You are on page 1of 5

BÀI TẬP VỀ NHÀ LẦN 1

1. Đọc tài liệu tuần 4 và tìm ra những điểm mới về đánh giá kết quả giáo dục ở nhà
trường phổ thông của Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ban hành ngày 04/9/2020,
Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021 so với các quy định
trước đây.
 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ban hành ngày 04/9/2020
2. Giáo viên tiểu học được chấm 0 điểm bài kiểm tra
Cụ thể, trong đánh giá định kỳ, bài kiếm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét,
cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học
sinh.
So với quy định hiện hành tại Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, Thông tư
27/2020/TT-BGDĐT đã bỏ quy định "không cho điểm 0" đối với bài kiểm tra
của học sinh tiểu học.

3. Đề kiểm tra của học sinh tiểu học chỉ còn 03 mức độ
Trong đó, quy định đề kiểm tra định kỳ của học sinh tiểu học được thiết kế phù
hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của
môn học, gồm các câu hỏi, bài tập theo các mức:
- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực
tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;
- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có
nội dung tương tự;
- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc
đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
Như vậy, thay vì quy định 4 mức độ của đề kiểm tra như hiện hành tại Thông tư
22/2016 thì quy định mới chỉ còn 03 mức độ.

4. Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá
Theo đó, trong đánh giá thường xuyên:
- Về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục: Giáo viên sử dụng linh
hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra
cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào
vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ
kịp thời.
- Về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực: Giáo viên sử dụng linh
hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá; căn cứ vào những biểu hiện về nhận
thức, hành vi, thái độ của học sinh; đối chiếu với yêu cầu cần đạt của từng phẩm
chất chủ yếu, năng lực cốt lõi theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
để nhận xét và có biện pháp giúp đỡ kịp thời.

5. Vai trò của phụ huynh trong đánh giá thường xuyên
- Về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục:
Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng
các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh
học tập, rèn luyện. (Thông tư 22/2016 quy định khuyến khích cha mẹ học sinh
trao đổi với giáo viên).
- Về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực:
Cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh
rèn luyện và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi. (Thông tư
22/2016 quy định khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên).
 Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021
Nội dung Thông tư 26/2020 Thông tư 22/2021
Kết quả rèn Xếp loại hạnh kiểm: Tốt, Khá, Trung Đánh giá các mức: Tốt, Khá, Đạt,
luyện bình, Yếu Chưa đạt
Kết quả học Xếp loại học lực: Giỏi, Khá, Trung bình, Đánh giá các mức: Tốt, Khá, Đạt,
tập Yếu, Kém Chưa đạt
Hình thức - Đánh giá bằng nhận xét theo hai mức - Đánh giá bằng nhận xét theo hai
đánh giá môn đạt và chưa đạt đối với các môn: Âm mức đạt và chưa đạt đối với các môn:
học nhạc, Mĩ thuật, Thể dục Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm
- Đánh giá bằng điểm số với các môn nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của
còn lại địa phương, Hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp
- Đánh giá bằng nhận xét kết hợp
điểm số với các môn còn lại
Điểm trung Tính theo trung bình cộng điểm trung Không tính
bình các môn bình các môn theo học kì hoặc năm học
theo học kì,
năm học
Đánh giá, xếp Gồm 5 mức xếp loại: Gồm 4 mức:
loại kết quả 1. Xếp loại Giỏi 1. Mức Tốt
học tập
- Điểm trung bình tất cả các môn học từ - Tất cả các môn đánh giá bằng nhận
8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình xét kết hợp điểm số có điểm trung
của một trong ba môn Toán, Ngữ văn, bình học kì và cả năm từ 6,5 trở lên,
Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên trong đó ít nhất 6 môn từ 8,0 trở lên
- Không có môn nào điểm trung bình - Tất cả các môn học đánh giá bằng
dưới 6,5 nhận xét được đánh giá ở mức Đạt
- Các môn đánh giá bằng nhận xét đạt 2. Mức Khá
loại Đạt - Tất cả các môn đánh giá bằng nhận
2. Xếp loại Khá xét kết hợp điểm số có điểm trung
- Điểm trung bình tất cả các môn học từ bình học kì và cả năm từ 5,0 trở lên,
6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình trong đó ít nhất 6 môn từ 6,5 trở lên
của một trong ba môn Toán, Ngữ văn, - Tất cả các môn học đánh giá bằng
Ngoại ngữ từ 6,5 trở lên nhận xét được đánh giá ở mức Đạt
- Không có môn nào điểm trung bình 3. Mức Đạt
dưới 5,0 - Có nhiều nhất một môn đánh giá
- Các môn đánh giá bằng nhận xét đạt bằng nhận xét được đánh giá mức
loại Đạt Chưa đạt
3. Xếp loại Trung bình - Có ít nhất 6 môn đánh giá bằng nhận
- Điểm trung bình tất cả các môn học từ xét kết hợp điểm số có điểm trung
5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình bình học kì và cả năm từ 5,0 trở lên,
của một trong ba môn Toán, Ngữ văn, không có môn nào dưới 3,5
Ngoại ngữ từ 5,0 trở lên 4. Mức Chưa đạt
- Không có môn nào điểm trung bình Các trường hợp còn lại
dưới 3,5
- Các môn đánh giá bằng nhận xét đạt
loại Đạt
4. Xếp loại Yếu
- Điểm trung bình tất cả các môn học từ
3,5 trở lên, không có môn nào điểm
trung bình dưới 2,0
5. Xếp loại Kém
Các trường hợp còn lại

