You are on page 1of 4

BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

Họ và tên: Nguyễn Thị Hường


Mã sv: 725701064
Lớp: K72A2-SPTA

1. Nhiệm vụ 1: So sánh sự khác nhau giữa hình thức đánh giá thường xuyên và định

Các tiêu chí


Đánh giá thường xuyên Đánh giá định kì
đánh giá
Là đánh giá trong tiến trình dạy Là đánh giá sau khi kết thúc một
Khái niệm
học, vì sự tiến bộ của học sinh giai đoạn học tập
Nhằm xác nhận mức độ hoàn thành
Nhằm thu thập thông tin, minh
nhiệm vụ học tập của học sinh từ
chứng cho sự tiến bộ của học sinh
Mục đích đó xác định thành tích của học
từ đó nhằm điều chỉnh hoạt động
sinh, xếp loại và đưa ra kết luận
dạy và học
giáo dục cuối cùng.
Tích cực, chủ động, sự tiến bộ của Mức độ đạt được về phẩm chất,
Nội dung
học sinh trong học tập năng lực
Mọi thời điểm trong quá trình dạy Sau khi kết thúc một giai đoạn học
Thời điểm
học và giáo dục tập (giữa hoặc cuối kì)
Chủ thể Giáo viên, học sinh, phụ huynh Giáo viên, nhà trường
- Phương pháp: kiểm tra viết, quan
- Phương pháp: kiểm tra viết trên
Phương sát và hỏi đáp, thông qua sản phẩm
giấy hoặc máy tính, sản phẩm,…
pháp, công - Công cụ: phiếu quan sát, các thang
- Công cụ: các câu hỏi, bài kiểm
cụ đo, bảng kiểm, thẻ kiểm tra, câu
tra, hồ sơ học tập
hỏi,…..
Yêu cầu - Phát hiện sự tiến bộ của học sinh. - Đa dạng hoá trong sử dụng các
- Hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động học tập phương pháp và công cụ đánh giá.
của học sinh. - Chú trọng sử dụng các phương
- Không so sánh học sinh này với pháp, công cụ đánh giá được
học sinh khác. những biểu hiện cụ thể, hành vi kết
- Mội học sinh đều có thể thành
quả sản phẩm học tập của học
công, GV không chỉ đánh giá kiến
sinh…
thức, kỹ năng… mà phải chú trọng
- Tăng cường sử dụng công nghệ
đén đánh giá các năng lực….
thông tin trong kiểm tra, đánh giá
- Phải thúc đẩy hoạt động học tập,
trên máy tính để nâng cao năng lực
giảm thiểu sự trừng phạt/đe doạ/chê
tự học cho học sinh.
bai học sinh đồng thời tăng sự khen
ngợi, động viên học sinh.

Ví dụ:
- Đánh giá thường xuyên: có những bài kiểm tra nhỏ/nhanh trước khi vào bài mới hoặc
trong quá trình dạy học và học tập
- Đánh giá định kì: sau khi kết thúc một kì học, nhà trường tổ chức kì thi cuối kì bằng
hình thức viết tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan.

2. Nhiệm vụ 2: thiết kế một bài tập bài tập

A B
a. Là đánh giá kết quả giáo dục học sinh sau một giai đoạn
học tập, rèn luyện.
1. Đánh giá thường
b. Giúp chẩn đoán hoặc đo kiến thức kĩ năng hiện tại của học
xuyên
sinh nhằm dự báo/ tiên đoán những bài học tiếp theo cần được
xây dựng thế nào.
c. Đánh giá mức độ thành thạo của học sinh ở các yêu cầu cần
đạt về phẩm chất năng lực sau một giai đoạn học tập.
d. Được thực hiện linh hoạt trong quá trình dạy học và giáo
2. Đánh giá định kì dục, không bị giới hạn về số lần đánh giá.
e. Yêu cầu không được so sánh học sinh này với học sinh
khác, hạn chế những lời nhận xét tiêu cực trước sự chứng kiến
của các bạn học để tránh làm tổn thương học sinh.

Đáp án: 1-b,d,e 2-a,c


3. Nhiệm vụ 3: So sánh và lấy ví dụ về những điểm mới của các thông tư đánh giá ở
trường phổ thông hiện nay.

1. Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT thay thế Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT:

Điểm mới:

- Bỏ tính điểm trung bình tất cả các môn học để xếp loại học lực: Thay vì tính điểm trung
bình chung, học sinh sẽ được đánh giá học lực riêng cho từng môn học.

- Đổi mới cách thức đánh giá kết quả học tập: Sử dụng thang điểm 4 mức (Tốt, Khá, Đạt,
Chưa đạt) thay vì thang điểm 10 như trước đây.

- Tăng cường đánh giá năng lực của học sinh: Đánh giá không chỉ dựa trên kết quả học
tập mà còn dựa trên năng lực, phẩm chất đạo đức và kỹ năng sống của học sinh.

- Chú trọng đánh giá thường xuyên: Đánh giá được thực hiện liên tục trong suốt quá trình
học tập, không chỉ tập trung vào các bài kiểm tra định kỳ.

Ví dụ:

Môn Toán: Học sinh sẽ được đánh giá theo các mức độ như sau:

- Tốt: Hiểu sâu và vận dụng thành thạo kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực
tế.

- Khá: Hiểu rõ kiến thức, kỹ năng cơ bản và vận dụng được vào giải quyết các vấn đề đơn
giản.

- Đạt: Nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản.

- Chưa đạt: Chưa nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản.

2. Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT thay thế Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT:

Điểm mới:

- Đổi mới cách thức đánh giá rèn luyện: Sử dụng thang điểm 4 mức (Tốt, Khá, Đạt, Chưa
đạt) thay vì thang điểm 10 như trước đây.

- Tăng cường đánh giá phẩm chất đạo đức của học sinh: Đánh giá học sinh dựa trên các
phẩm chất như: lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý thức học tập, ý thức rèn luyện,...

- Chú trọng đánh giá thường xuyên: Đánh giá được thực hiện liên tục trong suốt quá trình
học tập, không chỉ tập trung vào các hoạt động định kỳ.
Ví dụ:

- Học sinh sẽ được đánh giá về phẩm chất đạo đức như sau:

+ Tốt: Có đầy đủ các phẩm chất đạo đức tốt, thường xuyên thực hiện tốt các quy định của
nhà trường.

+ Khá: Có đầy đủ các phẩm chất đạo đức tốt, thỉnh thoảng vi phạm các quy định của nhà
trường.

+ Đạt: Nắm được các phẩm chất đạo đức cơ bản, ít vi phạm các quy định của nhà trường.

+ Chưa đạt: Chưa nắm được các phẩm chất đạo đức cơ bản, thường xuyên vi phạm các
quy định của nhà trường.

You might also like