You are on page 1of 39

CÂU HỎI HIỂU BIẾT SƯ PHẠM

Câu 1. Tên tác giả của các ca khúc:

“Người thầy” (Nguyễn Nhất Huy); " Em đứng giữa giảng đường hôm nay" (Tân Huyền); "
Bài ca người giáo viên nhân dân" (Hoàng Vân); “ Ước mơ xanh” ( Lê Giang); “ Em yêu trường
em” (Hoàng Vân); “ Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi” (Văn Ký); “ Cô nuôi dạy trẻ”( Nguyễn
Văn Tý); “Ngày đầu tiên đi học” (Nguyễn Ngọc Thiện); “Bài ca người giáo viên nhân dân”
(Hoàng Vân); “Bài ca sư phạm” ( Phan Nhân); “Yêu người bao nhiêu, yêu nghề bấy nhiêu”
(Nguyễn Văn Quỳ);“ Vì đàn em thân yêu” (Phong Nhã); “ Mái trường mến yêu” (Lê Quốc
Thắng);“Hành khúc ngày và đêm” (Phan Huỳnh Điểu); “ Bụi phấn” (Vũ Hoàng); “Ở trường cô
dạy em thế” (Phạm Tuyên);“Cô giáo về bản” (Trương Hùng Cường); “Vết chân tròn trên cát”
(Trần Tiến); “‘Đi học” (Bùi Đình Thảo, Hoàng Minh Chính); “Mái trường mến yêu”(Lê Quốc
Thắng); “Con đường đến trường” (Phạm Đăng Khương); “Chiều thu nhớ trường” (Cao Minh
Khánh); “Khi tóc thầy bạc trắng” (Trần Đức); “Bài học đầu tiên”. (Trương Xuân Mẫn)

Câu 2. Tìm hai từ còn thiếu trong trích đoạn lời ca khúc “Người thầy” sau đây:
… “Người thầy, vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa,
Dòng đời, từng ngày qua êm đềm trôi mãi,
Chiều trên phố bao người “ đón đưa”
Dòng sông vắng bây giờ “ Gió mưa”….,
Còn ai nhớ, ai quên con đò xưa” ...
Câu 3. Tìm lời câu hát thích hợp còn thiếu trong trích đoạn lời ca khúc “Vì đàn em thân yêu” sau
đây:
…“Vì học sinh thân yêu, vì ngày mai đang lên,
Người thầy giáo thân thương với đàn em ngoan,
Ta chăm sóc vườn ươm, nâng niu những chồi non
Trông về tương lai dạt dào niềm tin”…
Câu 4. Trong bài hát: " Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi", cô giáo đã đến dạy tại bản của người
dân tộc nào? (H’Mông)
Câu 5. Trích đoạn sau đây là của bài hát nào? Ai sáng tác?
…“Vì ngày mai tương lai, hỡi những măng non vô cùng yêu quý
Hỡi tuổi thanh niên phới mùa xuân
Học nhiều đi em ơi 
Biết bao điều kì diệu từ cuộc sống đang giục giã đi lên
Bao trang sách bấy nhiêu là khối óc 
Và học được mỗi lớp một khúc ca”…
(Em sẽ lớn lên dưới mái trường_Trọng Loan)

1
Câu 6. Tên tác giả và tên bài hát mà trong đó cô giáo được ví “hiền như con nai rừng”? (Cô giáo
bản em_ Trần Đình Văn)
Câu 7. Bài hát có đoạn “Một con đò sang ngang. Ôi lòng thầy mênh mang. Cho em biết yêu cánh
cò trong câu ca dao…” là của tác giả nào?
A. Trần Tiến
B. Hàn Ngọc Bích
C. Lưu Hà An
D. Trần Đức
Câu 8. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa
học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng ghi trong văn bản
nào sau đây?
A. Điều lệ trường Cao đẳng
B. Luật giáo dục
C. Nghị quyết của Đảng
D. Tất cả các văn bản trên
Câu 9. Tháng 01/1993, Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành trung ương (Khóa 7) ra Nghị quyết
chuyên đề đầu tiên về giáo dục và đào tạo. Tên của Nghị quyết này là:
A. “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo”.
B. “Giáo dục cùng với khoa học và công nghệ được xem là quốc sách hàng đầu”.
C. “Giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
D. “Giáo dục phải gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước”.
Câu 10. Quy định về tiền lương trong Luật Giáo dục sửa đổi 2009, nhà giáo được hưởng thêm
khoản phụ cấp nào khác so với Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005?
A. Phụ cấp khu vực;
B. Phụ cấp thâm niên;
C. Phụ cấp ưu đãi theo nghề;
D. Phụ cấp thu hút.
Câu 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định số 6290/QĐ –BGDĐT, ngày 13/12/2011 về phê
duyệt chương trình Phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 đến năm 2020
bao gồm mấy chuyên đề:
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 12: Trong quyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020” của thủ tướng
Chính phủ thì giải pháp nào là then chốt?
A. Đổi mới quản lý giáo dục;

2
B. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
C. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quan hệ quốc tế về giáo dục;
D. Tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục.
Câu 13. Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ được quy
định tại:
A. Luật giáo dục
B. Quy chế 43/2007/QĐ-GDĐT
C. Quy chế 25/2006/ QĐ-GDĐT
D. Quyết định số 31/2001/ QĐ-GDĐT
Câu 14. Chỉ thị số 10/CT- TTg ngày 12/6/ 2013 của Thủ tướng chính phủ đã đưa nội dung nào vào
chương trình dạy học tại các cơ sở giáo dục?
A. Giáo dục phòng chống tham nhũng
B. Giáo dục Kỹ năng sống
C. Giáo dục giới tính
D. Giáo dục pháp luật
Câu 15. Chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT ngày 22/07/2008 đã phát động phong trào:
A. “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
B. “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ  Chí Minh”
C. Chương trình “Vận động hai không trong trường học”
D. “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Câu 16. Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm đang
được áp dụng hiện nay là:
A. Thông tư số 16/2012/TT-BGDĐT ngày 16/05/2012.
B. Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/05/2012.
C. Thông tư số 18/2012/TT-BGDĐT ngày 16/05/2012.
D. Thông tư số 19/2012/TT-BGDĐT ngày 16/05/2012.
Câu 17. Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc với tất cả trẻ em Việt
Nam trong độ tuổi:
A. từ 6 đến 14 tuổi.
B. từ 6 đến 13 tuổi.
C. từ 6 đến 12 tuổi.
D. từ 6 đến 11 tuổi.
Câu 18. Một trong những chủ trương, biện pháp để thực hiện xã hội hoá hoạt động giáo dục và đào
tạo là gì?
A. Xây dựng môi trường thuận lợi
B. Chú trọng các trường công lập

3
C. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục
D. Tổ chức các hoạt động đa dạng
Câu 19. Thẩm quyền quyết định thành lập trường trung học phổ thông là:
A. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
C. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
D. Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố
Câu 20. Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện nay, trường chuyên được thành lập
ở cấp:
A. Tiểu học
B. Trung học cơ sở
C. Trung học phổ thông
D. Tất cả các cấp học
Câu 21. Trong chương trình hành động của ngành giáo dục thực hiện chiến lược phát triển giáo dục
Việt Nam 2010-2020 ban hành ngày 4/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chia ra
làm mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào
A. 2 giai đoạn: 2010-2015 và 2015 đến 2020
B. 2 giai đoạn: 2013-2015 và 2016 đến 2020
C. 3 giai đoạn: 2010-2013; 2013-2015 và 2016 đến 2020
D. 1 giai đoạn: 2010 đến 2020
Câu 22. Theo quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, khối lượng
học tập tối thiểu mà mỗi sinh viên phải đăng ký trong mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với
những sinh viên được xếp hạng học lực bình thường là:
A. 15 tín chỉ
B. 14 tín chỉ
C. 12 tín chỉ
D. 10 tín chỉ
Câu 23. Trong quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục đại
học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy số 60/2007/QĐ-BGDĐT, học sinh sinh viên
có quyền gì?
A. Quyền tố cáo
B. Quyền khiếu nại
C. Quyền tự đánh giá
D. Quyền sử dụng kết quả rèn luyện.
Câu 24. Chỉ thị 40/2004/ CT-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quán triệt ngành Giáo
dục- Đào tạo thực hiện vấn đề nào sau đây?
A. Đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa
B. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học trong nhà trường
C. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

