You are on page 1of 3

4.

Định vị chi tiết khi gia công bậc - định vị 5 bậc tự do:

Bậc tự do của một vật rắn tuyệt đối là khả năng di chuyển của vật rắn theo phương
mà không bị bất kì một cản trở nào trong phạm vi đang xét

– Một chi tiết rắn trong không gian có 6 bậc tự do

– Khi ta đặt chi tiết vào hệ tọa độ Đề-các, 6 bậc tự do đó là:

■ 3 bậc tịnh tiến dọc trục T(Ox), T(Oy), T(Oz)


■ 3 bậc quay quanh trục Q(Ox), Q(Oy), Q(Oz)

Một chi tiết rắn trong không gian sẽ có 6 bậc tự do, để gia công bậc cần phải định vị 5
bậc tự do.

- Định vị: 5 bậc tự do


- Kẹp chặt bằng mâm cặp + chấu
- Các bậc tự do được định vị: T(Oy), T(Oz), Q(Ox), Q(Oy), Q(Oz)

Các trường hợp định vị sai nguyên tắc

- Siêu định vị: Là hiện tượng một bậc tự do khống chế quá 1 lần

■ Hậu quả: làm cho chi tiết, đồ gá bị biến dạng cong vênh

- Thiếu định vị: Là trường hợp một bậc tự do cần khống chế mà lại không khống chế.

■ Hậu quả: Gây ra sai số gia công không thể lường trước được.

- Thừa định vị: Là trường hợp một bậc tự do không cần khống chế mà vẫn khống chế.

■ Hậu quả: làm cho kết cấu đồ gá công kềnh.

Kết luận: Trong thực tế phải tuyệt đối tránh hiện tượng thiếu và siêu định vị, còn thừa định vị
vẫn được sử dụng với mục đích chủ yếu là đưa chi tiết vào vùng gia công nhanh.

You might also like