You are on page 1of 17

Nhóm học tập RAM (K70, K71, K72, K73 – HNUE)

Phạm Vũ Ngọc Quỳnh – 725101291 1


Nhóm học tập RAM (K70, K71, K72, K73 – HNUE)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC

Câu 1: Mệnh đề nào KHÔNG phải quan điểm xây dựng chương trình Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải
nghiệm và hướng nghiệp?

A. Chương trình dựa trên lí thuyết hoạt động, lí thuyết trải nghiệm và thực tiễn của Việt Nam
B. Chương trình đảm bảo tính pháp lệnh của tài liệu môn học (sách giáo khoa)
C. Chương trình đảm bảo tính chỉnh thể và nhất quán
D. Chương trình đảm bảo tính mở, linh hoạt

Câu 2: Nguyên tắc “Tôn trọng và yêu cầu hợp lý đối với người được giáo dục trong quá trình giáo dục" có nghĩa

A. nhà giáo dục luôn nghiêm khắc với học sinh


B. nhà giáo dục luôn yêu thương và thoải mái với học sinh
C. nhà giáo dục luôn giao cho học sinh các công việc vừa sức
D. giáo dục luôn tỏ ra nghiêm khắc nhưng chân thành và thiện chí, giao việc phù hợp và đòi hỏi học sinh hoàn
thành tốt công việc
Câu 3: Nền kinh tế tri thức có đặc trưng nào sau đây?

A. Tri thức có vai trò hỗ trợ sự phát triển kinh tế - xã hội

B. Thức có vai trò then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
C. Tri thức có vai trò là điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội
D. Tri thức đóng vai trò tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội

Câu 4: Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là mục tiêu phát triển giáo dục ở cấp độ
nào?

A. Vĩ mô. B. Trung gian . C. Vi mô . D. Xã hội

Câu 5: Mục đích giáo dục có tính chất nào sau đây?
A. Tính thực tiễn, lí tưởng
B. Tính khái quát
C. Tính cụ thể
D. Tính trừu tượng
Câu 6: Nền kinh tế tri thức đặt ra yêu cầu đối với giáo dục hiện nay là?

A. Đổi mới mục tiêu giáo dục ở tất cả các bậc học
B. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục ở tất cả các bậc học
C. Tổ chức lại hệ thống giáo dục phù hợp với yêu cầu sản xuất và cuộc sống hiện đại.

D. Tất cả các ý trên

Phạm Vũ Ngọc Quỳnh – 725101291 2


Nhóm học tập RAM (K70, K71, K72, K73 – HNUE)

Câu 7: Ở Việt Nam, quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu" được đề ra trong Đại hội Đảng Cộng sản Việt
Nam?

A. Khóa VI B. Khoá VII C. Khóa VIII D. Khóa IX

Phạm Vũ Ngọc Quỳnh – 725101291 3


Nhóm học tập RAM (K70, K71, K72, K73 – HNUE)

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên lý giáo dục Việt Nam trình bày trong Khoản 2, Điều 3 Luật
giáo dục 2019?

A. Học đi đôi với hành


B. Lý luận gắn liền với thực tiễn
C. Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. D. Giáo dục truyền thống gắn liền với
giáo dục hiện đại
D. GD truyền thống gắn liền với GD hiện đại

Câu 9: Tuyệt đối không buông lỏng vai trò chủ đạo của nhà giáo dục là yêu cầu của nguyên tắc giáo dục nào?
A. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tổ chức sư phạm của nhà GD và vai trò tự giác tích cực, độc
lập sáng tạo, tựu giáo dục của ngừoi được giáo dục
B. Nguyên tắc tôn trọng và yêu cầu hợp lí đối với người được giáo dục
C. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục ý thức và tạo lập thói quen hành vi của người được giáo
dục
D. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, kế tiếp, liên tục trong công tác giáo dục

Câu 10: Để Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có ý nghĩa giáo dục, khi xây dựng kế
hoạch hoạt động trải nghiệm, giáo viên cần lưu ý điều gì?

