You are on page 1of 15

Khả năng tạo hình và chất lượng của chi tiết gia công khi tiện, khi

khoan – khoét – doa.


• Tiện:
- Khả năng tạo hình:
+ Tạo mặt trụ: Để tạo ra mặt trụ, chi tiết quay tròn, dao thực hiện chuyển động
chạy dao dọc song song đường tâm của chi tiết. Tiện trụ có thể là tiện mặt trụ
ngoài hoặc mặt trụ trong
+ Tiện mặt phẳng: Mặt phẳng trên chi tiết có thể tạo ra bằng tiện vát mặt. Dụng
cụ chuyển động trong mặt phẳng vuông góc với trục quay của chi tiết. Có thể vát
mặt ngoài hoặc mặt trong chi tiết
+ Tiện mặt côn (hay còn gọi tiện góc) : Tiện côn có thể là côn ngoài hoặc côn
trong
+ Tiện định hình: Để tạo chi tiết có mặt định hình tròn xoay ta có thể dùng
phương pháp tiện định hình bằng dao tiện định hình hoặc dao tiện ngoài (trên
máy tiện CNC).
+ Tiện ren : Bề mặt ren có thể tiện bằng dao tiện ren
- Khả năng đạt được độ chính xác, chất lượng bề mặt:
Độ chính xác của nguyên công tiện phụ thuộc nhiều yếu tố, gồm: + Độ chính
xác của bản thân máy tiện như độ đảo trục chính, sai lệch hoặc độ mòn của sóng
trượt, độ lệch tâm của ụ trước và ụ sau...
+ Độ cứng vững của hệ thống công nghệ
+ Tình trạng dao cụ
+ Trình độ tay nghề của công nhân.
Độ chính xác về vị trí tương quan như độ đồng tâm giữa các bậc của trục, giữa
mặt trong và mặt ngoài có thể đạt tới 0,01mm, tùy thuộc vào phương pháp gá đặt
phôi.
Năng suất của phương pháp tiện phụ thuộc nhiều yếu tố. Những yếu tố chính
như tốc độ cắt mà máy có khả năng đáp ứng, công suất của máy, vật liệu làm
dao, vật liệu và hình dạng kích thước của chi tiết gia công. Ngày nay, những
thành tựu về vật liệu dụng cụ cắt cũng như sự ra đời của những thế hệ máy mới
có độ chính xác và độ cứng vững cao cho phép chúng ta gia công đạt được năng
suất và chất lượng tốt
Khả năng tạo hình của khoan, khoét, doa
Trong thực tế có nhiều chi tiết có lỗ. Các lỗ này có thể thông hoặc không thông
Khoan, khoét, doa là những phương pháp gia công lỗ trên những chi tiết vật liệu
kim loại hay phi kim loại. Tùy theo hình dạng, kích thước, tính chất vật liệu, loại
phôi và chất lượng yêu cầu mà ta có thể chỉ cần khoan; khoan rồi doa; hoặc
khoan, khoét rồi doa hoặc khoét rồi doa.
Khoan, khoét, doa thường được tiến hành trên máy khoan, máy doa, máy phay,
tất nhiên cũng thường dùng kết hợp trên máy tiện.
• Khoan:
- Chất lượng bề mặt, khả năng đạt độ chính xác
+ Khoan có khả năng gia công được các lỗ có đường kính Φ 0,1 đến Φ 80mm,
nhưng phổ biến nhất là những lỗ Φ < 35mm. Do mũi khoan còn tồn tại về độ
chính xác hình dạng phần cắt và độ cứng vững, do đó khoan có độ chính xác
thấp về đường kính cũng như độ thẳng của lỗ được khoan. Mặt khác, do sai số về
độ không đồng tâm của phần cắt và phần chuôi, độ không đối xứng của các lưỡi
cắt qua tâm quay của mũi khoan, do vậy lỗ sau khoan thường bị lay rộng. Để hạn
chế điều này, các mũi khoan, khi chế tạo, kích thước thực của nó thường nhỏ hơn
kích thước danh nghĩa.
+ Sự giãn nở nhiệt của vật liệu gia công cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng độ
chính xác đường kính của lỗ sau khi khoan. Ví dụ, khi khoan nhôm bị giãn nở
nhiều, khi nguội bị co lại, kết quả đường kính lỗ sau khi khoan sẽ nhỏ hơn đường
kính của mũi khoan.
+ Độ chính xác gia công của khoan bằng mũi khoan ruột gà thấp, chỉ đạt cấp 12
đến 13 và Ra = 3,2 đến 12,5 μm, do đó chỉ phù hợp với các lỗ bắt bu lông. Đối
