mạch sinh ra nhiệt độ cao, làm cho điểm tiếp xúc giữa 2
cực điện đến trạng thái nóng trắng, sau đó nhanh chóng nâng ngay que hàn lên
cách vật hàn một khoảng ngắn, lúc này không khí giữa đầu que hàn với vật hàn
biến thành thể khí dẫn điện, sinh ra nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh. Hiện tượng này
được gọi là hồ quang.
Câu 17. Hãy nêu các phương pháp gây hồ quang ?
1. Phương pháp ma sát
Phương pháp này gần giống như cách đánh diêm: cho que hàn vạch lên
bề mặt vật hàn, khi đã phát sinh ra hồ quang thì nhân lúc kim loại chưa bắt đầu
cháy nhiều, lập tức giữ chiều dài hồ quang ổn định từ 2 - 4 mmm. Phương pháp
này dễ thực hiện, nhưng nếu thao tác không chính xác thì dễ làm hỏng vật hàn.

2. Phương pháp mổ thẳng


Que hàn tiếp xúc thẳng với mặt vật hàn, cho đầu que hàn và vật hàn đụng
nhẹ vào, khi phát sinh hồ quang thì giữ chiều dài hồ quang ổn định từ 2 - 4 mm để
hồ quang cháy đều. Phương pháp này tương đối khó thực hiện, thường dễ làm hồ
quang bị tắt hoặc chập mạch. Nó dùng để thực hiện trên bề mặt công tác nhỏ.
Ngoài ra, có thể gây hồ quang bằng cách không cho que hàn tiếp xúc với vật
hàn nhưng yêu cầu nguồn điện phải có điện áp lớn và tần số cao; đồng thời khi gây
hồ quang cần giữ khoảng cách giữa que kàn và vật hàn trong khoảng từ 2 - 4 mm.
Trong quá trình gây hồ quang, nếu thấy hiện tượng que hàn dính vào vật
hàn, chỉ cần lắc que hàn qua hai bên trái, phải thì có thể tách que hàn khỏi vật hàn.
Nếu lúc này que hàn vẫn không tách khỏi vật hàn được thì lập tức nhả miệng kềm
hàn ra.
Câu 18. Mối hàn giáp mí là gì ?
- Là mối hàn nối cạnh của hai chi tiết tạo thành một mặt phẳng.
- Khi bề dày của vật hàn  5 mm, nếu không có yêu cầu đặc biệt thì không cần vát
mép;
- Khi hàn nên dùng que hàn có đường kính 3.2 mm, dòng điện hàn từ 96  128A,
chiều sâu nóng chảy bằng 2/3 bề dày chi tiết hàn;
- Đường chuyển động của que hàn có thể sử dụng kiểu đường thẳng hoặc chuyển
động tròn, góc độ của que hàn là: 1= 600  800 ; 2= 900. Que hàn di chuyển với
tốc độ chậm, và ổn định để mối hàn đạt được độ ngấu tốt.

Câu 19.Quy trình thực hiện mối hàn giáp mí ?


Quy trình thực hiện mối hàn giáp mí.
1. Phân tích bản vẽ.

- Hướng dẫn cách đọc bản vẽ thiết kế mối hàn;


- Cách đọc các ký hiệu mối hàn trên bản vẽ.
2. Chuẩn bị phôi hàn.

- Kiểm tra kích thước phôi hàn;


- Làm sạch khu vực mối hàn bằng bàn chải kẽm hoặc máy mài cầm tay
(khoảng 30mm tính từ mép chi tiết hàn).
3. Kiểm tra nguồn điện, máy hàn và các dụng cụ hỗ trợ khác.
- Kiểm tra nguồn điện đấu nối với máy hàn;
- Kiểm tra máy hàn và các đầu dây ra (đấu nối giữa máy hàn và kẹp mát,
kềm hàn, đảm bảo các khu vực đấu nối phải được tiếp xúc tốt).
4. Chọn chế độ hàn
Chế độ hàn là tổng hợp các tính chất cơ bản của quá trình hàn, để bảo đảm
nhận được mối hàn có hình dạng, kích thước mong muốn. Đặc trưng cho chế độ
hàn là:
* Đường kính que hàn;
* Cường độ dòng điện hàn;
* Điện thế của hồ quang;
* Tốc độ hàn.
4.1. Đường kính que hàn
- Trong trường hợp chung, quan hệ giữa đường kính que hàn với bề dày chi
tiết hàn có thể dùng công thức sau:

d = /2 + 1
d - đường kính que hàn (mm)
 - bề dày chi tiết hàn (mm)
Ví dụ: Ta có bề dày chi tiết hàn là  = 4 mm. Vậy đường kính que hàn được
tính như sau:
d = 4/2 + 1
d = 3 mm (chọn que hàn có đường kính 3,2 mm)
4.2. Cường độ hàn
Cường độ ảnh hưởng đến chất lượng mối hàn, gồm các yếu tố:
- Ih quá lớn: mối hàn dễ khuyết chân, bị thủng, tính chất kim loại thay đổi;
- Ih quá nhỏ: mối hàn thẩm thấu không tốt, có lẫn xỉ, giảm cơ tính.
Có thể dùng công thức thực nghiệm sau:
Ih = k x d

