You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Họ và tên: Vũ Ngọc Sơn MSV: 221001812

Lớp: CNTT D2021A - Khoa Khoa Học Tự Nhiên Và Công Nghệ

SDT: 0364761207

BÀI THU HOẠCH TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN K2021

Câu hỏi 1: Bạn hãy chia sẻ quan điểm cá nhân về việc đi làm thêm và dự định
của mình trong quá trình học tập tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội?

Trả lời:
-Theo cá nhân em, em thấy vấn đề này vẫn luôn có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng
chúng ta không thể phủ nhận được lợi ích của việc đi làm thêm:

+ Đầu tiên: Công việc làm thêm, làm part time sẽ cho chúng ta, đặc biệt là sinh
viên có thêm một khoản thu nhập, có thể không nhiều nhưng cũng đủ để trang
trải một phần trong sinh hoạt và học tập

+ Thứ hai: Những công việc ngoài giờ sẽ là bài học tốt nhất cho mỗi người về giá
trị của đồng tiền, học được cách trân trọng thành quả của sự lao động

+ Thứ ba: Đi làm thêm giúp chúng ta rèn luyện được nhiều kĩ năng trong cuộc
sống, đặc biệt là kĩ năng quản lí thời gian và kĩ năng giao tiếp đó là 2 trong những
kĩ năng quan trọng để chúng ta phát triển bản thân trong xã hội hiện nay

+ Thứ tư: Đi làm thêm có thể giúp bạn phát hiện và khám phá thêm nhiều điều về
bản thân

+ Cuối cùng: Một trong những lý do quan trọng nhất để các bạn sinh viên đi làm
thêm đó chính là mong muốn được trải nghiệm và làm đẹp CV của chính mình, là
một yếu tố để có thể tăng thêm ấn tượng cho các nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, việc đi làm thêm của sinh viên cũng có nhiều
tác hại. Nếu như bạn không thể cân bằng được thời gian giữa học và làm, bạn sẽ
sa sút trong học tập, tự đưa mình vào vòng xoáy của việc kiếm tiền mà bỏ bê
chính việc học, dễ lâm vào tình trạng chán nản khó khăn, mắc vào cạm bẫy lừa
đảo, sức khỏe sa sút.

Nói tóm lại, sinh viên đi làm thêm tuy nhiều lợi ích nhưng cũng sẽ gặp nhiều khó
khăn. Vì vậy, nếu bạn là người biết cách sắp xếp được kế hoạch của bản thân thì
đừng ngần ngại mà thử sức với các công việc làm thêm, nhưng phải đặt việc học
lên trên công việc.

Được là một tân sinh viên của ngôi trường Đại học Thủ Đô Hà Nội, bản thân
em cảm thấy rất tự hào và đã vạch ra trước mắt rất nhiều dự định cùng kế hoạch
để trong 4 năm học tới trở nên thật ý nghĩa.

Trước hết, bản thân em đang tự rèn luyện thêm nhiều kĩ năng mềm, mong
muốn sẽ được tham gia vào các câu lạc bộ của trường, các hoạt động ngoại khóa,
mở rộng thêm các quan hệ xã hội và gặp mặt được nhiều bạn bè, bên cạnh đó,
cũng không quênmục đích quan trọng nhất là cố gắng học tập nâng cao kiến thức
cho bản thân, học tập tốt và dành được những điểm số tốt

Câu hỏi 2: Để đạt được học bổng khuyến khích học tập tại trường ĐH Thủ đô Hà
Nội em sẽ xây dựng kế hoạch học tập của mình như thế nào? Và cần những điều
kiện gì?

Trả lời:
Với suy nghĩ của em, để đạt được học bổng khuyến khích học tập tại
trường ĐH Thủ đô Hà Nội em sẽ tự thiết lập mục tiêu học tập của bản thân, xem
mục tiêu ấy chính là đích đến để bản thân mình cố gắng, tự nhìn lại bản thân xem
mình đang có và thiếu sót những gì, từng chút một hoàn thiện mình, học tập và
học hỏi không ngừng tiến bộ. Điều tất yếu chính là sự chuyên cần và chăm chỉ để
có thể dành được điểm số thật ấn tượng.
Cụ thể, theo em được biết, để đạt được học bổng khuyến khích học tập
tại trường ĐH Thủ đô Hà Nội, cần đáp ứng đủ những điều kiện sau:

+ Tích lũy đủ 15 tín chỉ trong học kỳ xét học bổng hoặc tích lũy theo quy
định của quy chế đào tạo tính từ đầu khóa học đến thời điểm xét học bổng.