với các lỗ yêu cầu độ chính xác cao hơn, khoan chỉ là nguyên công gia công thô
và tạo lỗ ban đầu
+ Khoan còn là nguyên công (hay bước) chuẩn bị cho việc cắt ren lỗ tiêu chuẩn.
+ Đối với các lỗ đúc hay dập sẵn, nói chung không nên dùng khoan vì mũi khoan
có sức bền kém, không chịu nổi lớp vỏ cứng của lỗ và dễ bị lệch theo hướng của
lỗ đã được tạo sẵn.
+Khi khoan trên máy khoan hay máy phay, chi tiết đứng yên. Lỗ sau khi khoan
thường bị lệch do lưỡi cắt của mũi khoan khi mài không đối xứng. Còn khi
khoan trên máy tiện (chi tiết quay) lỗ sau khi khoan thường bị loe
+ Độ chính xác gia công của khoan bằng mũi khoan ruột gà thấp, chỉ đạt cấp 12
đến 13 và Ra = 3,2 đến 12,5 μm, do đó chỉ phù hợp với các lỗ bắt bu lông. Đối
với các lỗ yêu cầu độ chính xác cao hơn, khoan chỉ là nguyên công gia công thô
và tạo lỗ ban đầu
+ Khoan còn là nguyên công (hay bước) chuẩn bị cho việc cắt ren lỗ tiêu chuẩn.
+ Đối với các lỗ đúc hay dập sẵn, nói chung không nên dùng khoan vì mũi khoan
có sức bền kém, không chịu nổi lớp vỏ cứng của lỗ và dễ bị lệch theo hướng của
lỗ đã được tạo sẵn.
+Khi khoan trên máy khoan hay máy phay, chi tiết đứng yên. Lỗ sau khi khoan
thường bị lệch do lưỡi cắt của mũi khoan khi mài không đối xứng. Còn khi
khoan trên máy tiện (chi tiết quay) lỗ sau khi khoan thường bị loe
• Khoét:
- Khoét là phương pháp gia công lỗ được dùng trong những trường hợp
sau:
+ Cần nâng cao độ chính xác sau khi khoan.
+ Dùng làm nguyên công (hay bước) trung gian chuẩn bị cho nguyên công
doa.
+ Thay cho nguyên công khoan ở những chi tiết có lỗ đúc hoặc dập sẵn
có lớp bề mặt chai cứng.
- Chất lượng bề mặt, khả năng đạt độ chính xác
+ Nhìn bề ngoài mũi khoét tương tự như mũi khoan, nhưng có 3 hoặc 4
lưỡi cắt và không có lưỡi ngang. Độ cứng của mũi khoét cao hơn mũi
khoan. Ngoài mũi khoét trụ thông thường, tùy theo công dụng mà có
nhiều loại mũi khoét khác nhau như khoét lỗ bậc, khoét lỗ côn
+ Khoét đạt được độ chính xác và độ nhẵn bóng cao hơn khoan. Độ
chính xác có thể đạt từ cấp 10 đến 12 và Rz = 2,5 đến 10 μm. Với yêu
cầu tương đương, khoét có thể là nguyên công cuối.
• Doa:
- Doa là phương pháp gia công tinh lỗ sau khi đã được khoan hoặc khoan, khoét.
Doa được thực hiện trên máy khoan, doa hay máy tiện.
- Dao doa có độ cứng vững rất cao, lưỡi cắt thường bố trí không đối xứng nên
khắc phục được hiện tượng rung động. Dao có nhiều lưỡi cắt, các lưỡi này có
thể thẳng hoặc xoắn và góc trước có giá trị lớn do vậy doa có thể cắt được lớp
phoi rất mỏng.
- Khi doa thô chiều sâu cắt khoảng 0,25 đến 0,5mm, còn doa tinh chiều sâu cắt
khoảng 0,05 đến 0,15mm
- Chất lượng bề mặt, khả năng đạt độ chính xác
+ Doa là một phương pháp gia công lỗ thông dụng để đạt độ chính xác cấp 7 và
cấp 8 nhưng cần lưu ý một số trường hợp sau:
- Chỉ nên doa các lỗ có đường kính tới 80mm. Không nên doa các lỗ lớn và
không tiêu chuẩn.
- Không nên doa các lỗ ngắn, lỗ không thông, lỗ có rãnh. Khi doa các lỗ ngắn,
khả năng định hướng dao doa kém do đó lỗ dễ bị lay rộng. Nếu lỗ không thông,
sẽ không doa được tới đáy lỗ.
Các video tham khảo:
Quá trình tiện bằng CNC:
https://www.youtube.com/watch?v=_8au3bzYEsI
Quá trình khoan,doa, taro trên máy phay CNC:
https://www.youtube.com/watch?v=bkxmrWVyJJQ
Quá trình khoét và doa bằng máy phay:
https://www.youtube.com/watch?v=qyvhYf6JWFc

You might also like