You are on page 1of 51

PHẦN THI TRẮC NGHIỆM

1. Hoạt động dạy và hoạt động học là 2 thành tố có vai trò như thế nào
trong quá trình dạy học?
A. Trung tâm, đặc trưnng
B. Trung tâm, không đặc trưng
C. Không trung tâm, không đặc trưng
D. Không trung tâm, đặc trưng
2. Quá trình dạy học có những dạng mâu thuẫn nào?
A. Mâu thuẫn bên trong
B. Mâu thuẫn bên ngoài
C. Mâu thuẫn cơ bản
D. Mâu thuẫn chủ yếu
3. Dạy học phải chú ý đến khả năng nhận thức của người học là yêu cầu
của nguyên tắc dạy học nào sau đây?
A. Nguyên tắc đảm bảo thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục
B. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
C. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức và
tính mềm dẻo của tư duy
D. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức
4. Hệ thống kinh nghiệm hoạt động sáng tạo là thành phần của
A. nội dung dạy học
B. phương pháp dạy học
C. mục tiêu dạy học
D. hình thức tổ chức dạy học
5. Đâu là phương pháp dạy học tích cực trong số các phương pháp dạy
học dưới đây?
A. Phương pháp dạy học vấn đáp
B. Phương pháp quan sát
C. Phương pháp dạy học theo dự án
D. Phương pháp thuyết trình
6. “Học là sự thay đổi hành vi” là tư tưởng chủ đạo của lý thuyết học tâp
nào dưới đây?
A. Thuyết Nhận thức
B. Thuyết Hành vi
C. Thuyết Kiến tạo
D. Thuyết Đa trí tuệ
7. “Kích thích và phản ứng” là cơ chế của lý thuyết học tập nào sau đây?
A. Thuyết Kiến tạo
B. Thuyết Nhận thức
C. Thuyết Hành vi
D. Thuyết Đa trí tuệ
8. Trong quá trình dạy học, giáo viên có vai trò gì?
A. Tổ chức và định hướng hoạt động học
B. Tổ chức và thực hiện hoạt động học
C. Đồng hành và thực hiện hoạt động học
D. Định hướng và tích cực thực hiện hoạt động học
9. Yêu cầu về ngôn ngữ và phong cách của giáo viên là yêu cầu của
phương pháp dạy học nào dưới đây?
A. Phương pháp dạy học Giải quyết vấn đề
B. Phương pháp dạy học Thuyết trình
C. Phương pháp dạy học vấn đáp
D. Phương pháp dạy học
10. Dạy học phải làm cho người học thấy được nguồn gốc thực tiễn của
những tri thức khoa học là yêu cầu thuộc về
A. phương pháp dạy học
B. nguyên tắc dạy học (Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn trong DH)
C. nội dung dạy học
D. mục tiêu dạy học
11.Bản chất của quá trình dạy học là
A. quá trình tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh
B. quá trình truyền thụ tri thức cho học sinh
C. quá trình tổ chức cho học sinh nghiên cứu tài liệu học tập
D. quá trình tổ chức cho học sinh làm tự học
12.Mục tiêu dạy học là
A. kết quả học tập mong đợi đối với học sinh
B. kết quả giảng dạy mong đợi đối với giáo viên
C. kết quả dự kiến về hoạt động giảng dạy của giáo viên
D. kết quả dự kiến về chất lượng dạy học môn học
13.Mâu thuẫn giữa người dạy với người học thuộc loại mâu thuẫn nào của
quá trình dạy học? câu này đáp án phải là mâu thuẫn bên trong của QTDH
A. Mâu thuẫn bên ngoài
B. Mâu thuẫn cơ bản
C. Mâu thuẫn chủ yếu
D. Mâu thuẫn trọng yếu
14.Phát triển trí tuệ cho học sinh là yêu cầu của
A. mục tiêu dạy học
B. nhiệm vụ dạy học
C. nội dung dạy học
D. phương pháp dạy học
15.Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là
A. quan điểm dạy học
B. phương pháp dạy học
C. kỹ thuật dạy học
D. hình thức tổ chức dạy học
15.“Học là quá trình giải quyết vấn đề”là tư tưởng chủ đạo của lý thuyết học tập
nào?
A. Thuyết kiến tạo
B. Thuyết hành vi
C. Thuyết nhận thức
D. Thuyết đa trí tuệ
16.Người học được tham gia vào hoạt động thực tiễn dựa trên hiểu biết và kinh
nghiệm sẵn có của chính người học là bản chất của quan điểm dạy học nào?
A. Dạy học tích hợp
B. Dạy học phân hóa
C. Dạy học trải nghiệm
D. Dạy học truyền thống
17.Phương pháp dạy học là.........hoạt động thống nhất giữa người dạy với người
học
A. cách thức
B. tổ hợp
C. mối quan hệ
D. hình thức
18.Sắp xếp các ý sau đây sao cho đúng với logic của quá trình dạy học:
A. Tổ chức, hỗ trợ học sinh hình thành tri thức mới
B. Tổ chức, hỗ trợ học sinh củng cố tri thức, hình thành và rèn luyện kĩ
năng, kĩ xảo
C. Tổ chức kiểm tra đánh giá và tổ chức cho HS tự kiểm tra, tự đánh giá
D. Kích thích thái độ học tập tích cực của học sinh
Thứ tự đúng: D-A-B-C
19. Nguyên tắc dạy học có vai trò gì trong quá trình dạy học?
A. Định hướng
B. Chỉ đạo
C. Dự báo
Đánh giá
20.Trong quá trình dạy học, học sinh có vai trò gì?
A. Chủ đạo
B. Chủ động
C. Điều khiển
D. Định hướng
21.Hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là các thành phần của
A. nội dung dạy học
B. mục tiêu dạy học
C. phương pháp dạy học
D. hình thức tổ chức dạy học
22.Động lực chủ yếu của quá trình dạy học là kết quả của giải quyết mâu
thuẫn nào sau đây?

A. Mâu thuẫn bên trong


B. Mâu thuẫn bên ngoài
C. Mâu thuẫn cơ bản
D. Mâu thuẫn chủ yếu
23.Mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học thể hiện nội
dung của
A. nguyên tắc dạy học
B. qui luật dạy học
C. logic quá trình dạy học (sai nhé)
D. phương pháp dạy học
1. Đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa tính vững chắc của tri thức và
mềm dẻo của tư duy trong dạy học là yêu cầu của
A. nội dung dạy học
B. phương pháp dạy học
C. nguyên tắc dạy học
D. qui luật dạy học
24.Trong quá trình dạy học, giáo viên không làm thay, làm hộ học sinh là yêu
cầu của nguyên tắc dạy học nào?
A. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức
B. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của giáo viên
và vai trò chủ động của học sinh
C. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa tính khoa học và
tính giáo dục
D. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
25.Chương trình dạy học là biểu hiện của
A. phương pháp dạy học
B. nội dung dạy học
C. hình thức tổ chức dạy học
D. mục tiêu dạy học
26.Khi lựa chọn phương pháp dạy học, giáo viên phải lưu ý những gì?
A. Phù hợp với nội dung dạy học
B. Phù hợp với phương tiện dạy học
C. Phù hợp với năng lực của giáo viên
D. Phù hợp với phương pháp đánh giá
27.Học tập là quá trình cá nhân tự hình thành kiến thức cho mình là tư tưởng
chủ đạo của lý thuyết học tập nào?
A. Thuyết nhận thức
B. Thuyết kiến tạo
C. Thuyết hành vi
D. Thuyết hoạt động
28. Phát hiện và điều chỉnh hoạt đông dạy và học là chức năng của
A. phương pháp dạy học
B. đánh giá kết quả học tập
C. phương tiện dạy học
D. hình thức tổ chức dạy học
29.Tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề học tập là bản chất của phương pháp
dạy học nào?
A. Phương pháp Thuyết trình
B. Phương pháp Vấn đáp
C. Phương pháp Giải quyết vấn đề
D. Phương pháp Thực hành
30.Tối đa hóa sự tham gia của người học, tối thiểu hóa sự áp đặt của người dạy
là yêu cầu của
A. nội dung dạy học hiện đại
B. phương pháp dạy học hiện đại
C. phương tiện dạy học hiện đại
D. hình thức tổ chức dạy học hiện đại
31.Đảm bảo tính quan sát trong dạy học là yêu cầu của phương pháp dạy học
nào?
A. Phương pháp Thảo luận nhóm
B. Phương pháp Vấn đáp
C. Phương pháp Trực quan
D. Phương pháp Thực hành
32.Mục tiêu dạy học chịu sự qui định của
A. nội dung dạy học
B. các điều kiện xã hội
C. phương pháp dạy học
D. phương tiện dạy học
33.Mâu thuẫn bên trong của quá trình dạy học là
A. mâu thuẫn giữa các thành tố của quá trình dạy học với điều kiện xã hội
B. mâu thuần giữa các thành tố của quá trình dạy học với nhau
C. mâu thuẫn giữa các điều kiện xã hội với môi trường giáo dục nhà
trường
D. mâu thuẫn giữa môi trường giáo dục nhà trường và môi trường lớp
học
34.Kế hoạch giảng dạy môn học là biểu hiện của
A. hình thức tổ chức dạy học
B. phươg tiện dạy học
C. nội dung dạy học
D. phương pháp dạy học
35.B-Learning là
A. phương pháp dạy học
B. hình thức tổ chức dạy học
C. phương tiện dạy học
D. nội dung dạy học
36.Tính tích cực của mỗi cá nhân học sinh là lưu ý khi giáo viên sử dụng
phương pháp dạy học nào sau đây?
A. Phương pháp Thuyết trình
B. Phương pháp Vấn đáp
C. Phương pháp Dạy học bằng tình huống
D. Phươg pháp Dạy học nhóm
37.Học tập qua trải nghiệm là quá trình cá nhân huy động tối đa......... khi trực
tiếp tham gia vào các hoạt động gắn với thực tiễn.
A. kiến thức và kĩ năng môn học
B. cảm xúc và kinh nghiệm sẵn có
C. nhân cách và mối quan hệ sẵn có
D. trách nhiệm và trung thực
38. Thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức, kĩ năng các môn học, tránh sự lặp lại
kiến thức ở các môn học là một trong những lý do để
A. dạy học phân hóa
B. dạy học trải nghiệm
C. dạy học tích hợp
D. dạy học tiếp cận nội dung

39.Khéo thể hiện cảm xúc bằng cử chỉ, điệu bộ là biểu hiện đặc trưng của dạng
trí tuệ nào?
A. Trí tuệ ngôn ngữ
B. Trí tuệ cảm xúc
C. Trí tuệ hình thể
D. Trí tuệ âm nhạc
40.Học là sự tìm kiếm và khám phá là đặc trưng của lý thuyết học tập nào?
A. Thuyết hành vi
B. Thuyết nhận thức
C. Thuyết kiến tạo
D. Thuyết đa trí tuệ
41.Kiến thức, kĩ năng, thái độ là...................để có năng lực
A. cấu trúc
B. điều kiện đủ
C. điều kiện cần
D. điều kiện cần và đủ
42.Giáo viên phải tạo môi trường học tập để học sinh tìm tòi và khám phá là yêu
cầu được rút ra từ lý thuyết học tập nào?
A. Thuyết hành vi
B. Thuyết nhận thức
C. Thuyết kiến tạo
D. Thuyết hoạt động
43.Mục tiêu dạy học là
A. kết quả học tập người học cần phải đạt được
B. kết quả dạy học người dạy phải đạt được
C. nhiệm vụ giáo viên sẽ phải thực hiện
D. nhiệm vụ học sinh sẽ phải thực hiện
44.Phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh là yêu cầu của

A. mục tiêu dạy học


B. nội dung dạy học
C. nguyên tắc dạy học
D. nhiệm vụ dạy học
45.Yêu cầu, nhiệm vụ học tập đặt ra cho học sinh do tiến trình dạy học dẫn đến
là điều kiện để
A. thực hiện các phương pháp dạy học
B. thực hiện nội dung dạy học
C. giải quyết mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học
D. sử dụng các phương tiện dạy học
46.Phát âm rõ ràng, chính xác, tốc độ và tần số âm thanh vừa phải là yêu cầu
của phương pháp dạy học nào?
A. Phương pháp Vấn đáp
B. Phương pháp Dạy học trực quan
C. Phương pháp Thuyết trình
D. Phương pháp Thực hành
47.Phương tiện dạy học trực quan phải tác động nhiều nhất đến
A. thị giác của người học
B. thính giác của người học
C. giác quan của người học
D. sự khéo léo của người học
48.Bản chất quá trình dạy học là quá trình tổ chức hoạt động học tập có
tính.......cho học sinh

A. độc đáo
B. khoa học
C. thực tiễn
D. riêng biệt
49.Kinh tế- xã hội của địa phương chưa đáp ứng được việc thực hiện chương
trình dạy học của cấp học, đó là biểu hiện của mâu thuẫn nào dưới đây?
A. Mâu thuẫn giữa nội dung dạy học với phương pháp dạy học
B. Mâu thuẫn giữa mục tiêu dạy học với phương tiện dạy học
C. Mâu thuẫn giữa nội dung dạy học với điều kiện kinh tế- xã hội
D. Mâu thuẫn giữa phương tiện dạy học với nội dung dạy học

50.Để phát triển năng lực hành động cho học sinh, giáo viên cần sử dụng các
phương pháp dạy học nào dưới đây?

