You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

TRƯỜNG THỰC HÀNH SƯ PHẠM


----------

BÁO CÁO KIẾN TẬP SƯ PHẠM

Họ và tên sinh viên: Huỳnh Thị Ngọc Thương


Ngày sinh: 03/11/2003
Lớp: CA21MNA
MSSV: 214221067
Chương trình đào tạo: Cao đẳng chính quy
Giáo viên hướng dẫn: Đoàn Thị Thuý Kiều
Giáo viên hỗ trợ: Thân Thị Mỹ Nữ
Thời gian kiến tập: 09/05/2022 – 22/05/2022
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian vừa qua, được sự tạo điều kiện của trường Đại học Trà
Vinh và đơn vị kiến tập Trường Thực hành Sư Phạm, em đã được học tập và
trải nghiệm thực tế công tác giảng dạy. Có thể khẳng định kiến tập là một
hoạt động vô cùng ý nghĩa giúp sinh viên áp dụng những kiến thức đã được
học tập tại trường, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm hữu ích cho công tác
giảng dạy sau này.
Thời gian hai tuần đi kiến tập tuy không dài, nhưng bằng những kiến thức lý
thuyết đã được học tại trường Đại học với sự hướng dẫn tận tình của các cô
giáo hướng dẫn, ban giám hiệu nhà trường cùng các cô giáo Trường Thực
hành Sư phạm em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm bổ ích và nó cũng
là hành trang cần thiết cho em trên con đường trở thành một người giáo viên
trong tương lai cũng như trong cuộc sống.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến ban lãnh đạo
trường đại học Trà Vinh quý thầy cô trong khoa sư phạm Mầm non đã tận
tình giúp đỡ em, truyền đạt cho em những kinh nghiệm những bài học mới
giúp em vững bước hơn trên con đường sự nghiệp sau này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Thực hành Sư phạm đã
tạo điều kiện cho em được về kiến tập tại trường. Một điều may mắn hơn nữa
là em được về kiến tập tại thời điểm nhà trường tổ chức hội thi giáo viên dạy
giỏi được Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho em dự giờ nhiều tiết
dạy hay giúp em có được nhiều kiến thức chuyên môn bổ ích.
Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt và sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn Đoàn
Thị Thúy Kiều và giáo viên hỗ trợ đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em, luôn sát
cánh bên em, cho em những hành trang kỹ năng cơ bản nhất để làm tốt nhiệm
vụ của một giáo sinh đồng thời hoàn thành tốt đợt kiến tập này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô rất nhiều!
GIÁO SINH THỰC HIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THỰC HÀNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SƯ PHẠM

BÁO CÁO TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC


(Ngành Cao đẳng Giáo dục Mầm non)

