You are on page 1of 16

TRƯỜNG THPT NGÂN SƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔ: LÝ – HÓA – SINH – CÔNG NGHỆ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Ngân Sơn, ngày 28 tháng 4 năm 2015.

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NỘI
DUNG 3 NĂM HỌC 2014 - 2015

- Họ và tên giáo viên: Hứa Việt Hưng


- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm chuyên ngành Hóa Học
- Tổ công tác: Lý – Hóa – Sinh – Công Nghệ
- Trường : THPT Ngân Sơn
- Nhiệm vụ được phân công năm học 2014 - 2015: Giảng dạy môn Hóa Học
khối 12
Tôi xin báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên nội dung 3 năm học 2014 –
2015 như sau:

I. Các mô đun đăng kí:


1. Môđun THPT 6: Xây dựng môi trường học tập cho học sinh trung học phổ
thông.
1. Thúc đẩy động cơ học tập của học sinh trung học phổ thông.
2. Xây dựng bầu không khí học tập cho học sinh trung học phổ thông
3. Dạy học tích cực
Phát triển môi trường học tập là việc tạo ra các điều kiện thuận lợi từ bên ngoài
để kích thích các động cơ học tập của học sinh, thúc đẩy học sinh thực hiện hoạt
động học tập của bản thân nhằm hoàn thành mục tìêu học tập đã đề ra.
2. Mô đun THPT 24: Kỹ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học
1. Kĩ thuâ ̣t biên soạn đề kiểm tra: xác định mục tiêu kiểm tra; hình thức kiểm tra;
xây dựng ma trâ ̣n đề kiểm tra; viết đề kiểm tra, xây dựng hướng dẫn chấm.
2. Kĩ thuâ ̣t phân tích kết quả kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao hiê ̣u quả dạy
học.Học tập mô đun này sẽ giúp cho người học có kĩ năng kiểm tra đánh giá trong
dạy học.