4
D. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Câu 25. Dự án mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) bắt đầu được thí điểm ở 6 tỉnh, thành
phố của bậc Tiểu học từ năm học nào?
A. Năm học 2010-2011
B. Năm học 2011-2012
C. Năm học 2012-2013
D. Năm học 2013-2014
Câu 26. Điểm mới của mô hình trường học mới ở Việt Nam là:
A. Thay đổi nội dung dạy học
B. Thay đổi cách thức tổ chức hoạt động dạy học,
C. Thay đổi việc dự giờ đánh giá giáo viên
D. Cả B và C.
Câu 27. Năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động cuộc vận động:
A. “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”
B. “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
C. “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
D. Cả A và B.
Câu 28. Cuộc vận động nào trong ngành Giáo dục được phát động chính thức vào ngày 20/11/2007
nhân kỷ niệm 25 ngày Nhà giáo VN và được tổng kết vào ngày 20/11/2012:
A. Chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục.
B. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
C.  Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo
D. Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo, không ngồi nhầm lớp
Câu 29. Những nội dung chính của cuộc vận động “Hai không” do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phát
động là:
A. Nói không với tiêu cực trong thi cử
B. Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục, không tiêu cực trong thi cử, nói
không đào tạo không đạt chuẩn và nói không với không đáp ứng yêu cầu của xã hội.
C. Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không với tiêu cực trong thi
D. Không thương mại hoá trong giáo dục, Không có hành vi tiêu cực, gian lận trong học
tập, thi cử
Câu 30. Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
nhằm mục đích:
A. Nâng cao phẩm chất người thầy trong giáo dục
B. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
C. Phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên trong hoạt động dạy học
5
D. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhà giáo đối với nghề
Câu 31. Chủ trương Xã hôi hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước ta là thể hiện sinh động quan điểm
nào trong tư tưởng Hồ Chí Minh
A. Quan điểm “Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của quần chúng nhân dân”
B. Quan điểm “Giáo dục và đào tạo là bước đầu tiên của sự sống còn trong một quốc gia”
C. Quan điểm “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”
D. Quan điểm “Giáo dục phải toàn diện”
Câu 32. Chủ trương Xã hôi hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước ta là thể hiện sinh động quan điểm
nào trong tư tưởng Hồ Chí Minh
A. Quan điểm “Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của quần chúng nhân dân”
B. Quan điểm “Giáo dục và đào tạo là bước đầu tiên của sự sống còn trong một quốc gia”
C. Quan điểm “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”
D. Quan điểm “Giáo dục phải toàn diện”
Câu 33. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD&ĐT
phối hợp triển khai với các đơn vị khác nhằm mục đích:
A. Để giáo dục toàn diện đạo đức, nhân cách cho học sinh Việt Nam.
B. Để nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam.
C. Để quảng bá với thế giới.
D. Để thực hiện xã hội hóa giáo dục.
Câu 34. Giải pháp “ Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng
giáo dục” trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã đề ra đến năm nào 100% giáo viên
phổ thông có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học?
A. 2015
B. 2017
C. 2018
D. 2020
Câu 35. “ Sáng tạo ngay trong từng bài giảng, sáng tạo trong việc làm và sử dụng đồ dùng, tích cực
tham gia các cuộc hội thảo, các chuyên đề, tham gia nghiên cứu khoa học các đề tài, viết sáng kiến
kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm có chất lượng tốt” là 1 trong những yêu cầu của cuộc vận
động nào?
A. Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục
B. Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo
C. Dân chủ , kỷ cương, tình thương, trách nhiệm
D. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Câu 36. Một trong những nguyên tắc được quán triệt trong xây dựng chương trình và sách giáo
khoa phổ thông sau năm 2015 là gì?
A. Thống nhất, liên thông

6
B. Lí luận, hiện đại
C. Khoa học thực nghiệm
D. Khoa học cơ bản
Câu 37. Câu nói: “Người thầy giáo tốt là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo,
không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô
danh” là của ai?
A. Phạm Văn Đồng
B. Trường Chinh
C. Hồ Chí Minh
D. Lê Duẩn
Câu 38. Trong các lời dạy dưới đây, lời dạy nào là của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
A. “Gốc của sự học là học làm người”.
B. “Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi phải vất vả, khó nhọc mới lên tới đỉnh. Học cái
xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi, trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu”.
C. “Nghề thầy giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”.
D. “Muốn lãnh đạo phải biết người. Muốn biết người phải nghe họ nói”.
Câu 39. Người đầu tiên trong lịch sử đã xây dựng một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh trong công
xưởng cho người lao động từ ấu thơ đến người lớn là:
A. R. Owen (1771-1858)
B. J.A.Cômenxki (1592 - 1670).
C. A.X.Makarenko (1888 – 1939)
D. K.D.Usinxki (1824 – 1870)
Câu 40. Người đề cao vai trò của giáo dục với khẳng định “Một dân tộc muốn tồn tại và phát triển
phải có Thứ (đông dân), Phú (giàu), Giáo (được giáo dục)” là:
A. Lê Quý Đôn (1726 -1784)
B. Khổng Tử (551- 479 trước CN)
C. Mạnh Tử (trước CN 372 –trước CN 289)
D. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (1723 – 1804)
Câu 41. Người đầu tiên đưa chữ nước nhà (chữ Nôm) vào chương trình dạy học là:
A. Lê Quý Đôn (1726 -1784)
B. Chu Văn An (1292 – 1370)
C. Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871)
D. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (1723 – 1804)
Câu 42. “Người thầy trung bình chỉ biết nói, Người thầy giỏi biết giải thích, Người thầy xuất chúng
biết minh họa, Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng ’’. Đây là câu nói của ai?
A.V.A.Xukhomlinxki
B.Usinxki
C. William A. Warrd
D. Comenxki

7
Câu 43. “Sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển
tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được” là câu nói của nhà giáo dục nổi tiếng:
A. Usinxki
B. Makarencô
C. Xukhumlinxki
D. Cômenxiki
Câu 44. “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học” là câu nói của nhà giáo
dục nổi tiếng:
A. Usinxki
B. Makarencô
C. Xukhumlinxki
D. Cômenxiki
Câu 45. “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh, nguyên
khí kém thì thế nước yếu và suy. Vậy nên các đáng thánh đế, minh vương không ai không lo việc
bồi dưỡng nhân tài, tin dùng kẻ sĩ, vun đắp nguyên khí là việc nên làm trước tiên” là câu danh ngôn
về giáo dục của ai?
A. Nguyễn Trãi
B. Lê Thánh Tông
C. Thân Nhân Trung
D. Quang Trung
Câu 46. Điền từ còn thiếu vào dấu ba chấm (“…”). Người giáo viên bình thường mang … đến cho
trò, người giáo viên giỏi biết dạy học trò đi tìm ... (Lời dẫn của Đi-xtéc-véc)
A. Chân lý
B. Kiến thức
C. Tri thức
D. B và C
Câu 47. Ông sinh ra là một người bị tật nguyền cả hai tay nhưng bằng nghị lực phi thường của
mình ông đã vượt lên số phận nghiệt ngã để thành công trong cuộc sống trở thành một nhà giáo ưu
tú, nhà thơ. Ông là ai?
A. Nguyễn Ký Ngọc
B. Nguyễn Ngọc Ký
C. Nguyễn Bá Ngọc
D. Nguyễn Ngọc Bá
Câu 48. Ông là ai? Ông là người mở đầu cho giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XIX, tên tuổi ông
là tượng trưng cho lòng yêu nước của nhân dân miền Nam, và thơ văn ông là những trang bất hủ ca
ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây ngay buổi đầu
chúng đặt chân lên đất nước ta. Ông cũng là một nhà giáo, một thầy thuốc.
A. Nguyễn Du
B. Nguyễn Đình Chiểu
C. Nguyễn Dữ
D. Nguyễn Thúc Tự

8
Câu 49. "Tôi muốn sinh viên tự xây dựng vốn hiểu biết của mình để họ có thể kể lại việc làm thế
nào mà họ giải được bài toán." Là câu nói của ai?
A. Donald Saari
B. Ken Bain
C. Nguyễn Văn Nhật
D. Paul Baker
Câu 50. “Bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục” là câu nói của ai?
A. Karl Marx
B. Lev.Tolstoy
C. I.A.Gontcharov
D. Hồ Chí Minh
Câu 51. “Vạn thế sư biểu” là ai?
A. Hồ Chí Minh
B. Khổng Tử
C. Mạnh Tử
D. Lão Tử
Câu 52. “Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy
ngọn lửa của tâm hồn” là câu nói của ai?
A. Khổng Tử
B. Uyliam Bato Dit
C. Einstein
D. Aristos
Câu 53. Vị vua nào cho xây dựng Quốc tử giám bên cạnh Văn Miếu?
A. Lý Thánh Tông
B. Lý Nhân Tông
C. Lý Thái Tông
D. Lý Anh Tông
Câu 54. “Bạch Vân cư sĩ” là tên hiệu của người thấy giáo nào?
A. Chu Văn An
B. Nguyễn Đình Chiểu
C. Nguyễn Bỉnh Khiêm
D. Trần Nguyên Đán
Câu 54. Hãy chọn một trong những phương án sau đây để hoàn chỉnh câu: “Dù khó khăn đến đâu
cũng phải …… thi đua dạy tốt và học tốt” đúng với nguyên văn lời nói của Bác Hồ.

