You are on page 1of 3

Trường Đại Học Bách Khoa

Khoa Kỹ thuật Xây dựng


Bộ môn Cơ Lưu Chất

THÔNG TIN VỀ VIỆC HỌC MÔN CƠ LƯU CHẤT (CI2003)

I. Thông tin chung


Cơ Lưu Chất CI2003 là một môn cơ sở được giảng dạy cho nhiều ngành của trường
ĐHBK-HCM theo một đề cương thống nhất. Sinh viên học môn này trong cùng một đợt sẽ
học giống nhau và thi chung một đề. Điểm của môn Cơ Lưu Chất gồm 4 phần:
- Thi cuối kỳ: 45%
- Kiểm tra giữa kỳ: 20%
- Bài tập: 15%
- Thí nghiệm: 20%
Sinh viên sẽ được dự thi cuối kỳ môn Cơ Lưu Chất khi thỏa mãn đủ 2 điều kiện sau:
1. Nghỉ học không phép không vượt quá 3 buổi;
2. Hoàn thành thí nghiệm Cơ Lưu Chất;
II. Các học phần
II.1 Học phần lý thuyết
SV sẽ học phần lý thuyết của môn học trong 30 tiết (15 buổi) theo hình thức blended
learning trong đó có 12 buổi nghe giảng trên lớp và 3 buổi tự nghiên cứu. Để hỗ trợ cho việc
học, SV có thể tham khảo:
- Giáo trình và sách bài tập do Bộ môn biên soạn;
- Video tóm tắt bài giảng và trả lời các bài Quiz do Bộ môn soạn;
- Slide bài giảng, các file video và sách tham khảo riêng của giảng viên đứng lớp.
II.2 Học phần bài tập
SV cũng được hướng dẫn giải các bài tập trong các buổi học bài tập. Thời gian học bài
tập là 15 tiết. Buổi học bài tập được tách riêng khỏi các buổi học lý thuyết. SV cần phải chủ
động tự làm các bài tập và có thể trao đổi với GV trong các buổi hướng dẫn bài tập.
II.3 Thí nghiệm Cơ Lưu Chất
Thí nghiệm Cơ Lưu Chất là một phần của môn học Cơ Lưu Chất CI2003. SV sẽ học
phần này tại Phòng thí nghiệm Cơ Lưu Chất (cơ sở Q.10 hoặc cơ sở Linh Trung) theo từng
nhóm từ 3-5 SV. SV phải xem trước hướng dẫn và trước khi vào làm thí nghiệm SV sẽ phải
qua kiểm tra để xác nhận khả năng có thể hoàn thành thí nghiệm một cách tự lực. Nếu SV
không xem trước hướng dẫn và/hoặc kiểm tra mà không đạt yêu cầu sẽ không được vào làm
thí nghiệm.
Cuối buổi thí nghiệm SV sẽ làm một bài kiểm tra ngắn để đánh giá kết quả học bài thí
nghiệm làm ở tuần trước. SV được xem là hoàn thành thí nghiệm khi đi làm thí nghiệm đủ các
bài theo quy định, viết báo cáo và nộp lại báo cáo cho GV hướng dẫn và đạt điểm tối thiểu
theo quy định của P. Đào tạo.
III. Kiểm tra và Thi cuối kỳ môn Cơ Lưu Chất
III.1 Kiểm tra nhanh bài tập
Yêu cầu đầu ra đối với Sinh viên sau khi học xong môn Cơ Lưu Chất là tính toán và
trả lời được các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực Cơ học chất lỏng và chất khí. Vì vậy bài giảng
không chỉ nhằm cung cấp cho SV các nguyên lý của lĩnh vực mà còn dạy cho SV biết cách
vận dụng các nguyên lý vào tính toán các bài toán thực tế. Cuối mỗi nội dung của môn học,
sau khi nghe giảng lý thuyết và xem các ví dụ giải các bài toán, SV sẽ làm 1 bài trắc nghiệm
toán trong 15 phút online để đánh giá mức độ tiếp thu bài. Tổng cộng sẽ có 10 bài trắc nghiệm
và điểm trung bình của 8 bài có điểm cao nhất trong 10 bài được lấy làm điểm của cột Bài tập.
