You are on page 1of 3

Phương pháp giáo dục chủ đạo:

“Phương pháp giáo dục chủ đạo trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Trung
Quốc - Ngoại ngữ 1 là đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp. Đường hướng dạy ngôn ngữ giao
tiếp cho phép sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, nhấn mạnh vào việc hình thành
và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh, vào khả năng sử dụng từ ngữ và các quy tắc ngữ
pháp để tạo ra các câu đúng và phù hợp thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đường
hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp có những điểm tương đồng với đường hướng lấy người học làm
trung tâm trong giáo dục học. Hai đường hướng chủ đạo này quy định lại vai trò của giáo viên
và học sinh trong quá trình dạy - học.” – trích CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
MÔN TIẾNG TRUNG QUỐC - NGOẠI NGỮ 1.
- Trong đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy
học khác nhau để hỗ trợ học sinh hình thành thói quen ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp. Ví dụ như
phương pháp làm việc theo cặp hoặc theo nhóm, không chỉ giúp phát hiện thiếu sót, phát huy thế
mạnh của học sinh mà còn tạo môi trường cho học sinh thể hiện bản thân, tự tin hơn khi sử dụng
tiếng Trung để giao tiếp. Trong tiến trình sử dụng phương pháp, giáo viên đóng vai trò hướng
dẫn và hỗ trợ, học sinh giữ vai trò chủ đạo trong học tập. Đồng thời, thông qua quá trình quan
sát và chỉ dẫn, giáo viên ý thức được những khó khăn của học sinh, từ đó điều chỉnh và cải thiện
phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh.

- Trong đường hướng lấy người học làm trung tâm, phương pháp dạy học và nội dung giảng dạy
phải phù hợp với từng đối tượng học sinh. Do đó, giáo viên cần thiết kế bài giảng có thể giúp
học sinh phát triển bản thân, phát huy vai trò chủ động và sáng tạo của các em trong học tập. Ví
dụ, giáo viên có thể giao nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể cho học sinh, để học sinh chủ động thực
hiện theo cách riêng theo quy định. Học sinh chuẩn bị và trình bày sản phẩm học tập, trong
suốt quá trình thực hiện, giáo viên giữ vai trò hỗ trợ phát huy những ưu điểm, khắc phục
những hạn chế về ý tưởng và phương thức thực hiện.
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Việc đánh giá hoạt động học tập của học sinh phải bám sát mục tiêu và nội dung dạy
học của Chương trình, dựa trên yêu cầu cần đạt đối với các kỹ năng giao tiếp ở từng
cấp lớp, hướng tới việc giúp học sinh đạt được các bậc quy định về năng lực giao tiếp
khi kết thúc các cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Hoạt động kiểm tra, đánh giá cần được thực hiện theo hai hình thức: đánh giá thường
xuyên và đánh giá định kỳ. Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục thông qua
các hoạt động dạy học trên lớp. Trong quá trình dạy học, cần chú ý ưu tiên đánh giá
thường xuyên nhằm giúp học sinh và giáo viên theo dõi tiến độ thực hiện những mục
tiêu đã đề ra trong Chương trình. Việc đánh giá định kỳ được thực hiện vào các thời
điểm ấn định trong năm học để đánh giá mức độ đạt so với yêu cầu cần đạt đã được
quy định cho mỗi cấp lớp. Việc đánh giá cuối cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung
học phổ thông phải dựa vào yêu cầu về năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại
ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cụ thể là Bậc 1 đối với cấp tiểu học, Bậc 2 đối với cấp
trung học cơ sở và Bậc 3 đối với cấp trung học phổ thông.
Việc đánh giá được tiến hành thông qua các hình thức khác nhau như định lượng (đánh
giá khách quan qua các số liệu), định tính (đánh giá chủ quan qua sự kiểm định, nhận
xét của con người) và kết hợp giữa định lượng và định tính trong cả quá trình học tập,
kết hợp đánh giá của giáo viên, đánh giá lẫn nhau của học sinh và tự đánh giá của học
sinh. Các loại hình kiểm tra, đánh giá cần phù hợp với phương pháp dạy học được áp
dụng trong lớp học, bao gồm kiểm tra nói (hội thoại, độc thoại) và kiểm tra viết dưới
dạng tích hợp các kỹ năng và kiến thức ngôn ngữ, kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm
khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác.
Nội dung đánh giá không chỉ để đánh giá học sinh trên phương diện kiến thức mà còn
phải đảm bảo đánh giá được các kĩ năng và thái độ học tập của học sinh qua các bài
tập, kiểm tra đa dạng hình thức. Ví dụ như bài kiểm tra dưới hình thức thuyết trình
nhóm có thể giúp giáo viên đánh giá được kiến thức mà học sinh đã nắm cùng với kĩ
năng sử dụng ngôn ngữ để thuyết trình và cả thái độ học tập của học sinh; ở các khối
lớp THPT, có thể sử dụng bài kiểm tra dưới hình thức làm sản phẩm (như poster giới
thiệu, đoạn phim,…) để thực hành đánh giá;…
Mục đính của việc đánh giá và kiểm tra để nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm
vụ rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt đã được quy định trong
Chương trình giáo dục ; cung cấp thông tin chính xác và kịp thời để học sinh điều
chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập, giáo viên kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học.

You might also like