You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TẠI ĐÀ NẴNG

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


NHẬP MÔN INTERNET & E-LEARNING – EG38

Sinh viên thực Trần Thị Ái Nhân


hiện:
Ngày sinh: 16/05/1999
Lớp: 0722.BDNAV218A
Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh
Địa điểm học: Trường trung cấp Âu Việt

Tp.HCM, Ngày 06 Tháng 11 Năm 2022


MỤC LỤC

I. Liệt kê các hoạt động HỌC trên hệ thống EHOU.................................................................3


1. Học Online...........................................................................................................................3
2. Học Offline...........................................................................................................................7
II. Liệt kê các nhiệm vụ học tập trên hệ thống EHOU..........................................................7
1. Một số nhiệm vụ học của sinh viên như sau:.....................................................................7
III. Hướng dẫn thao tác thực hiện nhiệm vụ học tập đối với học phần cụ thể....................11
1. Thao tác thực hiện vào “Môn học và làm bài LNTN”....................................................11
2. Tham gia lớp học Vclass:..................................................................................................14
I. Liệt kê các hoạt động HỌC trên hệ thống EHOU
1. Học Online
- Học lý thuyết: bao gồm học liệu điện tử, lớp học trực tuyến (Vclass), các
tài liệu tham khảo, bổ trợ.
+ Học với bài giảng điện tử, học liệu: Sinh viên tự học, tự nghiên cứu nội
dung học theo bài giảng điện tử, bài giảng text, học liệu trên hệ thống,
sách/giáo trình in ấn và tài liệu tham khảo. Sinh viên có thể sử dụng máy
tính bàn, laptop, Ipad, điện thoại để kết nối internet chủ động học tập, rèn
luyện.

+ Học lớp trực tuyến (Vclass): Sinh viên chủ động theo dõi lịch học trên
hệ thống EHOU để tham gia đầy đủ và đúng giờ vào lớp. Tại lớp học trực
tuyến (Vclass), giảng viên ôn tập, tóm tắt, tổng hợp kiến thức một cách
ngắn gọn và xúc tích nhất để học viên nắm nội dung của bài học; hoặc bổ
sung kiến thức rộng hơn của môn học để sinh viên có cái nhìn khách quan
và bồi dưỡng các kiến thức cần thiết cho sinh viên. Sinh viên và giảng viên
có thể trao đổi với nhau bằng việc chat trên khung chat hoặc bật mic tương
tác trực tiếp, thảo luận tương tác để hiểu bài và được giảng viên chia sẻ
thêm nhiều kiến thức hữu ích khác. Nội dung hỏi đáp sẽ xoay quanh kiến
thức học phần.

+ Các tài liệu tham khảo, bổ trợ: Sinh viên có thể vào mục tài liệu tham
khảo trên hệ thống EHOU để đọc, tìm hiểu hoặc tải về máy để xem. Ngoài
ra, sinh viên có thể tham khảo tài liệu ở các tài liệu trực tuyến trên google
đăng tải.
- Trao đổi hỏi đáp: bao gồm hỏi đáp trên diễn đàn lớp môn, lớp học trực tuyến
và hệ thống hỏi đáp (H113)
+ Thảo luận/ trao đổi thắc mắc trên diễn đàn lớp môn: Sinh viên thảo
luận, trao đổi với giảng viên và thảo luận với nhau trên Diễn đàn thảo luận
lớp môn hoặc tại các buổi học trực tuyến trên mạng (Vclass). Sinh viên có
thể đặt câu hỏi trên diễn đàn và nhận được câu trả lời của các bạn sinh viên
khác cùng câu trả lời chi tiết của giảng viên trong thời gian 48h, hoặc chậm
nhất là 72h. Sinh viên lưu ý: cần tích cực tham gia Diễn đàn thảo luận lớp
môn trong suốt quá trình học tập để trao đổi, thảo luận, tiếp nhận từ giảng
viên các bài tập, tài liệu bổ trợ, tham gia đầy đủ các buổi chuyên đề, các
buổi học Vclass để ôn tập các kiến thức đã học, trao đổi thảo luận với các
giảng viên và cập nhật các nội dung kiến thức mới.

+ Hệ thống hỏi đáp (H113): Tại đây sinh viên có thể đặt câu hỏi về các
môn học, các câu hỏi xoay quanh về vấn đề kỹ thuật, thời gian học tập hay
học phí… Sinh viên sẽ được nhận các câu trả lời từ Admin hoặc từ giảng
viên.

