You are on page 1of 61

CHỦ ĐỀ 6.

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH KHIẾM THÍNH CẤP
TIỂU HỌC
(5 tiết lí thuyết; 5 tiết thực hành; 4 tiết online)
Tài liệu bồi dưỡng trực tiếp/offline
(5 tiết lí thuyết, 5 tiết thực hành)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
- Trình bày các quy định hiện hành về đánh giá học sinh khuyết tật cấp
tiểu học.
- Phân tích các định hướng & nguyên tắc đánh giá kết quả học tập của học
sinh khiếm thính cấp tiểu học.
- Thiết kế hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập thường xuyên và
định kì đối với học sinh khiếm thính môn Tiếng Việt và Toán.
2. Phẩm chất
- Tích cực tìm hiểu và trao đổi về các quy định và cách thức đặc thù đánh
giá kết quả học tập của học sinh khiếm thính.
- Tôn trọng tính khách quan và thực chứng trong đánh giá kết quả học tập
của học sinh khiếm thính.
II. NỘI DUNG
1. Quy định hiện hành về đánh giá học sinh khuyết tật và vận dụng cho
đánh giá kết quả học tập học sinh khiếm thính cấp tiểu học
1.1. Quy định hiện hành về đánh giá học sinh khuyết tật cấp tiểu học
1.2. Vận dụng quy định trong đánh giá kết quả học tập của học sinh khiếm
thính: định hướng và nguyên tắc
2. Một số ví dụ về cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
khiếm thính trong môn Tiếng Việt
2.1. Kiểm tra thường xuyên có điều chỉnh
- Hỏi và trả lời bằng ngôn ngữ kí hiệu thay cho kiểm tra miệng
- Kiểm tra viết thay cho kiểm tra miệng
- Sử dụng phiếu học tập riêng
2.2. Kiểm tra định kì có điều chỉnh
- Giảm nhẹ mức độ yêu cầu
- Ra đề riêng

1
3. Một số ví dụ về cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
khiếm thính trong môn Toán
3.1. Kiểm tra thường xuyên có điều chỉnh
- Hỏi và trả lời bằng ngôn ngữ kí hiệu thay cho kiểm tra miệng
- Kiểm tra viết và/hoặc thực hành thay cho kiểm tra miệng
- Sử dụng phiếu học tập riêng
3.2. Kiểm tra định kì có điều chỉnh
- Giảm nhẹ mức độ yêu cầu
- Ra đề riêng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Bảng phân bổ thời lượng các hoạt động
(Đơn vị tính: 50 phút/1 tiết LT/TH)
Số Số Tổng
phút phút số
Phân bổ thời lượng LT TH phút
TT (5 tiết lí thuyết, 5 tiết thực hành) 250 250 500
Quy định hiện hành về đánh giá học sinh khuyết tật
và vận dụng cho đánh giá kết quả học tập học sinh
1 khiếm thính cấp tiểu học 70 30 100
Hoạt động 1. Tìm hiểu các Quy định hiện hành về
1.1 đánh giá học sinh khuyết tật cấp tiểu học 35 15 50
Hoạt động 2. Vận dụng quy định hiện hành vào đánh
giá kết quả học tập của học sinh khiếm thính cấp tiểu
1.2 học 35 15 50
Một số ví dụ về cách kiểm tra, đánh giá kết quả học
2 tập của học sinh khiếm thính trong môn Tiếng Việt 90 110 200
Hoạt động 3. Sử dụng ngôn ngữ kí hiệu và phiếu bài
2.1 tập riêng trong kiểm tra thường xuyên môn Tiếng Việt 30 50 80
Hoạt động 4. Xây dựng đề kiểm tra định kì tiếp cận
2.2 với học sinh khiếm thính ở môn Tiếng Việt 30 50 80
2.2 Hoạt động 5. Trao đổi, phản hồi chung 30 10 40
Một số ví dụ về cách kiểm tra, đánh giá kết quả học
3 tập của học sinh khiếm thính trong môn Toán 90 100 200
Hoạt động 6. Sử dụng ngôn ngữ kí hiệu và phiếu bài
3.1 tập riêng trong kiểm tra thường xuyên môn Toán 30 50 80

3.2 Hoạt động 7. Xây dựng đề kiểm tra định kì tiếp cận 30 50 80

2
với học sinh khiếm thính trong môn Toán
3.3 Hoạt động 8. Trao đổi, phản hồi chung 30 10 40

1. Quy định hiện hành về đánh giá học sinh khuyết tật và vận dụng cho
đánh giá kết quả học tập học sinh khiếm thính cấp tiểu học
I.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu các Quy định hiện hành về đánh giá học sinh
khuyết tật cấp tiểu học (50 phút)
a. Mục tiêu
Sau khi được tập huấn nội dung này, người học có khả năng:
 Chỉ ra các văn bản quy định hiện hành về đánh giá học sinh tiểu
học
 Tóm tắt những điểm chính về nội dung và cách thức đánh giá học
sinh tiểu học theo các quy định hiện hành.
 Trình bày các quy định về đánh giá học sinh khuyết tật cấp tiểu học
trong các văn bản hiện hành.
 Mô tả trường hợp về đánh giá học sinh khuyết tật cấp tiểu học.
b. Chuẩn bị
- Tài liệu tập huấn; giấy Ao và bút dạ để ghi ý kiến thảo luận; slides bài
giảng ghi tóm tắt nội dung thông tin phản hồi.
- Các văn bản hiện hành quy định về đánh giá học sinh tiểu học: Từ phụ lục
1 đến phụ lục 3.
c. Các bước tiến hành tập huấn
 Bước 1: Giới thiệu
Tập huấn viên giới thiệu và giải thích về sự cần thiết tìm hiểu các quy
định hiện hành về đánh giá học sinh tiểu học trong đó có quy định về đánh giá
học sinh khuyết tật ở cấp học này.
 Bước 2: Nghiên cứu tài liệu
Tự nghiên cứu cá nhân 3 văn bản sau (Phụ lục 1-3): 1) Quy định đánh giá
học sinh tiểu học (ban hành kèm theo thông tư số 30/2014/TT-BGD-ĐT ngày
28/8/2014); 2) Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 Sửa đổi, bổ
sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo
thông tư số 30/2014/TT-BGD-ĐT ngày 28/8/2014; & 3) Thông tư số 03/VBHN-
BGDĐT ngày 28/9/2016 Văn bản hợp nhất Quy định đánh giá học sinh tiểu
học. Với các câu hỏi gợi ý sau:
1) Có điểm chính đáng chú ý trong quy định về nội dung và cách thức
đánh giá học sinh tiểu học như thế nào?
2) Đánh giá học sinh khuyết tật cấp tiểu học được quy định như thế nào?

3
 Bước 3: Trao đổi nhóm & toàn lớp
- Thảo luận nhóm (4-6 thành viên/nhóm) với 2 câu hỏi ở bước 2 và ghi
những điểm chính ra giấy Ao.
- Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp; các nhóm khác bổ sung và trao đổi
thêm.
- Tập huấn viên theo dõi, tổng hợp ý kiến trao đổi rồi trình chiếu slides tóm
tắt những điểm đáng chú ý trong các văn bản hiện hành về đánh giá học sinh cấp
tiểu học, trong đó có các quy định về đánh giá học sinh khuyết tật.
 Bước 4: Thảo luận nhóm
- Làm việc nhóm (4-6 người/nhóm) với yêu cầu:
1) Mô tả về trường hợp một học sinh khuyết tật ở lớp tiểu học mà
bạn đã hoặc đang là giáo viên chủ nhiệm hoặc tham gia dạy.
2) Trình bày nội dung và cách thức đánh giá kết quả học tập của
học sinh đó.
3) Giải thích việc vận dụng quy định đánh giá hiện hành đối với
trường hợp học sinh đó.
- Sau khi thảo luận nhóm và viết nội dung thảo luận trên giấy Ao; các nhóm
lần lượt trình bày mô tả trường hợp đã thảo luận trước lớp.
 Bước 5: Trao đổi chung toàn lớp
Tập huấn viên tóm tắt lại toàn bộ nội dung hoạt động 1 và cung cấp thêm
thông tin phản hồi qua các slides.
d. Thông tin phản hồi
 Đến nay (năm 2020), việc đánh giá học sinh tiểu học bao gồm học sinh
khuyết tật cấp tiểu học được thực hiện theo quy định tại 3 văn bản sau:
o Quy định đánh giá học sinh tiểu học (ban hành kèm theo thông tư
số 30/2014/TT-BGD-ĐT ngày 28/8/2014).
o Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 Sửa đổi, bổ sung
một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm
theo thông tư số 30/2014/TT-BGD-ĐT ngày 28/8/2014.
o Thông tư số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016: Văn bản hợp nhất
Quy định đánh giá học sinh tiểu học.
 Những điểm chính trong quy định hiện hành về nội dung và cách thức
đánh giá học sinh tiểu học:
o Nội dung đánh giá: Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết
quả học tập của học sinh.
o Cách thức đánh giá:

4
+ Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét; Đánh giá định kì cuối học
kì I và cuối học kì II với các môn học Tiếng Việt, Toán, Khoa học,
Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc (với học sinh
dân tộc học song ngữ), riêng lớp 4 và lớp 5 có thêm kiểm tra Toán
và Tiếng Việt giữa học kì I và giữa học kì II.
+ Đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định
hướng phát triển năng lực, với các câu hỏi và bài tập theo 4 mức
độ: Biết; Hiểu; Vận dụng vào tình huống quen thuộc; Vận dụng vào
tình huống mới.
 Với học sinh khuyết tật cấp tiểu học:
o Học sinh học hòa nhập: đánh giá như đối với học sinh không
khuyết tật có điều chỉnh yêu cầu, hoặc theo yêu cầu của kế hoạch
giáo dục cá nhân.
o Học sinh học chuyên biệt: đánh giá theo quy định dành cho giáo
dục chuyên biệt (Yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục
chuyên biệt) hoặc theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân.
I.2. Hoạt động 2: Vận dụng quy định hiện hành vào đánh giá kết quả học
tập của học sinh khiếm thính cấp tiểu học (50 phút)
a. Mục tiêu
Sau khi được tập huấn nội dung này, người học có khả năng:
 Giải thích việc vận dụng quy định trong đánh giá kết quả học tập của
học sinh khiếm thính cấp tiểu học.
 Xác định cách thức đánh giá thường xuyên và định kì với trường hợp
học sinh khiếm thính của lớp/trường mình.
b. Chuẩn bị
- Tài liệu tập huấn; giấy Ao và bút dạ để ghi ý kiến thảo luận; slides bài
giảng ghi tóm tắt nội dung thông tin phản hồi.
- Sách giáo khoa tiểu học môn Toán, Tiếng Việt và Tự nhiên – Xã hội,
Khoa học, Lịch sử và Địa lí.
c. Các bước tiến hành tập huấn
 Bước 1: Giới thiệu
Các quy định hiện hành về đánh giá học sinh khuyết tật cấp tiểu học áp
dụng chung cho các dạng khuyết tật khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế các
dạng khuyết tật khác nhau lại có đặc điểm về khả năng và nhu cầu học tập khác
nhau. Và ngay giữa các cá nhân học sinh trong cùng một dạng tật cũng có năng
lực học tập và nhu cầu hỗ trợ rất khác nhau. Vì thế, cần có sự nghiên cứu và vận
dụng quy định hợp lí cho từng trường hợp. Vấn đề là làm thế nào để một mặt sự
vận dụng ấy không được trái với quy định, mặt khác lại sát hợp với học sinh và
đảm bảo tính khách quan, công bằng và xác thực.

5
 Bước 2: Trao đổi chung
- Trao đổi chung ở lớp với các câu hỏi sau:
1) So với học sinh dạng khuyết tật khác như khiếm thị và khuyết
tật trí tuệ, năng lực học tập các môn học của học sinh khiếm
thính có đặc điểm gì khác?
2) Trong các dạng bài kiểm tra sau thì dạng bài nào học sinh khiếm
thính thể hiện được rõ nhất năng lực học tập: a) Vấn đáp; b)
Trắc nghiệm; c) Tự luận; và d) Thực hành? Vì sao?
- Lớp cùng tập huấn viên bình luận cùng bình luận về các ý kiến trao đổi.
Tập huấn viên bổ sung thêm thông tin:
+ Học sinh điếc/khiếm thính có thế mạnh học qua nhìn và thực hành.
Cứ liệu thực tiễn cho thấy các em có năng lực tư duy trực quan hành
động và trực quan hình tượng khá tốt. Tuy thế, do hạn chế về tiếp thu
thông tin ngôn ngữ nói, và trong trường hợp không được dạy học từ
nhỏ bằng ngôn ngữ kí hiệu một cách liên tục thì tư duy ngôn ngữ-lôgic
gặp nhiều hạn chế.
+ Do những đặc điểm về thế mạnh và khó khăn riêng, học sinh
điếc/khiếm thính thường thể hiện được tốt hơn kết quả học tập qua
hình thức kiểm tra vấn đáp bằng ngôn ngữ kí hiệu và qua kiểm tra thực
hành. Tuy nhiên, các em gặp rất nhiều khó khăn với bài kiểm tra tự
luận. Bài viết của các em mắc rất nhiều lỗi về từ và câu (dùng từ sai,
câu viết không đúng ngữ pháp) và nội dung bài viết nghèo nàn. Với
các bài kiểm tra trắc nghiệm nhiều câu hỏi (đề dài), các em cũng gặp
khó khi đọc đề vì có quá nhiều từ mới lạ với bản thân.
 Bước 3: Trao đổi nhóm nhỏ
- Trao đổi trong nhóm nhỏ (2-3 người/nhóm), nêu bình luận về tình
huống sau đây:
+ Học sinh khiếm thính Nguyễn Văn A. học lớp 3A3. Em viết chữ và
vẽ đẹp. Tuy nhiên gặp khó khăn khi phải viết bài kiểm tra tự luận, giải
toán có lời văn hoặc bài trắc nghiệm với đề dài.
+ Khi học bài Bảng nhân 8, giáo viên giáo viên giao nhiệm vụ cho em
hoàn thành phiếu học tập như sau:

PHIẾU HỌC TẬP


Bài: Bảng nhân 8
Học sinh: Nguyễn Văn A Lớp: 3A3 Ngày: ……/.…/……….
1. Hoàn thành bảng nhân 8 bằng cách vẽ các ô có 8 hình giống nhau vào cột bên
trái rồi viết các kết quả phép nhân vào chỗ…. ở cột bên phải

6
Bảng nhân 8
■■■■■■■■
8x1=8
8 x 2 = 16
■■■■■■■■ ■■■■■■■■

8 x3 =……

8 x4 = ….

