You are on page 1of 48

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA CƠ KHÍ-CƠ ĐIỆN TỬ

TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM

HỌC PHẦN: THÍ NGHIỆM CƠ SỞ THIẾT KẾ MÁY


MÃ SỐ HỌC PHẦN:
SỐ TÍN CHỈ: 01

HÀ NỘI – 2021
TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM

HỌC PHẦN: THÍ NGHIỆM CƠ SỞ THIẾT KẾ MÁY


MÃ SỐ HỌC PHẦN:
SỐ TÍN CHỈ: 01

Trưởng khoa
(Ký và ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC

STT Tên bài thí nghiệm Trang

Bài 1: THÍ NGHIỆM PHÂN TÍCH ĐỘNG HỌC CƠ CẤU


PHẲNG TOÀN KHỚP THẤP
1
- Giúp sinh viên nắm được cấu trúc, bậc tự do, nguyên lý hoạt động
và điều kiện lắp của cơ cấu phẳng toàn khớp thấp

Bài 2: THÍ NGHIỆM PHÂN TÍCH ĐỘNG HỌC CƠ CẤU CAM


2 - Giúp sinh viên nắm được mối quan hệ giữa biên dạng cam và
chuyển vị của cần trong cơ cấu cam phẳng

Bài 3: THÍ NGHIỆM TẠO BIÊN DẠNG RĂNG THÂN KHAI


THEO PHƯƠNG PHÁP BAO HÌNH
3 - Giúp sinh viên nắm được nguyên lý cắt bánh răng thân khai bằng
phương pháp bao hình với dao thanh răng trong các trường hợp cắt
bánh răng tiêu chuẩn và dịch chỉnh dương hoặc âm

Bài 4: KHẢO SÁT KẾT CẤU VÀ XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ HỘP


GIẢM TỐC BÁNH RĂNG TRỤ
4 - Giúp sinh viên hiểu được vai trò và kết cấu các thành phần (trục,
bánh răng, ổ lăn) trong hộp giảm tốc. Đo đã và xác định các thông số
cơ bản của các thành phần chính trong hộp giảm tốc.

Bài 5: KHẢO SÁT KẾT CẤU VÀ XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ HỘP


GIẢM TỐC BÁNH RĂNG CÔN
- Giúp sinh viên hiểu được vai trò và kết cấu các thành phần (trục,
5
bánh răng, ổ lăn) trong hộp giảm tốc bánh răng côn. Đo đã và xác
định các thông số cơ bản của các thành phần chính trong hộp giảm
tốc.
BÀI 1 THÍ NGHIỆM PHÂN TÍCH ĐỘNG HỌC CƠ CẤU PHẲNG TOÀN
KHỚP THẤP

SỐ TIẾT: 03
(Thời gian thực tế thực hiện bài thí nghiệm: 150 phút)

A. THÍ NGHIỆM TAY QUAY – CON TRƯỢT

1.1. Mục đích thí nghiệm


- Giúp sinh viên hiểu được cơ chế chuyển động về mặt động học của cơ cấu phẳng
toàn khớp thấp thông qua thí nghiệm tay quay – con trượt đơn giản
- Thông qua mô hình thí nghiệm, sinh viên có thể vận dụng kiến thức đã học của học
phần Nguyên lý máy vào giải quyết các bài toán thực tế có sử dụng cơ cấu tay quay –
con trượt
1.2. Cơ sở lý thuyết:
- Cơ cấu phẳng toàn khớp thấp là cơ cấu trong đó chỉ dùng các khớp bản lề và các
khớp trượt với điều kiện các khớp bản lề trong cơ cấu phải có đường trục song song
với nhau, và các khớp trượt trong cơ cấu phải có phương trượt vuông góc với các
đường trục bản lề.
- Cơ cấu tay quay – con trượt là một trong những cơ cấu phổ biến của cơ cấu toàn
khớp thấp.
- Trong cơ cấu tay quay – con trượt, có một khâu nối giá bằng khớp bản lề và một
khâu nối giá bằng khớp trượt, sau đây gọi là khâu 1 và khâu 3.
- Phương của con trượt có thể đi qua tâm khớp bản lề nối khâu 1 với giá (gọi là con
trượt chính tâm), hoặc không đi qua tâm này (gọi là con trượt không chính tâm).
- Đối với cơ cấu tay quay – con trượt, điều kiện quay liên tục của khâu nối giá là tổng
của kích thước động khâu nối giá (bằng bản lề) và tâm sai (khoảng cách giữa khớp bản
lề khâu nối giá và phương trượt của con trượt) luôn nhỏ hơn hoặc bằng kích thước
động của thanh truyền.
- Mô hình tay quay – con trượt:
• Tay quay OM được xem là gắn cứng trên đĩa quay; thanh truyền MN có điểm M
nằm trên đĩa quay và điểm M nằm trên con trượt;
• Con trượt chuyển động trên đường thẳng là đường vuông góc với bán kính OA,
cách tâm đường tròn một đoạn là a. Ở đây, a gọi là tâm sai. Ký hiệu S và E lần
lượt là vị trí điểm có tọa độ nhỏ nhất và lớn nhất của con trượt. S được gọi là vị
trí biên gần, tức là vị trí biên của con trượt ứng với trường hợp tay quay OM
chập với thanh truyền. E được gọi là vị trí biên xa, tức là vị trí biên của con
trượt mà tay quay duỗi thẳng với thanh truyền. Chuyển động của cơ cấu từ vị trí
biên gần đến vị trí biên xa của con trượt được gọi là hành trình đi; ngược lại
được gọi là hành trình về. Góc quay của khâu 1 với hành trình đi và hành trình
về lần lượt gọi là góc đi và góc về, ký hiệu là d và v . Hệ số nhanh k được
định nghĩa là tỉ số giữa góc đi và góc về:
d
k=
v
Chú ý rằng, trong cơ cấu con trượt chính tâm, góc đi và góc về bằng nhau, do
đó hệ số nhanh k=1. Trong cơ cấu không chính tâm, hệ số nhanh là khác 1.
• Ta đánh dấu điểm I là điểm ban đầu với góc quay bằng 0 khi con trượt ở vị trí
nhỏ nhất S (xem Hình 1).
• Đặt bảng tròn chia độ với vị trí góc bằng 0 nằm dọc theo đường thẳng nằm ngang
đi qua tâm đĩa.
• Thiết lập được quan hệ giữa góc quay được  ứng với điểm M và vị trí con trượt
N (Hình 2)
Tài liệu tham khảo: Đinh Gia Tường, Tạ Khánh Lâm, Nguyên lý máy, Tập 1, Nhà
xuất bản Giáo dục (2006)

Hình 1. Các điểm đặc biệt trên cơ cấu tay quay – con trượt
Hình 2. Vị trí điểm M với góc quay  và điểm N nằm giữa hai điểm đầu S và cuối E
trên cơ cấu tay quay – con trượt.
1.3. Thí nghiệm:
1.3.1. Nội quy an toàn thí nghiệm
- Nắm rõ Nội quy Phòng thí nghiệm
- Đọc kỹ hướng dẫn thực hành trước khi tiến hành bài thí nghiệm
- Thao tác nhẹ nhàng, chính xác
- Tuân theo các chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn
1.3.2. Nội dung bài thí nhiệm.
Yêu cầu:
- Xác định quan hệ giữa góc quay  của đĩa quay và vị trí con trượt trên thanh trượt.
- So sánh với kết quả tính được theo lý thuyết.
1.3.3. Phương pháp và cách thức thí nghiệm:
a. Giới thiệu thiết bị
Bộ dụng cụ cơ cấu tay quay con – con trượt đơn giản có các chi tiết được đánh dấu
trên Hình 3.
(1) Cơ cấu đĩa quay (thay cho tay quay)
(2) Thanh truyền
(3) Con trượt trên ray tròn
(4) Ray tròn cố định
(5) Thước thẳng
(6) Thước đo góc
(7) Kim đo chỉ góc quay được trên đĩa tròn
(8) Kim đo chỉ độ dài đi được của con trượt trên ray tròn
Hình 3. Cơ cấu tay quay – con trượt đơn giản

b. Phân nhóm thí nghiệm: Mỗi nhóm gồm khoảng 5-7 Sinh viên.

c. Trình tự làm thí nghiệm:


Bước 1: Quay đĩa tròn để đưa kim đo (7) về vị trí 0 (độ), khi đó kim đo (8) sẽ nằm ở vị
trí bắt đầu trên ray trượt (4); lúc này thước đo chỉ vị trí 1.0 (cm).
Bước 2: Quay đĩa một góc  theo chiều ngược với chiều kim đồng hồ. Vị trí kim đo
(7) nằm ở đâu sẽ đọc được giá trị góc quay được; đồng thời đọc được vị trí của kim đo
(8).
Bước 3: Ghi dữ liệu vừa quan sát vào Bảng số liệu đã chuẩn bị trong phiếu trả lời
Bước 4: Thay đổi góc quay  (tăng dần), sau đó thực hiện các Bước 1, 2 và 3.

