You are on page 1of 126

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA TOÁN - TIN


-----------o0o-----------

TÀI LIỆU PHẦN THI HIỂU BIẾT


HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

HÀ NỘI - 2021
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

MỤC LỤC
I. BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HIỂU BIẾT SÔ 1.......................................1
Câu hỏi về Giáo dục, Nghề giáo (10)....................................................................................1
Câu hỏi về chính sách văn hóa xã hội (10)...........................................................................2
Câu hỏi Tiếng Anh (5)..........................................................................................................5
Câu hỏi về vấn đề khác (5)....................................................................................................5
II. BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HIỂU BIẾT SÔ 2.....................................6
Câu hỏi về Giáo dục, Nghề giáo (10)....................................................................................6
Câu hỏi về chính sách văn hóa xã hội (10)...........................................................................8
Câu hỏi Tiếng Anh (5).........................................................................................................10
Câu hỏi về vấn đề khác (5)..................................................................................................10
III. BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HIỂU BIẾT SỐ 3..................................11
Câu hỏi về Giáo dục, Nghề giáo (10)..................................................................................11
Câu hỏi về chính sách văn hóa xã hội (10)..........................................................................13
Câu hỏi Tiếng Anh (5).........................................................................................................15
Câu hỏi về vấn đề khác (5)..................................................................................................15
IV. BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HIỂU BIẾT SỐ 4..................................16
Câu hỏi về Giáo dục, Nghề giáo (10)..................................................................................16
Câu hỏi về chính sách văn hóa, xã hội (10).........................................................................18
Câu hỏi về tiếng anh (5)......................................................................................................19
Câu hỏi về các vấn đề khác (5)............................................................................................20
V. BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HIỂU BIẾT SỐ 5....................................21
Câu hỏi về giáo dục, nghề giáo (10)....................................................................................21
Câu hỏi về chính sách văn hóa, xã hội (10).........................................................................22
Câu hỏi về tiếng anh(5).......................................................................................................24
Câu hỏi về vấn đề khác(5)...................................................................................................25
VI. BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HIỂU BIẾT SỐ 6..................................26
Câu hỏi về Giáo dục, Nghề giáo (10)..................................................................................26
Câu hỏi về chính sách văn hóa, xã hội (10).........................................................................27
Câu hỏi Tiếng Anh (5).........................................................................................................29
Câu hỏi về vấn đề khác (5)..................................................................................................29
VII. BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HIỂU BIẾT SÓ 7................................30
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN
Câu hỏi về giáo dục, nghề giáo(10).....................................................................................30
Câu hỏi về chính sách văn hóa, xã hội(10)..........................................................................32
Câu hỏi về tiếng anh(5).......................................................................................................33
Câu hỏi về vấn đề khác(5)...................................................................................................34
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

I. BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HIỂU BIẾT SỐ 1.


Câu hỏi về Giáo dục, Nghề giáo (10)
Câu 1. Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện nay, trường chuyên được thành lập
ở cấp:
A. Tiểu học.
B. Trung học cơ sở.
C. Trung học phổ thông.
D. Tất cả các cấp học.
Câu 2. Câu nói: “Người thầy giáo tốt là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên
báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những người anh
hùng vô danh” là của ai?
A. Phạm Văn Đồng.
B. Trường Chinh.
C. Hồ Chí Minh.
D. Lê Duẩn.
Câu 3. Điền từ còn thiếu vào dấu ba chấm (“…”): “Người giáo viên bình thường mang …
đến cho trò, người giáo viên giỏi biết dạy học trò đi tìm …” (Lời dẫn của Đi-xtéc-véc).
A. Chân lý.
B. Kiến thức.
C. Tri thức.
D. B và C.
Câu 4: Trường đại học đầu tiên của nước ta được xây dựng dưới triều vua nào?
A. Lý Thái Tổ. B. Lý Thái Tông.
C. Lý Thánh Tông. D. Lý Nhân Tông.
Câu 5. Đâu là những dấu hiệu đánh giá giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích cực?
A. Dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động học tập của học sinh; Tăng cường học
tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác; Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học;
Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
B. Học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, làm việc nhiều hơn.
C. Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh
giá của trò.
D. Cả A,B và C.
Câu 6. Trong các định hướng sau đây về đổi mới phương pháp giáo dục ở phổ thông, định
hướng nào đóng vai trò là chủ chốt:
A. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh.
B. Phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học.
C. Bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm.
D. Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Trang 1
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

Câu 7. Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam bao gồm:
A. Giáo dục chính quy và không chính quy.
B. Giáo dục mầm non, phổ thông.
C. Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
D. Cả A, B và C.
Câu 8. “Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự
nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói
quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ
thuật”. Đây là những yêu cầu của Luật Giáo dục năm 2005 về:
A. Mục tiêu giáo dục tiểu học.
B. Nội dung giáo dục tiểu học.
C. Phương pháp giáo dục tiểu học.
D. Cả A, B và C.
Câu 9. Tổ chức tiền thân của Đại học Sư Phạm Hà Nội là gì?
A. Ban đại học Văn khoa.
B. Đại học Văn khoa.
C. Đại học Sư phạm Hà Nội – Đại học Quốc gia Hà Nội.
D. Khoa Toán, Đại học Tổng hợp.
Câu 10. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ
GD&ĐT phối hợp triển khai với các đơn vị khác nhằm mục đích gì?
A. Để giáo dục toàn diện đạo đức, nhân cách cho học sinh Việt Nam.
B. Để nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam.
C. Để cải thiện môi trường học cho học sinh Việt Nam.
D. Để thực hiện xã hội hóa giáo dục.

Câu hỏi về chính sách văn hóa xã hội (10)


Câu 11. Những nội dung chính của cuộc vận động “Hai không” do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
phát động là:
A. Nói không với tiêu cực trong thi cử.
B. Nói không với tiêu cực trong thi cử; nói không với bệnh thành tích trong giáo dục;
nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo; nói không với việc ngồi nhầm lớp (cho học
sinh không đạt chuẩn lên lớp).
C. Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không với tiêu cực trong thi.
D. Không thương mại hóa trong giáo dục, Không có hành vi tiêu cực, gian lận trong
học tập, thi cử.
Câu 12. Hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm được quy định trong cuộc cải cách, điều chỉnh
giáo dục nào?
A. Lần thứ nhất năm 1950.
B. Lần thứ hai năm 1956.
C. Lần thứ ba năm 1979.

Trang 2
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

D. Thay đổi chương trình và sách giáo khoa năm 2000.


Câu 13. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc,
khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng ghi
trong văn bản nào sau đây?
A. Điều lệ trường Cao đẳng.
B. Luật Giáo dục.
C. Nghị quyết của Đảng.
D. Tất cả các văn bản trên.
Câu 14. Một trong 9 chương trình hành động của ngành giáo dục đào tạo nhằm triển khai
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 là:
A. Đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015.
B. Thực hiện phát triển nguồn nhân tài Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
C. Đổi mới toàn diện trong quản lý giáo dục.
D. Tăng cường phương pháp dạy học thực hành trong giáo dục phổ thông.
Câu 15. Sự thay đổi đáng chú ý nhất của Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 là gì?
A. Kỳ thi THPT Quốc gia “hai trong một” lần đầu tiên được tổ chức với mục đích lấy
kết quả để vừa xét tốt nghiệp THPT vừa tuyển sinh Đại học, Cao đẳng.
B. Kỳ thi THPT Quốc gia lần đầu tiên cho phép thí sinh đăng ký xét tuyển 4 nguyện
vọng xét tuyển sinh Đại học, Cao đẳng và được rút hồ sơ khi xét tuyển đợt 1.
C. Kỳ thi THPT Quốc gia lần đầu tiên cho phép thí sinh đăng ký xét tuyển không giới
hạn số lượng nguyện vọng xét tuyển sinh Đại học, Cao đẳng và được rút hồ sơ
trước khi có kết quả xét tuyển đợt 1.
D. Kỳ thi THPT Quốc gia lần đầu tiên đổi sang hình thức thi trắc nghiệm (chỉ thi tự
luận môn Ngữ Văn), thêm tổ hợp môn thi khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.
Câu 16. Năm 2015, BGD ban hành Quy định chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học
gồm 8 tiêu chuẩn là:
A. (1)Cơ sở vật chất thiết bị, (2)đội ngũ giảng viên, ban giám hiệu, (3)chương trình
đào tạo, (4)tài chính, (5)hoạt động khoa học, (6)kiểm định chất lượng, khả năng,
(7)xếp hạng, (8)sự hài lòng của sinh viên, của người sử dụng lao động.
B. (1)Cơ sở vật chất thiết bị, (2)đội ngũ giảng viên, (3)hệ thống và tổ chức đào tạo,
(4)tài nguyên, (5)nghiên cứu khoa học, (6)kiểm định chất lượng, (7)xếp hạng,
(8)đánh giá
của sinh viên, của người sử dụng lao động.
C. (1)Cơ sở vật chất thiết bị, (2)đội ngũ giảng viên, (3)hệ thống và tổ chức đào tạo, (4)tài
chính, (5)nghiên cứu khoa học, (6)kiểm định chất lượng, (7)xếp hạng, (8)đánh giá của
sinh viên, của người sử dụng lao động.
D. (1)Cơ sở vật chất thiết bị, (2)đội ngũ giảng viên, (3)chương trình đào tạo, (4)tài
chính, (5)hoạt động khoa học, (6)kiểm định chất lượng, (7)xếp hạng, (8)sự hài lòng
của sinh viên, của người sử dụng lao động.

Trang 3
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

Câu 17. Đây là bức ảnh chân dung của Nhà giáo dục nào?

A. Giáo sư Trần Văn Giàu.


B. Giáo sư Đặng Vũ Khiêu.
C. Giáo sư Vũ Đình Hòe.
D. Giáo sư Trần Đại Nghĩa.
(Giáo sư Vũ Đình Hòe (sinh năm 1912) là luật gia, nhà báo- Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục
đầu tiên trong Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.)
Câu 18. Tên nào sau đây không từng là tên của trường Đại học Sư phạm Hà nội trong thời kỳ
trước:
A. Trường Sư phạm Cao cấp.
B. Trường ĐHSP Hà Nội 1.
C. Trường ĐHSP-Đại học Quốc gia Hà Nội.
D. Trường đại học Sư phạm Tổng hợp.
Câu 19. Ngày 18/6/2015, các bác sĩ nước ta đã ghép thận thành công cho hai người bệnh suy
thận mãn tính giai đoạn cuối với nguồn tạng từ người cho tim ngừng đập, máu ngưng tuần
hoàn tại bệnh viện nào?
A. Bệnh viện Bạch Mai.
B. Bệnh viện Việt Đức.
C. Bệnh viện Đà Nẵng.
D. Bệnh viện Chợ Rẫy.
Câu 20. Trong quyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020” của thủ
tướng Chính phủ thì giải pháp nào là then chốt?
A. Đổi mới quản lý giáo dục.
B. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
C. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quan hệ quốc tế về giáo dục.
D. Tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục.

Trang 4
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

Câu hỏi Tiếng Anh (5)


Câu 21. According to the standards of knowledge and professional skills set by the Ministry
of Education and Training:
A. Textbooks are considered as ordinance. Teachers must fulfill the textbook content.
B. Textbooks and teacher’s books are considered as ordinance. Teachers must fulfill
the content in the textbooks and teachers’ books.
C. Syllabus is considered as ordinance. Teacher must meet the standards of
knowledge and skills for each subject.
D. Syllabus is considered as ordinance. Teacher must follow the contents written
in textbooks and syllabus.
Câu 22. The movement "Every teacher is an example of morality, self-learning and
creativity" is for the purpose of:
A. Improving the quality of teachers in education.
B. Improving the quality of teachers and educational management staff.
C. Fostering the creativity of teachers in teaching activities.
D. Improving the responsibility of teachers in their career.
Câu 23. Who has the authority to found the school advisory council?
A. The Teacher’s Union.
B. The Parents’ Union.
C. The Youth Union.
D. The School Principal.
Câu 24. Which of the following does not belong to the strategies for education development
period 2011-2015?
A. Implementing the innovation in education management.
B. Implementing the innovation in school syllabus.
C. Completing the structure of the national education system.
D. Building up the national qualifications framework.
Câu 25. How many members are there in Associations of Southeast Asian Nations?
A. 8.
B. 9.
C. 10.
D. 11.

Câu hỏi về vấn đề khác (5)


Câu 26. Chủ đề của Năm thanh niên 2014 là:
A. Năm thanh niên xung kích.
B. Năm thanh niên tình nguyện.
C. Năm thanh niên với an toàn giao thông.
D. Năm thanh niên với phong trào hiến máu nhân đạo.

Trang 5
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

Câu 27. Bài hát “Bài học đầu tiên” là ca khúc quen thuộc và nằm lòng với mọi thế hệ học
sinh Việt Nam do nhạc sĩ nào sáng tác?
A. Trương Xuân Mẫn.
B. Nguyễn Ngọc Thiện.
C. Xuân Phương.
D. Trần Đức.
Câu 28. Vận động viên Việt Nam nào đã giành 8 Huy chương Vàng, phá 8 kỷ lục tại SEA
Games 28 (2015)?
A. Nguyễn Thị Ánh Viên.
B. Hoàng Xuân VInh.
C. Nguyễn Tiến Minh.
D. Lê Quang Liêm.
Câu 29. Website chính thức của Thành đoàn Hà Nội là:
A. www.hng.gov.vn.
B. www.thanhdoanhanoi.gov.vn.
C. www.thanhdoanhanoi.edu.vn.
D. www.hng.edu.vn.
Câu 30. Ngày hội Khởi nghiệp và Công nghệ Việt Nam 2015 (TECHFEST VIETNAM 2015)
được tổ chức tại đâu?
A. Đại học Quốc gia Hà Nội.
B. Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.
C. Đại học Bách Khoa Hà Nội.
D. Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh.

II. BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HIỂU BIẾT SỐ 2


Câu hỏi về Giáo dục, Nghề giáo (10)
Câu 1. “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học” là câu nói của nhà
giáo dục nổi tiếng:
A. Usinxki.
B. Makarenko.
C. Xukhomlinxki.
D. Comenxki.
Câu 2. Hãy chọn một trong những phương án sau đây để hoàn chỉnh câu: “Dù khó khăn đến
đâu cũng phải …… thi đua dạy tốt và học tốt”. Từ còn thiếu là:
A. Tiếp tục.
B. Không ngừng.
C. Phấn đấu.
D. Quyết tâm.
Câu 3. “SEAMEO” là tên viết tắt của tổ chức nào?
A. Tổ chức Văn hóa – Giáo dục Đông Nam Á.
Trang 6
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

B. Tổ chức Văn hóa – Giáo dục Đông Á.


C. Tổ chức giáo dục châu Á.
D. Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á.
Câu 4. Quá trình dạy học chỉ thực sự đạt hiệu quả khi:
A. Học sinh là đối tượng của hoạt động dạy.
B. Học sinh là chủ thể nhận thức.
C. Học sinh là đối tượng của hoạt động học.
D. A, B và C.
Câu 5. Để tìm hiểu môi trường giáo dục, người giáo viên trung học cần có năng lực:
A. Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống,
vận dụng hợp lí các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.
B. Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng đúng thực chất, không mang tính hình thức.
C. Thu thập và xử lý thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được
vào dạy học, giáo dục.
D. Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp.
Câu 6. Trường ĐHSPHN đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất lần thứ hai vào năm
nào?
A. 2015.
B. 2016.
C. 2017.
D. 2018.
Câu 7. Trong quá trình dạy học, mâu thuẫn vừa sức với học sinh là mâu thuẫn mà:
A. Học sinh có thể giải quyết dễ dàng, không đòi hỏi sự căng thẳng, tư duy.
B. Học sinh có thể giải quyết được dựa trên vốn kinh nghiệm đã có và sự nỗ lực cao
nhất về trí tuệ và thể lực.
C. Nội dung của nó phải phù hợp với sở thích, hứng thú của học sinh.
D. Học sinh có thể giải quyết được khi có sự hướng dẫn của giáo viên.
Câu 8. Một trong những ưu điểm của hình thức lên lớp là:
A. Học sinh có đủ thời gian nắm vững và rèn luyện ngay những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
B. Quan tâm được đầy đủ, toàn diện đến đặc điểm nhận thức riêng của từng học sinh.
C. Học sinh nắm tri thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo có hệ thống, có kế hoạch.
D. Thỏa mãn được nhu cầu nhận thức về mọi mặt của học sinh.
Câu 9. Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội hiện tại có tất cả bao nhiêu khoa?
A. 20.
B. 21.
C. 22.
D. 23.

Trang 7
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

Câu 10. Nhạc sĩ Phó Đức Phương là cựu sinh viên khoa nào của Trường ta?
A. Khoa Văn.
B. Khoa Toán-Tin.
C. Khoa Lịch sử.
D. Khoa Sư phạm Âm nhạc.
Đáp án: B

Nhạc sĩ Phó Đức Phương là một nhạc sĩ dòng nhạc trữ tình Việt Nam. Năm 1962, ông học
khoa Toán-Tin trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Câu hỏi về chính sách văn hóa xã hội (10)


Câu 11. Chủ trương “ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” được Đảng ta đề ra
trong Hội nghị trung ương nào?
A. Hội nghị TW 2 khóa VII.
B. Hội nghị TW 2 khóa VIII.
C. Hội nghị TW 6 khóa X.
D. Hội nghị TW 2 khóa X.
Câu 12. Trong chương trình hành động của ngành giáo dục thực hiện chiến lược phát triển
giáo dục Việt Nam 2010-2020 ban hành ngày 4/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo, được chia ra làm mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
A. 2 giai đoạn: 2010-2015 và 2015 đến 2020.
B. 2 giai đoạn: 2013-2015 và 2016 đến 2020.
C. 3 giai đoạn: 2010-2013; 2013-2015 và 2016 đến 2020.
D. 1 giai đoạn: 2010 đến 2020.
Câu 13. Bộ Luật nào dưới đây chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016?
A. Luật giáo dục.
B. Luật An toàn thông tin mạng.
C. Luật An toàn thông tin cá nhân.
D. Luật Hình sự sửa đổi, bổ sung 2015.
Trang 8
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

Câu 14. Tháng 11/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt khung cơ cấu hệ thống
giáo dục quốc dân. Theo đó, thời gian đào tạo bậc đại học đã rút ngắn từ 4 - 6 năm xuống
còn bao nhiêu năm?
A. 2,5 – 4 năm.
B. 3 – 5 năm.
C. 3,5 – 5,5 năm.
D. 4 – 5 năm.
Câu 15. Kỳ thi THPT Quốc gia lần đầu tiên được tổ chức tại các cụm thi ở các tỉnh thay vì
các trường đại học vào năm nào?
A. 2015.
B. 2016.
C. 2017.
D. 2018.
Câu 16. Việt Nam đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học vào năm nào?
A. Năm 1997. B. Năm 2000.
C. Năm 2005 D. Năm 2010.
Câu 17. Thông tư 30 năm 2014 về Đánh giá học sinh tiểu học được đổi mới bằng thông tư
nào sau đây:
A. Thông tư 22/2015.
B. Thông tư 22/2016.
C. Thông tư 20/2015.
D. Thông tư 20/2016.
Câu 18. Trong quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục
đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy số 60/2007/QĐ-BGDĐT, học sinh
sinh viên có quyền gì?
A. Quyền tố cáo.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tự đánh giá.
D. Quyền sử dụng kết quả rèn luyện.
Câu 19. Điểm mới của mô hình trường học mới ở Việt Nam (VNEN) là:
A. Thay đổi nội dung dạy học.
B. Thay đổi cách thức tổ chức hoạt động dạy học.
C. Thay đổi việc dự giờ đánh giá giáo viên.
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 20. Năm 2016 được Thủ tướng chính phủ chọn là năm:
A. Năm Quốc gia khởi nghiệp.
B. Năm Trái Đất.
C. Năm Quốc gia thịnh vượng.
D. Năm Quốc gia phát triển, năng động, sáng tạo.

Trang 9
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

Câu hỏi Tiếng Anh (5)


Câu 21. According to K.D. Ushinsky, what is the most important factor in the education of
students?
A. Knowledge of teachers.
B. Personality of teachers.
C. Teaching methods.
D. Teaching facilities.
Câu 22. How are students’ errors corrected in the Communicative Language Teaching? - The
teacher ... .
A. immediately stops them and gives them corrections.
B. uses follow-up questions for them to self-correct.
C. uses his tones for them to self-correct.
D. takes notes on their errors and corrects them in accuracy-based activities.
Câu 23. Who has the authority to determine in which cases a school pupil can learn beyond
classes or has to repeat classes?
A. The School Principal.
B. The Director of Provincial Department of Education and Training.
C. The Chairman of District’s Department of Education.
D. The Minister of Education and Training.
Câu 24. One of the basic requirements for teachers punishing pupils is ...
A. The right person, the right fault and respecting the pupil’s personality.
B. With the agreement of the group.
C. Both A and B.
D. Criticizing the group and the individual.
Câu 25. Campaign "Every teacher is an innovative self-learning moral model " has aimed to:
A. improve the quality of teacher education.
B. improve the quality of teachers and pedagogy managers.
C. promote the creative abilities of teachers in teaching activities.
D. enhance the responsibility of teachers for their job.

Câu hỏi về vấn đề khác (5)


Câu 26. WWF là tên viết tắt của:
A. Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên.
B. Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
C. Quỹ Dân số Liên hợp quốc.
D. Quỹ Môi trường toàn cầu.
Câu 27. Xạ thủ HOÀNG XUÂN VINH đã giành huy chương vàng Olympic 2016 ở nội dung
nào?
A. 10m súng ngắn hơi.
B. 25m súng ngắn bắn nhanh.
Trang 10
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

C. 50m súng ngắn bắn chậm.


D. súng ngắn thể thao 25m.
Câu 28. Bài hát “Em đứng giữa giảng đường hôm nay” do nhạc sĩ nào sau đây sáng tác?
A. Văn Ký.
B. Nguyễn Ngọc Thiện.
C. Tân Huyền.
D. Nguyễn Văn Tý.
Câu 29. Năm 2016, sau khi có kết quả trưng cầu dân ý về vấn đề Anh ở lại hay rời khỏi EU
(Brexit), Thủ tướng Anh lúc bấy giờ, David Cameron đã từ chức và người thay thế vị trí của
ông, trở thành Thủ tướng Anh là:
A. Vladimir Vladimirovich Putin.
B. Theresa May.
C. Boris Johnson.
D. Margaret Thatcher.
Câu 30. Năm 2016, vụ rò rỉ tài liệu mật khổng lồ nhất từ trước tới nay, với hơn 11 triệu tài
liệu được công bố, vén màn bí mật về các hoạt động trốn thuế và rửa tiền từ giữa thập niên
1970 có tên gọi là:
A. Hồ sơ Panama.
B. Hồ sơ Paradise.
C. Hồ sơ Pandora.
D. Hồ sơ Parasite.

III. BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HIỂU BIẾT SỐ 3.


Câu hỏi về Giáo dục, Nghề giáo (10)
Câu 1. Trong lịch sử nước ta, có một phong trào cách mạng đóng vai trò là một thiết chế văn
hóa giáo dục. Đó là phong trào nào?
A. Bình dân học vụ.
B. Truyền bá quốc ngữ.
C. Thi đua hai tốt.
D. Xã hội hóa giáo dục phổ thông.
Câu 2. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (...) trong câu nói của K.Đ Usinxki: "Sức mạnh giáo
dục chỉ bùng lên từ nguồn sống của...con người, rằng chỉ có… mới giáo dục được…" .
A. Đạo đức.
B. Nhân cách.
C. Niềm tin.
D. Lý tưởng.
Câu 3. Trong phương pháp dạy học hướng vào người học, thầy giáo và học sinh đóng vai trò
như thế nào?
A. Thầy chủ động, trò tích cực.
B. Thầy chủ đạo, trò chủ động.
Trang 11
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

C. Thầy chủ động, trò thụ động.


D. Thầy dạy, trò ghi nhớ.
Câu 4. Bản chất của giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội, được thể hiện ở điểm nào?
A. Sự nhận thức thế giới khách quan của con người nhằm cải tạo tự nhiên, cải tạo xã
hội và cải tạo bản thân con người.
B. Sự truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm đã được tích lũy trong lịch sử phát
triển xã hội loài người.
C. Hoạt động và giao lưu của con người trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
D. Sự truyền lại từ thế hệ trước sang thế hệ sau những đặc điểm cần thiết cho sự tồn tại
và phát triển của loài người.
Câu 5. Một trong những ưu điểm của phương pháp thuyết trình trong quá trình dạy học là:
A. Chú ý tới trình độ nhận thức của từng học sinh.
B. Phát triển năng lực chú ý có chủ định ở học sinh.
C. Phát huy vai trò chủ động của học sinh trong học tập
D. Huy động nhiều giác quan tham gia vào hoạt động nhận thức.
Câu 6. Sản phẩm nào mang tính đặc trưng của lao động sư phạm?
A. Giáo án.
B. Nhân cách người học .
C. Tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh.
D. Kết quả thi, kiểm tra của học sinh.
Câu 7. Trong học tập, học sinh vừa nghe giảng, vừa suy nghĩ, vừa ghi chép. Đó là khả năng
gì?
A. Di chuyển chú ý.
B. Tập trung chú ý.
C. Phân phối chú ý.
D. Độ bền vững chú ý.
Câu 8. Bức ảnh dưới đây là chân dung của Nhà giáo nào?

Trang 12
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

A. GS. Nguyễn Lương Ngọc.


B. GS. Nguyễn Đình Tứ.
C. GS. Lê Văn Thiêm.
D. GS. Tạ Quang Bửu.
(GS.TSKH Lê Văn Thiêm-Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, giai đoạn 1951-
1954).
Câu 9. Webometries công bố bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới vào tháng
7/2017. Theo đó trường ĐHSP Hà Nội xếp thứ bao nhiêu trong các trường đại học của Việt
Nam
A. Thứ 2.
B. Thứ 3.
C. Thứ 5.
D. Thứ 6.
Câu 10. Hiệu trưởng có nhiệm kỳ dài nhất từ ngày thành lập trường Đại học Sư phạm là ai?
A. Giáo sư, tiến sĩ Đinh Quang Báo.
B. Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh.
C. Giáo sư, viện sĩ Phạm Huy Thông.
D. Giáo sư Dương Trọng Bái.

Câu hỏi về chính sách văn hóa xã hội (10)


Câu 11. Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được Ban chỉ đạo đổi mới chương
trình, SGK giáo dục phổ thông thông qua vào tháng 7/2017. Chương trình giáo dục phổ
thông 12 năm gồm mấy giai đoạn?
A. 2 giai đoạn.
B. 3 giai đoạn.
C. 4 giai đoạn.
D. 5 giai đoạn.
Câu 12. Trong quyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020” của thủ
tướng Chính phủ thì giải pháp nào là then chốt?
A. Đổi mới quản lý giáo dục.
B. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
C. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quan hệ quốc tế về giáo dục.
D. Tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục.
Câu 13. Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới (ban hành ngày 28/7/2017), nhóm môn
khoa học xã hội ở cấp THPT gồm các môn:
A. Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và quốc phòng.
B. Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật.
C. Lịch sử, Địa lý, Giáo dục nghệ thuật và quốc phòng.
D. Lịch sử, Địa lý, Giáo dục nghệ thuật và thể chất.
Câu 14. Chủ trương Xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước ta là thể hiện sinh động quan
điểm nào trong tư tưởng Hồ Chí Minh?
Trang 13
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

A. Quan điểm “Giáo dục phải toàn diện”.


B. Quan điểm “Giáo dục và đào tạo là bước đầu tiên của sự sống còn trong một
quốc gia”.
C. Quan điểm “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
D. Quan điểm “Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của quần chúng nhân dân”.
Câu 15. Bộ Chính trị đã thông qua Nghị quyết 14 về cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3 trên
những mặt nào?
A. Nội dung, chương trình và sách giáo khoa.
B. Hệ thống giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học.
C. Hệ thống giáo dục, chương trình và sách giáo khoa.
D. Nội dung, chương trình và phương pháp dạy học.
Câu 16. Chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành ngày 28/7/2017 xác định mục tiêu
hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu nào sau đây:
A. Yêu nước, cần kiệm, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
B. Yêu nước, chăm chỉ, cần kiệm, chăm chỉ, trách nhiệm.
C. Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
D. Yêu nước, kiên cường, tiết kiệm, trách nhiệm, trung thực.
Câu 17. Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được Ban chỉ đạo đổi mới chương
trình, SGK giáo dục phổ thông thông qua vào tháng 7/2017, phẩm chất nào dưới đây không
thuộc danh sách các phẩm chất chủ yếu cần hình thành và phát triển ở học sinh?
A. Yêu nước.
B. Yêu lao động.
C. Trung thực.
D. Trách nhiệm.
Câu 18. Theo phương án tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 mà Bộ Giáo dục Đào tạo
đã chính thức công bố, nội dung các môn thi năm 2018 thuộc cấp lớp nào trong chương trình
giáo dục THPT?
A. Lớp 10.
B. Lớp 10 và lớp 11.
C. Lớp 11 và lớp 12.
D. Lớp 12.
Câu 19. Hình thức thi trắc nghiệm được đưa vào trong kì thi THPTQG ở tất cả các môn, trừ
môn Văn, phân chia các tổ hợp môn vào năm nào?
A. 2015.
B. 2016.
C. 2017.
D. 2018.
Câu 20. Trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16-1-2017 của Bộ Chính trị ban hành, ngành
nào trở thành ngành kinh tế mũi nhọn?
A. Nông nghiệp.
Trang 14
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

B. Công nghiệp.
C. Thương nghiệp.
D. Du lịch.

Câu hỏi Tiếng Anh (5)


Câu 21. Who is responsible for issuing the certificates for junior secondary school graduates?
A. The School Principal.
B. The Chairman of the District's Department of Education.
C. The Director of the Provincial Department of Education and Training.
D. The Minister of Education and Training.
Câu 22. What is the teacher’s task during the teaching process?
A. Organizing learning activities for pupils.
B. Organizing learning activities for pupils and educating them.
C. Developing pupils’ knowledge and skills.
D. All A, B and C.
Câu 23. Which factor in education does the proverb: “If life gives you lemons, make
lemonade” generalize?
A. Natural environment.
B. Cultural environment.
C. Study Environment.
D. Educational environment.
Câu 24. The nature of active teaching methods is:
A. Promoting positiveness, proactiveness and creativeness of learners.
B. Promoting positiveness, proactiveness and creativeness of teachers.
C. Promoting positiveness, proactiveness and creativeness of teachers and learners.
D. Using information technology in teaching.
Câu 25. Nowaday, development of Viet Nam educational program has approached toward:
A. Target
B. Capacity
C. Target and Content
D. Content and Capacity

Câu hỏi về vấn đề khác (5)


Câu 26. Trong các đáp án dưới đây, đâu là di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Đại diện của nhân loại vào năm 2017?
A. Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ và Hát Xoan Phú Thọ.
B. Đờn ca tài tử Nam Bộ và Quan họ Bắc Ninh.
C. Đờn ca tài tử Nam Bộ và Hội Gióng.
D. Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ và Đờn ca tài tử Nam Bộ.
Câu 27. Trong trận thi đấu bóng chày, đội nào được quyền chơi trước?
Trang 15
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

A. Đội chủ nhà.


B. Đội thắng khi lựa chọn đồng xu.
C. Do trọng tài chỉ định.
D. Đội khách.
Câu 28. Tuần lễ cấp cao APEC 2017 sẽ tổ chức tại tỉnh thành nào ở Việt Nam?
A. Hà Nội.
B. Hồ Chí Minh.
C. Đà Nẵng.
D. Hải Dương.
Câu 29. Vào thế kỉ XVII, tên “Bãi Cát Vàng” dùng để gọi cho :
A. Quần đảo Trường Sa.
B. Quần đảo Hoàng Sa.
C. Đảo Phú Quốc.
D. Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Câu 30. Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất tại các vòng chung kết World Cup tính đến năm
2017 là:
A. Pele .
B. Gerd Muller.
C. Ronaldo (Brazil).
D. Miroslav Klose.