8 x5 = ….

8x6=…

8x7=…

8x8=…

8x9=…

8 x 10 = …
2. Có 7 can dầu. Mỗi can đựng 8 lít dầu. Hỏi tất cả có bao nhiêu lít dầu?

7
Tóm tắt Bài giải
1 can: ……….. lít ………………………………………………………
….. can: ? lít ………………………………………………………
………………………………………...
+ Cũng với học sinh A, ở bài kiểm tra cuối học kì I môn Tự nhiên và Xã
hội, giáo viên thiết kế đề riêng cho em A như sau:
Bài kiểm tra cuối học kì 1
Môn: Tự nhiên và Xã hội Thời gian: 35 phút
Họ và tên: Nguyễn Văn ALớp:3A1 Ngày:…../…./……
1. Với mỗi cơ quan của cơ thể ở bảng dưới đây, em hãy viết tên, vẽ một
bộ phận và viết chức năng của bộ phận đó.
Tên cơ quan Tên và hình vẽ một bộ phận của quan Chức năng
của bộ phận
Tiêu hóa Dạ dày Co bóp, tiêu
hóa thức ăn

Hô hấp

Tuần hoàn

2. Viết tên một làng quê và một đô thị mà em biết vào cột bên trái và viết
các nghề nghiệp thường thấy tại những nơi đó vào cột bên phải trong
bảng sau:
Làng quê và đô thị Nghề nghiệp thường thấy
Làng quê:………………. ……………………………………………
…………………………. ……………………………………………
………………………….. ……………………………………………

8
Đô thị: ………………... ……………………………………………
………………………… ……………………………………………
………………………… ……………………………………………

- Tập huấn viên gợi ý trao đổi:


1) Các yêu cầu ở Phiếu học tập và ở Đề kiểm tra học kì với học sinh A
bao hàm các mức độ nhận thức nào trong ma trận đề kiểm tra?
2) Giáo viên đã có thay đổi và điều chỉnh gì trong yêu cầu kiểm tra,
đánh giá đối với học sinh A?
3) Những sản phẩm bài làm như phiếu học tập và bài kiểm tra đề riêng
như trên có là minh chứng khách quan cho kiểm tra đánh giá học
sinh?
 Bước 4: Thực hành theo nhóm
- Trao đổi và thực hành theo nhóm (4-6 thành viên/nhóm) với các yêu cầu
sau:
1) Mô tả 1 trường hợp học sinh khiếm thính ở lớp/trường của thầy/cô.
2) Chọn 1 môn học, hãy thiết kế 1 phiếu học tập cho một bài học và 1
đề kiểm tra học kì của môn học đó.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận và thực hành nhóm. Lớp và
tập huấn viên bình luận cho mỗi thiết kế.
 Bước 5: Trao đổi chung và phản hồi
Tập huấn viên trình bày slides tóm tắt các nội dung hoạt động. Cần bổ
sung thêm và nhấn mạnh thông điệp: Mục đích chính việc kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của học sinh nhằm thu thập thông tin phản hồi về việc học sinh đã
học được gì và tiến bộ như thế nào. Như thế, kiểm tra đánh giá để giúp học học
tốt hơn, giáo viên dạy hiệu quả hơn. Nếu không hỗ trợ học sinh khiếm thính
học tập trong suốt quá trình, thì cũng khó mong đợi có kết quả tích cực và tiến
bộ.
d. Thông tin phản hồi
- Do đặc điểm năng lực học tập và khó khăn đặc thù của học sinh khiếm
thính, các em có thể thể hiện tốt hoặc không tốt ở các hình thức kiểm tra khác
nhau. Các em có thể thực hiện tốt hơn với hình thức kiểm tra vấn đáp bằng ngôn
ngữ kí hiệu và kiểm tra thực hành, nhưng thường gặp khó khăn với bài kiểm tra
tự luận và bài trắc nghiệm với đề dài (nhiều câu hỏi).
- Do các đặc điểm học tập đặc thù, cần có những điều chỉnh trong kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của học sinh khiếm thính. Với kiểm tra thường xuyên,
có thể thực hiện vấn đáp bằng ngôn ngữ kí hiệu, sử dụng phiếu học tập hoặc
giao dự án thực hành riêng. Với đề kiểm tra định kì, nên có đề riêng giảm bớt

9
yêu cầu phải đọc và viết nhiều. Tuy nhiên, cả kiểm tra thường xuyên và định kì
thì yêu cầu vẫn cần đặt ra ở tất cả các mức độ khác nhau: nhận biết; thông hiểu;
vận dụng vào tình huống quen thuộc; và vận dụng vào tình huống mới.
- Việc thu thập đầy đủ các minh chứng về sản phẩm bài làm của học sinh
khiếm thính là rất cần thiết, đảm bảo tính khách quan và xác thực của các kết
quả đánh giá.
- Mục đích chính việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm
thu thập thông tin phản hồi về việc học sinh đã học được gì và tiến bộ như thế
nào. Kiểm tra đánh giá để giúp học học tốt hơn, giáo viên dạy hiệu quả hơn.
Muốn vậy, điều cần kiện cần là hỗ trợ học sinh học tập phù hợp trong suốt cả
quá trình học kì, năm học, và cấp học.
2. Một số ví dụ về cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
khiếm thính trong môn Tiếng Việt
2.1. Hoạt động 3: Sử dụng ngôn ngữ kí hiệu và phiếu bài tập riêng trong kiểm
tra thường xuyên môn Tiếng Việt (80 phút)
a. Mục tiêu
Sau khi được tập huấn nội dung này, người học có khả năng:
 Chỉ ra được sự cần thiết của việc sử dụng ngôn ngữ kí hiệu và
phiếu bài tập riêng trong kiểm tra thường xuyên kết quả học tập
môn Tiếng Việt của học sinh khiếm thính.
 Chỉ ra những vấn đề cần lưu ý khi thiết kế phiếu bài tập riêng trong
kiểm tra thường xuyên kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh
khiếm thính.
 Vận dụng thiết kế phiếu bài tập riêng cho học sinh khiếm thính
trong kiểm tra thường xuyên môn Tiếng Việt.
b. Chuẩn bị
- Tài liệu tập huấn; giấy Ao và bút dạ để ghi ý kiến thảo luận; slides bài
giảng ghi tóm tắt nội dung thông tin phản hồi.
- Mẫu phiếu bài tập dành riêng cho học sinh khiếm thính khi học tập môn
Tiếng Việt
c. Các bước tiến hành tập huấn
 Bước 1: Giới thiệu và trình bày về sự cần thiết phải sử dụng ngôn ngữ
kí hiệu và phiếu bài tập riêng trong kiểm tra thường xuyên kết quả
học tập môn Tiếng Việt của học sinh khiếm thính
- Tập huấn viên đưa câu hỏi: Trong kiểm tra thường xuyên kết quả học tập
môn Tiếng Việt, tại sao cần sử dụng ngôn ngữ kí hiệu và thiết kế phiếu bài tập
riêng cho học sinh khiếm thính?
- Thầy/cô suy nghĩ và trả lời, mỗi thầy/cô chỉ nêu một ý, tập huấn viên ghi
lại các ý chính lên bảng.

10
- Tập huấn viên khái quát các nội dung và giải thích về sự cần thiết của việc
sử dụng ngôn ngữ kí hiệu và phiếu bài tập riêng trong kiểm tra thường xuyên kết
quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh khiếm thính.
 Bước 2: Thảo luận nhóm
- Thảo luận nhóm (4-6 thành viên/nhóm) với yêu cầu sau: Chỉ ra những
vấn đề cần lưu ý khi thiết kế phiếu bài tập riêng cho học sinh khiếm thính?
- Sau khi thảo luận, các nhóm trình bày kết quả thảo luận trên giấy A0.-
- Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp; các nhóm khác bổ sung và trao
đổi thêm.
- Tập huấn viên theo dõi, tổng hợp ý kiến trao đổi rồi trình chiếu slides
phân tích các vấn đề cần lưu ý khi thiết kế phiếu bài tập riêng cho học sinh
khiếm thính.
 Bước 3: Thực hành thiết kế một phiếu học tập riêng cho học sinh
khiếm thính trong môn Tiếng Việt
- Thực hành theo nhóm (4-6 thành viên/nhóm) với yêu cầu: Chọn một nội
dung dạy học cụ thể trong môn Tiếng Việt, thiết kế một phiếu học tập riêng cho
học sinh khiếm thính?
- Sau khi thảo luận, các nhóm trình bày kết quả thảo luận trên giấy A0.
Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp; các nhóm khác bổ sung và trao đổi thêm.
- Tập huấn viên theo dõi, nhận xét và tổng hợp các ý kiến trao đổi.
d. Thông tin phản hồi
 Sự cần thiết của việc sử dụng ngôn ngữ kí hiệu và phiếu bài tập riêng trong
kiểm tra thường xuyên kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh khiếm
thính:
- Môn Tiếng Việt là một môn học khó đối với học sinh khiếm thính. Mục
tiêu chung của môn Tiếng Việt ở tiểu học là hướng vào phát triển cho học sinh
năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kỹ năng đọc, viết, nói, nghe. Tuy nhiên, ở cả 4
nhóm kỹ năng: đọc, viết, nói, nghe, học sinh khiếm thính đều gặp nhiều khó
khăn. Ví dụ, các mục tiêu về kỹ năng nghe, nói hay trong các mục tiêu dạy đọc
có mục tiêu đọc rõ ràng, đọc trôi chảy, đọc diễn cảm là quá khó đối với học sinh
khiếm thính. Do đó, khi đánh giá cần giảm tải hoặc thay thế các nội dung này
cho học sinh khiếm thính. Chẳng hạn, thay nội dung đánh giá về kỹ năng nghe,
nói bằng nội dung đánh giá về kỹ năng biểu đạt và tiếp nhận thông tin bằng
ngôn ngữ kí hiệu, thay nội dung đọc thành tiếng bằng nội dung đọc bằng ngôn
ngữ kí hiệu và tập trung vào đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh khiếm
thính.
- Trong dạy học Tiếng Việt, mục tiêu, nội dung học tập trong từng bài đã
được giáo viên điều chỉnh và xác định riêng phù hợp với khả năng, nhu cầu của
học sinh khiếm thính. Do đó, cần điều chỉnh nội dung, cách thức đánh giá

11
thường xuyên kết quả học tập của học sinh cho phù hợp với mục tiêu, nội dung
học tập đã xác định.
- Đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành về nội dung và cách thức đánh
giá học sinh tiểu học. Đó là đánh giá trên nhu cầu và khả năng học tập của học
sinh; đánh giá sự tiến bộ của học sinh theo hướng khuyến khích, động viên
những tiến bộ dù là nhỏ nhất của học sinh, không so sánh học sinh này với học
sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
 Thiết kế phiếu bài tập dành riêng cho học sinh khiếm thính
Để thiết kế phiếu bài tập dành riêng cho học sinh khiếm thính, giáo viên
cần căn cứ vào nội dung môn học, bài học; mục tiêu học tập đã xác định riêng
cho học sinh khiếm thính từ đó xác định phạm vi nội dung và mục đích của bài
tập; chọn lựa hình thức của bài tập và viết các câu hỏi; tự kiểm tra lại các câu
hỏi trong phiếu bài tập bằng cách đối chiếu nội dung câu hỏi với mục tiêu đánh
giá, kiểm tra lại ngôn ngữ diễn đạt cho phù hợp với vốn ngôn ngữ của học sinh
khiếm thính.
Khi thiết kế phiếu bài tập dành riêng cho học sinh khiếm thính, giáo viên
cần lưu ý:
- Bài tập cần đơn giản hóa lượng thông tin.
- Bài tập cần có những khoảng trống để học sinh không thấy quá sức với
quá nhiều chữ viết.
- Sử dụng nhiều dạng câu hỏi khác nhau để tránh sự đơn điệu, tránh lặp lại
nguyên văn những câu hỏi, bài tập đã được dùng trong lúc giảng dạy bài
cũ.
- Nên sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm (câu hỏi đúng sai, lựa chọn, ghép
nối, điền thêm) hoặc các câu trả lời ngắn cho phù hợp với khả năng nhận
thức và vốn ngôn ngữ của học sinh khiếm thính.
- Câu hỏi phải nêu bật được ý muốn hỏi, diễn đạt cụ thể, rõ ràng, tránh dài
dòng.
- Không được đưa ra các thuật ngữ không rõ ràng.
- Sử dụng thêm các tranh ảnh/sơ đồ minh họa khi thiết kế bài tập để giúp
làm giảm căng thẳng cho học sinh khiếm thính, hỗ trợ học sinh khiếm
thính hiểu và thực hiện yêu cầu.
 Ví dụ về thiết kế phiếu bài tập riêng cho học sinh khiếm thính:
Ví dụ 1: Phiếu bài tập môn Tập đọc lớp 2, bài Mua kính
(SGK Tiếng Việt 2, tập một, trang 53)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
1. Cậu bé mua kính để làm gì?
a. Để làm người lớn

12
b. Để đọc được sách
c. Để đeo cho đẹp
2. Cậu bé nhầm tưởng điều gì?
a. Cứ đeo kính là đọc được sách
b. Bác bán kính đưa nhầm kính cho cậu
c. Mọi người mua kính vì không đọc được sách
3. Cậu bé đã thử kính như thế nào?
a. Thử chiếc kính đẹp nhất
b. Thử năm bảy chiếc kính
c. Thử chiếc kính to nhất
4. Vì sao bác bán kính phì cười?
a. Vì cậu bé không biết đọc
b. Vì cậu bé nghĩ đeo kính sẽ biết đọc
c. Vì cậu bé lười học
5. Theo em, chi tiết nào trong truyện gây cười?
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Ví dụ 2: Phiếu bài tập môn Tập làm văn, bài Kể về người thân (SGK Tiếng
Việt 2, tập một, trang 85)
Yêu cầu: Hãy quan sát và trò chuyện với một người thân trong gia đình em để
tìm các thông tin điền vào phiếu sau:

13
Tên: ………...
Người em yêu Ngoại hình:
quý nhất trong Tuổi:……….
- Đôi mắt: …….....
gia đình là:
Nghề nghiệp:
- Dáng người: ……
…………
…………..
- Mái tóc: ……….
……….

