You are on page 1of 69

RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

MỘT SỐ KIẾN THỨC CHUNG

Nội dung học tập: Sự kiện mới của trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, phân hiệu Hà Nam, các chức vụ trong trường, các kênh
truyền thông của trường, các đời hiệu trưởng hoặc các nhân vật
thành công…
1. THÔNG TIN CHUNG
- Thành lập Trường chính thức là ngày 11/10/1951
Ban Đại học Văn khoa - tổ chức tiền thân của Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội được thành lập vào ngày 10 tháng 10 năm 1945
- Nhà trường còn có vinh dự được hai lần đón Bác về thăm (năm
1960 và năm 1964)
- Nhiều lần đổi tên: Trường Sư phạm Cao cấp, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 1, Trường Đại học Sư phạm - ĐHQG Hà Nội và
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngày nay, được tặng Huân
chương Hồ Chí Minh lần thứ nhất năm 2001 và lần thứ hai năm
2011, Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới năm 2004; Huân
chương độc lập hạng Nhất lần 2 vào 2016
- Phân hiệu Hà Nam là một phân hiệu của trường ĐHSP Hà Nội,
trang chủ: phhn.hnue.edu.vn
Địa chỉ: Lý Thường Kiệt, Lê Hồng Phong, Phủ Lý, Hà Nam
- Nhiệm kì mới của Hiệu trưởng là nhiệm kỳ 2020 - 2025 – GS.
Nguyễn Văn Minh

1
- Hội đồng trường cũng vừa được bầu mới, nhiệm kì 2020-2025,
chủ tịch là GS. Đỗ Việt Hùng (tổng cộng Hội đồng trường có 15
thành viên)
- BCH Đoàn Phân hiệu Hà Nam hiện tại là nhiệm kỳ 2019 – 2022
Được tiếp quản từ Cao đẳng Sư phạm Hà Nam.

2. VỀ FANPAGE
Page chính thức của đoàn trường: Đoàn TN - Hội SV Trường
ĐHSP Hà Nội (nhớ đúng cách nó viết tắt mà trả lời)
Tìm thêm thông tin trên page đoàn.

3. VỀ CÁC PHÒNG BAN, CHỨC VỤ


- Trường có 23 khoa đào tạo và 02 bộ môn trực thuộc
02 Viện nghiên cứu (Viện Nghiên cứu Sư phạm, Viện Khoa học
Xã hội) và 38 Trung tâm nghiên cứu khoa học và ứng dụng công
nghệ; 02 trường phổ thông (Trường THPT Chuyên ĐHSP và
Trường THPT Nguyễn Tất Thành); 01 trường mầm non thực hành
(Trường Mầm non Búp Sen Xanh)

4. VỀ CÁC ĐỜI HIỆU TRƯỞNG, CÁC NHẠC SĨ NGHỆ SĨ


THÀNH CÔNG TỪ TRƯỜNG
Các đời hiệu trưởng lần lượt: GS.TSKH Lê Văn Thiêm (1951-
1954), GS Đặng Thai Mai (1954-1956), GS.VS Phạm Huy Thông
(1956-1966), GS Nguyễn Lương Ngọc (1967-1975), GS.TSKH
Nguyễn Cảnh Toàn (1967-1975), GS Dương Trọng Bái (1976-
1980), PGS.TS Phạm Quý Tư (1980-1988), GS.TS Vũ Tuấn
(1988-1992), PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ (1992-1997), GS.TS Đinh
2
Quang Báo (1997 -2006), GS-TS Nguyễn Viết Thịnh (2006-
2012), PGS.TS Nguyễn Văn Minh (2012-nay).
Các Bí thư Đảng ủy trường ĐHSPHN từ khi thành lập
trường:
GS Trần Văn Giàu (Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Đại học Sư phạm
Văn Khoa và Đại học Sư phạm Khoa học (nay là Đại học Sư
phạm Hà Nội), năm 1954), Nguyễn Danh Hoàn (1957-1961), Đỗ
Đức Uyên (1961-1966), Hà Năng Kháng (1966-1976), Nguyễn
Chí Linh (1966-1980), Trần Thị Thục Nga (1980-1982), PGS.TS
Trần Thị Tâm Đan (1982-1983), PGS Phan Sỹ Tấn (1983-1984),
GS.TS Phan Ngọc Liên (1985-1990), GS.TS Nguyễn Hữu Mình
(1990-1992), GS.TS Bùi Văn Huệ (1992-1999), GS.TS Đinh
Quang Báo (Quyền Bí thư, 1999-2000) và PGS.TS Đinh Ngọc
Bảo (2000-2006), PGS-TS Trần Văn Ba (2006-2012), PGS.TS
Đặng Xuân Thư (2012-2/2020), GS.TS Nguyễn Văn Minh (Phó
Bí thư phụ trách từ tháng 3-6/2020), GS.TS. Đỗ Việt Hùng (tháng
6/2020 đến nay).
5. VỀ CÁC THÀNH TÍCH MỚI CỦA TRƯỜNG GẦN ĐÂY
- Toạ đàm "Kĩ năng sư phạm - Người giáo viên hạnh phúc" vào
8h30 ngày 5/11/2020 tại Hội trường Nhà K có 2 chuyên gia của
Chương trình "Thầy cô chúng ta đã thay đổi" trên VTV7 Đài
Truyền hình Việt Nam - PGS.TS Trần Thị Lệ Thu và TS.
Nguyễn Thị Thu Anh
- Cuộc thi ảnh nét đẹp người lao động
Thật vinh dự khi Công đoàn trường Đại học Sư phạm Hà Nội có
ảnh của anh Nguyễn Tuấn Khoa và nhân vật chính là chị Đinh

3
Thu Hà - khoa Nghệ thuật được CĐGD Việt Nam chọn gửi đi dự
thi cấp Tổng LĐLĐ Việt Nam trong cuộc thi "Nét đẹp Công đoàn"
- Cuộc thi “Nét chữ tri ân 2020” - CLB Chữ sư phạm
- Đoàn Thanh niên trường Đại học Sư phạm Hà Nội vinh dự được
đón Phó Thủ Tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trong cuộc gặp gỡ,
giao lưu thân mật giữa Phó Thủ tướng với tuổi trẻ Nhà trường
6. CÁC SỰ KIỆN MỚI Ở TRƯỜNG, CÁC KHOA (tìm trong
các page chính thống của Trường, Đoàn thanh niên, HSV
trường)
- Đoàn trường có cuộc vận động xây dựng “Văn hóa học đường,
văn minh công sở”; phát động phong trào “Ngày thứ Hai thanh
lịch”
Tổ chức tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
theo mô hình Blended learning. diễn ra vào tháng 10/2020

- Cuộc thi “Thanh lịch Sư phạm năm 2020” - nội dung chính là
ghi lại những việc làm hay, những hành động đẹp của đoàn viên
thanh niên đhsp Hà Nội

- Cuộc thi Giảng viên giỏi NVSP toàn quốc lần thứ nhất, ở Đại
học Hùng Vương, Phú Thọ: ĐHSP được 4 giải nhất, 4 giải nhì, 1
giải ba ở các nội dung thi đội và cá nhân. Nhất toàn đoàn.

4
MỘT SỐ CÂU HỎI HIỂU BIẾT SƯ PHẠM CỤ THỂ

A. CÂU HỎI TIẾNG VIỆT


Câu 1. Tên tác giả của các ca khúc: “Người thầy” Nguyễn Nhất Huy; " Em
đứng giữa giảng đường hôm nay" Tân Huyền; " Bài ca người giáo viên nhân dân"
Hoàng Vân;“Em yêu trường em” Hoàng Vân; “Ước mơ xanh” Lệ Giang; “Cô giáo
Tày cầm đàn lên đỉnh núi” Văn Ký; “ Cô nuôi dạy trẻ” Văn Tý;“Ngày đầu tiên đi
học” Nguyễn Ngọc Thiện;“Bài ca sư phạm” Phan Nhân; “Yêu người bao nhiêu, yêu
nghề bấy nhiêu” Văn Quỳ;“ Vì đàn em thân yêu” Phong Nhã; “ Mái trường mến
yêu” Lê Quốc Thắng;“Hành khúc ngày và đêm” Phan Huỳnh Điểu; “ Bụi phấn” Vũ
Hoàng; “Ở trường cô dạy em thế” Phạm Tuyên;“Cô giáo về bản” Trương Hùng
Cường; “Vết chân tròn trên cát” Trần Tiến; “‘Đi học” Bùi Đình Thảo; “Con đường
đến trường” Phạm Đăng Khương; “Chiều thu nhớ trường”Cao Minh Khanh; “Khi
tóc thầy bạc trắng”Trần Đức; “Bài học đầu tiên” Trương Xuân Mẫn

Câu 2. Tìm hai từ còn thiếu trong trích đoạn lời ca khúc “Người thầy” sau đây:
… “Người thầy, vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa,
Dòng đời, từng ngày qua êm đềm trôi mãi,
Chiều trên phố bao người …đón đưa..,
Dòng sông vắng bây giờ …gió mưa.,
Còn ai nhớ, ai quên con đò xưa” ...

Câu 3. Tìm lời câu hát thích hợp còn thiếu trong trích đoạn lời ca khúc “Vì đàn
em thân yêu” sau đây:
…“Vì học sinh thân yêu, vì ngày mai đang lên,
Người thầy giáo thương yêu dắt dìu đàn em,
Ta chăm sóc vườn ươm, nâng niu những chồi non
Trông về tương lai dạt dào niềm tin”…

Câu 4. Trong bài hát: " Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi", cô giáo đã đến dạy
tại bản của người dân tộc nào? - Mèo

Câu 5. Trích đoạn sau đây là của bài hát nào? Ai sáng tác?
…“Vì ngày mai tương lai, hỡi những măng non vô cùng yêu quý
Hỡi tuổi thanh niên phới mùa xuân
5
Học nhiều đi em ơi
Biết bao điều kì diệu từ cuộc sống đang giục giã đi lên
Bao trang sách bấy nhiêu là khối óc
Và học được mỗi lớp một khúc ca”…
Em sẽ lớn lên dưới những mái trường. Tác giả: Trọng Loan
Câu 6. Tên tác giả và tên bài hát mà trong đó cô giáo được ví “hiền như con
nai rừng”? Cô giáo về bản/ Tác giả: Trương Hùng Cường

Câu 7. Bài hát có đoạn “Một con đò sang ngang. Ôi lòng thầy mênh mang.
Cho em biết yêu cánh cò trong câu ca dao…” là của tác giả nào?
A. Trần Tiến
B. Hàn Ngọc Bích
C. Lưu Hà An
D. Trần Đức

Câu 7. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân
dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng ghi trong văn bản nào sau đây?
A. Điều lệ trường Cao đẳng
B. Luật giáo dục
C. Nghị quyết của Đảng
D. Tất cả các văn bản trên

Câu 8. Tháng 01/1993, Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành trung ương
(Khóa 7) ra Nghị quyết chuyên đề đầu tiên về giáo dục và đào tạo. Tên của Nghị
quyết này là:
“Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo”.
B. “Giáo dục cùng với khoa học và công nghệ được xem là quốc sách hàng
đầu”.
C. “Giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
D. “Giáo dục phải gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước”.

6
Câu 9. Quy định về tiền lương trong Luật Giáo dục sửa đổi 2009, nhà giáo
được hưởng thêm khoản phụ cấp nào khác so với Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005?
A. Phụ cấp khu vực;
B. Phụ cấp thâm niên;
C. Phụ cấp ưu đãi theo nghề;
D. Phụ cấp thu hút.