A. Phương pháp Vấn đáp


B. Phương pháp Dạy học dựa vào tình huống
C. Phương pháp Thuyết trình
D. Phương pháp Quan sát

51.Động lực của quá trình dạy học là kết quả của................của quá trình dạy
học.

A. hình thành kiến thức mới


B. giải quyết mâu thuẫn vốn có
C. hình thành kĩ năng, kĩ xảo
D. nêu vấn đề học tập

52.Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực là:

A. Phát huy tính tích cực nhận thức cho người học
B. Phát huy tính tích cực của người dạy
C. Phát huy tính hiện đại của chương trình dạy học
D. Phát huy tính hiện đại của phương tiện dạy học
53.Trong mỗi giờ học, học sinh được tư duy nhiều, được tham gia các hoạt
động học tập nhiều là biểu hiện của
A. dạy học lấy người học làm trung tâm
B. dạy học lấy người dạy làm trung tâm
C. dạy học lấy môi trường làm trung tâm
D. dạy học lấy phương tiện trực quan làm trung tâm
54.Quan sát- phản ánh là một khâu trong
A. dạy học phân hóa
B. dạy học tích hợp
C. dạy học trải nghiệm
D. dạy học tích cực
55.Đối tượng nhận thức của học sinh là những tri thức khoa học
A. chưa hề có với nhân loại
B. đã có sẵn và mới với học sinh
C. đã có sẵn và không mới với học sinh
D. chưa có sẵn và mới với học sinh
56.“Học là quá trình giải quyết vấn đề” là tư tưởng chủ đạo của lý thuyết học
tập nào?
A. Thuyết kiến tạo
B. Thuyế nhận thức
C. Thuyết hành vi
D. Thuyết đa trí tuệ
57.“Học tập dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân “là cơ chế học
tập nào ở người học?
A. Học tập trải nghiệm
B. Học tập phân hóa
C. Học tập tích hợp
D. Học tập đa phương tiện
58. Trong các hình thức tổ chức dạy học dưới đây, đâu là hình thức tổ chức
dạy học hiện đại?
A. Lên lớp
B. Phụ đạo
C. Tham quan học tập
D. B- Learning.
59.Bản chất của quá trình dạy học là

A. quá trình tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh
B. quá trính trang bị kiến thức cho học sinh
C. quá trình rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho hoc sinh
D. quá trình phát triển năng lực cho học sinh
60.Trong quá trình dạy học, hoạt động nhận thức của người học có tính chất
A. độc quyền
B. độc đắc
C. độc đáo
D. độc lập
61.Mối quan hệ giữa người dạy và người học trong quá trình dạy họcla mối
quan hệ
A. phục tùng
B. biện chứng
C. thứ bậc
D. đồng đẳng
62.Mối quan hệ nào dưới đây thể hiện qui luật cơ bản của quá trình dạy học?
A. Mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố của quá trình dạy học
B. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung, phương pháp và phương tiện dạy
học
C. Mối quan hệ biện chứng giữa người dạy và người học
D. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung dạy học với người dạy và người
học
63.Nguyên tắc dạy học được xây dựng trên cơ sở nào sau đây?
A. Mục tiêu dạy học
B. Qui luật dạy học
C. Phương pháp dạy học
D. Người dạy và người học
64.Trong quá trình dạy học, học sinh có vai trò gì đối với hoạt động học tập
của bản thân?
A. Chủ trì
B. Chủ đạo
C. Chủ ý
D. Chủ động
65.Dạy học chú trọng đến quá trình tương tác giữa học sinh với môi trường
học tập là yêu cầu của lý thuyết học tập nào?
A. Thuyết đa trí tuệ
B. Thuyết hành vi
C. Thuyết kiến tạo
D. Thuyết nhận thức
66.Để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tránh trùng lặp
kiến thức giữa các môn học, giáo viên nên thực hiện dạy học nào sau
đây?
A. Dạy học phân hóa
B. Dạy học tích hợp
C. Dạy học trải nghiệm
D. Dạy học tiếp cận nội dung
67.Quá trình dạy học muốn giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn
cuộc sống, giáo viên cần thực hiện nguyên tắc dạy học nào?
A. Đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục
B. Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức và mềm dẻo
của tư duy
C. Đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
D. Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của người dạy và vai trò
chủ động của người học
68. Dạy học vấn đáp là giáo viên sử dụng................trong quá trình dạy học.
A. bài tập
B. phương tiện trực quan
C. lời nói
D. câu hỏi
69.Kết quả học tập người học cần đạt được trong dạy học là muốn nói tới
thành tố nào sau đây?
A. Mục tiêu dạy học
B. Nội dung dạy học
C. Phương pháp dạy học
D. Hình thức tổ chức dạy học
70.Nội dung dạy học gồm những thành phần nào sau đây?
A. Hệ thống tri thức, kĩ năng kĩ xảo
B. Hệ thống chuẩn mực, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo
C. Hệ thống tri thức và chuẩn mực đạo đức xã hội
D. A và B
71.Sự phát triển trí tuệ của học sinh trong dạy học được đặc trưng bởi những
dấu hiệu nào sau đây?
A. Nắm vững tri thức và thao tác tư duy thành thạo
B. Nắm vững tri thức và trình bày tri thức trôi chảy
C. Nắm vững tri thức và biết cách vận dụng tri thức
D. Nắm vững tri thức và thao tác kĩ năng thành thạo
72.Muốn đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên phải chú ý đến các thành
tố còn lại của quá trình dạy học, điều này thể hiện giáo viên tuân theo qui
luật dạy học nào?
A. Qui luật về sự thống nhất biện chứng giữa người dạy với người học
B. Qui luật về sự thống nhất biện chứng giữa dạy học và phát triển trí tuệ
C. Qui luật về sự thống nhất biện chứng giữa các thành tố của quá trình dạy
học với nhau
D. Qui luật về sự thống nhất biện chứng giữa các thành tố của quá trình dạy
học với điều kiện xã hội.
73.Học là quá trìn giải quyết vấn đề là tư tưởng cbur đạo của lý thuyết học tập
nào?
A. Thuyết kiến tạo
B. Thuyết nhận thức
C. Thuyết hành vi
D. Thuyết đa trí tuệ
74. Phương pháp dạy học nào dưới đây thuộc nhóm các phương pháp dạy
học tích cực?
A. Phương pháp thuyết trình
B. Phương pháp vấn đáp
C. Phương pháp dạy học dựa vào dự án
D. Phương pháp dạy học thực hành
75.Mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học là
A. mâu thuẫn giữa mục tiêu và nội dung dạy học
B. mâu thuẫn giữa nội dung dạy học và phương pháp dạy học
C. mâu thuẫn giữa người dạy với phương pháp dạy học
D. mâu thuẫn giữa người dạy với người học
76.Nguyên tắc dạy học là những luận điểm có tính .....................của quá trình dạy
học, có vai trò....................quá trình dạy học.
A. qui luật.................chỉ đạo
B. qui luật...................nền tảng
C. qui định ..................định hướng
D. nguyên lý.................chỉ đạo
77.Trong dạy học, phương tiện trực quan phải đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo
dục là yêu cầu của phương pháp dạy học nào?
A. Phương pháp vấn đáp
B. Phương pháp trực quan
C. Phương pháp thực hành
D. Phương pháp thuyết trình
78. Giáo viên phải kết hợp giữa lời nói với ngôn ngữ cơ thể là yêu cầu của
phương pháp dạy học nào?
A. Phương pháp giải quyết vấn đề
B. Phương pháp thuyết trình
C. Phương pháp vấn đáp
D. Phương pháp thực hành
79.Các thành tố nào sau đây tạo nên tính chất 2 mặt của quá trình dạy học?
A. Nội dung và phương pháp dạy học
B. Mục tiêu và nội dung dạy học
C. Hoạt động dạy và hoạt động học
D. Hoạt động học và kết quả dạy học
80.Để mâu thuẫn cơ bản được giải quyết, yêu cầu, nhiệm vụ học tập giao
cho học sinh cần
A. khó hơn một chút so với khả năng nhận thức của học sinh
B. dễ hơn khả năng nhận thức của học sinh
C. ngang bằng với khả năng nhận thức của học sinh
D. khó hơn nhiều so với khả năng nhận thức của học sinh
81.Giải quyết mâu thuẫn nào của quá trình dạy học sẽ tạo nên điều kiện cho
sự phát triển của quá trình dạy học?
A. Mâu thuẫn bên trong
B. Mâu thuẫn bên ngoài
C. Mâu thuẫn cơ bản
D. Mâu thuẫn không cơ bản
82.Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh là một khâu thuộc về
A. bản chất của quá trình dạy học
B. động lực của quá trình dạy học
C. nhiệm vụ dạy học
D. logic quá trình dạy học
83.Trong quá trình dạy học, giáo viên tổ chức cho học sinh vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, điều này chứng tỏ giáo viên đã vận dụng nghuyên tắc
dạy học nào?
A. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa tính vừa sức
chung và vừa sức riêng
B. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa người dạy với
người học
C. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực
tiễn
D. Nguyên tắc đảm bảo chuyển từ quá trình dạy- học sang quá trình
dạy- tự học
84.Sắp xếp theo thứ tự đúng theo logic của quá trình dạy học
A. Tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức mới *2
B. Tổ chức cho học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá *4
C. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh *1
D. Tổ chức cho học sinh rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo *3
85.Trong quá trình dạy học, giáo viên không làm hộ, làm thay học sinh là
biểu hiện của vận dụng nguyên tắc dạy học nào?
A. Đảm bảo sự thống nhât biện chứng giữa tính khoa học và tính giáo
dục
B. Đảm bảo sự thống nhât biện chứng giữa lý luận và thực tiễn
C. Đảm bảo sự thống nhât biện chứng giữa vai trò chủ đạo của người
dạy và vai trò chủ động của người học
D. Đảm bảo sự thống nhât biện chứng giữa tính vững chắc của tri thức
và tính mềm dẻo của tư duy
86.Yêu cầu sử dụng của phương pháp dạy học trực quan tập trung vào
A. ngôn ngữ của giáo viên
B. phương tiện trực quan
C. câu hỏi vấn đáp
D. không gian lớp học
87.Kết quả hoạt động học tập phụ thuộc vào quá trình tư duy của học sinh là
đặc trưng cơ bản của lý thuyết học tập nào?
A. Thuyết hành vi
B. Thuyết kiến tạo
C. Thuyết nhận thức
D. Thuyết đa trí tuệ
88. Đâu là mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học?
A. Mâu thuẫn giữa mục tiêu với nội dung dạy học
B. Mâu thuẫn giữa nội dung với phương pháp dạy học
C. Mâu thuẫn giữa hoạt động dạy với hoạt động học
D. Mâu thuẫn giữa mục tiêu dạy học với kết quả dạy học
89.Để tạo nên động lực chủ yếu của quá trình dạy học, cần giải quyết mâu
thuẫn nào dưới đây của quá trình dạy học?
A. Mâu thuẫn giữa người dạy và người học
B. Mâu thuẫn giữa người dạy với phương pháp dạy học
C. Mâu thuẫn giữa phương pháp và phương tiện dạy học
D. Mâu thuẫn giữa nội dung dạy học với sự tiến bộ của khoa học- công
nghệ
90.Quá trình dạy học có nhiệm vụ nào sau đây?
A. Tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức rèn luyện kĩ năng
B. Phát triển trí tuệ cho học sinh
C. Củng cố kiến thức kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo.
D. A và B
91.Các thành tố nào sau đây tạo nên tính chất 2 mặt của quá trình dạy học?
E. Nội dung và phương pháp dạy học
F. Mục tiêu và nội dung dạy học
G. Hoạt động dạy và hoạt động học
H. Hoạt động học và kết quả dạy học
92.Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh là một khâu thuộc về
E. bản chất của quá trình dạy học
F. động lực của quá trình dạy học
G. nhiệm vụ dạy học
H. logic quá trình dạy học
93.Trong quá trình dạy học, giáo viên không được tạo nên bầu không khí lớp
học căng thẳng, là yêu cầu của nguyên tắc dạy học nào?
E. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa tính vừa sức
trong dạy học
F. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa người dạy với
người học
G. Nguyên tắc đảm bảo sự cảm xúc tích cực trong dạy học
H. Nguyên tắc đảm bảo chuyển từ quá trình dạy- học sang quá trình
dạy- tự học
94.Trong quá trình dạy học, giáo viên không làm hộ, làm thay học sinh là
biểu hiện của vận dụng nguyên tắc dạy học nào?
E. Đảm bảo sự thống nhât biện chứng giữa tính khoa học và tính giáo
dục
F. Đảm bảo sự thống nhât biện chứng giữa lý luận và thực tiễn
G. Đảm bảo sự thống nhât biện chứng giữa vai trò chủ đạo của người
dạy và vai trò chủ động của người học
H. Đảm bảo sự thống nhât biện chứng giữa tính vững chắc của tri thức
và tính mềm dẻo của tư duy
95.Yêu cầu sử dụng của phương pháp dạy học vấn đáp tập trung vào
E. ngôn ngữ của giáo viên
F. phương tiện trực quan
G. hệ thống câu hỏi
H. không gian lớp học
96.Kết quả hoạt động học tập phụ thuộc vào tính tích cực tương tác của cá
nhân với môi trường học tập, là đặc trưng cơ bản của lý thuyết học tập
nào?
E. Thuyết hành vi
F. Thuyết kiến tạo
G. Thuyết nhận thức
H. Thuyết đa trí tuệ
97.Kĩ thuật dạy học là những ................của giáo viên và học sinh nhằm thực
hiện và điều khiển quá trình dạy học
A. hành động
B. hoạt động
C. thao tác hành động nhỏ
D. thao tác hành động
98. Phương pháp Thuyết trình là phương pháp dạy học ở cấp độ
A. vĩ mô
B. trung gian
C. vi mô
D. không thuộc 3 cấp độ trên