Tính cách: Sự quan tâm, chăm sóc:


…………………… …………………………
…………………… …………………………
…………………… …………………….........
……………………..

2.2. Hoạt động 4: Xây dựng đề kiểm tra định kì tiếp cận với học sinh khiếm
thính ở môn Tiếng Việt (80 phút)
a. Mục tiêu
Sau khi được tập huấn nội dung này, thầy/cô có khả năng:
 Xác định cách xây dựng đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt tiếp
cận với học sinh khiếm thính.
 Vận dụng xây dựng đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt tiếp cận với
học sinh khiếm thính.
b. Chuẩn bị

14
- Tài liệu tập huấn; giấy Ao và bút dạ để ghi ý kiến thảo luận; slides bài
giảng ghi tóm tắt nội dung thông tin phản hồi.
- Mẫu đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt tiếp cận với học sinh khiếm
thính.
c. Các bước tiến hành tập huấn
 Bước 1: Thảo luận nhóm
- Thảo luận nhóm (4-6 thành viên/nhóm) với yêu cầu sau: Chỉ ra các
bước xây dựng đề kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt tiếp cận với học
sinh khiếm thính?
- Sau khi thảo luận, các nhóm trình bày kết quả thảo luận trên giấy
A0.
- Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp; các nhóm khác bổ sung và
trao đổi thêm.
- Tập huấn viên theo dõi, tổng hợp ý kiến trao đổi rồi trình chiếu
slides phân tích cách xây dựng đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt
tiếp cận với học sinh khiếm thính.
 Bước 2: Thực hành thiết kế đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt tiếp
cận với học sinh khiếm thính
- Thực hành theo nhóm, chia lớp thành 6 nhóm (4-6 thành
viên/nhóm) với yêu cầu:
+ Nhóm 1, 2: Thiết kế nội dung kiểm tra năng lực đọc hiểu trong đề
kiểm tra định kì môn Tiếng Việt tiếp cận với học sinh khiếm thính
+ Nhóm 3, 4: Thiết kế nội dung kiểm tra năng lực viết trong đề
kiểm tra định kì môn Tiếng Việt tiếp cận với học sinh khiếm thính
+ Nhóm 5, 6: Thiết kế nội dung kiểm tra năng lực biểu đạt và tiếp
nhận thông tin trong đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt tiếp cận
với học sinh khiếm thính
- Sau khi thảo luận, các nhóm trình bày kết quả thảo luận trên giấy
A0.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp; các nhóm khác bổ sung và trao
đổi thêm.
- Tập huấn viên theo dõi, nhận xét và tổng hợp các ý kiến trao đổi.
d. Thông tin phản hồi
Theo quy định hiện hành, việc kiểm tra định kì môn Tiếng Việt cho học
sinh tiểu học nhằm đánh giá tương đối đầy đủ và toàn diện cả 4 kỹ năng: đọc,
viết, nghe, nói bám sát Chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định cho từng giai đoạn
học. Tiêu chí đề kiểm tra định kì tập trung đánh giá ở 4 mức độ theo tỉ lệ như

15
sau: Mức 1: Nhận biết (40%) ; Mức 2: Thông hiểu (30%); Mức 3: Vận dụng
(20%); Mức 4: Vận dụng sáng tạo theo tỉ lệ (10%).
Đối với học sinh khiếm thính, đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt cần
thiết kế bám sát mục tiêu học tập Tiếng Việt đã được xác định trong bản kế
hoạch giáo dục cá nhân của từng học sinh, trong đó cần tập trung đánh giá 4 kỹ
năng: đọc hiểu, viết, biểu đạt và tiếp nhận thông tin thông qua ngôn ngữ kí hiệu.
Tiêu chí đề kiểm tra định kì nên tập trung đánh giá ở 3 mức độ: mức 1 (nhận
biết), mức 2 (thông hiểu) và mức 3 (vận dụng), trong đó chủ yếu tập trung ở
mức 1 và mức 2.
Khi thiết kế đề kiểm tra định kì đối với học sinh khiếm thính trong môn
Tiếng Việt, giáo viên cần đặt ra và trả lời các câu hỏi: Kiểm tra, đánh giá việc
học sinh nắm bắt những kiến thức, kĩ năng tiếng Việt nào? Kiểm tra khả năng
vận dụng kiến thức, kĩ năng đó vào những tình huống ra sao? Kiểm tra thái độ, ý
thức của học sinh trong học tập và chuẩn bị bài như thế nào? Giáo viên phải trả
lời được những câu hỏi trên một cách chính xác, tường minh thì mới có thể tiến
hành xây dựng được một đề kiểm tra phù hợp với mục đích đã được xác định,
đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức, tính phân loại,... Việc đánh giá cần giúp
học sinh khiếm thính thấy được sự tiến bộ của các em so với chính các em; giúp
cho giáo viên có cơ sở thực tiễn để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của
mình, tự hoàn thiện hoạt động dạy, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
Để đánh giá kỹ năng đọc hiểu của học sinh khiếm thính, giáo viên cần lựa
chọn ngữ liệu phù hợp với khả năng nhận thức, vốn ngôn ngữ của học sinh, bài
đọc cần có độ dài vừa phải, có thể sử dụng các hình ảnh minh họa đi kèm để hỗ
trợ học sinh đọc hiểu nội dung văn bản. Dạng câu hỏi thiết kế trong đề đọc hiểu
nên sử dụng chủ yếu là các loại câu hỏi trắc nghiệm, gồm: Khoanh tròn vào câu
trả lời đúng nhất, câu hỏi yêu cầu điền ngắn (một từ hoặc cụm từ vào chỗ trống),
câu hỏi nối cặp đôi, câu hỏi đúng /sai…
Đối với kỹ năng viết, phần viết chính tả giáo viên nên cho học sinh viết
bài chính tả nhìn viết hoặc nhớ viết, các bài tập để đánh giá về vốn từ, bài tập về
các kiểu câu đơn giản. Với kỹ năng viết đoạn văn, bài văn, giáo viên tập trung
đánh giá về kỹ năng tìm ý và lập dàn ý cho đoạn/bài văn, chấp nhận một số lỗi
sai về trật tự ngữ pháp khi viết câu của học sinh khiếm thính.
Đối với kỹ năng biểu đạt và tiếp nhận thông tin, giáo viên nên đánh giá
khả năng biểu đạt và tiếp nhận thông tin của học sinh khiếm thính bằng các
phương tiện giao tiếp khác nhau như ngôn ngữ kí hiệu, cử chỉ điệu bộ mà không
chỉ là ngôn ngữ nói. Nội dung kiểm tra cần bám sát vào mục tiêu, yêu cầu cần
đạt về kỹ năng biểu đạt và tiếp nhận thông tin đã xác định cho học sinh khiếm
thính. Để đánh giá kỹ năng này, giáo viên nên sử dụng các bài tập đàm thoại kết
hợp với sử dụng kênh hình hoặc hoạt động đóng vai.
Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra định kì với học sinh khiếm thính, giáo
viên cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau: Đối chiếu
từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những  sai sót hoặc
thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để

16
đảm bảo tính khoa học và chính xác; Xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần
đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm
có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?; Kiểm tra lại đề để
tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu đã xác định trong kế hoạch giáo
dục cá nhân; Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
2.3. Hoạt động 5: Trao đổi, phản hồi chung (40 phút)
a. Mục tiêu
Sau khi được tập huấn nội dung này, thầy/cô có khả năng:
 Chỉ ra những vấn đề thường gặp trong đánh giá kết quả học tập
môn Tiếng Việt của học sinh khiếm thính.
 Tìm ra hướng giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong đánh
giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh khiếm thính.
b. Chuẩn bị
Tài liệu tập huấn; giấy Ao và bút dạ để ghi ý kiến thảo luận; slides bài
giảng ghi tóm tắt nội dung thông tin phản hồi.
c. Các bước tiến hành tập huấn
 Bước 1: Thầy/cô trao đổi về những vấn đề thường gặp trong đánh giá
kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh khiếm thính?
- Tập huấn viên nêu câu hỏi: Trong thực tế, khi đánh giá kết quả học
tập môn Tiếng Việt của học sinh khiếm thính, thầy/cô thường gặp
phải những vấn đề gì?
- Các thầy/cô chia sẻ về những vấn đề thường gặp khi đánh giá kết
quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh khiếm thính.
- Tập huấn viên theo dõi, tổng hợp lại ý kiến trao đổi của các thầy/cô
và gợi ý một số hướng giải quyết những vấn đề thường gặp của các
thầy/cô trong đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh
khiếm thính.
 Bước 2: Thảo luận nhóm
- Thảo luận nhóm (4-6 thành viên/nhóm) với yêu cầu sau: Theo
thầy/cô, cần đánh giá như thế nào để thấy được sự tiến bộ của học
sinh khiếm thính trong môn Tiếng Việt.
- Sau khi thảo luận, các nhóm trình bày kết quả thảo luận trên giấy
A0.
- Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp; các nhóm khác bổ sung và
trao đổi thêm.
- Tập huấn viên theo dõi, tổng hợp ý kiến trao đổi của các nhóm
 Bước 3: Trao đổi chung toàn lớp

17
Tập huấn viên khái quát, chốt lại những nội dung quan trọng trên
cơ sở các ý kiến thảo luận của các nhóm.
d. Thông tin phản hồi
Việc đánh giá kết quả học tập của HS khiếm thính có một ý nghĩa rất quan
trọng nhằm tạo điều kiện tốt nhất giúp HS phát triển. Qua đánh giá thấy được
mặt tích cực, mặt mạnh mà các em đạt được trong quá trình học tập, đồng thời
cũng phản ánh những hạn chế mà HS còn gặp phải. Việc đánh giá kết quả học
tập còn nhằm mục đích tìm được những giải pháp tốt nhất cho quá trình học tập
của HS khiếm thính nói chung, phương pháp giảng dạy của GV nói riêng. Từ đó
xây dựng phương hướng và những biện pháp tốt nhất, phù hợp nhất giúp HS
phát triển hết khả năng của mình trong thời gian tiếp theo.
Đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh khiếm thính cần
đảm bảo các Quy định hiện hành về nội dung, cách thức đánh giá của Bộ
GD&ĐT. Tuy nhiên, học sinh khiếm thính có những đặc thù riêng trong sự phát
triển nên có những sự khác biệt với đánh giá chung. Vấn đề cốt lõi trong đánh
giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh khiếm thính là: (1) Đánh giá
trên cơ sở khả năng, nhu cầu và kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh khiếm
thính; (2) Đánh giá theo hướng khuyến khích động viên những tiến bộ dù là nhỏ
nhất của học sinh, tạo niềm tin cho học sinh có chí hướng vươn lên và đạt kết
quả học tập tốt hơn.
Khi tiến hành đánh giá học sinh khiếm thính theo các phương pháp đánh
giá hiện nay, giáo viên cần lưu ý:
- Phương pháp quan sát: cần quan sát học sinh trong nhiều tình huống,
nhiều hoàn cảnh, thông qua nhiều hành vi, hoạt động và cần tạo cho trẻ cơ hội
để thể hiện và tham gia...
- Đàm thoại/phỏng vấn: sử dụng những tình huống, câu hỏi khác nhau có
liên quan đến ý nghĩa của từ ngữ, nội hàm và ngoại diên của khái niệm (chấp
nhận cách trả lời, biểu đạt bằng nhiều phương tiện giao tiếp khác nhau..), không
chỉ dùng lời, có thể dùng cả cách phỏng vấn viết, phỏng vấn bằng hành động, cử
chỉ điệu bộ, kí hiệu, chữ cái ngón tay, ...
- Nghiên cứu sản phẩm của học sinh khiếm thính: không chỉ là sản phầm
viết, sản phẩm nói, mà còn là sản phẩm hoạt động. Đối với ngôn ngữ , đó là câu,
là từ ngữ mà viết, diễn đạt trong những tình huống cụ thể (cần chú ý đến những
cách thể hiện sản phẩm khác nhau như chữ viết, kí hiệu, hình miệng, chữ cái
ngón tay, cử chỉ điệu bộ..)
- Trắc nghiệm (sử dụng phiếu bài tập có hình ảnh minh họa, ngôn ngữ ngắn
gọn, phù hợp, dễ hiểu, gần gũi..).
Phương tiện đánh giá cần đa dạng, không chỉ là hệ thống các bài kiểm tra
viết mà cần bổ sung hệ thống câu hỏi, bài kiểm tra thực hành. Đôi khi cần thay
thế bài kiểm tra lời/ miệng bằng bài kiểm tra viết, kiểm tra hành động, kiểm tra
bằng cử chỉ điệu bộ, kí hiệu hoặc đọc hình miệng hoặc chữ cái ngón tay. Trong