+ Kết quả học tập đạt loại Khá trở lên, trong đó:

> Đối với người học trình độ đại học, cao đẳng: Chỉ tính trong đó không
có điểm F+ trở xuống

> Đối với người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp: Chỉ tính điểm hết
môn học lần thứ nhất, trong đó không có điểm thi dưới 5.0 hoặc 1 không đạt

+ Kết quả rèn luyện đạt từ loại tốt trở lên

+ Không bị kỉ luật khiển trách trở lên trong kì xét học bổng

Câu hỏi 3: Em hãy tóm lược các nội dung cơ bản của Quy chế đào tạo trình độ
đại học tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số
717/QĐ-ĐHTĐHN ngày 21/7/2021 của Hiệu trưởng Trường ĐHTĐ Hà Nội.

Trả lời:
Quy chế đào tạo trình độ đại học của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội ban
hành kèm theo Quyết định số 717/QĐ-ĐHTĐHN ngày 21/7/2021 của Hiệu trưởng
Trường ĐHTĐ Hà Nội được phân thành 5 chương (gồm 33 điều) quy định về tất cả
những thông tin cơ bản và quan trọng về công tác giảng dạy, học tập ở trường,
được em tóm lược những ý chính như sau:

+ Đối với người đã tốt nghiệp trình độ khác hoặc ngành khác, khối lượng
học tập thực tế được xác định trên cơ sở công nhận kết quả học tập hoặc chuyển
đổi tín chỉ đã tích lũy và miễn trừ học phần trong chương trình đào tạo trước. Đối
với mỗi hình thức đào tạo, chương trình đào tạo có đầy đủ nội dung nhằm cung
cấp kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá để định hướng cho sinh viên.
+ Trường áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ thống nhất cho tất cả
các khóa và các hình thức đào tạo

+ Sinh viên không đạt một học phần bắt buộc sẽ phải học lại học phần đó
hoặc học một học phần tương đương theo quy định trong chương trình đào tạo
hoặc học một học phần thay thế nếu học phần đó không còn được giảng dạy

+ Sinh viên không đạt một học phần tự chọn sẽ phải học lại học phần đó
hoặc có thể chọn học một học phần tự chọn khác theo quy định trong chương
trình đào tạo

Đào tạo chính quy:

A. Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại Trường, riêng những hoạt hoặc có
thể chọn học một học phan tự chọn khác theo quy định trong chương trình đào
tạo.

B. Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy linh hoạt trong ngày và trong tuần.

Đào tạo liên thông:

A. Đào tạo liên thông là biện pháp tổ chức đào tạo trong đó, người học được sử
dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng ngành đào tạo
hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo hay trình độ đào tạo khác.

B. Đào tạo liên thông được tổ chức theo hình thức chính quy hoặc vừa làm vừa
học.

C. Đào tạo liên thông từ xa được quy định trong quy chế riêng. Trường thông báo
lịch trình học dự kiến cho từng chương trình trong từng học kì, danh sách các học
phần bắt buộc và tự chọn dự kiến sẽ giảng dạy, điều kiện tiên quyết để được đăng
kí học cho từng học phân. Tùy theo khả năng và điều kiện học tập của bản thân,
sinh viên đăng kí lớp học phần trên cổng thông tin đào tạo hoặc bằng phiếu đăng
ký học phần. Nếu sinh viên đăng kí không đủ khối lượng học tập tối thiểu được
quy định ở Điều 8 của Quy chế này, sinh viên không được học tập trong học kì đó
và phải làm đơn để Trường xét nghỉ học tạm thời.
Hình thức thi, kiểm tra, đánh giá có thể là viết , vấn đáp, thực hành, dự án,
tiểu luận, bài tập lớn hoặc các hình thức khác và phải được thể hiện trong đề
cương chi tiết học phần. Trường hợp có sự thay đổi hình thức thi so với đề cương
chi tiết học phần đã được ban hành, Trưởng đơn vị đào tạo phải báo cáo với Hiệu
trưởng bằng văn bản chậm nhất 02 tuần trước khi thực hiện. Trước khi bắt đầu
dạy học học phần, giảng viên phải công khai tới sinh viên đề cương chi tiết học
phần, đề cương ôn tập, hình thức kiểm tra, đánh giá. Đối với những học phần có
tổ chức thi kết thúc học phần, lịch thi phải đảm bảo thời gian ôn thi tối thiểu 01
buổi cho 01 tín chỉ Đối với những học phần không được đánh giá bằng bài thi kết
thúc học phần, giảng viên tổ chức kiểm tra, đánh giá ở những thời điểm phù hợp
và phải thông báo công khai với sinh viên khi bắt đầu dạy học. Đề thi kết thúc học
phần phải phù hợp với nội dung học phần đã quy định trong chương trình.

You might also like