NỘI DUNG ÔN TẬP


1. Bản chất của quá trình dạy học.

Quá trình dạy học là: quá trình dưới sự tổ chức hướng dẫn của người giáo
viên;
người học tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tổ chức điều khiển hoạt động
học của mình, nhằm thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ dạy học.
Hoạt động học là: hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều
khiển nhằm thu nhập, xử lý, biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức của bản
thân
Hoạt động dạy là: hoạt động mà người giáo viên là chủ thể, giữ vai trò chủ đạo
trong quá trình dạy học; với hoạt động có chức năng tổ chức, hướng dẫn, tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động học của học sinh
* Căn cứ xác định bản chất của QTDH
- Mối quan hệ giữa nhận thức và dạy học trong sự phát triển XH:
 Trong xã hội diễn ra hoạt động nhận thức của loài người cho thế hệ trẻ. Hoạt
động nhận thức của loài người có trước HDDH và là nhu cầu tất yếu. Tuy
nhiên, hoạt động của người học trong dạy học diễn ra trong môi trường sư
phạm đặc biệt và có sự hướng dẫn, tổ chức, điều khiển của thầy.
- Mối quan hệ giữa dạy & học, thầy & trò
 Dạy và học là 2 hoạt động đặc trưng cơ bản của QTDH có mối quan hệ
thông nhất biện chứng với nhau. Mọi hoạt động của thầy và trò là nhằm thúc
đẩy hoạt động nhận thức của người học chiếm lĩnh nội dung học tập được
quy định trong chương trình dạy học nhămf thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ
dạy học
* Bản chất của quá trình dạy học là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức
có tính chất độc đáo của người học dưới sự tổ chức, định hướng, điều khiển
của người giáo viên nhằm giúp người học chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ
năng, kĩ xảo trên cơ sở đó phát triển các phẩm chất và năng lực, đáp ứng
mục tiêu dạy học.
- Quá trình nhận thức của học sinh giống với các quá trình nhận thức khác (
nhận thức thông thường và nhận thức của nhà khoa học)

 Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào não người thôgn qua
chủ thể - đó là sự phản ảnh tâm lý của con người bắt đầu từ cảm giác, tri
giác đên tư duy, tưởng tượng. Sự học tập của HS cũng là quá trình như
vậy
 Trong quá trình nhận thức, con người muốn nhận thức dầy đủ một vấn
đề, một sự vâtj, hiện tượng trong thế giới khách quan, cần phải huy động
các thao tác tư duy ở mức độ cao nhất. Việc huy động các thao tác tư
duy cũng không theo một trình tự đơn thuần mà đố là sự phối hợp sáng
tạo tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân.
 Kết quả nhận thức HS nói riêng và loài người nói chung đều có điểm
chung là làm cho vốn hiểu biết của chủ thế tăng lên. Sau mỗi một giai
đoạn nhận thức, vốn hiểu biết của chủ thể tăng lên nhờ sự tích luỹ những
tri thức, hình thành những kinh nghiệm mới trong quá trinh nhận thức
của mình.
- Tính độc đáo quá trình nhận thức của HS trong quá trình học tập ( điểm
khách biệt với nhận thức thông thường & nhận thức của nhà khoa học)
 Trong dạy học, quá trình nhận thức của học sinh diễn ra trong điều kiện
sư phạm đặc biệt. Vì vậy, hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy
học được tối ưu hoá, chỉ trong thời gian học tập ngắn, học sinh đã nắm
vững được hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách hiệu quả.
 Mục đích quá trình nhận thức của học sinh là nhận thức được cái mới
đối với bản thân mình, rút ra từ kho tàng hiểu biết chung của nhân loại.
Những tri thức này rút ra từ tri thức khoa học của các ngành khoa học
tương ứng và được gia công về mặt sư phạm thể hiện trong nội dung dạy
học. Trong khi đó, mục đích quá trình nhận thức của nhà khoa học là
mang lại cái mới không chỉ cho nhà khoa học mà cho cả nhân loại về tri
thức đó, một chân lý mới làm sâu sắc và phong phú thêm kho tàng tri
thức của nhân loại.
 Kết quả quá trình nhận thức của HS là nắm vững tri thức, kyx năng, kỹ
xảo, hoà được những tri thức đó vào hệ thống vốn kinh nghiệm của bản
thân mình, lưu trữ được bền vững khi cần có thể tải hiện & vận dụng
được trong cuộc sống. Vì vậy những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo được hình
thành ở HS phải được kiểm tra và đánh giá một cách có kế hoạch và có
hệ thống nhằm dảm bảo tính vững chắc của tri thức thực hiện những yêu
cầu về mặt dạy học và giáo dục. Ỷong quá trình nhận thức của HS, phải
có khâu kiểm tra và đánh giá, đảm bảo cho quá trình này hợp thành một
chu trình kín.
 Quá trình nhận thức của Hs trong dạy học luôn mang ý nghĩa giáo dục,
phải thông qua dạy học các môn học, người học lĩnh hội tri thức khoa
học các môn học trên cơ sở đó hình được cơ sở thế giới quan khoa học,
nhân sinh quan đúng đắn, phát triển trí tuệ và những phẩm chất đạo đức
của người công dân, người lao động cần thiết.
=> KLSP:
- Dạy học phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo hoạt động
học tập của học sinh tham gia vào quá trình dạy học.
- Tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh một cách khoa học dựa
trên cơ sở quy luật nhận thức, các lý thuyết hoạt động học tập nhằm thực hiện
tốt mục tiêu, nhiệm vụ dạy học.
- Đảm bảo ý nghĩa giáo dục của dạy học , được thể hiện trong mọi hoạt động,
mọi khâu, mọi thành tố của quá trình dạy học
2. Phân tích các khâu trong logic của quá trình dạy học.

Lí luận dạy học đã xác định các khâu logic của quá trình dạy học để từ đó xây
dựng tiến trình 1 bài dạy trên lớp( các bước trên lớp), bao gồm:

*Kích thích thái độ học tập tích cực của học sinh

- Thái độ tích cực trong học tập là sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm
lý (Sự chú ý: nhu cầu, hứng thú học tập, các phẩm chất đạo đức, các phẩm chất
trí tuệ…) để giúp cho việc học tập đạt hiệu quả

- Thái độ học tập tích cực thể hiện đặc trưng ở sự chú ý nhất là sự chú ý của học
sinh đối với việc học
=> Vì vậy việc kích thích học sinh tích cực học tập tức là kích thích sự chú ý
của học sinh, làm cho các em có sự hứng thú trong học tập. Thái độ học tập tích
cực của học sinh được coi là điều kiện, động lực thúc đẩy quá trình học tập.

- Từ nghiên cứu cấu trúc của quá trình dạy học, các nhà tâm lý, giáo dục học
cho rằng các yếu tổ ảnh hưởng đến học tập tích cực của học sinh bao gồm: Môi
trường học tập, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung học tập, giáo viên, đặc biệt là
phương pháp dạy học của giáo viên và từ chính bản thân của học sinh

- Kích thích thái độ học tập tích cực của HS là quá trình điều khiển, điều chỉnh
tất cả các yếu tố tác động trên nhằm tạo nên thái độ tích cực của HS trong học
tập.

*Tổ chức, hỗ trợ học sinh kiến tạo tri thức mới

Việc tổ chức, hỗ trợ học sinh chiếm lĩnh tri thức mới được bắt đầu từ:

+ Kích thích học sinh huy động các tri thức, kinh nghiệm có liên quan đã biết
làm cơ sở cho việc nắm tri thức mới

+ Tổ chức, hỗ trợ học sinh thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu với các biện
pháp khai thác thông tin từ các nguồn như: Từ nội dung bài giảng phong phú,
hấp dẫn, lời nói sinh động, dễ hiểu từ giáo viên, hướng dẫn học sinh quan sát
đúng, từ các nguồn tài liệu in ấn hay từ việc khai thác trải nghiệm cho học
sinh…

+ Trên cơ sở tài liệu cảm tính mà học sinh có được, tổ chức, hỗ trợ học sinh vận
dụng các thao tác tư duy để hình thành kiến thức.

=> Qúa trình này được tiến hành với các biện pháp giúp học sinh huy động
những kinh nghiệm đã có, giúp các em thực hiện các thao tác tư duy như phân
tích, tổ hợp, so sánh… qua các câu hỏi, các bài tập có vấn đề…

*Tổ chức, hỗ trợ học sinh củng cố tri thức, rèn luyện hình thành kĩ năng, kĩ
xảo
Chỉ trong thời gian ngắn của tiết học trên lớp, học sinh không thể nắm chắc tài
liệu học tập để biến tri thức thành kinh nghiệm của bản thân. Cho nên phải
hướng dẫn các em:

+ Biết cách ghi nhớ, nhất là ghi nhớ có chủ định, ý nghĩa

+Biết cách ôn tập, ôn tập thường xuyên, liên tục và bằng nhiều cách

+Biết cách hệ thống hóa tri thức học được, từ đó đưa tri thức mới tiếp thu được
vào hệ thống những kinh nghiệm vốn có của mình

=> Trên cơ sở đó, giáo viên tổ chức, hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo
và sử dụng tri thức, kỹ xảo một cách có hiệu quả. Người giáo viên có thể tiến
hành rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho người học bằng cách:

+ Giải quyết các bài tập, các nhiệm vụ học tập với các loại khác nhau

+ Làm thí nghiệm, thực nghiệm

+ Giải quyết các vấn đề, các tình huống xảy ra trong cuộc sống

Khi tổ chức rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và sử dụng tri thức, cần chú ý:

Luyện tập có mục đích, có kế hoạch

Luyện tập một cách có hệ thống

Luyện tập tuân theo quy trình nhất định, phù hợp với quy luật nhận thức của học
sinh

Luyện tập có cơ sở khoa học…

*Tổ chức, điều khiển việc kiểm tra, đánh giá mức độ chiếm lĩnh tri thức,
hình thành kỹ năng, kỹ xảo của học sinh đồng thời tổ chức cho học sinh tự
kiểm tra, đánh giá mức độ chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo
của bản thân

Khâu này nhằm đảm bảo các mối quan hệ xuôi, ngược diễn ra trong quá trình
dạy học qua đó giúp cho giáo viên có cơ sở điều khiể, điều chỉnh quá trình dạy
học, học sinh tự điều khiển, điều chỉnh quá trình học tập của mình.
Khi tổ chức thực hiện khâu này cần lưu ý:

- Thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống


- Thực hiện kết hợp các phương pháp và hình thức khác nhau
- Đảm bảo đúng các nguyên tắc cũng như các chức năng của việc
kiểm tra đánh giá
Bồi dưỡng cho học sinh ý thức và năng lực tự kiểm tra, đánh giá
3. Động lực của quá trình dạy học. Xây dựng động lực dạy học cho một
tiết học cụ thể thuộc chuyên môn anh (chị) phụ trách sau này.
a) Động lực:
− Động lực của quá trình dạy học là kết quả của việc giải quyết các mâu thuẫn
của quá trình dạy học.
− Mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học là mâu thuẫn giữa yêu cầu, nhiệm vụ
học tập do giáo viên đề ra với trình độ nhận thức (trình độ phát triển trí tuệ,
trình độ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo)hiện có của người học.
Mâu thuẫn của quá trình dạy học gồm:
- Mâu thuẫn bên trong: là mâu thuẫn giữa các thành tố của quá trình dạy học
với nhau và mâu thuẫn giữa các yếu tố trong từng thành tố
- Mâu thuẫn bên ngoài: là mâu thuẫn giữa các thành tố của quá trình dạy học
với môi trường kinh tế- xã hội, văn hóa, khoa học, công nghệ.
- Mâu thuẫn cơ bản : là mâu thuẫn giữa giữa yêu cầu, nhiệm vụ học tập do
giáo viên đề ra với trình độ nhận thức( trình độ phát triển trí tuệ, trình độ tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo) hiện có của người học.
Kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn này sẽ tạo nên động lựcchủ yếu của quá
trình dạy học. Quá trình dạy học vận động và phát triển chủ yếu là nhờ động lực
này.
- Mâu thuẫn trở thành động lực khi
●Học sinh hiểu rõ mâu thuẫn
●Nhiệm vụ đặt ra vừa sức với nhận thức
●Tiến hành theo tiến trình dạy học logic từ dễ đến khó
=>> Kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn này sẽ tạo nên động lực chủ yếu của
quá trình dạyhọc. Quá trình dạy học vận động và phát triển chủ yếu là nhờ động
lực này
b. Xây dựng động lực học tập cho học sinh
* Thiết lập mục tiêu rõ ràng: Để thiết lập mục tiêu, sinh viên có thể chia ra
thành ba dạng (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn).
● Các mục tiêu ngắn hạn nên bao gồm thời hạn hoàn thành nhiệm
vụ,vượt qua các kỳ thi và có thể bao gồm các hoạt động văn hóa hoặc các môn
thể thao
● Các mục tiêu trung hạn có thể bao gồm các khóa học cụ thể, tham
gia một chương trình trao đổi, hoặc các dự định học tập khác
● Các mục tiêu dài hạn chắc chắn sẽ bao gồm việc hoàn thành tốt
chương trình học của bạn, có thể kế hoạch du lịch, học cao hơn và hoặc nâng
cao tay nghề.
- Viết ra các mục tiêu của bạn và đặt chúng ở nơi bạn có thể dễ dàng nhìn thấy
để có thể thường xuyên xem lại danh sách này, đặc biệt nếu bạn cảm thấy động
lực của mình bị giảm sút.
* Quản lý thời gian hợp lý
Một lý do phổ biến khiến bạn mất động lực là cảm thấy quá tải bởi khối lượng
bài học hoặc công việc mà bạn phải hoàn thành. Thời gian không bao giờ đủ và
bạn cần phải lập ngân sách sử dụng hợp lý. Các mẹo sau sẽ giúp bạn sắp xếp
thời gian của mình một cách hiệu quả:
● Đặt kế hoạch hàng ngày, học kỳ, kế hoạch hàng tuần và kế hoạch
hàng ngày
● Sắp xếp thời gian biểu học tập của bạn để bạn đáp ứng thời hạn
của bài tập
● Tránh trì hoãn: hãy cứ làm và hoàn thành việc nhỏ trong chuỗi kế
hoạch lớn vẫn tốt hơn là không làm gì
● Cân bằng việc học với giải trí, thể thao và nghỉ ngơi
● Tránh dành quá nhiều thời gian cho Facebook, Instagram… - hãy
sử dụng những thứ này như phần thưởng nhỏ sau các buổi học
* Tư duy tích cực
Để thúc đẩy bản thân và duy trì động lực, sinh viên hãy tiếp cận việc học một
cách tích cực,tránh thụ động. Cách tiếp cận tích cực chính là tham gia vào bài
giảng trên lớp và đặt câu hỏi với những điều cần biết.
Ví dụ:
● Hỏi thầy cô hoặc anh chị khóa trên về những thông tin môn học
cần thiết
● Đặt câu hỏi cho bản thân để xác định những gì bạn chưa hiểu rõ và
tìm kiếm câu trả lời để lấp đầy khoảng trống
● Xem lại các mục tiêu học tập cho một học phần hoặc khóa học để
tìm ra những ý tưởng quan trọng
● Học qua nhiều kênh khác nhau như học nhóm cùng bạn bè, tạo bản
đồ khái niệm hoặc viết tóm tắt các điểm chính của bài học…
* Suy ngẫm về việc học của bản thân
Điều cần thiết để duy trì động lực là khả năng phản tư (tự phản biện, tự phủ
định, nghĩ đi nghĩ lại) về những gì bạn đang học bằng cách tự đặt câu hỏi cho
bản thân hoặc thảo luận với bạn cùng lớp:
● Bản thân biết và hiểu gì về những chủ đề môn học?
● Cần phải làm rõ điều gì để hiểu hơn về những bài giảng?
● Tại sao nội dung môn học này lại quan trọng?
● Tôi có thể áp dụng nó cho những ví dụ nào khác?
● Làm thế nào để nội dung này phù hợp với tổng thể môn học?
4. Mục tiêu dạy học (khái niệm, chức năng, phân mức mục tiêu dạy học,
đặc điểm…)
* Khái niệm
- Mục tiêu dạy học là kết quả mong đợi từ phía người dạy về sự thay đổi vủa
người học sau khi kết thúc một giai đoạn hay một quá trình học
- Mục tiêu dạy học của quá trình dạy học hiện đại luôn hướng tới những công
việc hay hành động mà người học có thể làm được sau khi kết thúc khóa học,
năm học hay một môn học
* Chức năng
- Chức năng định hướng:
+ Giáo viên căn cứ vào mục tiêu dạy học để thiết kế nội dung dạy học, lựa chọn
phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học phù hợp nhằm mang lại
hiệu quả tối ưu cho hoặt động dạy học.
+Còn học sinh, trên cơ sở ý thức được mục tiêu dạy học sẽ có ý thức, hành vi
điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân để hoàn thành tốt các nhiệm vụ dạy
học
- Chức năng kiểm tra, đánh giá: Mục tiêu dạy học như là những thước đo mà
giáo viên căn cứ vào đó để đánh giá kết quả học tập của học sinh, cũng như tự
đánh giá hiệu quả hoạt động dạy học của bản thân.
*Yêu cầu đối với mục tiêu dạy học
- Mô tả được các kết quả, khả năng được kỳ vọng hoặc mong muốn và nội dung
hay điều kiện, môi trường mà các khả năng đó được áp dụng.
- Các mục tiêu phức hợp cần phải được xác định theo kiểu phân tích và đủ mức
cụ thể, rõ ràng đối với các hành vi, khả năng, kết quả học tập được kỳ vọng.
- Các mục tiêu phải xây dựng có tính phân hoá, phân tầng giữa các học sinh có
trình độ và năng lực khác nhau.
- Mục tiêu có tính phát triển (tạo tiềm năng, tiềm lực), thể hiện các con đường đi
tới chứ không chỉ là các điểm cuối cùng.
- Mục tiêu phải thực tế và chỉ bao gồm những gì được hiện thực hoá thành vốn
tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm ở học sinh trong lớp học.
- Phạm vi của các mục tiêu phải đủ rộng để chứa đựng tất cả các kết quả đầu ra
mà cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm.
- Mục tiêu phải đo lường được.
* phân mức mục tiêu dạy học
 Lĩnh vực nhận thức:
- Biết (Knowledge): được định nghĩa là sự nhớ lại các dữ liệu đã học được trước
đây. Đây là cấp độ thấp nhất của kết quả học tập trong lĩnh vực nhận thức.
- Hiểu (Comprehention): được định nghĩa là khả năng tiếp thu được ý nghĩa của
dữ liệu.Kết quả học tập ở cấp độ này cao hơn so với nhớ, và là mức thấp nhất
của việc thấu hiểu sự vật.
- Ứng dụng (Application): được định nghĩa là khả năng sử dụng các dữ liệu đã
học vào một hoàn cảnh cụ thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng các
quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lí, định luật và lí thuyết. Kết quả học
tập trong lĩnh vực này đòi hỏi cấp độ thấu hiểu cao hơn so với cấp độ hiểu thông
thường ở trên.
- Phân tích (Analysis): được định nghĩa là khả năng phân chia một tài liệu ra
thành các phần sao cho có thể hiểu được các cấu trúc tổ chức của nó. Kết quả
học tập ở đây thể hiện một mức độ trí tuệ cao hơn so với mức hiểu và áp dụng
vì nó đòi hỏi một sự thấu hiểu cả nội dung và hình thái cấu trúc của tài liệu.
- Tổng hợp (Synthesis): được định nghĩa là khả năng sắp xếp các bộ phận lại với
nhau để hìnhthành một tổng thể mới, ví dụ: một bài phát biểu, một kế hoạch
hành động, một dự án nghiên cứu, hoặc một sơ đồ phân lớp thông tin. Kết quả
học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh các hành vi sáng tạo, đặc biệt tập trung
chủ yếu vào việc hình thành các mô hình hoăc cấu trúc mới.
- Đánh giá (Evaluation): là khả năng xác định giá trị của tài liệu (tuyên bố, tiểu
thuyết, thơ, báo cáo nghiên cứu). Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định.
Kết quả học tập trong lĩnh vực này là cao nhất trong các cấp bậc nhận thức vì nó
chứa các yếu tố của mọi cấp bậc khác.
- Sáng tạo (Creation): Là khả năng phát triển hệ thống tri thức trong các điều
kiện và hoàn cảnh mới.
*Lĩnh vực tâm vận động/kĩ năng
- Bắt chước (Imitation) là sự quan sát hành vi của người khác để làm theo.
- Vận dụng (Manipulation) là năng lực thể hiện một hành động cụ thể bằng cách
làm theo nội dung bài giảng và các kĩ năng thực hành.
- Chính xác (Precision) là năng lực tự thực hiện một nhiệm vụ mà chỉ mắc một
vài sai sót nhỏ.
- Thành thạo (Articulation) là năng lực phối hợp một loạt các hành động bằng
cách kết hợp 2 hay nhiều kĩ năng.
- Kĩ xảo (Naturalization) là năng lực thực hiện công việc không cần sự kiểm
soát thường xuyên của ý thức (tự động hoá).
*Lĩnh vực tình cảm, thái độ
- Cầu thị (Receiving) là sự sẵn sàng tiếp nhận thông tin.
- Cởi mở (Responding) là sự tham gia tích cực vào các hoạt động học tập.
- Lượng giá (Valuing) là sự chấp nhận các giá trị.
- Tổ chức (Organization) là quá trình hình thành những giá trị chung cho một
cộng đồng.
- Tính cách (Characterization) là sự hình thành một hệ thống giá trị ở mỗi cá thể
để điều khiển mọi hành vi của người đó.
5. Nội dung dạy học (khái niệm, cấu trúc, các hình thức thể hiện)
*Khái niệm
Nội dung dạy học là hệ thống hóa những tri thức, kinh nghiệm thực hiện những
cách thức hoạt động đã biết, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và kinh nghiệm về
thái độ đối với thế giới, con người, được xử lý về mặt sư phạm và được định
hướng về mặt chính trị, mà người giáo viên cần tổ chức cho học sinh lĩnh hội để
đảm bảo hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo mục tiêu dạy học đã
định.
Ví dụ: Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 thực hiện mục tiêu giáo dục
hình thành, phát trián phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua các nội
dung giáo dục ngôn ngữ và văn học, giáo dục toán học, giáo dục khoa học xã
hội, giáo dục khoa học tự nhiên, giáo dục công nghệ, giáo dục tin học, giáo dục
công dân, giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo dục nghệ thuật, giáo dục thá
chất, giáo dục hướng nghiệp. Mỗi nội dung giáo dục được thực hiện á tất cả các
môn học và hoạt động giáo dục, trong đó có một số môn học và hoạt động giáo
dục đảm nhiệm vai trò cốt lõi.
- Được lựa chọn và xây dựng từ kinh nghiệm xã hội của loài người theo một
đánh hướng chính trá nhất đánh. Điều đó nói lên tính lách sử, tính giai cấp của
nội dung dạy học.
*Cấu trúc
Nội dung dạy học có 4 thành phần, được cụ thể hóa như sau:
 Thứ 1: tri thức về nhiều lĩnh vực khác nhau ( tự nhiên, xã hội, tư duy…)
=>> giúp cho học sinh có vốn hiểu biết phong phú, có công cụ đề hình
thành thế giới quan
 Thứ 2: kinh nghiệm tiến hành các phương thức hoạt động đã biết
( phương pháp, quy trình…) =>> giúp học sinh vân dụng tri thức để giải
quyết vấn đề cụ thể
 Thứ 3: kinh nghiệm tiến hành các hoạt động sáng tạo ( vận dụng tri
thức, kĩ năng… ) =>> giúp học sinh có năng lực giải quyết vấn đề mới,
cải tạo hiện thực
 Thứ 4: kinh nghiệm về thái độ cảm xúc đánh giá đối với thế giới, con
người. =>> thể hiện tính giáo dục của nội dung dạy học. Đây là tri thức,
thái độ vàhành vi trong các quan hệ theo chuẩn mực xã hội. Lĩnh vực
yếu tố này tạo nên niềm tin lí tưởng, hình thành hệ thống giá trị đúng
đắn ở học sinh
*Hình thức thể hiện
- Trong nhà trường phổ thông, nội dung dạy học được thể hiện cụ thể trong kế
hoạch dạy học, môn học,chương trình dạy học, SGK và tài liệu dạy.
a. Môn học
Môn học là lĩnh vực nội dung dạy học được thực hiện trong nhà trường, được
xây dưng từ các ngành khoa học tương ứng, phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ
dạy học, logic khoa học và logic nhân thức của học sinh
Môn học là một chỉnh thể phản ánh đầy đủ cấu trúc của nội dung dạy học. Môn
học là phương tiện để tổ chức, thực hiện nội dung dạy học trong nhà trường.
Trong chương triinhf GDPT 2018, ngoài các môn học còn có hoạt đống giáo
dục bắt buộc được bố trí số tiết cụ thể trong tkb như một số môn học: Hoạt động
trải nghiệm 105 tiết/năm (GDTH);....
b. Kế hoạch dạy học
Kế hoạch dạy học được hiểu ở 2 tầng nghĩa:
− Nghĩa rộng: Là văn kiện do nhà nươcns ban hành, tỏng đó quy định các
môn học; trình tự dạy học các môn học qua từng năm học, việc tổ chức năm
học ( số tuần thực học, số tuần nghỉ và lao động, chế độ học tập hành ngày,
hàng tuần)
− Những yếu tố cơ bản trong một kế hoạch dạy học là:
 Quan hệ giữa thành phần môn học và thành phần lớp học
 Quan hệ giữu thành phần môn học và phân bố thời gian
 Cấu trúc và thời gian của dạy học
− Nghĩa hẹp: là kế hoạch dạy học từng môn học. Khi đó CTMH là cơ sở, sgk
là tài liệu chính, giáo viên là tài liệu hỗ trợ quan trọng trong việc lập kế
hoạch dạy học môn học
− Kế hoạch dạy học môn học phản ánh rõ mối liên hệ giữa các thành tố trong
cấu trúc QTDH (mục tiêu, nội dung, phương pháp,...) và có thể khác nhau
giữa các trường phổ thông.
− Dựa trên kế hoạch dạy học chung của tổ, nhóm chuyên môn, mỗi GV xay
dựng kế hoạch dạy học nội dung cụ thể, hay đgl kế hoạch bài học, giáo án
6. Phân tích khái niệm và nêu các nguyên tắc dạy học trong trường phổ
thông? Lấy ví dụ minh họa cho việc sử dụng 02 nguyên tắc dạy học khi
thực hiện dạy học 01 tiết học.
*Nguyên tắc dạy học: là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lí luận
dạy học,chỉ đạo toàn bộ tiến trình dạy và học nhằm thực hiện tốt mục đích,
nhiệm vụ dạy học.
*Hệ thống các nguyên tắc dạy học ở trường phổ thông bao gồm:
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục;
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn;
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự (tính kế thừa, đảm bảo mối
liên hệ lô-gic);
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính cụ thể và tính trừu tượng;
- Nguyên tắc đảm bảo tính vững chắc của tri thức và sự phát triển năng lực nhận
thức của học sinh;
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính vừa sức
riêng;
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong
quá trình dạy học
- Nguyên tắc đảm bảo tính cảm xúc tích cực của dạy học;
- Nguyên tắc đảm bảo chuyển quá trình dạy học sang quá trình tự học
* Lấy ví dụ minh họa cho việc sử dụng 02 nguyên tắc dạy học khi thực hiện
dạy học 01 tiết học.
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự : Xây dựng hệ thống dạy
học cần phải phụ thuộc vào lý thuyết làm cơ sở cho việc giảng dạy, với tính
tuần tự như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tư duy lý luận cho học
sinh.
- Nguyên tắc đảm bảo chuyển quá trình dạy học sang quá trình tự học : Thông
qua phương pháp giảng dạy của giáo viên mà thúc đẩy học sinh thực hiện có hệ
thống công tác độc lập nhằm lĩnh hội những tri thức về khoa học, kỹ thuật, nghệ
thuật mà họ yêu thích.
7. Quy luật của quá trình dạy học.
* Quy luật dạy học:
-phản ánh mối quan hệ chủ yếu, tất yếu và bền vững giữa các thành tố trong
cấu trúc của quá trình dạy học (và giữa các yếu tố trong từng thành tố).
-là những mối liên hệ bản chất, tất yếu, lặp đi lặp lại giữa các sự vật hiện
tượng, hay giữa mặt khác nhau của 1 sự vật hiện tượng
* Các quy luật(5):
− Quy luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa môi trường xã hội
với các thành tố của quá trình dạy học.
− Quy luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy của
giáoviên và hoạt động học của học sinh.
− Quy luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa dạy học và giáo
dục.
− Quy luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa dạy học và sự phát
triển trí tuệ.
− Quy luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa mục đích, nội
dung, phương pháp, phương tiện của quá trình dạy học
8. PP DH (khái niệm, đặc điểm, cấp độ của PPDH). Phân tích những đặc
trưng của phương pháp dạy học tích cực Yêu cầu đối với giáo viên khi
lựa chọn, sử dụng các phương pháp dạy học để thực hiện hiệu quả mục
tiêu, nhiệm vụ dạy học là gì? Cho ví dụ minh hoạ.