- Luyện tập thực hành: bao gồm sinh viên được hướng dẫn thực hành qua
video và làm bài luyện tập trắc nghiệm.
+ Video hướng dẫn thực hành: Video sẽ hướng dẫn sinh viên các làm bài
tập hoặc thực hành video (nếu có) trong quá trình học tập xuyên suốt tại
EHOU.
+ Làm bài tập, thực hành: Mỗi học phần có bài tập, trong mỗi video bài
giảng sẽ có phần bài tập trắc nghiệm, tóm lược nội dung chính để sinh viên
củng cố kiến thức đã học. Các video hướng dẫn thực hành (tuỳ theo học
phần) để sinh viên luyện tập, thực hành. Các bài tập chủ yếu theo hình thức
trắc nghiệm, số câu trắc nghiệm tuỳ theo học phần (từ 10 câu đến 30 câu)
cho một bài trắc nghiệm sau khi kết thúc một tuần học tập. Đối với các học
phần thực hành, sinh viên được yêu cầu nộp sản phẩm. Tuỳ theo yêu cầu
của từng học phần, việc đánh giá của quá trình học tập của sinh viên dựa
trên các hình thức: học trên hệ thống, làm bài tập trắc nghiệm, làm bài tập
trắc nghiệm giữa kỳ (điểm quá trình chiếm 10% và điểm kiểm tra giữa kỳ
chiếm 20%), tham gia lớp học trực tuyến (Vclass), tham gia Diễn đàn thảo
luận lớp môn.
- Kiểm tra đánh giá: bao gồm bài kiểm tra trắc nghiệm, bài tập nhóm và bài
tập kỹ năng.
+ Bài kiểm tra trắc nghiệm: gồm hai phần là bài tập luyện tập trắc nghiệm
(LTTN) và bài tập kiểm tra trắc nghiệm (KTTN), hai dạng bài tập này bắt
buộc sinh viên phải làm, bởi vì kết quả kiểm tra chiếm 30% trọng số điểm
trong quá trình học tập lớp môn đó. Cụ thể, bài LTTN chiếm 10% và bài
KTTN chiếm 20%. Nếu điểm quá trình, sinh viên cố gắng đạt điểm tuyệt đối
thì sinh viên đã nắm chắc 3 điểm và khi thi chỉ cần 2 điểm nữa là sinh viên đã
qua môn (Nói vậy không phải sinh viên không cố gắng trong công tác học bài
và làm bài thi, tuy nhiên ở những trường hợp bất đắc dĩ thì điều đó sẽ giúp ích
cho sinh viên rất nhiều). Ngoài ra, mỗi học phần có các bài tập, các video làm
bài khác nhau, tuỳ theo học phần sẽ có bài kiểm tra dưới các dạng hình thức
như sau: trắc nghiệm, từ luận, bài tập nhóm, bài tập kỹ năng, bài kiểm tra trên
lớp… Các yêu cầu và thời hạn hoàn thành các bài tập, bài kiểm tra được thông
tin trên kế hoạch học tập lớp môn ngay khi bắt đầu lớp môn. Sinh viên lưu ý:
chủ động sắp xếp thời gian và hoàn thành các bài tập trên hệ thống đúng thời
hạn (hệ thống sẽ đóng sau khi kết thúc thời hạn nộp bài để ghi nhận điểm, hệ
thống tự động ghi nhận điểm bài trắc nghiệm sinh viên, giảng viên sẽ chấm
trực tiếp trên hệ thống đối với bàu tự luận, bài tập nhóm và bài tập kỹ năng).
+ Bài tập nhóm, bài tập kỹ năng: Giảng viên sẽ chia nhóm cho sinh viên để
cùng nhau học và làm bài nhóm để lấy điểm quá trình (tuỳ học phần sẽ chia
nhóm để làm).
 Tóm gọn, để có thể học online một cách hiệu quả và các thiết bị cần có bao
gồm: Máy tính bàn, laptop, Ipad, Smartphone và đường truyền kết nối internet.
2. Học Offline
- Bao gồm: Việc sinh viên tự học với giáo trình; học tập trung, thảo luận theo
nhóm, theo chuyên đề; luyện tập – thực hành; thi tập trung tại địa điểm của
Trường hoặc Trạm đào tạo.
+ Trong quá trình học tập, nếu sinh viên có nhu cầu học tập trung có thể
đăng ký thông qua cố vấn học tập để nhà trường bố trí tổ chức lớp.
+ Sinh viên tự học với giáo trình: Sinh viên có thể học trong bài giảng
text, bài giảng text sẽ chi tiết từng nội dung hơn là bài giảng video và bài
giảng text sẽ giúp sinh viên giải đáp được nhiều câu trả lời trắc nghiệm hơn
so với bài giảng video. Ngoài ra, sinh viên chủ động sắp xếp thời gian để
đọc và tìm hiểu, cập nhật nội dung kiến thức mới trong tài liệu tham khảo.
+ Thi tập trung tại địa điểm Trường/ Trạm đào tạo:
 Các hình thức thi: tập trung tại Trạm đào tạo (làm bài thi trắc
nghiệm, tự luận, vấn đáp trực tiếp); nộp sản phẩm, báo cáo (bài tập
lớn/ tiểu luận/ thực tập); vấn đáp trực tuyến.
 Hình thức thi, thời gian dự kiến thi/ nộp sản phẩm, báo cáo được
thông báo trên Kế hoạch học tập lớp môn. Trước ngày thi 01 tuần,
sinh viên được thông báo lịch thi cụ thể cho từng học phần/ môn học
và danh sách dự thi. Sinh viên có thể ôn tập về môn học với các tài
liệu ôn tập trên hệ thống học tập và tham gia ôn tập tại buổi Vclass.
 Lưu ý: Ngân hàng đề thi sẽ độc lập với ngân hàng câu hỏi luyện tập,
kiểm tra. Nội dung câu hỏi kiến thức thi trong phạm vi kiến thức đã
học mà học liệu và giảng viên đã cung cấp.