Họ và tên sinh viên: Huỳnh Thị Ngọc Thương


MSSV: 214221067
Ngày sinh: 03/11/2003
Lớp: CA21MNA
Khoa: Sư phạm Trường: Đại Học Trà Vinh
Chương trình đào tạo: Cao đẳng chính quy
Giáo viên hướng dẫn: Cô Đoàn Thị Thuý Kiều
Giáo viên hỗ trợ: Cô Thân Thị Mỹ Nữ
Kiến tập tại nhóm/ lớp: Mầm 2
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” đó không đơn thuần chỉ là lời nói mà là lời khẳng
định về vị trí và vai trò của trẻ em – chủ nhân tương lai của đất nước - thế hệ đang tiềm ẩn
những tài năng, những giá trị tốt đẹp để có thể thay đổi ngày mai, thay đổi thế giới làm cho
nó trở nên tươi sáng hơn. Bởi vậy nước Việt Nam ta coi giáo dục mầm non là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu. Để một nền giáo dục phát triển và mạnh mẽ thì cần có một nền móng ban
đầu vững chắc và giáo dục Mầm Non chính là nền móng, là tiền đề để cho sự phát triển ấy.
Đồng thời, giáo dục mầm non còn có vai trò rất lớn trong quá trình hình thành và phát triển
nhân cách cho trẻ.
Đương thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết
ngủ, biết học hành là ngoan” tâm hồn của các em trong sáng như những tờ giấy trắng nên
chúng ta phải biết cách làm cho trang giấy trắng ấy trở nên đẹp đẽ hơn. Người giáo viên
Mầm Non không chỉ cần có nghiệp vụ sư phạm tốt mà cần có những phẩm chất trong sáng để
có thể hoàn thành tốt công tác chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ. Thực hành sư phạm có
vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đào tạo nên một giáo viên. Trong hai tuần kiến tập
vừa qua em cảm thấy may mắn khi được Trường Đại Học Trà Vinh phân công về kiến tập tại
Trường Thực Hành Sư Phạm. Bản thân em cảm thấy tự hào và rất vinh dự. Nhờ sự giúp đỡ
tận tình của Ban giám hiệu nhà trường và cô hướng dẫn Đoàn Thị Thuý Kiều đã giúp em
thêm tự tin trong các hoạt động. Bên cạnh đó là sự ngây thơ và những câu nói hồn nhiên vui
tươi của các bé đã cho em thêm động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong tuần kiến
tập tại trường.
Để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của đợt thực tập sư phạm cho sinh viên, đặc biệt là sinh
viên sư phạm mầm non thì Khoa Sư Phạm – Trường Đại học Trà Vinh cũng đã phối hợp
với Trường Thực hành Sư Phạm tạo thời gian và điều kiện cho sinh viên hoàn thành
kiến tập sư phạm nhằm:
- Giúp cho sinh viên đi sâu vào tìm hiểu thực tế giáo dục, tiếp xúc với trẻ, phụ
huynh và tình hình ở trường mầm non tạo cho sinh viên tăng thêm lòng yêu nghề, mếm
trẻ, tăng cường quá trình tự học và rèn luyện theo yêu cầu của nghề nghiệp cho sinh
viên.
- Tạo điều kiện giúp sinh viên sư phạm tiếp cận, đối chiếu kiến thức về nội dung,
phương pháp chăm sóc nuôi dạy trẻ theo chương trình chăm sóc giáo dục đổi mới, tạo
điều kiện cho sinh viên đạt kết quả tốt hơn trong các đợt thực tập kế tiếp.
- Giúp sinh viên hoàn thiện trình độ chuyên môn, tác phong, không ngừng phấn
đấu, phát huy tài năng của bản thân.
Kiến tập Sư phạm được Khoa Sư phạm sắp xếp và tổ chức được bắt đầu vào ngày
thứ hai, ngày 09/05/2022 và kết thúc vào ngày 22/05/2022. Vào lúc 8 giờ chúng em có
mặt tại trường và vào hội trường của Trường Thực hành Sư phạm tiến hành buổi lễ ra
mắt hội đồng Thực tập Sư phạm. Trong buổi lễ, về phía trường Thực hành Sư phạm có
sự góp mặt của: Ban giám hiệu nhà trường thầy Nguyễn Huy Thông (Hiệu trưởng
trường), cô Huỳnh Thị Quế Linh (Tổ trưởng tổ Mầm non), cùng với các cô là giáo viên
hướng dẫn đại diện cho các khối lớp (nhóm trẻ, lớp Mầm, lớp Chồi, lớp Lá). Về đại diện
của Khoa Sư phạm – Trường Đại học Trà Vinh có sự góp mặt của cô Trần Thị Kim Huệ
và toàn thể sinh viên thực tập tại trường gồm 11 sinh viên lớp CA21MNA và 18 sinh
viên lớp CA21MNB.

A. PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU


1. Nghe báo cáo
- Nghe báo cáo về tình hình hoạt động chung của nhà trường.
- Nghe Tổ trưởng Tổ Mầm non báo cáo về chuyên môn.
- Nghe báo cáo về tổng hợp kết quả đánh giá trẻ.
2. Nghiên cứu hồ sơ trẻ
- Giáo án giảng dạy.
- Chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Các kĩ năng cần giáo dục cho trẻ Mầm non.
- Kế hoạch bài dạy.
- Sổ theo dõi chất lượng giáo dục.
- Lý lịch học sinh.
- Thông tư ban hành Điều lệ trường Mầm non.
3. Điều tra thực tế
Trường Thực hành Sư phạm Trà Vinh toạ lạc tại số 227, đường Phạm Ngũ Lão,
Khóm 4, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
Một trong những thế mạnh của Trường là hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế.
Trường là một trong những đơn vị đầu tiên trong tỉnh thực hiện chương trình tiếng Anh
tăng cường có sự tham gia giảng dạy của các giáo viên đến từ các nước như Canada,
Philippines, Australia, Hoa Kỳ… cho học sinh của Trường từ bậc Tiểu học trở lên trong
nhiều năm. Hằng năm, học sinh của Trường có cơ hội tham gia Trại hè bóng đá do
Trường Đại học trà Vinh phối hợp với Tổ chức Tình Nguyện Viên Châu Á (VIA) thực
hiện, tham gia dự án Đại học Xanh (Green Campus) phối hợp với Đại học Công nghệ
Swinburne (Australia).
Ngoài những nổ lực trong các hoạt động chính khoá, Trường Thực Hành Sư Phạm
còn tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hiện nay Trường có mở các lớp năng khiếu
cho học sinh đăng ký tham gia theo sở thích gồm: đàn organ, hội hoạ, bóng đá, cầu long,
aerobics, bơi lội,… Trường thường xuyên giáo dục truyền thống cho học sinh bằng
những hoạt động ngoại khoá như tham quan các di tích lịch sử, tổ chức các câu lạc bộ
Tiếng Anh, Văn học, Toán, Hoá – Sinh, Lý – Tin – Công nghệ, Sử - Địa – Giáo dục
công dân – GDQP, Đờn ca tài tử... Tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế qua việc
chăm sóc các vườn rau, tham gia thu hoạch nông sản với bà con nông dân, tham quan di
tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,…
Trường Thực hành Sư phạm luôn trung thành với phương châm giáo dục toàn
diện: Ươm mầm và phát triển tài năng, vừa giúp học sinh củng cố tri thức, rèn luyện thể
lực, vừa trau dồi vốn sống, hoàn thiện nhân cách. Các hoạt động giáo dục của nhà
trường trước mắt là phục vụ mục tiêu tạo nguồn học sinh, sinh viên cho các trường Đại
học, Cao đẳng; tự tin hội nhập quốc tế, có thể du học ngắn hạn hoặc dài hạn tại nhiều
quốc gia trên thế giới. Đích đến lâu dài của Trường là đào tạo cho đất nước những công
dân tiên tiến, vừa có tri thức và đạo đức, vừa năng động, sáng tạo, tự tin – xứng đáng là
những người chủ nhân của tương lai. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa nhà trường với cha
mẹ học sinh luôn được xây dựng trên cơ sở thân thiện, cởi mở, vì sự tiến bộ của các em
học sinh và sự phát triển của nhà trường.
Với đội ngũ cán bộ quản lý vừa có Tâm – vừa có Tầm, Hội đồng Sư phạm tâm
huyết với sự nghiệp trồng người, nhiều giáo viên trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao,
học sinh có nề nếp học tập tốt, Trường là hình mẫu lý tưởng cho sinh viên Sư phạm kiến
tập, thực tập, thực hành thường xuyên, là điều kiện cho sinh viên tôi luyện tay nghề,
hình thành những phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên.
Trong các năm qua, Trường Thực hành Sư phạm luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ được giao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh nhà, khẳng
định được uy tính, thương hiệu của mình, phấn đấu trở thành một trong những đơn vị đi
đầu trong các hoạt động thi đua dạy học và giáo dục học sinh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
B. KẾT QUẢ TÌM HIỂU

1. Tình hình giáo dục địa phương


Phường 1 là một trong những phường phát triển nhất Thành phố Trà Vinh,
Phường tập trung nhiều cơ quan ban ngành, tôn giáo chùa chiền và tập trung nhiều
trường nhất Thành phố Trà Vinh. Riêng Mầm non trên địa bàn phường 1 có 9 trường
mầm non. Các trường được sự quan tâm của các ban ngành nên được đầu tư khang
trang về cơ sở vật chất, thu hút nhiều trẻ đến học. Hằng năm công tác phổ cập giáo
dục mầm non đều được Uỷ ban Nhân dân thành phố công nhận đạt 98% trở lên.
 Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào
tạo thành phố Trà Vinh, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, Ban ngành đoàn thể. -
Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao.
Ban Đại diện Cha mẹ học sinh nhiệt tình, kết hợp chặt chẽ với trường trong việc nuôi
dạy cháu - Cơ sở vật chất từng bước hoàn thiện đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho
trẻ.
 Khó khăn:
Cơ sở đang xây dựng mới chưa hoàn thiện nên chưa có các phòng chức năng cho trẻ
hoạt động (còn thiếu phòng bảo vệ, phòng ngoại ngữ).
 Số lượng trẻ
Trường có 8 nhóm lớp (trong đó 02 nhóm trẻ, 02 lớp mầm, 02 lớp chồi, 02 lớp lá).
Chia ra:
+ Nhóm trẻ: 53 trẻ
+ Khối Mầm: 90 trẻ
+ Khối Chồi: 90 trẻ
+ Khối Lá: 92 trẻ