IV. BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HIỂU BIẾT SỐ 4.


Câu hỏi về Giáo dục, Nghề giáo (10)
Câu 1. Năm 2018, tất cả 38/38 học sinh dự Olympic khu vực và quốc tế đều đoạt huy
chương, trong đó có:
A. 13 huy chương vàng, 14 huy chương bạc, 10 huy chương đồng.
B. 14 huy chương vàng, 13 huy chương bạc, 10 huy chương đồng.
C. 13 huy chương vàng, 14 huy chương bạc, 11 huy chương đồng.
D. 14 huy chương vàng, 13 huy chương bạc, 11 huy chương đồng.
Câu 2. Sáng 18/11/2018 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Bộ GD-ĐT và Công đoàn giáo dục
Việt Nam tổ chức lễ dâng hương, trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho bao nhiêu
nhà giáo tiêu biểu toàn quốc?
A. 182.
B. 183.
C. 184.
D. 185.
Câu 3. Trong quá trình dạy học, mâu thuẫn vừa sức với học sinh là mâu thuẫn:
A. Học sinh có thể giải quyết dễ dàng, không đòi hỏi có sự căng thẳng về tư duy.
B. Học sinh có thể giải quyết được với sự nỗ lực lực cao nhất về thể lực và trí tuệ.
C. Học sinh có thể giải quyết độc lập, không cần có sự giúp đỡ của giáo viên.
Trang 16
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

D. Nội dung của nó phải phù hợp với hứng thú, sở thích của học sinh.
Câu 4. Đâu KHÔNG phải là tên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong các thời kỳ
trước?
A. Trường Sư phạm cao cấp.
B. Trường ĐHSP Hà Nội 1.
C. Trường ĐHSP- Đại học Quốc gia Hà Nội.
D. Trường Đại học Sư phạm tổng hợp .
Câu 5. Ai là hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội?
A. GS. TSKH. La Văn Thiêm.
B. GS. Đặng Thai Mai.
C. GS. VS. Phạm Huy Thông.
D. PGS. TS. Nghiêm Đình Vỳ.

Câu 6. Khi xây dựng mục tiêu dạy học cho một bài học, người giáo viên cần phải:
A. Mô tả ý định sư phạm của mình.
B. Xác định các kĩ năng người học cần đạt được sau bài học.
C. Mô tả các hành vi mà người học sẽ bộc lộ trong bài học.
D. Công bố bài học sẽ cung cấp được nội dung gì.
Câu 7. “Trong cách học, phải tự học làm cốt” là câu nói nổi tiếng của ai?
A. Khổng Tử.
B. Hồ Chí Minh.
C. Lê-Nin.
D. Khuyết Danh.
Câu 8. Cựu sinh viên trường đại học sư phạm Hà Nội từng đảm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm ủy
ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội khóa XIII (4/2016-
7/2016)?
A. Nguyễn Thanh Hải.
B. Trương Thị Mai.
C. Lê Thị Nga.
D. Đặng Thị Ngọc Thịnh.
Câu 9. Vụ việc gian lận nghiêm trọng trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, trong quá trình
điều tra đã có bao nhiêu cán bộ ngành giáo dục bị bắt tạm giam?
A. 9.
B. 10.
C. 11.
D. 12.
Câu 10. Trường Đại Học Sư phạm Hà Nội được thành lập vào:
A. 11/ 10/ 1951.
B. 11/ 10/ 1952.
C. 11/ 10/ 1953.

Trang 17
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN
D. 11/ 10/ 1954.

Trang 18
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

Câu hỏi về chính sách văn hóa, xã hội (10)


Câu 11. Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ở cấp THPT các môn học Vật lí, Hóa
học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Tin học và Công nghệ thuộc loại môn học nào?
A. Lựa chọn.
B. Tự chọn.
C. Bắt buộc.
D. Tự do.
Câu 12. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hình thành và phát triển cho người học những
phẩm chất chủ yếu nào?
A. Yêu nước, tốt bụng, chăm chỉ, trung thực, tiết kiệm.
B. Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, tiết kiệm.
C. Yêu nước, tốt bụng, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
D. Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Câu 13. Quy định “Điểm sàn” cho ngành Sư phạm năm 2018, Bộ GD&ĐT vẫn quy định đảm
bảo ngưỡng chất lượng đầu vào riêng với các trường Đại học Sư phạm là bao nhiêu điểm?
A. 15.
B. 16.
C. 17.
D. 18.
Câu 14. Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, năng lực nào dưới đây KHÔNG thuộc
danh sách các năng lực riêng cần hình thành và phát triển ở học sinh?
A. Ngôn ngữ.
B. Tự học.
C. Tính toán.
D. Công Nghệ.
Câu 15. Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc với tất cả trẻ em
Việt Nam trong độ tuổi:
A. Từ 6 đến 14 tuổi.
B. Từ 6 đến 13 tuổi.
C. Từ 6 đến 12 tuổi.
D. Từ 6 đến 11 tuổi.
Câu 16. Theo quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, khối
lượng học tập tối thiểu mà mỗi sinh viên phải đăng ký trong mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối
khóa học, đối với những sinh viên được xếp hạng học lực bình thường là:
A. 15 tín chỉ.
B. 14 tín chỉ.
C. 12 tín chỉ.
D. 10 tín chỉ.
Câu 17. Điểm mới của mô hình trường học mới ở Việt Nam là:
A. Thay đổi nội dung dạy học.
B. Thay đổi cách thức tổ chức hoạt động dạy học.
Trang 19
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

C. Thay đổi việc dự giờ đánh giá giáo viên.


D. Cả B và C.
Câu 18. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ
GD&ĐT phối hợp triển khai với các đơn vị khác nhằm mục đích:
A. Để giáo dục toàn diện đạo đức, nhân cách cho học sinh Việt Nam.
B. Để nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam.
C. Để quảng bá với thế giới.
D. Để thực hiện xã hội hóa giáo dục.
Câu 19. Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng
tạo” nhằm mục đích:
A. Nâng cao phẩm chất người thầy trong giáo dục
B. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
C. Phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên trong hoạt động dạy học
D. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhà giáo đối với nghề
Câu 20. Căn cứ các Nghị quyết của Quốc hội, trên cơ sở kết quả xây dựng chương trình, tình
hình chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cơ sở vật chất để
triển khai thực hiện đổi mới, Bộ GD&ĐT thực hiện lộ trình áp dụng chương trình giáo dục
2018 qua mấy giai đoạn:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu hỏi về tiếng anh (5)


Câu 21. When was the first Vietnam’s Education Law passed?
A. November 2, 1998.
B. December 2, 1998.
C. December 22, 1998.
D. November 12, 1998.
Câu 22. According to K.D. Ushinsky, what is the most important factor in the education of
students?
A. Knowledge of teachers.
B. Personality of teachers.
C. Teaching methods.
D. Teaching facilities.
Câu 23. In which Vietnamese communist party’s Congress, Education Training has been
considered as the national priority?
A. The fifth.
B. The sixth.
C. The seventh.
D. The eighth.

Trang 20
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

Câu 24. The education co-founder of the theory of "class-post system" is ...
A. Khong Tu .
B. N. Leonchiev.
C. X. Macarenco.
D. A. Comenxki.
Câu 25. The first Vietnamese who wrote the book “World Education History” is:
A. Chu Van An.
B. Le Quy Don.
C. Nguyen Lan.
D. Ta Quang Buu.

Câu hỏi về các vấn đề khác (5)


Câu 26. Bài hát có đoạn “Một con đò sang ngang. Ôi lòng thầy mênh mang. Cho em biết yêu
cánh cò trong câu ca dao...” là của tác giả nào?
A. Trần Tiến.
B. Hàn Ngọc Bích.
C. Lưu Hà An.
D. Trần Đức.
Câu 27. Ngày 12-4-2018, tại Kỳ họp lần thứ 204 tại đâu, UNESCO đã thông qua Nghị quyết
công nhận Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu?
A. Bắc Kinh (Trung Quốc).
B. Tokyo (Nhật Bản).
C. Paris (Pháp).
D. Washington (Mỹ).
Câu 28. Chủ đề ngày môi trường thế giới năm 2018:
A. Sống hài hòa với thiên nhiên.
B. Hành động vì thiên nhiên.
C. Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon.
D. Hãy hành động để ngăn nước biển dâng.
Câu 29. Đội tuyển bóng đá nam quốc gia giành Cúp vô địch tại giải vô địch bóng đá Đông
Nam Á (AFF Suzuki Cup) vào thời gian nào?
A. 9/2018.
B. 10/2018.
C. 11/2018.
D. 12/2018.
Câu 30. Tại kỳ họp thứ 6(năm 2018), Quốc hội khóa 14, với tỷ lệ gần như tuyệt đối, Quốc hội
chính thức bầu ai làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021?
A. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng
B. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc.
C. Đồng chí Phạm Minh Chính.
D. Đồng chí Vương Đình Huệ.
Trang 21
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

V. BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HIỂU BIẾT SỐ 5.


Câu hỏi về giáo dục, nghề giáo (10)

Câu 1. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức riêng trong dạy học có tác dụng:
A. Phát biểu đồng đều khả năng của học sinh.
B. Phát biểu nhanh chóng khả năng của học sinh khá.
C. Phát triển tối đa khả năng của từng học sinh.
D. Giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ dạy học.
Câu 2. Tìm từ còn thiếu trong đoạn nhạc sau:
“Khi Thầy ....
bụi phấn rơi rơi.
Có hạt bụi nào
rơi trên ….
Có hạt bụi nào
vương trên tóc Thầy.”
(Trích: “Bụi phấn” nhạc sĩ Vũ Hoàng)
A. Viết phấn - bảng.
B. Viết chữ - bục giảng.
C. Viết bảng - bục giảng.
D. Viết chữ - bảng.
Câu 3. Câu nói: “Người thầy giáo tốt là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên
báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những người anh
hùng vô danh” là của ai?
A. Phạm Văn Đồng.
B. Trường Chinh.
C. Hồ Chí Minh.
D. Lê Duẩn.
Câu 4. Bác Hồ về thăm trường và căn dặn: "Làm thế nào để cho nhà trường này chẳng những
là trường sư phạm mà còn là trường mô phạm của cả nước" vào ngày tháng năm nào?
A. 21/9/1964.
B. 21/10/1964.
C. 21/11/1964.
D. 21/12/1964.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đặc điểm của phương pháp nêu và giải quyết vấn đề?
A. Là cách thức tổ chức dạy học, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức
hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu,
trình bày.
B. Là cách thức tổ chức dạy học, trong đó học sinh được đặt trong một bối cảnh có ý
nghĩa và đòi hỏi học sinh phải tìm cách giải quyết.

Trang 22
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

C. Là cách thức tổ chức dạy học,trong đó học sinh cùng nhau nghiên cứu, trao đổi ý
tưởng và giải quyết vấn đề đặt ra.
D. Là cách thức tổ chức dạy học, trong đó học sinh tự tìm tòi, phát hiện ra tri thức mới
thông qua tình huống gắn với cuộc sống thường ngày hoặc thực tiễn lao động sản xuất.
Câu 6. Ngày 12/9/2019, tuần san Times Higher Education (THE) chính thức công bố bảng
xếp hạng đại học tốt nhất toàn cầu. Việt Nam có bao nhiêu trường lọt top 1000 trong bảng
xếp đại học thế giới?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 7. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chính thức được thành lập ngày 11/10/1951 theo
Nghị định của Bộ Quốc gia Giáo dục. Trong quá trình phát triển, Trường đã đổi tên bao
nhiêu lần?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 8. Quá trình giáo dục tổng thể bao gồm sự thống nhất của hai quá trình cơ bản là:
A. Quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp và quá trình dạy học.
B. Quá trình giáo dục theo nghĩa rộng và quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp.
C. Quá trình giáo dục và quá trình tự giáo dục.
D. Quá trình giảng dạy và quá trình học tập.
Câu 9. Trong giáo dục, theo Hồ Chí Minh, cần có phương pháp phù hợp với:
A. Điều kiện giáo dục.
B. Đối tượng giáo dục.
C. Hình thức giáo dục.
D. Cả A và B.
Câu 10. Hiệu trưởng có nhiệm kỳ dài nhất từ ngày thành lập trường Đại học Sư phạm là ai?
A. Giáo sư, tiến sĩ Đinh Quang Báo.
B. Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh.
C. Giáo sư, viện sĩ Phạm Huy Thông.
D. Giáo sư Dương Trọng Bái.

Câu hỏi về chính sách văn hóa, xã hội (10)


Câu 11. Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công
chức và Luật Viên chức vào thời gian nào?
A. 24/11/2019.
B. 25/11/2019.
C. 26/11/2019.
D. Không có đáp án.
Trang 23
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

Câu 12. Để khắc phục những gian lận thi cử kỳ thi 2018, Bộ GD&ĐT đã có những quy định
đổi mới trong kỳ thi 2019, trong đó nổi bật là việc giao cho các trường ĐH, CĐ chấm thi trắc
nghiệm với quy trình xử lý bài thi qua bao nhiêu bước?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 13. Thẩm quyền quyết định thành lập trường trung học phổ thông là:
A. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
C. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
D. Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố.
Câu 14. Ngày 14/6/2019 tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV đã xem xét, thông qua Luật
Giáo dục. Theo đó, Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày.
A. 1/6/2020.
B. 1/7/2020.
C. 1/6/2021.
D. 1/7/2021.
Câu 15. Luật Giáo dục nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành đầu tiên vào
ngày, tháng,năm nào, kỳ họp Quốc hội khóa mấy?
A. 2/12/1998 - Kỳ họp Quốc hội thứ 4 – Khóa X.
B. 2/12/1998 - Kỳ họp Quốc hội thứ 6 – Khóa X.
C. 14/7/2005 – Kỳ họp Quốc hội thứ 7 – Khóa XI.
D. 25 /11/2009 – Kỳ họp Quốc hội thứ 6 - Khóa XII.
Câu 16. “ Sáng tạo ngay trong từng bài giảng, sáng tạo trong việc làm và sử dụng đồ dùng,
tích cực tham gia các cuộc hội thảo, các chuyên đề, tham gia nghiên cứu khoa học các đề tài,
viết sáng kiến kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm có chất lượng tốt” là 1 trong những yêu
cầu của cuộc vận động nào?
A. Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.
B. Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo.
C. Dân chủ , kỷ cương, tình thương, trách nhiệm.
D. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Câu 17. Một trong những chủ trương, biện pháp để thực hiện xã hội hoá hoạt động giáo dục
và đào tạo là gì?
A. Xây dựng môi trường thuận lợi.
B. Chú trọng các trường công lập.
C. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục.
D. Tổ chức các hoạt động đa dạng.

Trang 24
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

Câu 18. Những nội dung chính của cuộc vận động “Hai không” do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
phát động là:
A. Nói không với tiêu cực trong thi cử.
B. Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục, không tiêu cực trong thi cử, nói không
đào tạo không đạt chuẩn và nói không với không đáp ứng yêu cầu của xã hội.
C. Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không với tiêu cực trong thi.
D. Không thương mại hóa trong giáo dục, Không có hành vi tiêu cực, gian lận trong học
tập, thi cử.
Câu 19. Ngày 22/11/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo công bố kết quả thẩm
định sách giáo khoa mới, trong đó có bao nhiêu cuốn sách giáo khoa lớp 1 mới được công bố?
A. 30.
B. 31.
C. 32.
D. 33.

Câu 20. 5 điều Bác Hồ dạy các cháu thiếu niên nhi đồng được gửi vào thời gian nào?
A. 5/9/1945.
B. 10/10/1950.
C. 15/5/1961.
D. 5/9/1975.

Câu hỏi về tiếng anh (5)


Câu 21. How many levels is a national standardised nursery school divided in VietNam?
A. one level.
B. two levels.
C. three levels.
D. four levels.
Câu 22. Who has the authority to found the school’s advisory council?
A. The Teacher’s Union.
B. The Parents’ Union.
C. The Youth Union.
D. The School Principal.
Câu 23. What is the most important requirement for the teacher to accomplish his mission?
A. Master teaching methods.
B. Obtain special and educational knowledge.
C. Teach yourself without any stop.
D. Use teaching aids effectively.
Câu 24. What is the WTO?
A. World Trade Organization.
B. World The Organization.

Trang 25
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

C. World Their Organization.


D. World Two Organization.
Câu 25. In which Vietnamese communist party’s Congress, Educationtraining has been
considered as the national priority?
A. The fifth.
B. The sixth.
C. The seventh.
D. The eighth.

Câu hỏi về vấn đề khác (5)


Câu 26. Ngày 18/01/2019, sự kiện đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc tiến tới làm
chủ công nghệ vệ tinh quan sát trái đất, viễn thông của Việt Nam, phục vụ thương mại là vệ
tinh MicroDragon do Việt Nam thiết kế, chế tạo đã được phóng lên quỹ đạo tại ?
A. Triều Tiên.
A. Hàn Quốc.
B. Nhật Bản.
C. Trung Quốc.
Câu 27. Năm 2019,việc Trung Quốc liên tục đưa tàu và giàn khoan vào vùng biển, thềm lục
địa của Việt Nam đã xâm phạm đến chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam, vi phạm
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm bao nhiêu?
A. 1982.
B. 1983.
C. 1984.
D. 1985.
Câu 28. Nhà tù đã giam giữ chị Võ Thị Sáu anh hùng khi chị bị tử hình là:
A. Sơn La.
B. Hỏa Lò.
C. Côn Đảo.
D. Phú Quốc.
Câu 29. Việt Nam tăng bao nhiêu bậc trong bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh về du lịch
của Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF 2019?
A. 2 bậc.
B. 3 bậc.
C. 4 bậc.
D. 5 bậc.
Câu 30. GDP năm 2019 tăng trưởng ấn tượng ở mức bao nhiêu %?
A. 6,02 %.
B. 7,02 %.
C. 8,02%.
D. 9,02 %.
Trang 26
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

VI. BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HIỂU BIẾT SỐ 6.


Câu hỏi về Giáo dục, Nghề giáo (10)
Câu 1. Thông điệp của buổi tọa đàm giữa Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và sinh viên Trường
ĐHSP Hà Nội vào tháng 10/2020 là gì?
A. Hãy là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa.
B. Hãy tiên phong trong sự nghiệp giáo dục.
C. Hãy là động lực đổi mới giáo dục.
D. Hãy là người dẫn đường.
Câu 2. Trường ĐHSP Hà Nội công bố những giá trị cốt lõi nào trên website chính thức của
Nhà trường?
A. Mô phạm - Sáng tạo - Cống hiến.
B. Mô phạm - Hội nhập - Cống hiến.
C. Chuẩn mực - Sáng tạo - Tiên phong.
D. Mô phạm - Đổi mới - Hội nhập.
Câu 3. Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy và hoạt động học được tiến hành như thế
nào?
A. Nối tiếp nhau và không làm ảnh hưởng đến nhau.
B. Thống nhất với nhau và có ảnh hưởng đến hiệu quả của nhau.
C. Nối tiếp nhau và phụ thuộc vào nhau.
D. Đồng thời và không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của nhau.
Câu 4. Website chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì?
A. www.moet.edu.vn
B. www.bgddt.edu.vn
C. www.bgddt.gov.vn
D. www.moet.gov.vn
Câu 5. Điền từ vào chỗ trống sau đây:
Theo Luật giáo dục năm 2019: Tín chỉ là … dùng để đo lường khối lượng kiến thức, kĩ năng
và kết quả học tập đã tích lũy được trong một khoảng thời gian nhất định.
A. Đơn vị.
B. Học phần.
C. Mô-đun.
D. Hình thức.
Câu 7. Trong lịch sử Việt Nam, có một người giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ
trưởng Bộ Giáo dục. Đó là ai?
A. Võ Nguyên Giáp.
B. Nguyễn Văn Huyên.
C. Nguyễn Thị Bình.
D. Tạ Quang Bửu.
Câu 8. Bao nhiêu khoa của trường Đại học Sư phạm Hà Nội có chương trình đào tạo cử
nhân chất lượng cao?
A. 5.
Trang 27
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

B. 6.
C. 7.
D. 8.
Câu 9. Một trong những ưu điểm của phương pháp thuyết trình trong quá trình dạy học là:
A. Phát huy vai trò chủ động của học sinh trong học tập.
B. Giúp người học nắm tri thức một cách hệ thống hoàn chỉnh.
C. Huy động nhiều giác quan tham gia vào hoạt động nhận thức.
D. Giúp người dạy thu được tín hiệu ngược nhanh chóng.
Câu 10. Trong quá trình dạy học, mâu thuẫn vừa sức với người học là mâu thuẫn mà …
A. người học có thể giải quyết dễ dàng, không đòi hỏi sự căng thẳng, tư duy.
B. nội dung của nó phải phù hợp với sở thích, hứng thú của người học.
C. người học có thể giải quyết được khi có sự hướng dẫn của người dạy.
D. người học có thể giải quyết được dựa trên vốn kinh nghiệm đã có và sự nỗ lực cao
nhất về trí tuệ và thể lực.

Câu hỏi về chính sách văn hóa, xã hội (10)


Câu 11. Theo quy định của Luật Giáo dục 2019, hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm những
hình thức giáo dục nào sau đây?
A. Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
B. Giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp.
C. Giáo dục phổ thông và giáo dục đại học.
D. Giáo dục chính quy và giáo dục tại chức.
Câu 12. Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Tự nhiên và Xã hội được dạy ở
các lớp nào?
A. Lớp 4 và Lớp 5.
B. Lớp 1, Lớp 2 và Lớp 3.
C. Từ Lớp 4 đến Lớp 9.
D. Từ Lớp 6 đến Lớp 9.
Câu 13. Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, phẩm chất nào dưới đây KHÔNG
thuộc danh sách các phẩm chất chủ yếu cần hình thành và phát triển ở học sinh?
A. Trung thực.
B. Yêu nước.
C. Yêu lao động.
D. Trách nhiệm.
Câu 14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa IX) đã thông qua Nghị
quyết về việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 vào năm nào?
A. 1998.
B. 1980.
C. 1994.
D. 1982.

Trang 28
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

Câu 15. Tính đến tháng 9/2020, Việt nam có bao nhiêu Hiệp định Thương mại tự do (FTA)?
A. 1.
B. 13.
C. 9.
D. 5.
Câu 16. Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn nào dưới đây KHÔNG thuộc
danh sách các môn học bắt buộc ở cấp THPT?
A. Ngữ Văn.
B. Giáo dục thể chất.
C. Lịch sử.
D. Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Câu 17. Theo tầm nhìn của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đến năm nào Nhà trường sẽ
có những kết quả vượt trội trong nghiên cứu khoa học công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo
dục, đào tạo giáo viên chất lượng cao ở tầm quốc gia và quốc tế?
A. 2025.
B. 2030.
C. 2050.
D. 2035.
Câu 18. Theo nghị định 116/2020/NĐ-CP, chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh
hoạt đối với sinh viên sư phạm có hiệu lực từ thời gian nào?
A. 11/6/2020.
B. 15/11/2020.
C. 15/6/2020.
D. 11/11/2020.
Câu 19. Theo Luật Giáo dục năm 2019, trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên mầm
non là gì?
A. Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm trở lên.
B. Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên.
C. Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên.
D. Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ giáo dục trở lên.
Câu 20. Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ở cấp THPT các môn học Vật lí, Hóa
học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Tin học và Công nghệ thuộc loại môn học nào?
A. Lựa chọn.
B. Tự chọn.
C. Bắt buộc.
D. Tự do.

Trang 29
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

Câu hỏi Tiếng Anh (5)


Câu 21. The next National Congress of the Communist Party of Vietnam is
……………………
A. the 12th congress.
B. the 13th congress.
C. the 15th congress.
D. the 14th congress.
Câu 22. An effective teacher is reflected mostly in how he or she: A.
Controls the class.
B. Gives more information in less time.
C. Motivates students to learn.
D. Corrects the assignments carefully.
Câu 23. When does Vietnam assume the ASEAN chairmanship? A. In 2009
and 2019.
B. In 2010 and 2019.
C. In 2009 and 2020.
D. In 2010 and 2020.
Câu 24. Experiential learning is the process of ….
A. learning through reading experiment books.
B. transferring the experience from teachers to students.
C. memorisation of information based on repetition.
D. learning through reflection on doing.
Câu 25. What does “E” in E-learning stand for?
A. Emotional.
B. Economic.
C. Electronic.
D. Electrical.

Câu hỏi về vấn đề khác (5)


Câu 26. “SEAMEO” là tên viết tắt của tổ chức nào?
A. Tổ chức Văn hóa và Giáo dục Đông Nam Á.
B. Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á.
C. Tổ chức Giáo dục châu Á Thái Bình Dương.
D. Tổ chức Văn hóa và Giáo dục Đông Á.
Câu 27. Anh hùng Núp là người dân tộc nào?
A. Ba Na.
B. Ê đê.
C. Mường.
D. Gia Rai.

Trang 30
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

Câu 28. Chủ đề Ngày môi trường thế giới 2020 là gì?
A. Sống hài hòa với thiên nhiên.
B. Hành động vì thiên nhiên.
C. Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon.
D. Hãy hành động để ngăn nước biển dâng.
Câu 29. “Khoán 10” - sự kiện lớn trong quá trình xây dựng đất nước sau chiến tranh được
diễn ra vào năm nào?
A. 1986.
B. 1976.
C. 1988.
D. 1991.
Câu 30. Nhạc sĩ Phó Đức Phương là cựu sinh viên khoa nào của Trường ĐHSP Hà Nội?
A. Khoa Nghệ thuật.
B. Khoa Ngữ văn.
C. Khoa Toán - Tin.
D. Khoa Lịch sử.

VII. BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HIỂU BIẾT SỐ 7.


Câu hỏi về giáo dục, nghề giáo(10)
Câu 1. Ngày 2/11/2021 Tổ chức xếp hạng Quacquarelli Symonds - Anh (QS AUR) công bố
kết quả của Bảng xếp hạng cho 675 cơ sở giáo dục ĐH thuộc châu Á, Việt Nam góp mặt bao
nhiêu cơ sở giáo dục đại học?
A. 9.
B. 10.
C. 11.
D. 12.
Câu 2. Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, GS. Nguyễn Văn Minh từng học ở
khoa nào?
A. Vật lý.
B. Địa lý.
C. Hóa học.
D. Văn học.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây chưa chính xác về nội dung dạy học?
A. Nội dung dạy học là toàn bộ những tri thức và kết quả nghiên cứu khoa học của nhân
loại.
B. Nội dung dạy học là một hệ thống bao gồm đầy đủ các yếu tố của cấu trúc
kinh nghiệm xã hội cần truyền đạt cho thế hệ trẻ.
C. Nội dung dạy học được lựa chọn và xây dựng từ kinh nghiệm xã hội của loài người
theo một định hướng chính trị nhất định (tính lịch sử, tính giai cấp).
D. Nội dung dạy học đã được xử lý về mặt sư phạm để phù hợp với đặc điểm tâm lý -
sinh lý của học sinh ở từng lứa tuổi, từng cấp học, bậc học.
Trang 31
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

Câu 4. Theo Bảng xếp hạng của Tổ chức xếp hạng Quacquarelli Symonds - Anh (QS AUR)
công bố ngày 2/11/2021 cho 675 cơ sở giáo dục ĐH thuộc châu Á, trường Đại học Sư phạm
Hà Nội ở vị trí trong nhóm nào?
A. 551-600.
B. 601-650.
C. 501-550.
D. 281-290.
Câu 5. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là cái nôi của phong trào “Ba sẵn sàng”. Phong trào
này được phát động vào năm nào?
A. 1968.
B. 1964.
C. 1972.
D. 1954.
Câu 6. Bản chất của dạy học tích cực là:
A. Lĩnh hội tri thức của người học.
B. Truyền đạt tri thức của người dạy.
C. Lấy người học làm trung tâm.
D. Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại.
Câu 8. Hai lần Bác Hồ về thăm Trường ĐHSP Hà Nội là:
A. Năm 1960 và năm 1967.
B. Năm 1960 và năm 1961.
C. Năm 1961 và năm 1964.
D. Năm 1960 và năm 1964.
Câu 9. Ưu điểm của phương pháp vấn đáp trong dạy học là:
A. Huy động sự tham gia của nhiều giác quan vào hoạt động nhận thức.
B. Giúp học sinh nắm được tri thức một cách có hệ thống hoàn chỉnh.
C. Thu tín hiệu ngược từ học sinh đến giáo viên một cách nhanh chóng.
D. Phát triển các năng lực chú ý và năng lực quan sát của học sinh.
Câu 10. Người đầu tiên trong lịch sử đã xây dựng một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh trong
công xưởng cho người lao động từ ấu thơ đến người lớn là:
A. R. Owen (1771-1858).
B. J.A.Cômenxki (1592 - 1670).
C. A.X.Makarenko (1888 – 1939).
D. K.D.Usinxki (1824 – 1870).

