You are on page 1of 15

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1: Trong các yếu tố sau, yếu tố nào giữ vai trò định hướng cho sự vận động và
phát triển của quá trình dạy học?

A. Mục đích, nhiệm vụ dạy học


B. phương pháp dạy học
C. nội dung dạy học
D. kết quả dạy học

Câu 2: Trong các mâu thuẫn sau đây, đâu là mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy
học?

A. Yêu cầu nhiệm vụ học tập ngày càng cao và trình độ phát triển trí tuệ, khả năng
tiếp thu lĩnh hội kiến thức còn hạn chế của học sinh.
B. Mục đích, nhiệm vụ dạy học đã được nâng cao và nội dung dạy học còn lạc hậu
C. Nội dung dạy học đã được hiện đại hóa và phương pháp, phương tiện dạy học
cũ kỹ
D. Phương pháp dạy của thầy và phương pháp của học trò

Câu 3: Trình tự vận động hợp qui luật của quá trình dạy học giúp cho người học
chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo được gọi là:

A. Logic của quá trình dạy học 


B. Động lực của quá trình dạy học    
C. Bản chất của quá trình dạy học
D. Qui luật của quá trình dạy học
Câu 4: Tổ chức cho học sinh tri giác tài liệu học tập để hình thành biểu tượng
thuộc khâu nào của quá trình dạy học ?
A. Tổ chức điều khiển học sinh củng cố tri thức     
B. Tổ chức điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức mới    
C. Kích thích thái độ học tập tích cực của HS
D. Kiểm tra đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh
Câu 5: Hình thành khái niệm khoa học cho học sinh thuộc khâu nào của quá trình
dạy học ?
A. Tổ chức điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức mới       
B. Kích thích thái độ học tập tích cực của học sinh 
C. Tổ chức điều khiển học sinh củng cố tri thức
D. Kiểm tra đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh.
Câu 6: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ có chủ định tài liệu học tập thuộc khâu nào
của quá trình dạy học?          
A. Kích thích thái độ học tập tích cực của học sinh 
B. Tổ chức điều khiển học sinh củng cố tri thức
C. Kiểm tra đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh.
D. Tổ chức điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức mới
Câu 7: Khâu nào của quá trình dạy học giúp cho giáo viên và học sinh thu được
các thông tin ngược để tự hoàn thiện hoạt động của mình ?
A. Kích thích thái độ học tập tích cực của học sinh 
B. Tổ chức điều khiển học sinh củng cố tri thức
C. Kiểm tra đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh.
D. Tổ chức điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức mới
Câu 8: Tổ chức học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những bài tập,
tình huống thực tế thuộc khâu nào của quá trình dạy học
A. Tổ chức, điều khiển học sinh rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo
B. Tổ chức, điều khiển học sinh nắm tri thức mới
C. Tổ chức, điều khiển học sinh củng cố tri thức
D. Kích thích thái độ học tập của học sinh
Câu 9: Kết luận sau được rút ra từ yếu tố nào của quá trình dạy học: “Quá trình
dạy học cần quan tâm tới việc tổ chức học sinh tham gia các hoạt động tìm tòi,
khám phá khoa học vừa sức”?
A. Bản chất của quá trình dạy học
B. Động lực của quá trình dạy học
C. Quy luật của quá trình dạy học   
D. Logic của quá trình dạy học
Câu 10: Gây tâm thế nhận thức, khéo léo đưa học sinh vào tình huống có vấn đề
thuộc khâu nào của quá trình dạy học?
A. Kích thích thái độ học tập tích cực của học sinh 
B. Tổ chức điều khiển học sinh củng cố tri thức
C. Kiểm tra đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh.
D. Tổ chức điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức mới
Câu 11: Kết luận sau được rút ra từ yếu tố nào của quá trình dạy học: Quá trình
dạy học cần đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ, câu hỏi nhằm tạo ra mâu thuẫn bên
trong nhận thức của học sinh ?
A. Bản chất của quá trình dạy học