2. Cơ sở vật chất
Trường toạ lạc tại một địa điểm có môi trường trong lành và cảnh quan thân thiện,
phù hợp cho phát triển giáo dục, được xây dựng trên khuôn viên rộng rãi (28.700m2)
với 05 khu nhà.
Trong đó:
+ Có 01 khu phục vụ công tác hành chính
+ 04 khu còn lại phục vụ cho hoạt động dạy và học
+ 01 giảng đường (462m2) để tổ chức sự kiện, đáp ứng nhu cầu hội họp, giao lưu, giáo
dục, rèn luyện.
Tất cả các phòng học của Trường đều được trang bị:
+ Cửa kính.
+ Bảng chống loá chống bụi.
+ Hệ thống tivi box.
+ Hệ thống đèn chiếu sáng và bàn ghế đạt chuẩn.
+ Trường có các phòng thí nghiệm, phòng dạy Tin học, Tiếng Anh và thư viện phục vụ
giáo viên và học sinh.
+ 01 nhà thi đấu đa năng (1.000m2) sử dụng cho các sự kiện giáo dục, văn hoá, văn
nghệ, thể dục thể thao của toàn trường.
+ 02 sân bóng đá cỏ nhân tạo (1.255m2), sân bóng chuyền (300m2), hồ bơi, khu sân chơi,
công viên dành riêng cho học sinh Mầm non, Tiểu học.
+ Bếp ăn rộng rãi, vệ sinh, nguồn thực phẩm đảm bảo sạch sẽ, an toàn và cân đối về
dinh dưỡng.
+ 03 toà nhà ký túc xá của Trường với trên 800 giường ngủ đáp ứng nhu cầu bán trú và
nội trú của học sinh.
Phần cơ sở vật chất của tổ Mầm non rộng rãi, khang trang, đủ điều kiện và trang thiết
bị phục vụ cho yêu cầu chăm sóc – giáo dục trẻ. Mỗi lớp học đều có phòng học, phòng
ăn, phòng kho và nhà vệ sinh riêng biệt; mỗi phòng học đều có tủ, giường, bàn ghế, tivi,
máy lạnh, máy quạt, đèn chiếu sáng…; có sân chơi, công viên dành riêng cho trẻ Mầm
non. Chế độ dinh dưỡng của trẻ luôn được đảm bảo cung cấp đầy đủ và thực đơn luôn
thay đổi hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng cho trẻ. Ở trường, trẻ Mầm non bán trú 100%
số trẻ. Về việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ đều theo quy định của
chương trình giáo dục mầm non.
3. Đội ngũ giáo viên
Trường Thực hành Sư phạm gồm:
+ 01 Chủ tịch Hội đồng tư vấn là ông Trần Hoàn Kim
+ 01 Hiệu trưởng là thầy Nguyễn Huy Thông
+ 04 Phó Hiệu trưởng là thầy Phạm Hải Đăng, cô Phạm Thị Trúc Mai, cô Phan Thị
Tuyết Mai, thầy Lê Phong Dũ
+ Phụ trách ở các cấp học (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ
thông).
Trường hiện có 10 tổ chuyên môn:
+ Tổ Văn phòng, tổ Quản trị – thết bị, ban Website và truyền thông
+ Tổ Mầm non, tổ Tiểu học, tổ Toán
+ Tổ Lý – tin – công nghệ, tổ Hoá – sinh - thể dục
+ Tổ Ngoại ngữ - ngữ văn, tổ Sử - địa – giáo dục công dân – giáo dục quốc phòng; mỗi
tổ đều có tổ trưởng
+ Tổ phó phụ trách riêng của mỗi tổ, các tổ đều có chức năng và nhiệm vụ khác nhau.
Về tổ Mầm non – Trường Thực hành Sư phạm có:
+ 01 Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn Mầm non là cô Phạm Thị Trúc Mai
+ 01 Tổ trưởng là cô Huỳnh Thị Quế Linh
+ 01 Phó Tổ trưởng là cô Đồng Thị Thuỳ Linh.
Tổ Mầm non hiện có 08 lớp (2 lớp Nhóm trẻ, 2 lớp Mầm, 2 lớp Chồi, 2 lớp Lá) với
16 giáo viên phụ trách các lớp. Mỗi lớp có 2 giáo viên chủ nhiệm phụ trách về sổ sách,
về giảng dạy và chăm sóc trẻ, giáo viên của mỗi lớp tự phân công công việc cụ thể và
luôn hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
Riêng về đội ngũ giáo viên mầm non số lượng giáo viên gồm có 16 cô và 323 trẻ
chia làm 8 nhóm lớp:
+ Nhóm trẻ 1 số lượng 27 trẻ, người quản lí gồm: Cô Lê Thị Ngọc Hân và cô Nguyễn
Thị Cẩm Tiên
+ Nhóm trẻ 2 số lượng 26 trẻ, người quản lí gồm: Cô Đinh Thị Thu Ngân và cô Nguyễn
Thị Thủy Tiên
+ Lớp Mầm 1 số lượng 45 trẻ, người quản lí gồm: Cô Nguyễn Cẩm Giàu và cô Nguyễn
Thúy Thúy
+ Lớp Mầm 2 số lượng 45 trẻ, người quản lí gồm: Cô Đoàn Thị Thúy Kiều và cô Thân
Thị Mỹ Nữ
+ Lớp Chồi 1 số lượng 45 trẻ, người quản lí gồm: Cô Huỳnh Thị Ngọc Ngoan và cô
Nguyễn Thị Cẩm Giang
+ Lớp Chồi 2 số lượng 45 trẻ, người quản lí gồm: Cô Nguyễn Thị Mỹ Tiên và cô Võ Thị
Tú Quyên
+ Lớp Lá 1 số lượng 46 trẻ, người quản lí gồm: Cô Huỳnh Thị Quế Linh và cô Phạm Thị
Hồng Phương
+ Lớp Lá 2 số lượng 46 trẻ, người quản lí gồm: Cô Đồng Thị Thùy Linh và Trương Thị
Ngọc Hân

 Thời gian biểu của trẻ:


Việc chăm sóc và giáo dục trẻ, tại trường thường có một thời gian biểu cụ thể như
sau:

- 6h30’ – 7h15’: Đón trẻ - Trò chuyện (Chơi tự do) – Điểm danh.