9
A. Tiếp tục
B. Không ngừng
C. Phấn đấu
D. Không thêm từ
Câu 55. Trong lịch sử cách mạng nước ta, đây vừa là một phong trào cách mạng, vừa là một thiết
chế văn hóa giáo dục. Hãy cho biết đây là phong trào gì?
A. Bình dân học vụ
B. Truyền bá quốc ngữ
C. Thi đua hai tốt
D. Xã hội hóa giáo dục phổ thông.
Câu 56. Ông là người đầu tiên đề ra quan điểm giáo dục theo lứa tuổi cụ thể, lên lớp theo hệ thống
“lớp - bài”, giảng dạy thông qua sách giáo khoa, được coi là “ông tổ của nền giáo dục cận đại”,
“Gallilê trong giáo dục”, ông là ai?
A. J.J Ruxô
B. Usinxki
C. Côrupxcaia
D. Cômenxki
Câu 57. “Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng.
Có tài phải có đức. Có tài mà không có đức thì tham ô hủ hoá, có hại cho nước. Có đức mà không
có tài như ông bụt ngồi trong chùa không giúp ích gì được ai”
Câu nói trên là của ai?
A. Trường Chinh
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh
C. Võ Nguyên Giáp
D. Phạm Văn Đồng
Câu 58. Nói về ông, nhà sử học Phan Huy Chú đã ca ngợi: “Học nghiệp tinh thông, tiết tháo cao
thượng, làng Nho nước Việt trước sau chỉ có mình ông”, bạn cho biết ông là ai?
A. Chu Văn An
B. Nguyễn Trãi
C. Nguyễn Bỉnh Khiêm
D. Nguyễn Khuyến
Câu 59. “Dạy không nghiêm là lỗi ở thầy, chỉ nuôi con mà không dạy là lỗi ở cha mẹ. Cha mẹ
khuyên răn, thầy giáo dạy bảo mà học hành không thành là lỗi ở con”. Câu nói trên là của ai?
A. Khổng Tử
B. Mạnh Tử
C. Lão Tử

10
D. Chu Văn An
Câu 60. Chọn từ thích hợp vào chỗ trống (…) để hoàn chỉnh câu nói:
“Học tập là …của kiến thức, kiến thức là … của hạnh phúc.”
A. Hạt giống
B. Căn bản
C. Mầm mống
D. Gốc
Câu 61. “Giáo dục một người đàn ông thì được một con người. Giáo dục một người phụ nữ thì
được một gia đình. Giáo dục một người thầy thì được một thế hệ” là câu nói của:
A. Tagor
B. Petxtalogi
C. Lênin
D. Macarenco
Câu 62. Nhà văn Pháp Bayle đã viết: "Nếu Cô - men - ni - uýt chỉ viết có quyển sách ấy, ông cũng
đã là bất tử". Hãy cho biết, đó là cuốn sách nào của Cômenxki?
A. Nhà trường trong lòng mẹ
B. Phép giảng dạy vĩ đại
C. Bước vào ngưỡng cửa của ngôn ngữ
D. Những quy tắc luân lý cần cho thanh niên các trường
Câu 63. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (...) trong câu nói của K.Đ Usinxki: "Sức mạnh giáo dục
chỉ bùng lên từ nguồn sống của...con người, rằng chỉ có… mới giáo dục được…" .
A. Đạo đức
B. Nhân cách
C. Niềm tin
D. Lý tưởng
Câu 64. Nhà Tâm lý học Karl Jung nói: "Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng
không thể nuôi dạy trẻ với chút ít“...". Hãy cho biết từ còn thiếu trong "..." là gì?
A. Sáng tạo
B. Tích cực
C. Nhiệt tình
D. Quan tâm
Câu 65. Câu nói: “Bể học xoay chiều sóng, phong tục trở về thuần hậu, trường học lớn trong nước
có vị thần như sao Bắc Đẩu, như núi Thái Sơn” là nói về nhà giáo dục nào sau đây?
A. Nguyễn Trãi
B. Chu Văn An
C. Lê Quý Đôn

11
D. Lê Hữu Trác
Câu 66. "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người" là câu nói của Bác Hồ trong sự kiện nào?
A. Về thăm trường Đại học sư phạm Hà Nội
B. Dự lớp học chính trị của giáo viên cấp 2 - 3 toàn miền Bắc
C. Phát động phong trào thi đua "Hai tốt"
D. Nói chuyện tại lễ khai mạc trường đại học nhân dân Việt Nam
Câu 67. Câu nói: “Trẻ em hư hỏng chỉ chứng tỏ rằng giáo sư đã thất bại mà thôi” của A.X.
Macarencô thể hiện rõ nhất nội dung của nguyên tắc nào trong giáo dục học sinh?
A. Tôn trọng nhân cách người học
B. Yêu cầu cao đối với người học
C. Có niềm tin vào nhân cách người học
D. Thắt chặt kỉ luật đối với người học
Câu 68. Câu nói “Chỉ có cái chưa biết, chứ không có cái không biết” là của:
A. Hồ Chí Minh
B. Lênin
C. Ănghen
D. Các Mác.
Câu 69: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì
không trôi chảy” là câu nói của ai?
A. Lê nin
B. A.X. Makarencô
C. Chu Văn An
D. Hồ Chí Minh
Câu 70. Câu nói: “Nghề dạy học là nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo” là của ai?
A. Trường Chinh
B. Phạm Văn Đồng
C. Hồ Chủ Tịch
D. Tôn Đức Thắng
Câu 71. “Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi
không đăng lên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy tốt là những anh hùng
vô danh...” là câu nói của ai?
A. Hồ Chí Minh
B. Võ Nguyên Giáp
C. Nguyễn Lân
D. Đặng Thai Mai

12
Câu 72. Trong lịch sử Việt Nam, có một người giữ chức Bộ trưởng Bộ quốc phòng và Bộ trưởng
Bộ giáo dục. Đó là ai?
A. Nguyễn Thị Bình
B. Võ Nguyên Giáp
C. Tạ Quang Bửu
D. Nguyễn Văn Huyên
Câu 73. Bạn hãy cho biết người được mệnh danh là “Ông tổ” của nền sư phạm cận đại là ai?
A. J. J.Rút xô
B.J. A.Kômenxky
C. A.X.Makarencô
D.K.D.Usinxki
Câu 74. Ai là hiệu trưởng đầu tiên của trường Quốc Tử Giám?
A. Chu Văn An
B. Nguyễn Thiếp
C. Lê Quý Đôn
D. Nguyễn Bỉnh Khiêm
Câu 75. “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì
không trôi chảy”, câu nói này của ai?
A. Lê nin
B. A.X. Makarencô
C. Chu Văn An
D. Hồ Chí Minh
Câu 76. Nhà giáo dục lớn, nhà văn hóa lớn, người anh hùng dân tộc Việt Nam, người được xếp vào
hàng danh nhân văn hóa nhân loại, được ví như “Sao khuê lấp lánh”. Đó là ai?
A. Nguyễn Trãi
B. Nguyễn Trường Tộ
C. Hồ Chí Minh
D. Chu Văn An
Câu 77. Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú được nhà nước ta thực hiện từ năm nào?
A. 1982
B. 1986
C. 1990
D. 1995
Câu 78. 2. Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú được nhà nước ta thực hiện từ năm nào?
E. 1982

13
F. 1986
G. 1990
H. 1995
Câu 79. Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ký quyết định lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm là
ngày Nhà Giáo Việt Nam vào ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 28/9/1981
B. Ngày 18/10/1981
C. Ngày 28/9/1982
D. Ngày 18/11/1982
Câu 80. Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ký quyết định lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm là
ngày Nhà Giáo Việt Nam vào ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 28/9/1981
B. Ngày 18/10/1981
C. Ngày 28/9/1982
D. Ngày 18/11/1982
Câu 81. “Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào
ta sẽ còn mãi trong cuộc đời” là câu nói của ai?
A. Khổng Tử
B. Mạnh Tử
C. Lão tử
D. Quách Mạt Nhược.
Câu 82. Luật Giáo dục nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành vào ngày, tháng,
năm nào, kỳ họp Quốc hội khóa mấy?
A. 2/12/1998 - Kỳ họp Quốc hội thứ 4 – Khóa X
B. 2/12/1998 - Kỳ họp Quốc hội thứ 6 – Khóa X
C. 14/7/2005 – Kỳ họp Quốc hội thứ 7 – Khóa XI
D. 25 /11/2009 – Kỳ học Quốc hội thứ 6 - Khóa XII
Câu 83. Từ năm 1945 đến nay, hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam đã thực hiện cuộc cải cách
giáo dục vào những năm nào?
A. 1946, 1954, 1979
B. 1950, 1956, 1979
C. 1953, 1975, 1986
D. 1954, 1979, 2004
Câu 84. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động cuộc vận động: “ Nói không với tiêu cực trong thi cử
và bệnh thành tích trong giáo dục” từ năm học nào?
A. Năm học 2003 – 2004