1.4. Chuẩn bị của sinh viên:


Dụng cụ chuẩn bị
- Giấy, thước kẻ; compa; bút chì; bút màu; máy tính bỏ túi
- Bộ dụng cụ tay quay – con trượt đơn giản có bảng chia độ
- Phiếu ghi dữ liệu
Yêu cầu
- Sinh viên phải đọc và nghiên cứu, chuẩn bị những nội dung về lý thuyết có liên
quan đến bài thí nghiệm.
- Nắm được nội dung và tiến trình thực hiện trong bài thí nghiệm, chuẩn bị giấy
bút để ghi chép số liệu

Phần II. VIẾT BÁO CÁO


2.1. Quy định chung:
Báo cáo thí nghiệm được viết một mặt trên khổ A4, đóng quyển, bìa mềm. Mỗi
sinh viên có một báo cáo riêng.
2.2. Nội dung báo cáo:
2.2.1. Cơ sở lý thuyết.
- Trình bày lý thuyết liên quan đến bài đo
2.2.2. Báo cáo kết quả thí nghiệm.
- Tổng hợp những kết quả chính cho nội dung báo cáo
- Lưu ý: Sai số đo đạc cho phép ghi đo với sai số 0.5 (độ) trên thước tròn đo
độ và 0.5 (mm) trên thước thẳng.
- Số liệu đo được sẽ ghi lại trong Bảng 1 như dưới đây.

Bảng 1. Dữ liệu ghi đo được từ quan sát tay quay – con trượt.
Góc quay
0 5 10 15 20 ... ... ... ...
(đv: độ)
Vị trí con
trượt (đo ... ... ... ... ... ... ... ... ...
được)
Vị trí con
trượt theo ... ... ... ... ... ... ... ... ...
lý thuyết
Yêu cầu:
- Vẽ đánh dấu điểm đo được trên đồ thị (xem Hình 4) với hệ trục tọa độ ( , x ) trong
đó  là góc quay, x là vị trí con trượt; sau đó nối các điểm lại với nhau bằng bút màu
hoặc bút chì.
- Tính toán x từ kết quả lý thuyết ứng với góc phi đã cho trong bảng (sử dụng máy
tính bỏ túi)
Lưu ý: Có thể thay đổi chiều dài tay quay và thực hiện các bước ghi đo như trên (trên
đĩa tròn có các lỗ khác nhau để đặt vị trí thanh truyền).
Hình 4. Đồ thị ghi điểm dữ liệu đo được

- Nhận xét kết quả:


+ Các kết quả thu được từ thí nghiệm.
- Kiến nghị.

Phần III. ĐÁNH GIÁ CHẤM ĐIỂM, BẢO VỆ THÍ NGHIỆM.


Chấm điểm theo hình thức chấm báo cáo.

B. THÍ NGHIỆM CƠ CẤU BỐN KHÂU BẢN LỀ


1.1. Mục đích thí nghiệm:
- Giúp sinh viên hiểu được cơ chế chuyển động về mặt động học của cơ cấu bốn khâu
bản lề, trong đó có một khâu cố định gắn với giá còn các khâu khác chuyển động.
- Thông qua mô hình thí nghiệm, sinh viên có thể vận dụng kiến thức đã học của học
phần Nguyên lý máy vào giải quyết các bài toán thực tế có sử dụng cơ cấu bốn khâu
bản lề.
1.2. Cơ sở lý thuyết:
- Cơ cấu phẳng toàn khớp thấp là cơ cấu trong đó chỉ dùng các khớp bản lề và các
khớp trượt với điều kiện các khớp bản lề trong cơ cấu phải có đường trục song song
với nhau, và các khớp trượt trong cơ cấu phải có phương trượt vuông góc với các
đường trục bản lề.
- Cơ cấu bốn khâu bản lề dùng để biến chuyển động quay thành chuyển động lắc, hay
ngược lại biến đổi chuyển động quay thành một chuyển động quay khác, hoặc biến đổi
một chuyển động lắc thành một chuyển động lắc khác. Minh họa cơ cấu bốn khâu
được cho trên Hình 1. Trên Hình 1, khâu 1 là cố định, các khâu 2 và 4 có thể quay
quay khớp bản lề; góc quay của hai khâu này có thể bị hạn chế do đặc điểm hình học
của chúng. Khâu 3 chuyển động từ ràng buộc của nó với khâu 2 và 4.

Hình 1. Minh họa cơ cấu 4 khâu


- Điều kiện quay liên tục của khâu nối giá trong cơ cấu bốn khâu bản lề:
+ Nếu tổng chiều dài khâu ngắn nhất và khâu dài nhất nhỏ hơn tổng chiều dài
hai khâu còn lại thì:
(i) Khi lấy khâu kề với khâu ngắn nhất làm giá, khâu ngắn nhất sẽ là tay quay,
khâu nối giá còn lại là cần lắc
(ii) Khi lấy khâu ngắn nhất làm giá, cả hai khâu nối giá đều là tay quay
(iii) Khi lấy khâu đối diện với khâu ngắn nhất làm giá, cả hai khâu nối giá đều là
cần lắc.
+ Nếu tổng chiều dài khâu ngắn nhất và khâu dài nhất lớn hơn tổng chiều dài
hai khâu còn lại thì dù lấy khâu nào làm giá, các khâu nối giá đều là cần lắc.
Tài liệu tham khảo: Đinh Gia Tường, Tạ Khánh Lâm, Nguyên lý máy, Tập 1, Nhà
xuất bản Giáo dục (2006)
1.3. Thí nghiệm:
1.3.1. Nội quy an toàn thí nghiệm
- Nắm rõ Nội quy Phòng thí nghiệm
- Đọc kỹ hướng dẫn thực hành trước khi tiến hành bài thí nghiệm
- Thao tác nhẹ nhàng, chính xác
- Tuân theo các chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn
1.3.2. Nội dung bài thí nhiệm.
Yêu cầu:
- Xác định quỹ đạo của một điểm tùy ý trên khâu 3 của cơ cấu bốn khâu
- Xác định những điểm đặc biệt sau đây: Vị trí mà hai khâu 2 và 3 tạo với nhau một
góc 0 và 180 (độ); vị trí tay quay đạt được các góc là bội của 45 (độ); (tổng cộng có
10 điểm vị trí)
- So sánh vị trí các điểm đặc biệt với kết quả tính được theo lý thuyết.
1.3.3. Phương pháp và cách thức thí nghiệm:
a. Giới thiệu thiết bị
Bộ dụng cụ cơ cấu bốn khâu được minh họa trên Hình 2. Cơ cấu gồm:
(1) Tay quay 1 (khâu 2, có thể quay toàn vòng)
(2) Thanh truyền (khâu 3)
(3) Thanh lắc (khâu 4, không thể quay toàn vòng)
(4) Tay giữ bút
(5) Gối đỡ ổ bi
(6) Bảng hình chữ nhật đỡ cơ cấu
Hình 2. Một mô hình cơ cấu bốn khâu đơn giản

b. Phân nhóm thí nghiệm: Mỗi nhóm gồm khoảng 5-7 Sinh viên.
c. Trình tự làm thí nghiệm:
Bước 1. Chuẩn bị. Lắp bút (bút mực hoặc bút chì) vào tay giữ bút sao cho đầu bút
chạm vào khổ giấy A4 đang đặt trên bảng đỡ; Lấy tâm quay của khâu 2 làm tâm O và
xác định hệ trục tọa độ của cơ cấu trên tờ giấy A4.
Bước 2. Đưa cơ cấu về trạng thái mà hai khâu 2 và 3 thẳng hàng nhau (góc giữa hai
khâu tại khớp chung là 180 (độ))
Bước 3. Quay tay quay từ từ, đầu bút sẽ vạch lên giấy một quỹ đạo khép kín khi tay
quay đi hết một vòng.
Bước 4. Đánh dấu vị trí những điểm đặc biệt và xác định tọa độ của chúng theo hệ trục
tọa độ đã chọn trước trong Bước 1.
1.4. Chuẩn bị của sinh viên:
Dụng cụ chuẩn bị
- Giấy, thước kẻ chia độ dài, thước kẻ chia độ góc; compa; bút chì; bút màu; máy tính
bỏ túi
- Bộ dụng cụ cơ cấu 4 khâu
- Phiếu ghi dữ liệu
Yêu cầu
- Sinh viên phải đọc và nghiên cứu, chuẩn bị những nội dung về lý thuyết có liên
quan đến bài thí nghiệm.
- Nắm được nội dung và tiến trình thực hiện trong bài thí nghiệm, chuẩn bị giấy
bút để ghi chép số liệu.