A. Đảm bảo đầy đủ cấu trúc của một kế hoạch hoạt động trải nghiệm
B. Xác định mục tiêu theo tiếp cận năng lực
C. Đánh giá theo yêu cầu cần đạt của hoạt động trải nghiệm
D. Tổ chức cho HS rút ra được thông điệp mang ý nghĩa giáo dục đối với học sinh

Câu 11: Năng lực nào dưới đây là năng lực chung được qui định trong chương trình giáo dục phổ thông 2018?

A. Năng lực tự chủ và tự học C. Năng lực thẩm mỹ


B. Năng lực tin học D. Năng lực ngôn ngữ
Câu 12: Xã hội hóa giáo dục là một......................phát triển hiện nay trên thế giới

A. quan điểm B. nguyên tắc C. xu thế D. Xu hướng

Câu 13: Giáo dục là… của toàn xã hội, của tất cả mọi người.
A. nhiệm vụ B. nghĩa vụ. C. trách nhiệm D. bắt buộc

Câu 14: Đâu là con đường cơ bản nhất để mở mang hiểu biết và phát triển trí tuệ cho cá nhân?

A. Hoạt động học tập

B. Hoạt động vui chơi


C. Hoạt động giao lưu D. B và C

Phạm Vũ Ngọc Quỳnh – 725101291 4


Nhóm học tập RAM (K70, K71, K72, K73 – HNUE)

Câu 15: Trong quá trình giáo dục, nhà giáo dục giữ vai trò gì?

A. Chủ động B. Thực thi C. CHủ đạo D. Tích cực


Câu 16: Trong quá trình giáo dục, nhà giáo dục giúp cho người được giáo dục hiểu được thực tiễn, hình thành
những giá trị cho bản thân. Khi đó, nhà giáo dục đang thực hiện nguyên tắc nào?

A. Đảm bảo tính mục đích trong các hoạt động giáo dục
B. GD gắn với đời sống XH và lao động GD
C. Đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục ý thức và tạo lập thói quen hành vi của người được giáo dục
D. Giáo dục trong tập thể và bằng tập thể

Câu 17: Phương án nào sau đây là dấu hiệu cơ bản của tập thể chân chính?
A. Số lượng thành viên lớn
B. Có ý nguyện chung
C. Lợi ích của các thành viên thống nhất với lợi ích của XH
D. Có nguyên tắc hoạt động chặt chẽ

Câu 18: Ý nghĩa lập kế hoạch chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm lớp là:
A. Giúp giáo viên chủ nhiệm lớp và học sinh luôn nắm vững mục tiêu cần phấn đấu
B. Giúp giáo viên chủ nhiệm lớp chủ động, tự tin trong công việc của mình
C. Là phương tiện để giáo viên chủ nhiệm nhận được sự tư vấn hướng dẫn của các lực lượng giáo dục khác
D. Tất cả các phương án trên

Câu 19: Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh có nhiệm vụ gì?
A. Cung cấp thông tin ngành nghề và dự báo về nhu cầu xã hội về tuyển chọn nhân lực cho ngành nghề đó

B. Định hướng nghề, tư vấn nghề và tuyển chọn nghề


C. Định hướng nghề và tư vấn nghề
D. Cung cấp thông tin nghề và tư vấn nghề.

Câu 20: Nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập thể được hiểu là:
A. Giáo viên cần đưa học sinh vào tập thể để giao lưu, có những hoạt động chung
B. Giáo viên chú ý xây dựng tập thể đoàn kết, nhất trí đạt mục tiêu giáo dục
C. Giáo viên phải xây dựng tập thể học sinh trở thành môi trường, phương tiện để giáo dục, học sinh thông qua
các hoạt động chung, nội qui,kỷ luật tập thể và truyền thống của tập thể
D. Giáo viên xây dựng tập thể là môi trường để học sinh thi đua, rèn luyện và giúp đỡ lẫn nhau.

