You are on page 1of 5

CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG LÀM VIỆC CỦA CHI

TIẾT
1.1 Chức năng của chi tiết
- Giá đỡ là một chi tiết dạng hộp, là chi tiết có hình khối, có nhiều lỗ, rãnh, thường làm
nhiệm vụ của chi tiết cơ sở để lắp các đơn vị lắp (một cụm bộ phận) của các chi tiết khác
nhau lên nó tạo thành
- Công dụng của chi tiết: Dùng để giá đỡ các trục, hệ thống trục vuông góc nhau, truyền
động không gian
- Điều kiện làm việc: Chi tiết làm việc trong điều kiện chịu tác dụng bởi nhiều lực theo các
phương khác nhau. (các trục truyền lực được lắp vào giá đỡ thông qua ổ bi)
1.2 Thành phần hóa học của gang GX 15-32
- %C = 3,2
- %Si = 2
- %Mn = 0,7
- %S < 0,12
- %P < 0.4
- Độ cứng 170 - 229 HB
- Giới hạn độ bền kéo 150 N/mm2
- Giới hạn độ bền uốn 320 N/mm2
- Giới hạn độ bền nén 600 N/mm2
- Ngoài ra còn có các thành phần khác như Ni, Cr, Mo
1.3 Yêu cầu kĩ thuật cơ bản
- Vật đúc không rỗ, không ngậm xi, các cạnh sắc phải được làm cùn
- Các kích thước dài, rộng, cao, các lỗ đạt dung sai cho phép
1.4 Tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết giá đỡ
Tính công nghệ của “Giá đỡ” không những ảnh hưởng đến khối lượng lao động để chế
tạo hộp mà nó còn ảnh hưởng đến tiêu hao vật liệu vì vậy khi thiết kế ta cần chú ý đến kết cấu
của nó: Chi tiết “Giá đỡ” là một trong các chi tiết dạng hộp do vậy có một số yêu cầu phải được
đảm bảo:
- Kết cấu các bề mặt cho phép thoát dao một cách dễ dàng
- Tất cả các lỗ ren, lỗ chốt trên chi thiết đều là các lỗ thông suốt, cùng nằm trên 1 mặt
phẳng gia công, có thể dễ dàng gia công trong 1 lần gá đặt
- Các lỗ, các bề mặt gia công đều có thể dễ dàng đưa dao vào để gia công
- Chi tiết không có các bề mặt nghiêng so với đều
- Chi tiết không có các lỗ nghiêng với bề mặt ăn dao
- Chi tiết đủ độ cứng vững
- Các bề mặt làm chuẩn đủ diện tích và có khả năng dùng chuẩn phụ
- Có khả năng áp dụng phương pháp chế tạo phôi tiên tiến (cụ thể là đúc)
1.5 Xác định dạng sản xuất
Sản lượng hàng năm của chi tiết được xác định theo công thức:
β
N = N1. m (1+ )
100
Trong đó:
N - số chi tiết được sản xuất trong một năm;
N1- số sản phẩm ( số máy ) được sản xuất trong một năm;
m - số chi tiết trong một sản phẩm;
β - số chi tiết được chế tạo thêm để dự trữ ( 5% đến 7% )
→ Chọn β = 6%
Ta xét thêm %α phế phẩm α = 3% - 6%, chọn α = 6%, khi đó:
α+β
N = N1.m . (1+ )
100
6+6
Thay số ta có: N = 3000.1(1+ ) = 3360 chi tiết/năm.
100
Trọng lượng chi tiết: 1104,989 g/c

1.6 Xác định bằng cách đo khối lượng trong inventor

Hình 1. 1. Phân tích chi tiết trên inventer

 Dạng sản xuất: Hàng loạt vừa


1.7 Xác định bằng cách tra bảng

You might also like