You are on page 1of 39

Phương pháp kiểm tra

đánh giá môn Tiếng Việt ở


Tiểu học
GROUP 11
I. Quy định về đánh giá kết
quả học tập môn Tiếng Việt
ở Tiểu học
1.Mục đích của hoạt động đánh giá
• Diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập theo mục
tiêu phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.
• Hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập nhằm nâng cao kết
quả trong quá trình học và xác nhận sự tiến bộ của học sinh.
• Xác nhận kết quả học tập của học sinh sau một giai đoạn học tập (sau mỗi
học kì).
2. Cách thức đánh giá

• Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực
hiện hoạt động dạy học các bài học, bằng các phương pháp và kĩ thuật
đánh giá phù hợp (phương pháp vấn đáp, phương pháp quan sát, kĩ thuật
đặt câu hỏi, kĩ thuật trò chơi,…) và bằng nhiều công cụ đánh giá (phiếu
quan sát, bảng kiểm,…).
2. Cách thức đánh giá

• Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục HS sau mỗi học kì nhằm xác
định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện của HS theo yêu cầu
cần đạt của các thành phần NL, phẩm chất nêu trong chương trình môn
Tiếng Việt, bằng các phương pháp đánh giá phù hợp (phương pháp vấn
đáp, phương pháp kiểm tra viết) và bằng nhiều công cụ đánh giá (bài kiểm
tra miệng (vấn đáp), bài kiểm tra viết,…).
3. Căn cứ đánh giá

• Những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe nêu trong chương
trình môn Tiếng Việt, cụ thể là:
- Yêu cầu cần đạt về Đọc (gồm đọc thành tiếng và đọc hiểu).
- Yêu cầu cần đạt về Viết (gồm viết chính tả, viết đoạn văn ngắn).
- Yêu cầu cần đạt về Nói và Nghe.
4. Sử dụng công cụ để đánh giá
• Đánh giá thường xuyên trong các bài học: phiếu quan sát, bảng kiểm,
trò chơi học tập để ghi lại kết quả đọc thành tiếng, đọc hiểu, viết từ, nghe
- viết đoạn văn, viết đoạn ngắn , nghe hiểu, phát biểu ý kiến, nghe nói
tương tác.
• Đánh giá định kì cuối học kì I và cuối học kì II: bài kiểm tra miệng (vấn
đáp) để đánh giá đọc thành tiếng, nghe và nói, bài kiểm tra viết để đánh
giá đọc hiểu, viết chính tả, viết đoạn ngắn.
II. Những căn cứ để đánh
giá thường xuyên và đánh
giá định kì của môn Tiếng
Việt ở Tiểu học
1.Căn cứ để đánh giá thường xuyên
• Mục đích đánh giá: hướng dẫn, hỗ trợ học sinh thực hiện những hoạt
động học tập nhằm nâng cao kết quả trong quá trình học và xác nhận
sự tiến bộ của học sinh trong môn tiếng Việt. Đánh giá thường xuyên
là phương pháp đánh giá thực hiện trong quá trình học của học sinh
qua các bài học.
1.Căn cứ để đánh giá thường xuyên
• Để đánh giá thường xuyên, cần phải căn cứ vào các mức, nghĩa là cần căn cứ
vào mức 1, mức 2, mức mà chương trình đã mô tả thành các yêu cầu cần đạt.
Với những trường có học sinh đạt mức cao hơn các yêu cầu cần đạt (kí hiệu là
mức 3) thì cần xác định thêm mức cao hơn (kí hiệu là mức 4). Căn cứ vào sự
mô tả ở từng mức, giáo viên soạn những công cụ đánh giá cho phù hợp với
từng mức. Sau một số bài học, giáo viên có thể thấy sự tiến bộ của từng HS thể
hiện qua việc năng lực từng em đã chuyển lên mức cao hơn trước.
• Ví dụ về soạn câu hỏi đánh giá kỹ năng đọc hiểu trong bài đọc: “Ngày
gặp lại” - Sách tiếng việt lớp 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống.
• Câu hỏi 1, 2, 3 là những câu hỏi ở mức 1, theo yêu cầu cần đạt của
chương trình: Nhận biết được chi tiết và nội dung chính.
• Câu hỏi 4 là câu hỏi ở mức 2, theo yêu cầu cần đạt của chương trình:
Hiểu được nội dung hàm ẩn của văn bản với những suy luận đơn
giản.
2.Căn cứ để đánh giá định kì
Mục đích của ĐGĐK : là đánh giá kết quả giáo dục HS sau
mỗi học kì, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học
tập, rèn luyện của HS theo yêu cầu cần đạt của các thành phần
NL, phẩm chất nêu trong chương trình môn Tiếng Việt.
ĐGĐK là phương pháp đánh giá sau mỗi học kì bằng các bài
kiểm tra miệng, kiểm tra viết.
2.Căn cứ để đánh giá định kì