Câu 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định số 6290/QĐ –BGDĐT, ngày
13/12/2011 về phê duyệt chương trình Phát triển ngành sư phạm và các trường sư
phạm từ năm 2011 đến năm 2020 bao gồm mấy chuyên đề:
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 11: Trong quyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 -
2020” của thủ tướng Chính phủ thì giải pháp nào là then chốt?
A. Đổi mới quản lý giáo dục;
B. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
C. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quan hệ quốc tế về giáo dục;
D. Tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục.
Câu 12. Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống
tín chỉ được quy định tại:
A. Luật giáo dục
B. Quy chế 43/2007/QĐ-GDĐT
C. Quy chế 25/2006/ QĐ-GDĐT
D. Quyết định số 31/2001/ QĐ-GDĐT
Câu 13. Chỉ thị số 10/CT- TTg ngày 12/6/ 2013 của Thủ tướng chính phủ đã
đưa nội dung nào vào chương trình dạy học tại các cơ sở giáo dục?
A. Giáo dục phòng chống tham nhũng
B. Giáo dục Kỹ năng sống
C. Giáo dục giới tính
D. Giáo dục pháp luật

7
Câu 14. Chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT ngày 22/07/2008 đã phát động phong
trào:
A. “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
B. “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
C. Chương trình “Vận động hai không trong trường học”
D. “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Câu 15. Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy
thêm, học thêm đang được áp dụng hiện nay là:
A. Thông tư số 16/2012/TT-BGDĐT ngày 16/05/2012.
A. Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/05/2012.
B. Thông tư số 18/2012/TT-BGDĐT ngày 16/05/2012.
C. Thông tư số 19/2012/TT-BGDĐT ngày 16/05/2012.
Câu 16. Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc
với tất cả trẻ em Việt Nam trong độ tuổi:
A. từ 6 đến 14 tuổi.
B. từ 6 đến 13 tuổi.
C. từ 6 đến 12 tuổi.
D. từ 6 đến 11 tuổi.

Câu 17. Một trong những chủ trương, biện pháp để thực hiện xã hội hoá hoạt
động giáo dục và đào tạo là gì?
A. Xây dựng môi trường thuận lợi
B. Chú trọng các trường công lập
C. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội để phát triển
giáo dục
D. Tổ chức các hoạt động đa dạng

Câu 18. Thẩm quyền quyết định thành lập trường trung học phổ thông là:
A. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
C. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
D. Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố

8
Câu 19. Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện nay, trường
chuyên được thành lập ở cấp:
A. Tiểu học
B. Trung học cơ sở
C. Trung học phổ thông
D. Tất cả các cấp học

Câu 20. Trong chương trình hành động của ngành giáo dục thực hiện chiến
lược phát triển giáo dục Việt Nam 2010-2020 ban hành ngày 4/4/2013 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chia ra làm mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào
A. 2 giai đoạn: 2010-2015 và 2015 đến 2020
B. 2 giai đoạn: 2013-2015 và 2016 đến 2020
C. 3 giai đoạn: 2010-2013; 2013-2015 và 2016 đến 2020
D. 1 giai đoạn: 2010 đến 2020

Câu 21. Theo quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống
tín chỉ, khối lượng học tập tối thiểu mà mỗi sinh viên phải đăng ký trong mỗi học kỳ,
trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên được xếp hạng học lực bình
thường là:
A. 15 tín chỉ
B. 14 tín chỉ
C. 12 tín chỉ
D. 10 tín chỉ

Câu 22. Trong quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các
cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy số
60/2007/QĐ-BGDĐT, học sinh sinh viên có quyền gì?
A. Quyền tố cáo
B. Quyền khiếu nại
C. Quyền tự đánh giá
D. Quyền sử dụng kết quả rèn luyện.

9
Câu 23. Chỉ thị 40/2004/ CT-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã
quán triệt ngành Giáo dục- Đào tạo thực hiện vấn đề nào sau đây?
A. Đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa
B. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học trong nhà trường
C. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của
học sinh
D. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Câu 24. Dự án mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) bắt đầu được thí
điểm ở 6 tỉnh, thành phố của bậc Tiểu học từ năm học nào?
A. Năm học 2010-2011
B. Năm học 2011-2012
C. Năm học 2012-2013
D. Năm học 2013-2014

Câu 25. Điểm mới của mô hình trường học mới ở Việt Nam là:
A. Thay đổi nội dung dạy học
B. Thay đổi cách thức tổ chức hoạt động dạy học,
C. Thay đổi việc dự giờ đánh giá giáo viên
D. Cả B và C.

Câu 26. Năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động cuộc vận động:
A. “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”
B. “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
C. “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
D. Cả A và B.

Câu 27. Cuộc vận động nào trong ngành Giáo dục được phát động chính thức
vào ngày 20/11/2007 nhân kỷ niệm 25 ngày Nhà giáo VN và được tổng kết vào ngày
20/11/2012:
A. Chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục.
B. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

10
C. Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo
D. Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo, không ngồi nhầm lớp

Câu 28. Những nội dung chính của cuộc vận động “Hai không” do Bộ trưởng
Bộ GD&ĐT phát động là:
A. Nói không với tiêu cực trong thi cử
B. Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục, không tiêu cực trong thi
cử, nói không đào tạo không đạt chuẩn và nói không với không đáp ứng yêu cầu
của xã hội.
C. Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không với tiêu cực trong thi
D. Không thương mại hoá trong giáo dục, Không có hành vi tiêu cực, gian lận
trong học tập, thi cử

Câu 29. Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự
học và sáng tạo” nhằm mục đích:
A. Nâng cao phẩm chất người thầy trong giáo dục
B. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
C. Phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên trong hoạt động dạy học
D. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhà giáo đối với nghề

Câu 31. Chủ trương Xã hôi hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước ta là thể hiện
sinh động quan điểm nào trong tư tưởng Hồ Chí Minh
A. Quan điểm “Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của quần chúng nhân dân”
B. Quan điểm “Giáo dục và đào tạo là bước đầu tiên của sự sống còn trong
một quốc gia”
C. Quan điểm “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”
D. Quan điểm “Giáo dục phải toàn diện”

Câu 32. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” do Bộ GD&ĐT phối hợp triển khai với các đơn vị khác nhằm mục đích:
A. Để giáo dục toàn diện đạo đức, nhân cách cho học sinh Việt Nam.
B. Để nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam.
C. Để quảng bá với thế giới.
11
D. Để thực hiện xã hội hóa giáo dục.

Câu 33. Giải pháp “ Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và
đánh giá chất lượng giáo dục” trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã đề
ra đến năm nào 100% giáo viên phổ thông có khả năng ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học?
A. 2015
B. 2017
C. 2018
D. 2020

Câu 34. “ Sáng tạo ngay trong từng bài giảng, sáng tạo trong việc làm và sử
dụng đồ dùng, tích cực tham gia các cuộc hội thảo, các chuyên đề, tham gia nghiên
cứu khoa học các đề tài, viết sáng kiến kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm có chất
lượng tốt” là 1 trong những yêu cầu của cuộc vận động nào?
A. Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục
B. Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo
C. Dân chủ , kỷ cương, tình thương, trách nhiệm
D. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Câu 35. Một trong những nguyên tắc được quán triệt trong xây dựng chương
trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 là gì?
A. Thống nhất, liên thông
B. Lí luận, hiện đại
C. Khoa học thực nghiệm
D. Khoa học cơ bản

Câu 36. Câu nói: “Người thầy giáo tốt là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi
không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo
tốt là những người anh hùng vô danh” là của ai?
A. Phạm Văn Đồng
B. Trường Chinh
C. Hồ Chí Minh

12
D. Lê Duẩn

Câu 37. Trong các lời dạy dưới đây, lời dạy nào là của Chủ tịch Hồ Chí
Minh?
A. “Gốc của sự học là học làm người”.
B. “Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi phải vất vả, khó nhọc mới lên tới
đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi, trượt chân một cái là nhào xuống
vực sâu”.
C. “Nghề thầy giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”.
D. “Muốn lãnh đạo phải biết người. Muốn biết người phải nghe họ nói”.

Câu 38. Người đầu tiên trong lịch sử đã xây dựng một hệ thống giáo dục hoàn
chỉnh trong công xưởng cho người lao động từ ấu thơ đến người lớn là:
A. R. Owen (1771-1858)
B. J.A.Cômenxki (1592 - 1670).
C. A.X.Makarenko (1888 – 1939)
D. K.D.Usinxki (1824 – 1870)

Câu 39. Người đề cao vai trò của giáo dục với khẳng định “Một dân tộc muốn
tồn tại và phát triển phải có Thứ (đông dân), Phú (giàu), Giáo (được giáo dục)” là:
A. Lê Quý Đôn (1726 -1784)
B. Khổng Tử (551- 479 trước CN)
C. Mạnh Tử (trước CN 372 –trước CN 289)
D. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (1723 – 1804)

Câu 40. Người đầu tiên đưa chữ nước nhà (chữ Nôm) vào chương trình dạy
học là:
A. Lê Quý Đôn (1726 -1784)
B. Chu Văn An (1292 – 1370)
C. Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871)
D. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (1723 – 1804)

Câu 41. “Người thầy trung bình chỉ biết nói, Người thầy giỏi biết giải thích,
Người thầy xuất chúng biết minh họa, Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng
’’. Đây là câu nói của ai?
13
A.V.A.Xukhomlinxki
B.Usinxki
C. William A. Warrd
D. Comenxki

Câu 42. “Sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi
nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được” là câu nói
của nhà giáo dục nổi tiếng:
A. Usinxki
B. Makarencô
C. Xukhumlinxki
D. Cômenxiki

Câu 43. “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học” là
câu nói của nhà giáo dục nổi tiếng:
A. Usinxki
B. Makarencô
C. Xukhumlinxki
D. Cômenxiki
Câu 44. “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí vững thì thế nước mạnh
và thịnh, nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy. Vậy nên các đáng thánh đế, minh
vương không ai không lo việc bồi dưỡng nhân tài, tin dùng kẻ sĩ, vun đắp nguyên khí
là việc nên làm trước tiên” là câu danh ngôn về giáo dục của ai?
A. Nguyễn Trãi
B. Lê Thánh Tông
C. Thân Nhân Trung
D. Quang Trung

Câu 45. Điền từ còn thiếu vào dấu ba chấm (“…”). Người giáo viên bình
thường mang … đến cho trò, người giáo viên giỏi biết dạy học trò đi tìm ... (Lời dẫn của
Đi-xtéc-véc)
A. Chân lý
B. Kiến thức
C. Tri thức
D. B và C

14
Câu 46. Ông sinh ra là một người bị tật nguyền cả hai tay nhưng bằng nghị lực
phi thường của mình ông đã vượt lên số phận nghiệt ngã để thành công trong cuộc
sống trở thành một nhà giáo ưu tú, nhà thơ. Ông là ai?
A. Nguyễn Ký Ngọc
B. Nguyễn Ngọc Ký
C. Nguyễn Bá Ngọc
D. Nguyễn Ngọc Bá

Câu 47. Ông là ai? Ông là người mở đầu cho giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ
XIX, tên tuổi ông là tượng trưng cho lòng yêu nước của nhân dân miền Nam, và thơ
văn ông là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống
bọn xâm lược phương Tây ngay buổi đầu chúng đặt chân lên đất nước ta. Ông cũng
là một nhà giáo, một thầy thuốc.
A. Nguyễn Du
B. Nguyễn Đình Chiểu
C. Nguyễn Dữ
D. Nguyễn Thúc Tự

Câu 48. "Tôi muốn sinh viên tự xây dựng vốn hiểu biết của mình để họ có thể kể
lại việc làm thế nào mà họ giải được bài toán." Là câu nói của ai?
A. Donald Saari
B. Ken Bain
C. Nguyễn Văn Nhật
D. Paul Baker

Câu 49. “ Bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục” là câu nói của
ai?
A. Karl Marx
B. Lev.Tolstoy
C. I.A.Gontcharov
D. Hồ Chí Minh

Câu 50. “Vạn thế sư biểu” là ai?


A. Hồ Chí Minh
15
B. Khổng Tử
C. Mạnh Tử
D. Lão Tử

Câu 51. “ Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc
của người khơi dậy ngọn lửa của tâm hồn” là câu nói của ai?
A. Khổng Tử
B. Uyliam Bato Dit
C. Einstein
D. Aristos

Câu 52. Vị vua nào cho xây dựng Quốc tử giám bên cạnh Văn Miếu?
A. Lý Thánh Tông
B. Lý Nhân Tông
C. Lý Thái Tông
D. Lý Anh Tông

Câu 53. “Bạch Vân cư sĩ ” là tên hiệu của người thấy giáo nào ?
A. Chu Văn An
B. Nguyễn Đình Chiểu
C. Nguyễn Bỉnh Khiêm
D. Trần Nguyên Đán

Câu 54. Hãy chọn một trong những phương án sau đây để hoàn chỉnh câu: “Dù
khó khăn đến đâu cũng phải …… thi đua dạy tốt và học tốt” đúng với nguyên văn
lời nói của Bác Hồ.
A. Tiếp tục (câu 8)
B. Không ngừng
C. Phấn đấu
D. Không thêm từ

16
Câu 55. Trong lịch sử cách mạng nước ta, đây vừa là một phong trào cách
mạng, vừa là một thiết chế văn hóa giáo dục. Hãy cho biết đây là phong trào gì?
A. Bình dân học vụ
B. Truyền bá quốc ngữ
C. Thi đua hai tốt
D. Xã hội hóa giáo dục phổ thông.