- 7h15’ – 7h30’: Thể dục sáng – Tắm nắng.

- 7h30’ – 8h00’: Ăn sáng - Vệ sinh cá nhân.

- 8h00’ – 8h30’: Hoạt động chung (có mục đích học tập).
- 8h30’ – 9h15’: Hoạt động ngoài trời (trải nghiệm, khám phá…).

- 9h15’ – 9h30’: Vệ sinh cá nhân. Ăn sữa chua.

- 9h30’ – 10h15’: Hoạt động góc.

- 10h15’ – 10h30’: Vệ sinh cá nhân – chuẩn bị ăn trưa.

- 10h30’ – 11h15’: Ăn trưa.

- 11h15’ – 11h30’: Vệ sinh cá nhân (chảy răng, thay quần áo), chuẩn bị ngủ trưa.

- 11h30’ – 14h00’: Ngủ trưa.

- 14h00’ – 14h15’: Vệ sinh cá nhân – vận động nhẹ sau khi ngủ.

- 14h15’ – 15h00’: Ăn phụ xế.

- 15h00’ – 15h30’: Vệ sinh cuối ngày (tắm trẻ).

- 15h30’ – 16h00’: Hoạt động chiều (hoạt động tự chọn: THMTXQ, Làm quen tiếng
Anh, ôn tập, nêu gương…).

- 16h30’ – 17h00’: Chơi theo ý thích – Trả trẻ.

Tùy theo tình hình mà giáo viên có thể chuyển đổi hoạt động phù hợp với thực tế
của nhóm, lớp mình nhưng phải đảm bảo thực hiện các hoạt động hiệu quả.

Với thời gian biểu này, em phụ giúp và hỗ trợ các cô trong việc chăm sóc, giáo
dục trẻ và quan sát cô khi lên tiết dạy.

 Phổ biến quy định

Tiếp theo các cô phổ biến quy định của nhà trường đối với sinh viên kiến tập, phân
công thời gian kiến tập cho sinh viên. Cô Đoàn Thị Thúy Kiều phân công thời gian. Em
và bạn Huỳnh Thị Huyền Trân, bạn Võ Thị Huyền Trân, bạn Võ Thị Tuyết Trân cùng
kiến tập tại lớp Mầm 2 do cô Đoàn Thị Thuý Kiều hướng dẫn trực tiếp trong quá trình
kiến tập 2 tuần tại trường.

Đặc biệt ở 2 tuần này em cùng các bạn được dự giờ các tiết dạy mẫu của các cô và học
được từ các cô rất nhiều thừ từ việc làm đồ dùng, bố trí đồ dùng, đội hình của trẻ, cách xử lý
các tình huống Sư phạm, cách tổ chức hoạt động một cách sinh động, thu hút trẻ và thể hiện
được sự tích cực của trẻ trong tiết học.

 Hoạt động dự giờ:

- Tiết hoạt động làm quen văn học, đề tài “Hạt gạo làng ta” lớp Mầm 1 số lượng trẻ 22
của cô Nguyễn Thúy Thúy. ( 10/05/2022).

- Tiết hoạt động ngoài trời, đề tài “quan sát cây xanh” lớp Mầm 1 số lượng trẻ 22 của cô
Nguyễn Thúy Thúy. (10/05/2022).

- Tiết hoạt động làm quen chữ cái, đề tài “trò chơi chữ g,y” lớp Lá 2 số lượng trẻ của
cô Trương Thị Ngọc Hân. (11/05/2022).

- Tiết hoạt động ngoài trời, đề tài “quan sát cá lóc, cá trê” lớp Lá 2 số lượng trẻ của cô
Trương thị Ngọc hân. (11/05/2022).

- Tiết nhận biết tập nói, đề tài “Đèn giao thông” lớp Nhóm trẻ 1, số lượng 12 trẻ của cô
Lê Thị Ngọc Hân. (12/05/2022).

- Tiết nhận biết phân biệt, đề tài “ Nhận biết phân biệt hình tròn hình vuông” lớp Nhóm
trẻ 2 số lượng trẻ của cô Nguyễn Thị Thủy Tiên.(13/05/2022).

- Tiết hoạt động ngoài trời, đề tài “tìm hiểu quả xoài, cam” lớp Mầm 2 số lượng trẻ 20
của cô Đoàn Thị Thúy Kiều. (13/05/2022)

- Tiết hoạt động thể dục, đề tài “Bò thấp chui qua cổng” lớp Chồi 2 số lượng 24 trẻ của
côVõ Thị Tú Quyên. (16/05/2022).