III.2 Kiểm tra giữa kỳ
Kiểm tra giữa kỳ Môn Cơ Lưu Chất (CI2003) được tiến hành theo hình thức trắc
nghiệm. Tùy tình hình kiểm tra giữa kỳ có thể là online hoặc offline. SV được phép sử dụng
tài liệu khi làm bài thi/ kiểm tra. Tài liệu gồm các ghi chép trên 1 tờ A4 cộng với các phụ lục
để tra cứu tra cứu nếu cần thiết. Đối với kiểm tra giữa kỳ không có sự khác biệt giữa 2 hình
thức online hoặc offline. Các thông tin chi tiết về bài kiểm tra như sau:
- Thời gian làm bài: 50 phút
- Nội dung kiểm tra: 3 chương đầu của môn học (Mở đầu,Tĩnh học lưu chất và Động
học lưu chất).
- Số lượng câu: Đề kiểm tra có 6 câu hỏi lý thuyết và 5 câu hỏi bài toán
o Mỗi câu hỏi lý thuyết có 4 phương án trả lời và SV chọn 1. Nếu chọn trúng SV
sẽ được 0,6 điểm. Không chọn hoặc chọn sai thì không tính điểm.
o Mỗi câu hỏi bài toán có 5 phương án trả lời và SV chọn 1. Nếu chọn trúng SV
sẽ được 2,0 điểm. Không chọn thì không tính điểm. Chọn sai thì bị trừ 0,4
điểm.
- Tổng điểm của đề là 13,6. Bài làm nhiều hơn 10 điểm thì sẽ tính là 10. Bài có điểm âm
thì tính là 0 điểm.
- Nếu kiểm tra offline, SV nộp lại đề cùng với phiếu trả lời trắc nghiệm.
III.3 Thi cuối kỳ
Thi cuối kỳ Môn Cơ Lưu Chất (CI2003) cũng được tiến hành theo hình thức trắc
nghiệm. Tùy tình hình thi cuối kỳ và kiểm tra giữa kỳ có thể là online hoặc offline. SV được
phép sử dụng tài liệu khi làm bài thi/ kiểm tra. Tài liệu gồm các ghi chép trên 1 tờ A4 cộng
với các phụ lục để tra cứu tra cứu nếu cần thiết.
a) Hình thức online:
- Thời gian làm bài: 60 phút
- Nội dung thi: 5 chương cuối của môn học (Động lực học lưu chất, Dòng chảy ổn định
trong ống có áp, Dòng chảy đều trong kênh hở, Dòng chảy 2 chiều có thế, Lớp biên-
lực cản-lực nâng).
- Số lượng câu: Đề thi có 8 câu hỏi lý thuyết và 7 câu hỏi bài toán
o Mỗi câu hỏi lý thuyết có 4 phương án trả lời và SV chọn 1. Nếu chọn trúng SV
sẽ được 0,45 điểm, không chọn hoặc chọn sai thì không tính điểm.
o Mỗi câu hỏi bài toán có 5 phương án trả lời và SV chọn 1. Nếu chọn trúng SV
sẽ được 1,5 điểm. Không chọn thì không tính điểm. Chọn sai thì bị trừ 0,3
điểm.
- Tổng điểm của đề là 14,1. Bài làm nhiều hơn 10 điểm thì sẽ tính là 10. Bài có điểm âm
thì tính là 0 điểm.
b) Hình thức offline:
- Thời gian làm bài: 100 phút
- Nội dung thi: toàn bộ 8 chương của môn học.
- Số lượng câu: Đề thi có 12 câu hỏi lý thuyết và 11 câu hỏi bài toán
o Mỗi câu hỏi lý thuyết có 4 phương án trả lời và SV chọn 1. Nếu chọn trúng SV
sẽ được 0,3 điểm. Không chọn hoặc chọn sai thì không tính điểm.
o Mỗi câu hỏi bài toán có 5 phương án trả lời và SV chọn 1. Nếu chọn trúng SV
sẽ được 0,9 điểm. Không chọn thì không tính điểm. Chọn sai thì bị trừ 0,18
điểm.
- Tổng điểm của đề là 13,5 điểm. Bài làm nhiều hơn 10 điểm thì sẽ tính là 10. Bài có
điểm âm thì tính là 0 điểm.
- SV nộp lại đề cùng với phiếu trả lời trắc nghiệm.
03/01/2023
Bm Cơ Lưu Chất

You might also like