You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hiếu Học
MỘT NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG LÂU BỀN

CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

PGS. TS Huỳnh Văn Sơn


 HIẾU HỌC – MỘT NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG LÂU BỀN CỦA NGƯỜI VIỆT 

Việt Nam với nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống nhưng không thể bỏ qua
nét đẹp của tinh thần hiếu học. Trong thực tiễn theo chiều dài của lịch sửa dân tộc,
hiếu học đem đến cho người Việt những thành quả học tập, lao động thú vị đến
mức đáng ngưỡng mộ. Và có thể nói, hiếu học là điểm đến trong tâm thức của
nhiều người Việt ngay cả hôm nay dù cuộc sống có thể đổi thay trước hơi thở hiện
đại…

ĐẸP LUNG LINH

Cái đẹp của học vấn là làm người ta thay đổi. Đây là mục đích lớn lao của
hoạt động dạy và hoạt động học. Người ta học vì chính mình và đến khi mình “lớn
lên” càng thấy sự học là quan trọng. Vì thế không chỉ mình cố gắng học tập không
ngừng mà còn muốn người thân của mình cũng hết lòng hết sức học tập. Và hiếu
học trở thành nét đẹp. Hiếu học không chỉ mang nghĩa cá nhân, nghĩa nhóm hay
dòng tộc mà nó trở thành nét đẹp của cộng đồng. Khuyến khích nhau không ngừng
học tập, không dừng lại và chinh phục những nấc thang mới của kiến thức không
chỉ là một mục tiêu của một con người mà trở thành nét đẹp của cả một dân tộc,
một đất nước…

Có thể nói tinh thần hiếu học và khuyến học của người Việt mang tính phổ
quát nhất định. Trong sự ngẫu nhiên, nhưng cũng có thể là sự lặp lại, nhiều trường
hợp thật thú vị xiết bao. Còn nhớ ngay từ những năm đầu tiên, khi chương trình
Đường lên đỉnh Olympia phát sóng, vòng chung kết của năm thứ nhất với Quán
quân thật ấn tượng… Không dừng lại ở đó, ngay năm thứ hai với một Á quân cũng
đến từ chính ngôi trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Vĩnh Long. Không quá
lo lắng về những duyên cớ khác vì rõ nhất đó chính là tinh thần hiếu học, là sự
khuyến học đã trở thành điểm đến trong nhận thức và hành động…

-----------------------TRANG 2--------------------------
 HIẾU HỌC – MỘT NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG LÂU BỀN CỦA NGƯỜI VIỆT 

Thực ra đấy là một biểu hiện mang tính cụ thể. Nhưng chính trong bề dày
truyền thống học tập của một đại gia đình, của tam đại đồng đường cùng nhau đỗ
đạt hay rộng hơn là cả một dòng họ, cả một xã – phường (có thể trước đó là làng –
trấn…) minh chứng cho tinh thần hiếu học. Song song đó, là sự khuyến học hiểu
theo nghĩa tích cực của nó. Thấy người đi trước học tốt, những người đi sau noi
theo. Ý thức được sứ mệnh của mình cùng với sự giúp đỡ khuyến khích của người
đi trước đôi lúc là sự hy sinh thầm lặng và sâu sắc, người đi sau đã học tập hết
mình – hết sức…

Dọc theo chiều dài lịch sử văn hóa của dân tộc, hiếu học trở thành truyền
thống đẹp. Nếu xem Bia văn Miếu – Quốc tử giám như nét son của dân tộc thì ở
đấy lưu trữ những minh chứng hùng mạnh về hiếu học. Việc thi cử thời xưa rất
gian nan nhưng cũng đã có không quá hiếm hoi những tiến sĩ gần làng hay thậm
chí cùng làng. Ngay trong một họ, cũng đã có vài người cùng đỗ đạt làm quan. Đó
là sự hiếu học xét trên tinh thần học hết mình, học để hoàn thiện mình và giúp
người khác – giúp dân…