3. Mô đun THPT 30: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh trung
học phổ thông
1. Mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh trung học phổ
thông.
2. Nguyên tắc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh trung học
phổ thông.
3. Nội dung đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh trung học phổ
thông.
4. Phương pháp và kĩ thuật đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh
trung học phổ thông.
+ Mục tiêu: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh là một khâu vô cùng
quan trọng, vì thế nó không thể thiếu được trong hoạt động giáo dục ở nhà trưởng.
Quá trình xử lí những thông tin thu thập được qua kiểm tra, trên cơ sở đối chiếu
với mục tiêu đã xác định, điều kiện thực hiện, kết quả đạt được... Việc đánh giá kết
quả rèn luyện đạo đức của học sinh THPT có thể được biểu hiện qua thái độ và
nhận xét của giáo viên. Đánh giá bằng thái độ là việc bày tỏ sự đồng tình, tán
thành, khen ngợi... (đối với những kết quả tích cực) hoặc là sự nhắc nhở, phê bình,
chê trách (đối với những kết quả tiêu cực). Đánh giá bằng nhận xét là sự đo kết quả
về số lượng và chất lượng được thể hiện qua lời nói hay viết của giáo viên, trong
đó, có thể chỉ ra những ưu điểm hay hạn chế của học sinh.
Là những tiêu chí, những chỉ tiêu, những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể mà chúng ta
cần đạt được sau khi kết thúc một hoạt động nào đó. Mục tiêu đánh giá kết quả rèn
luyện đạo đức của học sinh phải đuợc thiết kế sao cho thực hiện được chức năng
làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách
chuẩn xác. Mục tiêu có thể coi là một sự rõ ràng, đầy đủ chứa đựng những kết quả
đã dự kiến trước.
Tuy nhìên, để có đuợc sự đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THPT
một cách chính xác, công bằng và toàn diện thì việc xác định mục tiêu đánh giá là
vô cùng quan trọng và có ý nghĩa rất lớn. Đánh giá sẽ ít sai sót hơn, ít mang tính
ngẫu nhiên hơn khi các mục tiêu được công bố một cách rõ ràng. Nếu mục tiêu
đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THPT được xác định một cách
đúng đắn thì nó sẽ cỏ ý nghĩa vô cùng to lớn
Thứ nhất, nó giúp quá trình đánh giá vận hành có chất lượng và hiệu quả, không
đi chệch hướng;
Thứ hai, nó là chuẩn để đánh giá sản phẩm con ngưởi mà quá trình giáo dục mang
lại, xem sản phẩm này đạt được chuẩn ở mức nào.
Khi xác định mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THPT,
chúng ta cần dựa trên cơ sở:
Mục tiêu giáo dục của cấp học
Chươmg trinh, kế hoạch giảo dục của cấp học
Điều lệ nhà trưởng, nội quy của lớp
Kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh .
Ngoài ra đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh còn phải căn cứ vào
những biểu hiện cụ thể:
+ Thái độ và hành vi đạo đức;
+ Ứng xử trong mổi quan hệ với thầy (cô) giáo, với bạn bè và quan hệ xã hội;
+Ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập;
+ Kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trửơng và hoạt động
xã hội;
+ Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trưởng.
Xác định mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh cần đảm
bảo một số yêu cầu sau đây:
+ Mục tiêu đánh giá nên viết cụ thể ở mức độ vừa phải và nên tập trung vào những
vấn đề cơ bản mà học sinh cần phải đạt được trong quá trình rèn luyện đạo đức;
+ Cũng có thể nêu ra mục tiêu có tính tổng quát và từ đó xác định những mục tiêu
cụ thể, chi tiết. Tuy nhìên, mục tiêu được xác định theo cách nào hay cấp độ nào
thì những mục tiêu đó cần phải mô tả được những gì mà học sinh sẽ phải biết và
phải làm;
+ Xác định mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh cần hướng
vào kết quả cao nhất, đồng thởi có tính khả thi, đòi hỏi học sinh có thể đạt được
với nỗ lực cao nhất;
+ Xác định các mục tiêu cần phù hợp với quy chế đánh giá, xếp loại học sinh do
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
* Nguyên tắc là những luận điểm có tính định hướng, được rút ra từ mục đích công việc,
từ những quy luật, điều kiện khách quan, cũng như kinh nghiệm hoạt động thực tiễn.
Nguyên tắc có giá trị chỉ dẫn các hoạt động phức tạp khi có đông ngưởi tham gia.
Để xây dựng được các nguyên tắc đánh giá thì chúng ta cần dựa vào một số những
cơ sở sau đây:
+ Mục đích giáo dục nói chung và mục tiêu cụ thể của từng năm học, từng học kì;
+ Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quyết
định số 40/200G/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo);
+ Kinh nghiệm xây dựng các nguyên tắc đánh giá;
+ Đặc điểm tâm sinh lí học sinh THPT.
Như vậy, việc xác định được các nguyên tắc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức
của học sinh THPT là vô cùng ý nghĩa và cần thiết. Nó giúp quá trình đánh giá đi
đúng hướng, nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Trong quá trình đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh, chúng ta cần nắm
vững và vận dung triệt để các nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, công bằng
- Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển và tính nhân văn.
- Nguyên tắc đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, công khai, đúng chất lương.
- Nguyên tắc bảo đảm sự phối hợp các phương pháp, kĩ thuật đánh giá.
- Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp kết hợp các lực lượng giáo dục trong quá trình
đánh giá
* Căn cứ xác định nội dung đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh
THPT:
+ Căn cứ đó là các văn bản, nghị quyết, pháp luật của Đảng và Nhà nước về
giáo dục, các hướng dẫn, quy định thực hiện công tác giáo dục, nội quy của nhà
trưởng...
+ Những căn cứ pháp lí quan trọng cho công tác giáo dục đạo đức học sinh gồm