Ih: Cường độ dòng điện hàn (A)


d: Đường kính que hàn (mm)
k: hệ số (30  40)
Ví dụ: khi ta chọn được đường kính que hàn là 3,2 mm. Vậy cường độ
dòng điện hàn sẽ là:
Ih = k x d
Ih = (30  40) x 3,2
Ih = 96A  128A
4.3. Điện thế hàn
Chiều dài hồ quang ảnh hưởng đến điện thế hàn khi:
- Hồ quang ngắn: điện thế thấp;
- Hồ quang dài: điện thế cao;
Khi hàn hồ quang quá dài, sẽ gặp những bất lợi sau:
- Hồ quang không ổn định;
- Độ sâu nóng chảy ít;
- Dễ sinh thể khí có hại (khí Nitơ, ôxy), phát sinh lổ hơi tại mối hàn.
4.4. Tốc độ hàn
- Ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất hàn;
- Cần chọn đường kính que hàn lớn để tăng tốc độ hàn.

5. Hàn đính

Mối hàn đính phải được tiến hành trước khi thực hiện đường hàn. Do đó, khi hàn
đính phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Khoảng cách giữa các mối hàn đính bằng 40  50 lần bề dày của chi tiết hàn
nhưng không quá 300mm;
- Chiều dài của mối hàn đính bằng 3  4 lần bề dày chi tiết hàn nhưng không quá
30mm;
- Chiều cao mối hàn đính bằng 0.5  0.7 lần bề dày chi tiết hàn.

6. Thực hiện đường hàn


- Sử dụng que hàn loại thông dụng E6013 (hệ Kali, Titan; sử dụng dòng điện
AC, DC± có đường kính 3,2 mm;
- Điều chỉnh cường độ dòng điện từ 96A đến 128A;
- Gây hồ quang tại tấm thép phế liệu bên cạnh cho cháy đỏ đầu que hàn;
- Đưa que hàn vào vị trí đầu đường hàn và bắt đầu hàn;
- Điều chỉnh góc độ của que hàn là: 1= 600  800 ; 2= 900;
- Áp dụng chuyển động thẳng hoặc chuyển động tròn;
- Chiều dài hồ quang ổn định (từ 2  4mm);
- Dùng hồ quang chớp để lấp đầy rãnh hàn.

7. Kiểm tra - Hoàn tất


- Gõ xỉ, dùng bàn chải kẽm đánh sạch phần khói bụi bám chung quanh mối
hàn;
- Kiểm tra các khuyết tật của mối hàn (lệch trục, hàn chưa ngấu, lổ hơi).
Câu 20.Các dạng sai hỏng thường gặp và cách xử lý
khi thực hiện mối hàn giáp mí ?
CÁC SAI HỎNG
STT NGUYÊN NHÂN CÁCH XỬ LÝ
THƯỜNG GẶP
- Chưa quan sát được - Chú ý quan sát sự
3.1. Mối hàn lệch trục
mối hàn. hình thành bể hàn.
- Dòng điện hàn quá - Tăng cường độ
nhỏ hoặc tốc độ hàn hoặc giảm tốc độ
nhanh. hàn.
- Chiều dài hồ quang
3.2. Hàn chưa ngấu lớn. - Kiểm soát chiều dài
hồ quang (từ 2
4mm).

- Khu vực thực hiện - Làm sạch khu vực


3.3. Lỗ hơi
mối hàn bị bẩn. thực hiện mối hàn.
Câu 21.Mối hàn góc là gì ?
- Là mối hàn nối hai chi tiết tạo thành một góc .
- Đường chuyển động của kềm hàn có thể sử dụng kiểu đường thẳng hoặc chuyển
động răng cưa, góc độ của que hàn là: 1= 600  800 ; 2= 450. Kềm hàn di chuyển
với tốc độ chậm, và ổn định để mối hàn đạt được độ ngấu tốt.
Câu 22. Hãy nêu quy trình thực hiện mối hàn góc ?
Quy trình thực hiện mối hàn góc
1. Phân tích bản vẽ.

- Hướng dẫn cách đọc bản vẽ thiết kế mối hàn;


- Cách đọc các ký hiệu mối hàn trên bản vẽ;
2. Chuẩn bị phôi hàn.