Phần II. VIẾT BÁO CÁO


2.1. Quy định chung
Báo cáo thí nghiệm được viết một mặt trên khổ A4, đóng quyển, bìa mềm. Mỗi
sinh viên có một báo cáo riêng.
2.2. Nội dung báo cáo
2.2.1. Cơ sở lý thuyết
- Trình bày lý thuyết liên quan đến bài đo
2.2.2. Báo cáo kết quả thí nghiệm
- Tổng hợp những kết quả chính cho nội dung báo cáo
- Số liệu đo được sẽ ghi lại trong Bảng 1 như dưới đây.
Bảng 1. Dữ liệu ghi đo được từ quan sát cơ cấu bốn khâu.
Góc Khâu Khâu
quay 2, 3 2, 3
0 45 90 135 180 225 270 315
(đv: độ) thẳng chồng
góc chập
Tọa độ
vị trí (đo ... ... ... ... ... ... ... ... ...
được)
Tọa độ
vị trí
... ... ... ... ... ... ... ... ...
theo lý
thuyết
Yêu cầu:
- Vẽ đánh dấu điểm đo được trên đồ thị với hệ trục tọa độ đã chọn
- Tính toán vị trí tọa độ (x,y) từ kết quả lý thuyết ứng với góc phi đã cho trong bảng
(sử dụng máy tính bỏ túi)
- Nhận xét kết quả:
+ Các kết quả thu được từ thí nghiệm.
- Kiến nghị.
Lưu ý: Giáo viên có thể yêu cầu:
1. Thay đổi vị trí của tay nắm bút và thực hiện tìm các vị trí đặc biệt tương ứng
2. Thay thế độ dài tay quay để thu được các quỹ đạo khác nhau của điểm quan tâm trên
cơ cấu
Phần III. ĐÁNH GIÁ CHẤM ĐIỂM, BẢO VỆ THÍ NGHIỆM.
Chấm điểm theo hình thức chấm báo cáo.
BÀI 2 THÍ NGHIỆM PHÂN TÍCH ĐỘNG HỌC CƠ CẤU CAM

SỐ TIẾT: 06
(Thời gian thực tế thực hiện bài thí nghiệm: 300 phút)

1.1. Mục đích thí nghiệm:


- Tìm hiểu mối quan hệ chuyển động giữa cam và cần với các biên dạng cam khác
nhau trong các cơ cấu cam cần đẩy và cần lắc
- Tìm hiểu về mối quan hệ giữa biên dạng cam, các loại đầu cần và các loại chuyển
động của cần trong thiết kế
- Vẽ được dồ thị chuyển vị của cần, qua đó xác định được số cung cong khác nhau trên
bề mặt cam
- Tìm hiểu hiện tượng nhảy và va đập của cần
1.2. Cơ sở lý thuyết:

Cơ cấu cam là một cơ cấu trong đó khâu bị dẫn (cần) nối với khâu dẫn(cam) bằng
khớp cao và chuyển động qua lại theo quy luật do hình dạng của bề mặt tiếp xúc trên
khâu dẫn quyết định như ở trên Hình 1.

Hình 1. Cơ cấu cam


Thông thường cơ cấu cam được chia ra làm hai loại chính dựa theo chuyển động của
cần như trên Hình 2 hoặc còn có thể được phân loại theo hình dạng của đầu cần như ở
trên Hình 3.
Hình 2. Phân loại cơ cấu cam theo chuyển động của cần

Hình 3. Phân loại cơ cấu cam theo hình dạng của đầu cần
2.1.1. Thông số hình học của cam
• Thành phần khớp cao trên cam được gọi là biên dạng cam. Biên dạng cam có
bán kính nhỏ nhất là Rmin và bán kính lớn nhất là Rmax. Biên dạng cam trong cơ
cấu cam có cần đáy nhọn được gọi là biên dạng cam thực như trên Hình 1.
• Biên dạng cam lý thuyết là quỹ tích của bán kính con lăn trong trường hợp cơ
cấu cam có cần đáy con lắn
• Vòng tròn cơ sở thực (Rb): Vòng tròn nhỏ nhất tiếp xúc với cung Rmin của biên
dạng cam thực.
• Vòng tròn cơ sở lý thuyết (Rp): Vòng tròn nhỏ nhất tiếp xúc với cung Rmin của
biên dạng cam lý thuyết.
• Tâm sai là khoảng cách giữa tâm cam và phương của cần đẩy
Để cần chuyển động qua lại và có lúc dừng thì trên biên dạng cam phải có 4 góc công
nghệ (Hình 4):
+ Góc công nghệ đi xa γđ: ứng với giai đoạn cần đi xa tâm cam.
+ Góc công nghệ đứng xa γx: ứng với giai đoạn cần đứng yên ở vị trí xa tâm cam
nhất.
+ Góc công nghệ về gần γv: ứng với giai đoạn cần về gần tâm cam.
+ Góc công nghệ đứng gần γg: ứng với giai đoạn cần đứng yên ở vị trí gần tâm cam
nhất.
- Các góc định kỳ là góc quay của cam ứng với các giai đoạn chuyển động khác nhau
của cần (Hình 5):
+ Góc định kỳ đi xa ϕđ: ứng với giai đoạn cần đi xa tâm cam.
+ Góc định kỳ đứng xa ϕx: ứng với giai đoạn cần đứng yên ở vị trí xa tâm cam nhất.
+ Góc định kỳ về gần ϕv: ứng với giai đoạn cần về gần tâm cam.
+ Góc định kỳ đứng gần ϕg: ứng với giai đoạn cần đứng yên ở vị trí gần tâm cam
nhất.

Hình 5. Góc công nghệ và góc định kỳ trên cơ cấu cam


1.2.2. Xây dựng đồ thị chuyển vị của cần từ bề mặt Cam cho trước
Xác định chuyển vị của cần tương ứng với các góc thay đổi từ 0° đến 360°. Sau đó,
chuyển các khoảng chuyển vị của cần vừa đo được lên một hệ trục tọa độ tương ứng
với các góc (0° – 360°). Đường cong biểu diễn chuyển vị của cần tương ứng với các
góc quay của cam (0° – 360°) được gọi là đồ thị chuyển vị của cần (s) như trên Hình
5.

Hình 5. Mối quan hệ giữa góc quay của cam và chuyển vị dài tương ứng của cần trên
đồ thị s.
Tài liệu tham khảo: Đinh GiaTường, Tạ Khánh Lâm (2006). Nguyên lý máy, Tập 1.
Nhà xuất bản Giáo dục.
1.3. Thí nghiệm:

1.3.1. Nội quy an toàn thí nghiệm


- Sinh viên phải tuân thủ nội quy của phòng thí nghiệm và giáo viên hướng dẫn
- Thao tác nhẹ nhàng, có ý thức bảo vệ tài sản và thiết bị
1.3.2. Nội dung bài thí nhiệm.
- Sinh viên phải lắp ráp một cơ cấu cam hoàn chỉnh theo yêu cầu của giáo viên: chọn
loại cam, đầu cần...
- Sinh viên tiến hành đo chuyển vị của cần tương ứng với các góc quay của cam từ 0°
đến 360°. Lấy bước đo là 20 độ, các giá trị chuyển vị (dài hoặc góc tùy theo loại cơ
cấu cam) của cần tương ứng với các góc quay của cam được ghi chép vào báo cáo thí
nghiệm.
làm 2 mô hình trên working model -> lưu ảnh sang
- Mỗi sinh viên tiến hành thí nghiệm trên 2 cơ cấu cam khác nhau word ( show biểu đồ position) --> xuất dữ liệu sang
execl để vẽ đồ thị

- Từ kết quả đo được, sinh viên vẽ đồ thị biểu diễn đường cong chuyển vị của cần, từ
đó phân tích các giai đoạn chuyển động khác nhau của cần và các cung cong tương
ứng của cam. Tìm ra bán kính lớn nhất và nhỏ nhất trên biên dạng cam và hành trình
lớn nhất của cần.
1.3.3. Phương pháp và cách thức thí nghiệm:
a. Giới thiệu thiết bị:
Cơ cấu cam sau khi được lắp hoàn chỉnh theo yêu cầu chuyển động cho trước của cần
sẽ tương tự như trong Hình 6. Bộ các chi tiết cam có biên dạng khác nhau trên Hình 7
và các đầu cần khác nhau trên Hình 8.