*Khái niệm PPDH


phương pháp dạy học là cách thức hoạt động phù hợp, phối hợp thống nhất của
người dạy và người học nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy học.
*Đặc điểm PPDH
Phương pháp dạy học giúp thực hiện các mục tiêu của việc dạy học.
- PPDH chịu sự chi phối của mục tiêu, nhiệm vụ dạy học
- PPDH là sự thống nhất của phương pháp dạy và phương pháp học
- PPDH thực hiện thống nhất chức năng khoa học và chức năng giáo dục
- PPDH là sự thống nhất của loogic nội dung dạy học và loogic tâm lý
nhận thức của người học
- PPDH có mặt bên ngoài và mặt bên trong, có mặt khách quan và mặt
chủ quan
- PPDH là sự thống nhất của cách thức hành động và phương tiện dạy
học.
=> Trong quá trình dạy học, không có phương thức nào là vạn năng cho tất cả
hđ dạy học. Vì vậy, giáo viên phải nắm vững mục tiêu, nội dung dạy học, đặc
điểm nhận thức của học sinh, điều kiện phương tiện bối cảnh dạy học là tiền đề
quan trọng cho việc lựa chọn, phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học đạt
hiệu quả.
*Cấp độ của PPDH ( 3 cấp độ)
- Cấp 1(Bình diện vĩ mô) : Định hướng toàn bộ việc tổ chức hoạt động dạy học.
Ở cấp độ này, PPDH là quan điểm, tiếp cận dạy học
- Cấp 2 (Bình diện trung gian): Cách tiến hành đh dạy học được lựa chọn bởi
mỗi giáo viên dựa trên quan niệm, hiểu biết thực tiễn vfa phong cách cá nhân. Ở
cấp độ này, PPDH là các PP cụ thể của giáo viên
- Câp 3 (Bình diện vi mô): Các hành động, thao tác cần tiến hành theo tiến trình
để đảm bảo thành công tất cả các hoạt động cụ thể. Ở cấp độ này, PPDH là các
phương pháp vi mô – hay còn gọi là kỹ thuật dạy học.
* Phân tích những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực Yêu cầu
đối với giáo viên khi lựa chọn, sử dụng các phương pháp dạy học để thực
hiện hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ dạy học là gì?
Đặc Trưng Của Phương Pháp Dạy Học Tích Cực:
- Tạo Cơ Hội Tham Gia: Đặc điểm quan trọng là khuyến khích học viên tham
gia tích cực thông qua hoạt động nhóm, thảo luận và bài tập thực hành.
- Môi Trường Học Tập Tích Cực: Tạo điều kiện để học viên tự chủ, khuyến
khích sự tò mò và khám phá.
- Vai Trò Của Giáo Viên: Thay vì chỉ đứng giảng, giáo viên đóng vai trò hướng
dẫn và hỗ trợ, khích lệ sự tò mò và sáng tạo của học viên.
Yêu cầu sử dụng các PP dạy học tích cực:
- Đảm bảo mục tiêu giáo dục, hình thành và phát triển các năng lực cần thiết
cho người học.
- Đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực, có ý nghĩa
với người học.
- Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu khoa học kĩ thuật, đồng
thời vừa sức với học sinh.
- Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững.
- Tăng tính hành dụng, tính thực tiễn; quan tâm tới những vấn đề mang tính xã
hội của địa phương.

Ví dụ minh hoạ:
Một ví dụ cho phương pháp dạy học tích cực có thể là việc sử dụng phương
pháp học hỏi dựa trên dự án. Giáo viên có thể đưa ra một chủ đề hoặc vấn đề cụ
thể và yêu cầu học viên tự nghiên cứu, thực hiện dự án và trình bày kết quả
trước lớp. Quá trình này khuyến khích sự tự chủ, tò mò và học viên áp dụng
kiến thức vào thực tế, đồng thời giáo viên có cơ hội cung cấp phản hồi xây dựng
để hỗ trợ sự phát triển cá nhân của học viên.
9. Các phương pháp dạy học (thuyết trình, vấn đáp…)
* Các phương pháp truyền thống
a. Phương pháp thuyết trình
− Phương pháp thuyết trình là PP GV dùng lời nói, cử chỉ, điệu bộ để trình
bày, giải thích nội dung bài dạy một cách hệ thống,logic. Đây là PP được sử
lâu đời nhất trong dạy học và có thể được vận dụng trong hầu hết các khâu
của QTDH. Nguồn thông tin phong phú không làm giảm ý nghĩa của thuyết
trình, mà ngược lại làm nâng cao yêu cầu thuyết trình. Các dạng phổ biến:
 Giảng thuật: dạng thuyết trình, trong đố GV tường thuâth lại các sự kiện,
hiện tượng một cáh có hệ thống, thường được sd trong các môn KHXH
có yếu tố mô tả và trần thuật.
 Giải giải là dạng thuyết trình, trong đó GV dùng những luận cứ, số liệu
để chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề, giúp HS hiểu dược tri thức cần lĩnh
hội
 Giảng diễn là dạng thuyết trình, trong đó GV trình bày một cách có hệ
thống nội dung học tập nhất định. Hình thức này được sử dụng phổ biến
ở lớp cuối cấp trung học phổ thông và các trường đại học.
b. Phương pháp vấn đáp ( hỏi đáp)
− Trong quá trình dạy học, giáo viên thường sử dụng hệ thống các câu hỏi để
tích cực hoá hoạt động nhận thức; khai thác kinh nghiệm thực tiễn & bồi
dưỡng học sinh năng lực giao tiếp bằng lời nói. Ở chiều ngược lại, HS cũng
có thể đưa câu hỏi cho GV nhằm mở rộng hiểu biết.
− PP vấn đáp nếu vận dụng khéo léo sẽ giúp GV nhanh chóng thu được tín
hiệu từ HS để điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy học, đông thời tạo không
khí sôi nổi. Nếu không vận dụng khéo léo thì sẽ làm mất thời gian hoặc
giảm hiệu quả của cuộc đối thoại.
c. Phương pháp sử dụng sgk,tài liệu, phiếu học tập(học liệu)
− SGK, tài liệu học tập trên giấy in hoặc dưới dạng số có ý nghĩa lớn vì nó là
nguồn trí thức phong phú, được kiểm định và trình bày một cách khoa học,
hệ thống và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí HS. GV có thể tổ chức các
hoạt động dạy học xoay quanh việc khai thác học liệu như:
 Yêu cầu HS tự học một phần SGK, tài liệu học tập
 Hướng dẫn HS sử dụng SGK, phiếu học tập để thực hiện các nhiệm
vụ học tập tự lực và vừa sức.
− Để phát huy phương pháp này, GV cần lưu ý rèn luyện cho HS kĩ năng đọc
hiệu quả và viết hiệu quả
d. Phương pháp dạy học trực quan
− Trực quan là PP tổ chức cho HS tri giác một cách có chủ định, có kế hoạch
nhằm thu thập những sự kiện, hình thành những biểu tượng ban đầu. HS có
thể quan sát các sự vật, hiện tượng sinh động trong tự nhiên hoặc minh hoạ,
biểu diễn bởi GV. Sự quan sát gắn với tư duy sẽ giúp HS hình thành năng
lực nhận thức, đặc biệt là quan sát.
− Để sử PP này trong lớp học, GV sử dụng thí nghiệm vật thật, mô hình, máy
chiếu đa phương tiện và các phương tiện trực quan khác để minh hoạ, biểu
diễn các hiễ tượng,...Giúp tạo hứng thú kích thích tư duy giúp HS nhớ lâu,
hiểu bài.
e. Phương pháp dạy học thực hành
− Vận dụng phương pháp thực hành, GV tổ chức hoạt động của HS với thiết
bị dụng cụ trên lớp, phòng thí nghiệm,...nhằm:
 Luyện tập,rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo
 Thực hành, hình thành kiến thức
 Thực hành chế tạo sản phẩm thông qua vận dụng kiến thức, kĩ năng
đã học
− Các nhiệm vụ thực hành cần gắn với lí thuyết, có mục đích, yêu cầu cần đạt
rõ ràng, đảm bảo vừa sức. Hệ thống nhiệm vụ cần hình thành và phát triển ở
HS năng lực thưck hiện những hành động nhất định ttrong hoàn cành khác
nhau từ đơn giản đến phức tạp, từ tái tạo đến sáng tạo.
* Phương pháp dạy học hiện đại