Luât Giáo dục, các chỉ thị và Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, Nội quy,
quy định của nhà trường.
+ Mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu giáo dục THPT quy định trong Luật
Giáo dục.
+ Mục tìêu giáo dục THPT.
+ Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,
giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp của năm học.
+ Một cân cứ pháp lí rất quan trọng và trực tiếp đổi với việc đánh giá kết quả rèn
luyện đạo đức của học sinh đó là “Quy chế đánh giá , xếp loại học sinh trung học
cơ sở và học sinh trung học phổ thông".
* Các nội dung cơ bản để đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh
+ Nội dung đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THPT là hệ thống
thái độ, động cơ và hành vi đạo đức của học sinh được thể hiện trong: ứng xử
với thầy giáo, cô giáo, với bạn bè và quan hệ xã hội; phấn đấu vươn lên trong
học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trưởng và
hoạt động xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường...
+ Việc xác định nội dung để đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh
cần đảm bảo tính toàn diện và phù hợp với đối tượng - nghĩa là đánh giá đầy đủ
các mặt biểu hiện của đạo đức trong đời sống, hoạt động và các mối quan hệ
nhưng cũng cần tập trung vào đánh giá những phẩm chất đạo đức tiêu biểu của
học sinh cần phải có.
+ Nội dung đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh có thể căn cứ vào phần
’’Căn cứ đánh giá hạnh kiểm’’ (điều 3) của Quy chế, đánh giá, xếp loại học
sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, đó là:
1.Về thái độ và hành vi đạo đức: Giáo viên chủ nhiệm ghi rõ những
phẩm chất nổi trội của học sinh: trung thực, lễ độ, giản dị, khiêm tốn, khoan
dung, nhân ái...
2 .Ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, với bạn bè và
quan hệ xã hội.
3. Ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập: Giáo viên chủ nhiệm nhận
xét: mức độ chuyên cần, ý thức chủ động sáng tạo, tích cực vượt khó trong
học tập...
4.Kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trưởng
và hoạt động xã hội: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét: về mức độ tôn trọng
nội quy kỉ luật của trường, lớp ; tôn trọng luật lệ giao thông; ứng xử có văn
hoá nơi công cộng ;tôn trọng và giữ gìn tài sản của lớp, trường, nơi công
cộng...
5.Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trưởng. Giáo viên
chủ nhiệm nhận xét: về việc rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh môi trường...
6.Kết quả nhận xét biểu hiện và thái độ hành vi của học sinh đối với
nội dung dạy môn giáo dục công dân: do giáo viên bộ môn nhận xét.
* Các phẩm chất đạo đức của học sinh và các biểu hiện cụ thể của đạo đức học
sinh được đánh giá
1. Luôn kính trọng người trên, thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên nhà
trường; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; cỏ ý thức xây dựng tập thể,
đoàn kết với các bạn, được các bạn tin yêu.
2. Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực,
giản dị, khiêm tổn.
3.Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn lên trong học tập.
4.Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy
định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu
tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tiêu cực trong học tập, kiểm
tra, thi cử.
5.Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
6.Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục quy định trong kế hoạch giáo dục,
các hoạt động chính trị, xã hội do nhà trưởng tổ chức; tích cục tham gia các
hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; chăm lo giúp đỡ gia
đình.
* Phương pháp và xây dựng quy trình đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học
sinh THPT
+ Theo quy định về đánh giá học sinh thì giáo viên chú nhiêm được quyền đánh
giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực từng học kì, cả năm học của học sinh.
+ Đầu năm học GVCN cần phổ biến cho học sinh nội quy của nhà trưởng, quy
chế và tìêu chí đánh giá, thởi gian đánh giá để cho giáo viên, học sinh biết và
thưc hiện theo.
Tuy nhiên để việc đánh giá đạo đức, hạnh kiểm của học sinh được chinh xác thì
giáo vìên phảì dựa vào nhiều nguồn thông tin từ nhiều phía khác nhau.
4. Môđun 31: Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm.
1.Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp.
2. Tìm hiểu ý nghiã, nội dung và phương pháp lập kế hoạch chủ nhiệm lớp ở
trường THPT.
3. Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm.
Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm là một trong những năng lực cần thiết, rất
quan trọng trong các năng lực làm công tác chủ nhiệm. Qua việc bồi dưỡng, nghiên
cứu mô dun này bản thân tôi biết rõ hơn, nắm vững hơn những nội dung sau:
1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp:
- Giáo viên chủ nhiệm(GVCN) lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi
quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN
lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế
hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh (HS). GVCN lớp phải
biết phối hợp với các GV bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao
động, công tác. Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong
trường như là đoàn trường, hội phụ huynh học sinh, để làm tốt công tác dạy - học -
giáo dục HS trong lớp phụ trách.
- Giáo viên chủ nhiệm là nhân vật trung tâm để hình thành phát triển nhân
cách cho từng học sinh trong tập thể lớp. Đồng thời là cầu nối giữa gia đình, nhà
trường và xã hội.
2. Mục tiêu, nội dung công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT
Người giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững đường lối, quan điểm, lí luận
giáo dục để vận dụng vào công tác chủ nhiệm lớp… Đặc biệt cần nắm vững
phương pháp, nghệ thuật sư phạm.
Giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch nghiên cứu đặc điểm gia đình và đặc điểm
tâm sinh lí của từng học sinh. Điều đặc biệt quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm
là bằng các phương pháp, phân tích cho được nguyên nhân của các hiện tượng, đặc
điểm của từng học sinh.
Lập kế hoạch chủ nhiệm cho từng tháng, cho năm học để đảm bảo tính hệ
thống phát triển nhân cách học sinh. Kế hoạch chủ nhiệm lớp cần thể hiện một số
nội dung như: Khái quát chung về đặc điểm lớp chủ nhiệm ( chất lượng, số
lượng...); tình hình khái quát về từng học sinh ( lí lịch trích ngang...)
Giáo viên chủ nhiệm phải không ngừng tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt,
là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
3. Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm
Kế hoạch chủ nhiệm là sự cụ thể hóa kế hoạch của nhà trường, của khối lớp
chủ nhiệm được thực hiện trong phạm vi một lớp học cụ thể. Là sự cụ thể hóa quan
điểm đường lối giáo dục của Đảng, các nhiệm vụ năm học....thực hiện các mục tiêu
giáo dục của nhà trường một cách cụ thể.
Qua bồi dưỡng nghiên cứu mô đun này bản thân tôi nhận thức được về
những yêu cầu,những căn cứ, những nội dung và các biện pháp thu thập thông tin
học sinh để xây dựng một kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp hoàn chỉnh.
II. Quá trình thực hiện và kết quả thực hiện từng mô đun:
1. Môđun THPT 6: Xây dựng môi trường học tập cho học sinh trung học phổ
thông.
* Quá trình thực hiện:
Bước 1: Nghiên cứu kỹ các nội dung đã được chỉ ra trong modun này.
Bước 2: Tham khảo, thăm nắm các văn bản, nội quy quy định của ngành, sở,
trường và tổ chuyên môn về việc xây dựng môi trường học tập cho học sinh.
Bước 3: Lập kế hoạch giảng dạy bộ môn, kế hoạch cá nhân, kế hoạch chủ nhiệm.
Bước 4: Thực hiện theo các kế hoạch đã đề ra.
Bước 5: Bổ sung, chỉnh lý các kế hoạch trong quá trình thực hiện và khi được cấp
trên nhắc nhở, góp ý.
* Kết quả:
Trong năm học vừa qua, dưới sự chỉ đạo và giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà
trường, các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn, bản thân tôi đã góp phần xây dựng
môi trường học tập cho học sinh trong nhà trường, đặc biệt ở những lớp tôi trực
tiếp tham gia giảng dạy.
Từ đầu năm học, tôi đã xây dựng được kế hoạch giảng dạy bộ môn, kế hoạch cá
nhân. Trong đó, tôi đã lựa chọn được các nội dung dạy học mà học sinh quan tâm và thấy
có lợi. Hơn nữa, tôi cũng đưa ra những mục tiêu cụ thể mà học sinh cần đạt trong quá trình
tham gia học tập cũng như kết quả sau khi hoàn thành nhiệm vụ học tập. Bên cạnh đó, tôi
cũng luôn có động thái tuyên dương các học sinh học tập tốt và có ý thức tốt. Đặc biệt đối
với bộ môn Hóa học mà tôi đang giảng dạy, tôi rất chú trọng việc tận dụng khả năng sáng
tạo và tự biểu đạt của học sinh, cũng như luôn cố gắng đảm bảo cho học sinh được chủ
động bằng cách thường xuyên thay đổi hoạt động của học sinh. Ví dụ như khi giảng dạy
các giờ bài tập, tôi giao một bài toán định lượng và khuyến khích học sinh dùng nhiều
phương pháp khác nhau để giải bài toán nhằm tính sáng tạo khả năng vận dụng kiến thức,
trình bày tốt hơn cho học sinh. Các hoạt động đó không chỉ giúp các em tiếp nhận tri thức
có hiệu quả, tồn tại lâu dài trong trí nhớ của các em mà chúng còn tạo động lực mạnh mẽ
cho học sinh tiếp tục học tập.
Trong quá trình công tác, bản thân tôi cũng nhận thấy rằng việc xây dựng bầu
không khí học tập cho học sinh là vô cùng quan trọng. Do đó, tôi luôn cố gắng vươn lên
trong chuyên môn nghiệp vụ, luôn cố gắng để có trình độ vững vàng, có phương pháp
giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Đồng thời, bản thân tôi cũng cố gắng trau dồi
các phẩm chất đạo đức và kỹ năng sống, đồng thời cũng cố gắng quan tâm và giúp đỡ học
sinh khi có thể.
Đối với các lớp tôi tham gia giảng dạy, tôi thường có quy định chung về việc giữ
trật tự đầu giờ học và trong giờ học, về việc vào lớp đúng giờ và về phương thức phát biểu
xây dựng bài. Bên cạnh đó, đối với mỗi lớp học hoặc với mỗi đối tượng học sinh cụ thể, tôi
có thể sẽ có những nguyên tắc khác nhau để phù hợp với từng lớp và từng cá nhân học
sinh.
Về vấn đề ra chỉ thị cho học sinh trong các hoạt động giáo dục và các hoạt động
khác, tôi luôn cố gắng nêu vấn đề một cách gãy gọn, xúc tích nhất để học sinh có thể nắm
được và thực hiện đúng yêu cầu của giáo viên.
Ngoài ra, với những hành vi sai phạm của học sinh, tôi cũng luôn có các biện pháp
để xử lý. Hầu hết các biện pháp đều dựa trên các nguyên tắc về việc sử dụng quyền uy giáo
viên, luôn nghiêm khắc nhưng hợp lý và công bằng.
Quan trọng hơn cả, trong quá trình giảng dạy, dù chưa áp dụng được triệt để song
tôi cũng luôn chú trọng vào phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. Tôi
luôn hướng học sinh tiếp cận với nhận thức rằng tri thức không khép kín, phụ thuộc vào cá
nhân và môi trường xã hội trong học tập. Để làm được điều đó, tôi đã áp dụng phương
pháp dạy học theo hướng giải quyết vấn đề, định hướng hành động chiếm ưu thế. Trong
đó, học sinh có vai trò tích cực và tự điều khiển, còn giáo viên có nhiệm vụ đưa ra các tình
huống có vấn đề và chỉ dẫn các “công cụ" để giải quyết vấn đề. Giáo viên là người tư vấn
và cùng tổ chức quá trình học tập.
* Kết quả minh chứng:
Về kết quả chuyên môn:
Tổng số học sinh: 84, trong đó: G: 4/ 84 = 4,76%
K: 16/ 84 = 19%
Tb: 56/ 84 = 66,67%
Y: 9/ 84 = 10,7%
* Tự đánh giá:
- Tiêu chí 1: 4
- Tiêu chí 2: 3

