You are on page 1of 4

“Người lính là người cầu nguyện cho hòa bình hơn bất cứ ai”_Douglas Mac Arthur

(1880-1964)

-Người lính là ai

Người lính là những người mang trên mình nhiệm vụ cầm súng, người có trọng
trách bảo vệ đất nước quê hương, bảo vệ sự hòa bình cho nhân dân, họ sẵn sàng
bước ra chiến trường khi có kẻ thù bước đến xâm lăng. Người lính họ được rèn
luyện với một kỷ luật thép, họ tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết và tình yêu giành
cho Tổ quốc. Tình yêu đó được đúc kết từ tình yêu của gia đình, làng xóm, bè bạn,
từ thuở còn bé được ông bà kể cho những câu chuyện cổ tích, những cuộc chiến
công hào hùng mà ông cha ta phải hy sinh cả xương máu của mình để giành lại nền
độc lập cho dân tộc. Hơn ai hết người lính là người hiểu rõ nhất về giá trị của hòa
bình vì họ hiểu được rằng giá trị để có được sự hòa bình là không dễ dàng.

-Vì sao họ là người cầu nguyện cho hòa bình hơn bất cứ ai

Chính những người lính là những người phải cầm súng đứng trên chiến trường, họ
đối mặt với mưa bom bão đạn, họ biết mình có thể phải hy sinh bất cứ lúc nào, họ
là phòng vệ vững chắc cho nền độc lập và hòa bình của đất nước. Họ là người cầu
nguyện cho hòa bình hơn bất cứ ai vì bên cạnh là một người lính họ còn là một
người con của gia đình, họ còn là người anh, người chị che chở cho đàn em, là
người chồng, là người cha phải chăm sóc cho vợ con thân yêu của mình. Họ biết
quý trọng sự sống, bởi vì hơn ai hết họ là hiểu rõ nhất về sự tàn khốc của chiến
tranh.

Tất cả các cuộc chiến tranh đều tàn khốc, dù là bên thắng trận hay bại trận thì chiến
tranh đều để lại thương vong. Người lính là người hiểu rõ nhất sự tàn khốc của
chiến tranh bởi chính họ là người phải đứng trên chiến trường, là người phải trực
tiếp chiến đấu, họ biết mình có thể sẽ hy sinh ở bất cứ lúc nào trên chiến trường.
Họ đối mặt với sự giết choc, sự tàn bạo, thame khóc mà chiến tranh mạng lại. Sự
tàn khốc của chiến tranh đã được minh chứng rất nhiều trong lịch sử:

Loài người đã trải qua vô số cuộc chiến tranh và trong số đó có hai cuộc chiến
tranh thảm khốc nhất đó là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và cuộc
chiến tranh thế giới hai (1939-1945)
Vụ nổ lớn nhất Chiến tranh thế giới thứ nhất được thực hiện với hơn 400.000
kg thuốc nổ chôn dưới một quả đồi sâu 30 mét. Vụ nổ này diễn ra ở Pháp và
người ta có thể nghe rõ nó từ London, thủ đô nước Anh

Trong ảnh, những người lính Canada viết lời nhắn chào mừng giáng
sinh lên một khẩu đại bác vào tháng 11/1916 trong trận chiến tại Somme
miền Bắc nước Pháp. Trận Somme lần thứ nhất là một trong những
cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử, cướp đi sinh mạng của hơn 1,25 triệu
người. 
Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh diễn ra giữa hai phe: Đồng
Minh và Hiệp Ước. Cuộc chiến diễn ra từ tháng 7/1914 và kết thúc vào 11/1918.
Chỉ trong chừng khoảng thời gian đó cuộc chiến đã gây ra cái chết cho hơn 10 triệu
người, hơn 20 triệu người người bị thương, trong đó còn có cả dân thường như phụ
nữ, người già và trẻ nhỏ.

Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai được nhắc đến là cuộc chiến tranh kéo dài khốc
liệt và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. • Theo thống kê: hơn 70 quốc
gia, 1.700 triệu người đã bị lôi vào cuộc chiến kéo dài trong 6 năm. Cuộc chiến
tranh đã làm khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế, hàng trăm thành
phố, làng mạc bị phá huỷ. Ước tính thiệt hại về vật chất của cuộc chiến bằng với
tất cả các thiệt hại do những cuộc chiến khác gây ra trong 1.000 năm trước đó.

• Năm 1965, Liên Hợp Quốc đã ước tính số người thiệt mạng cho từng quốc gia
tham chiến. Trong đó

ở châu Âu có khoảng 49 triệu người chết. Những nước phải chịu thiệt hại lớn nhất
là:

- Liên Xô: Khoảng 20 triệu người (theo tài liệu nghiên cứu năm 2005, con số này
có thể lên tới 26,6 triệu người với 8,7 triệu quân nhân và 18 triệu thường dân)

- Đức: Khoảng 9,8 triệu người (trong đó có khoảng 5,3 triệu quân nhân; 3,1 triệu
thường dân và 1,4 triệu người Đức ở các quốc gia khác).