Danh hiệu - Học sinh giỏi: Học sinh có hạnh kiểm - Học sinh xuất sắc: Học sinh có kết
tốt, học lực giỏi quả học tập và rèn luyện cả năm đạt
- Học sinh tiên tiến: Học sinh có hạnh mức Tốt và có ít nhất 6 môn đạt điểm
kiểm và học lực từ loại khá trở lên trung bình cả năm từ 9,0 trở lên

Học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có - Học sinh giỏi: Học sinh có kết quả
tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn học tập và rèn luyện cả năm đạt mức
luyện được Hiệu trưởng tặng giấy khen Tốt
Học sinh có thành tích đặc biệt được
nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên
khen thưởng.

2. Đọc tài liệu tuần 5 và trả lời các câu hỏi và bài tập ở cuối tài liệu.
Bài 1: Phân biệt các phương pháp đánh giá trong dạy học, giáo dục.
 Kiểm tra viết là phương pháp kiểm tra ở hình thức viết (trên giấy hoặc trên
máy tính), thường được sử dụng với nhiều HS tại cùng một thời điểm, sau
khi HS học xong một phần của chủ đề hoặc một số chủ đề.
Bài kiểm tra viết thường bao gồm các dạng là: bài luận, trắc nghiệm khách quan, tự
luận, kết hợp tự luận và trắc nghiệm, trong đó phổ biến là tự luận và trắc nghiệm.
 Quan sát là phương pháp thu thập thông tin quan trọng trong lớp học thông
qua quan sát (nhìn, nghe) đối tượng nghiên cứu.
 Hỏi - đáp là phương pháp GV đặt câu hỏi và HS trả lời câu hỏi (hoặc ngược
lại), nhằm gợi mở, thảo luận, rút ra những kiến thức mà HS cần lĩnh hội;
nhằm củng cố, mở rộng hoặc kiểm tra, đánh giá kiến thức HS đã học.
Ngoài ra, còn có hỏi đáp giữa HS với HS. Như vậy hỏi – đáp vừa làm phương
pháp dạy học vừa làm phương pháp đánh giá, cung cấp các thông tin chính thức
và không chính thức về HS một cách nhanh chóng, linh hoạt.
 Đánh giá qua sản phẩm học tập là phương pháp đánh giá kết quả học tập của
HS khi những kết quả ấy được thể hiện bằng các sản phẩm.
 Hồ sơ học tập là tập hợp các dữ liệu được thu thập nhờ phương pháp kiểm tra
viết, quan sát, hỏi – đáp và lưu trữ một phần sản phẩm học tập của HS.
Đánh giá qua hồ sơ học tập là phương pháp đánh giá sự tiến bộ và kết quả
học tập của HS dựa trên việc chú trọng lưu trữ, khai thác dữ liệu của hồ sơ
học tập (bao gồm cả ý kiến nhận xét của GV, của HS khác và tự nhận xét của
bản thân HS).
Bài 2: Để đánh giá HS làm thực hành thiết kế mô hình, tập san, anh (chị) sẽ sử dụng
phương pháp đánh giá nào? Tại sao?
Dùng phương pháp đánh giá thông qua sản phẩm học tập
Bởi vì:
Hoạt động mà GV tổ chức trong trường hợp trên tạo ra sản phẩm cụ thể. Đó là mô
hình, tập san. Sản phẩm học tập đó là kết quả của hoạt động học tập của HS, là bằng
chứng của sự vận dụng kiến thức, kĩ năng mà HS đã có. Thông qua sản phẩm học