Câu 21: Cô giáo A, giáo viên chủ nhiệm lớp 10A, đã cùng học sinh tổ chức buổi tọa đàm về chủ đề: “Tuổi dậy
thì". Hãy cho biết nội dung giáo dục nào được thực hiện thông qua buổi tọa đàm này?

Phạm Vũ Ngọc Quỳnh – 725101291 5


Nhóm học tập RAM (K70, K71, K72, K73 – HNUE)

A. Giáo dục dân số thông qua hoạt động ngoại khóa


B. Giáo dục sức khoẻ sinh sản thông qua hoạt động ngoại khoá
C. Giáo dục gia đình thông qua hoạt động ngoại khóa
D. Giáo dục kỹ năng thông qua hoạt động ngoại khóa

Phạm Vũ Ngọc Quỳnh – 725101291 6


Nhóm học tập RAM (K70, K71, K72, K73 – HNUE)

Câu 22: Nhà giáo dục dùng lời nói để giúp cho người được giáo dục hiểu được ý nghĩa, nội dung, qui tắc thực
hiện các chuẩn mực đạo đức là nội dung của phương pháp giáo dục nào dưới đây?

A. Giảng giải B. C. Kể chuyện D. Giao việc


Nêu gương
Câu 23: Phát triển nhân cách là phát triển về các mặt nào?

A. Thể chất, tâm lý, XH của cá nhân C. Tâm lý, xã hội của cá nhân
B. Thể chất, tâm lý của cá nhân D. Thể chất, xã hội của cá nhân
Câu 24: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, bẩm sinh di truyền có vai trò gì đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách?

A. Yêu tố tiền đề B. Yếu tố ảnh hưởng C. Yếu tố chủ đạo D. Yếu tố quyết định
Câu 25: Nhận định nào là ĐÚNG khi nói về mối liên hệ giữa chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp với các chương trình môn học khác?
A. Chương trình HDTN và HDTN hướng nghiệp sử dụng kiến thức, kĩ năng của các môn học và lĩnh vực giáo
dục khác nhau
B. Chương trình Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp nằm trong các chương trình
môn học khác.
C. Chương trình Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp được thực hiện bằng các chủ
đề trải nghiệm trong môn học khác nhau.
D. Chương trình Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp là môn học độc lập với các
chương trình môn học khác

Câu 26: Giáo viên chủ nhiệm lớp trao đổi trực tiếp với học sinh, thăm hỏi gia đình học sinh để có những thông
tin cần thiết về học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp. Hoạt động này thuộc nội dung nào trong công tác của
giáo viên chủ nhiệm lớp:
A. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục toàn diện
B. Liên kết các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
C. Tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục
D. Lập hồ sơ chủ nhiệm lớp

Câu 27: Chức năng trội của quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) là gì?
A. Phát triển trí tuệ cho học sinh
B. Phát triển năng lực cho học sinh
C. HÌnh thành và phát triển phẩm chất đạo đức
D. Hình thành và phát triển

Câu 28: Giáo dục phải được tiếp tục trong mọi không gian, thời gian, không ngắt quãng, gián đoạn là yêu cầu
của nguyên tắc giáo dục nào?
A. Nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập thể
B. Nguyên tắc tôn trọng và yêu cầu hợp lí đối với người được giáo dục

Phạm Vũ Ngọc Quỳnh – 725101291 7


Nhóm học tập RAM (K70, K71, K72, K73 – HNUE)

C. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục ý thức và tạo lập thói quen hành vi của người được giáo
dục

D. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, kế tiếp, liên tục trong công tác giáo dục

Phạm Vũ Ngọc Quỳnh – 725101291 8


Nhóm học tập RAM (K70, K71, K72, K73 – HNUE)

Câu 29: Tổ chức Văn hóa – khoa học – Giáo dục thế giới có tên tiếng Anh là gì?