a. Dạy học nêu và giải quyết vấn đề


− Bản chất của dạy học nêu và giải quyết vấn đề là tạo nên một chuỗi những
tình huống có vấn đề hấp dẫn, vừa sức và điều khiển học sinh giải quyết các
vấn đề học tập đó thông qua thực hiện các nhiệm vụ học tập.
− Tình huống có vấn đề là tình huống khó khăn mà học sinh bằng tri thức đã
có, với cách thức đã biết nỗ lực giải quyết nhưng không thể đạt kết quả. Lúc
này xuất hiện mâu thuẫn nhận thức giữa điều đã biết và điều chưa biết
nhưng muốn biết. Kết quả giải quyết vấn đề, mâu thuẫn đặt ra là tri thức
mới, cách làm mới đối với chủ thể nhận thức - ở đây là học sinh.
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề có các mức độ khác nhau như sau:
– Trình bày có tính chất vấn đề (thuyết trình nêu vấn đề). Giáo viên nêu
vấn đề và chủ động giải quyết vấn đề đó; chỉ ra con đường giải quyết những
mâu thuẫn. Học sinh kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp của tiến trình giải quyết
vấn đề.
– Tìm tòi bộ phận – Ơristic. Giáo viên nêu vấn đề và dưới sự hướng dẫn,
tổ chức của giáo viên, học sinh thực hiện từng phần, từng bước trong tiến trình
giải quyết vấn đề do giáo viên đặt ra (inquiry-based learning).
- Tìm tòi toàn phần. Giáo viên nêu vấn đề; học sinh chủ động đề xuất và
thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề (problem solving) dưới sự hỗ trợ của giáo
viên khi
cần.
– Tự lực nghiên cứu. Giáo viên chỉ đưa ra tình huống có vấn đề; học sinh
sau khi tìm hiểu đã xác định được vấn đề; sau đó, tự lực giải quyết. Trong quá
trình học tập, đôi khi học sinh tự phát hiện ra tình huống có vấn đề mới và giải
quyết vấn đề mới nảy sinh đó.
b) Phương pháp dạy học qua trò chơi, đóng kịch
Trò chơi là hình thức phản ánh hiện thực khách quan qua hoạt động của trẻ em
với sự đan xen của những yếu tố tưởng tượng. Trò chơi có thể được sử dụng
nhằm mục đích dạy học. Ví dụ, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò
chơi để:
 tạo hứng thú, liên kết với kiến thức đã biết;
 hình thành kiến thức qua trải nghiệm (học đếm, làm phép tính cộng trừ,
…);
 củng cố, vận dụng kiến thức, kĩ năng một cách nhẹ nhàng, phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lí của học sinh.
Đóng kịch là phương thức trải nghiệm trong dạy học các môn học như ngữ văn,
lịch sử, giáo dục công dân…Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tham
gia xây
dựng và thực hiện kịch bản, qua đó hiểu sâu sắc hơn các nội dung học tập
c) Phương pháp thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là phương pháp dạy học theo nhóm, trong đó học sinh hợp tác
trong nhóm nhỏ để cùng thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một thời gian nhất
định.
Trong nhóm, dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng, học sinh kết hợp giữa làm việc
cá nhân, làm việc theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác cùng nhau để giải
quyết nhiệm vụ được giao. Qua đó, mỗi học sinh đạt được sự hiểu biết sâu rộng,
đồng thời phát huy tính tự lực và hợp tác trong học tập.
d) Phương pháp dạy học dựa trên tình huống
− Dạy học dựa trên tình huống là phương pháp dạy học, trong đó việc dạy học
được tổ chức dựa trên những tình huống gắn với cuộc sống thường ngày
hoặc thực tiễn lao động, sản xuất. Hoạt động học của học sinh lúc này gần
giống như hoạt động của nhà khoa học, kĩ sư tự lực tìm tòi, khám giá kiến
thức mới; xây dựng, thử nghiệm giải pháp mới cho tình huống đặt ra.
− Tình huống thực tiễn cần có tính chất điển hình, hàm chứa nội dung học tập
(tri thức khái quát), hấp dẫn học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
hoặc phải cấu trúc, liên kết chúng lại để giải quyết vấn đề.
e) Phương pháp dạy học theo dự án
Trong dạy học ở đại học và các lớp cuối THPT, giáo viên có thể dạy học một số
chủ đề thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế, thực hiện dự án học tập. Phương
pháp dạy học theo dự án có các đặc điểm sau:
– Định hướng học sinh: Học sinh được tham gia vào các giai đoạn của
quá trình dạy học, kể cả giai đoạn xác định chủ đề dự án; vai trò của giáo viên là
định hướng cho họ.
– Định hướng hành động: Học sinh thực hiện các nhiệm vụ giàu tính thực
hành.
Lao động trí óc và chân tay, tư duy và hành động, lí thuyết và thực tiễn
kết hợp chặt chẽ với nhau.
– Định hướng sản phẩm : Kết quả của dự án là sản phẩm mang tính chất
vật chất hoặc hành động.
– Định hướng hợp tác: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm; mỗi
nhóm giải
quyết các vấn đề cụ thể, góp phần giải quyết vấn đề chung của dự án của
cả lớp.
=> Trong thực tiễn dạy học, các phương pháp dạy học cần được sử dụng kết
hợp với nhau, thể hiện sự tác động thống nhất giữa giáo viên và học sinh. Sự
phân biệt rạch ròi giữa phương pháp “truyền thống” và “hiện đại” không thực
sự cần thiết; quan trọng hơn cả là hiệu quả của việc phối hợp phương pháp dạy
học – thể hiện ở việc học sinh đạt được các mục tiêu đặt ra đối với bài học.
10.Phương tiện dạy học. các loại PTDH. Trình bày các nguyên tắc sử dụng
phương tiện dạy học. Cho ví dụ minh họa.

* Khái niệm:là các thiết bị, dụng cụ, phần mềm ứng dụng CNTT… mà giáo
viên sử dụng để minh họa nội dung dạy học hoặc để tổ chức hoạt động thực
hành, thí nghiệm =>> nâng cao hiệu quả quá trình dạy học
* Các loại PTDH
a) Theo tính chất của phương tiện dạy học
− Phương tiện mang tin. Tự bản thân phương tiện chứa đựng một lượng thông
tin nhất định về nội dung dạy học; ví dụ: tài liệu in, tài liệu số, vật thật, mô
hình, tranh ảnh, thẻ nhớ chứa âm thanh, hình ảnh, video dạy học, phần mềm
dạy học,...
− Phương tiện truyền tin. Dùng để truyền tin tới học sinh; ví dụ: máy vi tính,
tivi, máy chiếu đa phương tiện, máy chiếu vật thể, hệ thống âm thanh,...

b) Theo cách sử dụng phương tiện dạy học


- Phương tiện dùng trực tiếp để dạy học. Gồm phương tiện truyền thống (bảng,
phấn, bút, tranh ảnh, mô hình, vật thật,…) và phương tiện hiện đại (máy chiếu
đa phương tiện, máy quay/ảnh số, bảng tương tác, bút thông minh, cảm biến,
phần mềm, internet…).
- Phương tiện dùng để hỗ trợ quá trình dạy học. Gồm toàn bộ cơ sở vật chất lớp
học, phòng học bộ môn, vườn trường với hệ thống ánh sáng, âm thanh, internet,
tủ, bàn, ghế và các máy scan, in, photocopy,…
c) Theo mức độ chế tạo phương tiện dạy học
- Dụng cụ đơn giản. Có cấu tạo đơn giản, bằng vật liệu dễ kiếm trên thị trường,
giá thành thấp, dễ chế tạo nhưng thường không bền.
- Thiết bị hiện đại. Được thiết kế, chế tạo công phu bằng vật liệu đắt tiền, có cấu
tạo phức tạp, giá thành cao nhưng sử dụng tiện lợi và tuổi thọ cao.
* Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học
a) Đảm bảo an toàn
Sử dụng các thiết bị dạy học phải đảm bảo các yếu tố an toàn cho con người
(phòng, tránh giảm thị lực/thính lực, sốc điện, phỏng da, đứt tay…) và cho
chính thiết bị (phòng, tránh cháy, nổ, chập điện, gỉ sét, đổ vỡ…).
b) Đúng lúc, đúng chỗ và đủ cường độ
- Đúng lúc. Sử dụng phương tiện dạy học vào thời điểm cần thiết; đó là lúc học
sinh cần được quan sát, gợi nhớ kiến thức hoặc cần thực hành, rèn luyện kĩ
năng. Nếu sử dụng nhiều phương tiện trong một bài học thì cần đưa ra các
phương tiện lần lượt theo tiến trình dạy học; tránh trưng bày đồng loạt, biến lớp
học thành một phòng trưng bày, gây phân tán sự chú ý.
- Đúng chỗ: Tìm vị trí đặt phương tiện một cách hợp lí để giúp học sinh quan
sát, sử dụng phương tiện thuận lợi. Khi không sử dụng, cần phải bố trí chỗ để
phương tiện không làm phân tán tư tưởng của học sinh khi tiếp tục bài học.
- Đủ cường độ: Từng loại phương tiện có mức độ sử dụng tại lớp khác nhau.
Nếu kéo dài việc trình diễn, thực hành hoặc dùng lặp lại một loại phương tiện
quá nhiều lần trong một bài học, hiệu quả của sử dụng chúng sẽ giảm sút.
c) Đảm bảo tính hiệu quả
- Sử dụng kết hợp nhiều loại phương tiện dạy học một cách có hệ thống và đồng
bộ; các phương tiện dạy học không mâu thuẫn, loại trừ nhau.
- Phù hợp với đối tượng học sinh, với nhân trắc và tiêu chuẩn Việt Nam.
- Bảo đảm sự tương tác trong quá trình dạy học. Phương tiện dạy học dù có hiện
đại đến đâu thì bản thân nó cũng không thể thay thế được vai trò của giáo viên
mà trước hết là phương pháp dạy học của họ. Ngược lại, phương pháp dạy học
của giáo viên cũng lại chịu sự quy định của điều kiện, phương tiện dạy học cụ
thể. Vì vậy, các yếu tố nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học có mối
quan hệ tác động qua với nhau và với chủ thể học tập (học sinh).
11.Thuyết hành vi (Đặc điểm, nguyên tắc, ứng dụng, ưu điểm, hạn chế). Lấy
ví dụ minh họa tthể hiện sự vận dụng Thuyết hành vi trong môn học
bản thân sẽ phụ trách sau này.
1. Nội dung