Trang 32
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

Câu hỏi về chính sách văn hóa, xã hội (10)


Câu 11. Chiều ngày 10/6/2021, Hội đồng bầu cử quốc gia đã họp báo chính thức công bố kết
quả và danh sách đại biểu Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026, trong đó có Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo là.
A. Phan Văn Giang.
A. Nguyễn Kim Sơn.
B. Tô Lâm.
C. Bùi Thanh Sơn.
Câu 12. Dự kiến, năm 2021, dự thảo Thông tư mới quy định khen thưởng và kỷ luật học sinh
phổ thông thay thế Thông tư 08/TT năm 1988 sẽ được thông qua. Theo dự thảo, mức kỷ luật
cao nhất áp dụng theo nhà trường là “ ”.
A. Phê bình.
B. Nhắc nhở.
C. Tạm dừng học tập trên lớp.
D. Đuổi học.
Câu 13. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc,
khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng ghi trong
văn bản nào sau đây?
A. Điều lệ trường Cao đẳng .
B. Luật giáo dục.
C. Nghị quyết của Đảng.
D. Tất cả các văn bản trên.
Câu 14. Chủ trương Xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước ta là thể hiện sinh động quan
điểm nào trong tư tưởng Hồ Chí Minh
A. Quan điểm “Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của quần chúng nhân dân”.
B. Quan điểm “Giáo dục và đào tạo là bước đầu tiên của sự sống còn trong một quốc
gia”.
C. Quan điểm “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
D. Quan điểm “Giáo dục phải toàn diện”.
Câu 15. Căn cứ vào Nghị định 71/2020/NĐ-CP của Chính phủ, lộ trình nâng chuẩn giáo viên
được triển khai đến năm 2030, chia thành bao nhiêu giai đoạn?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 16. Năm học 2021-2022 là năm học đầu tiên học sinh mấy trên cả nước bắt tay vào đổi
mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (GDPT) theo Nghị quyết số
88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội?
A. Lớp 1 và lớp 5.
B. Lớp 2 và lớp 6.
C. Lớp 3 và lớp 7.
Trang 33
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

D. Lớp 4 và lớp 8.
Câu 17. Ngày 20/7/2021 Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định
về đánh giá học sinh THCS, THPT. Sau đây là một số điểm mới trong đánh giá học sinh
trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) thực hiện từ năm học 2021-2022
đối với lớp?
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Câu 18. Thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH, Bộ Giáo dục và Đào
tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT Quy định về chuẩn chương trình
đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại
học vào ngày?
A. 20/6/2021.
B. 21/6/2021.
C. 22/6/2021.
D. 23/6/2021.
Câu 19. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ
GD&ĐT phối hợp triển khai với các đơn vị khác nhằm mục đích:
A. Để giáo dục toàn diện đạo đức, nhân cách cho học sinh Việt Nam.
B. Để nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam.
C. Để quảng bá với thế giới.
D. Để thực hiện xã hội hóa giáo dục.
Câu 20. Ngày 11/11/2021, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký ban hành Quyết định số
1895/QĐ-TTg phê duyệt Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và
khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn?
A. 2020-2030.
B. 2021-2030.
C. 2022-2031.
D. 2023-2031.

Câu hỏi về tiếng anh (5)


Câu 21. Who decides the fees in tutoring classes?
A. Parents and the school.
B. The principal of the school.
C. Parent Association of a class.
D. School Parent Association.
Câu 22. "Education is one of the most powerful tools we have to create bright future" is the
catchphrase of ...
A. USINXKI.
B. MAKARENKO.
Trang 34
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

C. COMENXKI.
D. UNESCO.
Câu 23. The goal of education development is ...
A. Improving economy, developing science and technology, consolidating
national defence and security.
B. Standardization, modernization and socialization.
C. Expanding the scale of education, combining training with using human resources.
D. Enhancing people’s education level, training workforce, fostering talents.
Câu 24. How many criteria are there in evaluating and grading teachers?
A. 25.
B. 23.
C. 24.
D. 22.
Câu 35. The development of personal character involves the transformation of:
A. Physics, conscience and psychology.
B. Physics, conscience and society.
C. Society, psychology and physics.
D. Physics, conscience and sentiment.

Câu hỏi về vấn đề khác (5)


Câu 26. Thế vận hội Tokyo 2020 đã phải tạm hoãn vì đại dịch Covid-19 trong năm 2020
nhưng kế hoạch dự kiến sẽ tổ chức trở lại. Khác với thông lệ tổ chức trước đây, Uỷ ban
Olympic quốc tế đã lên tiếng về "quá trình tổ chức sẽ đơn giản và hạn chế hơn". Thời gian tổ
chức trở lại là:
A. 5/2021.
B. 6/2021.
C. 7/2021.
D. 8/2021.
Câu 27. Ai là người trao bức trướng thêu dòng chữ: Phụ nữ Việt Nam Trung hậu - Đảm
đang
- Tài năng - Anh hùng.
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
C. Tổng bí thư Đỗ Mười.
D. Tổng bí thư Lê Duẩn.
Câu 28. Nước đầu tiên trên thế giới có 3 loại vắc-xin ngừa COVID-19?
A. Nga.
B. Mỹ.
C. Cuba.
D. Trung Quốc.
Trang 35
HIỂU BIẾT _ KHOA TOÁN TIN

Câu 29. Phụ nữ Liên Hiệp Quốc (UN Women) công bố Chủ đề cho Ngày Quốc tế Phụ nữ,
ngày 8 tháng 3 năm 2021 (IWD 2021) là.
A. “Nét đẹp phụ nữ Việt”.
B. “Suy nghĩ bình đẳng, xây dựng thông minh,sáng tạo để thay đổi”.
C. “Phụ nữ lãnh đạo: Đạt được tương lai bình đẳng trong thế giới COVID-19”.
D. “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
Câu 30. Có bao nhiêu loại vắc-xin phòng COVID-19 đã được cấp phép tại Việt Nam?
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.

 Phần trên là 7 bộ đề Hiểu biết Sư phạm mang tính tham khảo dành cho các bạn
sinh viên khoa Toán- Tin nhằm chuẩn bị cho phần thi Hiểu biết tại Hội thi
Nghiệp vụ Sư phạm cấp trường sắp tới.

-----------------------------------------------------HẾT -----------------------------------------------------------

Trang 36
HIỂU BIẾT_KHOA TOÁN TIN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI


KHOA TOÁN - TIN
-----------o0o-----------

TÀI LIỆU PHẦN THI HIỂU BIẾT


HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

HÀ NỘI – 2021
HIỂU BIẾT_KHOA TOÁN TIN

MỤC LỤC
I. SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 2015....................................................3
Sự kiện giáo dục, nghề giáo (5)............................................................... 3
Sự kiện văn hóa, xã hội (3)...................................................................... 3
Sự kiện khác (2)....................................................................................... 3
II. SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 2016....................................................4
Sự kiện giáo dục, nghề giáo (5)............................................................... 4
Sự kiện văn hóa, xã hội (3)...................................................................... 4
Sự kiện khác (2)....................................................................................... 4
III. SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 2017....................................................5
Sự kiện giáo dục, nghề giáo (5)............................................................... 5
Sự kiện văn hóa, xã hội (3)...................................................................... 5
Sự kiện khác (2)....................................................................................... 5
IV. SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 2018....................................................7
Sự kiện giáo dục, nghề giáo (5)............................................................... 7
Sự kiện văn hóa, xã hội (3)...................................................................... 7
Sự kiện khác (2)....................................................................................... 7
V. SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 2019....................................................8
Sự kiện giáo dục, nghề giáo (5)............................................................... 8
Sự kiện văn hóa, xã hội (3)...................................................................... 8
Sự kiện khác (2)....................................................................................... 8
VI. SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 2020....................................................9
Sự kiện giáo dục, nghề giáo (5)............................................................... 9
Sự kiện văn hóa, xã hội (3)...................................................................... 9
Sự kiện khác (2)....................................................................................... 9
VII. SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 2021....................................................10
Sự kiện giáo dục, nghề giáo (5)............................................................... 10
Sự kiện văn hóa, xã hội (3)...................................................................... 10
Sự kiện khác (2)....................................................................................... 10

2
HIỂU BIẾT_KHOA TOÁN TIN

I. SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 2015.


Sự kiện giáo dục, nghề giáo (5)
1. Năm 2015, BGD lần đầu tiên tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia "hai trong một" ;một kỳ
thi chung với hai mục đích, lấy kết quả vừa xét tốt nghiệp THPT vừa tuyển sinh Đại
học, Cao đẳng.
2. Kỉ niệm ngành Giáo dục Việt Nam 70 năm xây dựng và trưởng thành (1945 - 2015).
Sau năm 1975 đến nay, cả nước mỗi ngày có hơn 23 triệu người đến trường học tập,
hơn 1 triệu thầy cô giáo đến trường giảng dạy. Công tác xóa mù chữ với phong trào
bình dân học vụ là một “kỳ tích” của Giáo dục. ( hơn 90% dân số Việt Nam hiện nay
đã biết chữ.
3. Theo Nghị định số 113/2015/NĐ-CP quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ
cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà
giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
4. Đổi mới kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2015 theo hình thức tổ
chức “2 trong 1”.
5. Tháng 10/2015, Chính phủ công bố Nghị định số 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế
thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Sự kiện về văn hóa, xã hội (3)
1. Từ tháng 4/2015 đến tháng 11/2015, Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 đã
được tổ chức trên khắp cả nước; chú trọng hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện
nghiêm pháp luật theo các nguyên tắc và quy định của Hiến pháp năm 2013.
2. Năm 2015, nước ta kỷ niệm nhiều ngày lễ trọng đại: 85 năm Ngày thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam (3/2); 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5); 70 năm
Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9; 40 năm giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước(30/4)…
3. Năm 2015 công tác cải cách tư pháp có nhiều chuyển biến tích cực trong việc xây
dựng luật pháp, tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp theo hướng
nâng cao hiệu quả phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường chống oan sai và bảo
vệ quyền con người…
Sự kiện khác (2)
1. Thành công của thể thao Việt Nam và sự tỏa sáng của VĐV bơi lội Ánh Viên: Thể
thao Việt Nam đã giữ vững vị trí trong nhóm 3 nước dẫn đầu Đại hội Thể thao Đông
Nam Á (SEA Games) với 73 Huy chương Vàng (HCV) tại SEA Games 28, trong đó
có hơn 85% HCV thuộc về các môn Olympic.
2. Năm 2015, căng thẳng Biển Đông tiếp tục gia tăng khi Trung Quốc tiến hành cải tạo
mở rộng diện tích quy mô lớn các bãi đá ngầm mà nước này chiếm giữ trái phép. Bộ
Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối Trung Quốc.
HIỂU BIẾT_KHOA TOÁN TIN

II. SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 2016.

Sự kiện giáo dục, nghề giáo (5)


1. Kỳ thi THPT quốc gia 2016 được tổ chức với 8 môn thi, trong đó Toán, Ngữ văn,
Lịch sử, Địa lý được thi theo hình thức tự luận. Các môn còn lại Vật lý, Hóa học,
Sinh học, Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm.
2. Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 4/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo
Bộ GD&ĐT chấn chỉnh việc đào tạo tiến sĩ. Ngày 13/6, Bộ GD&ĐT có công văn gửi
các cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ về việc tiến hành rà soát điều kiện đảm bảo chất
lượng.
3. Năm 2016, bạo lực học đường đã trở thành vấn đề “nhức nhối” và gia tăng dưới sự
tác động của mạng xã hội.
4. Học sinh giỏi quốc gia “cầu cứu” Bộ GD&ĐT vì bị trượt đại học. Em Đặng Thị
Huyền, người dân tộc Hoa, , học sinh của Trường phổ thông dân tộc nội trú cấp 2 - 3
Yên Minh, tỉnh Hà Giang đạt 27,5 điểm nhưng vẫn “trượt” ĐH. Huyền còn đạt giải 3
môn Địa lý trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia dành cho học sinh lớp 12.
5. Ngày 28/9, Bộ GD&ĐT chính thức công bố Thông tư 22 thay thế Thông tư 30 quy
định về việc đánh giá học sinh tiểu học bằng hình thức nhận xét đã gây tranh cãi suốt
2 năm qua.
Sự kiện về văn hóa, xã hội (3)
1. Bộ máy Chính phủ khóa XIV được chính thức kiện toàn vào tháng 7/2016 với thông
điệp của tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xây dựng Chính phủ liêm chính trong
sạch; Kiến tạo phát triển; Hành động quyết liệt phục vụ nhân dân. Đề cao phương
châm nói đi đôi với hành động, rút ngắn khoảng cách giữa nói và làm, nói ít làm
nhiều và thực chất từ những việc nhỏ nhất.
2. Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên trong
hai nhiệm kỳ hồi tháng 5/2016 là một trong những sự kiện ngoại giao đáng chú ý
trong năm 2016.
3. Đề án Ngoại ngữ 9.000 tỷ không đạt mục tiêu. Trong phiên chất vấn Quốc hội ngày
16/11, khi được hỏi về Đề án Ngoại ngữ 2020, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng
định đến năm 2020, nước ta chưa thể thực hiện các mục tiêu đặt ra trong đề án.
Sự kiện khác (2)
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với năm 2015.
Trong đó, quý I tăng 5,48%; quý 2 tăng 5,78%; quý 3 tăng 6,56%; quý 4 tăng 6,68%.
Mức tăng trưởng năm nay thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục
tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra.
2. Năm 2016, đội tuyển bóng đá U19 Việt Nam làm nên chấn động ở giải U19 châu Á
và giành quyền tham dự U20 World Cup.

4
HIỂU BIẾT_KHOA TOÁN TIN

III. SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 2017


Sự kiện giáo dục, nghề giáo (5)
1. “Mưa” điểm 10 kỳ thi THPT quốc gia 2017.Nếu như trong kỳ thi THPT quốc gia
năm 2016, cả nước có tổng cộng 69 điểm 10 thì trong kỳ thi năm 2017, có hơn 4.200
bài thi đạt điểm 10.
2. Điểm đầu vào ngành Sư phạm quá thấp.
3. Sau khi có 100.000 thí sinh trúng tuyển từ chối vào ĐH thì kỳ thi THPT Quốc gia
năm 2017 đánh dấu sự thất bại của các trường Sư phạm khi thí sinh chỉ cần 9 điểm là
đỗ CĐ, 15 điểm là có thể học trình độ ĐH.
4. Năm 2017, là năm sôi nổi bàn luận về lương của giáo viên. Cuối năm 2017, câu
chuyện cô giáo mầm non Trương Thị Lan ở Hà Tĩnh ngã khuỵu khi cầm quyết định
nghỉ hưu với mức lương hưu 1,3 triệu đồng/tháng đã nhận được nhiều quan tâm của
cộng đồng.
5. Trong năm 2017, nhiều vụ cô giáo mầm non, bảo mẫu đánh đập các bé bị phanh phui
và đăng lên báo, qua đó các cô giáo đánh trẻ đã bị xử lý kỷ luật, thậm chí bị khởi tố;
nhiều cơ sở bị đình chỉ.
6. TPHCM có 3 vụ bạo hành trẻ mầm non bị phát giác, trong đó có vụ gây “rúng động”
ở cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh nơi các bé bị bạo hành trong thời gian dài.
Tại Hà Nội có 2 vụ bạo hành trẻ bị lên báo (cô giáo “để quên” trẻ trong nhà vệ sinh
đến tối muộn; cô giáo dùng tát và thúc gối vào bụng trẻ). Trong khi đó, ở các nơi
khác như Thanh Hóa, Lào Cai, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Đồng Tháp… cũng có các vụ bạo
hành trẻ bị phát giác.
Sự kiện về văn hóa, xã hội (3)
1. Năm 2017, Bộ GD-ĐT trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Giáo dục hiện hành với một số thay đổi đáng chú ý như miễn học phí tới cấp
THCS, lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương.
2. Năm 2017, Đảng liên tục thi hành kỷ luật với phạm vi rộng tạo ra bước ngoặt mới
cho cuộc chiến chống tham nhũng khi cả tần suất và mức độ chiến đấu đều dồn dập
hơn, quyết liệt hơn, dữ dội hơn gấp bội so với những năm trước.
3. Tháng 4/2017, Bộ GD-ĐT chính thức ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình
độ tiến sĩ. Quy chế mới đã bổ sung những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của cơ sở
đào tạo trong việc quản lý nghiên cứu sinh, trách nhiệm của Hội đồng chấm luận án,
của người hướng dẫn và nghiên cứu sinh trong trường hợp có khiếu kiện về nội dung
và chất lượng của luận án.
Sự kiện khác (2)
1. Năm 2017 là một năm đặc biệt khi lần đầu tiên sau nhiều năm chúng ta hoàn thành
vượt mức 13 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội, trong đó tăng trưởng GDP đạt 6,81%,
vượt mục tiêu 6,7% được đề ra trước đó và trở thành mức tăng trưởng cao nhất trong
nhiều năm trở lại đây.
2. Năm 2017, người ta lại nhắc đến cụm từ cách mạng 4.0 nhiều đến như vậy. Nhắc đến
cuộc cách mạng 4.0, người ta cũng nhắc đến những hiện tượng kinh tế - xã hội mới
xuất hiện như Uber, Grab…

5
HIỂU BIẾT_KHOA TOÁN TIN

IV. SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 2018.

Sự kiện giáo dục, nghề giáo (5)


1. Hà Giang có 114 thí sinh với hơn 330 bài trắc nghiệm được nâng tổng điểm từ 1 đến
29,95. Tại Sơn La và Hòa Bình, công an xác định điểm bài thi tự luận và trắc nghiệm
bị can thiệp. Công an đã khởi tố vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi
hành công vụ tại ba tỉnh. 10 cán bộ bị khởi tố, trong đó có Phó giám đốc Sở Giáo dục
Sơn La.
2. Năm 2018, hàng loạt vụ bạo hành thể chất, tinh thần học sinh xảy ra trên cả nước,
gây bức xúc dư luận.
3. Năm 2018, lần đầu tiên, 2 trường đại học của Việt Nam lọt top 1000 đại học thế giới
theo bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds (QS World University Rankings). Đó là
ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP HCM.
4. Sáng ngày 11/12/2018, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã họp báo công bố Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH.
5. Chiều 27/12, Bộ GD-ĐT công bố chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới.
Theo Bộ GD&ĐT, chương trình GDPT mới sẽ có thay đổi, trong đó vừa kế thừa vừa
phát triển những ưu điểm của chương trình GDPT hiện hành.
6. Chương trình GDPT mới đã giảm tải so với chương trình hiện hành là giảm số môn
học, giảm số giờ học, chọn lọc nội dung giáo dục thiết thực, đổi mới phương pháp
giáo dục, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn môn học, chủ đề học tập và tăng
cường các hoạt động thực hành.

Sự kiện về văn hóa, xã hội (3)


1. Ngày 12/11/2018, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) cùng các văn kiện liên quan đã được phê chuẩn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội
khóa XIV. CPTPP được coi là Hiệp định thương mại tự do lớn thứ ba thế giới hiện
nay và sẽ được thực thi từ năm 2019.
2. Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Diễn dàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF
ASEAN) 2018.
3. Hội nghị có chủ đề: “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư” diễn ra từ ngày 11 đến ngày 13/9/2018, với gần 60 phiên thảo luận
sôi nổi và thực chất.
Sự kiện khác (2)
1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tính chung cả năm 2018 ước đạt
khoảng 244,72 tỷ USD, tăng trưởng 13,8% so với năm 2017. Cán cân thương mại
thặng dư cả năm 2018 tiếp tục xuất siêu 7,2 tỷ USD.
2. Việt Nam lần đầu lọt Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ 2018, H’Hen Niê vẫn chứng minh
nhan sắc Việt không chỉ tỏa sáng về hình thể mà còn truyền cảm hứng về nét đẹp
dung dị, chân thật và giàu lòng nhân ái của nhan sắc Việt.

6
HIỂU BIẾT_KHOA TOÁN TIN

V. SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 2019.

Sự kiện giáo dục, nghề giáo (5)


1. Công bố 32 cuốn sách giáo khoa lớp 1 mới. Ngày 22/11 công bố. Trong đó có 24
cuốn của NXB Giáo dục Việt Nam. Cụ thể, Tiếng Việt, Toán, Đạo đức mỗi môn 6
bản thảo; Tự nhiên - xã hội 5 bản thảo; Giáo dục Thể chất 4 bản thảo; Nghệ thuật
(âm nhạc) 5 bản thảo; Nghệ thuật (mỹ thuật) 5 bản thảo. Hoạt động trải nghiệm 6 bản
thảo. Tiếng Anh 6 bản thảo.
2. Năm 2019 là năm đầu tiên thực hiện Quyết dịnh số 37/2018/QĐ-TTg về quy định
tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư (GS),
phó giáo sư (PGS); Thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức
danh GS, PGS.
3. Chiều 25/11/2019, với 88,2% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Luật có bố
cục gồm 3 Điều. Điều 1 quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán
bộ, công chức; Điều 2 quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Viên chức;
Điều 3 quy định về hiệu lực thi hành.
4. Việt Nam có 2 trường đại học lọt top 1000 trong bảng xếp hạng đại học thế giới
Ngày 12/9/2019, tuần san Times Higher Education (THE) chính thức công bố bảng
xếp hạng đại học tốt nhất toàn cầu.
5. Để khắc phục những gian lận thi cử kỳ thi 2018, Bộ GD&ĐT đã có những quy định
đổi mới trong kỳ thi 2019. Nổi bật trong đó là việc giao cho các trường ĐH, CĐ
chấm thi trắc nghiệm với quy trình xử lý bài thi qua 3 bước chặt chẽ.

Sự kiện về văn hóa, xã hội (3)


1. Luật Giáo dục 2019 được Quốc hội thông qua .Ngày 14/6/2019 tại kỳ họp thứ 7,
Quốc hội khóa XIV đã xem xét, thông qua Luật Giáo dục. Theo đó, Luật Giáo dục
2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020. 9. Hội khuyến học Việt Nam vượt mốc
20 triệu hội viên.
2. Việt Nam đăng cai và tổ chức thành công nhiều hoạt động du lịch gây tiếng vang lớn.
3. Việt Nam tăng 4 bậc trong bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh về du lịch của Diễn
đàn Kinh tế thế giới WEF 2019.

Sự kiện khác (2)


1. GDP năm 2019 tăng trưởng ấn tượng ở mức 7,02% bất chấp sự giảm tốc của nền
kinh tế thế giới. Đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng GDP vượt mức 7% kể từ
năm 2011.
2. Việt Nam nhận được sự ủng hộ vượt xa mốc tối thiểu 192/193 phiếu bầu, và chính
thức trúng cử vào ghế ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc
nhiệm kỳ 2020-2021.

7
HIỂU BIẾT_KHOA TOÁN TIN

VI. SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 2020.

Sự kiện giáo dục, nghề giáo (5)


1. Triển khai chương trình GDPT 2018 đối với học sinh lớp 1.
2. Hội đồng thẩm định để lọt quá nhiều “sạn” trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp
1 ở cả 5 bộ sách.
3. Kì thi THPT quốc gia được chia làm 2 đợt. Đợt đầu được diễn ra từ ngày 8 –
10/8/2020, đợt 2 được diễn ra từ ngày trong 2 ngày 3 – 4/9/2020.
4. Đổi tên "kỳ thi THPT Quốc gia" thành "kỳ thi Tốt nghiệp THPT".
5. Cô giáo Mường lọt vào vào top 10 xuất sắc toàn cầu
Sáng 11/11, cô Hà Ánh Phượng, giáo viên Tiếng Anh của Trường THPT
Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ được tổ chức Varkey Foundation công bố
nằm trong top 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu năm 2020. Cô Hà Ánh
Phượng (SN 1991, dân tộc Mường) là giáo viên tiếng Anh của trường.

Sự kiện về văn hóa, xã hội (3)


1. Các hoạt động văn hoá nghệ thuật tham gia tích cực vào cuộc phòng chống
dịch Covid-19.
2. Lần đầu tiên có một giải thưởng thường niên, chuyên nghiệp dành cho các sáng
tác, trình diễn nghệ thuật "của" thiếu nhi hoặc "vì" thiếu nhi.
3. Nhiều hoạt động tôn vinh Nguyễn Du được tổ chức nhân dịp 255 năm sinh và
200 năm ngày mất của Đại thi hào.

Sự kiện khác (2)


1. Bộ KIT xét nghiệm Covid - 19 của Việt Nam sản xuất được Tổ chức Y tế Thế
giới công nhận tháng 4/2020.
2. GDP tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái nghiêm trọng.

8
HIỂU BIẾT_KHOA TOÁN TIN

VII. SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 2021.

Sự kiện giáo dục, nghề giáo (5)


1. Ngày 9/2/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 709/QĐ-BGDĐT
và 718/QĐ-BGDĐ phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6.
2. Ngày hội Công nghệ giáo dục – Khơi nguồn tri thức.
3. Dự kiến, năm 2021, dự thảo Thông tư mới quy định khen thưởng và kỷ luật học sinh
phổ thông thay thế Thông tư 08/TT năm 1988 sẽ được thông qua. Theo dự thảo, mức
kỷ luật cao nhất áp dụng theo nhà trường là tạm dừng học tập trên lớp.
4. Thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH, Bộ Giáo dục và Đào
tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT Quy định về chuẩn
chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các
trình độ của giáo dục đại học vào ngày 22/6/2021.
5. Ngày 11/11/2021, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký ban hành Quyết định số
1895/QĐ-TTg phê duyệt Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống
và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-
2203.

Sự kiện về văn hóa, xã hội (3)


1. Năm Du lịch quốc gia 2021 có chủ đề "Hoa Lư - Cố đô ngàn năm" là chuỗi các sự
kiện kinh tế - văn hóa - xã hội tiêu biểu của ngành Du lịch Việt Nam, có quy mô
quốc gia và tầm cỡ quốc tế.
2. Triển khai thực hiện Chương trình “Chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030”, Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng” giai
đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Tổ chức Liên hoan cán bộ thư viện
tuyên truyền giới thiệu sách; Tổng kết và trao Giải thưởng Phát triển Văn hóa đọc
năm 2021; Giới thiệu sách trực tuyến năm 2021.

Sự kiện khác(2).
1. Đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam đã có 8 loại vaccine phòng Covid-19 được Bộ
Y tế cấp phép sử dụng. Các loại vaccine được phê duyệt sử dụng hiện nay gồm:
AstraZeneca, Gam-Covid-Vac (tên khác là Sputnik V), Vero Cell, Comirnaty của
Pfizer/BioNTech, Spikevax (tên khác là Moderna), Hayat-Vax, Abdala và Janssen.
2. Ngày 2/11/2021 Tổ chức xếp hạng Quacquarelli Symonds - Anh (QS AUR) công bố
kết quả của Bảng xếp hạng cho 675 cơ sở giáo dục ĐH thuộc châu Á, Việt Nam góp
mặt 11 cơ sở giáo dục đại học.

Phần trên là 10 sự kiện nổi bật của 7 năm gần đây mang tính tham khảo
dành cho các bạn sinh viên khoa Toán- Tin nhằm chuẩn bị cho phần thi
Hiểu biết tại Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm cấp trường sắp tới.

-----------------------------------------------HẾT --------------------------------------------

9
XLTH _ KHOA TOÁN TIN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI


KHOA TOÁN - TIN
-----------o0o-----------

TÀI LIỆU PHẦN THI XỬ LÍ TÌNH HUỐNG


HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

HÀ NỘI - 2021
Trang
1
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
MỤC LỤC
I. TÌNH HUỐNG GIỮA GIÁO VIÊN VỚI GIÁO VIÊN.........................................................................4
Tình huống 1...................................................................................................................................................4
Tình huống 2...................................................................................................................................................5
Tình huống 3...................................................................................................................................................6
Tình huống 4...................................................................................................................................................7
Tình huống 5...................................................................................................................................................9
Tình huống 6.................................................................................................................................................10
Tình huống 7.................................................................................................................................................11
Tình huống 8.................................................................................................................................................13
Tình huống 9.................................................................................................................................................13
Tình huống 10...............................................................................................................................................15
II. TÌNH HUỐNG GIỮA GIÁO VIÊN VỚI HỌC SINH.....................................................................16
Tình huống 1.................................................................................................................................................16
Tình huống 2.................................................................................................................................................17
Tình huống 3.................................................................................................................................................18
Tình huống 4.................................................................................................................................................19
Tình huống 5.................................................................................................................................................20
Tình huống 6.................................................................................................................................................22
Tình huống 7.................................................................................................................................................23
Tình huống 8.................................................................................................................................................24
Tình huống 9.................................................................................................................................................25
Tình huống 10...............................................................................................................................................26
Tình huống 11...............................................................................................................................................27
Tình huống 12...............................................................................................................................................28
Tình huống 13...............................................................................................................................................29
Tình huống 14...............................................................................................................................................29
Tình huống 15...............................................................................................................................................30
Tình huống 16...............................................................................................................................................31
Tình huống 17...............................................................................................................................................32
Tình huống 18...............................................................................................................................................33
Tình huống 19...............................................................................................................................................34
Tình huống 20...............................................................................................................................................35
III. TÌNH HUỐNG GIỮA GIÁO VIÊN VỚI PHỤ HUYNH................................................................36
Tình huống 1.................................................................................................................................................36
Tình huống 2.................................................................................................................................................37

Trang 2
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
Tình huống 3.................................................................................................................................................38
Tình huống 4.................................................................................................................................................39
Tình huống 5.................................................................................................................................................40
Tình huống 6.................................................................................................................................................41
Tình huống 7.................................................................................................................................................42
Tình huống 8.................................................................................................................................................43
Tình huống 9.................................................................................................................................................44
Tình huống 10...............................................................................................................................................45
IV. TÌNH HUỐNG DẠY HỌC ONLINE................................................................................................47
Tình huống 1.................................................................................................................................................47
Tình huống 2.................................................................................................................................................47
Tình huống 3.................................................................................................................................................48
Tình huống 4.................................................................................................................................................49
Tình huống 5.................................................................................................................................................49
Tình huống 6.................................................................................................................................................50
Tình huống 7.................................................................................................................................................51
Tình huống 8.................................................................................................................................................52
Tình huống 9.................................................................................................................................................52
Tình huống 10...............................................................................................................................................53

Trang 3
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
I. TÌNH HUỐNG GIỮA GIÁO VIÊN VỚI GIÁO VIÊN

Tình huống 1

Bạn đi dự giờ một đồng nghiệp cùng tổ chuyên môn dạy ở lớp 12A. Bạn
phát hiện thấy người đồng nghiệp đó trong lúc giảng bài liên tục mắng học
Tên tình huống sinh bằng những từ ngữ thậm tệ như: “đồ ngu”, “đồ kém cỏi”, “đồ vô
dụng”… Trong trường hợp đó bạn sẽ làm gì?