Căn cứ để ĐGĐK là những YCCĐ nêu trong chương trình


môn Tiếng Việt, bao gồm:
- Yêu cầu cần đạt về Đọc (gồm đọc thành tiếng và đọc hiểu).
- Yêu cầu cần đạt về Viết (viết chính tả và viết đoạn ngắn).
- Yêu cầu cần đạt về Nói và Nghe.
• Ví dụ về soạn câu hỏi đánh giá kỹ năng đọc hiểu trong cuối học kì II, lớp 3:
III. Sử dụng một số
phương pháp, kĩ thuật và
công cụ để đánh giá
thường xuyên trong môn
Tiếng Việt ở Tiểu học
Đánh giá thường xuyên kỹ năng đọc
1.Đánh giá bằng kỹ thuật quan sát, phân tích và phản hồi:
Phân môn Tập đọc (Bài: “Hai bà Trưng, Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 - tập
2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2023, Kết nối tri thức với cuộc
sống)
- Có thể nhận xét HS đạt yêu cầu (đối với kĩ năng đọc thành tiếng) như sau:
Em đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý.
- Có thể nhận xét HS cần cố gắng hơn như sau: Em đã đọc to hơn. Nhưng
các từ “thuở xưa, cuồn cuộn” em còn phát âm chưa đúng, em nghe thầy/cô
(hoặc bạn) đọc những từ ngữ này rồi là em đọc lại cho đúng.
Đánh giá thường xuyên kỹ năng đọc
2. Đánh giá bằng Kỹ thuật học sinh đánh giá nhau
Muốn HS đánh giá bài đọc thành tiếng của bạn, GV có thể hỏi :
- Em có nghe rõ bạn đọc không? (chỉ báo về âm lượng)
- Em thấy bạn đọc chưa đúng những từ nào? (chỉ báo về đọc đúng)
- Bạn đã ngắt hơi ở câu dài chúng ta vừa luyện đọc chưa? (chỉ báo
về đọc trơn tru)
- Bạn đọc vừa hay chậm? (chỉ báo về tốc độ)
Đánh giá thường xuyên kỹ năng viết
• Đánh giá kỹ năng viết kĩ thuật: Đánh giá kĩ năng viết chữ bao gồm:
kĩ năng viết đúng từ (kết quả học tập viết và các bài tập chính tả), kĩ
năng viết chính tả một đoạn văn ở dạng nghe - viết
- Đánh giá bằng phương pháp quan sát với công cụ bảng kiểm
+ Để thực hiện đánh giá thường xuyên kĩ năng viết đúng từ, giáo viên cần
dùng phương pháp quan sát với công cụ bảng kiểm để thu thập thông tin,
rồi dùng kĩ thuật nhận xét bằng lời để thông báo kết quả đánh giá
Ví dụ: Đánh giá kĩ năng viết chữ hoa trong bài tập viết chữ hoa của học sinh lớp 2
bằng bảng kiểm:
Giáo viên quan sát bài viết của học sinh và đánh dấu (v) vào ô trống học sinh thực
hiện được, đánh dấu (x) vào ô trống học sinh chưa thực hiện được.
Ví dụ: Đánh giá kĩ năng viết chính tả một đoạn văn ở dạng nghe - viết của học
sinh lớp 3 bằng bảng kiểm:
Giáo viên quan sát bài viết của học sinh và đánh dấu (v) vào ô trống học sinh thực
hiện được, đánh dấu (x) vào ô trống học sinh chưa thực hiện được.
=> Công cụ bảng kiểm giúp GV có thể thực hiện đánh giá
nhanh. Công cụ này có hạn chế là chỉ cho kết quả định tính mà
ít cho kết quả định lượng (vì chỉ cho biết kết quả ở dạng Có và
Không). Tuy nhiên, với lớp có nhiều HS cần đánh giá cùng lúc
thì bảng kiểm là một công cụ giúp GV đánh giá được nhiều HS.
Đánh giá sản phẩm viết, nói của HS bằng phương pháp kiểm tra
viết, bằng công cụ hướng dẫn chấm điểm chi tiết (rubric)
Ví dụ về dùng công cụ rubric để đánh giá bài viết chính tả đoạn văn (tập chép) của
HS lớp 4:
Sau lần thứ nhất, GV đưa ra nhận xét: Em đã cố gắng viết tương đối nhanh, ít
mắc lỗi về cỡ chữ. Em cần cố gắng viết đúng từ hơn, giữ cho bài sạch hơn, tránh
tẩy xóa.
Sau lần thứ hai, GV đưa ra nhận xét: Em đã cố gắng viết đúng từ hơn, giữ bài
sạch hơn. Tuy nhiên, em cần viết nhanh hơn.
Sau lần thứ ba, GV đưa ra nhận xét: Em đã cố gắng viết chữ đẹp hơn và giữ bài
sạch hơn. Tuy nhiên, em cần viết đúng từ hơn và viết nhanh hơn.
Đánh giá thường xuyên kĩ năng viết đoạn
văn, bài văn
- Đánh giá kĩ năng viết đoạn ngắn bao gồm 2 yêu cầu:
Đánh giá việc thực quy trình viết và đánh giá kĩ năng viết
đoạn.
- Để đánh giá việc thực hiện quy trình viết của HS, cần
dùng công cụ bảng kiểm.
Ví dụ:
GV dùng bảng kiểm để đánh giá quy trình viết câu của HS lớp 3: GV
đánh dấu (+) vào ô trống trước việc HS thực hiện, đánh dấu (-) vào ô
trống trước việc HS không thực hiện.
• Để thực hiện ĐGTX sản phẩm đoạn văn/bài văn HS viết, GV
cần dùng công cụ câu hỏi tự luận hạn chế và rubric. Câu hỏi
tự luận hạn chế chính là đề bài yêu cầu HS viết. Ví dụ: Viết
bài văn kể lại một câu chuyện. Để lượng hoá kết quả, cần
dùng rubric sau:
Chú ý: Khi ĐGTX, không cho điểm.
• Sau lần thứ nhất, GV đưa ra nhận xét: Em đã cố gắng viết chữ,
dùng từ và đặt câu đúng. Tuy nhiên, em cần cố gắng viết một số
câu đúng với yêu cầu về nội dung.
• Sau lần thứ hai, GV đưa ra nhận xét: Em đã cố gắng viết chữ, dùng
từ và đặt câu đúng. Tuy nhiên, em cần cố gắng đọc kĩ yêu cầu để
viết một số câu đúng với yêu cầu về nội dung.
• Sau lần thứ ba, GV đưa ra nhận xét: Em đã tiến bộ rất nhiều, viết
chữ, dùng từ, đặt câu đúng, ý câu đúng với yêu cầu về nội dung.
Đánh giá thường xuyên kỹ năng nói và nghe