Thuyết hành vi ra đời vào năm 1913 ở Mỹ, gắn liền với tên tuổi của nhà sáng
lập J.B. Watson. Học tập là tác động qua lại giữa kích thích (Stimulus) và phản
ứng (Response). Trong dạy học, cần tạo ra những kích thích nhằm tạo ra hưng
phấn, dẫn đến các phản ứng học tập và qua đó thay đổi hành vi. Vì vậy, quá
trình học tập được hiểu là quá trình thay đổi hành vi.
Dạy học cần tạo ra kích thích -> hưng phấn -> phản ứng học tập -> thay đổi
hành vi
2.Các đặc điểm của cơ chế học tập theo thuyết hành vi như sau:
- Dạy học được định hướng theo hành vi đặc trưng có thể quan sát được.
Các quá trình học tập phức tạp được chia thành một chuỗi các bước học
tậpđơn giản, trong đó bao gồm các hành vi cụ thể.
- Giáo viên hỗ trợ và khuyến khích hành vi đúng đắn, tức là sắp xếp việc học
tậpsao cho học sinh đạt được hành vi mong muốn và sẽ được phản hồi trực
tiếp (khen thưởng và công nhận).
- Giáo viên thường xuyên điều chỉnh và giám sát quá trình học tập để kiểm
soáttiến độ học tập và điều chỉnh kịp thời những sai lầm.
2. Ưu điểm và hạn chế.
* Ưu điểm: học sinh có phản ứng tạo ra những hành vi học tập, và qua việc
luyện tập thường xuyên, dần thay đổi hành vi của mình. Như vậy, sự phát triển
của ngườihọc có thể lượng giá được theo mức độ người học có thể đưa những
hành vi mong đợi theo yêu cầu.
Vd: HS phản ứng tạo ra hành vi học tập -> thường xuyên ->dần thay đổi hành vi
=> Sự phát triển của người học lượng giá đc bằng mức độ HS đưa hvi mong
đợi theo yêu cầu.
* Hạn chế: - Thuyết hành vi chỉ chú ý đến các kích thích từ bên ngoài; không
quantâm nhận thức bên trong. Do vậy, việc thiết kế bài học đôi khi đi ngược
với quá trình nhận thức tự nhiên đó; học sinh có thể bị áp đặt, học vì điểm.
- Việc chia quá trình học tập thành chuỗi các hành vi đơn giản chưa tạo ra hiểu
biết đầy đủ về các mối quan hệ tổng thể.
3. Ứng dụng của thuyết hành vi.
* Thuyết hành vi được vận dụng trong việc xác định mục tiêu bài học
– Là các hành vi HS có thể thực hiện được, quan sát được sau khi học bài đó.
* Ứng dụng của thuyết hành vi trong dạy học như sau:
- Xác định mục tiêu bài học dựa trên các hành vi quan sát được, lượng hoá
được của học sinh sau bài học.
- Nhấn mạnh vai trò của việc giáo viên trong việc đặt câu hỏi, giao nhiệm
vụ;giám sát, cung cấp phản hồi và điều chỉnh quá trình học tập của học sinh.
- Rèn luyện kĩ năng của học sinh.
- Dạy học chương trình hóa, đặc biệt là dạy học qua mạng trên hệ thống quản
lí học tập (LMS)
4. Ví dụ:
Khi giảng dạy những khái niệm, câu lệnh, cú pháp ở chương trình tin học lớp
8, giáo viên có thể vận dụng thuyết hành vi với phương pháp giảng giải, thuyết
trình khái niệm lý thuyết kết hợp với những dẫn chứng thực tế dể hiểu minh
họa cho nội dung bài học để học sinh hiểu và nắm bắt được bài. Giáo viên
kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh qua việc kiểm tra miệng, 15p, 45p,
khen ngợi những học sinh có điểm số cao, rút kinh nghiệm với những bài tiếp
theo.
12.Thuyết nhận thức (Đặc điểm, nguyên tắc, ứng dụng, ưu điểm, hạn chế).
Lấy ví dụ minh họa tthể hiện sự vận dụng Thuyết nhận thức trong môn
học bản thân sẽ phụ trách sau này.
1.Nội dung.
Thuyết nhận thức (Cognitivism) ra đời vào những năm 1920 và phát triển
mạnhtrong nửa sau của thế kỉ XX. Học tập là sự tiếp thu hoặc tổ chức lại các
cấu trúc nhận thức, xử lý và lưu trữ thông tin một cách chủ động của người
học thông qua các giác quan nghe và nhìn. Người học thu được kết quả học tập
tốt nhất khi họ cấu trúc được kiến thức để tạo ra sự liên kết giữ kiến thức mới
và những kiến thức có sẵn.
1. Đặc điểm:
- Các lý thuyết nhận thức nghiên cứu quá trình nhận thức bên trong với tư cách
là một quá trình xử lý thông tin.
- Quá trình nhận thức là quá trình có cấu trúc và có ảnh hưởng đến hành vi.
Con người tiếp thu các thông tin bên ngoài, xử lý và đánh giá chúng, từ đó
quyết định các hành vi ứng xử.
- Trung tâm của quá trình nhận thức là các hoạt động trí tuệ: nhận biết, phân
tích và hệ thống hóa các sự kiện và hiện tượng, nhớ lại những kiến thức đã
học, giải quyết các vấn đề và phát triển, hình thành các ý tưởng mới.
- Cấu trúc nhận thức của con người không phải bẩm sinh mà hình thành qua
kinh nghiệm.
- Mỗi người có cấu trúc nhận thức riêng. Vì vậy, muốn có sự thay đổi với một
người thì cần có tác động phù hợp nhằm thay đổi nhận thức của người đó.
- Con người có thể tự điều chỉnh quá trình nhận thức: tự đặt mục đích, xây
dựng kế hoạch và thực hiện. Trong đó có thể tự quan sát, tự đánh giá, tự hưng
phấn, không cần kích thích từ bên ngoài.
2. Ưu điểm và hạn chế
* Ưu điểm: Thuyết nhận thức nhấn mạnh ý nghĩa của các cấu trúc nhận thức
đối với sự học tập. Thuyết nhận thức thừa nhận tính khách quan của tri thức,
nhưng cũng nhấn mạnh vai trò của chủ thể nhận thức.
* Hạn chế: - Việc dạy học nhằm phát triển tư duy, giải quyết vấn đề cần nhiều
thời gian, chuẩn bị kĩ lưỡng và đòi hỏi cao ở năng lực của giáo viên
- Cấu trúc quá trình tư duy không quan sát trực tiếp được nên những mô hình
dạy học nhằm tối ưu hoá quá trình nhận thức cũng chỉ mang tính giả thuyết.
3. Vận dụng thuyết nhận thức trong quá trình dạy học
Thuyết nhận thức khi được vận dụng trong dạy học dẫn đến các quan điểm dạy
học sau:
+ Dạy học giải quyết vấn đề, dạy học định hướng hành động, dạy học khám
phá, làm việc nhóm.
+ Áp dụng trong đào tạo trực tuyến theo cách người dạy xây dựng bài giảng,
thí nghiệm, bài thực hành mô phỏng có kết hợp âm thanh, hình ảnh, video và
những nội dung mang tính tương tác nhằm kích thích sự hưng phấn của người
học thông qua việc nghe và nhìn.
4. Ví dụ: Vận dụng thuyết hành vi trong việc giảng bài “Làm quen với chương
trình và ngôn ngữ lập trình” Tin học 8
+ B1: Chia lớp thành 3 nhóm
+ B2: Đưa ra tình huống có vấn đề “Khi chạy một chương trình trên máy tính,
chương trình đó xảy ra lỗi, thì ta phải làm gì để sửa lỗi trong chương trình”
+B3: Học sinh thảo luận nhóm rồi đưa ra các phương án
+B4: Đại điện các nhóm báo cáo
+B5: Các nhóm còn lại đóng góp ý kiến, bổ sung rồi chọn ra phương án tối ưu
nhất
+B6: Giáo viên đánh giá và chuẩn kiến thức

13.Thuyết kiến tạo (Đặc điểm, nguyên tắc, ứng dụng, ưu điểm, hạn chế). Lấy ví
dụ minh họa tthể hiện sự vận dụng Thuyết kiến tạo trong môn học bản thân
sẽ phụ trách sau này.
1. Nội dung

Theo thuyết kiến tạo, các hoạt động học phải dựa vào tri thức đã học (tri thức
cũ) và vốn kinh nghiệm sống của các em. Việc học tập chính là một quá trình
thích ứng những khuôn mẫu đã có để hòa hợp được với những kinh nghiệm
mới. Khi học tập, trải nghiệm, mỗi người hình thành thế giới quan riêng của
mình.
2. Đặc điểm
- Thuyết kiến tạo chú trọng sự tương tác giữa học sinh với nội dung học tập
(hấp dẫn, có tính thách thức) nhằm chiếm lĩnh kiến thức theo từng cá nhân.
Chủ thể nhận thức tự cấu trúc các kiến thức này vào hệ thống bên trong của
mình; tri thức của mỗi người có thể mang tính chủ quan.
- Dạy học định hướng các nội dung tích hợp, gắn liền với hiện thực cuộc sống
và nghề nghiệp của học sinh trong tương lai. Học không chỉ là khám phá mà
còn là giải thích, cấu trúc mới tri thức. Nội dung học tập luôn định hướng vào
học sinh (của học sinh, do học sinh, vì học sinh).
- Kiến thức, kĩ năng mới của học sinh dựa trên nền tảng kiến thức, kĩ năng cũ
có liên quan. Mặt khác, những trải nghiệm, kiến thức mới làm biến đổi bản
thân học sinh.
- Nội dung học tập được triển khai thông qua tương tác trong nhóm, tương tác
xã hội (kiến tạo xã hội – social constructivisum).
- Học tập dựa trên sự phát hiện và sửa chữa sai lầm của học sinh.
- Đánh giá hoạt động học không chỉ đánh giá kết quả học tập, mà còn đánh giá
cả quá trình đi tới kết quả đó.
3. Nguyên tắc
- Hoạt động học phải xuất phát từ những sự vật, hiện tượng gần gũi với học
sinh, gây hứng thú khiến các em phải tìm hiểu bản chất vấn đề.
- Mục đích của việc học tập là mỗi cá nhân học sinh phải tự tìm ra được bản
chất của sự vật, hiện tượng; không chỉ đơn thuần là việc ghi nhớ những câu trả
lời đúng,lặp lại nội dung người khác đã tìm ra.
- Quá trình chiếm lĩnh tri thức của học sinh tập trung vào các khái niệm cơ
bản, nền tảng, chứ không phải là các sự kiện rời rạc, riêng lẻ.
- Hoạt động học có sự tham gia của ngôn ngữ; ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng
có ảnh hưởng đến việc tiếp nhận tri thức mới.
- Học là hoạt động suốt đời, cần có thời gian. Chìa khóa dẫn đến học tập có
hiệu quả là động lực.
- Các hoạt động thực hành là cần thiết cho việc học tập, đặc biệt ở trẻ nhỏ,
nhưng không phải là điều kiện đủ. Giáo viên cần cung cấp cho học sinh những
hoạt động tích hợp cả tư duy và hành động.
4. Ưu điểm và hạn chế
* Ưu điểm: Lý thuyết kiến tạo trong dạy học đi theo hướng tích cực hoá nhận
thức của học sinh, giúp các em tự tìm kiếm, phát hiện, khám phá ra vấn đề và
giải quyết các vấn đề đó trong quá trình dạy học. Như vậy, học sinh chiếm lĩnh
tri thức thông qua các hoạt động mà ở đó giáo viên có vai trò tổ chức, định
hướng.
* Hạn chế:
-Dạy học theo thuyết kiến tạo đòi hỏi thời gian lớn, yêu cầu cao về năng lực
giáo viên và phụ thuộc vào tính tích cực, tự lực của học sinh.
- Có một số quan điểm cực đoan: phủ định hoàn toàn sự tồn tại của tri thức
khách quan; người học phải tự mình kiến tạo tri thức; đòi hỏi nội dung học tập
luôn phải hấp dẫn với học sinh; tuyệt đối hoá vai trò của việc trao đổi, tranh
luận trong nhómmà ít chú trọng đến hoạt động tự lực cá nhân.
5. Ứng dụng vào quá trình dạy học
- Thuyết kiến tạo được áp dụng trong học tập với những vấn đề phức hợp, học
theo nhóm theo tình huống, học theo sai lầm. Áp dụng trong đào tạo trực tuyến
theo cách phát triển và sử dụng môi trường học tập sáng tạo, khuyến khích sự
chủ động của người học, tạo không gian phát triển cá nhân và cơ hội áp dụng
kiến thức.
6. Ví dụ: Trong bài “Câu lệnh điều kiện” – Tin học 8. Giáo viên dạy học tích
hợp liên môn. Cụ thể tích hợp môn Toán học để giải quyết vấn đề
+B1: Giáo viên đưa ra câu hỏi liên môn: “Cho một số nguyên, hãy viết chương
trình kiểm tra số đó có phải số chẵn hay không?”
+B2: Học sinh làm việc các nhân sau đó trao đổi với nhóm rồi thống nhất ý
kiến đưa ra câu trả lời
+B3: Các học sinh khác nhận xét, bày tỏ quan điểm ( Nhất trí, không nhất trí,
nêu rõ lý do )
14.Trình bày các đặc điểm của Thuyết đa trí tuệ theo quan điểm của của
Howard Gardner .