2. Mô đun 24. Kĩ thuâ ̣t kiểm tra đánh giá trong dạy học.
* Quá trình thực hiện:
Bản thân tự nghiên cứu những tài liệu bộ môn, tài liệu bồ dưỡng thường
xuyên; trao đổi với đồng nghiệp trong sịnh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, tham khảo
các bài viết, đề kiểm tra trên mạng internet.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ
và hình thức khác nhau. Đề kiểm tra là một trong những công cụ phổ biến để đánh
giá kết quả học tập của học sinh. Để biên soạn đề kiểm tra chúng ta cần phải theo
những bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu đề kiểm tra:
Đề kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề,
một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên khi biên soạn đề cần phải
căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, chuẩn kiến thức kĩ năng và thực tế học tập
của học sinh.
Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra:
Đề kiểm tra có các hình thức sau:
+Đề kiểm tra tự luận.
+Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
+Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên.
Để có dạng đề mở với môn Hóa học, tôi sẽ chọn hình thức đề kiểm tra tự luận, để
tạo cơ hội cho học sinh được chủ động thể hiện những hiểu biết và kỹ năng của
mình trên cơ sở những định hướng nhất định của thầy cô. Trong quá trình giảng
dạy, để kiểm tra 45 phút, tôi chọn hình thức kiểm tra kết hợp cả trắc nghiệm khách
quan và tự luận.
Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra.
Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận:
Việc này cần đảm bảo nguyên tắc: Mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một
vấn đề, số lượng câu hỏi, bài tập và tổng số câu hỏi do ma trận đề qui định.
+ Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình.
+ Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm
tương ứng.
+ Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới.
+ Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp dộ tư duy cần đo.
+ Câu hỏi phải phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh.
+ Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết yêu cầu đến học sinh.
+ Yêu cầu học sinh phải am hiểu nhiều hơn về mọi lĩnh vực.
Bước 5: Xây dựng đáp án và thang điểm
+ Nội dung khoa học, chính xác.
+ Cách trình bày cụ thể, chi tiết, nhưng ngắn gọn, dễ hiểu.
+ Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra:
+ Phát hiện những sai sót trong từng câu hỏi, đáp án và thang điểm về nội dung
cũng như cách trình bày.
+ Đối chiếu câu hỏi với ma trận để kiểm tra về sự phù hợp giữa chúng.
+ Đối chiếu nội dung câu hỏi với chuẩn kiến thức kĩ năng với nội dung chương
trình và trình độ của học sinh.
Giáo viên cần có kĩ thuâ ̣t phân tích kết quả kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao
hiê ̣u quả dạy học: Ngoài các bài thi trên giấy được thực hiện cuối kì cần phải cho
nhiều bài tập đa dạng trong suốt quá trình học, không tập trung quá nhiều vào kiến
thức sách vở mà còn phải tập trung vào năng lực thực tế. Do thành tích của mỗi
học sinh được xác định trong mối tương quan với những học sinh khác và thường
được ghi nhận bằng điểm số, những phát biểu miệng trên lớp, những lời phê của
giáo viên nhưng điều quan trọng nhất là những kết quả này phải có ý nghĩa phản
hồi cho học sinh để các em hiểu rõ hơn về quá trình học tập của bản thân.
*Kết quả: Sau khi vận dụng các kĩ thuâ ̣t biên soạn đề kiểm tra, tôi đã khá thành
thạo trong việc biên soạn đề kiểm tra, đánh giá trong dạy học; xây dựng các dạng
câu hỏi kiểm tra, đánh giá trong dạy học.
Ví dụ: đề, đáp án, ma trận một bài kiểm tra 45 phút bộ môn Hóa học 12 (Chương
Sắt và một số kim loại quan trọng) của tôi trong năm học 2014-2015:
Ma trận hai chiều:
Néi NhËn biÕt Th«ng hiÓu VËn dông Tæng ®iÓm
dung TN TL TN TL TN TL
kiÕn
thøc
Sắt và -Đặc điểm cấu - Viết các phương trình - Phân biệt được
hợp
chất tạo nguyên tử, phản ứng đặc trưng của các hợp chất của
tính chất vật lý sắt, và hợp chất của sắt. sắt bằng phương
của sắt. -tính chất một số hợp pháp hoá học
-Bết sắt là kim chất quan trọng của sắt,
loại có tính khử cách điều chế chúng.
trung bình. -Sản xuất gang, thép
4 câu 4 câu 3/2 câu 3 câu 1/2 câu 6,25
1 điểm 1 điểm 2,5 điểm 0,75 1,0 điểm
10% 10% 25% điểm điểm 62,5%
7,5% 10%
Crom -Đặc điểm cấu - Viết các phương trình -Xác định khối
và hợp
chất tạo nguyên tử, phản ứng đặc trưng của lượng các chất, các
tính chất vật lý crom, hợp chất của crom chất sinh ra trong
của crom. -tính chất một số hợp các phản ứng
-công thức một chất quan trọng của crom,
số hợp chất của cách điều chế chúng.
crom và tính chất
của chúng.
4 câu 1 câu 1,25
1 điểm 0,25 điểm điểm
10% 2,5% 12,5%
Tổng -Giải toán định
hợp
lượng liên quan
đến các chất, hợp
chất
1/3 câu 2/3 câu 2,5 điểm
0,75 1,75 đ 25%
điểm 17,5%
7,5%
Tæng 2,0 điểm 1,25 điểm 3,25 0,75 2,75đ 10điểm
®iÓm
20% 12,5% điểm điểm 27,5% 100%
32,5% 7,5%