II. Liệt kê các nhiệm vụ học tập trên hệ thống EHOU


1. Một số nhiệm vụ học của sinh viên như sau:
- Phải chủ động sắp xếp thời gian để hoàn thành việc học online trên Video
bài giảng hoặc bài giảng text.
- Hoàn thành các bài tập luyện tập trắc nghiệm (LTTN), kiểm tra trắc
nghiệm (KTTN), bài tập nhóm, bài tập kỹ năng … tuỳ theo từng học phần/
môn học.
- Tham gia đầy đủ và đúng giờ của các buổi Vclass, các chuyên đề online
(nếu có) tuỳ theo học phần/ môn học.
- Xem kết quả học tập: Để xem kết quả học tập, sinh viên có thể bấm vào
phần “Điểm số/đánh giá” ở menu bên trái của màn hình học phần. Để xem
điểm, sinh viên click chọn mục “Điểm”.
+ Sinh viên có thể lựa chọn xem điểm chi tiết của từng môn hoặc bảng điểm
các môn.

- Xem trang thông tin: Để vào trang thông tin cá nhân, từ menu bên trái
của trang Học trực tuyến (LMS), sinh viên chọn Trang cá nhân. Sau khi
click chọn mục “Trang cá nhân”, màn hình giao diện trang thông tin cá
nhân sẽ hiển thị như hình dưới đây:

+ Tại trang Thông tin cá nhân, sinh viên click vào “Thông báo” mục trên
menu ngang để xem danh sách các thông báo được gửi tới bạn.
+ Xem và sửa thông tin cá nhân:
 Để xem thông tin cơ bản, tại trang thông tin cá nhân, sinh viên click
vào tên của mình trên menu cột bên trái. Sinh viên theo dõi được
thông tin về bản thân khi được lưu lại trên hệ thống gồm họ tên, giới
tính, ngày sinh, email, số điện thoại, địa chỉ, tài khoản skype,
facebook, google, yahoo, lời giới thiệu về bản thân.
 Để sửa thông tin cá nhân, sinh viên click vào “Thông tin cá nhân”
mục ở menu bên trái của trang thông tin cá nhân. Ở màn hình giao
diện này, sinh viên được thay đổi cập nhật hình đại diện, tài khoản
skype, facebook, google, yahoo, đôi lời về tôi. Các thông tin cần cập
nhật trong trang này là không bắt buộc

+ Đổi mật khẩu:


 Để thay đổi mật khẩu, ở menu bên trái tại trang Thông tin cá nhân,
sinh viên click vào mục “Đổi mật khẩu”
 Để đổi mật khẩu yêu cầu sinh viên nhập đủ ba trường thông tin trên.
Mật khẩu cũ là mật khẩu mà sinh viên đang đăng nhập, mật khẩu mới
là mật khẩu sinh viên muốn thay thế. Đổi mật khẩu thành công, trang
sẽ tự động logout và sinh viên sẽ đăng nhập lại để vào lại hệ thống.
- Sử dụng website Hỗ trợ học tập (H113):
+ Truy cập website hỗ trợ học tập: Để vào website Hỗ trợ học tập H113, từ
menu bên trái của trang Học trực tuyến (LMS), sinh viên chọn “Trang
H113”. Sau khi truy cập, giao diện của hệ thống được hiển thị như hình
dưới đây:
 Câu hỏi:

 Đặt câu hỏi: Sinh viên có thể đặt câu hỏi cho cố vấn học tập lớp
hành chính, cố vấn học tập lớp môn, cán bộ hỗ trợ kỹ thuật bằng cách
bấm vào nút “Đặt câu hỏi” . Trang Đặt câu hỏi xuất hiện và sinh viên
điền các thông tin cần thiết và theo những yêu cầu đang hiện trên màn
hình.