14
B. Năm học 2004 – 2005
C. Năm học 2005 – 2006
D. Năm học 2006 – 2007
Câu 85. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 được ký ngày tháng năm nào?
A. Ngày 13 tháng 6 năm 2012
B. Ngày 13 tháng 7 năm 2012
C. Ngày 13 tháng 8 năm 2012
D. Ngày 13 tháng 9 năm 2012
Câu 86. 5 điều Bác Hồ dạy các cháu thiếu niên nhi đồng được gửi vào thời gian nào?
A. 5/9/1945
B. 10/10/1950
C. 15/5/1961
D. 5/9/1975
Câu 87. Chủ trương “Ðổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” được Đảng ta đề ra trong
Hội nghị TW nào?
A. Hội nghị TW 2 khóa VII
B. Hội nghị TW 2 khóa VIII
C. Hội nghị TW 6 khóa X
D. Hội nghị TW 6 khóa XI
Câu 88. Bộ Chính trị đã thông qua Nghị quyết 14 về cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3 trên những
mặt nào?
A. Nội dung, chương trình và sách giáo khoa
B. Hệ thống giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học
C. Hệ thống giáo dục, chương trình và sách giáo khoa
D. Nội dung, chương trình và phương pháp dạy học
Câu 89. Hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm được qui định trong cuộc cải cách, điều chỉnh giáo
dục nào?
A. Lần thứ nhất năm 1950
B. Lần thứ hai năm 1956
C. Lần thứ ba năm 1979
D. Thay đổi chương trình và sách giáo khoa năm 2000
Câu 90. Thông tư số 16/2008/BGDĐT ngày 16/4/2008 ban hành quy định về:
A. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
B. Đạo đức nhà giáo
C. Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên

15
D. Đánh giá giáo viên
Câu 91. Chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường phổ thông
thuộc vào giai đoạn nào sau đây?
A. 2007- 2015
B. 2008- 2015
C. 2007- 2013
D. 2008- 2013
Câu 92. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học được quy định tại Thông tư số 30/2009/TT-
BGDĐT của Bộ GD&ĐT ngày 22/10/2009 gồm những tiêu chuẩn nào sau đây?
A. Phẩm chất chính trị đạo đức lối sống; năng lực dạy học.
B. Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; năng lực giáo dục.
C. Năng lực hoạt động chính trị xã hội và năng lực phát triển nghề nghiệp
D. A, B và C.
Câu 92. Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Bộ chính trị về tổ chức cuộc vận
động gì?
A. “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
B. “Chống bệnh thành tích trong giáo dục”.
C. “Xây dựng trường học thân thiện”.
D. “Thi đua dạy tốt và học tốt”.
Câu 93. Cuộc vận động của Bộ giáo dục và Đào tạo với chủ đề “Mỗi thầy cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học, tự sáng tạo” bắt đầu từ năm học nào?
A. 2006 - 2007
B. 2007 - 2008
C. 2008 - 2009
D. 2009 - 2010
Câu 94. Phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” ra đời vào năm nào?
A.1989
B.1990
C.1991
D. 1992
Câu 95. Lời dặn của Bác Hồ “Dù khó khǎn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”
trong thư gửi ngành Giáo dục vào thời gian nào?
A. Tháng 9/1945
B. 1/5/1946
C. Tháng 7/1951
D. 15/10/1968

16
Câu 96. Kỳ thi Tam khôi đầu tiên ở Việt Nam được tổ chức năm 1247 dưới đời Vua nào?
A: Trần Thái Tông
B: Trần Nhân Tông
C: Lê Thánh Tông
D: Lê Thần Tông.
Câu 97. Người được nhân dân suy tôn là: “Người thầy của muôn đời” là:
A. Lê Quý Đôn
B. Chu Văn An
C. Nguyễn Đình Chiểu
D. Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Câu 98. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đầu tiên của nước ta là ai?
A. Nguyễn Văn Huyên
B. Đặng Thai Mai
C. Nguyễn Thị Bình
D. Vũ Đình Hoè
Câu 99. Bác Hồ viết “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh
vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của
các cháu” vào thời gian nào?
A. 1945
B. 1946
C. 1954
D. 1962.
Câu 100. Nơi khởi nguồn của phong trào thi đua “Hai tốt” trong giáo dục là:
A. Trường THCS Lê Hồng Phong (Phúc Yên - Vĩnh Phúc)
B. Trường THCS Trưng Vương (Hà Nội)
C. Trường THCS Bắc Lý (Lý Nhân - Hà Nam)
D. Trường THCS An Lạc (Sơn Đông - Bắc Giang)
Câu 101. Vua Hàm Nghi dù đang đóng giả làm người hầu nhưng khi gặp người thầy già đã từng
dạy mình, vì kính thầy đã quì xuống vái mà quên là đang đóng kịch để che mắt quân Pháp. Người
mà vua Hàm Nghi vái lạy là ai?

A. Nguyễn Thuận

B. Nguyễn công Trứ

C. Ngô thì Nhậm

D. Hà Tôn Quyền

17
Câu 102. Vào năm nào, Bộ Giáo dục Đào tạo xác định chủ đề năm học là “ Năm học đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lí tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”?

A. 2006 – 2007

B. 2007 – 2008

C. 2008 – 2009

D. 2009 – 2010

Câu 103. Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục FISE được thành lập ở:
A. London – Anh
B. Paris – Pháp
C. Moscow – Nga
D. Washington – Hoa Kỳ
Câu 104. Việt Nam chính thức trở thành thành viên của FISE vào năm:

A.1949

B.1950

C.1951

D.1952

Câu 105. Ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo” lần đầu tiên ở Việt Nam được tổ chức vào năm
nào? ở đâu ?

A. 1968 tại Hà Nội


B. 1958 tại Nam Định
C. 1948 tại Hải Phòng
D. 1978 tại Đà Nẵng
Câu 106. Ngày quốc tế xóa mù chữ được UNESCO công bố, tổ chức lần đầu tiên vào thời gian
nào?

A. 08/9/1966

B. 08/9/1976

C. 08/9/1986

D: 08/9/1996

Câu 107. Khi dạy ở trường Dục Thanh, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã dạy những môn học nào?

A. Chữ Quốc ngữ - Pháp văn - Thể dục

B. Chữ Quốc ngữ - Hán văn - Thể dục

18
C. Chữ Quốc ngữ - Hán Văn - Địa lý

D. Chữ Quốc ngữ - Hán Văn - Lịch sử

Câu 108. Tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nga Ching Amatov ca ngợi nhân cách người thầy, hết
lòng vì học sinh thân yêu là:

A. Con tàu trắng

B. Cây phong non trùm khăn đỏ

C. Người thầy đầu tiên

D. Giamilia

Câu 109.Trường đại học đầu tiên của nước ta được xây dựng dưới triều vua nào?

A. Lý Thái Tổ

B. Lý Thái Tông

C. Lý Thánh Tông

D. Lý Nhân Tông

Câu 110. Nữ Tiến sĩ đầu tiên và duy nhất trong lịch sử khoa cử Nho học Việt Nam là:

A. Bà Huyện Thanh Quan

B. Đoàn Thị Điểm

C. Nguyễn Thị Duệ

D. Trịnh Huệ

Câu 111. Danh hiệu cao quý nhất được Đảng, Nhà nước ta tôn vinh các nhà giáo là gì?

A. Giải thưởng Hồ Chí Minh

B. Huân chương Hồ Chí Minh

C. Nhà giáo Nhân dân

D. Nhà giáo Ưu tú

Câu 112. “SEAMEO” là tên viết tắt của tổ chức nào?

A. Tổ chức Văn hóa – Giáo dục Đông Nam Á

B. Tổ chức Văn hóa – Giáo dục Đông Á

C. Tổ chức giáo dục châu Á

D. Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á

Câu 113. Trong văn học Việt nam có một tác giả vừa là thầy giáo, vừa là thầy thuốc, đó là
ai ?