★ Vấn đề cần giải quyết:


+ Chỉ ra: việc họ mắng học sinh là không đúng theo quy định của nghề nghiệp
cũng như cái tâm, đạo đức của người làm thầy.
+ Chỉ ra: tác hại của việc la mắng học sinh thậm tệ:
❏ Ảnh hưởng về mặt tâm lý và đến suy nghĩ của các em.
❏ Về việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh sẽ bị ảnh hưởng
nghiêm trọng.
 Đặc biệt các học sinh đang ở lớp 12 có rất nhiều áp lực trong thi cử nên
Phân tích
cần để các em có tâm lý thoải mái vui vẻ học tập khi tới lớp.
+ Tìm hiểu nguyên nhân.
+ Dùng biện pháp mềm mỏng, khôn khéo để người đồng nghiệp thấy được lỗi
và tác hại của việc họ làm mà không gây ra mâu thuẫn giữa 2 người.
+ Có biện pháp để báo cáo với cấp trên để xử lí tình huống của đồng nghiệp
nếu sau khi trao đổi với giáo viên đó nhiều lần nhưng không thấy kết quả tốt.

➢ Phương án 1: GV dự giờ không nói gì, cũng không tìm hiểu và phản hồi
với GV chủ nhiệm đó. Tuy biết hành vi lời nói đó không đúng nhưng
cũng bỏ qua.
➢ Phương án 2: Sau giờ học GV dự giờ có gặp GV dạy tiết học đó và chỉ
trích liên tục về hành vi đồng thời đưa ra lời lẽ có thể là gây sức ép tâm
lý với GV đó khi muốn thưa lên hội đồng nhà trường xử lý nghiêm
minh trường hợp này mà không hề tìm hiểu nguyên nhân hay phản hồi
của HS.
➢ Phương án 3: Vẫn ngồi dự giờ và không đưa ra nói ngay ý kiến với GV
đó trên lớp. Cuối giờ học em sẽ gặp riêng lớp trưởng và lớp phó của lớp
Các hướng giải đó để hỏi rõ tình hình. Mục đích là để xác định có phải buổi dạy nào
quyết có thể thành GV đó cũng liên tục chửi mắng học sinh hay không hay là chỉ có buổi
lập học hôm đó. Đồng thời qua đó xác định cách giải quyết riêng với từng
nguyên nhân khác nhau.
❏ Trường hợp 1: GV chỉ la mắng HS vào buổi học đó thôi còn các buổi
học khác thầy không như vậy.

Tìm hiểu sơ bộ tình hình của GV đó vì có thể do áp lực từ gia đình hoặc các
nhân tố ngoại cảnh đã khiến thầy mất tự chủ trong lời nói của mình khi lên lớp
Sau khi tìm hiểu có thể đã biết nguyên nhân hoặc chưa biết thì sau khi dự giờ
gặp riêng GV đó để trao đổi.

Trang 4
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
“Sau khi dự giờ tiết học của anh, em có một vài nhận xét như sau: thứ nhất về
điểm mạnh là HS ngồi học rất ngoan không có hiện tượng nói chuyện làm việc
riêng trong lớp. Anh giữ kỉ luật lớp khá tốt. Tuy nhiên giờ dạy cũng có một số
nhược điểm nên sửa chữa để thu được kết quả tốt hơn. Em có thấy rằng trong
giờ anh có nói với học sinh hơi nặng lời khá nhiều lần. Em biết là mỗi giáo
viên chúng mình đều nhận ra việc làm này là không được cho phép và cũng
không được làm như vậy. Em nghĩ là anh cũng biết những tác hại tiêu cực của
nó đối với học sinh đặc biệt là các em đang ôn thi đại học đã rất căng thẳng
nữa. Em cũng đi dạy và nhiều buổi do công việc gia đình, áp lực cuộc sống
làm mình thấy bức xúc,khó chịu nhưng mình phải biết kiềm chế và làm chủ lời nói
và hành động của bản thân anh ạ. Nếu anh có việc gì khó khăn cần giúp đỡ hay
chia sẻ anh có thể nói với em em sẽ giúp anh hết sức có thể. Việc mắng nhiếc
học sinh là rất không nên, em mong rằng anh sẽ rút kinh nghiệm và không tái
phạm nữa.”
❏ Trường hợp 2 :GV này luôn luôn chửi mắng học sinh trong tất cả các giờ
học
Sau khi nghe phản hồi từ nhiều học sinh về vấn đề của GV đó thì em sẽ gặp
trực tiếp và trao đổi thẳng thắn, và sau đó có quan sát hành vi và lời nói của
GV đó trong 1 khoảng thời gian. Nếu không có chuyển biến thì cần phải phản
hồi và nhắc nhở lần nữa. Nếu GV đó vẫn cố làm sai thì cần báo lên nhà trường
để tìm cách xử lí hợp lí.
✓ Không chọn phương án 1,2 vì không giải quyết được vấn đề cần
Phân tích Ưu-
giải quyết như trên.
Nhược điểm…
✓ Phương án 3 là phương án phù hợp.

Là một giáo viên, chúng ta không chỉ dạy học sinh về tri thức mà phải chú ý
tới giáo dục nhân cách và đạo đức của học sinh để dạy được học sinh thì chính
mỗi người giáo viên cũng phải tự rèn luyện bản thân để trở thành tấm gương
Kết luận
cho học sinh noi theo. Đồng thời khi đi dạy, mỗi người GV cần kiểm soát hành
vi và lời nói của chính mình không để những chuyện cá nhân ảnh hưởng tới
giờ lên lớp.

Tình huống 2

Hôm nay giáo viên H. có tiết dạy ở lớp 11C. Một đồng nghiệp trẻ (mới công
tác được 1 năm) đến xin dự giờ ở lớp của thầy. Khi thầy H. đang giảng bài
Tên tình huống
bỗng người đồng nghiệp trẻ đó nói to: “Chỗ này thầy giảng sai rồi”. Cả lớp
học xì xào, bàn tán. Là giáo viên H. trong trường hợp đó bạn sẽ làm gì?.

Đây là một tình huống khá phổ biến trong thực tế.
Đồng nghiệp trẻ muốn học hỏi cách giảng dạy nên đến xin dự giờ. Trong lúc
Phân tích giáo viên giảng bài cho học sinh, đồng nghiệp trẻ chợt nhận ra kiến thức thầy
giảng sai, thay vì góp ý cho giáo viên sau giờ dạy, thì đồng nghiệp nói to:
“Chỗ này thầy giảng sai”. Cả lớp học bàn tán, xì xào trước ý kiến của đồng
Trang 5
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
nghiệp trẻ.

Trang 6
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
➢ Phương án 1: Làm ngơ câu nói của đồng nghiệp trẻ, coi như không biết,
giáo viên tiếp tục giảng bài và nhắc cả lớp trật tự.
➢ Phương án 2: Giáo viên nhắc lớp trật tự, ổn định tiếp tục tập trung vào
bài học và mời đồng nghiệp trẻ, học sinh chỉ ra thắc mắc đồng thời giáo
viên cũng kiểm tra lại kiến thức vừa giảng có bị sai không.
❏ Nếu nhận thấy kiến thức bị sai, giáo viên xin lỗi cả lớp và nhấn mạnh
Các hướng giải lại nội dung đó đồng thời cảm ơn đồng nghiệp đã góp ý.
quyết có thể thành ❏ Nếu sau khi kiểm tra và thấy kiến thức đó không sai thì giáo viên nhấn
lập mạnh, giải thích lại nội dung đó cho học sinh và đồng nghiệp đồng thời
cảm ơn sự chú ý của đồng nghiệp (không tỏ ra cáu gắt khi đồng nghiệp
góp ý sai).
Tuy nhiên sau tiết học, giáo viên nên góp ý với đồng nghiệp nên góp ý
cho giáo viên sau giờ học chứ không nên nói to ra trước lớp như vậy để
ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh.

Nên xử lí tình huống theo phương án 2.


Phân tích Ưu-
Theo nguyên tắc giao tiếp sư phạm giáo viên cần tôn trọng nhân cách giao
Nhược điểm
tiếp tức cần tôn trọng ý kiến, hành vi, biết lắng nghe ý kiến không phân biết
của các hướng
đẳng cấp, không cáu gắt với đồng nghiệp trẻ. Đồng thời nên sử dụng phong
giải quyết
cách dân chủ để học sinh và đồng nghiệp cùng tham gia góp ý.

● Trong quá trình giảng dạy cần tôn trọng ý kiến và nhân cách của đồng
nghiệp và học sinh.
● Giáo viên cần biết sửa chữa kiến thức cũng như góp ý thẳng thắn, thành
thật, hợp lý với đồng nghiệp không tỏ thái độ chê bai, phê bình.
Kết luận
● Trong các trường hợp giáo viên cần thể hiện là nhân cách mẫu mực để
học sinh học tập.

Tình huống 3

Là tổ trưởng chuyên môn của tổ tự nhiên ở trường Tiểu học thuộc huyện miền
núi, thầy V đi dự giờ đột xuất lớp dạy của cô A – một giáo viên trẻ mới có 2
Tên tình huống năm tuổi nghề. Buổi học này Cô A dạy về phép chia cho học sinh lớp 4. Ngồi
dưới lớp, thầy V nhận thấy cô A dạy sai kiến thức cơ bản. Là thầy V trong
trường hợp đó bạn sẽ giải quyết như thế nào?

Đối với một giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, thì việc sai sót là khó
tránh khỏi. Hơn nữa, đây là tiết dự giờ đột xuất, cô A gặp vấn đề về tâm lý có
thể là lo lắng, đặc biệt trước người có kinh nghiệm và chuyên môn cao hơn.
Phân tích Việc nhầm lẫn cũng là điều dễ hiểu.Tuy nhiên, việc sai sót sẽ ảnh hưởng đến
uy tín của giáo viên cũng như ảnh hưởng tới kiến thức mà học sinh thu nạp
được: các em sẽ hiểu sai. Mà môn Toán lại là một môn khoa học cần độ chính

Trang 7
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
xác cao tuyệt đối.

Trang 8
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
➢ Phương án 1: Sau khi cô A ngừng lời, nói với cô A một cách tế nhị rằng
cô đã sai ở phần này … (Lời nói thể hiện sự xây dựng đóng góp chứ
không mang hơi hướng coi thường)
➢ Phương án 2: Ngay lúc đó, xin phép cả lớp gặp riêng cô A ở ngoài để
Các hướng giải trao
quyết có thể thành đổi một cách thẳng thắn với thái độ đóng góp với cô về vấn đề này.
lập Mong cô sửa sai và xin lỗi học trò rồi tiếp tục bài học.
➢ Phương án 3: Sau khi buổi học kết thúc, gặp riêng nói chuyện khéo léo
với cô A về việc cô đã dạy sai kiến thức cơ bản. Mong cô đính chính
vào tiết học sau
Cách xử lý thứ ba là hợp lý. Nếu nói trực tiếp ngay lúc đó với cô A trước mặt
toàn thể học sinh cả lớp về lỗi sai của cô A sẽ làm cô mất uy tín với lớp, có thể
khiến cô lúng túng khó xử tạm thời chưa nhận ra được lỗi sai của bản thân.
Nếu ngay lúc đó trao đổi với cô A thì sẽ gây ảnh hướng, gián đoạn tiết học của
Phân tích Ưu-
cô. Còn nếu để lâu dài mới trao đổi (hoặc không trao đổi, bỏ qua) với cô A về
Nhược điểm
lỗi sai này thì các em học sinh đã “được” học một lượng tri thức sai lệch. Việc
của các hướng
này sẽ ảnh hướng tới quá trình tiếp thu tri thức ở những bài học sau trở nên khó
giải quyết
khăn hơn. Vì thế, lựa chọn phương án 3 là khả quan nhất. Thầy V đặt mình vào
vị trí cô A hiểu được tâm trạng lo lắng của cô, vì thế thầy gặp riêng cô A ở bên
ngoài giúp cô không lúng túng, khó xử trước học trò mà có thời gian xem xét
lại bài giảng của mình. Sau đó xin lỗi học trò và sửa lỗi sai trước học trò kịp
thời.
Là một giáo viên tương lai cần phải có kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt
trước những tình huống bất ngờ, giữ vững tâm lý. Đồng thời cần chuẩn bị soạn
Kết luận bài cẩn thận để tránh những lỗi sai kiến thức cơ bản không đáng có. Khi nhận
được lời góp ý tích cực từ những người chuyên môn cao cần lưu tâm, xem xét
lại bài giảng của mình.

Tình huống 4

Cô Lan là tổ trưởng chuyên môn của tổ Tự nhiên ở trường THCS. Cô đi dự giờ


của giáo viên Mai – có thâm niên 10 năm trong giảng dạy ở tổ. Trong lúc cô
Tên tình huống Mai giảng bài, Lan phát hiện Mai đã có một số sai sót về kiến thức trong bài
giảng. Là tổ trưởng chuyên môn, trong trường hợp đó bạn sẽ giải quyết như thế
nào?

Đây là mối quan hệ giữa các giáo viên với nhau trong cùng một trường, hơn
nữa là cùng một tổ chuyên môn. Cụ thể trong tình huống này: một giáo viên
Phân tích thuộc bộ môn tự nhiên đã có thâm niên 10 năm trong nghề nhưng vẫn xảy ra
sai sót về kiến thức trong quá trình giảng dạy.

Trang 9
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
Nếu là tổ trưởng chuyên môn, trong trường hợp đó có thể có các cách giải
quyết như sau:
➢ Phương án 1: Nể tình là đồng nghiệp và tránh mất lòng nhau nên lờ đi và
bỏ qua, coi như không có gì.
➢ Phương án 2: Sau khi kết thúc buổi dạy sẽ gặp trực tiếp người giáo viên
đó và nghiêm khắc phê bình vì đã có thâm niên lâu năm trong nghề lại
để xảy ra sai sót nghiêm trọng như vậy trong lúc dạy, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến danh tiếng về chất lượng giáo dục của tổ, trường.
➢ Phương án 3:
Nếu có thể thì ngay trong tiết dạy đó có thể kín đáo nhắc nhở sai sót với
người giáo viên M để giáo viên đó có thể kịp thời chỉnh sửa sai sót và
xin lỗi cả lớp.
Đợi sau khi kết thúc tiết dạy, sẽ nói chuyện với người giáo viên đó:
Trước hết, hỏi xem giáo viên đó đã phát hiện sai sót của mình chưa. Vì có thể
sai sót đó là do trong lúc giảng hăng say nói nhầm hoặc diễn đạt chưa thoát ý,
ngay sau đó họ đã phát hiện ra. Khi đó chỉ cần nhắc nhở giáo viên M lần sau
Các hướng giải
nên cẩn thận hơn, tránh mắc phải những sai sót không đáng có như vậy.
quyết có thể thành
Nếu người giáo viên đó không phải vì nhầm lẫn lời nói dẫn đến sai sót mà do
lập
họ hiểu chưa đúng về phần kiến thức ấy thì mình sẽ góp ý, chỉ dẫn để họ hiểu
chính xác về kiến thức đó. Khuyên họ buổi lên lớp sau nên chỉnh sửa lại lỗi sai
và nói lời xin lỗi với học sinh. Và nhắc nhở lần sau nên cẩn thận hơn

Phương án 3 là phương án hợp lý hơn: Góp ý để đồng nghiệp nhận ra sai sót
và sửa chữa kịp thời là giúp đỡ đồng nghiệp dần hoàn thiện hơn về năng lực
chuyên môn. Nếu lờ đi và cho qua, như vậy sẽ tạo một tiền lệ xấu trong quy tắc
giao tiếp giữa các giáo viên trong tổ, trong trường. Vi phạm nguyên tắc nhân
cách mẫu mực trong giao tiếp, thiếu kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong giao
Phân tích Ưu-
tiếp. Cũng không nên nghiêm khắc phê bình, vì bất cứ ai trong quá trình giảng
Nhược điểm
dạy cũng khó tránh khỏi sai sót. Như vậy vi phạm nguyên tắc đồng cảm và
của các hướng
thiện chí trong giao tiếp sư phạm, thiếu kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi, nghe
giải quyết
và biết lắng nghe, linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp.
=> Trong tình huống trên, chúng ta vận dụng nguyên tắc tôn trọng nhân cách,
có thiện chí và có niềm tin trong giao tiếp sư phạm; vận dụng những kỹ năng
nghe và biết lắng nghe, tự chủ cảm xúc và hành vi, tự kiềm chế và kiểm tra
đối tượng, linh hoạt, mềm dẻo và diễn đạt ngắn gọn, mạch lạc trong giao tiếp.

Một người giáo viên phải nhận thức được rằng cần tôn trọng và có niềm tin
vào đồng nghiệp. Dù là giáo viên trẻ mới ra trường hay giáo viên thâm niên
Kết luận đều khó tránh khỏi những sai sót khi đứng lớp nên cần đồng cảm để thấu hiểu
nhau hơn. Khi mắc lỗi cần lắng nghe góp ý và chân thành biết ơn sự giúp đỡ
của mọi người để dần hoàn thiện cách ứng xử cũng như năng lực chuyên môn.

Trang 10
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
Tình huống 5

Hôm nay tổng kết khóa học và chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp của giáo sinh ở
một trường Cao đẳng vùng cao, có rất nhiều đại biểu đến dự, trong đó có Phó
phòng đào tạo của trường. Gần cuối buổi làm việc, Ban tổ chức mời đồng chí
Phó phòng đào tạo lên phát biểu. Ông nói khá nhiều về mục tiêu phấn đấu của
thanh niên, trách nhiệm của người thầy giáo…, ông luôn nhắc đi nhắc lại một
Tên tình huống
câu hỏi: Các anh (chị) có quyết tâm thi đỗ 100% không? Một đồng nghiệp (học
cùng với đồng chí Phó phòng ở Đại học Sư phạm) vốn không ưa phong cách
sống của ông đã buột miệng nói to: Xem thầy đã tốt nghiệp chưa?
Cả hội trường xì xào bàn tán. Nếu là đồng chí Phó phòng đó bạn sẽ giải quyết
như thế nào?

Tình huống trên nói về quan hệ giao tiếp sư phạm giữa giáo viên và giáo viên.
Đây là một tình huống ở cấp cao hơn nhà trường, có sự tham dự của đồng chí
Phân tích
Phó phòng đào tạo nên sẽ có tầm ảnh hướng lớn nếu tình huống không được
xử lí thoả đáng.

Nếu là đồng chí Phó phòng, trong trường hợp đó, có thể có các cách giải quyết
như sau:
➢ Phương án 1: Coi như chưa nghe thấy gì và tiếp tục công việc của mình.
➢ Phương án 2: Kể một câu chuyện về một người thầy nào đó mà khi học
trên trường không được nghiêm túc, lơ là, mải chơi nên có thể chưa tốt
nghiệp được ngay từ đầu. Tuy nhiên, sau đó người thầy ấy đã nhận ra
tầm quan trọng của việc học và trở thành một người thầy giáo tốt có ý
nghĩa như thế nào? Nhờ đó mà người thầy đó đã cố gắng để trở thành
Các hướng giải
một thầy giáo mẫu mực và giữ chức vụ cao trong ngành giáo dục ở địa
quyết có thể thành
phương. Và vì thế người thầy giáo đó không muốn học sinh của mình
lập
bị vấp phải tình huống như mình ngày xưa nên luôn nhắc nhở các em
phải cố gắng phấn đấu, biết đặt ra mục tiêu cho mình và phấn đấu đạt
được mục tiêu đó. Và người bạn cùng học ở trường Đại học Sư phạm
kia sẽ hiểu được tâm ý của mình.
Sau đó, có thể gặp người bạn kia sau buổi tổng kết để góp ý kiến và giải
quyết khúc mắc giữa hai người
➢ Phương án 3: Tranh luận với người đồng nghiệp kia ngay trong buổi
tổng
kết.
Phương án thứ 2 là phương án hợp lý hơn cả.Việc kể ra một câu chuyện như
Phân tích Ưu- thế sẽ giúp người đồng nghiệp đó tự nhận ra hành vi của mình là không phù
Nhược điểm hợp với hoàn cảnh lắm. Đồng thời, cách làm như vậy vừa hợp tình hợp lý, vừa
của các hướng không làm sứt mẻ mối quan hệ giữa hai người
giải quyết

Trang 11
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
Trong tình huống trên, chúng ta cần phải biết cách vận dụng nguyên tắc tôn
trọng nhân cách, có thiện chí và có niềm tin trong giao tiếp sư phạm. Là Phó
Kết luận phòng đào tạo, chúng ta cần biết lắng nghe, tự chủ cảm xúc và hành vi, tự kiềm
chế, không nên có cái nhìn quá gay gắt với đồng nghiệp của mình, cần phải
biết tôn trọng lẫn nhau.

Tình huống 6

Hai vợ chồng Sơn và Minh là giáo viên của một trường THCS. Trong đợt thi
tốt nghiệp có một nữ sinh đến nhờ Minh “giúp đỡ” để thi trót lọt môn Văn mà
Tên tình huống Sơn (chồng Minh) dạy. Minh đã nhận lời “giúp đỡ” nữ sinh đó. Cô đem việc
này nói với chồng và đề nghị anh cho em học sinh đó qua trong kỳ thi tới. Là
Sơn, trong trường hợp này bạn sẽ giải quyết như thế nào?

Tình huống này là tình huống mang tính phổ biến, trên thực tế những việc như
thế này xảy ra khá nhiều. Trong tình huống này hành vi của nữ sinh và cô
Minh đều sai. Với cương vị là một người giáo viên, cô Minh hẳn phải biết rằng
hành động “đi cửa sau” của học trò là điều cấm kị trong ngành, đáng lẽ ra cô
nên thẳng thắn từ chối và nói rõ với nữ sinh. Nhưng cô lại chấp thuận, vừa có
Phân tích
lỗi với đạo đức nghề giáo, được coi là “phạm tội”, thêm nữa cô không hề nói
cho chồng biết việc này mà tự mình quyết định, sau đó lại đề nghị thầy Sơn
(chồng cô) giúp nữ sinh này. Trong tình huống này, thầy Sơn phải xử lý ổn
thỏa cả bên vợ, cả bên học trò sao cho vừa giữ được đạo đức nghề nghiệp, vừa
làm cho vợ - một người giáo viên nhận ra được vấn đề nghiêm trọng của việc
này.
➢ Phương án 1: Chấp nhận yêu cầu của vợ, giúp đỡ em học sinh thi trót
lọt môn Văn của mình.
➢ Phương án 2: Từ chối đề nghị của vợ, trả lại “quà” mà vợ đã nhận của
học sinh. Làm theo nguyên tắc, đánh giá dựa trên năng lực của học sinh.
➢ Phương án 3: Nói chuyện với vợ, kiên quyết không chấp nhận đề nghị
của vợ. Thầy Sơn nói rõ cho vợ (cô Minh) biết hành động của cô là trái
Các hướng giải
với đạo đức nghề nghiệp; thuyết phục và nói rõ cho cô Minh hiểu để
quyết có thể thành
không còn những việc như thế này xảy ra, đồng thời bảo cô trả lại
lập
“quà” xin giúp đỡ của nữ sinh. Thầy sẽ gặp nữ sinh đó tìm hiểu nguyên
nhân và chỉ ra nữ sinh đó biết hành động của nữ sinh là không phù hợp
trong môi trường giáo dục, là điều cấm kị. Và thầy thể hiện rõ quan
điểm công bằng trong việc đánh giá năng lực, khuyên nữ sinh đó nên cố
gắng học tập đạt được kết quả tốt bằng chính năng lực của mình, có khó
khăn gì trong học tập có thể nhờ thầy và cô Minh giúp đỡ.

Phân tích Ưu- ✓ Cách xử lý thứ nhất là trái với đạo đức nghề giáo, trái với lương tâm,
Nhược điểm gây hại cho học sinh.
của các hướng ✓ Cách xử lý thứ 2 tuy cũng giải quyết được một phần của vấn đề (đạo
Trang 12
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
giải

Trang 13
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
quyết đức của nghề giáo) nhưng chưa giải quyết được tận gốc của sự việc là
sự tiến bộ của học sinh trong học tập.
✓ Cách giải quyết thứ 3, thầy Sơn vừa làm đúng theo nguyên tắc, vừa giúp
vợ nhận ra lỗi lầm để sửa chữa, và không để lặp lại hành vi sai trái, giúp
học trò tiến bộ hơn bằng cách của mình. Đồng thời, về phía nữ sinh,
thầy chỉ ra hành động sai trái của nữ sinh, khuyên nữ sinh đó nên chăm
chỉ học tập để đạt kết quả tốt, thay đổi và điều chỉnh hành động của bản
thân

Một giáo viên cần rèn luyện cho bản thân cách ứng xử linh hoạt trong mọi tình
huống; giữ vững quan điểm công tư phân minh, giữ vững đạo đức nghề
Kết luận nghiệp, kiên quyết từ chối những đề nghị “giúp đỡ” để qua môn,…v..v... Giáo
viên nên tìm hiểu rõ nguyên nhân vấn đề, nhìn nhận mọi tình huống dưới cái
nhìn khách quan và đưa ra biện pháp giải quyết hợp lý.

Tình huống 7

Là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của một trường THPT, hôm nay L
đi kiểm tra đột xuất tiết giảng của cô giáo H. ở lớp 10C và anh đã phát hiện
Tên tình huống
thấy cô H. không soạn bài nhưng vẫn cứ lên lớp dạy. Nếu là người Hiệu phó
đó, bạn sẽ xử lý giáo viên này như thế nào?

Tình huống xảy ra khi có một giáo viên tên H không soạn giáo án trước khi lên
lớp và bị thầy Hiệu phó tên L “bắt quả tang”. Thông thường, là một giáo viên
thì cô H phải có chuẩn bị bài trước khi đến lớp, được thể hiện bằng việc có
giáo án. Nếu không soạn bài trước thì hiệu quả của tiết học sẽ không được đảm
bảo. Là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn thì thầy L chắc hẳn phải
rất coi trọng việc soạn bài trước khi đến lớp của giáo viên. Việc “bắt quả tang”
như này thì thầy L phải có cách giải quyết vấn đề phù hợp, hợp lý, hợp tình.
Khó khăn ở đây là xử lý giữa giáo viên với giáo viên- là những người có lòng
Phân tích tự trọng rất cao trong xã hội nên hướng giải quyết phải thật sự thấu tình đạt lí
và đạt hiệu quả cao.
Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Giải quyết ngay lập tức và giải quyết lâu dài.
- Không gây tác động xấu đến tiết học hiện tại của lớp.
- Trên tinh thần dân chủ, vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo.
- Vừa thể hiện được tinh thần trách nhiệm, làm đúng quy tắc của một thầy hiệu
phó vừa tránh mất lòng giáo viên.

Trang 14
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
➢ Phương án 1: Thầy gọi giáo viên ra ngoài nói chuyện, quở trách cô, bảo
cô sau tiết dạy thì lên văn phòng kiểm điểm.
➢ Phương án 2: Thầy đi vào và dự giờ luôn tiết học đó xem cô dạy thế nào.
Nếu cô dạy tốt thì bỏ qua, nếu cô dạy không tốt thì phạt thật nặng.
➢ Phương án 3: Trước khi xử lí thầy sẽ phải phân tích trong đầu một lúc.
Cô H là đồng nghiệp như thế nào? Cô đã có những đóng góp như thế
nào trong việc giảng dạy cũng như công tác khác trong trường? Nếu đây
chỉ là một hôm hạn hữu, cô quên mang giáo án hoặc cô quên soạn giáo
án, nhưng kiến thức cô luôn nắm rất chắc và cô luôn biết mình phải
giảng dạy như thế nào cho học sinh trong một tiết học, thì sẽ xử lí nhẹ
nhàng hơn. Tuy nhiên trong những trường hợp chung thì thầy L nên gọi
Các hướng giải
cô nhẹ nhàng để đi ra nói chuyện, trong khi đó nhắc nhở học sinh tự đọc
quyết có thể thành
và làm bài và mình “xin cô” của lớp một vài phút. Thầy L nên hỏi
lập
nguyên nhân tại sao cô không soạn bài, cô thấy khi mình không soạn
bài trước thì có thấy những khó khăn khi lên lớp không (bị lúng túng,
không có hệ thống…), thầy sẽ giúp cô tự nhận ra hậu quả. Nếu đây là
lần đầu tiên thì thầy có thể nhắc nhở nhẹ nhàng còn các lần sau thì tăng
dần mức độ phạt (làm bản kiểm điểm, trừ điểm thi đua…). Sau khi tiết
học kết thúc, cô lên phòng hiệu bộ thì thầy có thể nói riêng với cô nhiều
hơn về vấn đề này, có thể tìm hiểu kĩ hơn về nguyên nhân, nếu có cô H
gặp khó khăn gì đó thì thầy L sẽ có những lời khuyên và những sự giúp
đỡ trong khuôn khổ với tư cách vừa là đồng nghiệp vừa là sếp. Nhưng
dù thế nào đi nữa thì thầy cũng phải kiên quyết với việc giáo viên phải
soạn giáo án trước khi đến lớp để tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học
sinh.
Phân tích Ưu- Phương án giải quyết thứ ba hợp lý nhất vì nó đáp ứng đầy đủ mục tiêu đề ra.
Nhược điểm Thầy giáo đã thực hiện đầy đủ những nguyên tắc trong giao tiếp: mô phạm, tôn
của các hướng trọng nhân cách, có thiện ý và đồng cảm.
giải quyết

Dù giữ chức vụ cao hơn trong một trường học thì người thầy giáo vẫn là đồng
nghiệp của giáo viên. Đã là đồng nghiệp thì phải thấu hiểu lẫn nhau. Bên cạnh
đó cũng không chần chừ trong việc chỉ ra lỗi sai cho đồng nghiệp, cùng khắc
phục lỗi sai đó và áp dụng những biện pháp thưởng phạt phù hợp. Vẫn phải giữ
Kết luận
được cái uy của một lãnh đạo và luôn sát sao đến tình hình dạy học của các
thầy cô trong trường.