- Hỗ trợ trực tuyến:


+ Sinh viên có thể trao đổi trực tiếp với cán bộ Hỗ trợ kỹ thuật (HTKT) qua
Skype. Để có thể sử dụng hình thức trao đổi này, sinh viên phải cài đặt phần
mềm Skype trên máy và đăng nhập tài khoản Skype của mình.
+ Khi tài khoản Skype được bật sáng: Cán bộ Hỗ trợ kỹ thuật đang
online, có thể trả lời câu hỏi của sinh viên ngay trong thời điểm đó.
+ Khi tài khoản Skype không online: Sinh viên gửi tin nhắn và cán bộ Hỗ
trợ kỹ thuật sẽ trả lời sau.
+ Ngoài ra, sinh viên phải cài phần mềm Utraview để đội hỗ trợ kỹ thuật hỗ
trợ nhanh nhất có thể.

- Tham gia các hoạt động khác:


+ Xem và gửi tin nhắn đến thành viên lớp học.
+ Các hoạt động chat
+ Các hoạy động thông báo
+ Xem các hoạt động sắp tới diễn ra
+ Đóng góp ý kiến
+ Xem các thông tin khác
 Sinh viên chủ động sắp xếp thời gian để xem nhanh và lưu lại những thông
tin cần thiết để học tập hiệu quả hơn.

III. Hướng dẫn thao tác thực hiện nhiệm vụ học tập đối với học phần cụ thể.
1. Thao tác thực hiện vào “Môn học và làm bài LNTN”
- Bước 1: Vào website http://learning.ehou.edu.vn/

- Bước 2: Chọn vào môn học mà sinh viên muốn học

+ Giao diện môn học như hình:


+ Nhấp vào bài giảng điện tử để học dưới dạng video media
=> Chọn “Vào lớp học”

+ Nhấp vào “Bài giảng text” để đọc bài giảng chi tiết:
- Bước 3: Quay lại giao diện môn học như ở bước 2_hình số
+ Nhấp chọn “Bài luyện tập trắc nghiệm 02 – LTTN02” như hình:

+ Sau đó nhập “Đổi mã khác” rồi chọn “Xác nhận”

- Bước 4: Làm bài và chọn “Nộp bàu và kết thúc” để nộp bài, kết thúc bài
kiểm tra.

- Bước 5: Xem kết quả bài kiểm tra


2. Tham gia lớp học Vclass:
Lớp học trực tuyến VClass được thực hiện theo lịch đã thông báo trước. Tại lớp
Vclass, sinh viên và giảng viên cùng kết nối tại một thời điểm. Sinh viên có thể
nhìn thấy liên kết tới lớp học Vclass được đặt vào tuần học tương ứng trong lịch
học. Để kết nối vào lớp học Vclass, sinh viên có thể sử dụng máy vi tính hoặc
máy tính bảng, điện thoại di động. Sinh viên cần lưu ý các buổi học Vclass được
điểm danh, yêu cầu được thông báo tại tài liệu Hướng dẫn học. Để chuẩn bị cho
buổi học trực tuyến VClass, sinh viên cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Kết nối với lớp học Vclass

+ Bấm chọn vào Lớp học trực tuyến Vclass 02 trong tuần học tương ứng
+ Bấm tham gia khi lớp học đã sẵn sàng

+ Ngoại ra: Nếu như sinh viên chưa tham gia đúng thời gian vào lớp và
muốn xem lại bài giảng Vclass thì sinh viên nhấp vào mục “Bài giảng video
mở rộng hoặc bài giảng Vclass ghi lại” để xem lại nội dung lớp học:
- Bước 2: Kết nối âm thanh và Mic
+ Chọn chế độ “Nghe và nói” nếu được cho phép bật micro hoặc chế độ
“Chỉ nghe”.

+ Nếu chọn chế độ “Nghe và nói”, hệ thống sẽ tự động kiểm tra micro của
sinh viên, nếu sinh viên nói mà có âm thanh phát ra thì bấm chọn “Đồng ý”,
nếu không có âm thanh phát ra thì thiết bị micro của sinh không đảm bảo,
chọn “Không” và quay trở lại chế độ chỉ nghe.

+ Tai nghe và microphone giúp cho sinh viên có thể nghe bài giảng và phát
biểu ý kiến của mình khi giảng viên cho phép.
- Bước 3: Trao đổi trên lớp học
+ Trên giao diện lớp học trực tuyến Vclass, sinh viên bấm chọn Public
Chat, nhập tin nhắn vào khung chat.
+ Sinh viên bấm chọn Public Chat/Thảo luận chung, sau đó gõ nội dung
vào ô chat, giao diện trao đổi hiển thị như hình dưới đây:
+ Nếu muốn phát biểu, sinh viên click chuột ở tên mình trên danh sách user
chọn Set Status. Bấm nút xin phát biểu (Raise) và chờ giảng viên cho phép.
Khi được giảng viên cho phép, sinh viên sử dụng microphone để phát biểu.

You might also like