19
A. Nguyễn Đình Chiểu

B. Nguyễn Du

C. Thiền Sư Mãn Giác

D. Hồ Chí Minh

Câu 114. Các nhà giáo nổi tiếng và xuất sắc như: Nguyễn Lân, Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Ngụy
Như Kon Tum, Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Khánh Toàn... là lớp người đầu tiên được
nhà nước Việt Nam phong:

A. nhà giáo nhân dân

B. nhà giáo ưu tú

C. tiến sỹ khoa học

D. học hàm giáo sư

Câu 115. Bản chất của dạy học tích cực là:

A. Lĩnh hội tri thức của người học

B. Truyền đạt tri thức của người dạy

C. Lấy người học làm trung tâm

D. Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại.

Câu 116. Dấu hiệu đánh giá giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích cực là những dấu hiệu
nào?

A. Dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động học tập của học sinh; Tăng cường học tập cá thể,
phối hợp với học tập hợp tác; Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; Kết hợp đánh giá
của thầy với tự đánh giá của trò;

B. Học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, làm việc nhiều hơn;

C. Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

D. Cả A,B và C

Câu 117. Đề án “Triển khai phương pháp Bàn tay nặn bột giai đoạn 2011-2015” được thực hiện
trong bậc học, cấp học nào?

A. Mầm non

B. Phổ thông

C. Trung cấp chuyên nghiệp

D. A, B và C

Câu 118. Quá trình dạy học chỉ thực sự đạt hiệu quả khi:

20
A. Học sinh là đối tượng của hoạt động dạy

B. Học sinh là chủ thể nhận thức

C. Học sinh là đối tượng của hoạt động học

D. A, B và C

Câu 119. Nội dung, phương pháp dạy học theo định hướng đổi mới là:

A. Coi trọng việc tích lũy kiến thức của học sinh

B. Coi trọng tư duy sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh

C. Coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh

D. B và C

Câu 120. Trong dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”, học sinh:

A. được khám phá thế giới

B. thực nghiệm, nghiên cứu để tìm ra kiến thức

C. tương tác với bạn để tìm ra kiến thức

D. A,B và C

Câu 121. Phát triển chương trình giáo dục của Việt nam hiện nay theo hướng tiếp cận:

A. Mục tiêu

B. Năng lực

C. Mục tiêu và nội dung

D. Nội dung và năng lực

Câu 122. Trong quá trình dạy học giáo viên kết hợp các phương pháp dạy học nhằm :

A.Tạo không khí lớp học sinh động

B. Phát huy khả năng của học sinh

C. Hạn chế nhược điểm và phát huy ưu điểm của các phương pháp

D. Thực hiện theo Luật giáo dục ban hành

Câu 123. Các phương tiện - thiết bị dạy học có các chức năng:

A. minh hoạ, định hướng.

B. thông tin, bồi dưỡng

C. minh hoạ, bồi dưỡng, thông tin,

D. bồi dưỡng, định hướng, minh hoạ, thông tin

21
Câu 124. Để tìm hiểu môi trường giáo dục, người giáo viên trung học cần có năng lực:

A. Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lí
các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.

B. Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng đúng thực chất, không mang tính hình thức.

C. Thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo
dục.

D. Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp.

Câu 125. Trong dạy học hướng vào người học, thầy giáo và học sinh đóng vai trò như thế nào?

A. Thầy chủ động, trò tích cực

B. Thầy chủ đạo, trò chủ động

C. Thầy chủ động, trò thụ động

D. Thầy dạy, trò ghi nhớ

Câu 126. Quan niệm nào sau đây về giáo án phù hợp với hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện
nay?

A. Là bản thiết kế hoạt động của thầy

B. Là bản thiết kế hoạt động của trò

C. Là bản thiết kế hoạt động của thầy và của trò, trên cơ sở A mà xây dựng B

D. Là bản thiết kế hoạt động của thầy và của trò, trên cơ sở B mà xây dựng A

Câu 127. Qui trình thực hiện phương pháp dạy học theo nhóm là:

A. Giao nhiệm vụ; chia nhóm; làm việc nhóm; trình bày kết quả; giáo viên tổng kết, bổ sung

B. Chia nhóm; giao nhiệm vụ; làm việc nhóm; trình bày kết quả; giáo viên tổng kết, bổ sung

C. Chia nhóm; làm việc nhóm; giao nhiệm vụ; trình bày kết quả; giáo viên tổng kết, bổ sung

D. Chia nhóm; giao nhiệm vụ; làm việc nhóm; trình bày kết quả; thảo luận, đánh giá và bổ sung
giữa các nhóm; giáo viên tổng kết và bổ sung.

Câu 128. Nhà giáo dục nào sáng tạo ra phương pháp giáo dục "Hậu quả tự nhiên"?

A. Cômenxki

B. Macarenko

C. Owen

D. Rutxo.

22
Câu 129. Dạy học vừa sức được hiểu là:

A. Những nhiệm vụ học tập do tiến trình dạy học đề ra tương ứng với trình độ, năng lực nhận thức
của học sinh trung bình khá.

B. Những nhiệm vụ học tập do tiến trình dạy học đề ra tương ứng với trình độ, năng lực nhận thức
của học sinh trung bình

C. Những nhiệm vụ học tập do tiến trình dạy học đề ra phải tương ứng với “vùng phát triển
trí tuệ gần nhất” của học sinh

D. Trình độ và năng lực của học sinh đến đâu thì giáo viên dạy đến đó không đề ra yêu cầu cao.

Câu 130. Trong các định hướng sau đây về đổi mới phương pháp giáo dục ở phổ thông, định hướng
nào đóng vai trò là chủ chốt:

A. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh

B. Phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học

C. Bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm

D. Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Câu 131. Nêu đầy đủ các thành tố tham gia trực tiếp vào quá trình sư phạm:

A. Khách thể, chủ thể giáo dục, kết quả giáo dục

B. Mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức giáo dục

C. Mục đích giáo dục; khách thể, chủ thể giáo dục, kết quả giáo dục

D. A, B và C

Câu 132. Phương pháp dạy học là:

A. Những con đường hoạt động của giáo viên nhằm đạt mục đích dạy học

B. Cách thức giảng dạy của giáo viên nhằm đạt mục đích dạy học

C. Cách thức hoạt động có trình tự, phối hợp, tương tác giữa GV và HS nhằm đạt mục đích
dạy học

D. Cách thức hoạt động của GV và HS trong quá trình dạy học.

Câu 133. Người giáo viên phải đạt được những yêu cầu nào thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm?
A. Chấp hành các quy định của ngành, quy định của trường, kỷ luật lao động
B. Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới. Tổ chức và thực hiện
các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh. Xây dựng, bảo
quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.
C. Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thực hiện thông tin hai
chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính
giáo dục.

23
D. B và C
Câu 134. “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu” , “ Chiến lược” này được ngành giáo dục thực hiện từ
năm nào?

A. Năm 1996

B. Năm 1998

C. Năm 1999

D. Năm 2000

Câu 135. Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam bao gồm:

A. Giáo dục chính quy và không chính quy

B. Giáo dục mầm non, phổ thông

C. Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học

D. A, B và C

Câu 136. Tính chất của nền giáo dục Việt Nam là:

A. Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa

B. Có tính nhân văn, khoa học, hiện đại

C. Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng

D. A, B và C

Câu 137. “Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự
nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn
luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật” đây là những
yêu cầu của Luật Giáo dục năm 2005 về:

A. Mục tiêu giáo dục tiểu học

B. Nội dung giáo dục tiểu học

C. Phương pháp giáo dục tiểu học

D. A, B và C

Câu 138. Giáo dục có đặc trưng cơ bản là:

A. Truyền đạt những kinh nghiệm đã tích luỹ trong quá trình lịch sử phát triển xã hội loài người.

B. Lĩnh hội những kinh nghiệm đã tích luỹ trong quá trình lịch sử phát triển xã hội loài người.

C. Truyền đạt và lĩnh hội tất cả nền văn hoá của xã hội loài người.

D. Truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm đã tích luỹ trong quá trình lịch sử phát triển
của xã hội loài người

24
Câu 139. “Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người
học; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí” là một nội dung của quy định nào về đạo đức
nhà giáo?

A. Phẩm chất chính trị

B. Đạo đức nghề nghiệp

C. Lối sống, tác phong

D. Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo

Câu 140. Nguyên lí của giáo dục Việt Nam gồm những nội dung nào ?

A. Học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn.

B. Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất.

C. Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

D. Cả A, B và C

Câu 141. Trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, nhà giáo giữ vai trò:

A. Quan trọng

B. Quyết định

C. Chủ yếu

D. Chủ động

Câu 142 .“Chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, pháp luật, thể chất, quốc phòng - an ninh và các
giá trị văn hóa truyền thống; giáo dục kĩ năng sống, giáo dục lao động và hướng nghiệp học sinh
phổ thông” là nội dung của giải pháp nào trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020?