18
bài kiểm tra viết, giáo viên cần chú ý hạn chế các bài tập hỏi đáp, không sử dụng
quá nhiều chữ viết vì trình độ đọc viết câu dài của học sinh khiếm thính chưa
cao. Các giáo viên cần chú ý thiết kế bài kiểm tra thành phiếu bài tập, đôi khi,
trong phiếu gợi ý cách làm, cách trình bày, hoặc cho phép trẻ dùng bảng con,
dùng bảng phụ để trả lời.
3. Một số ví dụ về cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
khiếm thính trong môn Toán
3.1. Hoạt động 6: Sử dụng ngôn ngữ kí hiệu và phiếu bài tập riêng trong kiểm
tra thường xuyên môn Toán (80 phút)
a. Mục tiêu
Sau khi được tập huấn nội dung này, người học có khả năng:
 Cho ví dụ và giải thích về sự cần thiết phải điều chỉnh trong kiểm tra
thường xuyên đối với học sinh khiếm thính ở môn Toán.
 Thiết kế câu hỏi vấn đáp sử dụng ngôn ngữ kí hiệu và phiếu bài tập
môn Toán để sử dụng trong kiểm tra thường xuyên đối với học sinh
khiếm thính cấp tiểu học.
b. Chuẩn bị
- Tài liệu tập huấn; giấy Ao và bút dạ để ghi ý kiến thảo luận; slides bài
giảng ghi tóm tắt nội dung thông tin phản hồi.
- Sách giáo môn Toán cấp tiểu học.
c. Các bước tiến hành tập huấn
 Bước 1: Giới thiệu
Do tính chất chính xác, logic và hệ thống của kiến thức và kĩ năng môn
Toán, việc kiểm tra thường xuyên ở môn học này là yêu cầu quan trọng và bắt
buộc giúp học sinh để giúp các em củng cố, vận dụng kiến thức cũ và học bài
mới. Học sinh khiếm thính cũng không ngoại lệ. Thêm nữa, do đặc điểm học tập
về thế mạnh và khó khăn đặc thù của các em này, cần có sự điều chỉnh phù hợp
trong kiểm tra thường xuyên đối các em. Sự điều chỉnh đó được thể hiện rõ nét ở
cách đặt và trả lời câu hỏi và ở phiếu bài tập riêng dành cho các em này.
 Bước 2: Trao đổi chung
- Trao đổi chung ở lớp với yêu cầu bình luận về trường hợp học sinh B và
cách giáo viên kiểm tra vấn đáp bằng ngôn ngữ kí hiệu và phiếu bài tập riêng.
+ Học sinh Đỗ Thị B. lớp 3 là học sinh điếc, không sử dụng máy trợ
thính, giao tiếp bằng ngôn ngữ kí hiệu. Em B có thể hiểu và làm được
bài tập Toán nếu trước đó được hướng dẫn bằng ngôn ngữ kí hiệu và
sử dụng trực quan. Tuy nhiên, em vẫn rất nhiều khó khăn với các từ và
khái niệm mới, khó suy luận logic và hạn chế trong giải Toán có lời
văn.

19
+ Trong bài Chu vi hình chữ nhật, sau khi hướng dẫn công thức tính
chu vi hình chữ nhật cho học sinh trong lớp, giáo viên yêu cầu 1-2 học
sinh nghe nhắc lại công thức, sau đó hỏi lại em B bằng ngôn ngữ kí
hiệu và em B đã trả lời được câu hỏi bằng ngôn ngữ này. Dưới đây là
mô tả lại đoạn vấn đáp với em B.
Giáo viên:

(HÌNH CHỮ NHẬT, CHU VI TÍNH NHƯ THẾ NÀO? EM PHÁT BIỂU)
Học sinh B:

(HÌNH CHỮ NHẬT CHU VI BẰNG CHIỀU DÀI


CỘNG CHIỀU RỘNG (trong) NGOẶC ĐƠN NHÂN
HAI).

20
- Sau một số ý kiến bình luận của lớp, tập huấn viên bổ sung thêm:
Ở trên là ví dụ kiểm tra thường xuyên bằng vấn đáp đối với học sinh
điếc/khiếm thính. Giáo viên hỏi học sinh điếc/khiếm thính bằng ngôn ngữ kí
hiệu; và dĩ nhiên học sinh sẽ trả lời bằng ngôn ngữ kí hiệu. Điều quan trọng là
trước đó học sinh được hướng dẫn kiến thức này bằng phương tiện trực quan và
dùng ngôn ngữ kí hiệu.
 Bước 3: thảo luận nhóm nhỏ
- Thảo luận nhóm nhỏ (2-3 thành viên/nhóm) với yêu cầu bình luận về tình
huống sử dụng Phiếu học tập với học sinh B ở bài Chu vi hình chữ nhật.

PHIẾU HỌC TẬP


Bài: Chu vi hình chữ nhật
Học sinh: Đỗ Thị B. Lớp: 3A1 Ngày: ……/.…/……….
1. Điền chữ và số còn thiếu vào chỗ ….
Chu vi hình chữ nhật = (chiều……. + .…….. rộng) x …..
2. Tính chu vi hình hình chữ nhật MNPQ có các số đo như hình vẽ dưới đây:
Bài giải

M N ……………………………………
……………………..….................
40 m
……..………………
68 m
Q P

3. Một thửa ruộng hình chữ nhật có


chiều rộng 12m và chiều dài gấp
3 lần chiều rộng. Hỏi chu vi thửa 12 m
ruộng đó bằng bao nhiêu m? 12 x 3 m

Tóm tắt Bài giải


Chiều rộng: …………… m ………….…………….…………………………
Chiều dài: gấp 3 chiều rộng ……………..……….………..….........................
Chu vi: ? m …………………………….. …………………
……..…………..………

21
- Sau khi ý kiến trình bày của một số nhóm, lớp và tập huấn viên bình luận
và/hoặc bổ sung thêm ý kiến (nếu cần).
 Bước 4: Thực hành theo nhóm
- Trao đổi và thực hành theo nhóm (4-6 thành viên/nhóm) với các yêu cầu
sau:
1) Mô tả 1 trường hợp học sinh khiếm thính ở lớp/trường của thầy/cô.
2) Sử dụng sách giáo khoa môn Toán, hãy thiết kế 1 tình huống kiểm tra
vấn đáp và 1 phiếu học tập để kiểm tra thường xuyên đối với học sinh
khiếm thính đó ở 1 bài học cụ thể.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận và thực hành nhóm. Lớp và
tập huấn viên bình luận cho mỗi thiết kế. Sau đó, yêu cầu từng nhóm sắm vai thể
hiện tình huống vấn đáp bằng ngôn ngữ kí hiệu.
 Bước 5: Trao đổi chung và phản hồi
Tập huấn viên trình bày slides tóm tắt các nội dung hoạt động.
d. Thông tin phản hồi
- Kiểm tra thường xuyên đối với học sinh khiếm thính ở môn Toán là hoạt
động cần thiết và bắt buộc. Một mặt, hoạt động này giúp học sinh khiếm thính
củng cố kiến thức cũ và học kiến thức mới. Mặt khác, các kiểm tra thường
xuyên giúp giáo viên có được thông tin phản hồi về đặc điểm năng lực học tập
môn Toán của học sinh, những điểm mạnh và điểm yếu để có định hướng dạy
học và hỗ trợ liên tục tiếp theo. Thêm nữa, các kết quả kiểm tra thường xuyên là
minh chứng khách quan và xác thực về sự nỗ lực và tiến bộ học tập (hoặc chưa
thực nỗ lực và/hoặc chưa tiến bộ) của các em này.
- Với những học sinh khiếm thính giao tiếp bằng ngôn ngữ kí hiệu, kiểm tra
vấn đáp bằng ngôn ngữ kí hiệu là cách nên được sử dụng thường xuyên. Phiếu
học tập với các yêu cầu riêng về giảm số lượng bài tập và có thêm giải thích
hoặc hình minh họa sẽ giúp học sinh khiếm thính hoàn thành các bài tập một
cách thuận lợi hơn.
- Mặc dù có sự điều chỉnh giảm nhẹ yêu cầu và/hoặc thay đổi hình thức
giao bài tập, các yêu cầu này vẫn cần đảm bảo tính đa dạng về mức độ, gồm cả:
biết, hiểu, vận dụng vào tình huống quen thuộc và vận dụng vào tình huống mới.
3.2. Hoạt động 7: Xây dựng đề kiểm tra định kì tiếp cận với học sinh khiếm
thính trong môn Toán (80 phút)
a. Mục tiêu
Sau khi được tập huấn nội dung này, người học có khả năng:
 Cho ví dụ và giải thích về đề kiểm tra định kì tiếp cận với học sinh
khiếm thính ở môn Toán.
 Thiết kế đề kiểm tra định kì tiếp cận môn Toán cho học sinh khiếm
thính ở trường/lớp của mình.

22
b. Chuẩn bị
- Một số mẫu đề thi giữa học kì và thi cuối học kì môn Toán cấp tiểu học.
- Tài liệu tập huấn; giấy Ao và bút dạ để ghi ý kiến thảo luận; slides bài
giảng ghi tóm tắt nội dung thông tin phản hồi.
- Chương trình và chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán cấp tiểu học.
c. Các bước tiến hành tập huấn
 Bước 1: Giới thiệu
Theo quy định hiện hành về đánh giá học sinh cấp tiểu học, ở môn Toán
các lớp 1, 2 và 3 có kiểm tra định kì cuối học kì 1 và cuối học kì hai. Lớp 4 và
lớp 5 có thêm bài kiểm tra giữa học kì 1 và giữa học kì 2. Học sinh khiếm thính
cũng cần thực hiện đầy đủ các bài kiểm tra này. Thực tế cho thấy đề kiểm tra
định kì môn Toán hiện nay là sự kết hợp giữa các câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi
tự luận, có độ phủ tương đối rộng và phải đảm bảo ma trận đề với các mức độ
nhận thức khác nhau, nên đề Toán thường khá dài. Với học sinh khiếm thính, do
hạn chế về ngôn ngữ Toán, khó khăn với các từ và khái niệm mới, nên với các
đề bài như vậy thường các em khó không hoàn thành được. Kết quả kiểm tra
định kì thấp có thể làm giảm động lực học tập của các em. Vì thế, cần có những
điều chỉnh giảm nhẹ yêu cầu và tiếp cận được trong khi vẫn tham chiếu chuẩn
kiến thức, kĩ năng môn học và có các bài tập ở các mức độ nhận thức khác nhau.
 Bước 2: Thảo luận nhóm
- Thảo luận nhóm (4-6 thành viên/nhóm) với yêu cầu xét 1 đề mẫu thi học
kì 1 môn Toán lớp 4 năm học 2018-2019 dưới đây với các câu hỏi thảo luận:
1) Đề Toán này kiểm tra những chủ đề kiến thức nào của học kì 1 Toán 4?
Với mỗi mức độ nhận thức, có những bài nào?
2) Học sinh khiếm thính sẽ gặp khó khăn gì khi thực hiện đề kiểm tra này?
3) Có thể điều chỉnh như thế nào để đề bài trở nên tiếp cận hơn với học
sinh khiếm thính?

Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 4 (năm học 2018-2019)


Bài 1: (2 điểm) Khoanh vào chữ cái trước ý đúng trong mỗi câu sau: (Từ
câu 1 đến câu 4)
Câu 1: (0.5 điểm) Kết quả của phép nhân 307 x 40 là:
A. 1228
B. 12280
C. 2280
D. 12290
Câu 2: (0.5 điểm) 78 x 11 = … Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:

23
A. 858
B. 718
C. 758
D. 588
Câu 3: (0.5 điểm) Số dư trong phép chia 4325 : 123 là:
A. 2
B.143
C. 20
D. 35
Câu 4: (0.5 điểm) Số thích hợp để viết vào chỗ chấm 9m 2 5dm2 =….
dm2 là:
A. 95
B. 950
C. 9005
D. 905
Bài 2. (1 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
a) (32 x 8) : 4 = 32 : 4 x 8 : 4
b) (32 x 8) : 4 = 32 : 4 x 8
Bài 3: (1 điểm) Đặt tính rồi tính.
518 x 206
8329 : 38
Bài 4: (1 điểm) Tìm x, y biết:
a) 7875 : x = 45
b) y : 12 = 352
Bài 5: (1 điểm) Tính bằng cách thuận tiện nhất:
35600 : 25 : 4 = ……………………
359 x 47 – 259 x 47 = ……………
Bài 6: (1 điểm) Điền số thích hợp vào chỗ chấm
4 tấn 75 kg = ………… kg
19dm2 65cm2 = …………… cm2
Bài 7: (2điểm) Một cửa hàng bán vải, tuần lễ đầu bán được 1042 mét vải,
tuần lễ sau bán được 946 mét vải. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được
bao nhiêu mét vải? (Biết mỗi tuần có 7 ngày và cửa hàng bán vải suốt tuần).
Bài 8: (1điểm)

24
Diện tích của mảnh đất hình chữ nhật là 2782m 2. Nếu gấp chiều rộng lên
2 lần và chiều dài lên 3 lần thì diện tích mảnh đất mới là bao nhiêu?
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, lớp và tập huấn viên bình luận và
bổ sung (nếu cần).
 Bước 3: thực hành theo nhóm
- Thực hành theo nhóm (4-6 thành viên/nhóm) với yêu cầu:
1) Mô tả năng lực học tập môn Toán của 1 học sinh khiếm thính lớp
thầy/cô đang dạy.
2) Xác định các kiến thức và kĩ năng cốt lõi môn Toán của học kì hiện thời
theo chương trình.
3) Thiết kế 1 đề kiểm tra học kì tiếp cận với học sinh khiếm thính vừa mô
tả.
 Bước 4: Trao đổi chung và phản hồi
Tập huấn viên trình bày slides tóm tắt các nội dung hoạt động.
d. Thông tin phản hồi
- Học sinh khiếm thính cũng cần thực hiện đầy đủ số lượng các bài kiểm tra
định kì môn Toán như quy định, gồm bài kiểm tra cuối học kì 1 và cuối học kì 2
đối với lớp 1-3; riêng lớp 4-5 có thêm bài kiểm tra giữa học kì 1 và giữa học kì
2.
- Do đặc điểm học tập đặc thù của học sinh khiếm thính trong môn Toán,
các em có thể cần thực hiện bài kiểm tra định kì theo đề bài riêng. Một đề bài
kiểm tra định kì tiếp cận đối với học sinh khiếm thính cần đảm bảo các yêu cầu:
1) Phản ánh được kiến thức và kĩ năng cốt lõi đã hướng dẫn học sinh; 2) Phù
hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản trong chương trình; 3) Giảm bớt số
lượng bài tập nhưng vẫn đảm bảo tính đa dạng các mức độ yêu cầu; 4) Với bài
toán có lời văn, có thể bổ sung thêm hình ảnh trực quan minh họa những từ mới
và quan trọng trong đề bài.
- Cũng cần khẳng định thêm rằng, một trong những mục tiêu chính của
kiểm tra định kì đối với học sinh khiếm thính là xác định và xác nhận sự tiến bộ
hoặc chưa tiến bộ của học sinh để có hướng hỗ trợ học tập cho các em ở giai
đoạn tiếp theo.
3.3. Hoạt động 8: Trao đổi, phản hồi chung (40 phút)
a. Mục tiêu
Sau khi được tập huấn nội dung này, người học có khả năng:
 Kết nối các nội dung về đánh giá thường xuyên và định kì môn Toán
đối với học sinh khiếm thính cấp tiểu học.
 Phản ánh về các nội dung trao đổi qua các hoạt động 7 và 8.
b. Chuẩn bị:

25
c. Các bước tiến hành
 Bước 1: Tóm lược nội dung 3
- Tập huấn viên yêu cầu một số thành viên của lớp nhắc lại những nội dung
đã bàn thảo về đánh giá kết quả học tập môn Toán đối với học sinh khiếm thính
cấp tiểu học.
- Sau một số ý kiến của thành viên trong lớp, tập huấn viên tóm lược và xâu
chuỗi các vấn đề đã trao đổi.
 Bước 2: Suy ngẫm và phản ánh
Mỗi thành viên lớp học suy ngẫm và phản ánh:
1) Trong số các vấn đề đã trao đổi ở nội dung 1 và 3, vấn đề nào thầy/cô
cảm thấy đã sáng rõ? Vấn đề nào còn băn khoăn hoặc chưa rõ?
2) Kĩ năng nào thầy/cô cảm thấy có thể tự tin áp dụng? Kĩ năng nào khó
hoặc chưa tự tin áp dụng?
3) Làm thế nào để cải thiện hơn nữa hoạt động đánh giá kết quả học tập
môn Toán của học sinh khiếm thính cấp tiểu học.
 Bước 3: Phản hồi chung
- Dành thời gian để các thành viên phản hồi trước lớp 3 câu hỏi nêu ở bước
2.
- Tập huấn viên giải đáp và chia sẻ thêm thông tin (nếu cần).
III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Hình thức đánh giá: Câu hỏi tự luận và bài tập thực hành
2. Nội dung đánh giá
2.1. Câu hỏi tự luận
1. Theo quy định hiện hành, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh
khuyết tật cấp tiểu học được thực hiện như thế nào?
2. Trong đánh giá kết quả học tập của học sinh khiếm thính, cần lưu ý
những đặc thù gì về định hướng áp dụng và nguyên tắc thực hiện?
2.2. Bài tập thực hành
1. Mô tả về năng lực học tập của một học sinh khiếm thính mà thầy/cô
đang trực tiếp dạy.
2. Chọn một bài học môn Tiếng Việt và một bài học môn Toán thiết kế phiếu
học tập cho mỗi bài học này để kiểm tra kết quả bài học của học sinh vừa mô tả.
3. Thử thiết kế một đề kiểm tra học kì môn Tiếng Việt và một đề kiểm tra
học kì môn Toán cho học sinh khiếm thính cấp tiểu học.

26
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn
Ngữ văn, Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng
12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT
ngày 28 tháng 8 năm 2014, Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học, Hà
Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT
ngày 22 tháng 9 năm 2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định
đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT
ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Thông tư số 03/VBHN-BGDĐT ban
hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT quy
định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật, ngày 29 tháng 01 năm 2018
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Hồng Chuyên (2018), Một số biện pháp đánh giá kết quả
học tập ở tiểu học theo định hướng phát triển năng lực, Tạp chí Giáo dục, tr107-
111, 126.
7. Nguyễn Đức Minh (Chủ biên 2015), Đổi mới đánh giá kết quả giáo
dục học sinh tiểu học,NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Hữu Hậu, Phạm Văn Hiền (2017), Đánh giá kết quả học tập
học sinh tiểu học theo hướng phát triển năng lực thông qua môn Toán và Tiếng
Việt, Tạp chí Quản lý giáo dục, số 11, tr. 48-62.
Tiếng Anh
9. Black, Paul, Wiliam, Dylan (1998), Assessment and Classroom
Learning, Assessment Ineducation, Principles, Policy & Practice, Vol.5, Issue
1.
10.Lorna Earl and Steven Katz et al (2006), Rethinking classroom
assessment with purposein mind, Western and Northern Canadian, Protocol for
Collaboration in Education, ISBN0-7711-3478-9.
11.Thomas R. Guskey (2003), How Classroom Assessments Improve
Learning, EducationalLeadership, Vol.60, No.5.
V. PHẦN PHỤ LỤC

27
Phụ lục 1.
QUY ĐỊNH
ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm
2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về đánh giá học sinh tiểu học bao gồm: nội dung và
cách thức đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá.
2. Văn bản này áp dụng đối với trường tiểu học; lớp tiểu học trong trường phổ
thông có nhiều cấp học và trường chuyên biệt; cơ sở giáo dục khác thực hiện
chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động giáo dục tiểu học.
Điều 2. Đánh giá học sinh tiểu học
Đánh giá học sinh tiểu học nêu trong Quy định này là những hoạt động quan sát,
theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh;
tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về
kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm
chất của học sinh tiểu học.
Điều 3. Mục đích đánh giá
1. Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động
dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn
dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để
động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học
sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và
những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện
mục tiêu giáo dục tiểu học.
2. Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều
chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
3. Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học
sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình
thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với
nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.
4. Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục,
đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo
dục.
Điều 4. Nguyên tắc đánh giá

28
1. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích
tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh
phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.
2. Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức,
kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo
dục tiểu học.
3. Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá
của giáo viên là quan trọng nhất.
4. Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh
khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Chương II
NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ
Điều 5. Nội dung đánh giá
1. Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo
chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương
trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
2. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh:
a) Tự phục vụ, tự quản;
b) Giao tiếp, hợp tác;
c) Tự học và giải quyết vấn đề.
3. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh:
a) Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục;
b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm;
c) Trung thực, kỉ luật, đoàn kết;
d) Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất
nước.
Điều 6. Đánh giá thường xuyên
1. Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện, của học
sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động
giáo dục khác, trong đó bao gồm cả quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà
trường, gia đình và cộng đồng.
2. Trong đánh giá thường xuyên, giáo viên ghi những nhận xét đáng chú ý
nhất vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục, những kết quả học sinh đã đạt được
hoặc chưa đạt được; biện pháp cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn
thành nhiệm vụ; các biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực,
phẩm chất của học sinh; những điều cần đặc biệt lưu ý để giúp cho quá trình
theo dõi, giáo dục đối với cá nhân, nhóm học sinh trong học tập, rèn luyện.

29
Điều 7. Đánh giá thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học
tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học, hoạt động giáo dục khác
theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
1. Tham gia đánh giá thường xuyên gồm: giáo viên, học sinh (tự đánh giá và
nhận xét, góp ý bạn qua hoạt động của nhóm, lớp); khuyến khích sự tham gia
đánh giá của cha mẹ học sinh.
2. Giáo viên đánh giá:
a) Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của
mỗi hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong bài học, giáo viên tiến hành một
số việc như sau:
- Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm
vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học;
- Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở
của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu
biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng
cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh;
- Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp
cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn. Do năng lực của học sinh
không đồng đều nên có thể chấp nhận sự khác nhau về thời gian, mức độ hoàn
thành nhiệm vụ;
b) Hàng tuần, giáo viên lưu ý đến những học sinh có nhiệm vụ chưa hoàn thành;
giúp đỡ kịp thời để học sinh biết cách hoàn thành;
c) Hàng tháng, giáo viên ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục về
mức độ hoàn thành nội dung học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác; dự
kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với những học
sinh chưa hoàn thành nội dung học tập môn học, hoạt động giáo dục khác trong
tháng;
d) Khi nhận xét, giáo viên cần đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu
dương, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ giúp học sinh tự tin
vươn lên;
đ) Không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên.
3. Học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn:
a) Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm
vụ học tập, hoạt động giáo dục khác, báo cáo kết quả với giáo viên;
b) Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực
hiện các nhiệm vụ học tập môn học, hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn,
giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ.
4. Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá:

30
Cha mẹ học sinh được khuyến khích phối hợp với giáo viên và nhà trường động
viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện; được giáo viên hướng dẫn cách thức
quan sát, động viên các hoạt động của học sinh hoặc cùng học sinh tham gia các
hoạt động; trao đổi với giáo viên các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình
thức phù hợp, thuận tiện nhất như lời nói, viết thư.
Điều 8. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của
học sinh
1. Các năng lực của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học
tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường. Giáo
viên đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh
thông qua các biểu hiện hoặc hành vi như sau:
a) Tự phục vụ, tự quản: thực hiện được một số việc phục vụ cho sinh hoạt của
bản thân như vệ sinh thân thể, ăn, mặc; một số việc phục vụ cho học tập như
chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà; các việc theo yêu cầu của giáo viên, làm
việc cá nhân, làm việc theo sự phân công của nhóm, lớp; bố trí thời gian học tập,
sinh hoạt ở nhà; chấp hành nội quy lớp học; cố gắng tự hoàn thành công việc;
b) Giao tiếp, hợp tác: mạnh dạn khi giao tiếp; trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói
đúng nội dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng; ứng
xử thân thiện, chia sẻ với mọi người; lắng nghe người khác, biết tranh thủ sự
đồng thuận;
c) Tự học và giải quyết vấn đề: khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên
lớp, làm việc trong nhóm, lớp; khả năng tự học có sự giúp đỡ hoặc không cần
giúp đỡ; tự thực hiện đúng nhiệm vụ học tập; chia sẻ kết quả học tập với bạn,
với cả nhóm; tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong nhóm hoặc
với giáo viên; tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn, giáo viên hoặc người khác;
vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập, trong cuộc
sống; phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc
sống và tìm cách giải quyết.
2. Hàng ngày, hàng tuần, giáo viên quan sát các biểu hiện trong các hoạt động
của học sinh để nhận xét sự hình thành và phát triển năng lực; từ đó động viên,
khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các năng lực
riêng, điều chỉnh hoạt động để tiến bộ.
Hàng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý kiến trao đổi với cha mẹ
học sinh và những người khác (nếu có) để nhận xét học sinh, ghi vào sổ theo dõi
chất lượng giáo dục.
Điều 9. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của
học sinh
1. Các phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học
tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường. Giáo
viên đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh
thông qua các biểu hiện hoặc hành vi như sau:

31
a) Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục: đi học đều, đúng
giờ; thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy
giáo, cô giáo và người khác; chăm làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ; tích cực tham
gia các hoạt động, phong trào học tập, lao động và hoạt động nghệ thuật, thể
thao ở trường và ở địa phương; tích cực tham gia và vận động các bạn cùng
tham gia giữ gìn vệ sinh, làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công cộng;
b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm: mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học
tập, trình bày ý kiến cá nhân; nhận làm việc vừa sức mình; tự chịu trách nhiệm
về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng; sẵn sàng
nhận lỗi khi làm sai;
c) Trung thực, kỉ luật, đoàn kết: nói thật, nói đúng về sự việc; không nói dối,
không nói sai về người khác; tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa; thực hiện nghiêm
túc quy định về học tập; không lấy những gì không phải của mình; biết bảo vệ
của công; giúp đỡ, tôn trọng mọi người; quý trọng người lao động; nhường nhịn
bạn;
d) Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất
nước: quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em; kính trọng người lớn, biết ơn
thầy giáo, cô giáo; yêu thương, giúp đỡ bạn; tích cực tham gia hoạt động tập thể,
hoạt động xây dựng trường, lớp; bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường;
tự hào về người thân trong gia đình, thầy giáo, cô giáo, nhà trường và quê
hương; thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương.
2. Hàng ngày, hàng tuần, giáo viên quan sát các biểu hiện trong các hoạt động
của học sinh để nhận xét sự hình thành và phát triển phẩm chất; từ đó động viên,
khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các phẩm chất
riêng, điều chỉnh hoạt động, ứng xử kịp thời để tiến bộ.
Hàng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý kiến trao đổi với cha mẹ
học sinh và những người khác (nếu có) để nhận xét học sinh, ghi vào sổ theo dõi
chất lượng giáo dục.
Điều 10. Đánh giá định kì kết quả học tập
1. Hiệu trưởng chỉ đạo việc đánh giá định kì kết quả học tập, mức độ đạt chuẩn
kiến thức, kĩ năng theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học vào cuối
học kì I và cuối năm học đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch
sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc bằng bài kiểm tra định kì.
2. Đề bài kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng, gồm các câu hỏi,
bài tập được thiết kế theo các mức độ nhận thức của học sinh:
a) Mức 1: học sinh nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đã học; diễn đạt
đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của
riêng mình và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình
huống, vấn đề trong học tập;
b) Mức 2: học sinh kết nối, sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải
quyết tình huống, vấn đề mới, tương tự tình huống, vấn đề đã học;

32
c) Mức 3: học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống,
vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn hay
đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập
hoặc trong cuộc sống.
3. Bài kiểm tra định kì được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý
những hạn chế, cho điểm theo thang điểm 10 (mười), không cho điểm 0 (không)
và điểm thập phân.
Điều 11. Tổng hợp đánh giá
1. Vào cuối học kì I và cuối năm học, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm
họp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua nhận xét quá trình và kết quả học
tập, hoạt động giáo dục khác để tổng hợp đánh giá mức độ hình thành và phát
triển năng lực, phẩm chất của từng học sinh về:
a) Quá trình học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác, những đặc điểm
nổi bật, sự tiến bộ, hạn chế, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập theo chuẩn
kiến thức, kĩ năng; năng khiếu, hứng thú về từng môn học, hoạt động giáo dục,
xếp loại từng học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục thuộc một
trong hai mức: Hoàn thành hoặc Chưa hoàn thành;
b) Mức độ hình thành và phát triển năng lực: những biểu hiện nổi bật của năng
lực, sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo từng nhóm năng lực của
học sinh; góp ý với học sinh, khuyến nghị với nhà trường, cha mẹ học sinh; xếp
loại từng học sinh thuộc một trong hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt;
c) Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: những biểu hiện nổi bật của
phẩm chất, sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo từng nhóm phẩm
chất của học sinh; góp ý với học sinh, khuyến nghị với nhà trường, cha mẹ học
sinh; xếp loại từng học sinh thuộc một trong hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt;
d) Các thành tích khác của học sinh được khen thưởng trong học kì, năm học.
2. Giáo viên chủ nhiệm ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá vào học bạ. Học
bạ là hồ sơ chứng nhận mức độ hoàn thành chương trình và xác định những
nhiệm vụ, những điều cần khắc phục, giúp đỡ đối với từng học sinh khi bắt đầu
vào học kì II hoặc năm học mới.
Điều 12. Đánh giá học sinh khuyết tật và học sinh học ở các lớp học linh
hoạt
Dựa trên quy định đánh giá học sinh tiểu học, việc đánh giá học sinh khuyết tật
và học sinh học ở các lớp học linh hoạt bảo đảm quyền được chăm sóc và giáo
dục đối với tất cả học sinh.
1. Đối với học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục hoà nhập, nếu khả
năng của học sinh có thể đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chung thì
được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về
kết quả học tập. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh không có
khả năng đáp ứng yêu cầu chung thì được đánh giá theo yêu cầu của kế hoạch
giáo dục cá nhân.

33
2. Đối với học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục chuyên biệt, nếu
khả năng của học sinh đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chuyên biệt
thì được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt. Những môn học
hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh không có khả năng đáp ứng yêu cầu giáo
dục chuyên biệt thì được đánh giá theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân.
3. Đánh giá học sinh học ở các lớp học linh hoạt: giáo viên căn cứ vào nhận xét,
đánh giá thường xuyên qua các buổi học tại lớp linh hoạt và kết quả đánh giá
định kì môn Toán, môn Tiếng Việt được thực hiện theo quy định tại Điều 10 của
Quy định này.
Điều 13. Hồ sơ đánh giá
1. Hồ sơ đánh giá là minh chứng cho quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học
tập của học sinh; là thông tin để tăng cường sự phối hợp giáo dục học sinh giữa
giáo viên, nhà trường với cha mẹ học sinh.
2. Hồ sơ đánh giá từng năm học của mỗi học sinh gồm:
a) Học bạ;
b) Sổ theo dõi chất lượng giáo dục;
c) Bài kiểm tra định kì cuối năm học;
d) Phiếu hoặc sổ liên lạc trao đổi ý kiến của cha mẹ học sinh (nếu có);
đ) Giấy chứng nhận, giấy khen, xác nhận thành tích của học sinh trong năm học
(nếu có).
Chương III
SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Điều 14. Xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình
tiểu học
1. Xét hoàn thành chương trình lớp học:
a) Học sinh được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học phải đạt các điều
kiện sau:
- Đánh giá thường xuyên đối với tất cả các môn học, hoạt động giáo dục: Hoàn
thành;
- Đánh giá định kì cuối năm học các môn học theo quy định: đạt điểm 5 (năm)
trở lên;
- Mức độ hình thành và phát triển năng lực: Đạt;
- Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: Đạt;
b) Đối với học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học: giáo viên lập kế
hoạch, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ từng học sinh; đánh giá bổ sung để xét
Hoàn thành chương trình lớp học;

34
c) Đối với những học sinh đã được giáo viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ mà
vẫn chưa đạt ít nhất một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này: tùy
theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học, hoạt động giáo dục, bài kiểm tra
định kì, mức độ hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất, giáo viên
lập danh sách báo cáo hiệu trưởng xét, quyết định việc lên lớp hoặc ở lại lớp;
d) Kết quả xét hoàn thành chương trình lớp học được ghi vào học bạ.
2. Xét hoàn thành chương trình tiểu học:
Học sinh hoàn thành chương trình lớp 5 (năm) được xác nhận và ghi vào học bạ:
Hoàn thành chương trình tiểu học.
Điều 15. Nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh
1. Nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh nhằm đảm bảo tính khách
quan của kết quả đánh giá chất lượng học sinh cuối năm học hoặc cuối cấp học
và đảm bảo trách nhiệm của giáo viên dạy lớp năm học trước và giáo viên nhận
lớp ở năm học sau; giúp giáo viên nhận lớp trong năm học tiếp theo có đủ thông
tin cần thiết về quá trình và kết quả học tập, mức độ hình thành và phát triển
năng lực, phẩm chất của học sinh để có kế hoạch, biện pháp giáo dục hiệu quả.
2. Hiệu trưởng chỉ đạo nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh như
sau:
a) Đối với học sinh lớp 1 (một), 2 (hai), 3 (ba), 4 (bốn), hiệu trưởng chỉ đạo giáo
viên chủ nhiệm, giáo viên cùng dạy trong lớp và giáo viên sẽ nhận lớp vào năm
học tiếp theo:
- Cùng ra đề kiểm tra định kì cuối năm học và cùng tham gia coi, chấm bài kiểm
tra;
- Bàn giao hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Quy
định này; trao đổi các nhận xét về những nét nổi bật hoặc hạn chế cần khắc phục
về mức độ nhận thức, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học, hoạt động
giáo dục, mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; ghi
biên bản nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh;
b) Đối với học sinh khối lớp 5 (năm):
- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn ra đề kiểm tra định kì cuối năm học chung
cho cả khối; tổ chức coi, chấm bài kiểm tra có sự tham gia của giáo viên trường
trung học cơ sở sẽ nhận học sinh lớp 5 (năm) vào học lớp 6 (sáu). Trong quá
trình thực hiện, nếu có ý kiến chưa thống nhất thì hiệu trưởng xem xét, quyết
định và báo cáo phòng giáo dục và đào tạo biết để theo dõi, chỉ đạo;
- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm hoàn thiện hồ sơ đánh giá học sinh,
bàn giao cho nhà trường.
3. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo các nhà trường trên địa bàn tổ chức
nghiệm thu, nhận bàn giao chất lượng giáo dục học sinh lớp 5 (năm) hoàn thành
chương trình tiểu học lên lớp 6 (sáu) phù hợp với điều kiện của các nhà trường
và địa phương.

35
Điều 16. Khen thưởng
1. Cuối học kì I và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh bình
bầu những học sinh đạt thành tích nổi bật hay có tiến bộ vượt bậc về một trong
ba nội dung đánh giá trở lên, đạt thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua
hoặc thành tích đột xuất khác; tham khảo ý kiến cha mẹ học sinh; tổng hợp và
lập danh sách đề nghị hiệu trưởng tặng giấy khen hoặc đề nghị cấp trên khen
thưởng.
2. Nội dung, số lượng học sinh được khen thưởng, tuyên dương do hiệu trưởng
quyết định.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo
1. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trưởng phòng giáo dục và đào
tạo tổ chức thực hiện đánh giá học sinh tiểu học trên địa bàn; báo cáo kết quả
thực hiện về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo các hiệu trưởng tổ chức thực hiện
đánh giá học sinh tiểu học, nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh;
báo cáo kết quả thực hiện về sở giáo dục và đào tạo.
Điều 18. Trách nhiệm của hiệu trưởng
1. Chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện đánh giá học sinh; báo cáo kết quả
thực hiện về phòng giáo dục và đào tạo.
2. Chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh; xét
hoàn thành chương trình lớp học, cấp học; xét lên lớp; duyệt kết quả đánh giá
học sinh cuối năm học; quản lí học bạ trong thời gian học sinh học ở trường; chỉ
đạo nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh.
3. Tiếp nhận, giải quyết ý kiến thắc mắc, đề nghị của học sinh, cha mẹ học sinh
về nhận xét, đánh giá, khen thưởng theo phạm vi và quyền hạn của hiệu trưởng.
4. Hướng dẫn giáo viên sử dụng học bạ đang dùng của học sinh các lớp tuyển
sinh từ trước khi Thông tư này có hiệu lực để ghi nhận xét theo quy định tại
Điều 11 của Quy định này hoặc dùng học bạ mới để thay thế trong những năm
học sinh còn tiếp tục học tiểu học.
Điều 19. Trách nhiệm của giáo viên
1. Giáo viên chủ nhiệm:
a) Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá học sinh, chất lượng giáo dục học
sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện
nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh;
b) Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh học tập, rèn
luyện hàng tháng;

36
c) Cuối học kì I, cuối năm học hoặc khi được yêu cầu, có trách nhiệm thông báo
đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh cho cha mẹ
học sinh. Không thông báo trước lớp và trong cuộc họp cha mẹ học sinh những
điểm chưa tốt của học sinh. Duy trì mối liên hệ với cha mẹ học sinh để phối hợp
giáo dục học sinh.
2. Giáo viên không làm công tác chủ nhiệm:
a) Chịu trách nhiệm đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của
học sinh đối với môn học, hoạt động giáo dục theo quy định;
b) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cùng lớp, cha mẹ học sinh lập kế
hoạch, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện đối
với môn học, hoạt động giáo dục;
c) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và
kết quả học tập của học sinh; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh; nghiệm thu,
bàn giao chất lượng giáo dục học sinh.
Điều 20. Trách nhiệm và quyền của học sinh
1. Thực hiện tốt các nhiệm vụ quy định trong Điều lệ trường tiểu học; tiếp nhận
sự giáo dục để luôn tiến bộ.
2. Có quyền nêu ý kiến và được nhận sự hướng dẫn, giải thích của giáo viên,
hiệu trưởng về kết quả đánh giá.