A. UNICEF B. UNESCO C. UNDP D. UNPA


Câu 30: Quá trình giáo dục tổng thể là sự thống nhất của hai quá trình bộ phận, nào?
A. Quá trình dạy và quá trình học
B. Quá trình dạy học và quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp
C. Quá trình giáo dục và quá trình tự giáo dục
D. Quá trình truyền thụ kinh nghiệm xã hội và quá trình tiếp thu kinh nghiệm xã hội.

Câu 31: Hãy chọn 1 từ phù hợp dưới đây điền vào dấu “...” trong nhận định sau: “Quá trình giáo dục là một quá
trình trong đó dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục, người được giáo dục tự giác, tích cực, chủ động… nhằm
thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục".

A. Tham gia B. Tự giáo dục C. Hưởng ứng D. Hợp tác


Câu 32: Khi xem xét con người là thành viên của xã hội, là chủ thể của các mối quan hệ xã hội, các hoạt động thì ta
bàn đến. của họ.

A. Tâm lý B. Đạo đức C. Nhân cách D. Ý thức


Câu 33: Biểu hiện của tập thể lớp đoàn kết là:
A. sự nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm
B. Bầu không khí lớp thân thiện, thấu hiểu và chia sẻ
C. sự năng động của đội ngũ cán bộ lớp
D. tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lớp và giáo viên chủ nhiệm

Câu 34: Yêu cầu quan trọng nhất của phương pháp nêu gương là gì?
A. Tìm được những tấm gương thực sự điển hình về vấn đề giáo dục
B. Tấm gương được nêu phải gắn với mục đích và nội dung giáo dục.
C. Tấm gương phải mới nổi lên trong thời gian gần đây
D. Nhà giáo dục phải là tấm gương sáng về mọi mặt cho học sinh noi theo

Câu 35: Sự khác biệt bản chất giữa phương pháp khen thưởng và trách phạt là gì?
A. Khen thưởng dùng phổ biến, trong khi trách phạt chỉ dùng khi cần thiết.
B. Ai cũng thích được khen thưởng, nhưng trách phạt thì không.
C. Khen thưởng để củng cố hành vi tốt, trong khi trách phạt để điều chỉnh hành vi chưa tốt
D. Khen thưởng chủ yếu dành cho học sinh giỏi ngoan, trong khi trách phạt dành cho các học sinh hư

Câu 36: Đâu là vai trò của yếu tố môi trường đối với sự phát triển nhân cách?
A. Tiền đề vật chất B. ĐIều kiện, phương tiện
C. Quyết định D. Chủ đạo
Câu 37: Đào tạo nguồn lực lao động chất lượng cao là biểu hiện của sự phù hợp với xu thế tất yếu nào của xã hội
hiện đại?

Phạm Vũ Ngọc Quỳnh – 725101291 9


Nhóm học tập RAM (K70, K71, K72, K73 – HNUE)

A. Nền kinh tế tri thức C. Cách mạng khoa học – công nghệ

B. Hội nhập quốc tế D. Bùng nổ thông tin

Câu 38: Học để tự khẳng định là nội dung thuộc ý nào dưới đây?
A. 4 trụ cột giáo dục
B. Xu thế phát triển giáo dục đại học
C. Định hướng đổi mới quản lý giáo dục
D. Nguyên tắc phát triển giáo dục phổ thông

Câu 39: Quá trình giáo dục diễn ra theo những khâu nào sau đây?

A. Giáo dục ý thức cá nhân cho người được giáo dục phù hợp với các chuẩn mực xã hội quy định.
B. Giáo dục tri thức về các chuẩn mực xã hội quy định cho người được giáo dục
C. Giáo dục thái độ, hành vi, thói quen hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội quy định
D. A và C

Câu 40: Trong qui định của Luật Giáo dục, ý nào dưới đây là nguyên lý giáo dục Việt Nam?

A. Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế
B. Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục
C. Học đi đôi với hành, GD kết hợp với lao động sx, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp
với giáo dục gia đình và giáo dục XH
D. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ và thẩm mĩ, phát triển
được năng lực của cá nhân

Câu 41: Tái sản xuất sức lao động xã hội là yêu cầu của chức năng xã hội nào của giáo dục?