A. Đổi mới quản lí giáo dục - đào tạo.

B. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục.

C. Tăng cường gắn đào tạo với sử dụng, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

D. Tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối
tượng chính sách xã hội.

Câu 143. Việt Nam đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập tiểu học vào năm nào?

A. Năm 1997

B. Năm 2000

C. Năm 2005

D. Năm 2010

25
Câu 144. Có quan điểm: Trẻ em là “hình ảnh sao chụp” của người trực tiếp giáo dục chúng. Điều
này chứng tỏ yêu cầu nào đối với giáo viên?

A. Có lập trường tư tưởng vững vàng, yêu nghề, mến trẻ.

B. Có kiến thức văn hoá, cơ bản.

C. Không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình.

D. Là tấm gương về đạo đức nhân cách cho trẻ học tập và bắt chước.

Câu 145. “Nhân chi sơ tính bản thiện - Tính tương cận, tập tương viễn” Điều này khẳng định yếu tố
nào ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách trẻ em.

A. Môi trường.

B. Bẩm sinh- di truyền.

C. Giáo dục.

D. Sự hoạt động của cá nhân

Câu 146. Để phát huy khả năng giáo dục của tập thể, giáo viên cần:

1. Xây dựng tập thể học sinh đoàn kết, thân ái, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau.

2. Trực tiếp tổ chức, lãnh đạo các hoạt động của tập thể.

3. Tỏ ra nghiêm khắc, quyết đoán trong công việc của tập thể.

4. Tạo được dư luận tập thể lành mạnh ủng hộ hành vi cao đẹp, lên án hành vi sai.

5. Tạo được uy tín với học sinh bằng chính tấm gương đạo đức của mình.

A: 1;4;5

B: 1;3;5

C: 1;2;4

D: 1;3;4

Câu 147. Một số đặc trưng của mục đích giáo dục là:

A. Có tính định hướng, tính lý tưởng; thời gian thực hiện ngắn; có thể đo được kết quả ở một thời
điểm cụ thể.

B. Có tính định hướng, tính lý tưởng; thời gian thực hiện dài; tính khái quát của vấn đề rộng;
khó đo được kết quả tại một thời điểm nhất định.

C. Có tính cụ thể và tính định hướng; thời gian thực hiện ngắn, xác định; có thể đo được kết quả ở
một thời điểm cụ thể.

D. Có tính cụ thể và xác định; thời gian thực hiện có thể dài hoặc ngắn; khó đo được kết quả tại một
thời điểm nhất định.

26
Câu 148. Mặt thể hiện tập trung, đậm nét nhất của nhân cách con người là:

A. Nhận thức

B. Hành động

C. Tình cảm

D. Ý chí

Câu 149. Trong quá trình giáo dục thẩm mỹ nhà giáo dục cần phải hình thành năng lực thẩm mỹ
cho học sinh, tức là:

A. Giúp học sinh hiểu được những tri thức, những chuẩn mực thẩm mỹ.

B. Bồi dưỡng cho học sinh thái độ thẩm mỹ đúng đắn với hiện thực.

C. Bồi dưỡng cho học sinh khả năng sáng tạo nghệ thuật, đưa cái đẹp vào trong cuộc sống và lao
động.

D. Hình thành cho học sinh lòng mong muốn hướng tới cái đẹp hoàn thiện của tự nhiên, xã hội

Câu 150. Trong các con đường giáo dục sau, con đường nào là quan trọng nhất để thực hiện các
mặt giáo dục:

A. Con đường tổ chức các hoạt động xã hội.

B. Con đường tổ chức lao động.

C. Con đường dạy học.

D. Con đường hoạt động tập thể.

Câu 151. Cách đây 32 năm, UNESCO đã đề xuất một tư tưởng giáo dục quan trọng, có ảnh hưởng
lớn đến nền giáo dục thế giới hiện nay, đó là tư tưởng gì?

A. Giáo dục phải gắn liền với gia đình

B. Giáo dục hài hòa

C. Học để cùng chung sống

D. Giáo dục suốt đời

Câu 152 . Yếu tố nào giữ vai trò quyết định trực tiếp trong qúa trình hình thành và phát triển tâm lý
con người?

A. Bẩm sinh – di truyền

B. Môi trường

C. Giáo dục

D. Tính tích cực hoạt động cá nhân

Câu 153. Bạn cho biết môi trường sư phạm bao gồm;

27
A. Cảnh quan nhà trường

B. Quan hệ giữa người với ngươi trong nhà trường mang tính mô phạm

C. Giáo viên gương mẫu, học sinh tích cực

D. A, B và C

Câu 154. Muốn hình thành uy tín, người thầy giáo phải có những phẩm chất nào?

A: Thương yêu học sinh và tận tụy với nghề

B: Có nguyện vọng tự phát triển, mở rộng tri thức và hoàn thiện kỹ năng

nghề nghiệp, nắm vững phương pháp, kĩ năng dạy học

C: Mô phạm, gương mẫu về mọi mặt, mọi lúc, mọi nơi.

D: A,B và C

Câu 155. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng là thầy giáo dạy môn:

A. Văn học

B. Toán học

C. Lịch sử

D. Hóa học

Câu 156. Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên:

A. Mầm non

B. Tiểu học

C. Trung học

D. Trung cấp chuyên nghiệp

Câu 157. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (Thông tư số 30/2009/TT- BGDĐT ngày
22/10/2009 hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông) bao gồm các tiêu chuẩn về:

A. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

B. Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; Năng lực dạy học
C. Năng lực giáo dục; Năng lực hoạt động chính trị, xã hội; Năng lực phát triển nghề nghiệp
D. A, B và C
Câu 158. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-
BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) không bao gồm tiêu
chuẩn về:
A. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

28
B. Kiến thức

C. Trình độ đào tạo

D. Kỹ năng sư phạm

Câu 160. “ Cùng trong một tiếng tơ đồng

Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm.”

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Hiện tượng trên chứng tỏ:

A. Hình ảnh tâm lí mang tính sinh động, sáng tạo.

B. Hình ảnh tâm lí mang tính chủ thể.

C. Tâm lí người hoàn toàn có tính chủ quan.

D. Cả a, b, c.

Câu 161. Hiện tượng nào chứng tỏ sinh lý có ảnh hưởng đến tâm lí?

A. Lạnh làm run người.

B. Buồn rầu làm ngưng hệ tiêu hóa.

C.tuyến nội tiết làm thay đổi tâm trạng.

D. cả A, B, C

Câu 162. Tâm lí người là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con
người sinh ra, gọi chung là:

A. Hiện tượng tâm sinh lí.

B. Hoạt động tâm lí.

C. Hành động tâm lí.

D. Hiện tượng tâm lí.

Câu 163. Cơ chế chủ yếu của sự hình thành và phát triển tâm lí người là:

A. di truyền.

B. sự chín muồi của những tiềm năng sinh vật dưới tác động của môi trường.

C. sự lĩnh hội nền văn hóa xã hội.

D. tự nhận thức, tự giáo dục

Câu 164. Trong tâm lí học hoạt động, khi phân chia các giai đoạn lứa tuổi trong quá trình phát triển
cá nhân, ta thường căn cứ vào:

A. các hoạt động mà cá nhân tham gia.

29
B. những phát triển đột biến trong từng thời kỳ.

C. hoạt động chủ đạo của giai đoạn đó.

D. tuổi đời của cá nhân.

Câu 165. Trường hợp nào dưới đây được xếp vào giao tiếp:

A. Em bé đang ngắm cảnh đẹp thiên nhiên.

B. Con khỉ gọi bầy.

C. Em bé vuốt ve, trò chuyện với chú mèo.

D. Cô giáo giảng bài.

Câu 166. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào là hành vi có ý thức:

A. Trong cơn say, Chí Phèo chửi trời, chửi đất, chửi mọi người, thậm chí chửi cả người đã
sinh ra hắn.

B. Minh có tật cứ khi ngồi suy nghĩ là lại rung đùi.

C. Trong cơn tức giận, anh đã tát con mà không hiểu được hậu quả tai nạn của nó.

D. Cường luôn đi học muộn, làm mất điểm thi đua của lớp dù các bạn đã nhắc nhở nhiều
lần.

Câu 167. Chú ý có chủ định phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào dưới đây?

A. Độ mới lạ của vật kích thích.

B. Cường độ của vật kích thích.

C. Sự trái ngược giữa sự vật và bối cảnh xung quanh.

D. Ý thức, xu hướng và tình cảm cá nhân.

Câu 168. Đặc điểm nào thuộc về sự phân phối chú ý?