Trang 15
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
Tình huống 8

Khi kiểm tra hồ sơ dạy của giáo viên, thanh tra của trường phát hiện thấy cô V
– Tổ phó chuyên môn chưa có kết quả nhận xét, đánh giá môn học của học
Tên tình huống
sinh ở 2 lớp 10A và 10B mà cô phụ trách. Là thanh tra của trường, lại là một
đồng nghiệp với V, bạn sẽ giải quyết như thế nào?

Vấn đề xảy ra ở đây là khi thanh tra đi kiểm tra đã phát hiện giáo viên (Tổ phó
tổ chuyên môn) chưa có kết quả nhận xét, đánh giá của hai lớp mà cô đang
Phân tích
dạy. Việc này nếu xử lý không tốt sẽ ảnh hưởng xấu tới quan hệ đồng nghiệp
hiện tại cũng như trong tương lai, vì thế người giáo viên cần xử lý thật khéo
léo.
➢ Phương án 1: Lờ đi cho qua, giữ tình đồng nghiệp.
➢ Phương án 2: Vừa chỉ ra lỗi của cô V, vừa động viên hỏi han xem vấn
đề nằm ở đâu:
❏ Với tư cách là một thanh tra: xử lý theo đúng quy định,phê bình cô V
chưa làm tròn trách nhiệm của mình và yêu cầu cô bổ sung kết quả nhận
Các hướng giải xét,đánh giá của hai lớp 10A và 10B vào hồ sơ dạy.
quyết có thể thành ❏ Với tư cách là một đồng nghiệp: Tìm cơ hội trao đổi với cô V về việc
lập này, hỏi cô V xem cô có gặp khó khăn gì hay không, tìm hiểu lý do tại
sao cô ấy chưa hoàn thành công việc.Sau khi biết lý do, có thể khuyên
nhủ,giúp đỡ cô V giải quyết khó khăn và công việc trong phạm vi của
bản thân với tư cách đồng nghiệp,trên cơ sở không trái với quy định của
trường.Cũng có thể nhờ thêm đồng nghiệp khác cùng chuyên môn giúp
đỡ cô V nếu hiệu quả và thuận tiện hơn.

Phân tích Ưu- -Phương án 1 dù một mặt bảo vệ đồng nghiệp nhưng thực ra lại vi phạm
Nhược điểm nguyên tắc sư phạm .
của các hướng -Phương án 2 vừa xử lý theo đúng quy định vừa đảm bảo sự cảm thông với
giải quyết đồng nghiệp.

Khi đồng nghiệp phạm lỗi, chúng ta một mặt cần phải xử lý theo đúng quy
Kết luận định, thẳng thắn phê bình và không bao che cho đồng nghiệp, mặt khác cần an
ủi,giúp đỡ nếu họ có khó khăn.

Tình huống 9

Theo Công văn của Sở Giáo dục, mỗi học kì các tổ chuyên môn phải tiến hành
dự giờ của ít nhất 50% số giáo viên trong tổ. Sau khi dự giờ A. – một giáo viên
của tổ Tự nhiên, cả tổ về phòng Hội đồng để rút kinh nghiệm giờ dự. Vừa vào
Tên tình huống đến phòng Hội đồng, một số giáo viên trong tổ đã lên tiếng chê trách, phê bình
tiết dạy của A. một cách gay gắt. Là tổ trưởng chuyên môn của tổ đó bạn sẽ xử
lý như thế nào?

Trang 16
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
Giáo viên A cần được chỉ ra những lỗi sai để tiến bộ hơn nhưng tuy nhiên nếu
Phân tích bị phê bình quá gay gắt, giáo viên A cũng sẽ rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực
như thất vọng, chán nản.

➢ Phương án 1: Tôi sẽ lờ đi và tiếp tục buổi họp rút kinh nghiệm sau giờ
dạy của A.
➢ Phương án 2: Tôi sẽ đồng tình với người giáo viên đó và tiếp tục chỉ
trích
phê bình A.
➢ Phương án 3: Đầu tiên là phải làm dịu không khí bằng cách là bảo là các
đồng chí bây giờ chúng ta họp.
- Khi vào cuộc họp thì mời các thầy (cô) đưa ra các ý kiến, quan điểm
của bản thân và yêu cầu đồng nghiệp đưa ra các ưu điểm, và nhược điểm của
bài dạy vừa qua.
- Sau khi đợi tất cả mọi người phát biểu, thì mình sẽ là người cuối cùng
đứng lên nói ra các ý kiến. Lưu ý mình với vai trò là tổ trưởng thì nên là người
trung hòa không khí trong cuộc họp, không nên quá gay gắt với A, cũng như
người giáo viên chỉ trích A. Cố gắng nêu ra được những điểm tốt của giờ dạy,
và nhấn mạnh những thiếu sót của A,và phải tích cực cố gắng để cho mỗi giờ
dạy sẽ ngày càng hay và bổ ích hơn nữa.
- Có thể sau khi họp xong mình sẽ nên có một buổi nói chuyện với A, và
Các hướng giải người giáo viên phê bình A. Gặp A mình nên nói : ‘’ Bài dạy hôm qua chưa
quyết có thể thành thực sự tốt, em hãy cố gắng sửa chữa và trau dồi thêm kinh nghiệm của bản
lập thân, cố gắng lắng nghe ý kiến của mọi người, và nên chú ý tới học sinh nhiều
hơn em nhé. Mình là giáo viên dạy Toán, kiến thức đương nhiên quan trọng,
nhưng để bài giảng thành công thì còn phụ thuộc nhiều yếu tố như…chữ viết,
cách trình bày, giọng nói, học sinh…. Chị sẽ cố gắng sắp xếp thời gian để dự
nhiều tiết dạy của em nữa.’’. Khi gặp thầy(cô) phê bình A: “ Tôi biết hôm qua
bài dạy của A còn có nhiều vấn đề còn thiếu sót, em ấy còn trẻ kinh nghiệm
còn ít, chúng mình đi dạy cũng nhiều năm rồi nên thông cảm, và hiểu cho A.
Chúng mình là đồng nghiệp, còn dạy chung một trường phải hiểu cho nhau, ai
cũng có lúc này lúc khác, tôi nghĩ chắc cô hiểu. Cô đưa ra ý kiến là rất tốt,
nhưng không nên quá gay gắt, như vậy A hay người giáo viên nào cũng sẽ
buồn. Khi đi dạy, hơn ai hết tôi hay cô đều hiểu nghề này như thế nào, còn gì
buồn hơn khi mình không thể dạy được học sinh….’’
Phân tích Ưu- Phương án 3 là phương án xử lý hợp lý nhất, đảm bảo đầy đủ nguyên tắc giao
Nhược điểm tiếp sư phạm: Tôn trọng nhân cách trong giao tiếp,có thiện ý trong giao tiếp sư
của Các hướng phạm và các kỹ năng giao tiếp sư phạm là : Kỹ năng điều chỉnh, điều khiển
giải quyết trong quá trình giao tiếp sư phạm.

Là một người giáo viên, chúng ta không nên có cái nhìn quá gay gắt, cần tôn
Kết luận
trọng, thông cảm và thấu hiểu đồng nghiệp.

Trang 17
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
Tình huống 10

Học sinh đánh nhau trong lớp. GVBM báo với GVCN nhưng GVCN không
Tên tình huống
quan tâm. Là GVBM trong tình huống này bạn cần làm gì?

● Phân tích tình huống: Đây là một tình huống nghiêm trọng, đồng thời
nhạy cảm và khó xử lý. Dưới cương vị là một GVBM, cần hành động
Phân tích
khéo léo để không mất lòng đồng nghiệp mà vẫn khiến GVCN quan
tâm hơn đến lớp và giải quyết triệt để vụ việc nghiêm trọng kia.

 Phương án 1: Thấy GVCN không quan tâm thì bản thân là GVBM cũng
không cần quan tâm làm gì.
 Phương án 2: Báo cáo thẳng lên BGH về trường hợp của GVCN lớp,
Các hướng giải
nêu quan điểm cá nhân cần có những biện pháp mạnh để xử lý.
quyết có thể thành
 Phương án 3: Khéo léo tìm hiểu nguyên nhân tại sao GVCN đang có
lập
vướng bận gì mà chưa có thời gian quan tâm tới lớp. Nếu GVCN có những
vấn đề cá nhân khó khăn thì sẽ ngỏ ý giúp đỡ và cùng giải quyết các
công việc của lớp.

Phân tích các cách giải quyết:


Phân tích Ưu- + Cách thứ nhất làm trái hoàn toàn với đạo đức nghề giáo.
Nhược điểm + Cách thứ hai lại giải quyết một cách quá tiêu cực, chưa hề tìm hiểu rõ ràng
của Các hướng nguyên nhân mà đã vội quyết định.
giải quyết + Cách thứ ba hợp lý hơn cả vì vừa giải quyết được vấn đề cho lớp, vừa giúp
cho GVCN có thể quan tâm và sát sao với lớp mình hơn.

GV cần có thái độ bình tĩnh, xử lý khôn khéo, thể hiện sự quan tâm, cảm thông
với đồng nghiệp, trên tinh thần xây dựng cho lớp. Để trở thành người GV tốt
Kết luận thì không nên chỉ quan tâm tới vấn đề của lớp do mình chủ nhiệm mà bất cứ
lúc nào GV cũng nên trở thành một người dẫn dắt và giúp đỡ các em học sinh
đi đúng đường.

Trang 18
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
II. TÌNH HUỐNG GIỮA GIÁO VIÊN VỚI HỌC SINH
Tình huống 1
Lớp bạn phụ trách có học sinh X tháo vát, lanh lợi nhưng có lần đã bị góp ý về
khuyết điểm mượn tiền của bạn không chịu trả đúng hạn. Sắp đến ngày 26/3,
Tên tình huống lớp tổ chức đi dã ngoại, có ý kiến đề xuất nên cử X đảm nhận trách nhiệm việc
thu tiền, mua sắm một số thứ cần thiết phục vụ cho chuyến đi.
Là GVCN lớp, bạn xử lí như thế nào?
Đây là một tình huống hay gặp trong trường lớp. Cụ thể là học sinh bị góp ý về
việc không rõ ràng trong chuyện tiền bạc. Vấn đề này có thể xuất phát từ nhiều
Phân tích nguyên nhân như: học sinh để quên trả tiền đúng hạn, có hiện tượng không trả
tiền và sâu hơn là bùng tiền trong trường lớp,…. nên các em khó có thể tự giải
quyết và thường sẽ tìm đến sự giúp đỡ của giáo viên.
● Phương án 1: GV thông báo, phê bình trước lớp và không cho học sinh X
đảm nhận thu tiền trong buổi dã ngoại tới, còn việc trả tiền mượn là giữa học
sinh X và người cho mượn, GV không có trách nhiệm giải quyết.
● Phương án 2: GV nói chuyện với phụ huynh bạn X về vấn đề tiền bạc đề
nghị cùng phối hợp giải quyết và không để bạn X đảm nhận việc thu tiền cho
buổi đi dã ngoại.
● Phương án 3:
Các hướng giải - Trước tiên giáo viên cần tìm hiểu về việc mượn tiền của bạn X qua những
quyết người đã góp ý.
có thể - Sau đó, GV gọi riêng bạn X ra nói chuyện, hỏi thăm xem dạo nào em có
thành lập gặp khó khăn gì không. Sau đó GV chia sẻ với bạn về những góp ý đó và
vấn đề tiền bạc là một vấn đè nhạy cảm và chúng ta cần phải rõ ràng. Nếu
thật sự có vấn đề mượn tiền như vậy thì GV cần giữ thái độ điềm tĩnh để nói
chuyện với X và động viên em.
- GV tổ chức một buổi sinh hoạt trước lớp đưa ra một câu chuyện và nhắc
nhở tế nhị về chuyện tiền bạc sau đó bàn bạc về chuyến đi tới. GV đề cử bạn
X đảm nhận việc thu tiền và mua sắm và nhắc bạn X cần ghi lại rõ ràng
những
thứ đã mua để GV kiểm tra và giúp đỡ.
● Cần vận dụng nguyên tắc nhân cách mẫu mực, tôn trọng nhân cách, có thiện
chí, đồng cảm trong giao tiếp sư phạm. Những kỹ năng cần thiết là kỹ năng
nghe và biết lắng nghe, tự chủ cảm xúc, hành vi
● Lựa chọn phương án 3 vì:
Phân tích ưu/  Việc quan trọng hiện tại là cần xác thực sự việc về mượn tiền và tế nhị,
nhược điểm khéo léo khuyên nhủ học sinh X.
của các hướng  Phương án 1 trong trường hợp này sẽ không hợp lý vì việc phê bình học
giải quyết sinh trước tập thể lớp là hành động rất nên hạn chế trừ trường hợp học
sinh vi phạm những nội quy của trường và cần được nhắc nhở. Hơn nữa
việc phê bình sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh cũng như tiết
học của giáo viên là do người giáo viên phụ trách, vì vậy không thể nói
là giáo

Trang 19
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
viên không có trách nhiệm giải quyết.

Trang 20
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
 Phương án 2 GV chưa xác thực được vấn đề đã vội vàng đề cập với phụ
huynh có thể gây tâm lý bối rối, giận dữ cho phụ huynh cũng như khó
chịu, hoảng sợ với học sinh. Điều này khiến GV khó giải quyết được
mâu thuẫn và chưa đồng cảm với học sinh.
 Phương án 3 giải quyết được vấn đề tốt hơn. Việc tìm hiểu rõ ràng vấn
đề và gọi riêng ra học sinh ra nói chuyện sẽ giúp X dễ dàng chia sẻ hơn.
Hơn nữa việc cho X thu tiền chuẩn bị dã ngoại dưới sự giúp đỡ của GV
sẽ làm X tự tin, không bị mặc cảm và có thể sửa đổi được vấn đề không
rõ ràng về tiền bạc. Hơn nữa, cách làm này còn giúp học sinh X rèn tính
tự giác,
trung thực và rút ra bài học kinh nghiệm.
Giáo viên cần có thiện ý và đồng cảm trong giao tiếp sư phạm, luôn giữ bình
tĩnh và biết cách giải quyết tình huống một cách chủ động, hiệu quả và tốt nhất
Kết luận
đối với mỗi học sinh, để học sinh có thể tự nhận lỗi của mình và nhận ra bài học
đạo
đức, nâng cao nhận thức của bản thân.

Tình huống 2
Trong một giờ seminar tại lớp, là giáo viên mới ra trường, mặc dù đã có sự
Tên chuẩn bị cẩn thận những bạn đã bị đuối lí trước sức “tấn công” mạnh mẽ của cả
tình huống lớp về một vấn đề không thuộc phạm vi của đề tài seminar hôm đó.
Bạn sẽ xử lý như thế nào? Tại sao?
Đây là tình huống khá phổ biến trong môi trường học đường.
Cụ thể là: Buổi seminar là một buổi chuyên đề về một nội dung nào đó. Học
sinh ở lứa tuổi THCS hay THPT có đều đã có ý thức học tập và muốn tìm hiểu
Phân tích nhiều thứ xung quanh. Các học sinh, xuất phát từ nhiều nguyên nhân: thích tìm
hiểu thêm về nhiều chủ đề khác nhau, thích hỏi xoáy để trêu giáo viên trẻ,….,
nên có câu hỏi “hóc búa” khi sắp kết thúc tiết học khiến giáo viên trẻ cảm thấy
khó khăn,
không thoải mái.
● Phương án 1: GV không trả lời hoặc trả lời 1 cách qua loa vì nội dung không
thuộc phạm vi buổi seminar để kết thúc đúng giờ. Vì giờ nghỉ giải lao giữa
các tiết học là rất ngắn nên cần tận dụng để đảm bảo thời gian thư giãn lấy
lại sức và chuẩn bị cho các tiết dạy tiếp theo.
● Phương án 2: GV cố gắng nói đến cùng và khẳng định lí lẽ của mình đúng
và nhắc cả lớp cần tập trung hơn vào nội dung của buổi seminar.
Các hướng giải ● Phương án 3:
quyết - Trước tiên, giáo viên bảo cả lớp bình tĩnh và thầy sẽ cố gắng cùng lớp
có thể mình giải quyết vấn đề này.
thành lập + Nếu ngay lúc đó đã nghĩ ra lời giải cho câu hỏi đó thì sẽ chia sẻ cho cả
lớp ấy để các em về nhà suy nghĩ và tìm lời giải. Và hẹn cả lớp nếu vẫn
chưa giải quyết thì sẽ có một buổi cùng chia sẻ, giải đáp.
- Nếu ngay lúc đó chưa nghĩ ra hướng làm thì GV xin phép hẹn cả lớp buổi

Trang 21
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
sau vì vấn đề này không thuộc phạm vi của buổi seminar hôm nay và nói
thật rằng “tạm thời thầy vẫn chưa có những lời giải hay, những thông tin
hay về
vấn đề này”. Vì vậy thầy và các em sẽ cùng về nhà tìm hiểu và chia sẻ với

Trang 22
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
nhau trong buổi học tới (có thể tổ chức một buổi seminar về vấn đề học sinh
hỏi). Như vậy vừa có thời gian để suy nghĩ thêm về vấn đề hoặc trao đổi,
hỏi ý kiến đồng nghiệp.
● GV cần vận dụng nguyên tắc nhân cách mẫu mực, tôn trọng nhân cách, có
thiện chí trong giao tiếp sư phạm. Những kỹ năng cần thiết là kỹ năng nghe
và biết lắng nghe, tự chủ cảm xúc, hành vi, diễn đạt ngắn gọn, mạch lạc, dễ
hiểu, linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp và điều khiển quá trình giao tiếp.
● Lựa chọn phương án 3 vì:
 Việc quan trọng hiện tại là cần giúp cả lớp ổn định và nhanh chóng lấy
bình tĩnh để tiếp tục bài giảng của buổi seminar.
 Phương án 1 trong trường hợp này sẽ không hợp lý vì chúng ta không
nên trả lời qua loa, như vậy là tự bộc lộ năng lực chuyên môn chưa tốt
với học sinh khiến học sinh mất niềm tin vào năng lực của người giáo
viên, đồng thời khiến học sinh không tôn trọng nhân cách của mình vì đã
Phân tích ưu/
không thành thực mà kiếm cớ lấp liếm, trả lời qua loa, không dám thừa
nhược điểm
nhận sự thực; mặt khác vi phạm nguyên tắc nhân cách mẫu mực và thiện
của các hướng
chí trong giao tiếp sư phạm, thiếu kỹ năng sư phạm là linh hoạt, mềm
giải quyết
dẻo trong giao tiếp.
 Phương án 2: GV trở nên thiếu sự tế nhị, uyển chuyển trong giảng dạy,
đôi co với học sinh và bắt buộc học sinh phải theo lời mình. GV chưa
cho học sinh thấy rõ ý nghĩa và chức năng của những buổi seminar đồng
thời thể hiện năng lực phản ứng nhanh chưa tốt dẫn đến sự mất hứng
thú, niềm tin của học sinh với GV.
 Phương án 3 giải quyết được vấn đề tốt hơn. Việc ổn định lớp, trung
thực nhận với học sinh và bình tĩnh quay lại bài giảng sẽ giúp các em tôn
trọng GV hơn, tiếp tục nghe giảng và nắm được ý nghĩa của buổi
seminar. GV hẹn học sinh giải quyết vấn đề (hoặc tổ chức seminar) sẽ
giúp học sinh tin
tưởng vào uy tín của GV..
Là một giáo viên, nên vui mừng vì có học sinh ham học hỏi như vậy, khuyến
khích các em không ngừng tìm tòi khám phá các kiến thức mới. Không nên
Kết luận “thẹn quá hóa giận” khi gặp những câu hỏi khó ngoài khả năng của mình. Qua
đó cũng cần nhắc nhở bản thân phải không ngừng học tạp, trau dồi kiến thức kỹ
năng để
dần hoàn thiện nhân cách và năng lực chuyên môn.

Tình huống 3
Học sinh trong lớp bị mất tiền: Sau giờ ra chơi, bạn bước vào lớp, khi tiến
hành bài dạy mới chỉ bắt đầu được vài phút thì một em học sinh đứng lên thất
Tên
thanh: “Thưa cô em bị mất tiền. Em mang tiền đi đóng quỹ lớp mà sau giờ ra
tình huống
chơi em vào thì đã không thấy đâu". Cả lớp nhốn nháo, em học sinh không
ngừng khóc.
Nếu Là GVCN của lớp, bạn nên xử lý trường hợp này như thế nào?
Đây là một tình huống hay gặp trong trường lớp. Cụ thể là học sinh thưa với

Trang 23
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
giáo viên là bị mất tiền. Vấn đề này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân
Phân tích
như: học sinh để tiền ở đâu đó và quên, có hiện tiện trộm cắp trong trường
lớp nên
các em khó có thể tự giải quyết và thường sẽ tìm đến sự giúp đỡ của giáo viên.

Trang 24
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
 Phương án 1: Phê bình HS đó vì làm gián đoạn tiết học, coi việc mất tiền là
do bản thân em ấy làm mất, GV không có trách nhiệm giải quyết.
⮚ Phương án 2: Điều đầu tiên mà bạn cần phải làm đó chính là trấn an học
sinh
đó để em không quá hốt hoảng và lo lắng. Sau đó bạn tiếp tục bài giảng của
mình và có thể đẩy nhanh tiến độ bài giảng một chút để dành chút thời gian
cuối tiết học để giải quyết vấn đề:
Các hướng giải + Trước tiên bạn nên khuyên học sinh đó xem lại thật kỹ tiền còn ở trong
quyết túi em hay không và có phải mất ở lớp thật không.
có thể + Nếu thật sự mất ở lớp, bạn cần giữ cho mình một thái độ điềm tĩnh, ôn
thành lập tồn để nói chuyện với các em học sinh trong lớp: bạn động viên tinh
thần tự giác của các em trước, rồi giải thích cho học sinh và mở ra nhiều
hướng cho em nào đã trót lấy tiền của bạn có cơ hội trả lại mà không ai
biết mình đã lấy.
+ Nếu có học sinh trong lớp lấy thì bạn không nên mạt sát học sinh mà hãy
tế nhị yêu cầu học sinh đó gặp riêng cô giáo để giải quyết.
+ Hãy đưa ra lời khuyên đối với học sinh làm mất tiền, với học sinh lấy tiền
của bạn và toàn bộ học sinh trong lớp.
✔ Cần vận dụng nguyên tắc nhân cách mẫu mực, tôn trọng nhân cách, có thiện
chí, đồng cảm trong giao tiếp sư phạm. Những kỹ năng cần thiết là kỹ
năng nghe và biết lắng nghe, tự chủ cảm xúc, hành vi
✔ Lựa chọn phương án 2 vì:
- Việc quan trọng hiện tại là cần ổn định lớp, không ảnh hưởng đến bài
học nhưng vẫn giải quyết được vấn đề
Phân tích ưu/ - Phương án 1 trong trường hợp này sẽ không hợp lý vì việc phê bình
nhược điểm học sinh trước tập thể lớp là hành động rất nên hạn chế trừ trường hợp
của các hướng học sinh vi phạm những nội quy của trường và cần được nhắc nhở.
giải quyết Hơn nữa việc phê bình sẽ làm ảnh hưởng đến tiết học và mọi việc xảy
ra trong tiết học là do người giáo viên quản lý, vì vậy không thể nói là
giáo viên không có trách nghiệm giải quyết.
 Phương án 2 giải quyết mâu thuẫn tốt hơn. Việc ổn định lớp và tiếp tục bài
giảng là đúng vì những vấn đề phát sinh không nên để ảnh hưởng đến tiết
học. Làm theo phương án này thì vấn đề được giải quyết ổn thỏa hơn. Hơn
nữa, còn giúp học sinh rèn tính tự giác, trung thực và rút ra bài học kinh
nghiệm.
Giáo viên cần có thiện ý và đồng cảm trong giao tiếp sư phạm, luôn giữ bình
tĩnh và biết cách giải quyết tình huống một cách chủ động, hiệu quả và tốt nhất
Kết luận
đối với mỗi học sinh, để học sinh có thể tự nhận lỗi của mình và nhận ra bài
học đạo đức, nâng cao nhân thức của bản thân.

Tình huống 4
Khi sắp kết thúc bài giảng một học sinh trong lớp làm bạn hơi không thoải mái
Tên
vì những câu thắc mắc “hóc búa” ngoài sự chuẩn bị của bạn. Bạn sẽ giải quyết
tình huống
như thế nào?

Trang 25
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
Đây là tình huống khá phổ biến trong môi trường học đường. Cụ thể là: Học
Phân tích sinh, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có câu hỏi “hóc búa” khi sắp kết thúc tiết
học khiến giáo viên cảm thấy không thoải mái.
⮚ Phương án 1: Trả lời 1 cách qua loa để kết thúc đúng giờ. Vì giờ nghỉ giải
lao giữa các tiết học là rất ngắn nên cần tận dụng để đảm bảo thời gian thư
giãn lấy lại sức và chuẩn bị cho các tiết dạy tiếp theo
⮚ Phương án 2: Nếu ngay lúc đó đã nghĩ ra lời giải cho câu hỏi đó thì sẽ gợi
Các hướng giải
ý cho em học sinh ấy để em về nhà suy nghĩ và tìm lời giải. Và hẹn nếu em
quyết
vẫn không làm được thì buổi sau cô sẽ chữa.
có thể
⮚ Phương án 3: Nếu ngay lúc đó chưa nghĩ ra hướng làm thì sẽ hẹn em buổi
thành lập
sau vì bây giờ cô có việc bận (nếu có việc thật sự) hoặc nói thật rằng “tạm
thời cô vẫn chưa nghĩ ra lời giải cho câu hỏi này, để cô về nhà nghĩ thêm
và sẽ trả lời em vào buổi học sau”. Như vậy vừa có thời gian để suy nghĩ
thêm
về lời giải hoặc trao đổi, hỏi ý kiến đồng nghiệp
✔ Cần vận dụng nguyên tắc nhân cách mẫu mực, tôn trọng nhân cách, có thiện
chí trong giao tiếp sư phạm. Những kỹ năng cần thiết là kỹ năng nghe và
biết lắng nghe, tự chủ cảm xúc, hành vi, diễn đạt ngắn gọn, mạch lạc, dễ
hiểu, linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp và điều khiển quá trình giao tiếp.
✔ Lựa chọn phương án 2 hoặc 3, tùy vào lúc đó đã nghĩ ra lời giải hay chưa.
Phân tích ưu/ ✔ Chúng ta không nên trả lời qua loa, như vậy là tự bộc lộ năng lực chuyên
nhược điểm môn chưa tốt với học sinh khiến học sinh mất niềm tin vào năng lực của
của các hướng người giáo viên, đồng thời khiến học sinh không tôn trọng nhân cách của
giải quyết mình vì đã không thành thực mà kiếm cớ lấp liếm, trả lời qua loa, không
dám thừa nhận sự thực; mặt khác vi phạm nguyên tắc nhân cách mẫu mực
và thiện chí trong giao tiếp sư phạm, thiếu kỹ năng sư phạm là linh hoạt,
mềm dẻo trong giao tiếp

Là một giáo viên, nên vui mừng vì có học sinh ham học hỏi như vậy, khuyến
khích các em không ngừng tìm tòi khám phá các kiến thức mới. Không nên
Kết luận “thẹn quá hóa giận” khi gặp những câu hỏi khó ngoài khả năng của mình. Qua
đó, chúng ta cũng cần nhắc nhở bản thân phải không ngừng học tập, trau dồi
kiến thức kỹ năng để dần hoàn thiện nhân cách và năng lực chuyên môn.

Tình huống 5

Khi chấm bài kiểm tra giáo viên B thấy có hai bài làm của hai học sinh giống
Tên
hệt nhau. Qua tìm hiểu, giáo viên B được biết hai bạn này đã có hiện tượng
tình huống
chép bài nhau. Là giáo viên, trong trường hợp đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Trang 26
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
Đây là một tình huống rất hay gặp trong kiểm tra đánh giá kết quả trong trường
lớp. Cụ thể là hai bài làm của hai học sinh giống hệt nhau.
Phân tích
Bài làm của hai học sinh giống hệt nhau trong trường hợp môn học đó là các
môn khoa học xã hội (văn, sử, địa, …) hay các môn học thể hiện được tính cá

Trang 27
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
nhân trong bài làm thì có hai khả năng: một là một trong hai học sinh chép bài
của bạn còn lại và hai là 2 HS cùng chép bài từ một tài liệu. Còn đối với các
môn học như toán, lý, hóa,… việc trình bày đúng giống nhau cũng có khả năng
xảy ra. Vì vậy GV cần xem xét thật kĩ trước khi xử lý. Trên thực tế, nếu bạn là
GV đã dạy 2 HS đó được khá lâu thì chắc cũng có những nhận định về đạo đức
cũng như lực học của 2 HS, tuy nhiên không nên vội vàng kết luận.
⮚ Phương án 1: Trong giờ trả bài trên lớp, GV trực tiếp nêu ra vấn đề và yêu
cầu 2 HS giải thích và tự nhận lỗi. Nếu 2 HS đó không chịu nhận ai là
người chép bài thì sẽ cho 2 HS đó điểm kém hoặc chia đôi điểm bài kiểm
tra. Nếu 2 HS đó nhận lỗi thì cho 2 em đó kiểm tra lại hay kiểm tra miệng
luôn trên lớp.
⮚ Phương án 2: Giáo viên vẫn chấm theo thang điểm với cả 2 bài giống hệt
nhau và không bình luận gì thêm.
⮚ Phương án 3:
+ Thực hiện trả bài trên lớp bình thường, có những lời khen và động viên với
những bài làm tốt và động viên các em có bài làm còn thấp cố gắng trong
Các hướng giải
những bài kiểm tra sau.
quyết
+ Kể một câu chuyện giáo dục con người phải biết trung thực, thành quả do
có thể
mình làm ra thực sự đáng quý và cho dù kết quả như thế nào thì nó cũng sẽ
thành lập
đem lại cho bạn một bài học và từ đó rút cho mình những kinh nghiệm và ngày
càng tốt hơn.
+ Trao đổi riêng với 2 HS đó. Nếu hai học sinh đó thực sự hối lỗi và nhận lỗi
thì tha lỗi cho HS, khuyến khích 2 em sửa lỗi, cho 2 em về cùng ôn tập lại và
vào tiết sau GV sẽ gọi 2 HS lên trả lời và lấy điểm đó là điểm kiểm tra. Nếu 2
HS đó không có thái độ nhận lỗi thì cho 2 HS đó cùng làm ngay tại đó một bài
kiểm tra và giải thích tại sao GV lại cho 2 em đó làm lại bài. Sau đó GV cầm 2
bài kiểm tra cũng rút ra những nhận xét, cách khắc phục lỗi trong bài trong
những bài kiểm tra sau. Nếu như bài này không phải do chính những HS đó
viết thì
chắc hẳn việc rút kinh nghiệm sửa sai là không thể.
✔ Cần vận dụng nguyên tắc nhân cách mẫu mực, tôn trọng nhân cách, có thiện
chí trong giao tiếp sư phạm. Những kỹ năng cần thiết là kỹ năng nghe và
biết lắng nghe, tự chủ cảm xúc, hành vi
✔ Lựa chọn phương án 3 vì:
- Điều quan trọng là cho HS tự nhận ra lỗi lầm của mình và phương án 3
Phân tích ưu/ giúp đạt được hiệu quả đó.
nhược điểm - Nếu sử dụng phương án 1: nêu tên và xử phạt trực tiếp 2 HS đó trên lớp
của các hướng sẽ khiến 2 em đó xấu hổ với bạn bè hay bị chúng bạn cười chê, điều này
giải quyết không tốt cho tâm lý của các em; mặt khác vi phạm nguyên tắc tôn
trọng nhân cách và có thiện chí trong giao tiếp sư phạm
- Nếu sử dụng phương án 2: việc không làm rõ lý do tại sao 2 bài làm lại
giống y hệt nhau, nếu thật sự có gian lận, học sinh sẽ không nhận ra
được lỗi lầm của mình và lần sau có thể tiếp tục gian lận trong học tập
và kiểm
tra
Trang 28
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
Bài làm của hai hay nhiều học sinh giống nhau có thể nói là một tình huống rất
hay gặp trong kiểm tra đánh giá kết quả trong trường lớp. Tình huống xử lý
Kết luận quan trọng là phải làm cho học sinh tự nhận ra lỗi lầm và hiểu được việc chép
bài của bạn để đạt điểm cao thực sự lại có tác hại với chính bản thân học sinh
hơn cái
lợi trước mắt.

