You are on page 1of 8

TÊN: LÊ VÂN THƯƠNG

LỚP SH: 20SNV1


LỚP HP:20-0103
Câu 1: Suy nghĩ của anh/ chị về sơ đồ này?
Sơ đồ thể hiện rõ quan điểm đánh giá hiện đại đó so với đánh giá truyền thống
trước đây.Quan điểm hiện đại về kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất,
năng lực học sinh chú trọng đến đánh giá quá trình để phát hiện kịp thời sự tiến bộ của
học sinh và vì sự tiến bộ của học sinh, từ đó điều chỉnh và tự điều chỉnh kịp thời hoạt
động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học.
Hình đầu tiên quan điểm đánh giá mới cho thấy mỗi hoạt động đánh giá như là học
tập và đánh giá là vì học tập của học sinh. Ngoài ra, đánh giá kết quả học tập được thực
hiện tại một thời điểm cuối quá trình giáo dục để xác nhận những gì học sinh đạt được so
với chuẩn đầu ra.
Đánh giá vì học tập giúp giáo viên phát hiện sự tiến bộ của học sinh, từ đó hỗ trợ,
điều chỉnh quá trình dạy học. Việc đánh giá nhằm cung cấp thông tin để giáo viên và
người học cải thiện chất lượng dạy học. Kết quả của đánh giá này không nhằm so sánh
giữa các học sinh với nhau mà để làm nổi bật những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi học
sinh và cung cấp cho học sinh thông tin phản hồi để tiếp tục việc học của mình ở các giai
đoạn học tập tiếp theo. Người học có thể tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau dưới sự
hướng dẫn của giáo viên, qua đó họ tự đánh giá được khả năng học tập của mình để điều
chỉnh hoạt động học tập được tốt hơn.
Đánh giá là học tập do giáo viên tổ chức để học sinh tự đánh giá và đánh giá đồng
đẳng, coi đó như là một hoạt động học tập để học sinh thấy được sự tiến bộ của chính
mình so với yêu cầu cần đạt của bài học/môn học,từ đó học sinh tự điều chỉnh việc học.
Lúc này học sinh giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đánh giá, học sinh tự giám sát hoặc
theo dõi quá trình học tập của mình, tự so sánh, đánh giá KQHT của mình theo những
tiêu chí do giáo viên cung cấp. Kết quả đánh giá này không được ghi vào học bạ mà chỉ
có vai trò như một nguồn thông tin phản hồi để người học tự ý thức khả năng học tập của
mình đang ở mức độ nào, từ đó thiết lập mục tiêu học tập cá nhân và lên kế hoạch học tập
tiếp theo.
Đánh giá kết quả học tập (đánh giá tổng kết hay đánh giá định kỳ) là đánh giá
những gì học sinh đạt được tại thời điểm cuối một giai đoạn GD và được đối chiếu với
chuẩn đầu ra nhằm xác nhận kết quả đó so với yêu cầu cần đạt của bài học/môn học/cấp
học Giáo viên là trung tâm trong quá trình đánh giá và người học không được tham gia
vào các khâu của quá trình đánh giá.
Câu 2: Nghiên cứu thông tư 22, hãy cho biết những thay đổi trong cách đánh giá
xếp loại học sinh THCS, THPT so với cách đánh giá theo thông tư 58. Nêu quan
điểm cá nhân của anh/ chị về sự thay đổi này?
 So sánh về đánh giá học sinh giữa Thông tư 22 và Thông tư 58, được sửa đổi, bổ
sung bởi Thông tư 26:
Thông tư 22 Thông tư 58 và Thông tư 26

1 Đánh giá rèn luyện theo 4 mức: Đánh giá hạnh kiểm theo 4 loại:
Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt Tốt, Khá, Trung bình, Yếu

+ Điều kiện để xếp rèn luyện cả năm mức Tốt: Việc xếp loại hạnh kiểm (điểm rèn
học kì 2 mức Tốt, học kì 1 mức Khá trở lên. luyện) của cả năm học chủ yếu căn
+ Điều kiện để xếp rèn luyện cả năm mức cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kì 2
Khá: đồng thời cũng dựa trên sự tiến bộ
 Học kì 2 mức Khá, học kì 1 từ mức Đạt của học sinh.
trở lên.
 Học kì 2 mức Đạt, học kì 1 mức Tốt.
 Học kì 2 mức Tốt, học kì 1 mức Đạt
hoặc Chưa đạt.
Thay đổi thuật ngữ
Điều kiện để xếp rèn luyện cuối năm loại Tốt là xếp rèn luyện cuối Học kỳ 1 phải
đạt mức Khá trở lên; điều kiện để xếp rèn luyện cuối năm loại Khá là xếp rèn luyện
Thông tư 22 Thông tư 58 và Thông tư 26

cuối năm Học kỳ 1 phải đạt từ mức Đạt trở lên

Khen thưởng: Theo năm học, khen thưởng học Khen thưởng: Theo học kì, theo năm
2
sinh có thành tích đột xuất trong năm học. học.
Danh hiệu học sinh xuất sắc: Danh hiệu học sinh giỏi:
Học lực Tốt, rèn luyện Tốt; có 06 môn học đạt Học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt
3
từ 9,0 trở lên