Hình 6: Sơ đồ cơ cấu cam đã lắp hoàn chỉnh


Hình 7: Các loại cam phẳng với biên dạng khác nhau

Hình 8: Các loại đầu cần

b. Phân nhóm thí nghiệm: Mỗi nhóm gồm khoảng 2-3 sinh viên.
c. Trình tự làm thí nghiệm:
1) Mỗi nhóm sinh viên lựa chọn các chi tiết để lắp hoàn chỉnh 1 cơ cấu cam theo
yêu cầu của giáo viên.
2) Tiến hành quay cam từ từ để xác định góc quay và đo chuyển vị dài hoặc góc
của cần
3) Ghi chép các số liệu đo vào bảng trong báo cáo thí nghiệm
1.4. Chuẩn bị của sinh viên:
- Sinh viên phải đọc và nghiên cứu, chuẩn bị những nội dung về lý thuyết có liên quan
đến bài thí nghiệm.
- Nắm được nội dung mình phải làm gì trong bài thí nghiệm, chuẩn bị giấy bút để ghi
chép số liệu
Phần II. VIẾT BÁO CÁO
1. Quy định chung
Báo cáo thí nghiệm được viết một mặt trên khổ A4, đóng quyển, bìa mềm. Mỗi
sinh viên có một báo cáo riêng.
2. Nội dung báo cáo
3. Cơ sở lý thuyết
- Trình bày lý thuyết liên quan đến bài đo
3.1. Ghi dữ liệu thực hành
Bán kính vòng tròn cơ sở:
Bán kính con lăn:
Bánh kính cong lớn nhất của cam:
Hành trình cực đại của cần: làm cần đẩy đáy nhọn và cần đẩy bằng, ảnh chụp đồ thị
Số cung cong trên biên dạng cam và các góc tương ứng: chuyển vị biến thiên với dữ liệu xuất ra từ excel

Cung 1 2 3 4
Góc
Bảng số liệu đo chuyển vị của cần tương ứng với góc quay của cam:

Góc 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Đo
Góc 100 110 120 130 140 150 160 170 180 200
Đo
Góc 210 220 230 240 250 260 270 280 290 300
Đo
Góc 310 320 330 340 350 360
Đo
3.2.Đồ thị số liệu
3. Nhận xét kết quả ghi đo
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………
BÀI 3 THÍ NGHIỆM TẠO BIÊN DẠNG RĂNG THÂN KHAI BẰNG PHƯƠNG
PHÁP BAO HÌNH

SỐ TIẾT: 06
(Thời gian thực tế thực hiện bài thí nghiệm: 300 phút)

1.1. Mục đích thí nghiệm:


- Thấy rõ mối quan hệ giữa bốn thông số chế tạo cơ bản của bánh răng thân khai:
δ
môđun m, số răng Z, góc áp lực trên vòng tròn chia α0 , hệ số dịch dao ξ ( ξ= ,
m
trong đó δ là khoảng dịch dao). Từ 4 thông số chế tạo cơ bản trên ta có thể tính được
các kích thước khác của bánh răng.
- Hiểu được nguyên tắc chế tạo bánh răng thân khai tiêu chuẩn bằng phương
pháp bao hình.
1.2. Cơ sở lý thuyết:
1.2.1. Biên dạng răng thân khai
Có rất nhiều cặp dạng đường cong tương ứng với nhau có thể dùng làm biên
dạng răng thỏa mãn điều kiện tỷ số truyền bằng hằng. Trong thực tế người ta hay dùng
các dạng đường cong sau đây : đường xycloit, đường tròn, đường thân khai hình tròn,
… trong đó đường thân khai được sử dụng rộng rãi nhất.
a) Cách xây dựng đường thân khai
Cho một đường thẳng Δ lăn không trượt trên một đường tròn Cb, khi đó quỹ đạo
của một điểm M bất kỳ trên đường thẳng Δ chính là một đường thân khai. Vòng tròn
Cb bánh kính r0 là vòng tròn cơ sở của đường thân khai.
Phương trình đường thân khai:
(1)

Với được gọi là góc áp lực của đường thân khai.

1
Hình 1: Cách xây dựng đường thân khai
b) Tính chất của đường thân khai
- Gọi M’ là điểm trên đường thân khai, Mb là chân của đường thân khai trên
vòng cơ sở và N là tiếp điểm của vòng cơ sở với đường tiếp tuyến của nó kẻ từ M’ thì:
(2)
- Các đường thân khai của cùng một vòng cơ sở là các đường cách đều theo
phương pháp tuyến:
(3)
- Pháp tuyến của đường thân khai là tiếp tuyến của vòng cơ sở và ngược lại.
Tâm cong của đường thân khai luôn nằm trên vòng cơ sở.
c) Biên dạng thân khai thỏa mãn định lý cơ bản về ăn khớp
Khi dùng đường thân khai làm biên dạng răng thì trong quá trình ăn khớp của hai
biên dạng, tỷ số truyền u12 bằng hằng số.
Khi hai biên dạng L1 và L2 (Hình 2) có vòng tròn cơ sở (O1, rb1) và (O2, rb2) tiếp
xúc với nhau tại điểm M, pháp tuyến chung n-n. Theo tính chất đường thân khai thì
pháp tuyến chung n-n cũng là tiếp tuyến chung của hai đường tròn cơ sở. Do hai
đường tròn cơ sở cố định nên pháp tuyến chung n-n cũng cố định.
Pháp tuyến chung n-n cắt đường nối tâm O1O2 tại điểm P cố định và do đó thỏa
mãn định lý cơ bản về ăn khớp.

Hình 2: Biên dạng thân khai trong ăn khớp


d) Các thông số ăn khớp của bánh răng thân khai

2
- Điểm ăn khớp : Điểm tiếp xúc M của hai cặp biên dạng.
- Đường ăn khớp: Pháp tuyến chung n-n (tại vị trí ăn khớp bất kỳ) của cặp biên
dạng thân khai là cố định. Lại có M thuộc n-n nên n-n gọi là đường ăn khớp. Tuy
nhiên trong cặp bánh răng ngoại tiếp, điểm M không thể chạy ra khỏi đoạn N 1N2, đoạn
thẳng N1N2 được gọi là đoạn ăn khớp lý thuyết.
- Đoạn ăn khớp thực: Trên thực tế điểm ăn khớp M không chạy trên toàn bộ
đường ăn khớp n-n mà chỉ chạy trên một đoạn thẳng AB với A và B lần lượt là giao
điểm của đường tròn đỉnh răng (đường tròn tâm O1, O2 và bán kính re1, re2) của bánh
răng 1 và 2 với đường ăn khớp n-n.

Hình 3: Đường và đoạn ăn khớp


- Vòng lăn: Hai vòng tròn tưởng tượng tâm O1 và O2 đi qua điểm P (có bán
kính lần lượt là O1P và O2P) lăn không trượt với nhau (do ) gọi là hai vòng
lăn với các bán kính rL1 = O1P, rL2 = O2P.
- Tâm ăn khớp: Điểm P = n-n ∩ O1O2 cố định là tâm ăn khớp của cặp bánh răng
(P cũng là tâm quay tức thời trong chuyển động tương đối của một trong hai bánh răng
với bánh răng còn lại).
- Góc ăn khớp: Gọi t-t là đường tiếp tuyến chung của hai vòng lăn qua P thì góc
giữa t-t và đường ăn khớp n-n gọi là góc ăn khớp của cặp bánh răng, ký hiệu αw.
Ta có:
(với i=1,2) (4)
- Khoảng cách trục: a = O1P + O2P = rL1 + rL2
- Khi thay đổi khoảng cách tâm O1O2 thì bán kính các vòng lăn đều thay đổi,
nhưng do rb1 và rb2 là các giá trị không đổi nên tỷ số truyền của cặp biên dạng thân
khai vẫn không đổi. Tính chất này chính là khả năng dịch trục của cặp biên dạng thân
khai. Trong thực tế khi lắp ráp có khả năng sai số về khoảng cách trục so với thiết kế,
nhưng khi sử dụng cặp biên dạng răng thân khai thì vẫn đảm bảo được sự ăn khớp và
đảm bảo tỷ số truyền bằng hằng.
1.2.2. Các thông số chế tạo cơ bản của bánh răng thân khai
a) Cách hình thành biên dạng thân khai
- Chép hình:
+ Biên dạng thân khai có được là do chép lại hình dáng của lưỡi cắt
+ Kiểu dao dùng để chép hình: dao phay ngón, dao phay đĩa.
- Bao hình:
+ Biên dạng thân khai có được là do một họ đường cong bao hình.