Câu 56. Ông là người đầu tiên đề ra quan điểm giáo dục theo lứa tuổi cụ thể,
lên lớp theo hệ thống “lớp - bài”, giảng dạy thông qua sách giáo khoa, được coi là
“ông tổ của nền giáo dục cận đại”, “Gallilê trong giáo dục”, ông là ai?
A. J.J Ruxô
B. Usinxki
C. Côrupxcaia
D. Cômenxki

Câu 57. “Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có
đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài mà không có đức thì tham ô hủ hoá,
có hại cho nước. Có đức mà không có tài như ông bụt ngồi trong chùa không giúp ích
gì được ai”
Câu nói trên là của ai?
A. Trường Chinh
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh
C. Võ Nguyên Giáp
D. Phạm Văn Đồng

Câu 58. Nói về ông, nhà sử học Phan Huy Chú đã ca ngợi: “Học nghiệp tinh
thông, tiết tháo cao thượng, làng Nho nước Việt trước sau chỉ có mình ông”, bạn
cho biết ông là ai?
A. Chu Văn An
B. Nguyễn Trãi
C. Nguyễn Bỉnh Khiêm
D. Nguyễn Khuyến

17
Câu 59. “Dạy không nghiêm là lỗi ở thầy, chỉ nuôi con mà không dạy là lỗi ở
cha mẹ. Cha mẹ khuyên răn, thầy giáo dạy bảo mà học hành không thành là lỗi ở
con”. Câu nói trên là của ai?
A. Khổng Tử
B. Mạnh Tử
C. Lão Tử
D. Chu Văn An

Câu 60. Chọn từ thích hợp vào chỗ trống (…) để hoàn chỉnh câu nói:
“Học tập là …của kiến thức, kiến thức là … của hạnh phúc.”
A. Hạt giống
B. Căn bản
C. Mầm mống
D. Gốc

Câu 61. “Giáo dục một người đàn ông thì được một con người. Giáo dục một
người phụ nữ thì được một gia đình. Giáo dục một người thầy thì được một thế
hệ” là câu nói của:
A. Tagor
B. Petxtalogi
C. Lênin
D. Macarenco

Câu 62. Nhà văn Pháp Bayle đã viết: "Nếu Cô - men - ni - uýt chỉ viết có
quyển sách ấy, ông cũng đã là bất tử". Hãy cho biết, đó là cuốn sách nào của
Cômenxki?
A. Nhà trường trong lòng mẹ
B. Phép giảng dạy vĩ đại
C. Bước vào ngưỡng cửa của ngôn ngữ
D. Những quy tắc luân lý cần cho thanh niên các trường

18
Câu 63. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (...) trong câu nói của K.Đ Usinxki:
"Sức mạnh giáo dục chỉ bùng lên từ nguồn sống của...con người, rằng chỉ có… mới
giáo dục được…" .
A. Đạo đức
B. Nhân cách
C. Niềm tin
D. Lý tưởng

Câu 64. Nhà Tâm lý học Karl Jung nói: "Không thể trồng cây ở những nơi
thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít“...". Hãy cho biết từ còn thiếu
trong "..." là gì?
A. Sáng tạo
B. Tích cực
C. Nhiệt tình
D. Quan tâm

Câu 65. Câu nói: “Bể học xoay chiều sóng, phong tục trở về thuần hậu, trường
học lớn trong nước có vị thần như sao Bắc Đẩu, như núi Thái Sơn” là nói về nhà
giáo dục nào sau đây?
A. Nguyễn Trãi
B. Chu Văn An
C. Lê Quý Đôn
D. Lê Hữu Trác

Câu 66. "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người" là câu nói của Bác Hồ trong sự
kiện nào?
A. Về thăm trường Đại học sư phạm Hà Nội
B. Dự lớp học chính trị của giáo viên cấp 2 - 3 toàn miền Bắc
C. Phát động phong trào thi đua "Hai tốt"
D. Nói chuyện tại lễ khai mạc trường đại học nhân dân Việt Nam

19
Câu 67. Câu nói: “Trẻ em hư hỏng chỉ chứng tỏ rằng giáo sư đã thất bại mà
thôi” của A.X. Macarencô thể hiện rõ nhất nội dung của nguyên tắc nào trong giáo
dục học sinh?
A. Tôn trọng nhân cách người học
B. Yêu cầu cao đối với người học
C. Có niềm tin vào nhân cách người học
D. Thắt chặt kỉ luật đối với người học

Câu 68. Câu nói “Chỉ có cái chưa biết, chứ không có cái không biết” là của:
A. Hồ Chí Minh
B. Lênin
C. Ănghen
D. Các Mác.

Câu 69: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành
mà không học thì không trôi chảy” là câu nói của ai?
A. Lê nin
B. A.X. Makarencô
C. Chu Văn An
D. Hồ Chí Minh

Câu 70. Câu nói: “ Nghề dạy học là nghề sáng tạo nhất trong những nghề
sáng tạo” là của ai?
A. Trường Chinh
B. Phạm Văn Đồng
C. Hồ Chủ Tịch
D. Tôn Đức Thắng

Câu 71. “Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang
nhất. Dù tên tuổi không đăng lên báo, không được thưởng huân chương, song những
người thầy tốt là những anh hùng vô danh...” là câu nói của ai?
A. Hồ Chí Minh (câu 36)

20
B. Võ Nguyên Giáp
C. Nguyễn Lân
D. Đặng Thai Mai

Câu 72. Trong lịch sử Việt Nam, có một người giữ chức Bộ trưởng Bộ quốc
phòng và Bộ trưởng Bộ giáo dục. Đó là ai?
A. Nguyễn Thị Bình
B. Võ Nguyên Giáp
C. Tạ Quang Bửu
D. Nguyễn Văn Huyên

Câu 73. Bạn hãy cho biết người được mệnh danh là “Ông tổ” của nền sư phạm
cận đại là ai?
A. J. J.Rút xô
B.J. A.Kômenxky
C. A.X.Makarencô
D.K.D.Usinxki

Câu 74. Ai là hiệu trưởng đầu tiên của trường Quốc Tử Giám?
A. Chu Văn An
B. Nguyễn Thiếp
C. Lê Quý Đôn
D. Nguyễn Bỉnh Khiêm

Câu 75. “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành
mà không học thì không trôi chảy”, câu nói này của ai?
A. Lê nin
B. A.X. Makarencô
C. Chu Văn An
D. Hồ Chí Minh

21
Câu 76. Nhà giáo dục lớn, nhà văn hóa lớn, người anh hùng dân tộc Việt Nam,
người được xếp vào hàng danh nhân văn hóa nhân loại, được ví như “Sao khuê lấp
lánh”. Đó là ai?
A. Nguyễn Trãi
B. Nguyễn Trường Tộ
C. Hồ Chí Minh
D. Chu Văn An

Câu 77. Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú được nhà nước ta
thực hiện từ năm nào?
A. 1982
B. 1986 (năm đổi mới)
C. 1990
D. 1995

Câu 80. Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ký quyết định lấy ngày 20
tháng 11 hàng năm là ngày Nhà Giáo Việt Nam vào ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 28/9/1981
B. Ngày 18/10/1981
C. Ngày 28/9/1982
D. Ngày 18/11/1982

Câu 81. “Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng ánh sáng
mà người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời” là câu nói của ai?
A. Khổng Tử
B. Mạnh Tử
C. Lão tử
D. Quách Mạt Nhược.
Đáp án: D

Câu 82. Luật Giáo dục nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban
hành vào ngày, tháng,năm nào, kỳ họp Quốc hội khóa mấy?

22
A. 2/12/1998 - Kỳ họp Quốc hội thứ 4 – Khóa X
B. 2/12/1998 - Kỳ họp Quốc hội thứ 6 – Khóa X
C. 14/7/2005 – Kỳ họp Quốc hội thứ 7 – Khóa XI
D. 25 /11/2009 – Kỳ học Quốc hội thứ 6 - Khóa XII

Câu 83. Từ năm 1945 đến nay, hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam đã thực
hiện cuộc cải cách giáo dục vào những năm nào?
A. 1946, 1954, 1979
B. 1950, 1956, 1979
C. 1953, 1975, 1986
D. 1954, 1979, 2004

Câu 84. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động cuộc vận động: “ Nói không
với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” từ năm học nào?
A. Năm học 2003 – 2004
B. Năm học 2004 – 2005
C. Năm học 2005 – 2006
D. Năm học 2006 – 2007

Câu 85. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 được ký ngày tháng
năm nào?
A. Ngày 13 tháng 6 năm 2012
B.Ngày 13 tháng 7 năm 2012
C. Ngày 13 tháng 8 năm 2012
D. Ngày 13 tháng 9 năm 2012

Câu 86. 5 điều Bác Hồ dạy các cháu thiếu niên nhi đồng được gửi vào thời
gian nào?
A. 5/9/1945
B. 10/10/1950
C. 15/5/1961
D. 5/9/1975
23
Câu 87. Chủ trương “Ðổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” được
Đảng ta đề ra trong Hội nghị TW nào?
A. Hội nghị TW 2 khóa VII
B. Hội nghị TW 2 khóa VIII
C. Hội nghị TW 6 khóa X
D. Hội nghị TW 6 khóa XI

Câu 88. Bộ Chính trị đã thông qua Nghị quyết 14 về cuộc cải cách giáo dục
lần thứ 3 trên những mặt nào?
A. Nội dung, chương trình và sách giáo khoa
B. Hệ thống giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học
C. Hệ thống giáo dục, chương trình và sách giáo khoa
D. Nội dung, chương trình và phương pháp dạy học

Câu 89. Hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm được qui định trong cuộc cải
cách, điều chỉnh giáo dục nào?
A. Lần thứ nhất năm 1950
B. Lần thứ hai năm 1956 (50, 56, 79; câu 83)
C. Lần thứ ba năm 1979
D. Thay đổi chương trình và sách giáo khoa năm 2000

Câu 90. Thông tư số 16/2008/BGDĐT ngày 16/4/2008 ban hành quy định về:
A. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
B. Đạo đức nhà giáo
C. Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
D. Đánh giá giáo viên

Câu 91. Chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” trong trường phổ thông thuộc vào giai đoạn nào sau đây?
A. 2007- 2015

24
B. 2008- 2015
C. 2007- 2013
D. 2008- 2013

Câu 92. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học được quy định tại Thông tư
số 30/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ngày 22/10/2009 gồm những tiêu chuẩn
nào sau đây?
A. Phẩm chất chính trị đạo đức lối sống; năng lực dạy học.
B. Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; năng lực giáo dục.
C. Năng lực hoạt động chính trị xã hội và năng lực phát triển nghề nghiệp
D. A, B và C.

Câu 92. Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Bộ chính trị về
tổ chức cuộc vận động gì?
A. “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
B. “Chống bệnh thành tích trong giáo dục”.
C. “Xây dựng trường học thân thiện”.
D. “Thi đua dạy tốt và học tốt”.

Câu 93. Cuộc vận động của Bộ giáo dục và Đào tạo với chủ đề “Mỗi thầy cô
giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, tự sáng tạo” bắt đầu từ năm học nào?
A. 2006 - 2007
B. 2007 - 2008
C. 2008 - 2009
D. 2009 - 2010

Câu 94. Phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” ra đời vào năm nào?
A.1989
B.1990
C.1991
D. 1992

25
Câu 95. Lời dặn của Bác Hồ “Dù khó khǎn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua
dạy tốt và học tốt” trong thư gửi ngành Giáo dục vào thời gian nào?
A. Tháng 9/1945
B. 1/5/1946
C. Tháng 7/1951
D. 15/10/1968

Câu 96. Kỳ thi Tam khôi đầu tiên ở Việt Nam được tổ chức năm 1247 dưới
đời Vua nào?
A: Trần Thái Tông
B: Trần Nhân Tông
C: Lê Thánh Tông
D: Lê Thần Tông.