Tình huống 6
Tình huống: Ngân là học sinh do bạn chủ nhiệm và còn là con của Hiệu trưởng
của trường. Trong một lần thi kiểm tra định kì bị giáo viên coi thi bắt quả tang
Tên
Ngân đang quay cóp bài và còn có lời lẽ thiếu lễ phép với giáo viên đó. Bạn
tình huống
cũng chứng kiến được sự việc đó. Là GVCN trong trường hợp này bạn sẽ ứng
xử lý như thế nào?
Đây là một tình huống trong kiểm tra đánh giá kết quả trong trường lớp. Cụ
thể là con của Hiệu trưởng trường bị GV bắt quả tang đang quay cóp và HS đó
Phân tích
có lời lẽ thiếu lễ phép với GV. Nếu GV giải quyết không ổn thỏa thì sẽ có thể
phát
triển thành giáo viên với cấp trên (phụ huynh)
⮚ Phương án 1: nói chuyện với giám thị rằng bạn ấy là con của hiệu trưởng thì
mình nên tạo điều kiện, nên bỏ qua không nên xử phạt để tránh gây ra ấn
tượng xấu với hiệu trưởng.
⮚ Phương án 2: Kiên quyết để cho giám thị xử lý theo đúng nguyên tắc, đồng
thời giải thích cho em đó biết mức độ vi phạm của mình và có hướng khắc
phục. Nhưng để không gây căng thẳng trong mối quan hệ của bạn và em
Các hướng giải đó, đồng thời tránh tiếng “thấy người quen mà không giúp”, bạn có thể nói
quyết với em là bạn sẽ nói với Hội đồng kỷ luật nâng đỡ em nếu như em thực sự
có thể có quyết tâm khắc phục khuyết điểm.
thành lập + Trấn an để em yên tâm, em vi phạm lần đầu thì các thầy cô chỉ lập biên
bản để nhắc nhở em thôi chứ không có gì nặng nề cả. Nếu em thực sự
nhận thấy lỗi của mình và có ý thức sửa chữa thì thầy cô sẽ sẵn sàng
giúp đỡ em”. Với những lời lẽ chí tình ấy của bạn chắc chắn rằng dù
không nhận được “sự bào chữa hiệu quả” của bạn nhưng học sinh đó cũng
không giữ tâm lý bất bình, tức giận với bạn.
+ Sau kì thi nên gặp riêng em học sinh đó trao đổi một cách thẳng thắn.

Trang 29
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
✔ Cần vận dụng nguyên tắc nhân cách mẫu mực, tôn trọng nhân cách, có thiện
chí trong giao tiếp sư phạm. Những kỹ năng cần thiết là kỹ năng nghe và
biết lắng nghe, tự chủ cảm xúc, hành vi
✔ Lựa chọn phương án 2 vì:
Phân tích ưu/
+ Trong mọi tình huống thì học sinh vi phạm nội quy của trường, lớp là
nhược điểm
đều phải bị nhắc nhở, khiển trách cho dù học sinh ấy có vai vế như thế nào.
của các hướng
+ Phương án 1 ở đây giải quyết vấn đề không ổn thỏa bởi lẽ đây là sự bao
giải quyết
che cho học sinh vì học sinh là con của hiệu trưởng. Nếu giải quyết theo
phương án này thì sẽ không công bằng với các học sinh khác và cũng khiến
học sinh trở lên hư hơn. Em ấy sẽ hiểu rằng mình là con của hiệu trưởng dù
mình có phạm lỗi thì đều được bỏ qua và sẽ tiếp tục phạm lỗi.

Trang 30
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
+ Phương án 2 trong trường hợp này giải quyết hợp lý hơn bởi lẽ nội quy
đưa ra là để tất cả học sinh đều thực hiện và không có ngoại lệ, vì vậy học
sinh nào phạm lỗi cũng bị xử phạt như nhau để đảm bảo tính công bằng.
Hơn nữa, mình làm đúng theo nội quy đã đề ra là đúng bổn phận của người
giáo viên. Hơn nữa, qua việc này còn cho các học sinh thấy được sự công
bằng, không thiên vị con ông cháu cha và cũng giúp học sinh phạm lỗi
nhận ra lỗi
lầm, rút kinh nghiệm và cố gắng học tập tốt hơn.
Trước những tình huống khá nhạy cảm, mỗi giáo viên cần khéo léo xử lí đảm
Kết luận bảo công bằng, trung thực trong kiểm tra, đánh giá và giúp học sinh đó hiểu và
nhận ra lỗi của mình và cố gắng học tập hơn.

Tình huống 7
Sau khi trả bài kiểm tra định kì cho lớp, bạn chữa bài cho các em rút kinh nghiệm
Tên thì bỗng nghe tiếng xé và vò giấy. Khi quay lại thì thấy Nam đã xé tan bài làm
tình huống được một điểm của mình trước sự ngơ ngác của các bạn trong lớp. Trong
trường
hợp này, bạn nên làm gì?
Trong tiết chữa bài, học sinh xé bài kiểm tra ngay trước cả lớp. Đây là một vấn
đề tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất dễ xảy ra trong thực tế. Nếu giáo
Phân tích
viên giải quyết không ổn thỏa thì sẽ gây ra ảnh hưởng không chỉ đến học sinh
phạm lỗi mà còn ảnh hưởng đến các học sinh khác
⮚ Phương án 1: khiển trách học sinh hành động của em ấy là không thể hiện sự
tôn trọng giáo viên cúng là không tôn trọng công sức mà em ấy bỏ ra. Phạt
cảnh cáo để em ấy rút kinh nghiệm lần sau.
⮚ Phương án 2: Bạn nên dành ít phút xuống chỗ em học sinh đó để phân tích
về hành động vừa rồi của em ấy. Bạn có thể nói: “Cô biết bài hôm nay của
em bị điểm kém và em rất buồn. Nhưng em đã kịp xem lại bài của mình
nguyên nhân tại sao không? Em nói là “bài của em thì em xé”, đúng bài đó
Các hướng giải
là của em nhưng dù sao đó cũng là bài cô đã cẩn thận xem xét, đánh giá và
quyết
chỉ ra cái sai cho em để lần sau em cố gắng hơn. Thế mà không ngờ công
có thể
sức của em trong một tiết và cả của cô bị em xé toạc thành những mảnh
thành lập
giấy vụn.
+ Nếu đặt trường hợp em sau này sẽ là một giáo viên như cô, có một học
sinh làm việc đó ngay trước mặt em thì em nghĩ sao? Nhưng thôi, dù
sao em cũng đã trót làm, lần đầu cô có thể thông cảm. Cô mong rằng
em hiểu những điều cô nói và cố gắng hơn trong những bài làm sau. Cô
tin là em làm được”.
+ Đồng thời bạn cũng nên khéo léo nhắc nhở các em trong lớp rút kinh
nghiệm để lần sau không có những phản ứng nóng nảy như thế.

Trang 31
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
✔ Lựa chọn phương án 2 vì:
+ Trong trường hợp này học sinh biểu hiện ngay trước mặt giáo viên cho
thấy em ấy còn là một học sinh bồng bột, chưa nhận thức rõ được hậu quả sẽ
xảy ra. Vì vậy, giáo viên nên nhẹ nhàng nói chuyện để em ấy tự nhận ra lỗi
lầm.
Phân tích ưu/ + Phương án 1 trong trường hợp này không hợp lý vì các em vẫn còn là
nhược điểm học sinh, suy nghĩ vẫn còn bồng bột. Nếu mà trực tiếp quở trách và bắt em ấy
của các hướng nhận lỗi thì bên ngoài em ấy có thể biểu hiện nhận lỗi nhưng thực chất là em
giải quyết ấy không phục, từ đó sẽ khiến học sinh càng khó chịu hơn.
+ Phương án 2 giải quyết ổn thỏa hơn. Trong trường hợn này, trước tiên
mình nên tiì hiểu nguyên nhân trước, sau đó nhẹ nhàng nhắc nhở dù nguyên
nhân như nào thì em ấy cũng không nên có hành động như vậy. Việc nhắc nhở
nhẹ nhàng sẽ khiến em ấy tự nhận ra lỗi lầm của mình, học sinh sẽ cảm thấy
người giáo viên gần gũi hơn và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.
Đối với học sinh, chúng ta nên hạn chế sử dụng phương pháp cứng rắn mà nên
mềm dẻo, nhẹ nhàng thì sẽ giảm bớt sự căng thẳng của vấn đề và dễ dàng giải
Kết luận quyết vấn đề hơn. Mỗi giáo viên cần vận dụng nguyên tắc nhân cách mẫu mực,
tôn trọng nhân cách, có thiện chí trong giao tiếp sư phạm và kỹ năng tự chủ
cảm xúc, hành vi, linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp.

Tình huống 8
Nếu có một bạn học sinh của lớp bạn chủ nhiệm, tham gia vào việc phá hoại
Tên tài sản của nhà trường. Khi bạn hỏi về sự việc này thì không có em nào nhận
tình huống lỗi nhưng bạn lại không có bằng chứng chính xác về việc em đó đã làm? Bạn
sẽ xử
lý như thế nào trong trường hợp này?
Học sinh trong lớp mình chủ nhiệm tham gia phá hoạt của công của nhà
trường, người giáo viên không có chứng cứ chính xác. đây là vấn đề liên quan
Phân tích
đến việc học sinh vi phạm nội quy của trường, vì vậy cần giáo dục để các em
ấy hiểu ra
sự cần thiết của việc bảo vệ của công.
⮚ Phương án 1: vì không có bằng chứng xác thực nên mình bỏ qua vấn đề
này,
chờ bao giờ học sinh phạm lỗi mà có chứng cứ xác thực sẽ giải quyết vấn
đề này sau.
⮚ Phương án 2: Vào giờ sinh hoạt lớp, GVCN sẽ nói với các em rằng: “Các
em đã biết rằng tài sản của nhà trường không chỉ có riêng các em sở hữu
Các hướng giải mà nó là của chung. Nếu các em biết gìn giữ thì nó luôn đẹp có thể sử
quyết dụng trong rất nhiều năm mà nó vẫn như mới. Nếu lớp mình có bạn nào đã
có thể chót tham gia vào việc phá hoại tài sản của nhà trường thì hãy đứng lên
thành lập nhận lỗi thì các em chỉ bị phạt nhẹ. Nếu bây giờ các em mà sợ hay ngại
không nhận thì sau giờ có thể gặp riêng cô thú nhận về việc mình đã làm.
Cô sẽ không nói ra tên người làm trước lớp. Các em mà không thú nhận
lỗi lầm mình đã gây ra thì nhà trường vẫn có cách tìm ra và đưa ra các
quyết định kỷ luật đến em đó vì đã vi phạm quy định nhà trường mà không
Trang 32
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
trung thực, không dám chịu trách nhiệm về hành vi của mình sẽ không
bao giờ có thể tiến bộ
được”.

Trang 33
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
✔ Cần vận dụng nguyên tắc nhân cách mẫu mực, tôn trọng nhân cách, có thiện
chí trong giao tiếp sư phạm. Những kỹ năng cần thiết là kỹ năng nghe và
biết lắng nghe, tự chủ cảm xúc, hành vi, linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp
và điều khiển quá trình giao tiếp.
✔ Lựa chọn phương án 2 vì:
Việc phá hoại của công là vấn đề nên được đề cập và nhắc nhở để giáo dục học
Phân tích ưu/ sinh dù không có học sinh nào phá hoại của cộng.
nhược điểm + Phương án 1 giải quyết không hợp lý bởi trong trường hợp này, nếu lần
của các hướng sau vẫn không có chứng cứ thì lại bỏ qua, hơn nữa tài sản của nhà trường
giải quyết lại bị hư hại thêm, nếu không có sự nhắc nhở kịp thời thì việc phá hoại này
sẽ càng tiếp diễn nhiều hơn.
+ Phương án 2 giải quyết vấn đề ổn thỏa hơn. Trước tiên là giáo dục các
em về tầm quan trọng của việc bảo vệ của công. Việc nhắc nhở chung cả
lớp cũng là nhắc nhở cả lớp đó là điều không đúng, vi phạm nội quy của
trường. Hơn nữa, còn rèn cho học sinh sự tự giác, trung thực mạnh dạn
đứng ra nhận
lỗi để rút kinh nghiệm lần sau.
Giáo viên cần có thiện ý trong giao tiếp sư phạm, luôn giữ bình tĩnh và biết
cách giải quyết tình huống một cách chủ động, hiệu quả và tốt nhất giúp học
Kết luận
sinh có thể tự nhận lỗi của mình và giúp học sinh nhận ra bài học đạo đức,
nâng cao
nhân thức của bản thân.

Tình huống 9
Là giáo viên chủ nhiệm khi bước vào lớp, bạn thấy bảng chưa lau và trong phòng
Tên
học có nhiều mẩu giấy vụn còn nằm rải rác trên nền lớp học. Trong tình huống
tình huống
đó, bạn sẽ phản ứng thế nào?
Bạn bước vào lớp học mà lớp bảng vẫn chưa lau, có nhiều mảnh giấy vụn trên
Phân tích sàn Có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau : lớp hôm nay trưa trực nhật lớp
hoặc là các bạn xả rác ra lớp,…

Trang 34
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
⮚ Phương án 1: bạn nhờ 1 học sinh lau bảng và bắt đầu tiết học của mình còn
rác là ở chỗ học sinh nên mình không quan tâm.
⮚ Phương án 2: Tùy vào tình huống cụ thể mà bạn cần phải nhanh trí tìm
cách xử lý. Cũng không nên quá quan trọng vấn đề bằng cách truy xét ai
có trách nhiệm với việc “xả rác” này. Bạn cũng có thể tự làm nếu thấy hợp
Các hướng giải lý và cũng chỉ là mấy mảnh giấy vụn trên sàn hay vài vết phấn chưa lau.
quyết Nhưng sau đó bạn cũng nghiêm khắc nói cho học sinh biết rằng sẽ không
có thể có lần sau như thế.
thành lập Nhưng tốt nhất là bạn nên nhắc nhở học sinh kê lại bàn ghế cho ngay ngắn,
“nhờ” một em học sinh lên lau bảng “giúp” cô, sau đó nhanh chóng bắt
đầu bài giảng. Và đến cuối buổi chắc chắn bạn phải yêu cầu lớp trưởng có
trách nhiệm cắt cử các bạn trực nhật để bước vào tiết học sau.
Làm như vậy bạn sẽ không mất thời gian và sẽ không tạo ra bầu không khí
căng thẳng cho buổi lên lớp của mình vì những chuyện cỏn con ấy.

Trang 35
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
✔ Cần vận dụng nguyên tắc có thiện chí trong giao tiếp sư phạm. Những kỹ
năng cần thiết là linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp và điều khiển quá trình
giao tiếp.
✔ Lựa chọn phương án 2
+ Phương án 1 giải quyết không ổn thỏa, là một người giáo viên cho dù
Phân tích ưu/ không phải là giáo viên chủ nhiệm nhưng cũng là lớp học mà mình dạy, vì vậy
nhược điểm mình phải quan tâm đến lớp học, không nên thờ ơ.
của các hướng + Phương án 2 giải quyết vấn đề tốt hơn. Đầu tiên là mình nên xóa bảng,
giải quyết bắt đầu tiết học của mình. Còn việc nhắc nhở để đến cuối tiết thì sẽ không ảnh
hưởng tiết học và không khiến bầu không khí trở lên căng thẳng. Việc nhắc
nhở cả lớp là cần thiết, là một tập thể thì ai cũng nên có ý thức giữ gìn vệ sinh
chung. Và lớp trưởng là người điều hành, vì vậy lớp trưởng nên đôn đốc các
bạn trực nhật đầu giờ và sau mỗi tiết học.

Việc trực nhật lớp cúng là một nội quy của trường và sẽ chấm và thi đua của
lớp. Vì vậy, việc dường như rất nhỏ nhưng cũng đánh giá được ý thức của con
Kết luận
người và qua đó thể hiện được việc tổ chức, quản lý của một lớp có hiệu quả
hay không, đội ngũ ban cán bộ có quan tâm, thực sự tâm huyết hay không.

Tình huống 10
Học sinh tự ý bỏ về trong giờ lao động: Tình huống: Trong buổi lao động, giáo
Tên
viên chủ nhiệm phát hiện thấy có hai học sinh đã tự ý bỏ về giữa giờ. Bạn sẽ xử
tình huống
lý thế nào?
Trong giờ lao động, học sinh tự ý bỏ về. Có thể có rất nhiều nguyên nhân : nhà
Phân tích
học sinh có việc đột xuất; học sinh bị mệt, ốm,…
⮚ Phương án 1: để kệ cho 2 em ấy về và để đến tiết sinh hoạt thì nhắc nhở,
khiển trách học sinh không có ý thức trong các hoạt động giữ vệ sinh
trường lớp.
⮚ Phương án 2: Cử lớp trưởng đi gọi hai bạn trở lại để gặp giáo viên chủ
nhiệm, khi các em trở lại, trước tiên giáo viên chủ nhiệm nên hỏi nguyên
nhân vì sao hai bạn lại bỏ về khi vẫn chưa hoạt động xong. Nếu:
Các hướng giải
+ Nhà học sinh có việc đột xuất mà phụ huynh xin phép thì minh cho hai
quyết
bạn ấy về trước nhưng buổi sau phải trực nhật lớp bù.
có thể
+ Nếu có bạn bị ốm thì mình để bạn ấy lên phòng y tế nằm nghỉ ngơi,
thành lập
không cho học sinh tự ý về trước.
+ Nếu học sinh không có lý do chính đáng thì yêu cầu 2 em ấy tiếp tục dọn
vệ sinh cùng lớp. Cuối buổi lao động giáo viên chủ nhiệm họp lớp để
kiểm điểm rút kinh nghiệm đánh giá kết quả buổi lao động. Giáo viên
chủ nhiệm đưa ra hiện tượng hai học sinh định bỏ về đã kịp thời được
góp ý và sau đó đã sửa chữa khuyết điểm cố gắng lao động

Trang 36
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
✔ Cần vận dụng nguyên tắc tôn trọng nhân cách, có thiện chí, đồng cảm trong
giao tiếp sư phạm. Những kỹ năng cần thiết là tự chủ cảm xúc, hành vi,
linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp
✔ Lựa chọn phương án 2
Phân tích ưu/ + Phương án 1 giải quyết không hợp lý vì nếu trên đường về học sinh xảy
nhược điểm ra chuyện hoặc là học sinh bỏ đi chơi, đua đòi theo bạn bè thì tất cả trách
của các hướng nhiệm sẽ thuộc về người giáo viên
giải quyết + Phương án 2 giải quyết vấn đề ổn thỏa hơn, tùy vào từng trường hợp mà
đưa ra các hướng giải quyết hợp lý

Phụ huynh đã yên tâm giao con em cho nhà trường thì là giáo viên chủ nhiệm,
mình nên quan tâm đến học sinh hơn. Trong thời gian học sinh đến trường thì
Kết luận trách nhiệm thuộc về giáo viên, vì vậy giáo viên nên quan tâm đến học sinh
hơn, tránh tình trạng học sinh bỏ đi chơi chẳng may phát sinh vấn đề thì sẽ
phải chịu
trách nhiệm trước phụ huynh và nhà trường.

Tình huống 11
Trong lớp 9A có một số học sinh hư thường bị ghi tên vào sổ ghi đầu bài của
lớp. Vì vậy sổ này thường hay bị tẩy xoá để che giấu những khuyết điểm và
Tên
các học sinh hư mắc phải. Hôm nay sinh hoạt cuối tuần giáo viên chủ nhiệm
tình huống
lớp lại một lần nữa nhận thấy sổ đầu bài bị tẩy xoá. Là giáo viên chủ nhiệm đó,
bạn sẽ
giải quyết thế nào?
Đây là một tình huống phổ biến trong thực tế. Cụ thể là học sinh cá biệt thường
Phân tích
xuyên tẩy xoá sổ ghi đầu bài để che giấu những khuyết điểm.
Phương án 1: Giáo viên tức giận mắng học sinh sau đó phạt các em đã tẩy xóa
sổ đầu bài thật nặng.
Các hướng giải Phương án 2: Giáo viên lại tiếp tục chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng với cả lớp.
quyết Phương án 3: Giáo viên bình tĩnh kết hợp nhắc nhở học sinh và phê bình
có thể nhưng không quá nhẹ nhàng, cần có chút kiên quyết. Giáo viên hỏi một số
thành lập học sinh cá biệt có bị mắc lỗi trong tuần qua không, để các em tự giác nhận
sau đó mời lớp trưởng cho ý kiến. Giáo viên cũng cần chỉ cho học sinh
thấy phạm
lỗi mà không dám nhận lỗi là việc làm không tốt.

Trang 37
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
✔ Cần vận dụng nguyên tắc tôn trọng nhân cách, có thiện chí, đồng cảm trong
giao tiếp sư phạm. Những kỹ năng cần thiết là tự chủ cảm xúc, hành vi,
linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp và điều khiển quá trình giao tiếp.
Phân tích ưu/
✔ Lựa chọn phương án 3 Theo nguyên tắc giao tiếp sư phạm, giáo viên cần
nhược điểm
thấu hiểu và đặt mình vào vị trí của học sinh cá biệt để hiểu các em nghĩ gì
của các hướng
và tại sao làm như vậy. Đồng thời giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tự
giải quyết
nhận lỗi, tự kiểm điểm bản thân cũng như có phê bình ý thức của học sinh
để không tái phạm. Giáo viên cần kết hợp phong cách tự do và phong cách
độc đoán để vừa tạo không khí thoải mái vừa thể hiện sự kiên quyết.

Trang 38
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
Trong giao tiếp sư phạm giáo viên cần đồng cảm, thấu hiểu và đặt vị trí vào
học sinh:
- Giáo viên cần khoan dung đồng thời thể hiện sự kiên quyết trong xử lý
Kết luận
học sinh phạm lỗi.
- Giáo viên luôn tạo điều kiện để học sinh tự nhận lỗi và xem xét bản thân.
- Giáo viên cần tạo sự gần gũi khi giảng giải trong giao tiếp.

Tình huống 12
Trong giờ học cô giáo đang giảng bài trên lớp và nhận thấy có một số học sinh
Tên tình huống nghe giảng rất mệt mỏi, luôn gục xuống bàn… Là cô giáo trong trường hợp
này
bạn sẽ làm gì?
Đây là một vấn đề hay gặp trong trường học, nó có liên quan tới sự đánh giá,
cư xử công bằng của GV đối với từng đối tượng học sinh. Cụ thể là: Cô giáo
đang giảng bài thì một số học sinh tỏ ra rất mệt mỏi. Khó khăn là cô giáo phải
Phân tích
giải quyết tình huống sao cho không ảnh hưởng quá nhiều đến tiết học mà vẫn
đạt được mục tiêu sư phạm của mình. Hướng giải quyết sẽ theo hướng thấu
hiểu,
thái độ đúng chừng mực.
⮚ Phương án 1: Cô giáo đuổi các em học sinh đó ra ngoài, có thể là rửa mặt,
bao giờ tỉnh táo thì học tiếp, còn các bạn còn lại tiếp tục học bài.
⮚ Phương án 2: Cô giáo cho mấy em đó đứng góc lớp, hoặc thường xuyên gọi
mấy em đó đứng dậy để trả lời câu hỏi. Sau đó báo với giáo viên chủ nhiệm
về thái độ vô lễ của mấy em đó.
⮚ Phương án 3: Mới đầu nhìn thấy cô sẽ tiến lại gần bàn các em, đứng ở đó,
giảng bài, lên cao giọng, nhấn nhá để giúp các em tập trung vào bài giảng,
Các hướng giải nếu thấy các em vẫn đang gục xuống bàn thì tăng dần mức độ thể hiện sự
quyết chú ý của mình tới những em đó và muốn các em thay đổi thái độ của
có thể mình: gõ tay xuống bàn, cho lớp thảo luận theo cặp, mời các em phát biểu
thành lập ý kiến
…Nếu thấy các em mệt quá thì sẽ dừng lại vài phút để hỏi lý do làm sao
hôm nay lại có vài bạn mệt thế. Tìm hiểu nguyên nhân, nhìn lại cách dạy
của mình, thẳng thắn trao đổi với học sinh và cùng nhau tìm ra cách giải
quyết (nếu là vì lí do cá nhân của mấy em ý, như thức khuya, buồn chuyện
nhà…thì có thể tâm sự sau và giúp các em tìm sự giúp đỡ từ mọi người; nếu
lý do là từ giáo viên thì chính cô giáo đó sẽ cố gắng hết sức để thay đổi
cách dạy bằng cách nhờ giáo viên khác dự giờ và góp ý… cố gắng hạ thấp
cái tôi của
mình một chút mà hiệu quả thu được rất xứng đáng).

Trang 39
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
✔ Lựa chọn phương án 3 vì cô giáo đã thực hiện được kĩ năng lắng nghe, tự
Phân tích ưu/ chủ cảm xúc hành vi trong giao tiếp cũng như thực hiện được các nguyên
nhược điểm tắc cơ bản trong giao tiếp: tôn trọng học sinh, thấu hiểu. Phương pháp này
của các hướng đã thể hiện giáo viên có tinh thần học hỏi về kỹ năng giảng dạy và đồng
giải quyết cảm với học sinh, giúp kéo gần khoảng cách giữa giáo viên và học sinh.

Trang 40
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
Giáo viên cần vận dụng nguyên tắc tôn trọng nhân cách, có thiện chí , đồng
cảm trong giao tiếp sư phạm, giải quyết nhanh, không gây ảnh hưởng đến tập
Kết luận thể. Một giáo viên tốt cần biết quan tâm đến cảm xúc của học sinh, biết nhìn
lại bản thân mình và biết cách giải quyết các tình huống một cách chủ động,
uyển chuyền và hiệu quả nhất.

Tình huống 13
Trong 15 phút kiểm tra miệng trước khi giảng bài mới, cô B đã gọi một học
sinh lên bảng (cả lớp đều biết bạn học sinh đó là cháu ruột của cô) nhưng học
Tên tình huống
sinh đó không thuộc bài và không trả lời được câu hỏi của cô. Nếu là cô B,
bạn sẽ
giải quyết như thế nào?
Đây là một vấn đề hay gặp trong giảng dạy, nó có liên quan tới sự đánh giá
Phân tích công
bằng của GV đối với từng đối tượng học sinh.
- Phương án 1: GV nhận xét câu trả lời của HS, nêu câu trả lời đúng và
lơ đi phần đánh giá, cho điểm và đề cập luôn vào bài mới.
- Phương án 2:
+ Xử lý tạm thời: Là một giáo viên cần thể hiện thái độ công bằng trong
Các hướng giải
kiểm tra đánh giá kết quả. Trong trường hợp này cũng vậy. GV sẽ cho
quyết
điểm đúng với câu trả lời của HS và cũng như các HS khác, GV cho HS
có thể
đó cơ hội để gỡ điểm vào những lần sau.
thành lập
+ Xử lý lâu dài: Nói chuyện riêng với HS đó không chỉ với tư cách là
một GV mà còn là tư cách của một người cô. Giải thích cho em hiểu rõ
nguyên nhân cô lại có cách xử lí như vậy. GV động viên HS cố gắng
học tập và có gì không hiểu GV sẽ tận tình chỉ bảo.
Phân tích ưu/ Nếu là GV B trong trường hợp này, em sẽ chọn cách xử lí số 2 vì: Cách xử lý
nhược điểm này thể hiện sự công bằng trong đánh giá kết quả của HS, GV không được có
của các hướng sự thiên vị vì bất cứ lý do gì. Cách xử lý này còn giúp HS nhận ra sai lầm
giải của
quyết mình và sửa chữa.
Trước một tình huống khá nhạy cảm, giáo viên phải uyển chuyển, tinh tế xử lý
Kết luận để đảm bảo công bằng và cho học sinh đó nhận ra lỗi của bản thân và cố gắng
học tập hơn.

Tình huống 14
Bạn trừng phạt một học sinh vì cho rằng em đó phạm lỗi nhưng sau khi tìm
Tên tình huống hiểu
thì mới biết em học sinh đó không mắc lỗi. Là giáo viên trong trường hợp đó
bạn sẽ giải quyết như thế nào?