3
+ Biên dạng bị bao có thể là đường thân khai hoặc đường thẳng (là dạng
suy biến của đường thân khai)
b) Tạo biên dạng thân khai bằng phương pháp bao hình

(a) (b)
Hình 4: Tạo hình biên dạng răng bằng phương pháp bao hình

Giả sử có các đoạn thẳng song song cách đều nhau một khoảng Δ = tN là
khoảng cách giữa các biên dạng thân khai liên tiếp. Các đoạn thẳng này tạo với
phương thẳng đứng một góc α = α0, cũng là góc ăn khớp của bánh răng thân khai.
Khi cặp biên dạng tiếp xúc nhau tại M (Hình 4.a), pháp tuyến chung n-n giao
với đường thắng đứng đi qua O tại điểm P, có :
(5)
Có ON = rb = const, α = α0= const, nên OP = const và do đó điểm P cố định. Vậy thỏa
mãn định lý ăn khớp.
Khi cạnh thanh răng tịnh tiến một đoạn ds = m0, bánh răng quay một góc dφ, có:
(6)
Do đó :
= const (7)
Như vậy trong quá trình ăn khớp, vận tốc tịnh tiến của thanh răng và vận tốc góc của
bánh răng có một tỷ lệ nhất định.
Xét chuyển động tương đối giữa thanh răng với bánh răng, các cạnh bánh răng
sẽ đứng yên và các cạnh thanh răng sẽ có một loạt các vị trí hợp thành những họ
đường thẳng có bao hình là các cạnh răng thân khai (Hình 4.b).
Cho phôi quay tròn với vận tốc ω:
+ Cho thanh răng tịnh tiến với vận tốc v.
+ ω và v thỏa mãn quan hệ ở công thức (7)
Tập hợp các vị trí của cạnh thẳng răng thanh răng sẽ tạo nên một họ đường thẳng có
bao hình là đường thân khai cạnh răng.
Thanh răng có cạnh thẳng để tạo họ đường bao hình để thu được đường thân
khai được gọi là thanh răng sinh. Các thông số cơ bản của thanh răng sinh:

4
Hình 5: Thông số cơ bản của thanh răng sinh

- Bước răng p0 : là khoảng cách giữa hai cạnh cùng phía của hai răng nối tiếp
nhau đo trên đường thẳng bất kỳ song song với đường trung bình. Cùng với khái niệm
bước răng có một thông số nữa của thanh răng là mô đun của thanh răng được tạo ra,
ký hiệu là m0, có
(8)
- Góc áp lực của thanh răng α0 (hoặc có thể ký hiệu là α) là góc tạo giữa đường
vuông góc của cạnh bên của răng với đường trung bình. Trong thực tế α0=200 hoặc
α0=150.
- Chiều cao răng h0 là khoảng cách giữa các đường đỉnh và chân răng :
h0 = 2,5m0 (9)
- Chiều cao đỉnh răng h’0 và chiều cao chân răng h”0 lần lượt là khoảng cách từ
đường đỉnh răng và đường chân răng đến đường trung bình:
h’0 = h”0 = 1,25m0 (10)
- Chiều cao các phần lượn ở đỉnh răng và chân răng:
c0 = 0,25m0 (11)
- Bán kính vòng chia được ký hiệu là r, có giá trị trị tùy thuộc vận tốc của thanh
răng và bánh răng:
r=v/ω. (12)
Ứng với đó là đường kính vòng chia, ký hiệu là d
d = 2.r (13)
c) Các thông số chế tạo bánh răng
Các thông số chế tạo bánh răng thân khai được xác định trên vòng chia của nó:
+ Bước trên vòng chia p = p0
+ Môđun m = p/ = m0
+ Góc áp lực cosα= rb/r
+ Số răng z = d/m
+ Độ dịch dao delta và hệ số dịch dao x=delta/m
Để thỏa mãn điều kiện ăn khớp đúng, hai bánh răng ăn khớp với nhau phải có
cùng mô đun và góc áp lực trên vòng chia, tức là hai bánh răng phải được tạo hình từ
cùng một thanh răng sinh.
d) Độ dịch dao
- Ký hiệu độ dịch dao là δ
- Hệ số dịch chỉnh : x = δ / m
Có các trường hợp dịch dao:
+ Không dịch dao: x = 0, đường chia trùng với đường trung bình của dao
+ Dịch dao dương: x > 0, đường chia nằm trên đường trung bình của dao.

5
Hình 6: Dịch dao dương

+ Dịch dao âm: x < 0, đường chia nằm dưới đường trung bình của dao.

Hình 7: Dịch dao âm


1.2.3. Hiện tượng cắt lẹm chân răng - Số răng tối thiểu
a) Hiện tượng cắt lẹm chân răng
Sự cắt chân răng là sự lấn chân răng trong quá trình cắt giữa bánh răng dao và
bánh răng phôi. Khi đó đỉnh dao lấn sâu vào biên dạng của bánh răng phôi làm mất đi
một phần biên dạng ở chân bánh răng được cắt.

Hình 8: Hiện tượng cắt lẹm chân răng


Trong quá trình ăn khớp của cặp bánh răng, chỉ có một phần biên dạng răng
thân khai tham gia vào ăn khớp và được gọi là phần làm việc của biên dạng răng. Khi
chân răng bị cắt lẹm đi, nhưng không cắt lẹm vào phần làm việc của biên dạng răng,
thì về mặt động học tỷ số truyền vẫn không thay đổi. Tuy nhiên khi đó sức bền uốn
của răng giảm do tiết diện chân răng giảm. Mặt khác hệ số trùng hớp bị giảm và điều
kiện ăn khớp trùng có thể bị vi phạm. Hiện tượng cắt lẹm chân răng là một hiện tượng
có hại, cần phải tránh.
b) Số răng tối thiểu và hệ số dịch giao tối thiểu

6
Hình 9: Xác định số răng tối thiểu

Gọi l là khoảng cách từ đỉnh lý thuyết của thanh răng đến đường chia, Q là hình
chiếu của N lên OP.
Điều kiện không cắt lẹm chân răng được viết dưới dạng:
l ≤ PQ = PN.sin = (r. sin)sin = (mzsin2)/2 (14)
và l = m – xm = m(1-x) (15)
Nên ta có: (1-x) ≤ (zsin )/2
2
(16)
 z ≥ 17(1- x) (17)
(Với α = 20 sin α  2/17)
0 2

Đây chính là điều kiện để tránh hiện tượng cắt lẹm chân răng. Nếu chọn trước x thì số
răng z phải thỏa mãn điều kiện số răng tối thiểu:
z ≥ zmin = 17(1 - x) (18)
Nếu chọn trước z thì hệ số dịch dao x phải thỏa mãn điều kiện hệ số dịch dao tối thiểu:
x ≥ xmin = (17 - z)/17 (19)
1.3. Thí nghiệm:
1.3.1. Giới thiệu thiết bị
- Trong thực tế việc chế tạo bánh răng thân khai bằng phương pháp bao hình có
thể dùng dao thanh răng. (Thanh răng sinh), dao phay lăn răng hoặc dao xọc răng. Các
phương pháp trên về nguyên tắc đều dựa trên cơ sở lý thuyết chế tạo bánh răng thân
khai bằng dao thanh răng.
- Mô hình thí nghiệm được thể hiện trên Hình 10. Để tiến hành thí nghiệm cắt
răng với các mô đun khác nhau, sinh viên tháo bulong giữ thanh răng sinh (4) và lắp
thanh răng sinh (3) có mô đun tương ứng vào.

