You are on page 1of 5

ÔN TẬP CHƯƠNG I

1. Hãy lựa chọn 01 vấn đề/đề tài là đối tượng nghiên cứu của xã hội học và lý giải vì sao
em lựa chọn vấn đề này? Em sẽ sử dụng những phương pháp nghiên cứu nào của xã hội
học để tìm hiểu vấn đề này?

2. Theo em, trong 03 chức năng của Xã hội học, chức năng nào là quan trọng nhất?

3. So sánh quan điểm của Auguste Comte và K.Marx về sự phát triển của xã hội loài
người?

4. So sánh đóng góp về phương pháp luận của Max Weber và Hebert Spencer cho xã hội
học?

BÀI LÀM

Câu 1:

 Một vấn đề là đối tượng nghiên cứu của xã hội học: Thực trạng ô nhiễm môi trường ở
Việt Nam hiện nay.
 Quá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta trong những năm gần
đây. Một mặt nó tác động tích cực đến đời sống xã hội nhưng mặt khác nó cũng
tác động tiêu cực đến đời sống xã hội trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường. Ô
nhiễm môi trường được thể hiện rất rõ qua ô nhiễm đất đai, ô nhiễm nước, không
khí, tiếng ồn,… Ô nhiễm không khí được thể hiện rất rõ qua các chỉ số đo lường.
Vì thế, cần có các giải pháp đồng bộ như di chuyển nhà máy, xí nghiệp ra khỏi nội
thành, khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện công cộng thay vì các
phương tiện cá nhân như hiện nay, sử dụng công nghệ tiên tiến thay thế các công
nghệ lạc hậu…
 Em sẽ sử dụng phương pháp phân tích tài liệu trong nghiên cứu xã hội học để
nghiên cứu vấn đề này.

Câu 2:

 Trong 3 chức năng của xã hội học: nhận thức, thực tiễn và tư tưởng thì theo em, chức
năng thực tiễn là chức năng quan trọng nhất. Vì:
 Chức năng thực tiễn của xã hội học có mối quan hệ biện chứng với chức năng
nhận thức và là một trong những mục tiêu cao cả của xã hội học thể hiện ở sự nỗ
lực cải thiện xã hội và cuộc sống của con người.
 Chức năng thực tiễn của xã hội học thể hiện trước hết ở sự vận dụng các qui luật
xã hội học trong hoạt động thực tiễn. Trên cơ sở đó, xã hội học góp phần giải
quyết đúng đắn kịp thời những vấn đề nảy sinh trong xã hội.
 Nghiên cứu xã hội học hướng tới dự báo những vấn đề sẽ xảy ra và đề xuất các
kiến nghị, giải pháp để kiểm soát các hiện tượng, quá trình xã hội tiến tới cải tạo
được thực trạng xã hội. Dự báo của xã hội học có thể được sử dụng để đề ra mục
tiêu, giải pháp, hoạch định đường lối, chính sách và ra quyết định hành động khoa
học. (Trên thực tế ở nước ta, rất nhiều những nghiên cứu xã hội học đã đưa ra
những chỉ báo và cung cấp thông tin vô cùng quan trọng và cần thiết làm nền tảng
cho các quyết sách mang tầm vĩ mô)
 Trong quá trình thực hiện chức năng thực tiễn, các khái niệm, các lý thuyết và các
phương pháp nghiên cứu của xã hội học cũng được cọ sát, kiểm chứng để từ đó
sửa đổi, phát triển.

Câu 3: So sánh quan điểm của Auguste Comte và K.Marx về sự phát triển của xã hội loài
người:

Quan điểm của Auguste Comte về sự phát Quan điểm của K.Marx về sự phát triển của
triển của xã hội loài người xã hội loài người
Theo ông, xã hội luôn vận động và phát
triển chứ không ở trạng thái đứng im.
Nguyên nhân của quá trình vận động và
phát triển của xã hội, theo Comte là do sự
biến đổi của quan điểm, hệ thống tư tưởng,
ý chí của con người. Trên cơ sở quan điểm
này, ông đưa ra quy luật ba giai đoạn về tri
thức để giải thích sự phát triển của các hệ
thống tư tưởng và cơ cấu xã hội bằng các
giai đoạn phát triển củạ xã hội loài người từ
thấp đến cao dựa vào trình độ phát hiển tri
thức lừài người là: thứ nhất giai đoạn thần
học tương ứng với xã hội chiếm hữu nô lệ;
thứ hai: giai đoạn siêu hình tương ứng với
xã hội phong kiến, thứ ba là giai đoạn thực
chứng tương ứng với xã hội tư bản chủ
nghĩa.
Giai đoạn thần học được đặc trưng bởi sự
nhận thức mang tính thần bí, thần thánh tin
vào các thế lực siêu nhiên. Thế giới xã hội
là do thượng đế sáng tạo ra. Con người
hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, và bất
lực trước sức mạnh của nó.
Giai đoạn siêu hình được đặc trưng bởi
nhận thức cảm tính, kinh nghiệm chứ
không nặng về niềm tin vào thần thánh như
giai đoạn trước việc giải thích dựa vào thế
lực trừu tượng.
Giai đoạn thực chứng được đặc trưng bởi
nhận thức khoa học giải thích các sự vật
hiện tượng trên cơ sở khoa học, sự hiểu biết
các mối liên hệ và các quy luật. Trong giai
đoạn này, các nhà tri thức có khả năng
đóng vai trò là thủ lĩnh, lãnh đạo và quản lý
xã hội.
Dựa vào quy luật ba giai đoạn, Comte cho
rằng sự phát triển xã hội theo 3 giai đoạn
diễn ra theo phương thực tiến hóa dần dần
không phải bằng con đường, đấu tranh xã
hội với các bước nhảy vọt. Việc xã hội học
ra đời ở giai đoạn cuối quá trình tiến hóa là
một tất yếu lịch sử. Lý thuyết ba giai đoạn
đã chỉ ra rằng các giai đoạn chuyển tiếp nên
nó thường có sự bất ổn, mâu thuẫn giữa cái
cũ và cái mới. Trong đó hệ thống văn hóa
bao gồm đạo đức, tinh thần sẽ quy định sự
phát triển của hệ thống xã hội, cơ cấu xã
hội. Quan niệm này của A.Comte bị các
nhà sinh vật phê phán là duy tâm, siêu hình
khi giải thích lịch sử xã hội.

Câu 4: So sánh đóng góp về phương pháp luận của Max Weber và Hebert Spencer cho xã
hội học:

Phương pháp luận của Max Weber Phương pháp luận của Hebert Spencer

+ Weber cho rằng, mọi hiện tượng xã hội là Spencer cho rằng xã hội học phải vận dụng
kết quả của hành động, thái độ, niềm tin, phương pháp thực chứng để nghiên cứu xã
hành vi và kết quả ứng xử cá nhân sống hội. Ông là người kế cận tiếp bước
trong xã hội. A.Comte. Nhưng khác với A.Comte,
+ Muốn giải thích mọi hiện tượng phải tìm Spencer cho rằng khi vận dụng phương
ý nghĩa hành động cá nhân, xuất phát từ cá pháp thực chứng để nghiên cứu xã hội thì
nhân, ông không quan tâm nhiều đến ảnh xã hội học gặp nhiều khó khăn, ông đã
hưởng của cơ cấu xã hội tới hành vi của phân biệt hai loại vấn đề khó khăn khách
con người, mà chi quan tâm đến những quan và chủ quan.
mẫu hành động do con người xây dựng lên. Khó khăn mang tính chủ quan thường liên
ông cho ràng, mục tiêu của xã hội học là quan đến người nghiên cứu, bởi kết quả
phải nắm bắt được kiểu, loại hành động xã nghiên cứu xã hội học rất dễ bị chi phối
hội và hiểu những động cơ thúc đẩy hành bởi lăng kính chủ quan của người nghiên
động, là phát hiện ra những nguyên nhân cứu như trình độ tri thức, kỹ năng và tay
bên trong dẫn đến hành động. Muốn hiểu nghề, kinh nghiệm. Bên cạnh đó nhiều khi
được động cơ bên trong phải đặt mình vào còn chịu ảnh hưởng bởi những định kiến,
vị trí người đang hành động, phải căn cứ thiên kiến về chính trị hoặc tôn giáo, đạo
vào bối cảnh của hành động và giải thích có đức nghề của người làm nghiên cứu điều
căn cứ khoa học, từ đó ông đưa ra phương này ảnh hưởng tới kết quả của quá trình
pháp thông hiểu, giải nghĩa hành động xã nghiên cứu.
hội. Khó khăn khách quan liên quan tới vấn đề
+ M.Weber đã đưa ra phương pháp loại số liệu. Các nhà nghiên cứu rất khó đo
hình lý tưởng để nghiên cứu những hiện lường các trạng thái chủ quan của đối
tượng lịch sử xã hội. Phương pháp này đòi tượng nghiên cứu tức là các đặc điểm của
hỏi phải quan sát, phân tích và tổng hợp các cá nhân, các nhóm xã hội, trong khi
những gì quan sát được để khái quát hóa và các hiện tượng xã hội không ngừng vận
nhấn mạnh những đặc điểm, tính chất cơ động, biến đổi. Bản thân quá trình nghiên
bản và quan trọng nhất của một hiện tượng, cứu cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi trạng thái
một quá trình hay một hành động xã hội. tình cảm, tầm trạng xã hội làm ảnh hưởng
tới kết quả nghiên cứu.
Tóm lại: Phương pháp luận của Spencer
không tinh vi theo tiêu chuẩn khoa học thế
kỷ XX, nhưng những đóng góp của ông đã
để lại nhiều ý tưởng quan trọng và có
những ảnh hưởng sâu sắc được tiếp tục
phát triển trong các trường phái, lý thuyết
xã hội học hiện đại.

You might also like