tập, GV đánh giá sự tiến bộ của HS, đánh giá quá trình tạo ra sản phẩm và đánh giá
mức độ đạt được các năng lực của HS.
Bài 3: Cô giáo Mai tổ chức cho HS thảo luận nhóm để vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội
dung thảo luận. Cô Mai chưa biết sử dụng phương pháp đánh giá nào để đánh giá
kết quả học tập cho HS. Anh (Chị) hãy đưa ra lời khuyên về việc lựa chọn phương
pháp đánh giá cho hoạt động học tập trên và lí giải về cách lựa chọn đó.
Đánh giá sản phẩm học tập kết hợp Hỏi – đáp.
Hoạt động mà GV tổ chức trong trường hợp trên tạo ra sản phẩm cụ thể. Đó là sơ đồ
tư duy. Sản phẩm học tập đó là kết quả của hoạt động học tập của HS, là bằng
chứng của sự vận dụng kiến thức, kĩ năng mà HS đã có. Thông qua sản phẩm học
tập, GV đánh giá đánh giá mức độ đạt được các năng lực của HS.
Tuy nhiên để giúp GV thu thập được những minh chứng cụ thể, xác đáng hơn thì
nên kết hợp với phương pháp hỏi đáp kiểm tra để biết được logic tư duy sơ đồ, ý
tưởng triển khai các mạch nội dung.
Bài 4: Theo Anh (Chị) tại sao kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia lại
chọn phương pháp viết thông qua việc trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan để
đánh giá kết quả học tập của HS ở phần lớn các môn học (trừ môn Ngữ Văn)?
Bởi những ưu điểm của phương pháp viết thông qua các câu hỏi trắc nghiệm khách
quan:
o Đo được các mức độ nhận thức cơ bản, phổ thông (nhận biết, thông hiểu, vận
dụng).
o Do bao quát được phạm vi kiến thức rộng nên kiểm tra trắc nghiệm giúp
khắc phục tình trạng HS học tủ, học lệch.
o Có tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng, ít phụ thuộc vào chủ quan người chấm (có
thể chấm tự động bằng máy) nên trắc nghiệm khách quan giúp nâng cao tính
khách quan, độ tin cậy và tính hiệu quả (kiểm tra số lượng lớn HS với chi phí
vừa phải, ít mất thời gian chấm) của hoạt động kiểm tra, đánh giá.
o Các câu hỏi trắc nghiệm tốt (đã qua thử nghiệm, đạt được các yêu cầu về độ
khó, độ phân biệt) có thể được đưa vào ngân hàng câu hỏi để tái sử dụng cho
một bài kiểm tra trắc nghiệm mới.
Tuy nhiên ở môn Ngữ văn tiêu chí đánh giá có phần khác, đòi hỏi bài làm thể hiện
được khả năng tư duy, diễn đạt bằng ngôn ngữ, đồng thời đòi hỏi tính sáng tạo thể
hiện một cách rõ ràng. Đây là điểm mà phương pháp trắc nghiệm khách quan không
có được.
 Chính vì vậy kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia lại chọn phương
pháp viết thông qua việc trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả
học tập của HS ở phần lớn các môn học (trừ môn Ngữ Văn)

You might also like