Những gia đình khoa bảng người Việt xưa hay những gia đình hiếu học
trong giai đoạn gần đây đã tiếp tục duy trì và tôn vinh tinh thần hiếu học của dân
tộc Việt. Đó không chỉ còn là nét đẹp lung linh mang tính chất sáng chói tạm thời
hoặc sáng tươi huyền ảo mà nó trở thành nét đẹp bền chặt. Sự hiếu học không chỉ
tồn tại ngầm trong một gia đình, một dòng tộc mà trở thành vẻ đẹp của một nhóm
lớn, của một làng xã, của một huyện thị và thậm chí của một tỉnh thành…Hiếu học
không chỉ được dựng xây bằng những chương trình hay kế hoạch mang tính chất
phong trào. Nó được dựng xây dựa trên sự nỗ lực của từng con người với những cố
gắng cụ thể để xây đắp một vẻ đẹp mang bóng hình mới: bóng hình truyền thống
của dân tộc…

-----------------------TRANG 3--------------------------
 HIẾU HỌC – MỘT NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG LÂU BỀN CỦA NGƯỜI VIỆT 

Ở một trường hợp khác, có thể chưa phải là độc đáo nhất nhưng dòng họ
Nguyễn Lân trong nhiều thế hệ gần đây luôn đạt được những kết quả rất cụ thể về
tinh thần hiếu học. Sao có thể không nhắc đến gia đình nhiều giáo sư, tiến sĩ nhất
Việt Nam mà ấn tượng đầu tiên là GS Nguyễn Lân – một giáo sư rất uyên thâm về
giáo dục và có nhiều đóng góp đáng kể cho giáo dục nước nhà. Kế đến là thế hệ
thứ hai với: GS Nguyễn Lân Dũng và PGS. TS .TTND. Nguyễn Kim Nữ Hiếu là
con và dâu… Và thế hệ kế tiếp là TS Nguyễn Lân Hiếu cũng là những nhà khoa
học không ngừng học tập… Chữ hiếu không dừng ở bề nổi mà nó trở thành truyền
thống, biến thành những nét đẹp rất ấn tượng có sức mạnh đặc biệt chi phối sự nỗ
lực của con người…

ĐẸP BỀN CHẶT

Nếu có dịp du học trên nhiều quốc gia thế giới, sẽ đồng ý rằng du học sinh
người Việt không phải là dễ vượt qua… Học sinh Việt Nam khi du học bậc phổ
thông – theo thuật ngữ tiếng Việt dễ năm trong những học sinh ở top đầu… Ở một
số trường trung học với vài trăm học sinh, việc một học sinh Việt Nam duy nhất
hay trong vài học sinh Việt Nam nhận được phần thưởng từ các vị lãnh đạo là điều
bình thường… Nếu không hiếu học, không có nhiều sinh viên du học trong những
điều kiện khó khăn của cuộc sống. Nếu không quyết chí học tập, có thể trong
những năm gần đây, người Việt – sinh viên Việt không tích cực chuẩn bị tiếng Anh
để trở thành sinh viên quốc tế nhằm chuẩn bị cạnh tranh trong thế giới phẳng…

Mô hình “Gia đình hiếu học” và “Dòng họ khuyến học” là một trong những
hành động rất nhăn văn nuôi dưỡng nét đẹp của tinh thần hiếu học. Đó cũng là sự
đầu tư rất có điểm đến, sự đầu tư cực kỳ khôn ngoan cho một con người, một nhóm
người và thậm chí là một dân tộc… Mô hình “Gia đình hiếu học” và “Dòng họ
khuyến học” đã đem đến rất nhiều cơ hội học tập cho những học sinh, sinh viên
-----------------------TRANG 4--------------------------
 HIẾU HỌC – MỘT NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG LÂU BỀN CỦA NGƯỜI VIỆT 

gặp khó khăn trong cuộc sống hay những bất trắc để cuộc đua về đích an toàn.
Cũng chính mô hình này tạo nên những phần thưởng quý hơn vàng cụ thể như sự
tư vấn – hướng nghiệp, sự động viên – khuyến khích, sự tặng thưởng hay tưởng
thưởng xứng đáng mang ý nghĩa tôn vinh… Tất cả làm cho tinh thần hiếu học
được nâng lên, nét đẹp hiếu học được gìn giữ… Song song đó, việc khuyến học
được dựng xây trở thành một mô hình độc đáo mang đậm sắc thái Việt.

Tại làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, Bình Giang, Hải Dương - nơi được mệnh
danh là Lò Tiến sĩ xứ Đông với rất nhiều người đỗ đạt. Ở dòng họ, Ban Khuyến
học - Khuyến tài của Hội đồng dòng họ Vũ - Võ Việt Nam hoạt động một cách rất
tích cực… Nhiều học bổng được trao, nhiều phần thưởng được gửi… Và chính
lòng tự hào của từng cá nhân, từng con người về dòng họ của mình, về quá trình
học tập và phấn đấu của từng con người cũng như của chính mình trở thành nét đẹp
khó phai….