B. Động lực của quá trình dạy học
C. Quy luật của quá trình dạy học   
D. Logic của quá trình dạy học
Câu 12: Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào thường xuyên biến đổi để phù hợp
với sự phát triển của khoa học – công nghệ?
A. Nội dung dạy học 
B. Mục đích, nhiệm vụ dạy học
C. Kết quả dạy học
D. Hình thức tổ chức dạy học
Câu 13: Những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lý luận dạy học, có tác
dụng chỉ đạo toàn bộ quá trình dạy học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học
dã đề ra được gọi là:
A. Nhiệm vụ dạy học    
B. Nguyên tắc dạy học
C. Động lực của quá trình dạy học
D. Logic của quá trình dạy học
Câu 14: Ai là người đầu tiên trong lịch sử nhà trường đã đề ra các nguyên tắc dạy
học?
A. J. A. Comenxki   
B. K. Đ. Usinxki      
C. G. G. Rutxo           
D. Pétxtalogi
Câu 15: Đây là bản chất của nguyên tắc dạy học nào: kết hợp chặt chẽ giữa dạy
chữ và dạy người?
A. Bảo đảm sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học
B. Bảo đảm sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn trong dạy học
C. Bảo đảm sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong dạy học
D. Bảo đảm sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và vừa sức riêng trong dạy
học
Câu 16: Đây là yêu cầu của nguyên tắc dạy học nào: Trong quá trình dạy học
phải thực hiện cá biệt hóa việc dạy học?
A. Bảo đảm sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong dạy học
B. Bảo đảm sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và vừa sức riêng trong dạy
học
C. Bảo đảm sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học
D. Bảo đảm sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn trong dạy học
Câu 17: Đây là biện pháp thực hiện nguyên tắc DH nào: Trong việc biên soạn
sách giáo khoa cần đảm bảo tỉ lệ hợp lý giữa kênh hình, kênh chữ tuỳ theo đặc
điểm lứa tuổi HS?
A. Đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học
B. Đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học
C. Đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong dạy học
D. Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức và tính  linh hoạt,
mềm dẻo của tư duy.
CÂU 18: Đây là biện pháp thực hiện nguyên tắc dạy học nào: Khuyến khích,
động viên tạo điều kiện để HS mạnh dạn trình bày ý kiến quan điểm của mình về
các vấn đề học tập?
A. Đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học
B. Đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong dạy học
C. Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức và tính  linh hoạt,
mềm dẻo của tư duy
D. Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của giáo viên và vai trò chủ động,
tích cực của HS trong dạy học
Câu 19: Trong các giờ dạy, thầy Hùng thường khuyến khích, động viên học sinh
mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề học tập, ngoài ra thầy luôn đặt ra
những câu hỏi có vấn đề kích thích sự tìm tòi, suy nghĩ của học sinh. Thầy Hùng
đã tuân thủ nguyên tắc dạy học nào dưới đây?
A. Đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học
B. Đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong dạy học
C. Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của giáo viên và vai trò tích cực
chủ động của học sinh trong dạy học
D. Đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học
Câu 20: Trong các giờ  Vật lý lớp 10A, thầy Hòa thường đưa ra những bài tập
khó để HS trả lời. Thầy cho rằng làm như thế HS mới chịu khó tìm tòi, suy nghĩ,
phát triển được tư duy, tính sáng tạo. Tuy nhiên, chỉ  một số em trả lời được các
câu hỏi của thầy. Thầy Hòa đã thực hiện chưa tốt nguyên tắc dạy học nào dưới
đây?
A. Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và vừa sức riêng trong dạy
học.
B. Đảm bảo sự thống nhất tĩnh vững chắc của tri thức và sự linh hoạt, mềm dẻo
của tư duy
C. Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của giáo viên và vai trò tích cực
chủ động của học sinh trong dạy học
D. Đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn trong dạy học.
CÂU 21: Vừa mới ra trường chưa có kinh nghiệm nên trong quá trình dạy học
môn Lịch sử cô Lan Anh chưa làm nổi bật được các nội dung cốt lõi, những cái
cơ bản của từng đề mục, từng chương  để học sinh tập trung sự chú ý vào đó. Cô
Lan Anh đã thực hiện chưa tốt nguyên tắc dạy học nào dưới đây?
A. Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và
sự linh hoạt, mềm dẻo của tư duy
B. Đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học
C. Đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong dạy học
D. Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và vừa sức riêng trong dạy
học
CÂU 22: Sau khi trình bày các công thức toán học, thầy Bình thường đưa ra
những ví dụ, những bài tập minh họa. Thầy Bình đã tuân thủ nguyên tắc dạy học
nào dưới đây?
A. Đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học
B. Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của giáo viên và vai trò tích cực
chủ động của học sinh trong dạy học
C. Đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong dạy học
D. Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và vừa sức riêng trong dạy
học
CÂU 23: Yếu tố nào dưới đây có ý nghĩa quyết định đối với  việc  lĩnh hội tri
thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo của học sinh?
A. Hoạt động  tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
B. Cách thức tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên
C. Quan hệ của giáo viên và học sinh trong giờ học
D. Điều kiện, phương tiện dạy học
CÂU 24: Trong các giờ Địa lý cô Hà chủ yếu là giảng lý thuyết mà ít tổ chức cho
HS làm việc với bản đồ, lược đồ và liên hệ thực tế. Cô Hà đã thực hiện chưa tốt
nguyên tắc dạy học nào dưới đây?
A. Đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học
B. Đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học
C. Đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong dạy học
D. Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và vừa sức riêng trong dạy
học
CÂU 25: Mối quan hệ nào dưới đây đặc trưng cho tính chất 2 mặt của quá trình
dạy học
A. Mối quan hệ giữa nội dung và phương pháp dạy học
B. Mối quan hệ giữa mục đích và nội dung dạy học
C. Mối quan hệ giữa mục đích và phương pháp dạy học
D. Mối quan hệ giữa thầy và trò
CÂU 26: Trong các mối quan hệ sau đây, mối quan hệ nào phản ánh bản chất của
quá trình dạy học?
A. Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh
B. Nội dung dạy học và phương pháp dạy học
C. Mục đích, nhiệm vụ dạy học và nội dung, phương pháp dạy học
D. Mục đích, nhiệm vụ dạy học và kết quả dạy học
CÂU 27: Đây là nhiệm vụ nào của dạy học: Tổ chức, điều khiển học sinh nắm
vững hệ thống tri thức khoa học và hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng ?
A. Giáo dưỡng
B. Giáo dục
C. Phát triển
D. Giáo dưỡng và phát triển
CÂU 28: Tổ chức, điều khiển học sinh hình thành thế giới quan và phẩm chất đạo
đức được gọi là nhiệm vụ gì của dạy học ?
A. Giáo dưỡng
B. Giáo dục
C. Phát triển
D. Giáo dưỡng và phát triển
CÂU 29: Đây là nhiệm vụ nào của dạy học: Tổ chức, điều khiển học sinh hình
thành và phát triển các phẩm chất và năng lực trí tuệ?  
A. Giáo dưỡng
B. Giáo dục
C. Phát triển
D. Giáo dưỡng và phát triển
CÂU 30: Trong các qui luật sau đây, đâu là qui luật cơ bản của quá trình dạy
học?
A. Qui luật thống nhất biện chứng giữa dạy và học
B. Qui luật về tính qui định xã hội đối với quá trình dạy học
C. Qui luật thống nhất giữa nội dung dạy học và phương pháp, phương tiện dạy
học
D. Qui luật thống  nhất giữa dạy học và giáo dục
CÂU 31: Giáo dục xuất hiện khi nào?
A. Ngay từ khi xuất hiện loài người
B. Trong thời kỳ phong kiến
C. Trong  thời kỳ chiếm hữu nô lệ
D. Sau khi xuất hiện loài người 