A. Chính trị - xã hội C. Tư tưởng - văn hóa


B. Kinh tế - xã hội
D. Chính trị - văn hóa
Câu 42: Để tìm hiểu được đặc điểm học sinh lớp chủ nhiệm, giáo viên cần
A. Kế hợp sử dụng nhiều phương pháp với nhau
B. chỉ sử dụng một phương pháp
C. chỉ cần điều tra lý lịch trích ngang của học sinh
D. chỉ cần theo dõi học sinh trong quá trình chủ nhiệm

Câu 43: Khen thưởng học sinh bao gồm những hình thức nào?

A. Chỉ nên sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ thể hiện sự khen ngợi nhằm kích thích động cơ học tập bên trong của học
sinh

Phạm Vũ Ngọc Quỳnh – 725101291 10


Nhóm học tập RAM (K70, K71, K72, K73 – HNUE)

B. Phần thưởng bằng hiện vật để tạo động lực cho học sinh trong học tập và rèn luyện.
C. Bao gồm cả ngôn ngữ, giấy khen, kèm phần thưởng, kết hợp khen cá nhân và trước tập thể
D. Khen cá nhân và khen trước tập thể để trường hợp được khen có sự ảnh hưởng lan tỏa

Câu 44: Tránh tình trạng thô bạo, thiếu tin tưởng, định kiến...đối với học sinh, đồng thời tránh tình trạng nuông
chiều dễ dãi đối với học sinh là yêu cầu của nguyên tắc giáo dục nào?
A. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tổ chức sư phạm của nhà giáo dục và vai trò tự giác, tích cực,
độc lập sáng tạo, tự giáo dục của người được giáo dục
B. Nguyên tắc tôn trọng và yêu cầu hợp lí đối với ngừoi được giáo dục
C. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục ý thức và tạo lập thói quen hành vi của người được giáo
dục
D. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, kế tiếp, liên tục trong công tác giáo dục

Câu 45: Mỗi thời điểm phát triển xã hội, giáo dục có những đặc trưng riêng, điều này nói đến tính chất nào của
giáo dục?

A. Tính giai cấp C. Tính vĩnh hẳng


B. Tính lịch sử
D. Tính phổ biến
Câu 46: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp cần thông qua việc phân tích chính xác và đầy đủ đặc điểm học sinh
lớp chủ nhiệm, những yếu tố thuận lợi, khó khăn của lớp. Cách thực hiện này của giáo viên chủ nhiệm lớp đã
đảm bảo nguyên tắc nào trong xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp?
A. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
B. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
C. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
D. Tất cả các nguyên tắc trên.
Câu 47: Ai là người đã có công giúp Giáo dục học trở thành một khoa học độc lập?
A. Khổng Tử B. Aristote C. Lênin D. COmenxki
Câu 48: Đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học là gì?
A. Mô hình nhân cách C. Quá trình dạy học
B. Quá trình giáo dục tổng thể D. Quá trình giáo dục (nghĩa hẹp)
Câu 49: Giáo dục theo nghĩa hẹp trong nhà trường có vai trò là
A. Giáo dục đạo đức cho học sinh
B. quá trình dạy học
C. quá trình hình thành và phát triển nhân cách
D. quá trình tham gia hoạt động cộng đồng

Câu 50: Giáo dục có.......................tất cả các lĩnh vực trong xã hội

A. ảnh hưởng tới C. vai trò quan trọng quyết định

Phạm Vũ Ngọc Quỳnh – 725101291 11


Nhóm học tập RAM (K70, K71, K72, K73 – HNUE)

B. tác dụng chi phối đối với


D. MQH qua lại với
Câu 51: Giáo dục theo nghĩa rộng là:
A. Quá trình hình thành tâm lý con người
B. Quá trình phát triển các năng lực người
C. Quá trình hình thành các phẩm chất của con người

D. Quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách con người

Phạm Vũ Ngọc Quỳnh – 725101291 12


Nhóm học tập RAM (K70, K71, K72, K73 – HNUE)

Câu 52: Điền từ thích hợp vào dấu “…..” trong câu sau: Giáo dục......................................thúc đẩy kinh tế - sản
xuất phát triển?