Danh hiệu học sinh giỏi: Danh hiệu học sinh tiên tiến: Học
Học lực Tốt, rèn luyện Tốt lực Khá, Hạnh kiểm Tốt; hoặc Học
lực Giỏi, Hanh kiểm Khá
4
Để đạt danh hiệu học sinh xuất sắc thì điều kiện phải có 06 môn đánh giá bằng cho
điểm kết hợp nhận xét đạt từ 9 điểm trở lên. Cấp THCS chỉ có tối đa 8 môn đánh
giá cho điểm
5 Đánh giá học lực với 4 mức: Giỏi, Khá, Đạt, Đánh giá học lực với 5 mức:
Chưa đạt (Giảm một mức so với cũ) Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém

(1). Xếp loại Tốt: (1). Xếp loại Giỏi:


+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét + ĐTB các môn học từ 8,0 trở lên,
kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, trong đó 1 trong 3 môn Toán, Ngữ
ĐTBmcn từ 6,5 trở lên, trong đó có ít nhất 06 văn, Tiếng Anh đạt từ 8,0 trở lên;
môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 riêng đối với học sinh lớp chuyên
điểm trở lên.(THCS chỉ có tối đa 8 môn đánh của trường THPT chuyên phải thêm
giá điểm) điều kiện ĐTB môn chuyên từ 8,0
+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét trở lên.
được đánh giá mức Đạt. + Không có môn học nào điểm
Thông tư 22 Thông tư 58 và Thông tư 26

(2). Xếp loại Khá: trung bình dưới 6,5.


+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét + Các môn học đánh giá bằng nhận
kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, xét đạt loại Đạt.
ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít (2). Xếp loại Khá:
nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt + ĐTB các môn học từ 6,5 trở lên,
từ 6,5 điểm trở lên.(THCS chỉ có tối đa 8 môn trong đó ĐTB của 01 trong 02 môn
đánh giá điểm) Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên;
+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét riêng đối với học sinh lớp chuyên
được đánh giá mức Đạt. của trường THPT chuyên phải thêm
(3). Xếp loại Đạt điều kiện ĐTB môn chuyên từ
+ Có nhiều nhất 01 môn học đánh giá bằng 6,5 trở lên.
nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt. + Không có môn học nào ĐTB dưới
+ Có ít nhất 06môn học đánh giá bằng nhận 5,0.
xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có + Các môn học đánh giá bằng nhận
ĐTBmhk, ĐTBmcn xét đạt loại Đạt.
từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có (3). Xếp loại Trung bình
ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm. + ĐTB các môn học từ 5,0 trở lên,
(4). Mức “Chưa đạt”: Các trường trong đó ĐTB của 01 trong 02 môn
hợp còn lại. Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên;
(5). Không có mức 5 riêng đối với học sinh lớp chuyên
của trường THPT chuyên phải thêm
điều kiện ĐTB môn chuyên từ
5,0 trở lên.
+ Không có môn học nào ĐTB dưới
3,5.
+ Các môn học đánh giá bằng nhận
xét đạt loại Đạt.
Thông tư 22 Thông tư 58 và Thông tư 26

(4). Xếp loại Yếu:ĐTB


các môn học từ 3,5 trở lên,
không có môn học nào ĐTB
dưới 2,0.
(5). Xếp loại Kém: Các
trường hợp còn lại.

Hình thức đánh giá môn học: Đánh giá Hình thức đánh giá môn học: Đánh giá
bằng nhận xét theo hai mức “Đạt” và bằng nhận xét theo hai mức “Đạt” và
“chưa Đạt" đối với môn: Giáo dục thể “chưa Đạt" đối với môn: Âm nhạc, Mĩ
6
chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, thuật, Thể dục
Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt
động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Phương pháp và nội dung nhận xét học Phương pháp và nội dung nhận xét học
sinh: Giáo viên dùng hình thức nói sinh: Giáo viên đánh giá bằng nhận xét
hoặc viết để nhận xét sự tiến bộ, ưu sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả
điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học thực hiện
sinh trong quá trình rèn luyện và học các nhiệm vụ học tập trong quá trình học
7
tập. Ngoài giáo viên, học sinh, phụ tập.
huynh, cơ quan, tổ chức hay cá nhân có
tham gia vào quá trình giáo dục học
sinh, cũng được tham gia vào quá trình
nhận xét.
8 - Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được - Kiểm tra thường xuyên
thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc (KTtx) gồm: Kiểm tra miệng,
trực tuyến thông qua: hỏi-đáp, viết, kiểm tra viết dưới 1 tiết, kiểm
thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản tra thực hành dưới 1 tiết
Thông tư 22 Thông tư 58 và Thông tư 26

phẩm học tập - Thời gian làm bài kiểm tra


- Thời gian làm bài kiểm tra đối với môn đánh giá định kì: từ 45 đến 90
học (không tính số tiết của cụm chuyên phút, môn chuyên tối đa 120
đề học tập): Từ 70 tiết/năm học trở phút.
xuống là 45 phút; trên 70 tiết/năm học
từ 60 phút đến 90 phút, môn chuyên tối
đa 120 phút.
Bỏ tính điểm trung bình chung các môn học Có tính điểm trung bình chung các
cuối kỳ, cả năm môn học cuối kỳ, cả năm