- Tiết hoạt động thể dục, đề tài “Đi trong đường hẹp” lớp Mầm 1 số lượng trẻ 22 của cô
Nguyễn Cẩm Giàu. (17/05 /2022).

- Tiết làm quen với toán, đề tài “Đếm đến 9, nhận biết nhóm có 9 đối tượng, nhận biết số
9” lớp Lá 1 số lượng trẻ 24 của cô Phạm Thị Hồng Phương . (17/05/2022)

+ Tiết hoạt động với đồ vật đề tài “ Xâu vòng hoa” lớp trẻ 1 số lượng trẻ 21 của cô
Nguyễn Thị Cẩm Tiên. ( 21/04/2022).
+ Tiết hoạt động nhận biết phân biệt màu đề tài “ phân biệt màu đỏ, màu xanh” lớp
nhóm trê 2 số lượng trẻ 12 của cô Nguyễn Thị Thuỷ Tiên ( 21/4/2022)

+ Tiết hoạt động khám phá đề tài “ trò chuyện về aobaom” lớp mầm 1 số lượng trẻ 24
của cô Nguyễn Thuý Thuý (21/4/2022)

+ Tiết hoạt động Âm nhạc đề tài “ vận động minh hoạ Quê hương tươi đẹp” lớp chồi 2
số lượng trẻ 24 của cô Võ Thị Tú Quyên (21/4/2022)

+ Tiết hoạt động làm quen với toán đề tài “ đếm” và “hoạt động ngoài trời” lớp chồi 2
số lượng trẻ 24 của cô Nguyễn Thị Mỹ Tiên (22/4/2022)

+ Tiết hoạt động Thể dục đề tài “ Bật chụn chân, tách chân qua ô” lớp chồi 1 số lượng
trẻ của cô Huỳnh Thị Ngọc Ngoan (25/4/2022)

4. Các loại hồ sơ của trẻ

Với thời gian kiến tập 2 tuần tại trường, em được các cô tận tình hướng dẫn, chỉ dạy
cho em từ những công việc nhỏ nhất và em được phụ giúp và hỗ trợ cô trong việc chăm
sóc, giáo dục trẻ. Ngoài ra, em còn được cô Đoàn Thị Thúy Kiều hướng dẫn về cách làm
một số hồ sơ, sổ sách phục vụ trong công tác giáo dục và chăm sóc trẻ như:

 Sổ dành cho trẻ:

 Sổ bé ngoan: gồm sơ yếu lý lịch của trẻ; giáo viên và phụ huynh theo dõi, ghi
chép, trao đổi 2 chiều tình hình phát triển của trẻ; định hướng chung về đổi mới, chăm
sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong trường. Sổ được giáo viên trả về gia đình trẻ hằng
tháng và cho phụ huynh ký tên. Mỗi trang sổ bé ngoan là 1 tháng, mỗi tháng gồm 4 tuần
tương ứng với 4 bông hồng. Năm học của trẻ được bắt đầu từ tháng 9, kết thúc năm học
ở tháng 5. Trong một tháng nếu trẻ đạt từ 3 bông hồng trở lên sẽ được xếp loại bé ngoan;
khi bé đạt 2 bông hồng thì lấy xác xuất 50%, 50%; còn khi bé đạt 1 bông hồng thì xếp
loại bé không ngoan. Vào tháng 5 trẻ sẽ được nhận xét chung cuối năm.

 Biểu đồ sức khỏe:

* Phân loại biểu đồ:

- Có hai loại biểu đồ:


+ Biểu đồ theo dõi cân nặng theo tuổi.

+ Biểu đồ cân nặng theo chiều cao.

- Biểu đồ dành cho bé trai (màu xanh đậm).

- Biểu đồ dành cho bé gái (màu hồng).

* Cách chấm biểu đồ:

- Viết tháng sinh của trẻ vào ô đầu tiên trong lịch tháng tuổi.

- Viết tuổi mới vào ô tháng sinh của năm sau.

- Biểu đồ chiều cao tính bằng cm.

- Biểu đồ cân nặng tính bằng kg.

- Kết quả cân nặng, chiều cao biểu hiện bằng chấm tròn(.), nối nhiều điểm chấm
tròn với nhau thành một đường biểu diễn:

+ Nếu đường biểu diễn đi lên: trẻ phát triển tốt.

+ Nếu đường biểu diễn đi ngang: trẻ có một điều gì đó đe dọa sức khỏe.

+ Nếu đường biểu diễn đi xuống: rất nguy hiểm cho sức khỏe trẻ.

 Sổ dành cho giáo viên gồm:

 Sổ họp: họp chuyên môn, họp Hội đồng, hợp Tổ nhóm, họp Chi đoàn…

 Sổ kế hoạch cá nhân: sổ được làm hằng tháng và được bắt đầu vào tháng 8.