Đề:
(cho Cu = 64, Fe = 56, Cr = 52, N=14, O=16, H=1)
I/ Phần trắc nghiệm(4 điểm):
C©u 1: Hµm lîng cña C trong thÐp lµ:
A.2 - 5 %. B. 6 - 7%. C. 4 - 6% D. 0,01 - 2 %
C©u 2: Nhóng thanh Fe vµo dung dÞch CuSO4. Quan s¸t thÊy hiÖn tîng g×?
A. Thanh Fe cã mµu ®á vµ dung dÞch cã mµu vµng n©u.
B. Thanh Fe cã mµu tr¾ng vµ dung dÞch nh¹t dÇn mµu xanh.
C. Thanh Fe cã mµu ®á vµ dung dÞch nh¹t dÇn mµu xanh.
D. Thanh Fe cã mµu tr¾ng x¸m vµ dung dÞch cã mµu xanh.
C©u 3: CÊu h×nh electron cña nguyªn tè Fe cã Z = 26 vµ vÞ trÝ cña Fe trong
b¶ng tuÇn hoµn lµ:
A. 1s22s22p63s23p63d64s2, thuéc chu k× IV, nhãm IIA
B. 1s22s22p63s23p63d64s2, thuéc chu k× IV, nhãm VIIIB
C. 1s22s22p63s23p63d64s2, thuéc chu k× IV, nhãm VIIIA
D. 1s22s22p63s23p63d54s24p1, thuéc chu k× IV, nhãm IIIA
C©u 4: Trong c¸c oxit sau: FeO, Fe2O3 vµ Fe3O4, chÊt nµo t¸c dông víi HNO3 gi¶i
phãng chÊt khÝ ?
A. ChØ cã Fe3O4 B. ChØ cã FeO C. FeO vµ Fe3O4 D. Fe3O4 vµ
Fe2O3
C©u 5: Ở điều kiện thường, kim lo¹i cứng nhÊt trong sè c¸c kim lo¹i là:
A. Al B. Fe C. Cu D. Cr
C©u 6: HiÖn tîng nµo díi ®©y ®· ®îc m« t¶ kh«ng ®óng?
A. Thªm tõ tõ dung dÞch NaOH vµo dung dÞch FeCl 2 thÊy xuÊt hiÖn kÕt tña
tr¾ng xanh hãa n©u đỏ ngoµi kh«ng khÝ
B. Thªm d NaOH vµo dung dÞch CuSO4 thÊy xuÊt hiÖn kÕt tña màu xanh lam.
C. Thªm tõ tõ dung dÞch NaOH vµo dung dÞch FeCl3 thÊy xuÊt hiÖn kÕt tña n©u
®á.
D. Thªm d NaOH dung dÞch FeCl3 thÊy xuÊt hiÖn kÕt tña tr¾ng xanh hãa n©u
ngoµi kh«ng khÝ
C©u 7: Trong c¸c ph¶n øng hãa häc cho díi ®©y, ph¶n øng nµo kh«ng ®óng ?
o