Phụ lục 2.
THÔNG TƯ
Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học
ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan
ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ
về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục
và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị
định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006

37
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính
phủ về việc sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-
CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số
điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư
số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu
học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Sửa đổi, bổ sung tên Điều 4 và khoản 1, khoản 3 Điều 4 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung tên Điều 4 như sau:
“Điều 4. Yêu cầu đánh giá”
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3 Điều 4 như sau:
“1. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích
sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều
nhất khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.”
“3. Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kì bằng điểm số kết
hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh,
trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 như sau:
“2. Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh:
a) Năng lực: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề;
b) Phẩm chất: chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn
kết, yêu thương.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Đánh giá thường xuyên
1. Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện về kiến
thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh,
được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo
dục. Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học
sinh nhằm hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục
tiêu giáo dục tiểu học.
2. Đánh giá thường xuyên về học tập:

38
a) Giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và
cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần
thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời;
b) Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm
bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn;
c) Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh
giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên,
giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.
3. Đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất:
a) Giáo viên căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của học
sinh ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời;
b) Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về
những biểu hiện của từng năng lực, phẩm chất để hoàn thiện bản thân;
c) Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên,
giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển năng lực, phẩm chất.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
“Điều 10. Đánh giá định kì
1. Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn
học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học
sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ
thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
2. Đánh giá định kì về học tập
a) Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên căn
cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá
học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động
giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động
giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học
hoặc hoạt động giáo dục;
b) Vào cuối học kì I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán,
Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra
định kì;
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán
vào giữa học kì I và giữa học kì II;
c) Đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát
triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:

39
- Mức 1: nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học;
- Mức 2: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo
cách hiểu của cá nhân;
- Mức 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề
quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống;
- Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc
đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt;
d) Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm,
không cho điểm 0, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm
của bài kiểm tra định kì không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác.
Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kì I và cuối năm học bất thường so với đánh
giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài
kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
3. Đánh giá định kì về năng lực, phẩm chất
Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên chủ
nhiệm căn cứ vào các biểu hiện liên quan đến nhận thức, kĩ năng, thái độ trong
quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng năng lực,
phẩm chất của mỗi học sinh, tổng hợp theo các mức sau:
a) Tốt: đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên;
b) Đạt: đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên;
c) Cần cố gắng: chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
“Điều 12. Đánh giá học sinh khuyết tật và học sinh học ở các lớp học linh
hoạt
Đánh giá học sinh khuyết tật và học sinh học ở các lớp học linh hoạt bảo đảm
quyền được chăm sóc và giáo dục.
1. Học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục hoà nhập được đánh giá
như đối với học sinh không khuyết tật có điều chỉnh yêu cầu hoặc theo yêu cầu
của kế hoạch giáo dục cá nhân.
2. Học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục chuyên biệt được đánh giá
theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt hoặc theo yêu cầu của kế hoạch
giáo dục cá nhân.
3. Đối với học sinh học ở các lớp học linh hoạt: giáo viên căn cứ vào nhận xét,
đánh giá thường xuyên qua các buổi học tại lớp học linh hoạt và kết quả đánh
giá định kì môn Toán, môn Tiếng Việt được thực hiện theo quy định tại Điều 10
của Quy định này.”
6. Sửa đổi, bổ sung tên Điều 13 và Điều 13 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung tên Điều 13 như sau:

40
“Điều 13. Hồ sơ đánh giá và tổng hợp kết quả đánh giá”
b) Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“Điều 13. Hồ sơ đánh giá và tổng hợp kết quả đánh giá
1. Hồ sơ đánh giá gồm Học bạ và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của
lớp.
2. Giữa học kì và cuối học kì, giáo viên ghi kết quả đánh giá giáo dục của học
sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp. Bảng tổng hợp kết
quả đánh giá giáo dục của các lớp được lưu giữ tại nhà trường theo quy định.
3. Cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm ghi kết quả đánh giá giáo dục của học
sinh vào Học bạ. Học bạ được nhà trường lưu giữ trong suốt thời gian học sinh
học tại trường, được giao cho học sinh khi hoàn thành chương trình tiểu học
hoặc đi học trường khác.”
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 14 như sau:
“1. Xét hoàn thành chương trình lớp học:
a) Học sinh được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học phải đạt các điều
kiện sau:
- Đánh giá định kì về học tập cuối năm học của từng môn học và hoạt động giáo
dục: Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành;
- Đánh giá định kì về từng năng lực và phẩm chất cuối năm học: Tốt hoặc Đạt;
- Bài kiểm tra định kì cuối năm học của các môn học đạt điểm 5 trở lên;
b) Đối với học sinh chưa được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học, giáo
viên lập kế hoạch, hướng dẫn, giúp đỡ; đánh giá bổ sung để xét hoàn thành
chương trình lớp học;
c) Đối với học sinh đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn
thành chương trình lớp học, tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học,
hoạt động giáo dục, mức độ hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm
chất, giáo viên lập danh sách báo cáo hiệu trưởng xem xét, quyết định việc lên
lớp hoặc ở lại lớp.”
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
“Điều 15. Nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh
1. Nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh nhằm đảm bảo tính khách
quan và trách nhiệm của giáo viên về kết quả đánh giá học sinh; giúp giáo viên
nhận học sinh vào năm học tiếp theo có đủ thông tin cần thiết để có kế hoạch,
biện pháp giáo dục hiệu quả.
2. Hiệu trưởng chỉ đạo nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh:
a) Đối với học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4: giáo viên chủ nhiệm trao đổi với
giáo viên sẽ nhận học sinh vào năm học tiếp theo về những nét nổi bật hoặc hạn

41
chế của học sinh, bàn giao hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định tại khoản 1
Điều 13 của Quy định này;
b) Đối với học sinh lớp 5: tổ chuyên môn ra đề kiểm tra định kì cuối năm học
cho cả khối; tổ chức coi, chấm bài kiểm tra có sự tham gia của giáo viên trường
trung học cơ sở trên cùng địa bàn; giáo viên chủ nhiệm hoàn thiện hồ sơ đánh
giá học sinh, bàn giao cho nhà trường.
3. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo các nhà trường trên cùng địa bàn tổ
chức nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh hoàn thành chương
trình tiểu học lên lớp 6 phù hợp với điều kiện của các nhà trường và địa
phương.”
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
“Điều 16. Khen thưởng
1. Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh:
a) Khen thưởng cuối năm học:
- Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: kết quả đánh
giá các môn học đạt Hoàn thành tốt, các năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm
tra định kì cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên;
- Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học
hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu và tập thể lớp
công nhận;
b) Khen thưởng đột xuất: học sinh có thành tích đột xuất trong năm học.
2. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên
khen thưởng.”
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:
“Điều 17. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào
tạo
1. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm:
a) Chỉ đạo trưởng phòng giáo dục và đào tạo tổ chức việc thực hiện đánh giá học
sinh tiểu học trên địa bàn; báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Hướng dẫn việc sử dụng Học bạ của học sinh.
2. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo hiệu trưởng tổ chức việc thực hiện
đánh giá, nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh tiểu học trên địa
bàn; báo cáo kết quả thực hiện về sở giáo dục và đào tạo.
3. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, trưởng phòng giáo dục và đào tạo chịu trách
nhiệm theo dõi, kiểm tra, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực
hiện Thông tư này tại địa phương.”
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:
“Điều 18. Trách nhiệm của hiệu trưởng

42
1. Chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức, tuyên truyền thực hiện đánh giá học sinh
theo quy định tại Thông tư này; đảm bảo chất lượng đánh giá; báo cáo kết quả
thực hiện về phòng giáo dục và đào tạo.
2. Tôn trọng quyền tự chủ của giáo viên trong việc thực hiện quy định đánh giá
học sinh.
3. Chỉ đạo việc ra đề kiểm tra định kì; xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi
dưỡng, giúp đỡ học sinh; nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh;
xác nhận kết quả đánh giá học sinh cuối năm học; xét lên lớp; quản lí hồ sơ đánh
giá học sinh.
4. Giải trình, giải quyết thắc mắc, kiến nghị về đánh giá học sinh trong phạm vi
và quyền hạn của hiệu trưởng.”
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:
“Điều 19. Trách nhiệm của giáo viên
1. Giáo viên chủ nhiệm:
a) Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá học sinh, kết quả giáo dục học
sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; nghiệm thu,
bàn giao chất lượng giáo dục học sinh;
b) Thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá quá trình học tập,
rèn luyện của mỗi học sinh;
c) Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn. Tuyên
truyền cho cha mẹ học sinh về nội dung và cách thức đánh giá theo quy định tại
Thông tư này; phối hợp và hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình
đánh giá.
2. Giáo viên không làm công tác chủ nhiệm:
a) Chịu trách nhiệm đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của
học sinh đối với môn học, hoạt động giáo dục theo quy định;
b) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cùng lớp, cha mẹ học sinh thực
hiện việc đánh giá học sinh; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh; nghiệm thu
chất lượng giáo dục học sinh;
c) Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn.
3. Giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh, ghi chép những lưu ý với học sinh
có nội dung chưa hoàn thành hoặc có khả năng vượt trội. Trong trường hợp cần
thiết, giáo viên thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá của mỗi
học sinh.”
13. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:
“Điều 20. Quyền và trách nhiệm của học sinh
1. Được nêu ý kiến và nhận sự hướng dẫn, giải thích của giáo viên, hiệu trưởng
về kết quả đánh giá.

43
2. Tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn theo hướng dẫn của giáo
viên.”
Điều 2. Bãi bỏ và thay đổi từ ngữ
1. Bãi bỏ khoản 3 Điều 5, Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 11.
2. Thay đổi cụm từ “đánh giá” thành “nhận xét” tại khoản 2 Điều 3.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Cục trưởng Cục Khảo thí
và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi
hành Thông tư này.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 11 năm 2016.
   BỘ TRƯỞNG
Nơi nhận:
- Ban Tuyên giáo TƯ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Hội đồng Quốc gia GD và Phùng Xuân Nhạ
PTNL;
- Kiểm toán nhà nước;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- UBND tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Công báo;
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDTH.

44
Phụ lục 3.
Thông tư số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2016 ban hành Quy
định đánh giá học sinh tiểu học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
 
Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học, có hiệu lực
kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học
sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28
tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ
ngày 06 tháng 11 năm 2016.
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan
ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ
về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục
và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị
định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính
phủ về việc sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-
CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy định đánh
giá học sinh tiểu học1.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định đánh giá học sinh tiểu học.
Điều 2.2 Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2014.
Thông tư này thay thế Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm
2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đánh
giá và xếp loại học sinh tiểu học.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Cục trưởng Cục
Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan
thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách
nhiệm thi hành Thông tư này./.

45
 
  XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP
Nơi nhận: NHẤT
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo); BỘ TRƯỞNG
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, PC, Vụ GDTH.

Phùng Xuân Nhạ


 

46
Phụ lục 4.
Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số
03/VBHN-BGD ĐT ngày 28/9/2016
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về đánh giá học sinh tiểu học bao gồm: nội dung và
cách thức đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá.
2. Văn bản này áp dụng đối với trường tiểu học; lớp tiểu học trong trường phổ
thông có nhiều cấp học và trường chuyên biệt; cơ sở giáo dục khác thực hiện
chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động giáo dục tiểu học.
Điều 2. Đánh giá học sinh tiểu học
Đánh giá học sinh tiểu học nêu trong Quy định này là những hoạt động quan sát,
theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh;
tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về
kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm
chất của học sinh tiểu học.
Điều 3. Mục đích đánh giá
1. Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động
dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn
dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để
động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học
sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và
những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện
mục tiêu giáo dục tiểu học.
2. Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét3, tham gia nhận xét4; tự học, tự điều
chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
3. Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học
sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình
thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với
nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.
4. Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục,
đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo
dục.
Điều 4. Yêu cầu đánh giá5

47
1.6 Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích
sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều
nhất khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.
2. Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức,
kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo
dục tiểu học.
3.7 Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kì bằng điểm số kết
hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh,
trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
4. Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh
khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Chương II
NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ
Điều 5. Nội dung đánh giá
1. Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo
chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương
trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
2. 8 Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh:
a) Năng lực: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề;
b) Phẩm chất: chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn
kết, yêu thương.
3.9 (được bãi bỏ)
Điều 6. Đánh giá thường xuyên10
1. Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện về kiến
thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh,
được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo
dục. Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học
sinh nhằm hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục
tiêu giáo dục tiểu học.
2. Đánh giá thường xuyên về học tập:
a) Giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và
cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần
thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời;
b) Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm
bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn;
c) Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh
giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên,
giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.

48
3. Đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất:
a) Giáo viên căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của học
sinh ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời;
b) Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về
những biểu hiện của từng năng lực, phẩm chất để hoàn thiện bản thân;
c) Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên,
giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển năng lực, phẩm chất.
Điều 7.11 (được bãi bỏ)
Điều 8.12 (được bãi bỏ)
Điều 9.13  (được bãi bỏ)
Điều 10. Đánh giá định kì14
1. Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn
học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học
sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ
thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
2. Đánh giá định kì về học tập
a) Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên căn
cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá
học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động
giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động
giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học
hoặc hoạt động giáo dục;
b) Vào cuối học kì I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán,
Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra
định kì;
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán
vào giữa học kì I và giữa học kì II;
c) Đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát
triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
- Mức 1: nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học;
- Mức 2: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo
cách hiểu của cá nhân;
- Mức 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề
quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống;

49
- Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc
đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt;
d) Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm,
không cho điểm 0, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm
của bài kiểm tra định kì không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác.
Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kì I và cuối năm học bất thường so với đánh
giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài
kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
3. Đánh giá định kì về năng lực, phẩm chất
Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên chủ
nhiệm căn cứ vào các biểu hiện liên quan đến nhận thức, kĩ năng, thái độ trong
quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng năng lực,
phẩm chất của mỗi học sinh, tổng hợp theo các mức sau:
a) Tốt: đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên;
b) Đạt: đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên;
c) Cần cố gắng: chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.
Điều 11.15 (được bãi bỏ)
Điều 12. Đánh giá học sinh khuyết tật và học sinh học ở các lớp học linh
hoạt16
Đánh giá học sinh khuyết tật và học sinh học ở các lớp học linh hoạt bảo đảm
quyền được chăm sóc và giáo dục.
1. Học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục hòa nhập được đánh giá
như đối với học sinh không khuyết tật có điều chỉnh yêu cầu hoặc theo yêu cầu
của kế hoạch giáo dục cá nhân.
2. Học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục chuyên biệt được đánh giá
theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt hoặc theo yêu cầu của kế hoạch
giáo dục cá nhân.
3. Đối với học sinh học ở các lớp học linh hoạt: giáo viên căn cứ vào nhận xét,
đánh giá thường xuyên qua các buổi học tại lớp linh hoạt và kết quả đánh giá
định kì môn Toán, môn Tiếng Việt được thực hiện theo quy định tại Điều 10 của
Quy định này.
Điều 13. Hồ sơ đánh giá và tổng hợp kết quả đánh giá 17
1. Hồ sơ đánh giá gồm Học bạ và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của
lớp.
2. Giữa học kì và cuối học kì, giáo viên ghi kết quả đánh giá giáo dục của học
sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp. Bảng tổng hợp kết
quả đánh giá giáo dục của các lớp được lưu giữ tại nhà trường theo quy định.
3. Cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm ghi kết quả đánh giá giáo dục của học
sinh vào Học bạ. Học bạ được nhà trường lưu giữ trong suốt thời gian học sinh