CÂU 32: Câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim"  là muốn nói đến ảnh
hưởng của yếu tố nào đến sự hình thành và phát triển nhân cách?
A. Hoạt động cá nhân
B. Giáo dục
C. Di truyền
D. Môi trường

CÂU 33: Quá trình hình thành nhận thức, thái độ, thói quen  hành vi, các phẩm
chất đạo đức cho học sinh được gọi là:

A. Giáo dục (nghĩa hẹp)


B. Giáo dưỡng
C. Dạy học
D. Giáo dục (nghĩa rộng)
Câu 34: Yếu tố nào dưới đây có tác dụng định hướng cho mọi hoạt động giáo
dục?
A. Nội dung giáơ dục
B. Mục đích giáo dục
C. Phương pháp giáo dục
D. Kết quả giáo dục
Câu 35: Trong các khoa học sau đây, khoa học nào được coi là cơ sở tự nhiên của
giáo dục học?
A. Sinh lý học
B. Triết học
C. Tâm lý học
D. Xã hội học
Câu 36: Trong các khoa học sau đây, khoa học nào là cơ sở phương pháp luận
của giáo dục học?
A. Triết học
B. Sinh lý học
C. Điều khiển học
D. Tâm lý học
CÂU 37: Những biến đổi về quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí, nhu cầu được
xem là sự phát triển về phương diện nào của nhân cách?
A. Tâm lý
B. Xã hội
C. Thể chất
D. Sinh lý
CÂU 38: Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào giữ vai trò quyết định đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách ?
A. Di truyền bẩm sinh
B. Môi trường
C. Hoạt động cá nhân
D. Giáo dục
Câu 39: Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào giữ vai trò tiền đề đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách ?
A. Di truyền bẩm sinh
B. Môi trường
C. Hoạt động cá nhân
D. Giáo dục
CÂU 40: Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào giữ vai trò là điều kiện đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách ?
A. Di truyền bẩm sinh
B. Môi trường
C. Hoạt động cá nhân
D. Giáo dục
CÂU 41: Đây là tính chất nào của giáo dục: Giáo dục hướng vào sự phát triển
con người, cho con người và vì con người?
A. Tính nhân văn   
B. Tính giai cấp
C. Tinh lịch sử
D. Tinh dân tộc
CÂU 42: Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách ?
A. Di truyền bẩm sinh
B. Môi trường
C. Hoạt động cá nhân
D. Giáo dục
CÂU 43: Kết luận sư phạm sau được rút ra từ vai trò của yếu tố nào đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách: Phải kết hợp đúng đắn vai trò chủ đạo của
giáo viên với việc phát huy vai trò chủ thể tích cực của học sinh trong công tác
giáo dục?
A. Giáo dục
B. Môi trường
C. Hoạt động cá nhân
D. Di truyền bẩm sinh
CÂU 44: Khi nào con người được xem là một nhân cách?
A. Chủ thể hoạt động và giao lưu  
B. Cá nhân
C. Thành viên xã hội
D. Đại diện cho loài
Câu 45: Kết luận sư phạm sau được rút ra từ vai trò của yếu tố nào đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách: Nhà giáo dục phải tổ chức đúng đắn các loại
hình và hoạt động giao lưu cho học sinh để họ chiếm lĩnh các kinh nghiệm lịch
sử - xã hội?
A. Giáo dục
B. Môi trường
C. Hoạt động cá nhân
D. Di truyền bẩm sinh
CÂU 46: Kết luận sư phạm sau được rút ra từ vai trò của yếu tố nào đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách: Trong công tác giáo dục phải hướng vào việc
xây dựng cho học sinh những định hướng giá trị đúng đắn để có bản lĩnh vững
vàng đối với các tác động của cuộc sống?
A. Giáo dục
B. Môi trường
C. Hoạt động cá nhân
D. Di truyền bẩm sinh