- Kiểm tra kích thước phôi hàn;


- Làm sạch khu vực mối hàn bằng bàn chải kẽm hoặc máy mài cầm tay
(khoảng 30mm tính từ mép chi tiết hàn).
3. Kiểm tra nguồn điện, máy hàn và các dụng cụ hỗ trợ khác.
- Kiểm tra nguồn điện đấu nối với máy hàn;
- Kiểm tra máy hàn và các đầu dây ra (đấu nối giữa máy hàn và kẹp mát,
kềm hàn, đảm bảo các khu vực đấu nối phải được tiếp xúc tốt).
4. Chọn chế độ hàn
Chế độ hàn là tổng hợp các tính chất cơ bản của quá trình hàn, để bảo đảm
nhận được mối hàn có hình dạng, kích thước mong muốn. Đặc trưng cho chế độ
hàn là:
* Đường kính que hàn;
* Cường độ dòng điện hàn;
* Điện thế của hồ quang;
* Tốc độ hàn.
4.1. Đường kính que hàn
- Trong trường hợp chung, quan hệ giữa đường kính que hàn với cạnh của
mối hàn có thể dùng công thức sau:
d = K/2 + 2
d - đường kính que hàn (mm)
K – cạnh của mối hàn (mm)
Ví dụ: Ta có cạnh của mối hàn là k = 4mm. Vậy đường kính que hàn được
tính như sau:
d = 4/2 + 2
d = 4 mm (chọn que hàn có đường kính 4 mm)
4.2. Cường độ hàn
Cường độ ảnh hưởng đến chất lượng mối hàn, gồm các yếu tố:
- Ih quá lớn: mối hàn dễ khuyết cạnh, bị thủng, tính chất kim loại thay đổi;
- Ih quá nhỏ: mối hàn hình thành không tốt, có lẫn xỉ, giảm cơ tính.
Có thể dùng công thức thực nghiệm sau:
Ih = k x d

Ih: Cường độ dòng điện hàn (A)


d: Đường kính que hàn (mm)
k: hệ số (30  40)
Ví dụ: khi ta chọn được đường kính que hàn là 4 mm. Vậy cường độ dòng
điện hàn sẽ là:
Ih = k x d
Ih = (30  40) x 4
Ih = 120A  160A
2.4.3. Điện thế hàn
Chiều dài hồ quang ảnh hưởng đến điện thế hàn khi:
- Hồ quang ngắn: điện thế thấp;
- Hồ quang dài: điện thế cao;
Khi hàn hồ quang quá dài, sẽ gặp những bất lợi sau:
- Hồ quang không ổn định;
- Độ sâu nóng chảy ít;
- Dễ sinh thể khí có hại (khí Nitơ, ôxy), phát sinh lổ hơi tại mối hàn.
5. Hàn đính

Hàn đính phải đảm bảo các nguyên tắc sau:


- Khoảng cách giữa các mối hàn đính bằng 20  50 lần bề dày của chi tiết
hàn nhưng không quá 300mm; Mối hàn đính phải được tiến hành trước khi thực
hiện đường hàn.
- Chiều dài của mối hàn đính bằng 3  4 lần bề dày chi tiết hàn nhưng không
quá 30mm;
6. Thực hiện đường hàn
- Sử dụng que hàn loại thông dụng E6013 (sử dụng que hàn có đường kính
4 mm;
- Điều chỉnh cường độ hàn trong khoảng 120A  160A;
- Đưa kềm hàn vào vị trí đầu đường hàn và bắt đầu hàn;
- Điều chỉnh góc độ của kềm hàn là: 1= 700  800 ; 2= 450;
- Áp dụng chuyển động thẳng hoặc chuyển động răng cưa;
- Dùng hồ quang chớp để lấp đầy rãnh hàn.
7. Kiểm tra - Hoàn tất
- Dùng bàn chải kẽm đánh sạch phần khói bụi bám chung quanh mối hàn;
- Kiểm tra các khuyết tật của mối hàn (lệch trục, khuyết cạnh, lổ hơi)

23.Hãy nêu các sai hỏng thường gặp và biện pháp Câu
khắc phục khi thực hiện mối hàn góc ?
. Các sai hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục
Stt Các sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp xử lý
- Cường độ hàn - Giảm cường độ và tốc độ hàn.
lớn, tốc độ hàn
1 Mối hàn khuyết cạnh. nhanh lượng kim
loại đắp vào mối
hàn giảm.
- Hồ quang dài - Điều chỉnh chiều dài hồ quang.
- Góc độ que hàn - Điều chỉnh góc độ que hàn.
không đúng.
2 Rổ khí - Sử dụng que hàn - Sấy hoặc thay đổi que hàn mới.
bị ẩm.
- Mối hàn không - Cường độ thấp. - Tăng cường độ hàn.
ngấu.
3 - Kim loại bám một - Góc độ que hàn - Thay đổi góc độ que hàn.
bên. chưa đúng.

You might also like