7
Hình 10: Sơ đồ thiết bị thí nghiệm

- Trong mô hình thí nghiệm phôi dùng để chế tạo bánh răng được dùng là phôi
giấy. Phôi giấy có hình tròn với đường kính phôi giấy sinh viên phải chọn bằng đường
kính đỉnh răng da = d + 2(1+x).m , với d = m.z = 120 mm. Phôi giấy này sẽ được đặt
trên đĩa quay phôi (5) và được kẹp chặt bằng tấm kẹp phôi (6) và bulong kẹp phôi.
- Sau khi lắp phôi giấy, giữ chặt đế (1) và tiến hành đẩy trượt thanh răng dẫn
động (2) di chuyển lần lượt từng đoạn nhỏ (khoảng 2-3 mm) từ trái sang phải hoặc
ngược lại. Thanh răng sinh (3) sẽ chuyển động tịnh tiến cùng thanh răng dẫn động (2).
Đồng thời, đĩa quay phôi (5) sẽ quay với vận tốc dài trên vòng chia bằng với vận tốc
của thanh răng sinh (3).
- Ứng với mỗi vị trí của thanh răng sinh (3) nằm trên phôi giấy, dùng bút vẽ lên
phôi giấy theo biên dạng thanh răng sinh (3). Vết vẽ tựa theo thành răng trên thanh
răng là vết cắt của dao trong thực tế chế tạo bánh răng (qua thí nghiệm, thấy rằng khi
vẽ họ đường thẳng biên dạng dao thanh răng - sẽ dần dần hình thành biên dạng thân
khai của bánh răng- biên dạng thân khai này chính là bao hình của họ đường thẳng
trên). Thanh răng tịnh tiến làm phôi quay sau mỗi hình vẽ tương tự như mỗi lần ăn dao
trong thực tế chế tạo bánh răng bằng dao thanh răng.
- Trên thanh răng sinh (3) có thước xác định lượng dịch dao, cho nên:
+ Nếu chế tạo (vẽ) bánh răng tiêu chuẩn – bánh răng không dịch – thì
đường giữa của thước trùng với vạch ngang trên thanh răng dẫn động (2) (khi đó
khoảng dịch dao δ = ξm = 0).
+ Nếu chế tạo (vẽ) bánh răng dịch dao dương hay âm thì gá thanh răng sinh
(3) trên thanh răng dẫn động (2) với một lượng dịch dao tương ứng tiến gần về
hoặc ra xa tâm đĩa quay phôi (5). Lượng dịch dao có thể xác định thông qua vạch
thước xác định dịch chỉnh.
1.3.2. Phân nhóm thí nghiệm:
Mỗi nhóm gồm khoảng 2-3 sinh viên.

8
1.3.3. Trình tự làm thí nghiệm:
a/ Tìm hiểu thiết bị:
1/ Từ thanh răng được cho, chọn phôi giấy có đường kính thích hợp
2/ Các thông số của thanh răng sinh:
+ Đường kính vòng chia : d = 120 mm
+ Môđun : m = 5, 10, 20
+ Góc áp lực : α = 20
3/ Trên dao thanh răng có thể thấy vạch dấu nhỏ trên dao, các vạch dấu dịch dao
trên giá.
4/ Thử dịch dao ra (hoặc vào ) khoảng 3÷5 dấu (mm) quan sát khoảng cách giữa
thanh răng sinh với phôi. Dịch chuyển thanh răng dẫn động (2) để xem hoạt động của
mô hình.
b/ Vẽ bánh răng tiêu chuẩn
1/ Lắp phôi giấy đã cắt sẵn vào. Điều chỉnh vị trí thanh răng sinh (3) nằm trên
thanh răng dẫn động (2) sao cho vạch giữa của thước xác định lượng dịch chỉnh trùng
với vạch ngang trên thanh răng dẫn động (2), khi đó đường trung bình của thanh răng
sinh sẽ tiếp xúc với đường trung bình của bánh răng sẽ được chế tạo. Căn cứ vào thông
số đã cho của thanh răng, tính số răng của bánh răng tiêu chuẩn (không dịch dao) cần
d
chế tạo Z = (hầu hết các mô hình thí nghiệm đều có: Z < 17), (yêu cầu vẽ ít nhất 3
m
răng hoàn chỉnh)
2/ Kiểm tra lại vị trí của dao thanh răng so với giá:
Trước tiên đẩy thanh răng dẫn động (2) cùng với thanh răng sinh (3) ở vị trí phía
tận cùng bên trái hoặc bên phải để bắt đầu vẽ biên dạng răng thân khai của bánh răng
tiêu chuẩn.
Dùng bút và vẽ theo biên dạng răng của thanh răng sinh (3) với tất cả những biên
dạng thanh răng nằm trên phôi giấy.
Sau mỗi lần vẽ đẩy thanh răng dẫn động (2) để di chuyển thanh răng sinh tới vị
trí mới để vẽ tiếp. Vừa vẽ, vừa quan sát quá trình hình thành đường biên dạng thân
khai.
Khi dao thanh răng di chuyển hết từ phải sang trái hoặc ngược lại, ta sẽ nhận
được trên phôi giấy các răng hoàn chỉnh với sự cắt lẹm ở chân răng với thanh răng có
mô đun lớn (số răng ít).
Quan sát biên dạng răng đã vẽ, chỉ ra đoạn chân răng bị cắt lẹm.
c/ Vẽ bánh răng dịch chỉnh
1/ Lắp phôi giấy đã cắt sẵn vào. Điều chỉnh vị trí thanh răng sinh (3) nằm trên
thanh răng dẫn động (2) dịch chuyển so với trường hợp không dịch chỉnh một lượng
tương ứng với lượng dịch dao dương hoặc âm (theo yêu cầu của giáo viên).
2/ Kiểm tra lại vị trí của dao thanh răng so với giá:

9
Đẩy thanh răng dẫn động (2) cùng với thanh răng sinh (3) ở vị trí phía tận cùng
bên trái hoặc bên phải để bắt đầu vẽ biên dạng răng thân khai của bánh răng dịch
chỉnh.
Dùng bút và vẽ theo biên dạng răng của thanh răng sinh (3) với tất cả những biên
dạng thanh răng nằm trên phôi giấy.
Sau mỗi lần vẽ đẩy thanh răng dẫn động (2) để di chuyển thanh răng sinh tới vị
trí mới để vẽ tiếp. Vừa vẽ, vừa quan sát quá trình hình thành đường biên dạng thân
khai.
Khi dao thanh răng di chuyển hết từ phải sang trái hoặc ngược lại, ta sẽ nhận
được trên phôi giấy. Quan sát biên dạng răng đã vẽ, so sánh với trường hợp không dịch
chỉnh và sự thay đổi kích thước đường kính của bánh răng và xác định có hiện tượng
cắt lẹm chân răng hay không, nếu có thì chỉ ra đoạn chân răng bị cắt lẹm.
1.4. Chuẩn bị của sinh viên:
- Sinh viên phải đọc và nghiên cứu, chuẩn bị những nội dung về lý thuyết có liên
quan đến bài thí nghiệm.
- Nắm được nội dung mình phải làm gì trong bài thí nghiệm, chuẩn bị giấy bút để
ghi chép số liệu.

Phần II. VIẾT BÁO CÁO


2.1. Quy định chung:
Báo cáo thí nghiệm được viết một mặt trên khổ A4, đóng quyển, bìa mềm. Mỗi
sinh viên có một báo cáo riêng.
2.2. Nội dung báo cáo:
2.2.1. Cơ sở lý thuyết.
Xác định các thông số của bánh răng.
Mô tả hiện tượng cắt lẹm chân răng.
Mô tả thí nghiệm chế tạo bánh răng bằng phương pháp bao hình.

2.2.2. Báo cáo kết quả thí nghiệm.


- Tổng hợp những kết quả chính cho nội dung báo cáo: từ các thông số của
thanh răng, tính các thông số của bánh răng.
- Các kết quả đo được thể hiện trong bảng sau:

Thanh răng sinh với mô đun m = 5 10 20


Đường kính vòng chia, d (mm)
Thông
số bánh Số răng, Z
răng
Đường kính vòng đỉnh khi không dịch

10
chỉnh, da (mm)

Lượng dịch dao dương, δ (mm)

Dịch dao dương


Hệ số dịch chỉnh, x
Đường kính vòng đỉnh khi dịch
chỉnh dương, da (mm)
Lượng dịch dao âm, δ (mm)
Dịch dao âm

Hệ số dịch chỉnh, x

Đường kính vòng đỉnh khi dịch


chỉnh âm, da (mm)

- Các kết quả vẽ biên dạng răng bằng phương pháp bao hình:
(dán phôi giấy đã được vẽ biên dạng trong bài thực hành vào phần này)
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
- Nhận xét kết qủa:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

11
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
- Kiến nghị.
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Phần III. ĐÁNH GIÁ CHẤM ĐIỂM, BẢO VỆ THÍ NGHIỆM.