Câu 97. Người được nhân dân suy tôn là: “Người thầy của muôn đời” là:
A. Lê Quý Đôn
B. Chu Văn An
C. Nguyễn Đình Chiểu
D. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Câu 98. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đầu tiên của nước ta là ai?
A. Nguyễn Văn Huyên
B. Đặng Thai Mai
C. Nguyễn Thị Bình
D. Vũ Đình Hoè.

Câu 99. Bác Hồ viết “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân
tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là
nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu ” vào thời gian nào?
A. 1945
B. 1946
C. 1954
D. 1962.

26
Câu 100. Nơi khởi nguồn của phong trào thi đua “Hai tốt” trong giáo dục là:
A. Trường THCS Lê Hồng Phong (Phúc Yên - Vĩnh Phúc)
B. Trường THCS Trưng Vương (Hà Nội)
C. Trường THCS Bắc Lý (Lý Nhân - Hà Nam)
D. Trường THCS An Lạc (Sơn Đông - Bắc Giang)

Câu 101. Vua Hàm Nghi dù đang đóng giả làm người hầu nhưng khi gặp
người thầy già đã từng dạy mình, vì kính thầy đã quì xuống vái mà quên là đang đóng
kịch để che mắt quân Pháp. Người mà vua Hàm Nghi vái lạy là ai?
A. Nguyễn Thuận
B. Nguyễn công Trứ
C. Ngô thì Nhậm
D. Hà Tôn Quyền

Câu 102. Vào năm nào, Bộ Giáo dục Đào tạo xác định chủ đề năm học là “
Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lí tài chính và triển
khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”?
A. 2006 – 2007
B. 2007 – 2008
C. 2008 – 2009
D. 2009 – 2010

Câu 103. Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục FISE được thành lập ở:
A. London – Anh
B. Paris – Pháp
C. Moscow – Nga
D. Washington – Hoa Kỳ

Câu 104. Việt Nam chính thức trở thành thành viên của FISE vào năm:
A.1949
B.1950
C.1951
27
D.1952
Câu 105. Ngày “ Quốc tế hiến chương các nhà giáo” lần đầu tiên ở Việt
Nam được tổ chức vào năm nào? ở đâu ?
A. 1968 tại Hà Nội
B. 1958 tại Nam Định
C. 1948 tại Hải Phòng
D. 1978 tại Đà Nẵng

Câu 106. Ngày quốc tế xóa mù chữ được UNESCO công bố, tổ chức lần đầu
tiên vào thời gian nào?
A. 08/9/1966
B. 08/9/1976
C. 08/9/1986
D: 08/9/1996

Câu 107. Khi dạy ở trường Dục Thanh, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã dạy
những môn học nào?
A. Chữ Quốc ngữ - Pháp văn - Thể dục
B. Chữ Quốc ngữ - Hán văn - Thể dục
C. Chữ Quốc ngữ - Hán Văn - Địa lý
D. Chữ Quốc ngữ - Hán Văn - Lịch sử

Câu 108. Tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nga Ching Amatov ca ngợi nhân
cách người thầy, hết lòng vì học sinh thân yêu là:
A. Con tàu trắng
B. Cây phong non trùm khăn đỏ
C. Người thầy đầu tiên
D. Giamilia

Câu 109.Trường đại học đầu tiên của nước ta được xây dựng dưới triều vua
nào?
A. Lý Thái Tổ

28
B. Lý Thái Tông
C. Lý Thánh Tông
D. Lý Nhân Tông

Câu 110. Nữ Tiến sĩ đầu tiên và duy nhất trong lịch sử khoa cử Nho học Việt
Nam là:
A. Bà Huyện Thanh Quan
B. Đoàn Thị Điểm
C. Nguyễn Thị Duệ
D. Trịnh Huệ

Câu 111. Danh hiệu cao quý nhất được Đảng, Nhà nước ta tôn vinh các nhà
giáo là gì?
A. Giải thưởng Hồ Chí Minh
B. Huân chương Hồ Chí Minh
C. Nhà giáo Nhân dân
D. Nhà giáo Ưu tú

Câu 112. “SEAMEO” là tên viết tắt của tổ chức nào?


A. Tổ chức Văn hóa – Giáo dục Đông Nam Á
B. Tổ chức Văn hóa – Giáo dục Đông Á
C. Tổ chức giáo dục châu Á
D. Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á

Câu 113. Trong văn học Việt nam có một tác giả vừa là thầy giáo, vừa là
thầy thuốc, đó là ai ?
A. Nguyễn Đình Chiểu
B. Nguyễn Du
C. Thiền Sư Mãn Giác
D. Hồ Chí Minh

29
Câu 114. Các nhà giáo nổi tiếng và xuất sắc như: Nguyễn Lân, Tạ Quang Bửu,
Trần Đại Nghĩa, Ngụy Như Kon Tum, Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Nguyễn
Khánh Toàn... là lớp người đầu tiên được nhà nước Việt Nam phong:
A. nhà giáo nhân dân
B. nhà giáo ưu tú
C. tiến sỹ khoa học
D. học hàm giáo sư

Câu 115. Bản chất của dạy học tích cực là:
A. Lĩnh hội tri thức của người học
B. Truyền đạt tri thức của người dạy
C. Lấy người học làm trung tâm
D. Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại.

Câu 116. Dấu hiệu đánh giá giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích
cực là những dấu hiệu nào?
A. Dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động học tập của học sinh; Tăng
cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác; Chú trọng rèn luyện phương
pháp tự học; Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò;
B. Học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, làm việc nhiều hơn;
C. Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; Kết hợp đánh giá của thầy với tự
đánh giá của trò.
D. Cả A,B và C

Câu 117. Đề án “Triển khai phương pháp Bàn tay nặn bột giai đoạn 2011-
2015” được thực hiện trong bậc học, cấp học nào?
A. Mầm non
B. Phổ thông
C. Trung cấp chuyên nghiệp
D. A, B và C
Câu 118. Quá trình dạy học chỉ thực sự đạt hiệu quả khi:
A. Học sinh là đối tượng của hoạt động dạy

30
B. Học sinh là chủ thể nhận thức
C. Học sinh là đối tượng của hoạt động học
D. A, B và C

Câu 119. Nội dung, phương pháp dạy học theo định hướng đổi mới là:
A. Coi trọng việc tích lũy kiến thức của học sinh
B. Coi trọng tư duy sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh
C. Coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh
D. B và C

Câu 120. Trong dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”, học sinh:
A. được khám phá thế giới
B. thực nghiệm, nghiên cứu để tìm ra kiến thức
C. tương tác với bạn để tìm ra kiến thức
D. A,B và C (cấp phổ thông, và A,B, C ở câu nội dung)

Câu 121. Phát triển chương trình giáo dục của Việt nam hiện nay theo hướng
tiếp cận:
A. Mục tiêu
B. Năng lực
C. Mục tiêu và nội dung
D. Nội dung và năng lực

Câu 122. Trong quá trình dạy học giáo viên kết hợp các phương pháp dạy học
nhằm :
A.Tạo không khí lớp học sinh động
B. Phát huy khả năng của học sinh
C. Hạn chế nhược điểm và phát huy ưu điểm của các phương pháp
D. Thực hiện theo Luật giáo dục ban hành

Câu 123. Các phương tiện - thiết bị dạy học có các chức năng:

31
A. minh hoạ, định hướng.
B. thông tin, bồi dưỡng
C. minh hoạ, bồi dưỡng, thông tin,
D. bồi dưỡng, định hướng, minh hoạ, thông tin

Câu 124. Để tìm hiểu môi trường giáo dục, người giáo viên trung học cần có
năng lực:
A. Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ
thống, vận dụng hợp lí các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực
tiễn.
B. Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng đúng thực chất, không mang tính
hình thức.
C. Thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và
tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sử dụng các thông
tin thu được vào dạy học, giáo dục.
D. Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể
thích hợp.

Câu 125. Trong dạy học hướng vào người học, thầy giáo và học sinh đóng vai
trò như thế nào?
A. Thầy chủ động, trò tích cực
B. Thầy chủ đạo, trò chủ động
C. Thầy chủ động, trò thụ động
D. Thầy dạy, trò ghi nhớ

Câu 126. Quan niệm nào sau đây về giáo án phù hợp với hướng đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay?
A. Là bản thiết kế hoạt động của thầy
B. Là bản thiết kế hoạt động của trò
C. Là bản thiết kế hoạt động của thầy và của trò, trên cơ sở A mà xây dựng B
D. Là bản thiết kế hoạt động của thầy và của trò, trên cơ sở B mà xây
dựng A

32
Câu 127. Qui trình thực hiện phương pháp dạy học theo nhóm là:
A. Giao nhiệm vụ; chia nhóm; làm việc nhóm; trình bày kết quả; giáo viên
tổng kết, bổ sung
B. Chia nhóm; giao nhiệm vụ; làm việc nhóm; trình bày kết quả; giáo viên tổng
kết, bổ sung
C. Chia nhóm; làm việc nhóm; giao nhiệm vụ; trình bày kết quả; giáo viên tổng
kết, bổ sung
D. Chia nhóm; giao nhiệm vụ; làm việc nhóm; trình bày kết quả; thảo luận,
đánh giá và bổ sung giữa các nhóm; giáo viên tổng kết và bổ sung.

Câu 128. Nhà giáo dục nào sáng tạo ra phương pháp giáo dục "Hậu quả tự
nhiên"?
A. Cômenxki
B. Macarenko
C. Owen
D. Rutxo.

Câu 129. Dạy học vừa sức được hiểu là:


A. Những nhiệm vụ học tập do tiến trình dạy học đề ra tương ứng với trình độ,
năng lực nhận thức của học sinh trung bình khá.
B. Những nhiệm vụ học tập do tiến trình dạy học đề ra tương ứng với trình độ,
năng lực nhận thức của học sinh trung bình
C. Những nhiệm vụ học tập do tiến trình dạy học đề ra phải tương ứng với
“vùng phát triển trí tuệ gần nhất” của học sinh
D. Trình độ và năng lực của học sinh đến đâu thì giáo viên dạy đến đó không
đề ra yêu cầu cao.

Câu 130. Trong các định hướng sau đây về đổi mới phương pháp giáo dục ở
phổ thông, định hướng nào đóng vai trò là chủ chốt:
A. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh
B. Phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học
C. Bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm
D. Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

33
Câu 131. Nêu đầy đủ các thành tố tham gia trực tiếp vào quá trình sư phạm:
A. Khách thể, chủ thể giáo dục, kết quả giáo dục
B. Mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, hình thức tổ
chức giáo dục
C. Mục đích giáo dục; khách thể, chủ thể giáo dục, kết quả giáo dục
D. A, B và C

Câu 132. Phương pháp dạy học là:


A. Những con đường hoạt động của giáo viên nhằm đạt mục đích dạy học
B. Cách thức giảng dạy của giáo viên nhằm đạt mục đích dạy học
C. Cách thức hoạt động có trình tự, phối hợp, tương tác giữa GV và HS
nhằm đạt mục đích dạy học
D. Cách thức hoạt động của GV và HS trong quá trình dạy học.