A. Có khả năng di chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác.

B. Cùng một lúc chú ý đầy đủ, rõ ràng đến nhiều đối tượng hoặc nhiều hoạt động.

C. Chú ý lâu dài vào đối tượng.

D. Chú ý sâu vào một đối tượng để phản ánh tốt hơn đối tượng đó.

Câu 169. Newton có thói quen tự nấu ăn sáng. Có lần mải suy nghĩ ông đã luộc chiếc đồng hồ trong
xoong trong khi tay vẫn cầm quả trứng sống. Hiện tượng trên là biểu tượng của:

A. Sự bền vững của chú ý

B. Sự phân phối chú ý.

C. Sức tập chung chú ý.

30
D. Sự di chuyển chú ý.

Câu 170. Trong học tập học sinh vừa nghe giảng, vừa suy nghĩ, vừa ghi chép. Đó là khả năng:

A. Di chuyển chú ý.

B.Tập chung chú ý.

C. Phân phối chú ý.

D. Độ bền vững chú ý.

Câu 171. Trường hợp nào đã dùng từ “cảm giác” đúng với khái niệm cảm giác trong tâm lí học?

A. Cảm giác day dứt cứ theo đuổi cô mãi khi cô để Lan ở lại một mình trong lúc tinh thần
suy sụp.

B.Cảm giác lạnh buốt khi ta chạm lưỡi vào que kem.

C. Tôi có cảm giác việc ấy xảy ra đã lâu lắm rồi.

D. Khi “người ấy” xuất hiện, cảm giác vừa giận vừa thương lại trào lên trong lòng tôi.

Câu 172. Ý nào không phản ánh đúng vai trò của tư duy đối với con người?

A. Giúp con người hành động có ý thức.

B. Không bao giờ sai lầm trong nhận thức.

C. Mở rộng vô hạn phạm vi nhận thức của con người.

D. Giúp con người vượt khỏi sự thích nghi thụ động với môi trường.

Câu 173. Trong những tình huống sau, tình huống nào chứng tỏ tư duy xuất hiện?

A. Cô ấy đang nghĩ về cảm giác sung sướng ngày hôm qua khi lên nhận phần thưởng.

B. Cứ đặt mình nằm xuống, Vân lại nghĩ về Sơn: Những kỉ niệm từ thủa thiếu thời tràn đày
ký ức.

C. Trống vào đã 15 phút mà cô giáo chưa đến, Vân nghĩ: Chắc cô giáo hôm nay lại ốm

D. Cả A, B, C

Câu 174. Điều nào không đúng với tưởng tượng?

A. Loại tư duy chủ yếu trên bình diện hình ảnh.

B. Mang tính trực quan rõ nét.

C. Liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính.

D. Mang bản chất xã hội.

Câu 175. Khi ta đi từ chỗ sáng vào chỗ tối, lúc đầu ta không nhìn thấy gì, sau mới thấy rõ. Hiện
tượng này là do độ nhạy cảm của cảm giác nhìn:

31
A. tăng

B. giảm

C. không thay đổi

D. lúc đầu tăng, sau giảm

Câu 176. Cách hiểu nào không đúng về ghi nhớ ý nghĩa?

A. Dựa trên sự thông hiểu nội dung tài liệu và quan hệ logic giữa các phần trong tài liệu.

B. Tốn ít thời gian, dễ hồi tưởng lại.

C. Tiêu hao năng lượng thần kinh ít.

D. Loại ghi nhớ chủ yếu của con người trong học tập.

Câu 177. Các mức độ của năng lực là:

A. năng lực

B. tài năng

C. thiên tài

D. Cả A, B, C

Câu 178. Điểm nào dưới đây không thuộc về biểu hiện của tính cách?

A. Bạn A rất nhiệt tình với mọi người, còn bạn B rất có trách nhiệm với công việc.

B. Bạn A rất nóng nảy, còn bạn B rất trung thực.

C. Bạn A rất quý trọng con người, còn bạn B rất trung thực

D. Bạn A rất nghiêm khắc với bản thân, còn bạn B thì ngược lại, thường dễ dãi với bản thân.

Câu 179. Nguyên tắc sống “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” là sự thể hiện:

A. tình cảm trí tuệ.

B. tình cảm thẩm mĩ.

C. tình cảm đạo đức.

D. tình cảm mang tính chất thế giới quan

Câu 180. Câu ca dao sau thể hiện quy luật nào trong đời sống tình cảm?

“Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay

Qua sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm”

A. Quy luật di chuyển.

B. Quy luật pha trộn.

32
C. Quy luật lây lân.

D. Quy luật tương phản.

Câu 181. Các phẩm chất của ý chí bao gồm:

A. tính mục đích.

B. tính độc lập.

C. tính quyết đoán.

D. Cả a, b,c.

Câu 182. Giá trị chân chính của ý chí thể hiện ở:

A. nội dung đạo đức.

B. cường độ ý chí.

C. tính ý thức.

D. tính tự giác

Câu 183. Đặc điểm nào dưới đây không thuộc về thói quen?

A. Bền vững, ăn sâu vào nếp sống.

B. Được đánh giá về mặt đạo đức.

C. Mang tính nhu cầu nếp sống.

D. Ít gắn bó với tình huống.

Câu 184. Những người đã biết một ngoại ngữ trước, sau đó học thêm một ngoại ngữ khác sẽ tốt
hơn, có hiệu quả hơn. Hiện tượng này biểu hiện quy luật nào của việc hình thành kỹ xảo?

A. Quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các kỹ xảo.

B. Quy luật tiến bộ không đồng đều.

C. Quy luật đỉnh cao của phương pháp luyện tập.

D. Quy luật dập tắt kỹ xảo.

Câu 185. Câu tục ngữ “Giận cá chém thớt” thể hiện quy luật nào trong đời sống tình cảm?

A. Quy luật di chuyển.

B. Quy luật pha trộn.

C. Quy luật lây lan.

D. Quy luật tương phản

Câu 186. Bản chất của giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội, được đặc trưng ở:

33
A. Sự nhận thức thế giới khách quan của con người nhằm cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và
cải tạo bản thân con người.

B. Sự truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm đã được tích lũy trong lịch sử phát triển xã
hội loài người.

C. Hoạt động và giao lưu của con người trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

D. Sự truyền lại từ thế hệ trước sang thế hệ sau những đặc điểm cần thiết cho sự tồn tại và
phát triển của loài người.

Câu 187. Quá trình giáo dục tổng thể bao gồm sự thống nhất của hai quá trình cơ bản là:

A. Quá trình giảng dạy và quá trình học tập.

B. Quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp và quá trình dạy học.

C. Quá trình giáo dục theo nghĩa rộng và quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp.

D. Quá trình giáo dục và quá trình tự giáo dục.

Câu 188. Mục đích giáo dục có chức năng:

A. Chỉ đạo hướng dẫn toàn bộ tiến trình giáo dục.

B. Là cơ sở để đánh giá kết quả giáo dục.

C. Xác định các quy luật của quá trình giáo dục.

D. 2 ý A và B

Câu 189. Trong các khái niệm về quá trình dạy học dưới đây, khái niệm nào được coi là phù hợp
với lý luận dạy học hiện nay:

A. Quá trình dạy học là quá trình vận động và phát triển của nhân tố người học, đảm bảo
cho họ nắm được hệ thống tri thức và kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.

B. Quá trình dạy học là quá trình hoạt động có mục đích của giáo viên nhằm giúp cho học
sinh huy động các chức năng tâm lý vào quá trình lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo.

C. Quá trình dạy học là quá trình dưới vai trò chủ đạo của giáo viên, học sinh tự giác, tích
cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.

D. Quá trình dạy học là quá trình truyền thụ tri thức của giáo viên và lĩnh hội tri thức của
học sinh nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy học.

Câu 190. Nét độc đáo trong hoạt động nhận thức của học sinh so với nhận thức của các nhà bác học
là:

A. Quá trình nhận thức được diễn ra theo các khâu của quá trình dạy học.

B. Là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong ý thức con người.

C. Quá trình nhận thức nhằm mục đích làm cho vốn tri thức của chủ thể thêm phong phú.
34
D. Quá trình nhận thức dựa trên sự huy động các thao tác tư duy ở mức độ cao.