*8 loại trí tuệ:


- Trí tuệ ngôn ngữ: khả năng sử dụng một cách có hiệu quả các từ ngữ,
hoặcbằng lời nói (như một người kể chuyện, nhà chính trị), hoặc bằng chữ viết
(nhưnhà thơ, nhà soạn kịch, biên tập viên, nhà báo)
- Trí tuệ logic – toán học: khả năng sử dụng có hiệu quả các con số (như
nhàtoán học, nhà thống kê) và lí luận thông thạo (như nhà khoa học, lập trình
viên, nhàlogic học)
- Trí tuệ không gian: khả năng tiếp nhận một cách chính xác vị trí, định
hướng không gian qua thị giác (người đi săn, người dẫn đường, người lái xe,
cầu thủ) vàthực hiện thành thạo các hoạt động thay hình đổi dạng trên cơ sở
các năng kiếu đó(nhà trang trí nội thất, kiến trúc sư, họa sĩ, nhà phát minh)
- Trí tuệ hình thể: là sự thành thạo trong việc sử dụng toàn bộ cơ thể để
thểhiện các ý tưởng và cảm xúc (diễn viên kịch, người thuyết mình bằng ngôn
ngữ kíhiệu, lực sĩ, nghệ sĩ múa), cũng như sự khéo léo trong việc sử dụng hai
bản tay để sản xuất hay biến đổi sự vật (nghệ nhân, nhà điêu khắc, thợ cơ khí,
bác sĩ phẫu thuật)
- Trí tuệ âm nhạc: khả năng cảm nhận (như người yêu âm nhạc), phân
biệt(như nhà phê bình âm nhạc), biến đổi (như nhà soạn nhạc) và thể hiện (như
một nhạc công) các hình thức âm nhạc
- Trí tuệ giao tiếp: khả năng cảm nhận và phân biệt giữa các tâm trạng, ý
đồ,động cơ và cảm nghĩ của người khác
- Trí tuệ nội tâm: khả năng hiểu biết bản thân và hành động một cách
thíchhợp trên cơ sở sự tự hiểu mình
- Trí tuệ tự nhiên học: năng khiếu nắm bắt, nhận dạng và phân loại các
loàiđông đảo (thực vật và động vật) có trong môi trường

* Các điểm mấu chốt cơ bản:


- Mỗi người đều có đủ 8 dạng trí tuệ
- Đa số chúng ta có thể phát triển mỗi dạng trí tuệ tới mức độ thích đáng
- Các dạng trí tuệ thường xuyên kết hợp với nhau theo những cơ chế phức tạp
- Có nhiều cách biểu lộ trí thông mình trong từng lĩnh vực
* Ưu điểm
- Thuyết đa trí tuệ giúp giáo viên nhận thức đúng và đánh giá đúng về tầmquan
trọng của các loại trí tuệ của học sinh
- Gợi mở ra nhiều chiến lược dạy học và áp dụng chúng một cách thuận lợi
đểphát triển tối ưu các loại trí tuệ
* Nhược điểm:
- Không thể tìm ra một chiến lược dạy học nào có thể phát triển được tất cảcác
loại trí tuệ. Một chiến lược dạy học này có thể tốt cho một nhóm học sinh
nàynhưng có thể chưa tốt cho nhóm học sinh khác
- Sẽ tốn nhiều thời gian để thiết kế được các hoạt động theo các chiến lược dạy
học để phát triển được tất cả 8 loại trí tuệ.
c. Kết luận sư phạm:
Muốn phát huy được tối đa tiềm năng của HS thì việc vận dụng lí thuyết đa trí
tuệ trong đánh giá HS là việc làm cần thiết. GV, phụ huynh HS cần nhận thức
tốt điều này và có cách đánh giá phù hợp trong mọi hoạt động của HS lúc ở
trường cũng như ở nhà. Các loại trí thông minh của trẻ được phát hiện, bồi
dưỡng ngay từ nhỏ là cơ hội tốt cho các em vận dụng những tri thức, kĩ năng đã
học vào trong các tình huống khác nhau để biến đổi, phục vụ cho cuộc sống của
bản thân và xã hội. GV vận dụng để nâng cao hiệu quả trong đánh giá học sinh
theo xu thế mới hiện nay.
15.Phân tích định nghĩa năng lực và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình
thành và phát triển năng lực của học sinh. Lấy ví dụ minh họa của các
yếu tố này.
* Định nghĩa năng lực
- Năng lực là tổng hợp các đặc điểm và thuộc tính tâm lý cá nhân, phù hợp với
những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo hoạt
động đó đạt hiệu quả cao
*Các yếu tố Quá trình hình thành và phát triển năng lực học sinh chịu sự
chi phối của các yếu tố chủ yếu sau:
 Các yếu tố bẩm sinh di truyền( không do yếu tố này quyết định)
 Hoàn cảnh sống (Không có vai trò quyết định)
 Giáo dục (giữ vai trò chủ đạo)
 Tự học tập và rèn luyện (có vai trò quyết định)

14. Dạy học tích hợp, dạy học trải nghiệm, dạy học phân hoá.
1. Dạy học tích hợp, dạy học trải nghiệm.
1.Dạy học tích hợp
*Khái niệm
Theo từ điển giáo dục học, dạy học tích hợp là việc liên kết các đối tượng giảng
dạy, học tập và nghiên cứu của cùng một lĩnh vực hoặc nhiều lĩnh vực khác
nhau trong cùng một kế hoạch dạy học nhằm đạt mục tiêu chung.
Có thể hiểu một cách đơn giản, đó là việc định hướng dạy học cho các em học
sinh phát triển năng lực toàn diện, phát triển khả năng huy động, tổng hợp kiến
thức, kỹ năng… ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ đó, giúp các em rèn luyện các
kỹ năng cần thiết và phát triển năng lực giải quyết vấn đề hiệu quả.
Từ định nghĩa trên, có thể thấy mục tiêu cơ bản của việc áp dụng phương pháp
dạy học tích hợp là:
 Xây dựng nền tảng phát triển năng lực toàn diện cho học sinh, sinh viên

 Thống nhất mối quan hệ giữa các môn học, lĩnh vực khác nhau và áp

dụng vào thực tiễn


 Giúp em học sinh lĩnh hội kiến thức rộng lớn của nhân loại

 Hạn chế tình trạng trùng lập nội dung giữa các môn học khác nhau.

1. Ưu điểm
 Không giới hạn đối tượng áp dụng, phù hợp cho mọi đối tượng học viên

như tiểu học, THCS, THPT, Cao đẳng, Đại học


 Kiến thức đa nền tảng, linh hoạt, phù họp với mọi trình độ hiểu biết và

khả năng tiếp thu


 Giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, phá bỏ rào cảng bất bình

đẳng trong học tập.


 Chắc lọc nội dung giảng dạy, giảm tải nội dung chương trình học

 Rút nắng quá trình tổng hợp môn học

 Giúp các em tổng hợp đầy đủ kỹ năng và kiến thức cần thiết cho học tập

và làm việc sau này.


2. Nhược điểm
 Gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng thực tế bởi các năng lực chính

cần được xác định và phân loại cho từng lớp.


 Giáo viên phải chủ động trong việc sáng tạo nội dung giảng dạy và

phương thức truyền đạt. Bởi vì phương pháp này ngoài việc diangr dạy
cung cấp thông tin, giáo viên còn đóng vai trò là người tổ chức kiểm tra,
đánh giá và định hướng học tập cho học sinh
 Giáo viên luôn giám sát, theo dõi sự tiến bộ của học sinh để đạt được tiêu
chuẩn đầu ra về năng lực.
2. Dạy học trải nghiệm

*Khái niệm:
Dạy học trải nghiệm có thể hiểu một cách đơn giản là phương pháp giáo dục
hiện đại khuyến khích người học tham gia các hoạt động khám phá thực tế. Từ
đó, học sinh có thể phân tích, đánh giá vấn đề và đưa ra kết luận chính xác.
Phương pháp này giúp người học có thể tiếp nhận kiến thức một cách sáng tạo
và chủ động.
Sự khác biệt giữa phương pháp dạy học trải nghiệm và phương pháp dạy
học truyền thống
Hiện nay, đa số các trường học đều bắt đầu ứng dụng các phương pháp dạy
học sáng tạo, điển hình là học tập qua trải nghiệm. Vì sao lại có sự chuyển đổi
từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học trải nghiệm?
Dưới đây là một số khác biệt rõ rệt giữa hai phương pháp nói trên:
Có sự chuyển đổi giữa vai trò của người dạy và người học
Đối với phương pháp giáo dục truyền thống thì người dạy giữ vai trò trung
tâm, thuyết phục người học tham gia vào hoạt động học tập và người học có
nhiệm vụ lắng nghe, tiếp thu kiến thức một cách thụ động, khuôn mẫu. Ngược
lại, phương pháp học tập trải nghiệm lấy người học làm trung tâm, chủ động
tiếp nhận kiến thức và giáo viên sẽ là người định hướng, hỗ trợ.
Về quy trình giảng dạy và học tập
Ở phương pháp truyền thống, quy trình giảng dạy và học tập diễn ra như sau:
giáo viên chuẩn bị giáo án giảng dạy với phần kiến thức trọng tâm có trong
sách giáo khoa. Học sinh nghe giáo viên giảng bài và tiếp thu toàn bộ nội dung
bài giảng.
Trong khi đó, ở phương pháp dạy học trải nghiệm thì quy trình này bắt đầu
bằng việc người học thực hành, thực nghiệm rồi sau đó phân tích, suy ngẫm và
rút ra kết luận về trải nghiệm đó. Giáo viên sẽ là người tổ chức các hoạt động
này cho các tiết học.
Về cách thức truyền tải
Theo phương pháp giáo dục truyền thống thì người học sẽ tiếp thu kiến thức
bằng cách đọc chép, nghe nhìn, trình chiếu,…Riêng đối với phương pháp dạy
học trải nghiệm thì người học sẽ được tiếp thu kiến thức thông qua các dự án,
STEM, tham gia cuộc thi, hoạt động dã ngoại, trại hè trong nước và quốc tế…
Ưu điểm của học tập qua trải nghiệm
Phương pháp dạy học trải nghiệm được đánh giá cao nhờ vào các ưu điểm nổi
bật,cụ thể:
Thông qua các hoạt động trải nghiệm, học sinh sẽ có được nền tảng tri thức
vững chắc, các kỹ năng cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả về đạo đức – trí
tuệ – nghị lực:
 Rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết hàn lâm và kiến thức thực tiễn: Nhờ

vào các bài tập trải nghiệm, học sinh có thể vận dụng kiến thức để áp
dụng vào cuộc sống để giải quyết các vấn đề thực tế
 Tăng sự hứng thú, tính chủ động, và thúc đẩy tiềm năng sáng tạo của mỗi

học sinh.
 Học sinh có nhiều cơ hội tiếp cận tri thức bằng nhiều giác quan khác

nhau: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác,… Điều này đã góp phần
tăng khả năng ghi nhớ cho học sinh.
 Thông qua học tập trải nghiệm, học sinh không chỉ trang bị kiến thức

vững vàng mà còn rèn luyện được một số kỹ năng cần thiết như: kỹ năng
tổng hợp thông tin, phân tích, kỹ năng giao tiếp, sáng tạo, kỹ năng xử lý
tình huống,… Từ đó giúp tăng cường khả năng ứng dụng kiến thức, kỹ
năng vào thực tế.
Một số hoạt động phổ biến của phương pháp dạy học trải nghiệm
Học tập trải nghiệm lôi cuốn, thu hút học sinh ở chỗ các kiến thức được truyền
đạt thông qua nhiều hoạt động khác nhau. Hiện nay, chương trình học tập trải
nghiệm ở Việt Nam thường được triển khai dưới một số hoạt động phổ biến
sau:
Học tập trải nghiệm thông qua hoạt động thảo luận nhóm
Với hoạt động này, học sinh sẽ được chia thành các nhóm nhỏ để cùng thảo
luận và giải quyết một vấn đề cụ thể thuộc chủ đề của bài học. Cuối cùng, câu
trả lời được trình bày và nhận được đóng góp từ cả lớp.
Hoạt động này giúp từng học sinh cùng đưa ra ý kiến và thảo luận với chính
các thành viên trong nhóm. Từ đó, mỗi học sinh được trau dồi kỹ năng giao
tiếp, lắng nghe, phân tích và làm việc nhóm rất hiệu quả.
Học tập trải nghiệm thông qua hoạt động nghiên cứu tình huống
Học sinh sẽ được giới thiệu một tình huống thực tế thông qua video clip hoặc
bài giảng. Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tiếp cận bài học bằng cách đặt ra
các câu hỏi xoay quanh tình huống thực tế, nhiệm vụ của học sinh là tổng hợp
thông tin, phân tích, suy luận và đưa ra câu trả lời chính xác nhất.
Hoạt động nghiên cứu tình huống giúp học sinh phát triển kỹ năng tìm kiếm
thông tin từ dữ liệu nhận được cùng với đó là rèn luyện khả năng phân tích,
tổng hợp và đánh giá vấn đề để đưa ra kết luận cuối cùng.
Học tập trải nghiệm thông qua trò chơi nhập vai
Học sinh sẽ trực tiếp hóa thân thành các nhân vật để mô phỏng lại các tình
huống, hiện tượng thực tế trong cuộc sống. Các hoạt động “học mà chơi, chơi
mà học” này không chỉ tăng sự thích thú, tập trung cho học sinh mà còn giúp
các em hiểu sâu, đánh giá vấn đề một cách thực tế, đa chiều từ đó dễ dàng tiếp
thu được kiến thức.
Học tập trải nghiệm từ hoạt động thực tế
Đối với hoạt động này, học sinh trải nghiệm thực tế thông qua việc thí nghiệm
và thực hành trong môi trường thật, thay đổi không gian từ lớp học sang phòng
thí nghiệm hoặc các cơ sở sản xuất, địa điểm, doanh nghiệp,… phù hợp với bài
học. Qua việc tiếp cận môi trường thực tế, học sinh cũng sẽ được mở rộng
cách nhìn nhận, tiếp cận và đưa ra các suy luận, đánh giá một cách trực quan
hơn, bám sát thực tế hơn.
Ví dụ, trong dạy học trải nghiệm môn tiếng Anh, hoạt động này có thể được áp
dụng dưới hình thức cho học sinh ra ngoài và giao tiếp trực tiếp với người
nước ngoài. Từ đó giúp học sinh tiếp cận môn học tốt nhất theo cách thực tế
nhất.
Như vậy, bài viết đã cung cấp một số thông tin về phương pháp giáo dục thông
qua các trải nghiệm. Có thể thấy rằng, việc dạy và học trải nghiệm chắc chắn
là một trong những xu hướng học tập hiệu quả, tạo hứng thú cho cả người
giảng dạy và các em học sinh.

You might also like