Câu 133. Người giáo viên phải đạt được những yêu cầu nào thuộc lĩnh vực
kỹ năng sư phạm?
A. Chấp hành các quy định của ngành, quy định của trường, kỷ luật lao động
B. Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới. Tổ
chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng
tạo của học sinh. Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng
dạy.
C. Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thực
hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp,
ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục.
D. B và C (2 cái dài nhất)

Câu 134. “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu” , “ Chiến lược” này được ngành
giáo dục thực hiện từ năm nào?
A. Năm 1996
B. Năm 1998
C. Năm 1999
D. Năm 2000

34
Câu 135. Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam bao gồm:
A. Giáo dục chính quy và không chính quy
B. Giáo dục mầm non, phổ thông
C. Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học
D. A, B và C

Câu 136. Tính chất của nền giáo dục Việt Nam là:
A. Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa
B. Có tính nhân văn, khoa học, hiện đại
C. Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
D. A, B và C

Câu 137. “Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản,
cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết
và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về
hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật” đây là những yêu cầu của Luật Giáo dục năm 2005 về:
A. Mục tiêu giáo dục tiểu học
B. Nội dung giáo dục tiểu học
C. Phương pháp giáo dục tiểu học
D. A, B và C

Câu 138. Giáo dục có đặc trưng cơ bản là:


A. Truyền đạt những kinh nghiệm đã tích luỹ trong quá trình lịch sử phát triển
xã hội loài người.
B. Lĩnh hội những kinh nghiệm đã tích luỹ trong quá trình lịch sử phát triển xã
hội loài người.
C. Truyền đạt và lĩnh hội tất cả nền văn hoá của xã hội loài người.
D. Truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm đã tích luỹ trong quá trình lịch
sử phát triển của xã hội loài người

35
Câu 139. “Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất
năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí” là một nội
dung của quy định nào về đạo đức nhà giáo?
A. Phẩm chất chính trị
B. Đạo đức nghề nghiệp
C. Lối sống, tác phong
D. Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo

Câu 140. Nguyên lí của giáo dục Việt Nam gồm những nội dung nào ?
A. Học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn.
B. Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất.
C. Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
D. Cả A, B và C

Câu 141. Trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, nhà giáo giữ vai trò:
A. Quan trọng
B. Quyết định (determine)
C. Chủ yếu
D. Chủ động

Câu 142 .“Chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, pháp luật, thể chất, quốc
phòng - an ninh và các giá trị văn hóa truyền thống; giáo dục kĩ năng sống, giáo dục
lao động và hướng nghiệp học sinh phổ thông” là nội dung của giải pháp nào trong
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020?
A. Đổi mới quản lí giáo dục - đào tạo.
B. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra đánh giá chất
lượng giáo dục.
C. Tăng cường gắn đào tạo với sử dụng, nghiên cứu khoa học, chuyển giao
công nghệ.
D. Tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc
thiểu số và đối tượng chính sách xã hội.

36
Câu 143. Việt Nam đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập tiểu học
vào năm nào?
A. Năm 1997
B. Năm 2000
C. Năm 2005
D. Năm 2010

Câu 144. Có quan điểm: Trẻ em là “hình ảnh sao chụp” của người trực tiếp
giáo dục chúng. Điều này chứng tỏ yêu cầu nào đối với giáo viên?
A. Có lập trường tư tưởng vững vàng, yêu nghề, mến trẻ.
B. Có kiến thức văn hoá, cơ bản.
C. Không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình.
D. Là tấm gương về đạo đức nhân cách cho trẻ học tập và bắt chước.

Câu 145. “Nhân chi sơ tính bản thiện - Tính tương cận, tập tương viễn” Điều
này khẳng định yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách trẻ em.
A. Môi trường.
B. Bẩm sinh- di truyền.
C. Giáo dục.
D. Sự hoạt động của cá nhân

Câu 146. Để phát huy khả năng giáo dục của tập thể, giáo viên cần:
1. Xây dựng tập thể học sinh đoàn kết, thân ái, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau.
2. Trực tiếp tổ chức, lãnh đạo các hoạt động của tập thể.
3. Tỏ ra nghiêm khắc, quyết đoán trong công việc của tập thể.
4. Tạo được dư luận tập thể lành mạnh ủng hộ hành vi cao đẹp, lên án hành vi
sai.
5. Tạo được uy tín với học sinh bằng chính tấm gương đạo đức của mình.
A: 1;4;5
B: 1;3;5
C: 1;2;4
D: 1;3;4
37
Câu 147. Một số đặc trưng của mục đích giáo dục là:
A. Có tính định hướng, tính lý tưởng; thời gian thực hiện ngắn; có thể đo được
kết quả ở một thời điểm cụ thể.
B. Có tính định hướng, tính lý tưởng; thời gian thực hiện dài; tính khái
quát của vấn đề rộng; khó đo được kết quả tại một thời điểm nhất định.
C. Có tính cụ thể và tính định hướng; thời gian thực hiện ngắn, xác định; có thể
đo được kết quả ở một thời điểm cụ thể.
D. Có tính cụ thể và xác định; thời gian thực hiện có thể dài hoặc ngắn; khó đo
được kết quả tại một thời điểm nhất định.

Câu 148. Mặt thể hiện tập trung, đậm nét nhất của nhân cách con người là:
A. Nhận thức
B. Hành động
C. Tình cảm
D. Ý chí

Câu 149. Trong quá trình giáo dục thẩm mỹ nhà giáo dục cần phải hình thành
năng lực thẩm mỹ cho học sinh, tức là:
A. Giúp học sinh hiểu được những tri thức, những chuẩn mực thẩm mỹ.
B. Bồi dưỡng cho học sinh thái độ thẩm mỹ đúng đắn với hiện thực.
C. Bồi dưỡng cho học sinh khả năng sáng tạo nghệ thuật, đưa cái đẹp vào
trong cuộc sống và lao động.
D. Hình thành cho học sinh lòng mong muốn hướng tới cái đẹp hoàn thiện của
tự nhiên, xã hội.

Câu 150. Trong các con đường giáo dục sau, con đường nào là quan trọng
nhất để thực hiện các mặt giáo dục:
A. Con đường tổ chức các hoạt động xã hội.
B. Con đường tổ chức lao động.
C. Con đường dạy học.
D. Con đường hoạt động tập thể.

38
Câu 151. Cách đây 32 năm, UNESCO đã đề xuất một tư tưởng giáo dục quan
trọng, có ảnh hưởng lớn đến nền giáo dục thế giới hiện nay, đó là tư tưởng gì?
A. Giáo dục phải gắn liền với gia đình
B. Giáo dục hài hòa
C. Học để cùng chung sống
D. Giáo dục suốt đời

Câu 152 . Yếu tố nào giữ vai trò quyết định trực tiếp trong qúa trình hình
thành và phát triển tâm lý con người?
A. Bẩm sinh – di truyền
B. Môi trường
C. Giáo dục
D. Tính tích cực hoạt động cá nhân

Câu 153. Bạn cho biết môi trường sư phạm bao gồm;
A. Cảnh quan nhà trường
B. Quan hệ giữa người với ngươi trong nhà trường mang tính mô phạm
C. Giáo viên gương mẫu, học sinh tích cực
D. A, B và C

Câu 154. Muốn hình thành uy tín, người thầy giáo phải có những phẩm chất
nào?
A: Thương yêu học sinh và tận tụy với nghề
B: Có nguyện vọng tự phát triển, mở rộng tri thức và hoàn thiện kỹ năng
nghề nghiệp, nắm vững phương pháp, kĩ năng dạy học
C: Mô phạm, gương mẫu về mọi mặt, mọi lúc, mọi nơi.
D: A,B và C

Câu 155. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng là thầy giáo dạy môn:
A. Văn học
B. Toán học

39
C. Lịch sử
D. Hóa học

Câu 156. Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên:
A. Mầm non
B. Tiểu học
C. Trung học
D. Trung cấp chuyên nghiệp

Câu 157. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (Thông tư số 30/2009/TT-
BGDĐT ngày 22/10/2009 hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy
định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông)
bao gồm các tiêu chuẩn về:
A. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
B. Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; Năng lực dạy học
C. Năng lực giáo dục; Năng lực hoạt động chính trị, xã hội; Năng lực phát triển
nghề nghiệp
D. A, B và C

Câu 158. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết
định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo) không bao gồm tiêu chuẩn về:
A. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
B. Kiến thức
C. Trình độ đào tạo
D. Kỹ năng sư phạm

Câu 160. “ Cùng trong một tiếng tơ đồng


Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm.”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

40
Hiện tượng trên chứng tỏ:
A. Hình ảnh tâm lí mang tính sinh động, sáng tạo.
B. Hình ảnh tâm lí mang tính chủ thể.
C. Tâm lí người hoàn toàn có tính chủ quan.
D. Cả a, b, c.

Câu 161. Hiện tượng nào chứng tỏ sinh lý có ảnh hưởng đến tâm lí?
A. Lạnh làm run người.
B. Buồn rầu làm ngưng hệ tiêu hóa.
C.tuyến nội tiết làm thay đổi tâm trạng.
D. cả A, B, C.

Câu 162. Tâm lí người là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác
động vào não con người sinh ra, gọi chung là:
A. Hiện tượng tâm sinh lí.
B. Hoạt động tâm lí.
C. Hành động tâm lí.
D. Hiện tượng tâm lí.

Câu 163. Cơ chế chủ yếu của sự hình thành và phát triển tâm lí người là:
A. di truyền.
B. sự chín muồi của những tiềm năng sinh vật dưới tác động của môi trường.
C. sự lĩnh hội nền văn hóa xã hội.
D. tự nhận thức, tự giáo dục

Câu 164. Trong tâm lí học hoạt động, khi phân chia các giai đoạn lứa tuổi
trong quá trình phát triển cá nhân, ta thường căn cứ vào:
A. các hoạt động mà cá nhân tham gia.
B. những phát triển đột biến trong từng thời kỳ.
C. hoạt động chủ đạo của giai đoạn đó.
D. tuổi đời của cá nhân.

41
Câu 165. Trường hợp nào dưới đây được xếp vào giao tiếp:
A. Em bé đang ngắm cảnh đẹp thiên nhiên.
B. Con khỉ gọi bầy.
C. Em bé vuốt ve, trò chuyện với chú mèo.
D. Cô giáo giảng bài.

Câu 166. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào là hành vi có ý thức:
A. Trong cơn say, Chí Phèo chửi trời, chửi đất, chửi mọi người, thậm chí chửi
cả người đã sinh ra hắn.
B. Minh có tật cứ khi ngồi suy nghĩ là lại rung đùi.
C. Trong cơn tức giận, anh đã tát con mà không hiểu được hậu quả tai nạn của
nó.
D. Cường luôn đi học muộn, làm mất điểm thi đua của lớp dù các bạn đã
nhắc nhở nhiều lần.

Câu 167. Chú ý có chủ định phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào dưới đây?
A. Độ mới lạ của vật kích thích.
B. Cường độ của vật kích thích.
C. Sự trái ngược giữa sự vật và bối cảnh xung quanh.
D. Ý thức, xu hướng và tình cảm cá nhân.

Câu 168. Đặc điểm nào thuộc về sự phân phối chú ý?


A. Có khả năng di chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác.
B. Cùng một lúc chú ý đầy đủ, rõ ràng đến nhiều đối tượng hoặc nhiều
hoạt động.
C. Chú ý lâu dài vào đối tượng.
D. Chú ý sâu vào một đối tượng để phản ánh tốt hơn đối tượng đó.

Câu 169. Newton có thói quen tự nấu ăn sáng. Có lần mải suy nghĩ ông đã
luộc chiếc đồng hồ trong xoong trong khi tay vẫn cầm quả trứng sống. Hiện tượng
trên là biểu tượng của:

42
A. Sự bền vững của chú ý
B. Sự phân phối chú ý.
C. Sức tập trung chú ý.
D. Sự di chuyển chú ý.

Câu 170. Trong học tập học sinh vừa nghe giảng, vừa suy nghĩ, vừa ghi
chép. Đó là khả năng:
A. Di chuyển chú ý.
B.Tập trung chú ý.
C. Phân phối chú ý.
D. Độ bền vững chú ý.

Câu 171. Trường hợp nào đã dùng từ “cảm giác” đúng với khái niệm cảm giác
trong tâm lí học?
A. Cảm giác day dứt cứ theo đuổi cô mãi khi cô để Lan ở lại một mình trong
lúc tinh thần suy sụp.
B.Cảm giác lạnh buốt khi ta chạm lưỡi vào que kem.
C. Tôi có cảm giác việc ấy xảy ra đã lâu lắm rồi.
D. Khi “người ấy” xuất hiện, cảm giác vừa giận vừa thương lại trào lên trong
lòng tôi.

Câu 172. Ý nào không phản ánh đúng vai trò của tư duy đối với con người?
A. Giúp con người hành động có ý thức.
B. Không bao giờ sai lầm trong nhận thức.
C. Mở rộng vô hạn phạm vi nhận thức của con người.
D. Giúp con người vượt khỏi sự thích nghi thụ động với môi trường.

Câu 173. Trong những tình huống sau, tình huống nào chứng tỏ tư duy xuất
hiện?
A. Cô ấy đang nghĩ về cảm giác sung sướng ngày hôm qua khi lên nhận phần
thưởng.

43
B. Cứ đặt mình nằm xuống, Vân lại nghĩ về Sơn: Những kỉ niệm từ thủa thiếu
thời tràn đày ký ức.
C. Trống vào đã 15 phút mà cô giáo chưa đến, Vân nghĩ: Chắc cô giáo
hôm nay lại ốm
D. Cả A, B, C

Câu 174. Điều nào không đúng với tưởng tượng?