B. Fe + Cl2  FeCl2


t
A. Fe + 2HCl  FeCl2 + H2
to
C. Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu D. Fe + H2O  FeO + H2
C©u 8: Trong c¸c chÊt sau: Fe, FeSO4 vµ Fe2(SO4)3. ChÊt chØ cã tÝnh oxi ho¸ vµ
chÊt chØ cã tÝnh khö lÇn lît lµ:
A. FeSO4 vµ Fe2(SO4)3 B. Fe vµ
FeSO4
C. Fe2(SO4)3 vµ Fe D. Fe vµ Fe2(SO4)3
C©u 9: NhËn ®Þnh nµo sau d©y ®óng?
A. CrO3 lµ mét oxit baz¬ C. CrO lµ mét oxit lìng tÝnh.
B. Cr2O3 lµ oxit lìng tÝnh D. CrO lµ mét oxit axit.
C©u 10: §Ó chuyÓn FeCl3 thµnh FeCl2 ngêi ta cho dung dÞch FeCl3 t¸c dông víi
kim lo¹i nµo sau ®©y:
A. Fe B. Cu C. Ag D. A vµ B
®Òu ®îc
C©u 11: Trong sè c¸c kim lo¹i Mg, Fe, Cu vµ Cr, th× kim lo¹i bÞ thô ®éng hãa víi
dung dÞch HNO3(®Æc, nguéi) vµ H2SO4(®Æc, nguéi) lµ:
A. Fe vµ Cr. C. Mg vµ Cr.
B. Mg vµ Cu. D. Fe vµ Cu.
C©u 12: Trong c¸c kim lo¹i: Pb, Zn, Ni, Sn, th× kim lo¹i cã tÝnh khö yÕu nhÊt lµ:
A. Ni. B. Zn. C. Pb. D. Sn
Câu 13: Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu
được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là (Cho Fe = 56, H = 1, Cl = 35,5)
A. 2,8. B. 1,4. C. 5,6. D. 11,2.
Câu 14: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh sắt ra
rửa sạch, sấy khô thấy khối lượng tăng 1,2 gam. Khối lượng Cu đã bám vào thanh
sắt là
A. 9,3 gam. B. 9,4 gam. C. 9,5 gam. D. 9,6 gam.
Câu 15: Cho 20 gam hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy
có 1 gam khí H2 bay ra. Lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu
gam ?
A. 40,5 gam. B. 45,5 gam. C. 55,5 gam. D. 60,5 gam.
Câu 16: Cho một ít NaOH vào dung dịch CrCl3 thấy:
A. Xuất hiện kết tủa màu đỏ C. Xuất hiện kết tủa màu tím
B. Xuất hiện kết tủa màu lục D. Không có hiện tượng gì
II/ Phần tự luận (6 điểm):
Câu 1(1,5 điểm): Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các dung dịch đựng
trong các lọ riêng biệt (viết phương trình phản ứng hoá học nếu có): Fe(NO3)3,
Fe2(SO4)3, Cu(NO3)2
C©u 2( 2,5 ®iÓm): Cho 18,4 gam hçn hîp hai kim lo¹i Cu, Fe t¸c dông hÕt víi
HCl d thu ®îc 2,24 lÝt khÝ(®ktc). NÕu cho 18,4 gam hçn hîp nµy t¸c dông võa
®ñ víi HNO3 đặc, nóng, dư thì thu ®îc sản phẩm khử duy nhÊt là V lÝt NO2
(®ktc).
a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b/ % khèi lîng mçi kim lo¹i trong hçn hîp ®Çu?
c/ V(NO2) = ?
C©u 3( 2 ®iÓm): Hoµn thµnh s¬ ®å ph¶n øng sau (ghi rõ điều kiện nếu có):
Fe 
(1)
 FeCl2 
(2)
 Fe(OH ) 2 
(3)
 Fe(OH )3 
(4)
 Fe2O3
Đáp án:
I/ Phần trắc nghiệm: 1 ý đúng = 0,25 điểm
1D 2C 3B 4C 5D 6D
7B 8C 9B 10D 11A 12C
13D 14D 15C 16B
II/ Phần tự luận:
Dùng dung dịch NaOH nhận biết được CuSO4: 0,25 đ
- Fe(NO3)3 và dung dịch Fe2(SO4)3 có kết tủa màu nâu đỏ của
Fe(OH)3:
Fe2(SO4)3 + 6NaOH  2Fe(OH)3 + 3Na2SO4 0,25 đ
Fe(NO3)3 + 3NaOH  Fe(OH)3 + 3NaNO3 0,25 đ
- Dung dịch CuSO4 có kết tủa màu xanh lam của Cu(OH)2:
Câu 1 CuSO4 + 2NaOH  Cu(OH)2 + Na2SO4 0,25 đ
Dùng dung dịch BaCl2 để nhận biết Fe(NO3)3 và dung dịch 0,25 đ
Fe2(SO4)3:
- Dung dịch Fe2(SO4)3 có kết tủa mầu trắng của BaSO4: 0,25 đ
Fe2(SO4)3 + 3BaCl2  2FeCl3 + 3BaSO4
- Dung dịch Fe(NO3)3 không có hiện tượng
Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 0,25 đ
a/ Fe + 6HNO3  Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O 0,25 đ
Cu + 4HNO3  Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O 0,25 đ
Câu 2 2, 24 0,5 đ
nH   0,1 (mol ) => nFe  0,1 => mFe  5, 6 (gam)
b/ 2
22, 4
 %Fe 
5,6.100%
 30, 4%  %Cu  69,6%
0,5 đ
18, 4
mCu  18, 4  5,6  12,8( gam)  nCu  0, 2(mol ) 0,25 đ
c/ nNO  3nFe  2nCu  0,3  0, 4  0,7( mol )
2
0,25 đ
VNO2  22, 4.0, 7  15, 68(lit ) 0,25 đ
Fe  2 HCl 
 FeCl2  H 2 0,5 đ
FeCl2  2 NaOH 
 Fe(OH )2  2 NaCl 0,5 đ
Câu 3 4 Fe(OH ) 2  O2  2 H 2O 
 4 Fe(OH ) 3 0,5 đ
(2
điểm) 2 Fe(OH )3 
t o
 Fe2O3  3H 2O 0,5 đ