A. trực tiếp B. hỗ trợ C. Gián tiếp D. không góp phần


Câu 53: Chức năng chính trị - xã hội của giáo dục chính là khả năng tác động của giáo dục
đến………………… thông qua việc làm thay đổi tính chất cơ cấu của các nhóm, những giai cấp, giai tầng trong
xã hội, các tính chất của các mối quan hệ giữa các bộ phận đó?

A. các tầng lớp nhân dân C. cấu trúc chính quyền


B. Cấu trúc xã hội
D. từng nhân cách
Câu 54: Điền từ thích hợp vào chỗ trống?
Ngoài các hoạt động hưởng đến cá nhân, xã hội, tự nhiên, nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp
trung học phổ thông tập trung hơn vào hoạt động….......................................nhằm phát triển năng lực định hướng
nghề nghiệp. Thông qua các hoạt động hướng nghiệp, học sinh được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở
trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp; làm cơ sở để tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp và rèn luyện
phẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tương lai .

A. Giáo dục hướng nghiệp C. hoạt động xã hội

B. khám phá bản thân D. hoạt động hướng đến tự nhiên

Câu 55: Giai cấp cầm quyền dùng giáo dục để...................................cho đường lối chính trị của mình.

A. Tuyên truyền B. bảo vệ C. bảo tồn D. khẳng định


Câu 56: Hãy chỉ ra trình tự đúng các công việc giáo viên chủ nhiệm lớp cần làm khi lập dự thảo kế hoạch chủ
nhiệm lớp?
A. Thu nhập xử lý thông tin, xây dựng yêu cầu và các chỉ tiêu. Xác định các nhiệm vụ trọng tâm, xác định các
biẹn pháp thực hiện. Dự kiếnphana chia công việc và bố trí thời gian thực hiện
B. Thu thập, xử lý thông tin; Xác định các nhiệm vụ trọng tâm; Xây dựng yêu cầu và các chỉ tiêu: Xác định các
biện pháp thực hiện. Dự kiến phân chia công việc và bố trí thời gian thực hiện
C. Thu thập, xử lý thông tin, xác định các biện pháp thực hiện; Xác định các nhiệm vụ trọng tâm; Xây dựng
yêu cầu và các chỉ tiêu. Dự kiến phân chia công việc và bố trí thời gian thực hiện
D. Thu thập, xử lý thông tin, xác định các nhiệm vụ trọng tâm. Xác định các biện pháp thực hiện Xây dựng yêu
cầu và các chỉ tiêu. Dự kiến phân chia công việc và bố trí thời gian thực hiện

Câu 57: Những yếu tố khách quan của học sinh lớp chủ nhiệm mà giáo viên cần tìm hiểu là gì?
A. Việc học tập của học sinh
B. Những ảnh hưởng của giáo dục gia đình, bạn bè của học sinh
C. Các mối quan hệ, cách ứng xử của học sinh trong gia đình, bạn bè

D. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội – văn hoá của địa. phương

Phạm Vũ Ngọc Quỳnh – 725101291 13


Nhóm học tập RAM (K70, K71, K72, K73 – HNUE)

Câu 58: Điền từ thích hợp vào dấu “…” trong câu sau: Giáo dục và...................................có mối quan hệ mật
thiết và tác động qua lại lẫn nhau.

A. tri thức B. Xã hôị.C. tâm lý D. thế giới tự nhiên


Câu 59: Vào thế kỷ nào, Giáo dục học trở thành một khoa học độc lập? Câu
A. Thế kỷ XIV B. Thế kỷ XV C. Thế kỷ XVI D. Thế kỉ KVII
60: Để có nền kinh tế tri thức, mỗi quốc gia cần có
A. nhiều tri thức C. Nhiều ngành kinh tế tri thức
B. nhiều máy móc hiện đại D. nhiều nguồn lực lao động
Câu 61: Giáo dục là việc thế hệ trước..................Kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người cho thế hệ sau.