Hoặc Cẩm Giàng là một huyện của Hải Dương có bề dày về khuyến học.
Người dân Cẩm Giàng vẫn tự hào về Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh và di tích Văn
Miếu Mao Điền, huyện có số Tiến sỹ nho học đứng thứ 3 trong tỉnh. Từ khi các
Hội khuyến học ra đời, phong trào Khuyến học, Khuyến tài của huyện đã phát triển
mạnh cả bề rộng lẫn bề sâu. Cụ thể toàn huyện đã có 11.300 hội viên Khuyến học
tăng 4.285 hội viên so với nhiệm kỳ trước. Đã có 130 chi hội các thôn và khu dân
cư (đạt tỷ lệ 100%). Ngoài ra, còn có 50 chi hội các trường học và 16 chi hội cở
các cơ quan xí nghiệp. Nhiều đơn vị hoạt động tốt có nề nếp như Cẩm Vũ, Cẩm
Văn, Cẩm Hoàng, Cao An… Nói đến cơ sở, không thể không nhắc đến Ban
khuyến học ở các Dòng họ. Tính đến nay đã có 310 dòng họ có ban khuyến học
hoạt động đều đặn (nhiệm kỳ trước chỉ có 271 dòng họ). Rất nhiều dòng họ hoạt

-----------------------TRANG 5--------------------------
 HIẾU HỌC – MỘT NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG LÂU BỀN CỦA NGƯỜI VIỆT 

động tốt có hiệu quả như họ Hoàng và họ Vũ Đình ở thôn Phú Lộc xã Cẩm Vũ, họ
Kim xã Cẩm Hưng, họ Phạm Đình xã Lương Điền… [dẫn theo wikimapia.org ]

Hay phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học ở nhiều cơ sở
huyện, xã… đã thực sự đi vào chiều sâu. Hội khuyến học huyện đã kiện toàn tất cả
hội khuyến học ở các xã, thị trấn. Tại các chi hội đều có ban vận động. Ban vận
động ở các chi hội đều hoạt động đồng bộ và khoa học để công tác khuyến học,
khuyến tài ở địa phương đạt được một chất lượng đảm bảo. Điều đó cho thấy sự
hiếu học đã lan tỏa và ăn sâu. Tinh thần khuyến học rất vững vàng và dần trở nên
có sức ảnh hưởng. Học sinh, sinh viên đều cố gắng học tập. Người trưởng thành và
nhiều đối tượng khác cũng không ngừng học tập… Một xã hội học tập thật tích
cực, một cái nhìn rất nhân văn được xác lập…

Khuyến học giữa thời hiện đại càng trở nên cần thiết khi cơn lốc của công nghệ
đến quá nhanh chóng, vội vã… Thế nhưng việc hun đúc tinh thần hiếu học vẫn còn
đầy đủ và nguyên vẹn sự độc đáo của nó. Không thể thay thế được việc học bằng
một niềm vui khác nếu con người muốn vui một cách lâu bền… và có trí tuệ, có
bản lĩnh. Mỗi cá nhân cần hết lòng với sự học cho chính mình, hết lòng học hiếu
học để đáp ứng yêu cầu công việc… Cũng đừng quên khuyến học để từng con
người dù đủ hay chưa đủ tuổi cũng nhận ra học tập là hạnh phúc. Cũng cần nhớ
rằng dù gặp khó khăn hay có thể cân bằng các điều học tập cũng thừa nhận: học tập
là món quà quý mà gia đình, người thân hay những nhà khuyến học – khuyến tài
đã mang đến…

-----------------------TRANG 6--------------------------
 HIẾU HỌC – MỘT NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG LÂU BỀN CỦA NGƯỜI VIỆT 

Tôi chợt nhận ra, mình cũng phải cố gắng học tập hơn nữa dù đang cố
gắng… Và tôi cũng cần hết mình với sự khuyến học nếu đó là hành động vì người
Việt thân yêu…

PGS. TS Huỳnh Văn Sơn

PCT Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam

----HẾT----

-----------------------TRANG 7--------------------------

You might also like