* Tự đánh giá:
- Tiêu chí 1: 4
- Tiêu chí 2: 3

3. Môđun 30: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh trung học phổ
thông.
* Quá trình thực hiện:
Bản thân nghiên cứu tài liệu, phố hợp với các giáo viên chủ nhiệm cũng như các
giáo viên bộ môn để bám sát tình hình học sinh, từ đó để có những đánh giá, nhận
xét chính xác kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh.
* Tự đánh giá:
+ Tiêu chí 1: 4 điểm
+ Tiêu chí 2: 3 điểm
4. Môđun 31: Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm.
- Qúa trình thực hiện.
Bản thân nghiên cứu tài liệu, học hỏi các đồng nghiệp làm công tác chủ
nhiệm, tham khảo các kế hoạch công tác chủ nhiệm của đồng nghiệp. Tôi nhận
thấy:
Để công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả cao thì mỗi GVCN phải xây dựng được
kế hoạch chủ nhiệm cho riêng mình một cách hợp lí và triển khai thực hiện kế
hoạch. Trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo viên CN có thể bổ sung điều chỉnh
kế hoạch cho phù hợp.
* Các căn cứ xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp:
- Kế hoạch năm:
+ Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ năm học của Trường
+ Căn cứ đặc điểm tình hình lớp ( thuận lợi , khó khăn).
+ Căn cứ vào chủ đề các đợt thi đua của trường, đoàn thể.
+ Căn cứ các nhiệm vụ công tác chủ nhiệm năm học.
- Kế hoạch hoạt động tuần,tháng:
+ Nêu những công việc hoạt động trong tuần.
+ Biện pháp thực hiện.
Theo tôi lập kế hoạch công tác chủ nhiệm bao gồm các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LỚP CHỦ NHIỆM
1.Tình hình chung;
- Tổng số học sinh ( nam, nữ, dân tộc, tôn giáo )
- Cơ cấu tổ chức học sinh của lớp
Danh sách đội ngũ tự quản:
1.Lớp trưởng:                                
2.Lớp phó học tập:                    
3. Lớp phó lao động – vệ sinh: 
4.Thủ quỹ lớp:                        
5. Tổ trưởng tổ 1
6.Tổ trưởng tổ 2
7.Tổ trưởng tổ 3
8.Tổ trưởng tổ 4
- Tổ chức Đoàn TNCSHCM.
- Phân loại HS theo kết quả của năm học trước ( HS giỏi, khá, Tb, Yếu...HS
cá biệt)
III. NHỮNG CÔNG VIỆC, CHỈ TIÊU VÀ BIỆN  PHÁP  THỰC
HIỆN .
1. Giáo dục ý thức đạo đức:
- Mục tiêu
- Chỉ tiêu
- Các biện pháp thực hiện.
2. Giáo dục trí dục:
- Mục tiêu
- Chỉ tiêu
- Các biện pháp thực hiện.\
3. Giáo dục lao động và các hoạt động khác.
- Mục tiêu
- Chỉ tiêu
- Các biện pháp thực hiện.
4. Công tác đoàn thanh niên
..................................................................................................................
5. Công tác hội cha mẹ học sinh
..................................................................................................................
6. Công tác phối hợp với gia đình, với cộng đồng và các tổ chức xã hội
khác.
..................................................................................................................
7.  Kế hoạch hoạt động cụ thể từng tháng.
- Kết quả: Bản thân đã nhận thức được sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch công
tác chủ nhiệm; biết hình thức, nội dung của kế hoạch chủ nhiệm lớp; nắm được
phương pháp để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp.
* Tự đánh giá:
- Tiêu chí 1: 4
- Tiêu chí 2: 2
Ngân Sơn, ngày 28 tháng 4 năm 2015
Giáo viên

Hứa Việt Hưng

You might also like