Trang 41
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
● Nhận thức vấn đề cần giải quyết:
+ Sự hiểu nhầm của giáo viên với học sinh
Phân tích
+ Sự thông cảm và tha thứ của học sinh với giáo viên khi giáo viên đó
nhận ra là GV đã xử phạt nhầm

Trang 42
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
● Các tri thức cần vận dụng để xử lý tình huống
+ Kỹ năng kiểm soát hành vi, lời nói
+ Kỹ năng giải thích trình bày nguyên nhân
+ Nguyên tắc tôn trọng trong giao tiếp
+ Kỹ năng nhận xét và giải quyết vấn đề
+ Kỹ năng lắng nghe và nhận lỗi
Các hướng giải + GV dù nhận ra lỗi vẫn phớt lờ đi coi như không biết.
quyết + GV nhận lỗi với HS tuy nhiên không chân thành mà còn vẫn có phần đổi
có thể thành lập lỗi cho HS tại sao lại không giải thích.
Trong giờ sinh hoạt gần nhất, em sẽ xin lỗi học sinh đó trước mặt cả lớp và
nói ra lí do vì mình chưa tìm hiểu kỹ đã vội kết luận và phạt học sinh. Đồng
Phân tích ưu/
thời nhắc nhở học sinh sự việc này không chỉ mình cô cần rút kinh nghiệm
nhược điểm
mà đây còn là bài học của mỗi người trong cuộc sống. Khi phải giải quyết và
của các hướng
đối mặt với một vấn đề hoặc việc làm của người khác chúng ta cần phải bình
giải quyết
tĩnh để phân tích xem xét để đưa ra kết luận đúng nhất. Và các hình phạt đối
với học sinh đó sẽ được bỏ.
Giáo viên cần phải biết tự nhận lỗi và chỉnh sửa hành vi sao cho đúng đắn.
Việc đổ lỗi cho học sinh khi chưa biết rõ nguyên nhân thì sẽ dễ dẫn đến kết
luận sai lầm. Vì vậy trước khi quyết định thưởng phạt thì cần phải xem xét và
Kết luận
tìm hiểu tình huống rõ ràng. Khi mắc lỗi, giáo viên cần xin lỗi học sinh một
cách chân thành, cởi mở đồng thời cũng giảng giải cho các học sinh khác một
bài học trong
cuộc sống từ các tình huống thực tế.

Tình huống 15
Một nhóm học sinh lớp 10 tìm đến nhà giáo viên chủ nhiệm và báo với cô một
sự việc rất nghiêm trọng: Cách đây một tuần, các em đã lỡ đăng một bài viết
trên Facebook để phản đối một ca sĩ thần tượng bằng những lời lẽ thiếu chuẩn
Tên tình huống mực, xúc phạm đến uy tín của ca sĩ đó. Bài viết đó đã nhận được rất nhiều lượt
chia sẻ và những lời đe doạ sẽ tìm đến tận trường học để trừng trị những học
sinh đã đăng những bài viết này. Các em đã xoá bài viết. Tuy nhiêm các em
luôn
cảm thấy bất an và lo sợ không dám đến trường.

Trang 43
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
 Mục tiêu:
- Không được để sự không minh bạch, thiếu tính công khai trong việc
giải quyết tình huống vì đây là tính huống ngoài phạm vi trường học,
đặc biệt là công khai trên mạng xã hội
- Giải quyết khéo léo, hiệu quả tránh để lại sự mâu thuẫn giữa học sinh
và nhóm đối tượng cũng như những suy nghĩ tiêu cực, sự bất an của
Phân tích
học sinh.
● Phân tích vấn đề:
- Vấn đề nằm ở việc học sinh đã quá khích buông những lời lẽ thiếu chuẩn
mực, xúc phạm đến uy tín của một người, đặc biệt là một ca sĩ có sức
ảnh hưởng công chúng.

Trang 44
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
+ Phương án 1: Từ chối học sinh không giải quyết vì đây là vấn đề không
thuộc phạm vi nhà trường.
+ Phương án 2: Khuyên nhủ các em nên đối mặt với những hậu quả của việc
làm mình gây ra, nhắn tin hoặc gọi điện xin lỗi ca sĩ đó.
Các hướng giải + Phương án 3: Trước tiên là trấn an tinh thần các em, khuyên các em nên
quyết bình tĩnh giải quyết vấn đề. Tiếp theo, giáo viên đưa ra lời khuyên nhủ nên
có thể viết một bài viết lên mạng để đính chính thông tin cũng như xin lỗi người ca
thành lập sĩ đó, mong cộng đồng mạng có thể tha thứ và bỏ qua. Sau đó, giáo viên cần
kết hợp với phụ huynh các học sinh đó đưa ra những biện pháp bảo vệ an toàn
cho học sinh đến trường và học tập hiệu quả. Cuối cùng, trong một giờ sinh
hoạt, giáo viên sẽ mở một buổi thảo luận về chủ đề Mạng xã hội và đưa ra lời
răn đe, lời khuyên cũng như kinh nghiệm cho các em học sinh.
- Nếu em là thầy giáo chủ nhiêm trong tình huống trên em sẽ giải quyết theo
phương án 3. Theo em phương án đó là hợp lý và hiệu quả. Việc trước nhất
của một giáo viên là phải giúp học sinh mình bình tĩnh, ổn định tâm lý sau đó
Phân tích ưu/ mới đưa ra những lời khuyên hay lời răn đe. Cách làm này vừa giúp học sinh
nhược điểm nhận ra cái sai, vừa dám lên tiếng nhận lỗi lầm và xin lỗi, sửa chữa những
của các hướng vấn đề mình gây ra, giúp các em có trách nhiệm với bản thân hơn. Hơn nữa,
giải quyết cách làm này sẽ hiệu quả vì có sự kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh.
- Cách làm này thêm phần hoàn thiện bởi việc tổ chức buổi sinh hoạt để cùng
học sinh nhìn ra vấn đề và nhận thức về việc làm cũng như trách nhiệm của
bản thân.
- Vấn đề mạng là một vấn đề nhạy cảm và nổi bật của lứa tuổi vị thành
niên. Giáo viên các xác định rõ các vấn đề, mâu thuẫn cần giải quyết
trong tính huống này và xử lý chúng một cách uyển chuyển, khéo léo.
Kết luận - GV cần có thiện ý và đồng cảm trong giao tiếp sư phạm, luôn giữ bình
tĩnh và biết cách giải quyết tình huống một cách chủ động và hiệu quả
nhất đối học sinh, để HS có thể tự nhận lỗi của mình và giúp HS nhận
ra
bài học đạo đức, nâng cao nhân thức của bản thân.

Tình huống 16
Một giáo sinh đi thực tập tốt nghiệp được phân công làm chủ nhiệm lớp 11A.
Buổi đầu tiên ra mắt học sinh, cô bị một số học sinh cá biệt trong lớp trêu
Tên tình huống
chọc, gọi cô là “em giáo”, thậm chí có em còn không đứng lên chào khi cô
vào lớp.
Là giáo viên đó trong trường hợp này bạn sẽ giải quyết ra sao?
● Tình huống nêu ra: Giáo sinh thực tập bị một số học sinh cá biệt trêu
chọc, gọi là “em giáo”, có em còn không đứng lên chào cô khi cô vào
lớp.
● Phân tích tình huống: Trong thực tế, học sinh thấy giáo sinh thực tập
Phân tích còn trẻ, lại chưa có nhiều kinh nghiệm nên thường trêu chọc vui đùa.
Trong trường hợp này, một số học sinh cá biệt gọi cô là “ em giáo” và
một số học sinh còn không đứng lên chào cô trong buổi đầu cô bước
vào lớp. Giáo sinh nếu không giữ vững tâm lý sẽ dễ lúng túng, ngại
ngùng
Trang 45
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
khiến học sinh được đà trêu đùa thêm.

Trang 46
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
 Phương án 1: Giáo viên lờ đi và tiếp tục buổi giới thiệu làm quen với
lớp.
 Phương án 2: Giáo viên cho cả lớp ngồi xuống, sau đó mời những bạn
vừa nói “em giáo” và các bạn không đứng lên chào cô ra khỏi lớp.
Các hướng giải  Phương án 3: Giáo viên giữ thái độ bình tĩnh, đưa mắt nhìn nhanh cả
quyết lớp và sau đó dừng lâu hơn ở chỗ các học sinh vẫn còn đang ngồi chưa
có thể đứng lên chào cô. Sau khi cho các em ngồi xuống, giáo viên bình tĩnh
thành lập hướng ánh nhìn tới những học sinh cá biệt. Mở đầu bằng câu nói hài
hước “ Trông cô trẻ quá hay sao mà các em gọi cô như vậy”. Sau đó
tiếp tục nói chuyện trao đổi cởi mở với các học sinh. Sau khi kết thúc
buổi học, giáo sinh thực tập sắp xếp một buổi gặp gỡ riêng với giáo
viên chủ nhiệm trước đây của lớp 11A để tìm hiểu tình hình lớp, đặc
biệt là tính cách các
em học sinh cá biệt.
Phương án 3, theo em, là lựa chọn tối ưu nhất trong 3 phương án. Nếu xử lý
theo cách 2 thì các hs đó sẽ không những không nhận ra vấn đề mà trong lòng
còn thành kiến với cô giáo sinh. Nếu xử lý theo phương án 1 thì những học
Phân tích ưu/
sinh này sẽ có ý khinh nhờn, coi thường giáo viên lần sau học sinh lại tiếp tục
nhược điểm
hành xử như vậy. Khi ta xử lý theo phương án 3, giáo viên đưa ra tín hiệu tới
của các hướng
những học sinh không đứng lên chào mình. Vì các em cũng đã lớn, nên khi
giải quyết
gặp ánh nhìn này các em sẽ tự động đứng lên. Giáo sinh sử dụng câu nói hài
hước đáp lại sự xưng hô “em giáo” giúp những học sinh đó tự động xem xét
lại lời nói
của mình đã phù hợp chưa.
Không phải đứng trước tình huống sư phạm nào giáo viên cũng xử lý cứng
nhắc, khuôn mẫu, phải khéo léo xử lý ứng biến phù hợp. Đặc biệt, trong
Kết luận
trường hợp một giáo sinh thực tập, phải luôn giữ thái độ bình tĩnh khi xảy ra
các sự cố bất ngờ trong những ngày đầu làm quen với lớp.

Tình huống 17
Trong một lần dạy Toán tại lớp 12A, bạn vô tình viết sai một công thức Toán.
Nhiều bạn đã chụp ảnh và chép lại những công thức để ôn tập cho bài kiểm
Tên tình huống tra 1 tiết. Khi chấm bài bạn phát hiện các học sinh đều dùng công thức viết sai
đó và trừ điểm các em ấy. Khi lên lớp trả bài, có 1-2 em bảo: “Đây chính là
công
thức thầy/cô dạy hôm trước mà ạ”. Bạn sẽ làm gì trong tình huống này.
Đây là tình huống về chuyên môn thỉnh thoảng xảy ra trong môi trường học
Phân tích đường. Cụ thể là: Học sinh cảm thấy thầy/cô dạy không đúng nên muốn kiến
nghị không được trừ điểm.

Trang 47
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
 Phương án 1: Vẫn trừ điểm vào bài kiểm tra và trả lời học sinh: do em
ấy không tự kiểm tra lại kiến thức.
 Phương án 2: Không trừ điềm cho cả lớp, yêu cầu toàn bộ học sinh xoá
Các hướng giải ảnh bài chụp hôm đó và dạy lại công thức.
quyết có thể  Phương án 3: Trước tiên, giáo viên nhận lỗi học sinh, đưa ra lí do hôm
thành lập đó đã dạy sai công thức (do không tập trung, do không kiểm tra kĩ) và
mong học sinh thông cảm. Sau đó, giáo viên cho ôn tập lại công thức
đó và đề nghị có một buổi kiểm tra lại để đảm bảo kiến thức cho
học sinh.

Trang 48
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
 Phương án 1: Giáo viên vô tình đã đổ lỗi sang cho học sinh, có thể
khiến học sinh cáu giận và sẽ không hợp tác với giáo viên trong các
bài giảng sau.
Phân tích ưu/  Phương án 2: Cách xử lí đã giải quyết được các mâu thuẫn cơ bản về
nhược điểm điểm số cũng như sửa sai về chuyên môn. Tuy nhiên, giáo viên chưa
nhìn nhận được lỗi của bản thân, vấn đề quan trọng nhất trong giảng
của các hướng
dạy, khiến giáo viên mất chữ tín với học sinh.
giải quyết  Nếu tôi là người giáo viên trong trường hợp này, tôi sẽ lựa chọn
phương án 3. Giáo viên cần trực tiếp nhận lỗi và sửa lỗi trước học sinh
của mình.
Đồng thời, giáo viên cần tổ chức lại một buổi kiểm tra để đảm bảo
công bằng trong việc đánh giá
Một giáo viên nên lắng nghe, linh hoạt, chủ động nhận lỗi sai và sửa sai trước
các học sinh của mình. Qua đó cũng cần nhắc nhở bản thân phải không ngừng
Kết luận
học tập, trau dồi kiến thức kỹ năng để dần hoàn thiện nhân cách và năng lực
chuyên môn.

Tình huống 18
Trong lớp cô giáo L. chủ nhiệm có một học sinh hay gây gổ đánh nhau với
bạn, học lực lại quá yếu. Nhưng một lần cả lớp đi tham quan, em đó đã có
Tên tình huống
hành động dũng cảm cùng người khác bắt kẻ gian. Cô giáo chủ nhiệm và cả
lớp đều chứng
kiến chuyện đó. Là cô giáo L., bạn sẽ làm gì trước tình huống đó.
Nhận xét: Đây là tình huống cũng thường gặp trong môi trường học đường.
Hành vi của học sinh có phần sai cũng có phần đúng nên đòi hỏi giáo viên phải
Phân tích có cách xử lý phù hợp, mềm mỏng và được các học sinh trong lớp đồng thuận
để nhận thấy nên làm gì và không nên làm gì để không có những trường hợp
trương tự
 Phương án 1: Phê bình làm việc nguy hiểm, chúng ta mới là học sinh
chưa đủ sức khoẻ, chưa biết hết mánh khoé của các kẻ gian ngoài xã
hội, yêu cầu lần sau cần gọi người lớn giải quyết.
Các hướng giải  Phương án 2: Gọi riêng em học sinh ra nói chuyện, hỏi lí do tại sao đi
quyết có thể tham quan lại xông xáo, còn ở trường lại hay gây gổ với các bạn.
 Phương án 3: Tuyên dương em học sinh trước cả lớp. Kể một một câu
thành lập chuyện ngắn về những người anh dũng sẵn sàng chống lại cái ác trong
cuộc sống đời thường, động viên học sinh cần cố gắng rèn luyện học
tập theo đúng với trách nhiệm của một học sinh để trở thành những
người có
ích cho xã hội.
 Phương án 1: Việc giáo viên phê bình học sinh trước những hành động
em ấy cho là đúng sẽ gây mâu thuẫn lớn khiến giáo viên, học sinh trở
nên xa cách và có thể ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh.
Phân tích ưu/  Phương án 2: Việc phê bình cá nhân, tìm hiểu những lí do riêng sẽ
nhược điểm khiến học sinh cả thấy không thoải mái do học sinh đang trong lửa tuổi
trưởng thành, các em muốn có những bí mật riêng nhưng lại muốn được
của các hướng
thể hiện bản thân.
giải quyết  Nếu em là giáo viên chủ nhiệm trong tình huống trên, em sẽ xử lý theo
Trang 49
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
phương án 3: tuyên dương em học sinh đó trước cả lớp vì trong lần đi
tham quan đã có hành động dung cảm cùng người khác bắt kẻ gian,
hành
động đó rất đáng để tuyên dương. Tuy nhiên, hành động đó là quá nguy

Trang 50
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
hiểm vì chúng ta mới chỉ là học sinh, chưa có đủ sức khỏe và các mánh
khóe như mấy kẻ gian ngoài xã hội kia. Vì thế, học sinh trong lớp cần
biết đó là hành động tốt và khi gặp trường hợp tương tự thì tốt nhất nên
gọi người lớn đến giải quyết. Đồng thời giáo viên cũng động viên học
sinh và kêu gọi cả lớp giúp đỡ bạn trong quá trình học tập và rèn luyện.
Trong trường hợp trên, chúng ta cần vận dụng nguyên tắc tôn trọng, động cảm
và thấu hiểu với học sinh. Giáo viên cẩn tinh tế, khéo léo lồng ghép những bài
Kết luận
học cuộc sống để động viên học sinh nhận thấy được những vấn đề ở bản thân,
qua đó, cải thiện và hoàn thiện hơn.

Tình huống 19
Trên đường đi tập thể dục, thấy 2 em học sinh đang đi tới, thầy A. tưởng các
Tên tình huống em sẽ chào thầy vì thầy đang dạy lớp các em và biết rất rõ về 2 em học sinh
này. Nhưng không, cả 2 em đều đi thẳng qua thầy mà không một lời chào. Là
thầy A. bạn sẽ giải quyết như thế nào?
● Tình huống nêu ra: Khi tập thể dục thầy A gặp hai em học sinh lớp
mình dạy nhưng hai em đi qua không hề chào hỏi thầy.
Phân tích ● Phân tích tình huống: Tình huống phổ biến, xảy ra nhiều trong thực tế.
Trong tình huống này, hai bạn học sinh đã coi như không nhìn thấy
thầy
mà cứ thế đi qua. Thầy nên giải quyết như thế nào trong tình huống này?
 Cách thứ nhất: Đi qua coi như không thấy 2 em đó và coi như chưa có
gì xảy ra.
Các hướng giải  Cách thứ hai: ngày hôm sau gặp riêng hai em để hỏi lý do.
quyết  Cách thứ ba: bình tĩnh, chủ động chào hỏi và nói chuyện với hai em học
sinh. Sau đó, thầy tìm hiểu nguyên nhân (có lẽ do các em ngại chào hỏi,
có thể
có lẽ không thích mình, hoặc thật sự không muốn chào hỏi…) và thầy
thành lập nên đề xuất với nhà trường hoặc giáo viên chủ nhiệm lớp đó làm một
chuyên đề liên quan đến cách ứng xử trong giao tiếp hằng ngày, về đạo
đức, hay chủ đề “ Tôn sư, trọng đạo”…..nâng cao nhận thức cho các em.
Nếu em là thầy giáo trong trường hợp trên em sẽ chọn cách giải quyết thứ 3.
Vì cách thứ nhất không giải quyết được vấn đề, cách thứ hai không giải quyết
được triệt để. Cách thứ ba hợp lý nhất vì thầy vừa xử lý tình huống ngay lúc
đấy vừa có biện pháp xử lý lâu dài. Thầy có thể khéo léo chào các em, thầy đôi
Phân tích ưu/ khi lên tiếng trước cũng không sao cả, chẳng hạn hai em đó tên là Linh và Hà :
nhược điểm “Linh, Hà hai em đi tập thể dục à? Đang nói chuyện gì vui thế, không cả nhìn
của các hướng thấy thầy nữa” thầy có thể chào hỏi và nói chuyện với thái độ thân thiện niềm
giải quyết nở không thể hiện sự khó chịu, vừa làm cho học sinh chột dạ, vừa thể hiện sự
thân thiện, có lẽ sẽ làm cho hai em thấy áy náy. Sau đó thầy cần tìm hiểu
nguyên nhân tại sao các em làm như vậy, và đề nghị giáo viên chủ nhiệm lớp
hoặc nhà trường Làm chuyên đề liên quan đến đạo đức, giao tiếp ứng xử
hằng ngày…v..v.. để
bồi dưỡng và nâng cao nhận thức cho các em.
Là một giáo viên tương lai cần phải học cách nhẫn nhịn và kiên trì, “ học sinh
luôn đúng”, hãy tìm hiểu nguyên nhân rồi nghĩ ra hướng giải quyết. Phải tùy
Kết luận
thuộc vào tình huống để lựa chọn cách giải quyết tốt nhất, giải quyết tạm thời
và lâu dài
Trang 51
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
Tình huống 20
Trong giờ học cô giáo đang giảng bài trên lớp và nhận thấy có một số học sinh
Tên tình huống nghe giảng rất mệt mỏi, luôn gục xuống bàn… là cô giáo trong trường hợp này
bạn sẽ làm gì?
 Phân tích tình huống: Cô giáo đang giảng bài thì một số học sinh tỏ ra
rất mệt mỏi, chưa biết nguyên do là gì. Khó khăn là cô giáo phải giải
quyết tình huống sao cho không ảnh hưởng quá nhiều đến tiết học mà
Phân tích vẫn đạt được mục tiêu sư phạm của mình. Hướng giải quyết sẽ theo
hướng thấu hiểu, thái độ đúng chừng mực.
 Mục tiêu giải quyết tình huống: Tháo gỡ được tình trạng hiện tại của
lớp và không có lặp lại về sau, trong bất kì tiết học nào.
1) Cô giáo đuổi các em học sinh đó ra ngoài, có thể là rửa mặt, bao giờ
tỉnh táo thì học tiếp, còn các bạn còn lại tiếp tục học bài.
2) Cô giáo cho mấy em đó đứng góc lớp, hoặc thường xuyên gọi mấy em
đó đứng dậy để trả lời câu hỏi. Sau đó báo với giáo viên chủ nhiệm về
thái độ vô lễ của mấy em đó.
Mới đầu nhìn thấy cô sẽ tiến lại gần bàn các em, đứng ở đó, giảng bài,
lên cao giọng, nhấn nhá để giúp các em tập trung vào bài giảng, nếu
thấy các em vẫn đang gục xuống bàn thì tăng dần mức độ thể hiện sự
Các hướng giải
chú ý của mình tới những em đó và muốn các em thay đổi thái độ của
quyết
mình: gõ tay xuống bàn, cho lớp thảo luận theo cặp, mời các em phát
có thể
biểu ý kiến
thành lập
…Nếu thấy các em mệt quá thì sẽ dừng lại vài phút để hỏi lý do làm sao
hôm nay lại có vài bạn mệt thế. Tìm hiểu nguyên nhân, nhìn lại cách
dạy của mình, thẳng thắn trao đổi với học sinh và cùng nhau tìm ra cách
giải quyết (nếu là vì lý do cá nhân của mấy em ý, như thức khuya, buồn
chuyện nhà…thì có thể tâm sự sau và giúp các em tìm sự giúp đỡ từ
mọi người; nếu lí do là từ giáo viên thì chính cô giáo đó sẽ cố gắng hết
sức để thay đổi cách dạy bằng cách nhờ giáo viên khác dự giờ và góp
ý… cố gắng hạ thấp cái tôi của mình một chút mà hiệu quả thu được
rất xứng
đáng).
Phân tích ưu/ Em chọn phương án thứ ba vì cô giáo đã thực hiện được kỹ năng lắng nghe,
nhược điểm tự chủ cảm xúc hành vi trong giao tiếp cũng như thực hiện được các nguyên
của các hướng tắc cơ bản trong giao tiếp: tôn trọng học sinh, thấu hiểu.
giải
quyết
Kết luận sư phạm: Để là một giáo viên tốt thì phải biết quan tâm đến cảm xúc
Kết luận của học sinh, biết nhìn lại bản thân mình và biết cách giải quyết mọi tình
huống một cách chủ động và hiệu quả nhất.

Trang 52
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
III. TÌNH HUỐNG GIỮA GIÁO VIÊN VỚI PHỤ HUYNH

Tình huống 1

Tên tình huống Một phụ huynh khi kiểm tra bài học của con mình ở trên lớp đã phát hiện ra
giáo viên A. giải nghĩa sai từ ngữ, phân tích mô hình ngữ pháp câu không
đúng. Vị phụ huynh đó đã gặp và trao đổi điều đó với giáo viên A. Là giáo
viên A trong trường hợp đó bạn sẽ giải quyết như thế nào?

Đây là một tình huống rất hay gặp trong giảng dạy, khi GV vô tình giảng sai bài
Phân tích hay HS ghi chép bài chưa chính xác.

Các hướng giải ➢ Phương án 1: Yêu cầu PHHS cho xem lại vở ghi của HS và quả quyết
quyết có thể thành đây là do HS đó ghi chép nhầm. GV xử lý như vậy để đảm bảo cho
lập trình độ chuyên môn của mình và để PHHS tin tưởng giao con cho GV.
➢ Phương án 2:
+ Khi GV gặp riêng với PHHS trước tiên GV cần khôn khéo trong cách
xử lý:
+ GV : “ Em thực sự rất mong a/c thông cảm khi đã để cho trường hợp
này xảy ra dù cho là vì nguyên nhân gì, do em không quan tâm kĩ tới
việc học, ghi chép bài của từng học sinh hay do sai lầm khi giảng dạy
trên lớp. Trước tiên em mong a/c cho em thời gian để làm rõ( nếu
PHHS có đem vở của HS thì có thể yêu cầu PHHS cho xem lại) để có
cách xử lý phù hợp nhất.”
+ Sau khi điều tra rõ nguyên nhân, nếu HS chép nhầm bài thì giải thích
cho HS hiểu. Nếu là lỗi của GV thì GV cần xử lí hợp lí để vẫn giữ được
niềm tin của PHHS khi giao con cho mình.
+GV: “ Như a/c biết đấy ông cha ta có câu : phong ba bão táp không
bằng ngữ pháp Việt Nam, và con người không phải ai cũng không mắc
sai lầm bao giờ. Em biết mình mắc sai lầm khi đang giáo dục cho thế hệ
tương lai là hoàn toàn đáng trách, em sẽ rút kinh nghiệm và chú ý hơn
trong những bài giảng sau này của mình. Em cũng sẽ để ý tới em nhà
mình hơn, giúp em học tập tốt hơn và không để những trường hợp như
vậy xảy ra nữa. Anh chị hãy tin rằng GV trường mình đã được qua đào
tạo bài bản, em cũng đang trau dồi thêm kiến thức của mình nên a/c cứ
yên tâm. Cuối cùng em xin lỗi a/c một lần nữa khi đã để xảy ra sự việc
này ”.

Phân tích Ưu - ● Không nên xử lý theo giải pháp 1, vì bản thân mình là một người giáo
Nhược điểm viên, cần trung thực làm gương cho học sinh. Giáo viên hoàn toàn có
của các hướng thể xin lỗi và nhận lỗi với học sinh. Điều này sẽ giúp cho học sinh luôn
giải quyết tôn trọng thầy cô. Ngược lại, nếu cố gắng che giấu khuyết điểm của
mình, mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên sẽ không thể hòa hợp
được như trước. Học sinh sẽ luôn có sự nghi ngờ về trình độ của học
sinh

Trang 53
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
● Cách xử lý thứ 2 hoàn toàn hợp tình hợp lý. Hợp lý bởi rõ ràng GV là
người sai thì phải dám đứng lên nhận lỗi, trung thực để làm gương cho
học sinh. Hợp tình bởi nó sẽ giúp cho học sinh thêm gần gũi giáo viên,
phụ huynh sẽ càng thêm tôn trọng giáo viên hơn.

- Giáo viên cần soạn bài chu đáo trước khi tới lớp và có hỏi lại học sinh
Kết luận sau mỗi tiết học xem các em có hiểu bài hay còn thắc mắc chỗ nào
không.
- Giáo viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng sư
phạm để hiệu quả giảng dạy ngày càng tốt hơn.
- Giáo viên kết hợp với phụ huynh học sinh cùng hỗ trợ học sinh trong
học tập để hiệu quả học tập của học sinh được nâng cao.

Tình huống 2

Trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp 9A đã không tiếc lời sỉ vả,
mắng nhiếc học sinh sau khi xem sổ đầu bài thấy các giáo viên bộ môn nhận
xét, đánh giá không tốt về tình hình học tập và chuẩn bị bài… của học sinh
Tên tình huống trong lớp. Một số học sinh về nhà đã kể lại chuyện đó cho cha mẹ của mình.
Các vị phụ huynh đã phản ánh việc làm đó của giáo viên chủ nhiệm lớp với
Hiệu trưởng nhà trường. Là Hiệu trưởng nhà trường, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Đây là mâu thuẫn giữa GV chủ nhiệm và phụ huynh liên quan đến cách xử lí
GV khi có những hành vi mắng nhiếc HS khi các em mắc lỗi. Và hiệu trưởng,
một người dù không liên quan trực tiếp phải đưa ra giải pháp xử lí toàn vẹn
Phân tích
nhất. Đây là một tính huống cũng không quá xa lạ nhưng đòi hỏi Hiệu trưởng
cần có cách xử lí phù hợp nhất có thể.

Gặp mặt GV chủ nhiệm đó trực tiếp để trao đổi về tình hình, tìm hiểu rõ
nguyên nhân:
● Nếu thấy chỉ vì nguyên nhân HS bị ghi sổ đầu bài như vậy mà GV chửi
mắng học sinh như vật là không đúng. Yêu cầu GV đó nhận lỗi và sửa
chữa. Đồng thời thì cũng sẽ yêu cầu GV đó có buổi gặp mặt trao đổi với
Các hướng giải phụ huynh học sinh để xin lỗi vì hành động thiếu kiểm soát của bản
quyết có thể thân đồng thời cùng thảo luận kết hợp với gia đình học sinh để dạy bảo
thành lập HS không tái phạm lỗi nữa cùng nhau chung sức tìm ra giải pháp tối ưu
để HS tiến bộ trong học tập và có ý thức tốt hơn. Về phía học sinh GV
cần trao đổi thẳng thắn với học sinh. Nói rõ lỗi và nhắc nhở sửa đổi.
● Nếu tình hình không được thực hiện tốt bởi giáo viên chủ nhiệm thì
hiệu trưởng sẽ cho họp hội đồng nhà trường tiến hành kiểm điểm và yêu
cầu khắt khe, kiểm tra đánh giá GV đó

Phân tích Ưu - ● Đây có lẽ là giải pháp triệt để nhất cho tình huống này. Tuy nhiên, nó
Nhược điểm còn phụ thuộc vào diễn biến của quá trình xử lý. Liệu người giáo viên
của các hướng có thừa nhận lỗi hay không? Liệu phụ huynh và học sinh có chấp nhận
giải quyết bỏ qua hay không? Vì theo điều lệ mới, giáo viên không được phê bình
Trang 54
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
học sinh trước toàn lớp. Như vậy, cô giáo chủ nhiệm ở đây đã mắc
một lỗi cơ bản và cần phải tiếp nhận.
● Bên cạnh đó, tình huống cũng có yêu cầu khắt khe với Hiệu trưởng -
người dù không có mặt trực tiếp trong tình huống nhưng phải đưa ra
cách xử lí hợp tình hợp lý nhất.