A. Truyền thụ C. truyền bá và tiếp thụ

B. truyền tải và tiếp nhận D. thông báo và tiếp nhận

Câu 62: Sự phát triển xã hội...................sự phát triển giáo dục.

A. chế ước
B. kìm hãm C. thúc đẩy
D. quy định
Câu 63: Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì có một nền giáo dục tương ứng...............................trình độ phát
triển kinh tế xã hội.

A. đáp ứng
C. bắt kịp với
B. phụ thuộc
D. phù hợp với

Câu 64: Mục đích, nội dung, nhiệm vụ, phương pháp, hình thức giáo dục đều chịu sự quy định giới hạn bởi?
A. Các điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể
B. Các điều luật của Nhà nước
C. Năng lực của người dạy
D. Trình độ của người học

Câu 65: Giáo dục tồn tại mãi mãi không bao giờ mất đi và luôn gắn bó với sự tồn tại, phát triển của xã hội lào
người. Điều này nói lên ý nghĩa gì?
A. Tính tất yếu của giáo dục
B. Tính vĩnh hằng của giáo dục
C. Tính phổ biến của giáo dục
D. Tính khách quan của giáo dục

Câu 66: Giáo dục là yếu tố...................sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

A. quy định

Phạm Vũ Ngọc Quỳnh – 725101291 14


Nhóm học tập RAM (K70, K71, K72, K73 – HNUE)
C. Quyết định
D. Thúc đẩy
Câu 67: Đâu là chức năng xã hội của giáo dục?

A. Chức năng kinh tế - xã hội C. Chức năng kinh tế - chính trị


B. Chức năng kinh tế - sản xuất
D. Chức năng kinh tế - văn hóa
Câu 68: Với chức năng Tư tưởng – văn hóa, giáo dục cần phải?

A. Xây dựng một nền văn hóa chuẩn quốc tế C. Xây dựng 1 hệ tư tưởng chi phối toàn XH
B. Duy trì và bảo tồn văn hóa dân tộc D. Xây dựng lối sống văn hóa cho toàn xã hội
Câu 69: Với chức năng Kinh tế - sản xuất, giáo dục cần phải?

A. Xây dựng nền kinh tế - xã hội


B. Phát triển nền kinh tế - xã hội C. Tái cấu trúc nền kinh tế
D. Tái sản xuất sức lao động xã hội
Câu 70: Với chức năng Chính trị - xã hội, giáo dục cần phải?

A. Tác động đến cấu trúc xã hội C. Tác động đến các nhà hoạt động chính trị - xã hội
B. Tác động đến bộ máy chính trị D. Tác động đến thể chế chính trị
Câu 71: Quan điểm sau đề cập đến đặc điểm nào của quá trình giáo dục?
“Trong quá trình giáo dục đòi hỏi nhà giáo dục cần chủ động đối phối hợp thống nhất các tác động giáo dục, đồng
thời phải linh hoạt vận dụng các nguyên tắc, phương pháp giáo dục để hạn chế tới mức tối đa những tác động tiêu
cực, tự phát và phát huy những tác động tích cực tới người được giáo dục”.
A. Qúa trình giáo dục diễn ra dứoi những tác động phức hợp
B. Quá trình giáo dục mang tính lâu dài
C. Quá trình giáo dục mang tính cá biệt
D. Quá trình giáo dục thống nhất biện chứng với quá trình dạy học

Câu 72: Câu nói: “thông qua dạy chữ để dạy người” là nói đến đặc điểm nào dưới đây của quá trình giáo dục?
A. Quá trình giáo dục diễn ra dưới những tác động phức hợp
B. Quá trình giáo dục mang tính lâu dài
C. Quá trình giáo dục mang tính cá biệt
D. Quá trình giáo dục thống nhất biện chứng và quá trình dạy học