Trong YCCĐ môn Tiếng việt ở các khối lớp, có yêu cầu về
thói quen nghe và thói quen nói.
- Đánh giá thói quen trong nói và nghe, GV cần dùng
phương pháp quan sát với công cụ bảng kiểm
Ví dụ dùng bảng kiểm để ĐG thói quen nói của HS lớp 3:
Bảng kiểm để đánh giá thói quen nói của HS lớp 2:
Căn cứ trên việc ghi bảng kiểm, GV đưa ra nhận xét bằng
lời để đánh giá thói quen nghe của HS
Ví dụ:
GV nhận xét năng lực nghe của một HS như sau: Khi bạn
phát biểu, em đã chú ý lắng nghe, em đã nhắc lại được ý
kiến của bạn.
Đánh giá yêu cầu về nghe hiểu, GV cần dùng phương
pháp vấn đáp (GV đặt câu hỏi - HS trả lời)

Ví dụ:
GV nêu câu hỏi để đánh giá việc HS nghe hiểu các chi tiết trong câu
chuyện Chiếc răng rụng (Sách Tiếng Việt 3, tập một, tr.41, bộ sách
Cánh diều) đã nghe GV kể: Khi thay răng, các bạn ở Mĩ mong điều
gì? Các bạn ở Pháp mong điều gì? Các bạn ở Tây Ban Nha mong điều
gì? Các bạn ở Việt Nam mong điều gì?
Đánh giá kĩ năng nói trong kể chuyện, GV cần dùng phiếu
quan sát chia nhiều mức độ của kĩ năng
Đánh giá kĩ năng nghe - nói tương tác, GV có thể dùng bảng
kiểm để quan sát và ghi lại kết quả HS đạt được.
4. Đánh giá thường xuyên các kĩ năng tiếng Việt bằng kĩ thuật
nhận xét bằng lời
Nhận xét bằng lời là một kĩ thuật ĐGTX được dùng trên phạm vi
rộng. Hầu như các kĩ năng TV có trong chương trình môn TV đều sử
dụng kĩ thuật này để đánh giá. Đánh giá bằng lời có điểm mạnh là:
1) Chú ý nghe, tập trung vào vấn đề thảo luận.
2) Tập trung vào mục đích thảo luận, không nói lạc đề.
3) Thể hiện được thái độ thân thiện, sự khuyến khích của GV khi chỉ
ra những tiến bộ của HS trong quá trình học.
Để phát huy được thế mạnh của một công cụ ĐGTX, lời nhận xét của
GV phải đảm bảo bao gồm những nội dung sau:
- Xác nhận những kết quả HS đã đạt được theo những YCCĐ nêu
trong chương trình. - Chuyển lời phê phán tiêu cực về những kết quả
HS chưa đạt thành lời động viên HS cố gắng ở từng tiêu chí chưa đạt.
- Đưa ra những khuyến nghị về cách để HS cải thiện chất lượng ở
những tiêu chí chưa đạt.
Trong lời nhận xét của GV, tuyệt đối tránh những từ ngữ chê bai tiêu
cực, những sự so sánh kết quả của HS này với HS khác dễ gây tổn
thương cho HS
Thank You

You might also like