Câu 190. Nét tương tự trong nhận thức của học sinh so với nhận thức của các nhà bác học là: cả 2
loại nhận thức đều

A. Dựa trên những điều kiện sư phạm nhất định.

B. Chứa đựng các khâu của quá trình dạy học.

C. Dựa trên sự huy động các thao tác tư duy ở mức độ cao.

D. Tìm ra chân lý mới để bổ sung vào kho tàng tri thức nhân loại.

Câu 191. Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy và hoạt động học được tiến hành:

A. Song song với nhau và có ảnh hưởng đến hiệu quả của nhau.

B. Đồng thời và không ảnh hưởng đến hiệu quả của nhau.

C. Nối tiếp nhau và không ảnh hưởng đến nhau.

D. Nối tiếp nhau và phụ thuộc vào nhau.

Câu 192. Quy luật “thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học” là quy luật cơ bản
của quá trình dạy học vì:

A. Nó phản ánh mối quan hệ bản chất ổn định của các thành tố trong quá trình dạy học.

B. Nó phản ánh mối quan hệ tất yếu, chủ yếu giữa hai nhân tố trung tâm đặc trưng cho tính
chất hai mặt của quá trình dạy học.

C. 2 ý B và D.

D. Nó chi phối các quy luật dạy học khác, các quy luật dạy học khác thông qua quy luật này
để phát triển.

Câu 193. Mâu thuẫn nào sau đây là cơ bản của quá trình dạy học:

A. Mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về nắm tri thức kỹ năng, kỹ xảo với yêu cầu không đúng về
mặt giáo dục.

B. Mâu thuẫn giữa nhiệm vụ học tập do tiến trình dạy học đề ra với trình độ phát triển trí tuệ
hiện có của học sinh.

C. Mâu thuẫn giữa nội dung dạy học trong các loại hình nhà trường với sự bùng nổ thông tin
của các lĩnh vực khoa học hiện nay.

D. Mâu thuẫn giữa nhiệm vụ dạy học đã được nâng cao hoàn thiện với nội dung dạy học còn
thấp và lạc hậu.

Câu 194. Mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học tồn tại:

A. Chỉ ở khâu trang bị tri thức mới cho học sinh.

B. Ở tất cả các khâu của quá trình dạy học.

35
C. Chỉ ở khâu kích thích hứng thú học tập ở học sinh.

D. Chỉ ở một vài khâu trong số các khâu của quá trình dạy học.

Câu 195. Trong quá trình dạy học, mâu thuẫn vừa sức với học sinh là mâu thuẫn mà:

A. Học sinh có thể giải quyết dễ dàng, không đòi hỏi sự căng thẳng, tư duy.

B. Học sinh có thể giải quyết được dựa trên vốn kinh nghiệm đã có và sự nỗ lực cao nhất về
trí tuệ và thể lực.

C. Nội dung của nó phải phù hợp với sở thích, hứng thú của học sinh.

D. Học sinh có thể giải quyết được khi có sự hướng dẫn của giáo.

Câu 196. Trong các mâu thuẫn sau, mâu thuẫn nào là mâu thuẫn bên ngoài của quá trình dạy học:

A. Mâu thuẫn giữa mục đích, nhiệm vụ dạy học đã nâng cao với nội dung dạy học còn lạc
hậu.

B. Mâu thuẫn giữa nội dung dạy học còn lạc hậu với đòi hỏi của môi trường xã hội chính trị,
khoa học công nghệ.

C. Mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và yêu cầu không đúng
mức về mặt giáo dục ở học sinh.

D. Mâu thuẫn giữa nội dung dạy học đã hiện đại hóa và phương pháp, phương tiện dạy học
còn lạc hậu.

Câu 197. Trong một tiết lên lớp, trình tự các khâu của quá trình dạy học được tiến hành:

A. Theo một trật tự cố định.

B. Xen kẽ thâm nhập vào nhau.

C. Kế tiếp nhau không lặp lại.

D. Đồng thời với đầy đủ các khâu

Câu 198. Con đường nhận thức đi từ cụ thể đến trừu tượng được diễn ra

A. Chỉ ở trong quá trình nhận thức của các nhà bác học.

B. Chỉ trong quá trình nhận thức của học sinh.

C. Trong quá trình nhận thức của các nhà bác học và của học sinh.

D. Chỉ ở lứa tuổi học sinh nhỏ.

Câu 199. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức riêng trong dạy học có tác dụng:

A. Phát biểu đồng đều khả năng của học sinh.

B. Phát biểu nhanh chóng khả năng của học sinh khá.

C. Phát triển tối đa khả năng của từng học sinh.

36
D. Giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ dạy học.

Câu 200. Trong quá trình dạy học, phương pháp vấn đáp được sử dụng:

A. Chỉ ở khâu kiểm tra, đánh giá tri thức của học sinh.

B. Chỉ ở khâu truyền thụ tri thức mới cho học sinh.

C. Ở tất cả các khâu của quá trình dạy học.

D. Ở 2 khâu (như phương án A và B)

Câu 201. Một trong những ưu điểm của phương pháp thuyết trình trong quá trình dạy học là:

A. Chú ý tới trình độ nhận thức của từng học sinh.

B. Phát triển năng lực chú ý có chủ định ở học sinh.

C. Phát huy vai trò chủ động của học sinh trong học tập.

D. Huy động nhiều giác quan tham gia vào hoạt động nhận thức.

Câu 202. Một trong những ưu điểm của phương pháp thuyết trình trong dạy học là:

A. Tạo không khí sôi nổi trong giờ học.

B. Giúp người dạy thu được tín hiệu ngược nhanh chóng.

C. Giúp người học nắm tri thức một cách hệ thống hoàn chỉnh.

D. Có điều kiện để người học chủ động tìm tòi tri thức.

Câu 203. Một trong những ưu điểm của phương pháp trực quan trong dạy học là:

A. Phát triển ở học sinh năng lực tư duy trừu tượng.

B. Nắm vững nhanh chóng những dấu hiệu bản chất của tài liệu.

C. Huy động sự tham gia của nhiều giác quan vào quá trình nhận thức.

D. Giúp học sinh nắm được tri thức một cách có hệ thống.

Câu 204. Một trong những ưu điểm của hình thức lên lớp là:

A. Học sinh có đủ thời gian nắm vững và rèn luyện ngay những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.

B. Quan tâm được đầy đủ, toàn diện đến đặc điểm nhận thức riêng của từng học sinh.

C. Học sinh nắm tri thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo có hệ thống , có kế hoạch.

D. Thỏa mãn được nhu cầu nhận thức về mọi mặt của học sinh.

Câu 205. Bản chất của quá trình giáo dục là:

A. Quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh.

B. Quá trình tổ chức các loại hình hoạt động và các dạng giao lưu cho học sinh.

37
C. Quá trình nhận thức của học sinh dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục.

D. Quá trình tác động của nhà giáo dục tới người được giáo dục

Câu 206. Sự thống nhất giữa quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp và quá trình dạy học là cả 2 quá
trình đều:

A. Được tiến hành chủ yếu trong nhà trường và thông qua các bài học trên lớp

B. Nhằm mục đích xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh theo yêu cầu của xã hội.

C. Hướng vào việc bồi dưỡng cho học sinh hệ thống tri thức và kỹ năng kỹ xảo tương ứng.

D. Chỉ bao gồm giáo viên và cán bộ công nhân viên trong nhà trường.

Câu 207. Mối quan hệ giữa quá trình giáo dục và quá trình tự giáo dục là:

A. Quá trình giáo dục độc lập với quá trình tự giáo dục.

C. Quá trình tự giáo dục phải đi đến quá trình giáo dục.

D. Quá trình giáo dục phải đi đến quá trình tự giáo dục

Câu 208. Phương pháp giáo dục là:

A. Phương pháp có tính chất chỉ đạo toàn bộ hoạt động của nhà giáo dục và người
được giáo dục.

B. Tập hợp các thao tác của người giáo dục để tác động tới người giáo dục nhằm thực hiện
tốt các nhiệm vụ giáo dục.

C. Những luận điểm cơ bản chỉ đạo hoạt động của nhà giáo dục nhằm mang lại hiệu quả
giáo dục.

D. Cách thức hoạt động gắn bó giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm giải quyết
các nhiệm vụ giáo dục.

Câu 209. Người giáo viên chủ nhiệm lớp ở phổ thông là người:

A. Tham gia trực tiếp vào các mặt hoạt động của một tập thể học sinh trong nhà trường.

B. Thay mặt cho hiệu trưởng làm công tác quản lý và giáo dục học sinh của một lớp nhất
định.

C. Đại diện cho hội đồng sư phạm trực tiếp theo dõi các mặt hoạt động của một tập thể.

D. Được hiệu trưởng cử ra để theo dõi, báo cáo về kết quả học tập và các hoạt động của một
tập thể học sinh.

Câu 210. Công việc đầu tiên của người giáo viên chủ nhiệm lớp với một tập thể học sinh là:

A. Tổ chức cho học sinh bầu được đội ngũ cán bộ lớp có năng lực.

B. Nắm tình hình học sinh về mọi mặt.

C. Phối hợp công tác và giúp đỡ các tổ chức đoàn đội.

38
D. Phát hiện được những học sinh cá biệt để

39

You might also like