A. Loại tư duy chủ yếu trên bình diện hình ảnh.
B. Mang tính trực quan rõ nét.
C. Liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính.
D. Mang bản chất xã hội.

Câu 175. Khi ta đi từ chỗ sáng vào chỗ tối, lúc đầu ta không nhìn thấy gì, sau
mới thấy rõ. Hiện tượng này là do độ nhạy cảm của cảm giác nhìn:
A. tăng
B. giảm
C. không thay đổi
D. lúc đầu tăng, sau giảm

Câu 176. Cách hiểu nào không đúng về ghi nhớ ý nghĩa?
A. Dựa trên sự thông hiểu nội dung tài liệu và quan hệ logic giữa các phần
trong tài liệu.
B. Tốn ít thời gian, dễ hồi tưởng lại.
C. Tiêu hao năng lượng thần kinh ít.
D. Loại ghi nhớ chủ yếu của con người trong học tập.

Câu 177. Các mức độ của năng lực là:


A. năng lực
B. tài năng
C. thiên tài
D. Cả A, B, C

44
Câu 178. Điểm nào dưới đây không thuộc về biểu hiện của tính cách?
A. Bạn A rất nhiệt tình với mọi người, còn bạn B rất có trách nhiệm với công
việc.
B. Bạn A rất nóng nảy, còn bạn B rất trung thực.
C. Bạn A rất quý trọng con người, còn bạn B rất trung thực
D. Bạn A rất nghiêm khắc với bản thân, còn bạn B thì ngược lại, thường dễ dãi
với bản thân.

Câu 179. Nguyên tắc sống “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” là sự thể
hiện:
A. tình cảm trí tuệ.
B. tình cảm thẩm mĩ.
C. tình cảm đạo đức.
D. tình cảm mang tính chất thế giới quan

Câu 180. Câu ca dao sau thể hiện quy luật nào trong đời sống tình cảm?

“Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay


Qua sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm”
A. Quy luật di chuyển.
B. Quy luật pha trộn.
C. Quy luật lây lân.
D. Quy luật tương phản.

Câu 181. Các phẩm chất của ý chí bao gồm:


A. tính mục đích.
B. tính độc lập.
C. tính quyết đoán.
D. Cả a, b,c.

Câu 182. Giá trị chân chính của ý chí thể hiện ở:

45
A. nội dung đạo đức.
B. cường độ ý chí.
C. tính ý thức.
D. tính tự giác

Câu 183. Đặc điểm nào dưới đây không thuộc về thói quen?
A. Bền vững, ăn sâu vào nếp sống.
B. Được đánh giá về mặt đạo đức.
C. Mang tính nhu cầu nếp sống.
D. Ít gắn bó với tình huống.

Câu 184. Những người đã biết một ngoại ngữ trước, sau đó học thêm một
ngoại ngữ khác sẽ tốt hơn, có hiệu quả hơn. Hiện tượng này biểu hiện quy luật nào
của việc hình thành kỹ xảo?
A. Quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các kỹ xảo.
B. Quy luật tiến bộ không đồng đều.
C. Quy luật đỉnh cao của phương pháp luyện tập.
D. Quy luật dập tắt kỹ xảo.

Câu 185. Câu tục ngữ “Giận cá chém thớt” thể hiện quy luật nào trong đời
sống tình cảm?
A. Quy luật di chuyển.
B. Quy luật pha trộn.
C. Quy luật lây lan.
D. Quy luật tương phản

Câu 186. Bản chất của giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội, được đặc
trưng ở:
A. Sự nhận thức thế giới khách quan của con người nhằm cải tạo tự nhiên, cải
tạo xã hội và cải tạo bản thân con người.
B. Sự truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm đã được tích lũy trong
lịch sử phát triển xã hội loài người.

46
C. Hoạt động và giao lưu của con người trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
D. Sự truyền lại từ thế hệ trước sang thế hệ sau những đặc điểm cần thiết cho
sự tồn tại và phát triển của loài người.

Câu 187. Quá trình giáo dục tổng thể bao gồm sự thống nhất của hai quá trình
cơ bản là:
A. Quá trình giảng dạy và quá trình học tập.
B. Quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp và quá trình dạy học.
C. Quá trình giáo dục theo nghĩa rộng và quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp.
D. Quá trình giáo dục và quá trình tự giáo dục.

Câu 188. Mục đích giáo dục có chức năng:


A. Chỉ đạo hướng dẫn toàn bộ tiến trình giáo dục.
B. Là cơ sở để đánh giá kết quả giáo dục.
C. Xác định các quy luật của quá trình giáo dục.
D. 2 ý A và B

Câu 189. Trong các khái niệm về quá trình dạy học dưới đây, khái niệm nào
được coi là phù hợp với lý luận dạy học hiện nay:
A. Quá trình dạy học là quá trình vận động và phát triển của nhân tố người học,
đảm bảo cho họ nắm được hệ thống tri thức và kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.
B. Quá trình dạy học là quá trình hoạt động có mục đích của giáo viên nhằm
giúp cho học sinh huy động các chức năng tâm lý vào quá trình lĩnh hội tri thức, rèn
luyện kỹ năng, kỹ xảo.
C. Quá trình dạy học là quá trình dưới vai trò chủ đạo của giáo viên, học
sinh tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức
nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
D. Quá trình dạy học là quá trình truyền thụ tri thức của giáo viên và lĩnh hội
tri thức của học sinh nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy học.

Câu 190. Nét độc đáo trong hoạt động nhận thức của học sinh so với nhận thức
của các nhà bác học là:
A. Quá trình nhận thức được diễn ra theo các khâu của quá trình dạy học.

47
B. Là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong ý thức con người.
C. Quá trình nhận thức nhằm mục đích làm cho vốn tri thức của chủ thể thêm
phong phú.
D. Quá trình nhận thức dựa trên sự huy động các thao tác tư duy ở mức độ cao.

Câu 190. Nét tương tự trong nhận thức của học sinh so với nhận thức của các
nhà bác học là: cả 2 loại nhận thức đều
A. Dựa trên những điều kiện sư phạm nhất định.
B. Chứa đựng các khâu của quá trình dạy học.
C. Dựa trên sự huy động các thao tác tư duy ở mức độ cao.
D. Tìm ra chân lý mới để bổ sung vào kho tàng tri thức nhân loại.

Câu 191. Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy và hoạt động học được tiến
hành:
A. Song song với nhau và có ảnh hưởng đến hiệu quả của nhau.
B. Đồng thời và không ảnh hưởng đến hiệu quả của nhau.
C. Nối tiếp nhau và không ảnh hưởng đến nhau.
D. Nối tiếp nhau và phụ thuộc vào nhau.

Câu 192. Quy luật “thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động
học” là quy luật cơ bản của quá trình dạy học vì:
A. Nó phản ánh mối quan hệ bản chất ổn định của các thành tố trong quá trình
dạy học.
B. Nó phản ánh mối quan hệ tất yếu, chủ yếu giữa hai nhân tố trung tâm đặc
trưng cho tính chất hai mặt của quá trình dạy học.
C. 2 ý B và D.
D. Nó chi phối các quy luật dạy học khác, các quy luật dạy học khác thông qua
quy luật này để phát triển.

Câu 193. Mâu thuẫn nào sau đây là cơ bản của quá trình dạy học:
A. Mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về nắm tri thức kỹ năng, kỹ xảo với yêu cầu
không đúng về mặt giáo dục.
48
B. Mâu thuẫn giữa nhiệm vụ học tập do tiến trình dạy học đề ra với trình
độ phát triển trí tuệ hiện có của học sinh.
C. Mâu thuẫn giữa nội dung dạy học trong các loại hình nhà trường với sự
bùng nổ thông tin của các lĩnh vực khoa học hiện nay.
D. Mâu thuẫn giữa nhiệm vụ dạy học đã được nâng cao hoàn thiện với nội
dung dạy học còn thấp và lạc hậu.

Câu 194. Mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học tồn tại:
A. Chỉ ở khâu trang bị tri thức mới cho học sinh.
B. Ở tất cả các khâu của quá trình dạy học.
C. Chỉ ở khâu kích thích hứng thú học tập ở học sinh.
D. Chỉ ở một vài khâu trong số các khâu của quá trình dạy học.

Câu 195. Trong quá trình dạy học, mâu thuẫn vừa sức với học sinh là mâu
thuẫn mà:
A. Học sinh có thể giải quyết dễ dàng, không đòi hỏi sự căng thẳng, tư duy.
B. Học sinh có thể giải quyết được dựa trên vốn kinh nghiệm đã có và sự
nỗ lực cao nhất về trí tuệ và thể lực.
C. Nội dung của nó phải phù hợp với sở thích, hứng thú của học sinh.
D. Học sinh có thể giải quyết được khi có sự hướng dẫn của giáo.

Câu 196. Trong các mâu thuẫn sau, mâu thuẫn nào là mâu thuẫn bên ngoài của
quá trình dạy học:
A. Mâu thuẫn giữa mục đích, nhiệm vụ dạy học đã nâng cao với nội dung dạy
học còn lạc hậu.
B. Mâu thuẫn giữa nội dung dạy học còn lạc hậu với đòi hỏi của môi
trường xã hội chính trị, khoa học công nghệ.
C. Mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và yêu cầu
không đúng mức về mặt giáo dục ở học sinh.
D. Mâu thuẫn giữa nội dung dạy học đã hiện đại hóa và phương pháp, phương
tiện dạy học còn lạc hậu.

49
Câu 197. Trong một tiết lên lớp, trình tự các khâu của quá trình dạy học được
tiến hành:
A. Theo một trật tự cố định.
B. Xen kẽ thâm nhập vào nhau.
C. Kế tiếp nhau không lặp lại.
D. Đồng thời với đầy đủ các khâu

Câu 198. Con đường nhận thức đi từ cụ thể đến trừu tượng được diễn ra
A. Chỉ ở trong quá trình nhận thức của các nhà bác học.
B. Chỉ trong quá trình nhận thức của học sinh.
C. Trong quá trình nhận thức của các nhà bác học và của học sinh.
D. Chỉ ở lứa tuổi học sinh nhỏ.

Câu 199. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức riêng trong dạy
học có tác dụng:
A. Phát biểu đồng đều khả năng của học sinh.
B. Phát biểu nhanh chóng khả năng của học sinh khá.
C. Phát triển tối đa khả năng của từng học sinh.
D. Giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ dạy học.

Câu 200. Trong quá trình dạy học, phương pháp vấn đáp được sử dụng:
A. Chỉ ở khâu kiểm tra, đánh giá tri thức của học sinh.
B. Chỉ ở khâu truyền thụ tri thức mới cho học sinh.
C. Ở tất cả các khâu của quá trình dạy học.
D. Ở 2 khâu (như phương án A và B)

Câu 201. Một trong những ưu điểm của phương pháp thuyết trình trong quá
trình dạy học là:
A. Chú ý tới trình độ nhận thức của từng học sinh.
B. Phát triển năng lực chú ý có chủ định ở học sinh.
C. Phát huy vai trò chủ động của học sinh trong học tập.

50
D. Huy động nhiều giác quan tham gia vào hoạt động nhận thức.

Câu 202. Một trong những ưu điểm của phương pháp thuyết trình trong dạy
học là:
A. Tạo không khí sôi nổi trong giờ học.
B. Giúp người dạy thu được tín hiệu ngược nhanh chóng.
C. Giúp người học nắm tri thức một cách hệ thống hoàn chỉnh.
D. Có điều kiện để người học chủ động tìm tòi tri thức.

Câu 203. Một trong những ưu điểm của phương pháp trực quan trong dạy học
là:
A. Phát triển ở học sinh năng lực tư duy trừu tượng.
B. Nắm vững nhanh chóng những dấu hiệu bản chất của tài liệu.
C. Huy động sự tham gia của nhiều giác quan vào quá trình nhận thức.
D. Giúp học sinh nắm được tri thức một cách có hệ thống.

Câu 204. Một trong những ưu điểm của hình thức lên lớp là:
A. Học sinh có đủ thời gian nắm vững và rèn luyện ngay những tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo.
B. Quan tâm được đầy đủ, toàn diện đến đặc điểm nhận thức riêng của từng
học sinh.
C. Học sinh nắm tri thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo có hệ thống , có kế
hoạch.
D. Thỏa mãn được nhu cầu nhận thức về mọi mặt của học sinh.