 Sổ dự giờ.

 Sổ kế hoạch cá nhân.

 Sổ tuyên truyền và phòng chống dinh dưỡng.

- Kế hoạch đầu năm.

- Lập kế hoạch tuyên truyền theo tháng tùy theo đơn vị và hoàn cảnh.
- Danh sách cân đo của trẻ.

 Sổ theo dõi của bé gồm:

- Danh sách lớp.

- Nội dung giáo dục.

- Lý lịch học sinh: ghi họ tên cha mẹ, nghề nghiệp, nơi ở…

- Chấm cờ: được chấm và xếp loại như sau: trong 1 tuần có 5 ngày, nếu trẻ đạt từ
3 cờ trở lên thì được xếp loại bé ngoan trong tuần. Trong 1 tháng có 5 tuần, nếu trẻ có 3
tuần đạt bé ngoan thì trẻ được xếp loại bé ngoan trong tháng.

- Cân đo: ở Nhà trẻ trẻ được cân đo hằng tháng, còn ở Mẫu giáo trẻ được cân đo
theo quý.

- Theo dõi đồ dùng, thiết bị của lớp học.

- Dự giờ, thăm lớp giáo viên.

 Kế hoạch giáo dục (Giáo án):

 Kế hoạch hoạt động theo chủ đề (kế hoạch tháng) gồm:

- Mục tiêu: ở các khối Mẫu giáo có 5 mục tiêu tương ứng với 5 lĩnh vực, còn ở
khối Nhà trẻ có 4 mục tiêu tương ứng với 4 lĩnh vực.

- Nội dung.

- Hoạt động: nội dung giáo án của từng bài dạy.

 Kế hoạch tuần: kế hoạch hoạt động góc, hoạt động ngoài trời và hoạt động
chiều…

 Kế hoạch hoạt động: đánh giá, nhận xét vào cuối ngày.

 Để xác định tỉ lệ trẻ theo xếp loại được tính như sau:
Số bé ngoan∗100
Bé ngoan=
Sỉ số lớp
Số bé thừa cân∗100
Bé suy dinh dưỡng=
Sỉ số lớp

(Bé béo phì+ suy dinh dưỡng vừa+ suy dinhdưỡng nặng)∗100
Bé bìnhthường=
Sỉ số lớp

Bé chuyên cần: Tổng số ngày học trong tháng * sỉ số lớp = A;


B∗100
A – tổng số ngày nghỉ của tháng = B; A
=Bé chuyên cần .

Khi dự giờ các tiết dạy của các cô em học được cách các cô sắp xếp vị trí, đội
hình… cho phù hợp với từng tiết dạy; em còn được học cách dẫn dắt vào bài một cách
thu hút trẻ hơn; em còn học được cách giao tiếp, hoà nhập với trẻ, công việc hằng ngày
tại lớp của các cô, ... và còn rất nhiều thứ khác nữa.
5. Nhiệm vụ của giáo viên

- Cần bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ
em ở nhà trường.

- Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục
Mầm non.
- Trao dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín
của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu học sinh, thương yêu đối sử công
bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của
học sinh, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Học tập, rèn luyện nâng cao sức khỏe, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đổi mới
phương pháp giảng dạy.
- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định pháp luật và của ngành, các quyết định của
Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra đánh giá của
Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.
- Phối hợp với phụ huynh trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.


