You are on page 1of 11

Câu hỏi 3: Định nghĩa phương pháp rèn, trình bày cách

phân loại phương pháp rèn, gọi tên các phương pháp rèn
theo từng cách phân loại.

• Định nghĩa:
Rèn là một quá trình gia công biến dạng khối cơ bản trong đó
phôi được hình thành bằng biến dạng dẻo trong lòng khuôn do
lực nén của khuôn hoặc các dụng cụ tương tự tác dụng
lên.Phân loại theo “Nhiệt”, ta có “Rèn nóng” và “Rèn nguội”.
Có 3 phương pháp rèn cơ bản dựa trên “hình dạng khuôn” của
quá trình “rèn nóng” là: “Rèn khuôn hở” (open-die forging);
“Rèn khuôn kín” (closed-die forging); và “Rèn không bavia”
(flashless- forging).
• Rèn nguội: (cold forging)
Rèn nguội là quá trình tạo hình dưới nhiệt độ kết tinh lại của
vật liệu và đúc dưới nhiệt độ phục hồi. Trong sản xuất, việc
đúc phôi không gia nhiệt được gọi là rèn nguội.
• Rèn khuôn hở: (open-die forging)
Chi tiết được rèn nằm giữa đe và búa, dưới tác dụng lực của
búa và phản lực của đe chi tiết bị biến dạng
• Rèn khuôn kín: (closed-die forging)
Trong phương pháp rèn khuôn kín, sản phẩm có hình dạng của
lòng khuôn, hình dáng này có được khi phôi bị ép và biến dạng
dẻo trong lòng khuôn. Quá trình này thường được thực hiện ở
nhiệt độ cao để giảm các lực ép và đạt được yêu cầu tăng độ
dẻo của phôi.
• Rèn không bavia: (Flashless-forging)
Về nguyên lý, rèn không bavia giống như rèn khuôn kín. Tuy
nhiên, nó đòi hỏi cần tính toán chính xác thể tích sản phẩm từ
đó tạo phôi chính xác, phạm vi dung sai rất nhỏ, sản phẩm
không cần phải cắt bỏ bavia
Câu hỏi 4: Định nghĩa phương pháp đùn, giải thích sự khác
nhau giữa đùn trực tiếp và đùn gián tiếp, chỉ ra một số sản
phẩm được chế tạo bằng phương pháp đùn.
• Định nghĩa:
Đùn là một quá trình nén trong đó phôi kim loại buộc phải
chảy qua một khuôn hở để tạo ra tiết diện mong muốn. Một số
ưu điểm của phương pháp đùn:
- Tạo ra chi tiết có tiết diện đa dạng, nhất là đùn nóng;
- Cấu trúc hạt được cải tiến, tăng cơ tính của sản phẩm đặc biệt
khi đùn nguội;
- Độ chính xác kích thước khá cao;
- Mức độ sử dụng vật liệu cao
• Đùn trực tiếp (Direct Extrusion)
Đùn trực tiếp cho sản phẩm có lỗ và không có lỗ, tác dụng của
phần dịch chuyển kim loại bị biến dạng và chảy qua khuôn hở
tạo thành sản phẩm có tiết diện do hình dáng và kích thước
khuôn quyết định. Phôi được đưa vào thiết bị đùn gồm khuôn
hở cố định và bộ phận ép di động. Dưới tác dụng của lực ép,
kim loại bị biến dạng và thoát qua cửa của khuôn tạo thành sản
phẩm có tiết diện chính là hình dáng của khuôn. Hạn chế lớn
nhất của phương pháp này chính là ma sát giữa chi tiết và
thành của thiết bị đùn.
• Đùn gián tiếp (Indirect Extrusion)
Phương pháp đùn gián tiếp, thường áp dụng cho sản phẩm có
lỗ, ở đây khuôn là bộ phận di chuyển. Khi bộ phận ép di
chuyển, phôi đẩy ra theo chiều ngược lại khi so sánh với
phương pháp đùn trực tiếp. Phương pháp này giảm lực ép
nhưng giảm độ cứng vững của bộ phận ép cũng như kết cấu
của máy trở nên phức tạp.
Đùn trực tiếp Đùn gián tiếp
• Chiều thoát của sản phẩm • Chiều thoát của sản phẩm
cùng phương cùng chiều với cùng phương ngược chiều
lực ép với lực ép
• Sản phẩm của phương pháp đùn:
- Thanh nhôm
- Ống đồng,…
- Thanh nhựa, chất dẻo,…
Tài liệu tham khảo
Trần Doãn Sơn, Trần Anh Sơn, Hồ Triết Hưng. (2018). GIÁO TRÌNH
CÁC QUÁ TRÌNH CHẾ TẠO. Việt Nam: NXB ĐHQG TP.HCM

You might also like