Câu 205. Bản chất của quá trình giáo dục là:
A. Quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh.
B. Quá trình tổ chức các loại hình hoạt động và các dạng giao lưu cho học
sinh.
C. Quá trình nhận thức của học sinh dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục.
D. Quá trình tác động của nhà giáo dục tới người được giáo dục

51
Câu 206. Sự thống nhất giữa quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp và quá trình
dạy học là cả 2 quá trình đều:
A. Được tiến hành chủ yếu trong nhà trường và thông qua các bài học trên lớp
B. Nhằm mục đích xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh theo
yêu cầu của xã hội.
C. Hướng vào việc bồi dưỡng cho học sinh hệ thống tri thức và kỹ năng kỹ xảo
tương ứng.
D. Chỉ bao gồm giáo viên và cán bộ công nhân viên trong nhà trường.

Câu 207. Mối quan hệ giữa quá trình giáo dục và quá trình tự giáo dục là:
A. Quá trình giáo dục độc lập với quá trình tự giáo dục.
C. Quá trình tự giáo dục phải đi đến quá trình giáo dục.
D. Quá trình giáo dục phải đi đến quá trình tự giáo dục

Câu 208. Phương pháp giáo dục là:


A. Phương pháp có tính chất chỉ đạo toàn bộ hoạt động của nhà giáo dục và
người được giáo dục.
B. Tập hợp các thao tác của người giáo dục để tác động tới người giáo dục
nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục.
C. Những luận điểm cơ bản chỉ đạo hoạt động của nhà giáo dục nhằm mang lại
hiệu quả giáo dục.
D. Cách thức hoạt động gắn bó giữa người giáo dục và người được giáo
dục nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục.

Câu 209. Người giáo viên chủ nhiệm lớp ở phổ thông là người:
A. Tham gia trực tiếp vào các mặt hoạt động của một tập thể học sinh trong
nhà trường.
B. Thay mặt cho hiệu trưởng làm công tác quản lý và giáo dục học sinh
của một lớp nhất định.
C. Đại diện cho hội đồng sư phạm trực tiếp theo dõi các mặt hoạt động của một
tập thể.
D. Được hiệu trưởng cử ra để theo dõi, báo cáo về kết quả học tập và các hoạt
động của một tập thể học sinh.

52
Câu 210. Công việc đầu tiên của người giáo viên chủ nhiệm lớp với một tập
thể học sinh là:
A. Tổ chức cho học sinh bầu được đội ngũ cán bộ lớp có năng lực.
B. Nắm tình hình học sinh về mọi mặt.
C. Phối hợp công tác và giúp đỡ các tổ chức đoàn đội.
D. Phát hiện được những học sinh cá biệt để

B. QUESTIONS OF PEDAGOGIC KNOWLEDGE

Question 1: He elaborated the theory and methodology of upbringing in


self-governing child collectivism and introduced the concept of productive labor
into the educational system. Who is he?
A. Johann Amos Comenius B. Konstantin Dmitrievich Ushinsky
C. Anton Semenovych Makarenko D. John Dewey

Question 2: According to K.D. Ushinsky, what is the most important


factor in the education of students?
A. Knowledge of teachers B. Personality of teachers
C. Teaching methods D. Teaching facilities

Question 3: Choose the phrase that best completes the sentence:


“Education that provides one with the best opportunities of becoming successful
in the modern society is ... .”
A. the best challenge B. the best choice
C. the best investment D. the best renovation

Question 4: When was the first Vietnam’s Education Law passed?


A. November 2, 1998 B. December 2, 1998
C. December 22, 1998 D. November 12, 1998

Question 5: When was the 2005 Law amended and supplemented by the
22/2009/QH12 Law issued on November 25, 2009 (the Amended Law) to be
effective?
A. December 1, 2010 B. July 1, 2010
C. January 1, 2010 D. June 1, 2010

Question 6: When was the National Foreign Languages Project 2020


enforced?
A. September 30, 2008 B. November 1, 2008
C. September 1, 2009 D. November 30, 2009

53
Question 7: When was the Decree 06/CT-TW by the Politburo about the
campaign to study and follow Ho Chi Minh’s moral example issued?
A. July 15, 2006 B. December 20, 2006
C. August 6 2006 D. November 7, 2006

Question 8: In the new law on education that was passed on June 27, 2005
to replace the 1998 Law, how many articles were deleted? How many were
added and how many were amended?
A. 3 deleted, 13 added and 83 amended
B. 3 deleted, 15 added and 80 amended
C. 5 deleted, 15 added and 88 amended
D. 3 deleted, 15 added and 83 amended

Question 9: The policy of the “socialization of education” has been


promoted in recent years since the passing of ...
A. the Education Law 1998 B. the Education Law 2005
C. the Education Law 2008 D. the Education Amended Law

Question 10: Graduation examinations for pupils completing the primary


and lower secondary schools have been removed since the passing of ...
A. the Education Law 1998 B. the Education Law 2005
C. the Education Law 2008. D. the Education Amended Law

Question 11: Under which Law shall preschool education for five-year-old
children, primary education and lower secondary education be made universal?
A. the Education Law 1998 B. the Education Law 2005
C. the Education Law 2008. D. the Education Amended Law
(Clause 1 Article 11)

Question 12: The Strategies for Vietnam’s Education Development for the
period 2011-2020 were issued in accordance with Decision No-711 (13-6-2012),
which are approved by:
A. The Prime Minister
B. The President
C. The Chairman of the National Assembly
D. The Minister of MOET

Question 13: How many points of view are included in the The Strategies
for Vietnam’s Education Development for the period 2011-2020?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

54
Question 14: Which is the breakthrough solution to Vietnam’s Education
Development for the period 2011-2020?
A. Solution 1
B. Solution 2
C. Solution 3
D. Solution 5

Question 15. How are students’ errors corrected in the Communicative


Language Teaching? - The teacher ... .
A. immediately stops them and gives them corrections
B. uses follow-up questions for them to self-correct
C. uses his tones for them to self-correct
D. takes notes on their errors and corrects them in accuracy-based activities

Question 16: The concept of lesson plans in modern teaching methodology


is as follows:
A. Lesson plans are the plans of teacher’s activities in class.
B. Lesson plans are the plans of teaching and learning contents of teacher and
learners in a lesson.
C. Lesson plans show the content of a lesson and teaching and learning
methods.
D. Lesson plans are the design of activities for students through teachers’
orientation.

Question 17: Who gave the following quote “f you educate a man, you
educate an individual; if you educate a woman, you educate the whole family; if
you educate a teacher, you educate a generation.”?
A. Comemxky
B. Macarenco
C. Tagore
D. Jusco

Question 18: According to the Law on Education of the Socialist Republic


of Vietnam, how many educational levels and training qualifications are there in
our national education system?
A. Two education levels and training qualifications
B. Three education levels and training qualifications
C. Four education levels and training qualifications
D. Five education levels and training qualifications

Question 19: The purpose of our education development is to:


A. expand the educational scale on the basis of guaranteeing quality and
effectiveness; combine training and application.

55
B. improve citizens’ awareness, train human resources, and nurture
talented people.
C. develop socio-economy, make advances in science and technology, and
reinforce national security.
D. implement standardization, modernization and socialization.

Question 20: What is the most important requirement for the teacher to
accomplish his mission?
A Master teaching methods
B Obtain special and educational knowledge
C Teach yourself without any stop
D Use teaching aids effectively

Question 21: According to the standards of knowledge and professional


skills set by Ministry of Education and Training:
A. Textbooks are considered as ordinance. Teachers must fulfill the
textbook content.
B. Textbooks and teacher’s books are considered as ordinance. Teachers must
fulfill the content in the textbooks and teachers’ books.
C. Syllabus is considered as ordinance. Teacher must meet the standards of
knowledge and skills for each subject.
D. Syllabus is considered as ordinance. Teacher must follow the contents
written in textbooks and syllabus.

Question 22: The slogan “Reforming our education system basically and
comprehensively in the orientation of standardization, modernization,
socialization, democraticism and international integration” was first stated
during:
A. Communist Party Congress VIII
B. Communist Party Congress IX
C. Communist Party Congress X
D. Communist Party Congress XI

Question 23: What is the key solution for "the strategy of education
development in 2011-2020"?
A. Development of teachers
B. Development of education science
C. Innovation of teaching content and methods
D. Innovation of education management

Question 24: In which Vietnamese communist party’s Congress,


Education-training has been considered as the national priority?
A. The fifth
B. The sixth
C. The seventh
56
D. The eighth

Question 25: In which school year, the campaign of building up friendly


school and active students was launched?
A. School year 2006 - 2007
B. School year 2007 - 2008
C. School year 2008 - 2009
D. School year 2009 - 2010

Question 26: According to Article 15, The Education Law, teachers


A. must study and improve themselves continuously to set examples for
learners.
B. have to organise, manage and direct educational activities.
C. must have plans to build and improve the quality of educational
management staff.
D. must be responsible for directing the implementation of educational quality
accreditation.

Question 27: According to Article 75 - The Education Law, teachers are


prohibited from having the following behaviour:
A. Teaching according to educational objectives, principles and curriculum.
B. Forcing learners to take extra classes for money.
C. Being a good example in the fulfillment of civic duties, regulations of law
and school charters
D. Maintaining moral quality, prestige and honour of teachers, respecting
learners' dignity to treat learners equally, and protecting legitimate rights and interests
of learners.

Question 28: What is a general educational purpose of social development


proposed by the State?
A. to develop all-round human's personality
B. to improve intellectual standard of the people, train human resources
and foster talented people
C. to educate students to be good citizens
D. to train human resources for all social fields.

Question 29: Which is a breakthrough among the following solutions to


the implementation of strategy of education development from 2011 to 2020?
A. innovate education administration
B. develop teaching staff and management staff
C. innovate content, teaching method, testing and assessment of education
quality.
D. increase educational investment and innovate educational and financial
mechanism

57
Question 30: How many levels is a national standardised nursery school
divided into?
A. one level
B. two levels
C. three levels
D. four levels

Question 31: One of the features of education and training management


is:
A. Administrative management combined with professional management
B. State management combined with professional management
C. Social management combined with professional management
D. Economic management combined with professional management

Question 32: The first Vietnamese who wrote the book “World Education
History” is
A. Chu Van An
B. Le Quy Don
C. Nguyen Lan
D. Ta Quang Buu

Question 33: A National Education System, which aims to meet the social
demand must:
A. be open and apply an advanced education model
B. keep education unchangeable in a changing society
C. reform and correct education in order to fit the historical condition
D. correct the education system frequently and continuously

Question 34: Who is the author of “Dedicating my Heart to Children”?


A. V.A. Xukhomlinxki
B. J.A.Comenxki
C. A.X.Makarenko
D. K.D.Usinxki

Question 35. What is the factor directly effecting personality’s foundation


and development?
A. Inborn, heredity
B. Environment
C. Education
D. Personal activity

Question 36. The education co-founder of the theory of "class-post


system" is ...
A. Khong Tu
B. A. N. Leonchep
58
C. A.X. Macarenco
D. J. A. Comenxki

Question 37: Which agency has jurisdiction to enact law of education?


A. Government
B. Congress
C. National Assembly Standing Committee
D. Ministry of Education

Question 38: In 2008, the Ministry of Education and Training began the
movement to deploy ...
A. Doing thousands of good deeds
B. Building friendly schools, active students
C. Good teaching, good learning
D. All above-mentioned movements

Question 39: In the school year 2012-2013, our country's education started
to implement ...
A. Innovative teaching content
B. Innovative teaching methods
C. Model of New School in Vietnam
D. Building friendly schools, active students

Question 40: "Education is one of the most powerful tools we have to


create bright future" is the catchphrase of ...
A. Usinxki
B. Makarenco
C. Comenxiki
D. UNESCO

Question 41: What event do we have on higher education in our country in


2013?
A. Enaction of Higher Education Law
B. Renewal content and teaching methods in colleges and universities
C. Innovative test and evaluation methods
D. A, B and C are correct

Question 42: How many solutions has Education Strategy 2011-2020


proposed?
A. 5 solutions
B. 6 solutions
C. 7 solutions
D. 8 solutions

Question 43: The goal of education development is ...

59
A. Improving economy, developing science and technology, consolidating
national defence and security.
B. Standardization, modernization and socialization.
C. Expanding the scale of education, combining training with using human
resources.
D. Enhancing people’s education level, training workforce, fostering
talents.