Chấm điểm theo hình thức chấm báo cáo.

12
BÀI 4 KHẢO SÁT KẾT CẤU VÀ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ HỘP GIẢM
TỐC BÁNH RĂNG TRỤ

Phần I. NỘI DUNG

1.1. Mục đích thí nghiệm:

- Tìm hiểu về hộp giảm tốc (HGT) bánh răng trụ.

- Xác định các thông số chế tạo và ăn khớp của các bánh răng trong HGT.

- Xác định khả năng tải của HGT theo độ bền tiếp xúc.

1.2. Cơ sở lý thuyết:

- Đối tượng nghiên cứu là HGT bánh răng trụ 2 cấp nằm ngang/ thẳng đứng.
Các đại lượng được đo bằng thước đo chiều dài và đo góc.

- Kết cấu chung của HGT bao gồm phần vỏ hộp, các cụm trục và các chi tiết
phụ trợ khác. Vỏ hộp được ghép từ phần thân hộp và phần nắp hộp thông qua các mối
ghép bu lông kết hợp 2 chốt định vị. Các cụm trục gồm bản thân trục và các chi tiết lắp
trên nó (bánh răng, then, ổ lăn, bạc chặn…).

- Các chi tiết phụ trợ khác phục vụ việc nạp dầu, kiểm tra dầu bôi trơn, thông
hơi, vòng móc để nâng/chuyển HGT… được lắp với vỏ hộp HGT.

Z12

Z11

Z21 Z22

Hình 1. Sơ đồ hộp giảm tốc

13
1.3. Thí nghiệm:

1.3.1. Quan sát hộp giảm tốc và xác định các thông số hình học

1. Quan sát tổng thể HGT từ bên ngoài. Nhận xét về kết cấu chung
2. Đo xác định các kích thước bên ngoài:

- Đo kích thước bao HGT

- Đo đường kính và chiều dài các đoạn trục ngoài hộp (trục vào và trục ra)
3. Tháo HGT và vẽ sơ đồ HGT.

- Xác định số cấp của HGT.

- Xác định hướng nghiêng của các bánh răng trong HGT.
- Vẽ sơ đồ hộp giảm tốc (vào Phiếu kết quả thí nghiệm)
4. Xác định số răng của các bánh răng cho từng cấp (z11, z12 cho cấp 1, z21, z22 cho cấp
2)
5. Xác định tỷ số truyền từng cấp và tỷ số truyền chung của HGT:

- Tỷ số truyền cấp 1: ;

z12 - Số răng bánh lớn cấp 1; z11 - Số răng bánh nhỏ cấp 1

- Tỷ số truyền cấp 2: ;

z22 - Số răng bánh lớn cấp 2; z21 - Số răng bánh nhỏ cấp 2

- Tỷ số truyền của HGT:

6. Đo khoảng cách trục các cấp:

- Đo khoảng cách trục cấp 1: aw1

- Đo khoảng cách trục cấp 2: aw2


7. Tính và dự đoán mô đun của răng các cấp qua số răng và khoảng cách trục (bánh
răng có hệ số dịch dao không)

Với βi là góc nghiêng răng (i =1,2), xác định bằng cách đo trực tiếp.

Sau khi tính mô đun pháp mn dựa vào dãy tiêu chuẩn để xác định chính xác giá
trị này.

8. Tính các thông số đường kính đỉnh răng, chân răng

14
9. Xác định các hệ số ψba và ψbd của các cấp (cấp 1 và cấp 2)

1.3.2. Xác định khả năng tải của hộp giảm tốc theo ứng suất tiếp xúc

(Xác định mô men xoắn giới hạn trên trục ra T3 và công suất truyền được P1)

1. Giả thiết bánh răng vật liệu thép 45, nhiệt luyện 240HB, cấp chính xác 8, KHL = 1
(dài hạn), dựa vào các giá trị ở mục trên tra bảng hệ số KHβ và ứng suất cho phép [ϭH].
Từ đó tính T3gh (Nmm):

trong đó, Ka là hệ số, lấy Ka = 49,5 với bánh răng thẳng; Ka = 43 với bánh răng
nghiêng.

2. Cho trước số vòng quay trục 1, xác định công suất lớn nhất có thể truyền cho trục
vào:

+ Công suất trên trục 1:

+  - hiệu suất của hộp giảm tốc, tính theo công thức: (c là số cấp
của HGT bánh răng)

+ P3 - công suất trên trục 3: , KW

+ n3- số vòng quay trục 3: ; n1 = 1500 vg/ phút

3. Lập bảng kết quả thí nghiệm, tính toán


Kết quả thí nghiệm, tính toán được lập bảng trong Phiếu kết quả thí nghiệm.

4. Câu hỏi kiểm tra


- Công dụng chung của hộp giảm tốc trong máy
- Các bộ phận chính trong hộp giảm tốc
- Các thông số chính của hộp giảm tốc
- Trình tự tháo lắp hộp giảm tốc
- Phương pháp bôi trơn các bộ truyền trong hộp giảm tốc và ổ lăn
- Phương pháp điều chỉnh ăn khớp và điều chỉnh khe hở trong ổ lăn
- Tại sao đường kính trục ra của HGT lớn hơn trục vào?

1.4. Chuẩn bị của sinh viên:

15
- Sinh viên phải đọc và nghiên cứu, chuẩn bị những nội dung về lý thuyết có liên
quan đến bài thí nghiệm.

- Nắm được nội dung mình phải làm gì trong bài thí nghiệm, chuẩn bị giấy bút để
ghi chép số liệu.

Phần II. VIẾT BÁO CÁO

2.1. Quy định chung:

Báo cáo thí nghiệm được viết một mặt trên khổ A4, đóng quyển, bìa mềm. Mỗi
sinh viên có một báo cáo riêng.

2.2. Nội dung báo cáo:

2.2.1. Cơ sở lý thuyết.

- Mục đích thí nghiệm

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
........................................

- Mô tả sơ đồ hộp giảm tốc

2.2.2. Báo cáo kết quả thí nghiệm.

16
- Tổng hợp kết quả thí nghiệm đo đạc và tính toán.

TT Tên đại lượng cần xác định Ký hiệu Cấp 1 Cấp 2

1 Các đại lượng đo đếm

1.1 Kích thước khuôn khổ HGT (dài rộng Lx Wx H


cao), mm

1.2 Đường kính và chiều dài đầu trục vào (d1, (d1, l1)
l1), mm

1.3 Khoảng cách trục của các bộ truyền, mm aw

1.4 Số răng bánh chủ động (bánh nhỏ) Z11; Z21

1.5 Số răng bánh bị động (bánh lớn) Z12; Z22

1.6 Góc nghiêng răng (độ) 

1.7 Chiều rộng vành răng bánh nhỏ, mm b11; b21

1.8 Chiều rộng vành răng bánh lớn, mm b12; b22

1.9 Đường kính đỉnh răng bánh nhỏ, mm da11; da21

1.10 Đường kính đỉnh răng bánh lớn, mm da12; da22

2 Thông số tính toán

2.1 Tỷ số truyền các cấp u1, u2

2.2 Tỷ số truyền chung của HGT uh

2.3 Mô đun mặt đầu răng, mm mt1; mt2

2.4 Mô đun pháp tính được, mm mn1; mn2

2.5 Mô đun pháp tiêu chuẩn, mm m1 ; m2

17
2.6 Góc nghiêng răng xác định theo mô đun 
tiêu chuẩn (độ)

2.7 Đường kính vòng lăn bánh nhỏ, mm dw11,

dw21

2.8 Đường kính vòng lăn bánh lớn, mm dw12,

dw22

2.9 Đường kính đỉnh răng bánh nhỏ, mm da11,

da21

2.10 Đường kính đỉnh răng bánh lớn, mm da12,

da22

2.11 Hệ số ba ba

2.12 Hệ số bd bd

2.13 Ứng suất tiếp xúc cho phép, MPa [H]

2.14 Khả năng tải của HGT, Nmm T3

2.15 Công suất truyền được, P1 P1

- Nhận xét kết qủa:

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

18
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

- Kiến nghị.