CÂU 47: Kết luận sư phạm sau được rút ra từ vai trò của yếu tố nào đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách: Trong công tác giáo dục nhà giáo dục phải
quan tâm đúng mức đến việc phát huy những tư chất, năng lực vốn có ở học
sinh?
A. Môi trường
B. Giáo dục
C. Hoạt động cá nhân
D. Di truyền bẩm sinh
CÂU 48: Đây là mục tiêu của bậc học nào: Giúp trẻ em phát triển về thể chất,
tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách?
A. Giáo dục mầm non
B. Giáo dục tiểu học
C. Giáo dục trung học cơ sở
D. Giáo dục trung học phổ thông
CÂU 49: Yếu tố dự kiến trước về sản phẩm giáo dục được gọi là gì?
A. Mục đích giáo dục
B. Phương pháp giáo dục
C. Nội dung giáo dục
D. Kết quả giáo dục
CÂU 50: Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào là điểm tập trung cao nhất những
đòi hỏi của xã hội đối với sản phẩm giáo dục ?
A. Mục đích giáo dục     
B. Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục 
C. Nội dung giáo dục
D. Phương pháp giáo dục
CÂU 51: Sự cụ thể hoá mục đích giáo dục vào từng cấp học, bậc học, từng loại
hình đào tạo được gọi là:
A. Mục tiêu giáo dục    
B. Kết quả giáo dục   
C. Nhiệm vụ giáo dục                
D. Nội dung giáo dục
CÂU 52: Đây là tính chất nào của giáo dục: Giáo dục chịu sự quy định bởi các
lĩnh vực khác nhau của xã hội?
A. Tính lịch sử
B. Tinh giai cấp
C. Tinh nhân văn
D. Tinh dân tộc
CÂU 53: Đây là mục tiêu của cấp học nào: “ Giúp học sinh hoàn thiện học vấn
phổ thông, có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều
kiện phát huy những năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển”?
A. Giáo dục mầm non
B. Giáo dục tiểu học
C. Giáo dục trung học cơ sở
D. Giáo dục trung học phổ thông
CÂU 54: Đây là tính chất nào của giáo dục: Giáo dục tồn tại mãi mãi cùng với
sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người?
A. Tinh vinh hằng
B. Tinh lịch sử
C. Tinh giai cấp
D. Tính dân tộc
CÂU 55: Đây là chức năng gì của giáo dục: Giáo dục có tác dụng to lớn trong
việc xây dựng hệ tư tưởng chi phối toàn xã hội, xây dựng lối sống phổ biến trong
toàn xã hội, xây dựng một trình độ văn hóa cho xã hội?
A. Chức năng tư tưởng – văn hóa
B. Chức năng kinh tế - sản xuất
C. Chức năng chinh trị - xã hội
D. Chức năng phát triển
CÂU 56: Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào làm nên nội dung hoạt động của
nhà giáo dục và người được giáo dục?
A. Mục đích giáo dục
B. Phương pháp giáo dục
C. Nội dung giáo dục
D. Hình thức tổ chức giáo dục
CÂU 57: Quá trình sư phạm tổng thể là sự thống nhất của hai quá trình bộ phận,
đó là:
A. Quá trình dạy học và quá trình giáo dục (Theo nghĩa hẹp)    
B. Quá trình dạy và quá trình học
C. Quá trình giáo dục và quá trình tự giáo dục 
D. Quá trình truyền đạt kinh nghiệm xã hội
CÂU 58: Chức năng kinh tế-sản xuất của giáo dục thể hiện đầy đủ nhất ở nhiệm
vụ
A. Đào tạo nguồn nhân lực
B. Nâng cao dân trí
C. Bồi dưỡng nhân tài
D. Phát triển kinh tế - xã hội
CÂU 59: Đối tượng của giáo dục học là gì?
A. Quá trình giáo dục tổng thể 
B. Hoạt động giáo dục   
C. Con người
D. Kết quả giáo dục
CÂU 60: Quá trình hình thành nhận thức, thái độ, thói quen  hành vi, các phẩm
chất đạo đức cho học sinh được gọi là:
A. Giáo dục (nghĩa hẹp)
B. Giáo dưỡng
C. Dạy học
D. Giáo dục (nghĩa rộng)

You might also like