Theo Thông tư 22, bỏ tính điểm trung bình chung các môn. Khi đó, xếp loại học
sinh Tốt, Khá, Đạt là dựa vào số lượng môn học (6 môn) có điểm trung bình chung
9
các môn đạt một mức nào đó.
Thông tư 58, Thông tư 26, cuối học kỳ, cuối mỗi năm học, mỗi học sinh sẽ có điểm
trung bình chung các môn cuối học kỳ, cả năm (tổng điểm trung bình các môn/tổng
số môn tính điểm).

Trường hợp được miễn học phần thực Trường hợp được miễn học phần thực hành
hành môn Giáo dục thể chất, Giáo dục môn Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc
quốc phòng và an ninh: Học sinh khó phòng và an ninh: Không quy định rõ.
10
khăn trong học tập do bị ốm đau, tai nạn,
bệnh mãn tính, khuyết tật hoặc thương
tật lâu dài.
11 Điều kiện được lên lớp của học sinh: Điều kiện được lên lớp của học sinh: Quy
Quy định, học sinh có đủ các điều kiện định về điều kiện học sinh được lên lớp
sau đây thì được lên lớp hoặc được công như sau: Hạnh kiểm và học lực từ trung
nhận hoàn thành chương trình THCS, bình trở lên; nghỉ không quá 45 buổi học
Thông tư 22 Thông tư 58 và Thông tư 26

THPT gồm: Kết quả học tập và rèn trong một năm học (nghỉ có phép hoặc
luyện cả năm học được đánh giá mức không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều
Đạt trở lên; nghỉ không quá 45 buổi lần cộng lại).
trong một năm học (tính theo kế hoạch
giáo dục 01 buổi/ngày được quy định
trong Chương trình GDPT, bao gồm
nghỉ có phép và không phép, nghỉ liên
tục hoặc không liên tục).

 So sánh, đối chiếu Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT với Thông tư số 58/2011/TT-


BGDĐT, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT về đánh giá
học sinh THCS, THPT 30/08/2021. Theo đó, Thông tư 22 đã thay đổi cách đánh
giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.
Cách đánh giá mới có sự đổi mới tập trung đánh giá vào sự tiến bộ của học
sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong rèn luyện và học tập
của học sinh; không so sánh học sinh với nhau. Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa đánh
giá quá trình và đánh giá tổng kết trong đó coi trọng đánh giá quá trình giúp nhận
thấy và tiếp nhận được sự cố gắng trong quá trình học tập của học sinh. Ngoài ra
cách đánh giá học sinh THCS và THPT theo Thông tư 22 giúp cân bằng các mục
tiêu của kiểm tra đánh giá coi trọng mục tiêu đánh giá như một hoạt động học tập
vì hoạt động học tập. Theo cách đánh giá của Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT,
được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT có thể sẽ khiến học sinh
dễ học lệch, chỉ tập trung một số môn, môn có điểm trung bình cao sẽ bù cho môn
có điểm trung bình thấp. Riêng cách đánh giá mới này yêu cầu HS phải học đều
ở các môn. Không những vậy theo cách đánh giá mới cấp THCS có 4 môn đánh
giá bằng nhận xét (Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Nội dung giáo dục địa phương,
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp), như vậy còn lại 8 môn đánh giá bằng nhận
xét kết hợp điểm số. Để đạt mức Tốt, học sinh phải có ít nhất 6/8 môn có điểm
trung bình từ 8 trở lên và tối đa 2 môn được phép ở ngưỡng từ 6,5 đến dưới 8,0.
Tương tự, trước đây, học sinh Khá phải có điểm trung bình tất cả các môn học từ
6,5 trở lên, trong đó bắt buộc Toán hoặc Văn từ 6,5 trở lên thì theo thông tư mới
cần có ít nhất 6/8 môn học có điểm trung bình từ 6,5 điểm trở lên, chỉ 2 môn được
phép ở ngưỡng từ 5 đến dưới 6,5. Cách đánh giá mới chặt chẽ hơn so với trước
đây. Việc này giúp không nảy sinh phân biệt môn chính, môn phụ mà tất cả sẽ
bình đẳng như nhau. Khi áp dụng quy định mới, học sinh có 01 (trong tổng số 04)
môn học đánh giá bằng nhận xét ở mức Chưa đạt; các môn học đánh giá bằng
nhận xét kết hợp điểm số có 02 môn dưới 5,0 điểm và không có môn nào dưới
3,5 điểm vẫn được lên lớp.

You might also like