Question 44: The education managers’ responsibilities are ...


A. Continuously learning and training, enhancing ethical and professional
qualities.
B. Organizing, monitoring and administering education activities.
C. Educating students and training teachers.
D. Setting a good example to teachers and students.

Question 45: Who has the authority to determine in which cases a school
pupil can learn beyond classes or has to repeat classes?
A. The School Principal
B. The Director of Provincial Department of Education and Training
C. The Chairman of District’s Department of Education
D. The Minister of Education and Training

Question 46: General education institutions include ...


A. Primary schools, junior secondary schools and senior secondary schools.
B. Primary schools, junior secondary schools senior secondary schools and
integrated technical centres.
C. Primary schools, junior secondary schools, senior secondary schools,
multi-level schools, centres for integrated techniques and career-
orientation.
D. Primary schools, junior secondary schools, senior secondary schools and
multi-level schools.

Question 47: Who is responsible for issuing the certificates for junior
secondary school graduates?
A. The School Principal
B. The Chairman of District’s Department of Education
C. The Director of Provincial Department of Education and Training
D. The Minister of Education and Training

Question 48: Who has the authority to found the school’s advisory council?
A. The Teacher’s Union
B. The Parents’ Union
C. The Youth Union
D. The School Principal

60
Question 49: State management agencies in education include ...
A. The Government
B. The Ministry of Education and Training
C. People’s Committees at various levels
D. The Prime Minister

Question 50: Which of the following does not belong to the strategies for
education development period 2011-2015?
A. Implementing the innovation in education management
B. Implementing the innovation in school syllabus
C. Completing the structure of the national education system
D. Building up the national qualifications framework

Question 51: Which of the following is the key solution?


A. Innovating in the teaching content, teaching methods, ways of evaluation and
testing
B. Innovating in education management
C. Improving the teaching staff
D. Enhancing the sources for investment and transforming the financial
mechanism

Question 52: According to Vietnamese Education Law in 2012, who can


decide a foreign language which is taught at Vietnamese University?
A. Ministry of Training and Education
B. Rector, Warden of universities and institutes
C. The President
D. The Prime Minister

Question 53: According to university/college training statutes in credit


system, the amount of study that student has to register at least of every
semester, beside last semester of the course, with average students is ...
A. 15 credits
B. 14 credits
C. 12 credits
D. 10 credits

Question 54: As being exiled to Thuan Bai, although King Ham Nghi was
disguising himself as a servant, the King kneeled when his old teacher arrived to
see him, forgetting to be a servant to hide from the enemy. Who is the old
teacher?
A. Nguyễn Thuận
B. Nguyễn công Trứ
C. Ngô thì Nhậm
61
D. Hà Tôn Quyền

Question 55: Which educator is to deserve to be Gallile in education?


A. Cômenxki
B. Usinxki
C. Xukhômlinxki
D. Dixtecvec

Question 56. The element functioning as a premise for the formation and
development of personality is ...
A. Environment surroundings
B. Education
C. Personal activity
D. Heredity

Question 57. The element which leads pupils to the form of definite
personality is ...
A. Group work
B. Environment surroundings
C. Education
D. Practical activity

Question 58. Which education force has the main role in the combination
with the other ones?
A. School
B. Family
C. Society
D. Youth organization

Question 59. The result of educational process is mainly reflected in ...


A. The target of education
B. The content of education
C. The method of education
D. The pupil’s educational knowledge

Question 60. When using the method of setting examples to educate pupils,
the teacher uses ...
A. Good examples (positive ones)
B. Bad examples (negative ones)
C. Good examples and bad ones
D. Good examples only

Question 61. Which leader said the sentence: “To a certain level, mental
education and moral education are one.”
A. Prime Minister Pham Van Dong
62
B. General Secretary Le Duan
C. President Ho Chi Minh
D. President Ton Duc Thang

Question 62. One of the basic requirements for teachers punishing pupils
is ...
A. The right person, the right fault and respecting the pupil’s personality
B. With the agreement of the group
C. Both A and B
D. Criticizing the group and the individual

Question 63. Which theory among the methods of education below helps the
pupil admit his fault and self-discipline?
A. Positive self-discipline
B. Criticizing pupils
C. Contract education
D. Method of giving jobs

Question 64. The educational cultural environment in schools consists of ...


A. The school material base
B. Qualified cultural elements
C. Behaving culture and question-making culture
D. All A, B and C

Question 65. What is the teacher’s task during the teaching process?
A. Organizing learning activities for pupils
B. Organizing learning activities for pupils and educating them
C. Developing pupils’ knowledge and skills
D. All A, B and C

Question 66. Which knowledge of science is necessary to teach school


pupils?
A. Basic
B. Modern
C. Common, basic and modern
D. cultural

Question 67. What does the viewpoint: “the farther you go the more
wisdom you get” touch on?
A. Learning from practice, life and other people
B. Learning the whole life
C. Learning frequently and continuously
D. Learning other people’s wisdom experience

Question 68. Tools for the teacher to work are:


63
A. Books and teaching materials
B. The teacher’s personality
C. Teaching aids
D. All A, B, C

Question 69. What aren’t students at educational bases allowed to do?


A. Offend the personal qualities and body of the lecturer, educational manager
and personnel of the university
B. Cheat at exams, tests and enrolment
C. Take part in social corruptions, causing trouble for the educational base.
D. All A, B, C

Question 70. Which factor in education does the proverb: “If life gives you
lemons, make lemonade” generalize?
A. Natural environment
B. Cultural environment
C. Environment
D. Educational environment

Question 71. Which factor below has a direct effect on the result of the
teaching process?
A. The content of teaching
B. The teacher’s expertise and professional experience
C. Form of teaching
D. The teacher’s method of teaching

Question 72. Who said, “However difficult it is, it is a must as emulation to


teach and study well.”
A. Ho Chi Minh
B. Ton Duc Thang
C. Truong Chinh
D. Nguyen Minh Triet

Question 73. Which measure below do you think you should use to help a
pupil with learning difficulties?
A. Getting to know the cause
B. Identifying his real situation and competence exactly
C. Choosing a measure to work with him
D. All A, B, C

Question 74. The element which orientates the whole process of teaching,
movement and development is:
A. Aims, teaching tasks
B. Teachers
C. Contents of teaching
64
D. Methods of teaching

Question 75. The relationship between education and society is that


A. Education fulfills a social function, making the society develop
B. Education complies with the regulations of society
C. Both A and B
D. Education determines the development of society

Question 76. Which elements does the school environment consist of?
A. Material base, methods of teaching and teaching means
B. Teacher-learner relationship, group, class and psychological elements
C. Both A and B
D. Socio-economic environment

Question 77. The quality of teaching plans made by teachers depends on:
A. The contents of the lesson
B. The special feature of the subject
C. Learners’ characteristics and level of knowledge proficiency
D. Teachers’ competence

Question 78. The educational requirement for teachers in the classroom is:
A. Following the teaching plan flexibly and creatively
B. Applying methods of teaching and education flexibly and creatively
C. Both A and B
D. Teaching according to the teaching plan without any change

Question 79: One of the major points of the movement "Building friendly
schools, active students" launched by the education sector in the schools during
the 2008 - 2013 period is:
A. Improving the quality of teaching staff and management.
B. Strengthening the infrastructure of the school.
C. Fostering weak students as a premise to increase graduation rates and
educational levels.
D. Training life skills to students.

Question 80. “He told me, I forgot


He taught me, I remember
He engaged me, I learned”
Which content is this maxim associated with in teaching innovation?
Name the approach?
A. Innovation in teaching methods: Integrated approach in teaching.
B. Innovation in teaching methods: Student-centered approach in
teaching.
C. Innovation in teaching organizational form: Student-centered approach in
teaching.
65
D. Innovation in teaching organizational form: Integrated approach in teaching.

Question 81: What is one of the key solutions to educational development


in stages from 2011 to 2020?
A. Innovating educational management.
B. Developing teachers and educational management staff.
C. Innovating content, teaching methods, implementation, testing and
evaluation of educational quality.
D. Developing educational science.

Question 82: The nature of active teaching methods is:


A. Promoting positiveness, proactiveness and creativeness of learners.
B. Promoting positiveness, proactiveness and creativeness of teachers.
C. Promoting positiveness, proactiveness and creativeness of teachers and
learners.
D. Using information technology in teaching

Question 83: Choose the best word/ phrase to fill in the gap: “In the area
of education, Ho Chi Minh is not only a thinker, but also a .......... caring for the
educational development of the nation"
A. teacher
B. exemplary teacher
C. father
D. exemplary father

Question 84: The movement "Every teacher is an example of morality,


self-learning and creativity" is for the purpose of:
A. Improving the quality of teachers in education.
B. Improving the quality of teachers and educational management staff.
C. Fostering the creativity of teachers in teaching activities.
D. Improving the responsibility of teachers in their career.

Question 85: Vietnam underwent three education reforms in the following


years:
A. 1945, 1954, 1975
B. 1950, 1955, 1976
C. 1950, 1956, 1980
D. 1950, 1956, 1979

Question 86: At present, the innovation of undergraduate programs in


Vietnam complies with which of the following directions?
A. Increasing learners’ capacity, meeting the standard of learning
outcomes and the needs of the society.
B. Increasing learners’ capacity, being appropriate for the credit system in
education and training.
66
C. Meeting the needs of learners, learning outcomes and the society.
D. Meeting the needs of learners, being appropriate for the credit system in
education and training.

Question 87: Fill in the gap in the following extract from the Education
Law - 2005 with the most appropriate word/phrase:
The Education Law regulates the national educational system: schools, other
educational institutions of the ………..; of state agencies; of political organizations;
of socio-political organizations; of people's armed forces; of organizations and
individuals taking parts in educational activities.
A. nation
B. education sector
C. national education system
D. people

Question 88. How many principles does teachers’ tutoring in extra classes
have to follow?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8

Question 89. Who decides the fees in tutoring classes?


A. Parents and the school
B. The principal of the school
C. Parent Association of a class
D. School Parent Association

Question 90. Which department in schools is in charge of the payments from


extra classes?
A. The Finance Department
B. The Principal
C. The Vice-principle in charge of academic affairs
D. The Leader of School Parent Association

Question 91. Who decides the Professional Standards of Teachers at


Lower and Upper Secondary Schools?
A. The Minister of Ministry of Education and Training
B. The Prime Minister
C. The Director of Education and Training Department
D. The Principal of the School

Question 92. How many criteria are there in evaluating and grading
teachers?
A. 25
67
B. 23
C. 24
D. 22

Question 93. The evaluation and grading teachers are conducted …


A. every year, at the end of the school year
B. every year, at the end of each semester
C. every two years, at the end of the second year
D. every five years, at the end of the fifth year

Question 94. Educational activities should be conducted on the combination


of study and practice, education and labor, theory and reality, school education and
social & family education. These are:
A. Vietnamese educational precepts
B. Vietnamese educational principles
C. Vietnamese educational features.
D. Vietnamese educational requirements.

Question 95. Every family and citizen has responsibility for developing
educational career, building study movement, and a favourable educational
environment. This reflects the policy of:
A. Education for all
B. Equality in education
C. Educational development
D. Educational socialization

Question 96. At present, the role of a teacher is:


A. To provide knowledge
B. To transfer knowledge
C. To guide, manage and modify the teaching process
D. To be the center of the teaching process

Question 97. At present, the content of the campaign “Education for all”
emphasizes on what aspects of school education?
A. Education of morale and knowledge
B. Education of morale, knowledge and physics
C. Education of morale, knowledge, physics and aesthetics
D. Only education of science knowledge for students

Question 98. In the poem “Midnight”, Uncle Ho stated “When sleeping,


everyone seems kind-hearted. When being awake, kind or unkind-hearted one is
recognized”. This proves that the important factor in the formation,
development and expression of person’s character is:
A. Heredity
B. Environment
68
C. Education
D. Positivity of personal activity

Question 99. The core of teaching methodology innovation is:


A. Developing the practice and knowledge application
B. Encouraging the students’ positiveness and activeness
C. Concise and precise teaching
D. Putting emphasis on helping students conduct self-study

Question 100. The development of personal character involves the


transformation of:
A. Physics, conscience and psychology
B. Physics, conscience and society
C. Society, psychology and physics
D. Physics, conscience and sentiment

-----------------------------------------------------------------------

69

You might also like