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

Phần III. ĐÁNH GIÁ CHẤM ĐIỂM, BẢO VỆ THÍ NGHIỆM.

Chấm điểm theo hình thức chấm báo cáo.

19
BÀI 5 KHẢO SÁT KẾT CẤU VÀ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ HỘP GIẢM
TỐC BÁNH RĂNG CÔN

Phần I. NỘI DUNG

1.1. Mục đích, yêu cầu:

- Tìm hiểu về hộp giảm tốc (HGT) bánh răng côn.

- Xác định các thông số chế tạo và ăn khớp của các bánh răng trong HGT.

- Xác định khả năng tải của HGT theo độ bền tiếp xúc.

1.2. Cơ sở lý thuyết:

- Đối tượng nghiên cứu là HGT bánh răng côn 2 cấp nằm ngang/ thẳng đứng.
Các đại lượng được đo bằng thước đo chiều dài và đo góc.

- Kết cấu chung của HGT bao gồm phần vỏ hộp, các cụm trục và các chi tiết
phụ trợ khác. Vỏ hộp được ghép từ phần thân hộp và phần nắp hộp thông qua các mối
ghép bu lông kết hợp 2 chốt định vị. Các cụm trục gồm bản thân trục và các chi tiết lắp
trên nó (bánh răng, then, ổ lăn, bạc chặn…).

- Các chi tiết phụ trợ khác phục vụ việc nạp dầu, kiểm tra dầu bôi trơn, thông
hơi, vòng móc để nâng/chuyển HGT… được lắp với vỏ hộp HGT.

1.3. Thí nghiệm:

1.3.1. Quan sát hộp giảm tốc và xác định các thông số hình học

1. Quan sát tổng thể HGT từ bên ngoài. Nhận xét về kết cấu chung
2. Đo xác định các kích thước bên ngoài:

- Đo kích thước bao HGT

- Đo đường kính và chiều dài các đoạn trục ngoài hộp (trục vào và trục ra)
3. Tháo HGT và vẽ sơ đồ HGT.

- Xác định số cấp của HGT.

- Xác định hướng nghiêng của các bánh răng trong HGT.
- Vẽ sơ đồ hộp giảm tốc (vào Phiếu kết quả thí nghiệm)
4. Xác định số răng của các bánh răng cho từng cấp (z11, z12 cho cấp 1, z21, z22 cho cấp
2)
5. Xác định tỷ số truyền từng cấp và tỷ số truyền chung của HGT:

20
- Tỷ số truyền cấp 1: ;

z12 - Số răng bánh lớn cấp 1; z11 - Số răng bánh nhỏ cấp 1

- Tỷ số truyền cấp 2: ;

z22 - Số răng bánh lớn cấp 2; z21 - Số răng bánh nhỏ cấp 2

- Tỷ số truyền của HGT:

6. Đo khoảng cách trục các cấp:

- Đo khoảng cách trục cấp 1: aw1

- Đo khoảng cách trục cấp 2: aw2


7. Tính và dự đoán mô đun của răng các cấp qua số răng và khoảng cách trục (bánh
răng có hệ số dịch dao không)

Với βi là góc nghiêng răng (i =1,2), xác định bằng cách đo trực tiếp.

Sau khi tính mô đun pháp mn dựa vào dãy tiêu chuẩn để xác định chính xác giá
trị này.

8. Tính các thông số đường kính đỉnh răng, chân răng

9. Xác định các hệ số ψba và ψbd của các cấp (cấp 1 và cấp 2)

1.3.2. Xác định khả năng tải của hộp giảm tốc theo ứng suất tiếp xúc

(Xác định mô men xoắn giới hạn trên trục ra T3 và công suất truyền được P1)

1. Giả thiết bánh răng vật liệu thép 45, nhiệt luyện 240HB, cấp chính xác 8, KHL = 1
(dài hạn), dựa vào các giá trị ở mục trên tra bảng hệ số KHβ và ứng suất cho phép [ϭH].
Từ đó tính T3gh (Nmm):

trong đó, Ka là hệ số, lấy Ka = 49,5 với bánh răng thẳng; Ka = 43 với bánh răng
nghiêng.

2. Cho trước số vòng quay trục 1, xác định công suất lớn nhất có thể truyền cho trục
vào:

21
+ Công suất trên trục 1:

+  - hiệu suất của hộp giảm tốc, tính theo công thức: (c là số cấp
của HGT bánh răng)

+ P3 - công suất trên trục 3: , KW

+ n3- số vòng quay trục 3: ; n1 = 1500 vg/ phút

3. Lập bảng kết quả thí nghiệm, tính toán


Kết quả thí nghiệm, tính toán được lập bảng trong Phiếu kết quả thí nghiệm.

4. Câu hỏi kiểm tra


- Công dụng chung của hộp giảm tốc trong máy
- Các bộ phận chính trong hộp giảm tốc
- Các thông số chính của hộp giảm tốc
- Trình tự tháo lắp hộp giảm tốc
- Phương pháp bôi trơn các bộ truyền trong hộp giảm tốc và ổ lăn
- Phương pháp điều chỉnh ăn khớp và điều chỉnh khe hở trong ổ lăn
- Tại sao đường kính trục ra của HGT lớn hơn trục vào?

1.4. Chuẩn bị của sinh viên:

- Sinh viên phải đọc và nghiên cứu, chuẩn bị những nội dung về lý thuyết có liên
quan đến bài thí nghiệm.

- Nắm được nội dung mình phải làm gì trong bài thí nghiệm, chuẩn bị giấy bút để
ghi chép số liệu.

Phần II. VIẾT BÁO CÁO

2.1. Quy định chung:

Báo cáo thí nghiệm được viết một mặt trên khổ A4, đóng quyển, bìa mềm. Mỗi
sinh viên có một báo cáo riêng.

2.2. Nội dung báo cáo:

2.2.1. Cơ sở lý thuyết.

22
- Mục đích thí nghiệm

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

- Mô tả sơ đồ hộp giảm tốc

2.2.2. Báo cáo kết quả thí nghiệm.

- Tổng hợp kết quả thí nghiệm đo đạc và tính toán.

TT Tên đại lượng cần xác định Ký hiệu Cấp 1 Cấp 2

1 Các đại lượng đo đếm

1.1 Kích thước khuôn khổ HGT (dài rộng Lx Wx H


cao), mm

1.2 Đường kính và chiều dài đầu trục vào (d1, (d1, l1)
l1), mm

1.3 Khoảng cách trục của các bộ truyền, mm aw

23
1.4 Số răng bánh chủ động (bánh nhỏ) Z11; Z21

1.5 Số răng bánh bị động (bánh lớn) Z12; Z22

1.6 Góc nghiêng răng (độ) 

1.7 Chiều rộng vành răng bánh nhỏ, mm b11; b21

1.8 Chiều rộng vành răng bánh lớn, mm b12; b22

1.9 Đường kính đỉnh răng bánh nhỏ, mm da11; da21

1.10 Đường kính đỉnh răng bánh lớn, mm da12; da22

2 Thông số tính toán

2.1 Tỷ số truyền các cấp u1, u2

2.2 Tỷ số truyền chung của HGT uh

2.3 Mô đun mặt đầu răng, mm mt1; mt2

2.4 Mô đun pháp tính được, mm mn1; mn2

2.5 Mô đun pháp tiêu chuẩn, mm m1 ; m2

2.6 Góc nghiêng răng xác định theo mô đun 


tiêu chuẩn (độ)

2.7 Đường kính vòng lăn bánh nhỏ, mm dw11,

dw21

2.8 Đường kính vòng lăn bánh lớn, mm dw12,

dw22

2.9 Đường kính đỉnh răng bánh nhỏ, mm da11,

da21

2.10 Đường kính đỉnh răng bánh lớn, mm da12,

24
da22

2.11 Hệ số ba ba

2.12 Hệ số bd bd

2.13 Ứng suất tiếp xúc cho phép, MPa [H]

2.14 Khả năng tải của HGT, Nmm T3

2.15 Công suất truyền được, P1 P1

- Nhận xét kết qủa:

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

- Kiến nghị.

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

25
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

Phần III. ĐÁNH GIÁ CHẤM ĐIỂM, BẢO VỆ THÍ NGHIỆM.

Chấm điểm theo hình thức chấm báo cáo.

26

You might also like