Câu 73: Câu nói của bác Lê Duẩn ở dưới đây liên quan đến đặc điểm nào của quá trình giáo dục?
“Dạy khoa học tự nhiên, ta có thể dùng định lý, dùng công thức nhưng xây dựng con người, xây dựng tình
cảm không thể theo công thức được”
A. Quá trình giáo dục diễn ra dưới những tác động phức hợp
B. Quá trình giáo dục mang tính lâu dài
C. Qúa trình giáo dục mang tính cá biệt
D. Quá trình giáo dục thống nhất biện chứng với quá trình dạy học

Phạm Vũ Ngọc Quỳnh – 725101291 15


Nhóm học tập RAM (K70, K71, K72, K73 – HNUE)

Câu 74: Trong quá trình giáo dục, đòi hỏi nhà giáo dục cần có sự kiên trì, bền bỉ, liên tục tác động cùng với sự
nỗ lực tự giác, quyết tâm rèn luyện của người được giáo dục. Đây là đặc điểm nào của quá trình giáo dục?
A. Quá trình giáo dục diễn ra dưới những tác động phức hợp
B. Quá trình giáo dục mang tính lâu dài
C. Quá trình giáo dục mang tính cá biệt
D. Quá trình giáo dục thống nhất biện chứng với quá trình dạy học

Phạm Vũ Ngọc Quỳnh – 725101291 16


Nhóm học tập RAM (K70, K71, K72, K73 – HNUE)

Câu 75: Trong quá trình giáo dục, cần phải xem xét quá trình này với các yếu tố xã hội, kinh tế, văn hoám chủ
quan, khách quan......................................là đặc điểm nào của quá trình giáo dục?
A. Quá trình giáo dục diễn ra dưới những tác động phức hợp
B. Quá trình giáo dục mang tính lâu dài
C. Quá trình giáo dục mang tính cá biệt
D. Quá trình giáo dục thống nhất biện chứng với quá trình dạy học

Câu 76: Quan điểm nào dưới đây đề cập đến đặc điểm của quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp)?
“Quá trình giáo dục muốn đạt được mục tiêu, hiệu quả giáo dục đòi hỏi nhà giáo không được nôn nóng, vội
vàng đốt cháy giai đoạn mà cần phải kiên trì, bền bỉ, liên tục tác động cùng với sự tự giác, nỗ lực quyết tâm tự rèn
luyện của người được giáo dục”.
A. Quá trình giáo dục diễn ra dưới những tác động phức hợp
B. Qúa trình giáo dục mang tính lâu dài
C. Quá trình giáo dục mang tính cá biệt
D. Quá trình giáo dục thống nhất biện chứng với quá trình dạy học

Câu 77: Cơ sở xác định bản chất của quá trình giáo dục là gì?
A. Nhân cách được hình thành phát triển htoong qua hoạt động và giao lưu
B. Quan hệ sư phạm giữa nhà giáo dục và người được giáo dục
C. Nhân cách được thể hiện ở hành vi, thói quen hành vi của họ
D. Tất cả những phương án trên

Câu 78: Mục đích cuối cùng của quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) là gì?

A. Nhận thức đúng đắn C. Tình cảm trong sáng, lành mạnh
B. Thái độ phù hợp D. Hành vi và thói quen hành vi có văn hoá

Câu 79: Quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) chỉ thực sự đạt hiệu quả khi nào?
A. Người được giáo dục là đối tượng của hoạt động giáo dục
B. Người được giáo dục là chủ thể tự giác, tích cực tự giáo dục
C. Người được giáo dục chịu các tác động của nhà giáo dục
D. Cả A và C

Câu 80: Vai trò chủ đạo của giáo viên được thể hiện cụ thể và đầy đủ nhất ở phương án nào sau đây?
A. Thiết kế nhiệm vụ học tập
B. Hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập
C. Gợi mở, động viên học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập
D. Tất cả phương án trên

Phạm Vũ Ngọc Quỳnh – 725101291 17

You might also like