50
học tại trường, được giao cho học sinh khi hoàn thành chương trình tiểu học
hoặc đi học trường khác.
Chương III
SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Điều 14. Xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình
tiểu học
1.18 Xét hoàn thành chương trình lớp học:
a) Học sinh được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học phải đạt các điều
kiện sau:
- Đánh giá định kì về học tập cuối năm học của từng môn học và hoạt động giáo
dục: Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành;
- Đánh giá định kì về từng năng lực và phẩm chất cuối năm học: Tốt hoặc Đạt;
- Bài kiểm tra định kì cuối năm học của các môn học đạt điểm 5 trở lên;
b) Đối với học sinh chưa được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học, giáo
viên lập kế hoạch, hướng dẫn, giúp đỡ; đánh giá bổ sung để xét hoàn thành
chương trình lớp học;
c) Đối với học sinh đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn
thành chương trình lớp học, tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học,
hoạt động giáo dục, mức độ hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm
chất, giáo viên lập danh sách báo cáo hiệu trưởng xem xét, quyết định việc lên
lớp hoặc ở lại lớp.
2. Xét hoàn thành chương trình tiểu học:
Học sinh hoàn thành chương trình lớp 5 (năm) được xác nhận và ghi vào học bạ:
Hoàn thành chương trình tiểu học.
Điều 15. Nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh19
1. Nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh nhằm đảm bảo tính khách
quan và trách nhiệm của giáo viên về kết quả đánh giá học sinh; giúp giáo viên
nhận học sinh vào năm học tiếp theo có đủ thông tin cần thiết để có kế hoạch,
biện pháp giáo dục hiệu quả.
2. Hiệu trưởng chỉ đạo nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh:
a) Đối với học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4: giáo viên chủ nhiệm trao đổi với
giáo viên sẽ nhận học sinh vào năm học tiếp theo về những nét nổi bật hoặc hạn
chế của học sinh, bàn giao hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định tại khoản 1
Điều 13 của Quy định này;
b) Đối với học sinh lớp 5: tổ chuyên môn ra đề kiểm tra định kì cuối năm học
cho cả khối; tổ chức coi, chấm bài kiểm tra có sự tham gia của giáo viên trường
trung học cơ sở trên cùng địa bàn; giáo viên chủ nhiệm hoàn thiện hồ sơ đánh
giá học sinh, bàn giao cho nhà trường.

51
3. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo các nhà trường trên cùng địa bàn tổ
chức nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh hoàn thành chương
trình tiểu học lên lớp 6 phù hợp với điều kiện của các nhà trường và địa phương.
Điều 16. Khen thưởng20
1. Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh:
a) Khen thưởng cuối năm học:
- Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: kết quả đánh
giá các môn học đạt Hoàn thành tốt, các năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm
tra định kì cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên;
- Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học
hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu và tập thể lớp
công nhận;
b) Khen thưởng đột xuất: học sinh có thành tích đột xuất trong năm học.
2. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên
khen thưởng.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào
tạo 21
1. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm:
a) Chỉ đạo trưởng phòng giáo dục và đào tạo tổ chức việc thực hiện đánh giá học
sinh tiểu học trên địa bàn; báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Hướng dẫn việc sử dụng Học bạ của học sinh.
2. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo hiệu trưởng tổ chức việc thực hiện
đánh giá, nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh tiểu học trên địa
bàn; báo cáo kết quả thực hiện về sở giáo dục và đào tạo.
3. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, trưởng phòng giáo dục và đào tạo chịu trách
nhiệm theo dõi, kiểm tra, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực
hiện Thông tư này tại địa phương.
Điều 18. Trách nhiệm của hiệu trưởng22
1. Chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức, tuyên truyền thực hiện đánh giá học sinh
theo quy định tại Thông tư này; đảm bảo chất lượng đánh giá; báo cáo kết quả
thực hiện về phòng giáo dục và đào tạo.
2. Tôn trọng quyền tự chủ của giáo viên trong việc thực hiện quy định đánh giá
học sinh.
3. Chỉ đạo việc ra đề kiểm tra định kì; xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi
dưỡng, giúp đỡ học sinh; nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh;

52
xác nhận kết quả đánh giá học sinh cuối năm học; xét lên lớp; quản lí hồ sơ đánh
giá học sinh.
4. Giải trình, giải quyết thắc mắc, kiến nghị về đánh giá học sinh trong phạm vi
và quyền hạn của hiệu trưởng.
Điều 19. Trách nhiệm của giáo viên23
1. Giáo viên chủ nhiệm:
a) Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá học sinh, kết quả giáo dục học
sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; nghiệm thu,
bàn giao chất lượng giáo dục học sinh;
b) Thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá quá trình học tập,
rèn luyện của mỗi học sinh;
c) Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn. Tuyên
truyền cho cha mẹ học sinh về nội dung và cách thức đánh giá theo quy định tại
Thông tư này; phối hợp và hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình
đánh giá.
2. Giáo viên không làm công tác chủ nhiệm:
a) Chịu trách nhiệm đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của
học sinh đối với môn học, hoạt động giáo dục theo quy định;
b) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cùng lớp, cha mẹ học sinh thực
hiện việc đánh giá học sinh; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh; nghiệm thu
chất lượng giáo dục học sinh;
c) Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn.
3. Giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh, ghi chép những lưu ý với học sinh
có nội dung chưa hoàn thành hoặc có khả năng vượt trội. Trong trường hợp cần
thiết, giáo viên thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá của mỗi
học sinh.
Điều 20. Quyền và trách nhiệm của học sinh24
1. Được nêu ý kiến và nhận sự hướng dẫn, giải thích của giáo viên, hiệu trưởng
về kết quả đánh giá.
2. Tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn theo hướng dẫn của giáo
viên.
 

1 Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định


đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-
BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có
căn cứ ban hành như sau:

53
“Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ
quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ
về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục
và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị
định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính
phủ về việc sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-
CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số
điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư
số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo.”
2 Điều 3 và Điều 4 của Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một
số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư
số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 11 năm 2016 quy định như sau:
“Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Cục trưởng Cục Khảo thí
và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi
hành Thông tư này.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 11 năm 2016.”
3 Cụm từ “đánh giá” được sửa đổi bởi cụm từ “nhận xét” theo quy định tại
khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số
điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư
số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 11 năm 2016.
4 Cụm từ “đánh giá” được sửa đổi bởi cụm từ “nhận xét” theo quy định tại
khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số
điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư

54
số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 11 năm 2016.
5 Cụm từ “Nguyên tắc đánh giá” được sửa đổi bởi cụm từ “Yêu cầu đánh giá”
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 22/2016/TT-
BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học
ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm
2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 11
năm 2016.
6 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 của Thông
tư số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá
học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28
tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ
ngày 06 tháng 11 năm 2016.
7 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 của Thông
tư số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá
học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28
tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ
ngày 06 tháng 11 năm 2016.
8 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư
số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá
học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28
tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ
ngày 06 tháng 11 năm 2016.
9 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư
số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá
học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28
tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ
ngày 06 tháng 11 năm 2016.
10 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư
số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá
học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28
tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ
ngày 06 tháng 11 năm 2016.
11 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư
số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá
học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28
tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ
ngày 06 tháng 11 năm 2016.
12 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư
số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá
học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28

55
tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ
ngày 06 tháng 11 năm 2016.
13 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư
số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá
học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28
tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ
ngày 06 tháng 11 năm 2016.
14 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư
số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá
học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28
tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ
ngày 06 tháng 11 năm 2016.
15 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư
số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá
học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28
tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ
ngày 06 tháng 11 năm 2016.
16 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư
số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá
học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28
tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ
ngày 06 tháng 11 năm 2016.
17 Cụm từ “Hồ sơ đánh giá” được sửa đổi bởi cụm từ “Hồ sơ đánh giá và tổng
hợp kết quả đánh giá” theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 1 và Điều này
được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 1 của Thông tư
số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá
học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28
tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ
ngày 06 tháng 11 năm 2016.
18 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư
số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá
học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28
tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ
ngày 06 tháng 11 năm 2016.
19 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư
số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá
học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28
tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ
ngày 06 tháng 11 năm 2016.
20 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư
số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá
học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28

56
tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ
ngày 06 tháng 11 năm 2016.
21 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Thông tư
số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá
học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28
tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ
ngày 06 tháng 11 năm 2016.
22 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Thông tư
số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá
học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28
tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ
ngày 06 tháng 11 năm 2016.
23 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Thông tư
số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá
học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28
tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ
ngày 06 tháng 11 năm 2016.
24 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Thông tư
số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá
học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28
tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ
ngày 06 tháng 11 năm 2016.

57
Phụ lục 5.
Ví dụ về đề kiểm tra định kì tiếp cận môn Tiếng Việt cho học sinh khiếm
thính
Đề kiểm tra môn Tiếng Việt dành cho học sinh khiếm thính lớp 2
A. Đọc thầm và làm bài tập
Bài học đầu tiên của Gấu con
Chủ nhật, Gấu con xin mẹ ra
đường chơi, Gấu mẹ dặn:
- Con chơi ngoan nhé. Nếu làm sai
điều gì, con phải xin lỗi. Được ai
giúp đỡ thì con phải cảm ơn.

Gấu con mải nghe Sơn ca hót nên


va phải bạn Sóc khiến giỏ nấm văng
ra đất. Gấu con vội vàng khoanh tay
và nói cảm ơn làm Sóc rất ngạc nhiên.

Mải nhìn Khỉ nên Gấu con bị rơi


xuống hố sâu. Gấu con sợ quá kêu to:
- Cứu tôi với!

Bác Voi ở đâu đi tới liền tới đưa


vòi xuống hố, nhấc bổng Gấu con lên.
Gấu con luôn miệng:
- Cháu xin lỗi bác Voi

Về nhà, Gấu con kể lại chuyện cho


mẹ nghe. Mẹ Gấu ôn tồn giảng giải:
- Con nói như vậy là sai rồi.
Khi làm đổ nấm của bạn Sóc, con
phải xin lỗi bạn.
Khi bác Voi cứu con, con phải nói
cảm ơn.

58
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
1. Trước khi Gấu con đi chơi, Gấu mẹ đã dặn điều gì?
a. Nếu làm sai hoặc được ai giúp đỡ, con phải xin lỗi.
b. Nếu làm sai điều gì con phải xin lỗi, được ai giúp đỡ con phải cảm ơn.
c. Nếu làm sai hoặc được ai giúp đỡ, con phải cảm ơn.
2. Khi va vào Sóc, Gấu con đã nói gì?
a. Gấu con nói cảm ơn Sóc
b. Gấu con nhặt nấm vào giỏ cho Sóc
c. Gấu con nói xin lỗi Sóc.
3. Bác Voi đã làm gì khi Gấu con bị rơi xuống hố sâu?
a. Bác Voi đã tìm người đến giúp Gấu con.
b. Bác Voi nhảy xuống bế Gấu con lên.
c. Bác Voi đưa vòi xuống, nhấc Gấu con lên.
4. Gấu con phải nói với Sóc thế nào mới đúng?
a. Tớ cảm ơn bạn Sóc
b. Tớ xin lỗi bạn Sóc
5. Gấu con phải nói thế nào với bác Voi?
a. Cháu xin lỗi bác Voi.
b. Cháu cảm ơn bác Voi.
6. Qua bài học của Gấu con, khi bạn giúp em, em sẽ nói:
…………………………………………………………………………….
Khi em mắc lỗi với bạn, em sẽ nói:
……………………………………………………………………………...
7. Nối các từ chỉ sự vật với từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ sau:
Chú gà trống đỏ
Kiếm ăn quanh vườn
Đàn vịt vàng ươm
Bơi ngoài ao rộng
Từ chỉ sự vật Từ chỉ đặc điểm của sự vật
Chú gà trống vàng ươm
Đàn vịt rộng
Ao đỏ

59
8. Đặt một câu cho mỗi hình ảnh sau, theo mẫu “Ai làm gì?”.

a) …………………….......... b) ……………………………..
………………………….. ……………………………..

B. Chính tả
Nhìn – viết
Con chim vành khuyên
Có con chim vành khuyên nhỏ
Dáng trông thật ngoan ngoãn quá
Gọi “dạ”, bảo “vâng”
Lễ phép ngoan nhất nhà.

C. Tập làm văn


1. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để có đoạn văn kể về ngôi trường của
em:

60
Trường của em là Trường ………………… Trường nằm trên
……………
Sân trường có ……………………………………………………………………
Em rất ……….. ngôi trường của em.
2. Viết một đoạn văn ngắn(khoảng 3-4 câu) giới thiệu về bản thân em theo gợi
ý sau:
- Em tên là gì?
- Em bao nhiêu tuổi?
- Em học lớp mấy?
- Sở thích của em là gì?

61

You might also like