- Trung Quốc: 15-20 triệu người

- Ấn Độ: 2,5 triệu người


Hiroshima sau khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản ngày 6/8/1945. Ba ngày sau đó,
quả bom thứ hai của Mỹ phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki

Bức ảnh chụp một nhóm người Do Thái ở Warsaw, Ba Lan bị quân phát xít lôi ra khỏi nơi trú ẩn
là một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất về Holocaust, nạn diệt chủng khiến 6 triệu người Do
Thái thiệt mạng

Trong chiến tranh dù là phe thắng hay thua thì hậu quả đều để lại rất nhiều thương
vong, trong đó có cả những người dân vô tội

Cuộc chiến tranh ở Việt Nam: Cuộc chiến tranh từ 1954-1975 đã gây ra cái chết
của từ 2-4 triệu người Việt (tính cả binh sỹ và thường dân, tùy nguồn thống kê
khác nhau). Trong số các nước ngoại quốc tham chiến, người Mỹ có số thương
vong cao nhất với hơn 58.000 người chết và hơn 305.000 người bị thương (trong
đó 153.000 bị thương nặng hoặc tàn phế). 

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam, trong tất cả
các cuộc chiến tranh kể từ sau năm 1945 (bao gồm Chiến tranh Đông
Dương, Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh biên giới Tây Nam, Chiến tranh biên
giới Việt-Trung và một số chiến dịch chống thổ phỉ và FULRO), cả Việt Nam có
trên 1.140.000 liệt sĩ.[4] Theo thống kê của ngành chính sách quân đội - Cục chính
sách - Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng thì đến năm 2012, toàn quốc có
1.146.250 liệt sĩ, trong đó có 849.018 liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.[5]
Chiến tranh còn để lại những hậu qua lâu dài. Do ảnh hưởng của chất độc dioxin
trong cuộc chiến tranh Việt Nam 1954-1975, đế quốc Mỹ rải chất độc này xuống
những cánh rừng của dãy núi Trường Sơn để truy lung bộ đội Việt Nam đang hành
quân. Trong thời gian đó bộ đội Việt Nam đã bị nhiễm chất độc này và để lại hậu
quả là những con của họ khi sinh ra bị nhiễm chất độc màu da cam. Tờ The Globe
& The Mail (2008) cho biết, theo Bộ ngoại giao Việt Nam (2010) có tới 4, 2 triệu
người Việt đã bị phơi nhiễm trực tiếp chất độc da cam, làm chết và tàn tật 400.000
người. Ngoài ra còn khoảng 500.000 trẻ em khác sinh ra bị dị tật.

Những người dân ở Đồng Xoài ôm lấy nhau với gương mặt đầy sợ hãi và đau
buồn khi mất đi người thân trong một cuộc tấn công kéo dài 2 ngày của quân
Việt Nam Cộng hòa. Bức ảnh được chụp vào tháng 6/1965.

Người mẹ ôm con nhỏ vội vã bỏ chạy khi ngôi nhà bị thiêu rụi. Ảnh chụp tháng
7/1963.
Lính Mỹ không giấu nổi những giọt nước mắt khi chứng kiến đồng đội bỏ mạng
ngay trước mặt. Bức ảnh được chụp vào ngày 18/6/1966.

Nỗi sợ hãi của người dân trong chiến sự Tết Mậu Thân 1968 ở Huế.

Những số liệu trên cho chúng ta thấy sự tàn khốc của chiến tranh ác liệt đến
nhường nào. Dù là bên thắng trận hay thua trận thì hậu quả mà chiến tranh để lại
đều rất nghiêm trong.

Khi đối mặt với sự khốc liệt của chiến tranh, người lính thấm nhuần được rằng hòa
bình chính là món qua vô giá đối với họ, nếu không có sự hiện diện của chiến tranh
họ có thể trở về đoàn tụ bên gia đình của mình, cũng không phải đối mặt với mua
bom bão đạn, cũng không phải đối mặt với ranh giới của sự sống và cái chết.
Chính vì thế mà người lính là người cầu nguyện cho hòa bình hơn bất cứ ai bởi
chính họ là người phải chịu đựng và mang những vết thương và sẹo chiến tranh
nặng nề nhất.

Victo Hugo đã từng nói: “Hòa bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội
ác”, Benjamin Franklin: “Không bao giờ có chiến tranh tốt đẹp cũng không bao giờ
có hòa bình xấu xa".

Đối với em chiến tranh chưa bao giờ là điều tốt đẹp, chiến tranh lại những đau
thương, mất mát cho con người, khiến con người bị tha hóa, ảnh hưởng nặng nề
đến những giá trị đạo đức của con người. Những người lính cũng như chúng ta đều
mong muốn được sống trong một cuộc sống hòa bình ấm no và hạnh phúc, ko còn
khỏ lủa chiến tranh, ko còn mưa bom bão đạn, một cuộc sống mà con người sống
chan hòa cùng với nhau. vì thế mỗi một con người có trách nhiệm nên phải tự ý
thức về bản thân, ko nên gieo rắc chiến tranh, xung đột, cùng nhau bảo vệ nền hòa
bình cho toàn nhân loại.

You might also like