Quá trình đi kiến tập ở Trường Thực Hành Sư Phạm, tuy khoảng thời gian kiến tập
không nhiều nhưng đã giúp em học hỏi thông suốt rất nhiều điều mà khi học ở trường,
em chỉ được học trên lý thuyết rất mơ hồ, chưa hình dung ra buổi sinh hoạt học tập, một
buổi đứng lớp như thế nào. Nay em đã được xuống trường tận mắt nhìn thấy sinh hoạt
công việc của cô và của học sinh trong trường.
Cũng nhờ đợt kiến tập này em đã được dự giờ và tham gia các hoạt động của
trường, em mới cảm thấy rằng một giáo viên không đơn giản như mình tưởng tượng.
Tuy vẫn biết mỗi nghề mỗi vất vả, khó khăn khác nhau, nhưng cái nghề dạy học quả
thật rất khó khăn, vất vả, gian giao, thức khuya dậy sớm. không phải ai cũng cảm nhận
được nổi vất vả ấy, chỉ có những người trong nghề mới thấu hiểu và thông cảm cho nhau
được các thầy cô tận tình chu đáo coi học sinh như con. Cũng như tình thương ấy mà các
thầy cô không hề ngại khó khăn gian khổ.
Chỉ qua hai tuần kiến tập, em đã rút ra bài học kinh nghiệm đối với bản thân. Tục
ngữ có câu “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn ” những điều chúng ta mới biết thì
quá ít so với những gì có trong xã hội.mQua đợt kiến tập đã cho em được nhiều bài học
kinh nghiệm cho bản thân mình. Khi đứng lớp phải bình tĩnh tự tin đồng thời cũng phải
nghiêm khắc với trẻ để hình thành nề nếp học tập, ý thức kỷ luật và khả năng lắng nghe
chú ý của trẻ, phải sáng tạo nhạy bén trong tiết dạy, phong cách giảng dạy chững chạc
nghiêm túc, gương mẫu với trẻ, lịch sự nơi đông người. Luôn giữ mối quan hệ tốt với
cán bộ, giáo viên, đồng nghiệp, nhân dân địa phương. Nắm kiến thức xây dựng nội dung
bài giảng chính xác , khoa học. Lời nói rõ ràng , diễn cảm thu hút trẻ , phát âm chuẩn
dứt khoát. Áp dụng kiến thức , một cách linh hoạt sáng tạo , phối hợp nhiều phương
pháp, kết hợp với đồ dùng đúng lúc đúng nơi giúp trẻ hiểu bài dễ dàng. Cần bám sát theo
dõi mức độ tiếp thu của trẻ để có sự điều chỉnh phù hợp. Nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý
của trẻ. Thu thập tài liệu , nắm rõ mục đích yêu cầu của từng đề tài. Chuẩn bị đồ dùng
dạy học đầy đủ. Không ngừng trao đổi học hỏi kinh nghiệm của cô , bạn bè , và không
ngừng tiếp thu những phương pháp giao dục mới.

Qua thực tế giáo dục mới thấy được công tác giáo dục vất vả như thế nào và cần phải
học tập nâng cao trình độ để đáp ứng kịp thời nhu cầu giáo dục ngày càng cao. Ngoài rút
ra bài học cho bản thân, em có rút ra được bài học cho công việc và nghề nghiệp trong
tương lai của mình. Đối với việc chủ nhiệm: Cần quan tâm trực tiếp tới lớp chủ nhiệm,
có những hình thức trách phạt, khen thưởng kịp thời nhằm tạo sự khích lệ cho trẻ, khơi
dậy tính tự giác và tinh thần thi đua của từng thành viên trong lớp chủ nhiệm. Cần thực
hiện đầy đủ và đúng thời gian quy định của nhà trường về hồ sơ giáo viên. Đối với trẻ :
Yêu thương trẻ , đối xử công bằng với trẻ, nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, đảm
bảo an toàn cho trẻ chăm sóc và giáo dục luôn đi đôi. Chú ý đến trẻ cá biệt để có biện
pháp giáo dục kịp thời. Tự khắc phục và bổ sung những kiến thức chuyên môn còn hạn
chế, tham khảo tri thức liên quan đến chuyên ngành từ mọi nguồn đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của xã hội. Đối với mọi người nhà trường: Chúng ta biết rằng xã hội sẽ không
tồn tại nếu mọi người sống cô lập không giao tiếp với nhau, vì thế ngoài việc giao tiếp
với mọi người xung quanh, còn phải tu dưỡng đạo đức cho xứng đáng là tấm gương
sáng vì thế em cần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và tuân theo nội quy, quy chế của
trường đưa ra. Đồng thời tích cực trong các hoạt động, phong trào của trường và nỗ lực
rèn luyện trong học tập, trong lao động. Cần giữ mối quan hệ tốt với bạn bè, mọi người
xung quanh. Đặc biệt cần tạo mối quan hệ tốt với phụ huynh để tuyên truyền về công tác
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ , tạo sự ủng hộ của phụ huynh. Luôn tiếp thu ý kiến đóng góp
của mọi người , điều chỉnh và sửa đổi những khiếm khuyết của bản thân để hoàn thiện ,
hòa nhập với mọi người. Để trở thành ,một giáo viên tốt được mọi người tin tưởng , học
trò yêu mến em hiểu rằng mình còn phải học hỏi , rèn luyện phẩm chất đạo đức trong
sáng , lòng kiên trì và ý thức kỷ luật và phải luôn phấn đấu trong công tác giảng dạy,
không ngừng học tập nâng cao trình độ tay nghề.

Tất cả còn ở phía trước, vẫn còn chờ một ý chí cầu tiến, một tình yêu nhiệt huyết với
nghề và một tấm lòng thật sự quý mến đối với trẻ, những mầm xanh của xã hội, của đất
nước.

Trà Vinh, ngày tháng năm 2022


Sinh viên
(Ký, ghi rõ họ tên)

Huỳnh Thị Ngọc Thương


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………………………………………………………………………………..……………………………………………………

…………………………..………………………………………………………………………………..…………………………

……………………………………………………..………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………..……………………………………………………

…………………………..……………………………………………………………………………….............................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Giáo viên hướng dẫn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đoàn Thị Thuý Kiều

You might also like