- Khi có vấn đề nảy sinh trong lớp học của giáo viên và học sinh truyền
tới phụ huynh và có phản hồi tiêu cực thì cán bộ nhà trường đặc biệt là
hiệu trưởng cần xem xét rõ tình hình để xác định rõ thực hư, tìm cách
giải quyết tốt nhất cho cả hai bên.
- Về mặt nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm sẽ cần xem xét thái
độ và hành vi chuẩn mực dạy học có biện pháp xử lý thích đáng và yêu
Kết luận cầu giáo viên sửa đổi hành vi.
- Về phía gia đình học sinh thì có thể cũng nên gặp mặt nếu điều kiện cho
phép, hiệu trưởng cần giải thích, đưa ra lời hứa và các giải pháp đề xuất
cho các phụ huynh biết nhằm tạo sự tin tưởng của gia đình và nhà
trường qua đó cùng nhau thống nhất hợp tác quan điểm để có sự kết hợp
giáo dục ở gia đình và nhà trường tạo điều kiện và môi trường thuận lợi
nhất cho học sinh phát triển năng lực và nhân cách đạo đức con người.

Tình huống 3

Một phụ huynh học sinh trong Ban phụ huynh của lớp bạn chủ nhiệm rất tích
cực giúp đỡ nhà trường và lớp học của con mình. Thế nhưng con của vị phụ
Tên tình huống huynh đó lại học rất kém, có thể xếp loại cả năm học dưới trung bình. Là giáo
viên chủ nhiệm lớp, bạn sẽ làm gì để giúp đỡ em học sinh đó và đáp lại lòng tốt
của phụ huynh.

Đây là tình huống phổ biến trong thực tế. Phụ huynh học sinh luôn hết
Phân tích lòng giúp đỡ nhà trường và lớp học thế nhưng con lại chưa học tập tốt. Để đáp
lại sự giúp đỡ đó của phụ huynh, giáo viên sẽ giúp đỡ học sinh đó.

● Giáo viên thể hiện sự giúp đỡ học sinh, tạo điều kiện để học sinh tiến bộ
trong học tập bằng cách kèm học cũng như để bản thân học sinh nhận
thức được sự quan tâm của gia đình và nhà trường để cố gắng.
● Đồng thời phối hợp với gia đình để nhắc nhở em tiến bộ hơn. Theo nguyên
Các hướng giải
tắc giao tiếp sư phạm, để học sinh cần tiến bộ thì việc học sinh tự ý thức
quyết có thể thành
được tầm quan trọng của việc học cũng như sự mong mỏi của gia đình,
lập
nhà trường là hết sức quan trọng để từ đó học sinh luôn có ý thức phấn
đấu. Giáo viên cũng cần khuyến khích, tạo điều kiện học tập tốt nhất để
học sinh cảm thấy yên tâm. Đồng thời sự phối hợp giữa nhà trường và
gia đình là cần thiết trong giáo dục.

Phân tích Ưu - ● Có lẽ đây là giải pháp tối ưu cho trường hợp này khi đã loại trừ được

Trang 55
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
Nhược điểm những cách xử lý “tối kỵ” như nhắm mắt cho qua, hay nâng điểm động
của các hướng viên.
giải quyết ● Tuy nhiên, giáo viên cũng cần phải quan sát học sinh xung quanh để
tránh những sự việc nhiểu lầm như “thiên vị” hay “mua điểm”.

- Trong giáo dục sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường là cần thiết.
Kết luận - Giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh học tập tốt nhất, luôn động
viên, khuyến khích học sinh học tập một cách chân thành.

Tình huống 4

Vào năm học mới, bạn được phân công chủ nhiệm lớp 9A. Trong lớp có 1 học
Tên tình sinh cá biệt luôn gây ảnh hưởng xấu: lôi kéo bạn bè trốn học đi chơi, gây sự rồi
huống đánh nhau với bạn bè trong lớp, trong trường, trấn lột các học sinh lớp dưới…
Là giáo viên chủ nhiệm lớp đó, bạn sẽ giải quyết như thế nào.

Đây là một tình huống không còn xa lạ trong các lớp học ngày nay. Khi trong
lớp, luôn có một gương mặt “tiêu biểu” luôn tìm cách ảnh hưởng tới tập thể
Phân tích lớp học. Tình huống này đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm cần có giải pháp hợp
tình hợp lí.

➢ Giải pháp 1:
● Tìm hiểu nguyên nhân tại sao em ấy lại có tính cách như vậy
● Cùng tham khảo, bàn bạc ý kiến với các học sinh để đưa ra cách xử lí
phù hợp giúp đỡ bạn học sinh ấy.
➢ Giải pháp 2:
● Vẫn thực hiện kỉ luật do em đó đã phạm lỗi.
● Tìm hiểu nguyên nhân tại sao học sinh đó lại có hành vi như vậy qua
Hướng giải quyết
bạn bè cùng trang lứa và qua phụ huynh, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình để
có thể thành lập
có hướng giải quyết phù hợp.
● Gặp mặt trực tiếp với phụ huynh để tìm ra hướng đi phù hợp. Đây là
cách xử lí phù hợp nhất để có thể tìm ra một số lý do chủ quan nào đó
ảnh hưởng tới suy nghĩ và lối hành xử của học sinh đó: có thể do hoàn
cảnh gia đình, do môi trường sống,… Từ đó cô giáo và các bạn sẽ cùng
giúp bạn học sinh này trở nên tốt hơn.

● Cách xử lý 1 có phần nhẹ nhàng hơn nhưng chưa triệt để. Bởi nếu
không khôn khéo, bạn học sinh sẽ lại nảy sinh sự cưỡng chế, luôn dằn
Phân tích Ưu - vặt với mặc cảm, không chịu hợp tác và càng khó dạy bảo hơn.
Nhược điểm ● Cách xử lý 2 có vẻ triệt để nhưng dễ xảy ra những kết quả ngoài mong
của các hướng muốn như: bạn học sinh cá biệt sẽ cảm thấy khó chịu, ác cảm với giáo
giải quyết viên vì không thích được giúp đỡ và đặc biệt, phiền tới phụ huynh.
● Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình huống mà người giáo viên
nên cân nhắc về giải pháp để có thể xử lý một cách triệt để nhất.

Trang 56
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
Để giải quyết lâu dài một tình huống sư phạm, không chỉ thực hiện giải quyết
trước mắt mà nhà sư phạm phải đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân đã dẫn tới
Kết luận việc đó, không thể quy chụp mọi học sinh như nhau. Vì sống trong những môi
trường khác nhau nên đã hình thành nên thái độ và cách ứng xử khác nhau.

Tình huống 5

Có những phụ huynh học sinh trực tiếp đến gặp Hiệu trưởng trường Tiểu học
DVA góp ý phê bình giáo viên chủ nhiệm về một điều gì đó. Là Hiệu trưởng
Tên tình huống
trong trường hợp đó bạn sẽ giải quyết như thế nào?

Đây là tình huống không quá hiếm gặp trong trường học. Tình huống có thể
bắt nguồn từ nguyên nhân tính cách của phụ huynh quá nóng nảy, thiếu niềm
tin vào giáo viên chủ nhiệm hoặc do chính giáo viên chủ nhiệm không tạo
Phân tích được niềm tin vững chắc với phụ huynh. Cụ thể tình huống này là: “Phụ huynh
học sinh lên gặp trực tiếp hiệu trưởng của trường để góp ý, phê bình điều gì đó
mà không qua giáo viên chủ nhiệm”

● Đợi sau khi tiếp xong vị phụ huynh kia sẽ gọi những người có liên quan
lên gặp và hỏi rõ sự việc.
● Dựa vào thông tin 2 bên cung cấp sẽ tùy trường hợp để đưa ra cách xử lý
phù hợp. Kiểm tra tính xác thực của thông tin thông qua cách ứng xử
hàng ngày của những người có liên quan. Tuy nhiên cần nhắc nhở nhân
viên hoặc giáo viên trong trường, sau này cần cẩn thận hơn trong cách
Các hướng giải
hành xử để tránh những tình huống như vậy tái diễn. Nên hành xử phù
quyết có thể thành
hợp với nguyên tắc mẫu mực trong giao tiếp sư phạm, tạo dựng được
lập
niềm tin với phụ huynh và học sinh.
● Nếu tôi là hiệu trưởng trong tình huống này tôi sẽ ứng xử theo phương án
này vừa mang tính nghiêm minh lại linh hoạt, mềm dẻo. Xử lý tinh tế
không vi phạm nguyên tắc nhân cách mẫu mực, tôn trọng và đồng cảm
trong giao tiếp sư phạm.

✓ Trong tình huống trên, chúng ta nên vận dụng nguyên tắc nhân cách
mẫu mực trong giao tiếp sư phạm (xử lý công bằng, nghiêm minh mà
Phân tích Ưu -
không thiếu tình người), tôn trọng nhân cách, có thiện chí, niềm tin và
Nhược điểm
đồng cảm trong giao tiếp sư phạm.
của các hướng
✓ Vận dụng các kỹ năng sư phạm như nghe và biết lắng nghe, tự kiềm chế
giải quyết
cảm xúc và hành vi, linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp, kỹ năng thuyết
phục, xử lý thông tin trong quá trình giao tiếp.

Là một giáo viên tương lai, phải không ngừng trau dồi kỹ năng chuyên môn,
Kết luận đạo đức nghề nghiệp. Giáo viên cần tạo được niềm tin với học sinh, phụ huynh
và cả cấp trên, đồng thời, cũng cần có niềm tin, đồng cảm với đồng nghiệp,

Trang 57
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
Tình huống 6

Một phụ huynh học sinh tham gia rất nhiệt tình trong hoạt động phối hợp giữa
nhà trường và phụ huynh học sinh, nhưng bạn biết rõ động cơ của vị phụ
Tên
huynh này là muốn cho con họ được chọn vào đội học sinh giỏi đi thi cấp
tình huống
Quận trong khi em này chưa đủ trình độ tuyển chọn. Là giáo viên chủ nhiệm
của em học sinh đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Trong tình huống trên, phụ huynh này tham gia rất nhiệt tình trong hoạt động
phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh với động cơ là cho con họ
được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi đi thi cấp Quận. Tuy nhiên, vì là phụ
Phân tích
huynh học sinh, không nên xử lý quá cứng rắn, cần mềm mỏng trong giao tiếp
để phụ huynh hiểu và thông cảm. Điều đó, sẽ giúp ích cho giáo viên trong việc
tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa phụ huynh, giáo viên và nhà trường

➢ Phương án 1: Cho học sinh vào đội tuyển để cảm ơn lòng tốt của phụ
huynh
➢ Phương án 2: Nói thẳng với phụ huynh: “Tôi thừa biết mục tiêu của anh/
chị là gì và tôi nói thẳng: con anh chị không đủ trình độ để vào đội
tuyển đâu. Cảm ơn thời gian qua anh chị đã giúp đỡ trường.
➢ Phương án 3: Đến gặp phụ huynh đó:
● Trước tiên là cảm ơn phụ huynh đó đã có tấm lòng, tích cực tham
Các hướng giải
gia các hoạt động, nhờ đó mà lớp cũng đạt được thành tích cao
quyết
trong thời gian gần đây.
có thể
● Sau đó, nói rõ về tình hình học tập của học sinh đó “Tuy chăm
thàh
ngoan, nhưng học lực lại chỉ được khá, tiếp thu bài chưa nhanh.
lập
Trong lớp, còn rất nhiều bạn có học lực tốt hơn, vì vậy việc chọn
em hs đó đi thi là không công bằng với học sinh khác và cũng
không phù hợp với tiêu chí của nhà trường, mong gia đình thông
cảm. Mong gia đình kèm cặp em, tôi cũng cố gắng giúp em trong
việc học tập, nếu đủ điều kiện mà nhà trường đề ra thì em sẽ
được thi”

✓ Trong tình huống trên, chúng ta nên vận dụng nguyên tắc nhân cách
mẫu mực trong giao tiếp sư phạm (xử lý), tôn trọng nhân cách, có thiện
chí, niềm tin và đồng cảm trong giao tiếp sư phạm.
Phân tích ưu/ ✓ Vận dụng các kỹ năng sư phạm như nghe và biết lắng nghe, tự kiềm chế
nhược điểm cảm xúc và hành vi, linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp, kỹ năng thuyết
của các hướng phục, xử lý thông tin trong quá trình giao tiếp
giải quyết ✓ Chúng ta không nên chọn phương án 1 hay 2 vì vi phạm sự công bằng,
nghiêm minh và thiếu tình người.

Trang 58
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
Khi phụ huynh phối hợp, nhiệt tình trong hoạt động của trường sẽ mang lại
hiệu quả cao hơn cho quá trình giáo dục. Tuy nhiên, không được để lợi ích làm
Kết luận lu mờ nguyên tắc, đạo đức nghề giáo, càng không được mất tôn trọng với phụ
huynh học sinh. Qua đó cần nhắc nhở bản thân luôn điềm tĩnh và kiên định khi
giải quyết mâu thuẫn với phụ huynh học sinh.

Tình huống 7

Vào năm học mới, sau khi học được 1 tháng, giáo viên dạy lớp 1A phát hiện
thấy em H. ngồi trong lớp chỉ nghịch ngợm, quấy phá. Trong giờ học, em vẫn
Tên
cười đùa tự nhiên, giáo viên nói gì em cũng không làm theo. Sau nhiều lần
tình huống
theo dõi, giáo viên mới biết em bị điếc hoàn toàn. Là giáo viên dạy lớp đó, bạn
sẽ xử lý trường hợp này như thế nào?

Tình huống nêu ra: Giáo viên dạy lớp 1A sau 1 tháng dạy học đã phát hiện ra
em học sinh nghịch ngợm quấy phá trong lớp đó bị điếc hoàn toàn.
Phân tích Phân tích tình huống: Tình huống này giáo viên cần phải giải quyết thật khéo
léo, không để cho em học sinh H bị tổn thương, lại có thể giữ cho lớp học ổn
định không ảnh hưởng đến học tập của lớp.

➢ Phương án 1 : Dùng ám hiệu ý bảo em H trật tự.


➢ Phương án 2: ổn định lớp học, rời sự chú ý của các học sinh khác hướng
Các hướng giải vào bài học. sau đó gặp GVCN để trao đổi. Tìm hiểu về gia đình em H,
quyết bệnh tình của em, và tìm hiểu một số “ thủ ngữ” - ngôn ngữ của người
có thể khiếm thính để giao tiếp với em. Sau đó, sẽ đến nhà em H, hỏi thăm tình
thành lập hình của e H ở nhà và bệnh tình của em, nói chuyện với bố mẹ về tình
hình của em ở trên lớp và khuyên gia đình nên cho em học những lớp
giáo dục đặc biệt để em có thể phát triển thuận lợi hơn.

✓ Trong tình huống trên, chúng ta nên vận dụng nguyên tắc đồng cảm,
Phân tích ưu/ nguyên tắc bền vững, lâu dài, triệt để và lan tỏa trong giao tiếp sư phạm.
nhược điểm ✓ Nên lựa chọn phương án 2
của các hướng ✓ Chúng ta không nên chọn phương án 1 vì bệnh tình của em H cần phải
giải quyết được phát hiện và thông báo kịp thời đến gia đình để có thể phối hợp
với gia đình để giúp đỡ, chia sẻ cho em.

hi nhìn nhận một vấn đề, giáo viên cần phải quan sát tìm hiểu nguyên nhân để
đưa ra quyết định, không thể phán đoán dựa trên cảm tính. Với những em học
sinh như trong tình huống trên giáo viên cần khéo léo lựa chọn cách giải quyết,
tôn trọng, yêu thương và cảm thông. Khi gặp mặt phụ huynh, giáo viên cần nói
Kết luận
chuyện với thái độ chân thành, thân thiện và bình tĩnh, dù trong bất cứ hoàn
cảnh nào cũng phải bình tĩnh giải quyết không được nôn nóng vội vàng cũng
không được tức giận to tiếng. Với những vấn đề nhạy cảm, giáo viên cần khéo
léo sử dụng ngôn ngữ và hành động linh hoạt để giải quyết.

Trang 59
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
Tình huống 8

Nghe tin con mình không được lên lớp phải lưu bạn lại lớp 10. Cha của em
học sinh đó đã đến gặp giáo viên chủ nhiệm lớp trong tình trạng “nửa say, nửa
Tên
tỉnh” vì hơi men và nói với giáo viên chủ nhiệm:
tình huống
“Tôi chỉ có mỗi một đứa con duy nhất. Thầy phải cho nó lên lớp, nếu nó không
được lên lớp thì tôi sẽ giết nó.”

Phân tích: Tình huống khá nhạy cảm, một ông bố khá khó tính và thích uống
rượu thấy con mình không được lên lớp 10 thế là đến gặp giáo viên trong tình
trạng nửa say, nửa tỉnh để uy hiếp là nếu con mình không được lên lớp thì
mình sẽ giết con. Ở tình huống này, khó khăn được thấy rất rõ, khi một người
say thì sẽ không tự chủ được cảm xúc và hành động của mình do vậy hướng
giải quyết của giáo viên phải cực kì mềm dẻo và phải xử lý được ngay thời
Phân tích điểm đó cũng như về lâu về dài.
Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Giải quyết được tình huống ngay tức khắc và lâu dài.
- Theo nguyên tắc thì con ông ấy vẫn sẽ bị lưu ban, nhưng phải làm sao để hiểu
việc lưu ban này không có gì là to tát mà ông đòi giết con, làm sao để không có
bất kì hậu quả xấu nào xảy ra trong tương lai. Có thế còn giúp ông này với con
yêu thương nhau hơn, giúp gia đình có bố tốt hơn, con học giỏi hơn.

➢ Phương án 1, Cùng ông ấy ra quán uống rượu cho đến say rồi đưa ông
đấy về nhà
➢ Phương án 2: Thầy bảo rằng tôi đã báo lại trường hợp của em cho cấp
trên và đang trong quá trình xem xét, chưa có kết quả chính thức, bao
giờ có kết quả thì sẽ báo lại cho bác đấy sau và khuyên bác đấy bình
tĩnh. Nói như vậy có thể trấn an bác ấy, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Dẫn bác về và nhờ giáo viên khác trông tiết học. Đợi khi phụ huynh đó
tỉnh rượu (không ra quán rượu), thì nói chuyện:
“Tôi hiểu rằng làm phụ huynh rất vất vả, hy sinh những điều tốt nhất cho con
Các hướng giải
mình nên luôn mong con mình phải học giỏi để không phụ công nuôi nấng,
quyết
sinh thành của bố mẹ. Tuy nhiên, trẻ em sẽ có những lúc mắc lỗi, phạm sai
có thể
lầm. gia đình và giáo viên phối hợp để các em vượt qua những sai lầm đấy. Vì
thành lập
vậy tôi mong gia đình trong thời gian tới, phụ huynh sẽ phối hợp với nhà
trường để giáo dục em, giúp em trưởng thành. Mong phụ huynh chăm lo, quan
tâm, chú ý đến con của mình. Trong độ tuổi này, học sinh dễ bị ảnh hưởng bởi
những người xung quanh mình, do đó giáo viên và phụ huynh cần là những
tấm gương mẫu mực để học sinh noi theo.”
Đối với em học sinh: Quan tâm, chú ý hơn với em học sinh, có thể giúp em
tâm sự, giãi bày, cho em một số lời khuyên để em có thái độ sống tích cực. Kể
cho em các tấm gương về đấu tranh chiến thắng nghịch cảnh từ gia đình:
Oprah Winfrey.

Trang 60
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
✓ Trong tình huống trên, chúng ta nên vận dụng nguyên tắc tôn trọng, có
Phân tích ưu/ thiện ý, đồng cảm, vừa giải quyết tức thời và vừa giải quyết lâu dài
nhược điểm trong giao tiếp sư phạm
của các hướng ✓ Nên lựa chọn phương án 2
giải quyết ✓ Không nên lựa chọn phương án 1 vì phương án này không triệt để, tình
huống có thể lặp lại sau này. Ngoài ra có thể gây cản trở đến tiết học.

Là người giáo viên, khi gặp mặt phụ huynh, cần nói chuyện với thái độ chân
thành, thân thiện và bình tĩnh, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải bình
tĩnh giải quyết không được nôn nóng vội vàng cũng không được tức giận to
Kết luận
tiếng. Với học sinh, cần quan tâm sâu sắc đến các bạn có hoàn cảnh khó khăn,
kém may mắn,... động viên và khích lệ để các bạn ấy có thái độ tích cực với
cuộc sống.

Tình huống 9

Trong một buổi đi dã ngoại của học sinh khối 8 ở một trường THCS, trong lúc
chơi đùa với nhau chẳng may một em học sinh bị trật khớp chân. Cô giáo chủ
Tên nhiệm cùng một số em trong lớp đã kịp thời đưa em học sinh đến bệnh viện
tình huống gần đó. Khi về nhà, em học sinh đó đã kể lại với phụ huynh. Hôm sau phụ
huynh đã đến gặp giáo viên chủ nhiệm lớp trách cứ cô thiếu trách nhiệm với
học sinh. Là giáo viên chủ nhiệm trong trường hợp đó bạn sẽ giải quyết như
thế nào?
Tóm tắt tình huống: Học sinh đi dã ngoại với lớp bị bong gân. Phụ huynh trách
cứ cô thiếu trách nhiệm.
Phân tích Phân tích: Giáo viên khi bị trách cứ có thể cảm thấy ấm ức, tức giận. Tuy
nhiên, khi giao tiếp với phụ huynh cần phải mềm mỏng, phải bình tĩnh, không
được nóng giận nếu không sẽ làm xấu đi quan hệ với phụ huynh

➢ Phương án 1: Đổ lỗi tại con của anh/chị cá biệt, nô đùa quá trớn trong
khi các học sinh khác đều không bị tai nạn gì. Giáo viên chúng tôi
không thể một lúc mà canh hết tất cả mấy chục học sinh được. Mong
sau sự cố này, học sinh sẽ rút ra bài học và phụ huynh cũng nghiêm
khắc giáo dục lại con của mình để không xảy ra sự cố đáng tiếc thêm
Các hướng giải
một lần nữa.
quyết
➢ Phương án 2: Mời phụ huynh vào văn phòng nói chuyện, hỏi thăm về
có thể tình
thành trạng của học sinh
lập Có thể nói như sau:”Em và ban giám hiệu rất tiếc về trường hợp của em A. Cá
nhân em rất xin lỗi chị. Em có thể hiểu được tâm trạng của chị lúc này.Đây là
chuyện mà không ai muốn xảy ra.
=> Dùng tình cảm,lựa lời nói khéo léo với phụ huynh để phụ huynh bớt giận.
“Các em còn đang trong lứa tuổi hiếu động và rất thích thể hiện, em và các
thầy cô sẽ quan tâm, để ý em hơn để không xảy ra sự việc đáng tiếc này một
Trang 61
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
lần nữa”

Trang 62
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
Trò chuyện thêm với phụ huynh về việc học hành và về những sở thích của em
A. Đặc biệt trong thời gian tới giáo viên sẽ cùng với các bạn trong lớp giúp đỡ
tạo điều kiện tối đa để em A theo kịp bài .
Hi vọng em sớm bình phục, đến trường cùng cô và các bạn.Lớp sẽ tổ chức một
buổi đi thăm em A.

✓ Các nguyên tắc giao tiếp sư phạm:


Tính mô phạm trong giao tiếp
Có thiện ý trong giao tiếp
Đồng cảm trong giao tiếp
Phân tích ưu/ ✓ Do đó, cần chọn phương án 2. Xử lý theo phương án 1 sẽ làm phụ huynh
nhược điểm càng tức giận, không tin tưởng vào giáo viên và nhà trường. Gây khó
của các hướng khăn cho quá trình giáo dục sau này.
giải quyết ✓ Các kỹ năng giao tiếp sư phạm đã thể hiện là:
- Kỹ năng định hướng giao tiếp
- Kỹ năng định vị
- Kỹ năng điều chỉnh, điều khiển trong quá trình giao tiếp sư phạm
- Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp.

Khi trở thành giáo viên, nếu phụ huynh trách cứ vì một việc không may xảy ra
với học sinh, giáo viên cần phải bình tĩnh, xử lý thật khéo léo để không làm
Kết luận xấu đi mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường.Gia đình kết hợp với nhà
trường cùng quản lý và giáo dục học sinh sẽ là cơ sở để học sinh phát triển đầy
đủ cả về trí tuệ và nhân cách.

Tình huống 10

Trong buổi họp phụ huynh sơ kết học kỳ 1, một phụ huynh đã phát biểu: tất cả
những yêu cầu của nhà trường từ đầu năm học chúng tôi đã thực hiện đầy đủ,
Tên
nhưng mong muốn của chúng tôi đối với nhà trường thì chưa được các giáo
tình huống
viên thực hiện tốt, cụ thể kết quả học tập và rèn luyện của học sinh chưa cao, tỷ
lệ học sinh yếu kém còn nhiều… Là giáo viên chủ nhiệm bạn xử lý như thế
nào?
Đây là tình huống giáo viên nói riêng và phụ huynh nói chung bị trách cứ. Việc
phụ huynh đáp ứng nhu cầu nhà trường đã làm cho việc giáo dục học sinh trở
Phân tích
nên dễ dàng hơn, tuy nhiên lại không có được kết quả như mong đợi. Giáo viên
cần xử lý thật khéo để lấy lại lòng tin từ phía phụ huynh.

Trang 63
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
➢ Phương án 1: Phản ứng lại gay gắt ý kiến của vị phụ huynh đó, nói đây
không phải lỗi nhà trường và nhà trường không phải chịu trách nhiệm
về việc này.
➢ Phương án 2: Vẫn gật đầu đồng tình với ý kiến của phụ huynh nhưng sau
đó bỏ qua và coi như không có chuyện gì xảy ra.
➢ Phương án 3: Đầu tiên đợi các phụ huynh phát biểu ý kiến , phải thực sự
lắng nghe và tiếp thu, có thái độ hòa nhã, vui vẻ… tạo thiện cảm cho
người đối diện và không khí không quá gay gắt..
Các hướng giải
- Sau đó khi các bác đã bình tĩnh thì mình nên nhận sai, đây là thiếu sót và
quyết
trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm cũng như nhà trường, vì lúc này mà mình
có thể
đổ lỗi cho học sinh ngay là một sự thiếu sót, càng làm không khí thêm nặng nề.
thành lập
Mặc dù nhận lỗi nhưng cũng phải chỉ rõ cho phụ huynh hiểu ‘’ Nhà trường
đang cố gắng và hoàn thiện hơn nữa để các em được học tập, học hành hiệu
quả hơn, cảm ơn các Bác đã ủng hộ và đóng góp cho nhà trường, việc làm của
các bác giúp chúng tôi, cũng như các em thoải mái, cố gắng hơn nữa.. Nhưng
kết quả học tập chưa cao cũng phải phụ thuộc vào chính bản thân mỗi học sinh,
chỉ có bản thân các bạn ấy cố gắng mới được. Là giáo viên chủ nhiệm tôi sẽ cố
gắng dạy bảo, chăm lo cho các em hơn nữa. Cảm ơn những đóng góp quý báu
của các bác, cô trò chúng tôi sẽ càng ngày càng hoàn thiện bản thân mình’’.

✓ Trong tình huống trên cần vận dụng nguyên tắc giao tiếp trong sư phạm:
- Tính mô phạm trong giao tiếp
- Tôn trọng nhân cách trong giao tiếp
- Có thiện ý trong giao tiếp sư phạm
Phân tích ưu/ - Đồng cảm trong giao tiếp
nhược điểm ✓ Do đó, phương án 1 sẽ làm gay gắt thêm mối quan hệ giữa phụ huynh
của các hướng và nhà trường. Phương án 2 giải quyết chưa triệt để. Phương án 3 là
giải quyết phương án hội tụ các nguyên tắc đã nêu trên.
✓ Vận dụng các kỹ năng giao tiếp :
- Kỹ năng định vị
- Kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong giao tiếp sư phạm
- Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp

Một giáo viên cần nhận thức được rằng khi nói chuyện hay trao đổi với người
Kết luận khác không chỉ riêng học sinh cần phải có thái độ đúng mực, thân thiện, và
luôn đặt mình vào vị trí người khác, sẵn sàng nhận sai nếu như mình là người
có lỗi.

Trang 64
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
IV. TÌNH HUỐNG DẠY HỌC ONLINE
Tình huống 1

Cô T. là giáo viên hiện đang công tác tại một trường ở Hà Nội. Là giáo viên trẻ
nên việc tiếp cận và làm quen với những ứng dụng dạy học trực tuyến trong
mùa dịch Covid-19 không quá khó khăn với bản thân cô. Trong buổi học
Tên tình huống online mới đây theo thời khóa biểu của nhà trường, cô T. bật máy để kết nối
với học trò như thường lệ. Thế nhưng, khi vừa bật máy tính lên, cô giáo trẻ
khiếp vía khi thấy qua màn hình ở đầu bên kia là nguyên cả một bàn thờ. Nếu
là cô T, bạn sẽ giải
quyết tình huống này như thế nào?
● Tình huống nêu ra: Khi vừa tham gia buổi dạy online, cô giáo hoảng
hốt khi thấy nguyên hình ảnh bàn thờ trên màn hình.
Phân tích ● Phân tích tình huống: Tình huống các em học sinh vô tình chiếu những
hình ảnh không phù hợp khi học online xảy ra khá phổ biến. Cần nhắc
nhở và yêu cầu các em chuẩn bị không gian học tập trước khi vào lớp.
● Cách thứ nhất: Lấy lại bình tĩnh, bắt đầu vào bài giảng như không có
chuyện gì xảy ra và sẽ nhắc nhở chung đến cả lớp sau giờ học.
Các hướng giải
● Cách thứ hai: Nhắc nhở và chờ em học sinh di chuyển đến chỗ ngồi
quyết
khác rồi mới bắt đầu lớp học.
có thể
● Cách thứ ba: Sử dụng quyền của người chủ trì cuộc họp tắt video của
thành lập
em học sinh đó tạm thời rồi nhắc nhở em di chuyển đến vị trí khác rồi
mới bật camera. Trong thời gian đó, lớp học vẫn diễn ra bình thường.
● Cách thứ nhất: Không gây ra sự xấu hổ cho em học sinh cũng như
không ảnh hưởng tới tiết học của cả lớp. Tuy nhiên phương án giải
quyết này là không triệt để, vấn đề vẫn tồn đọng và có thể tiếp tục xảy
Phân tích ưu/
ra ở các buổi học sau đó.
nhược điểm
● Cách thứ hai: Giải quyết được triệt để vấn đề tuy nhiên sẽ làm ảnh
của các hướng
hưởng tới lớp và thời lượng của tiết học.
giải quyết
● Cách thứ ba: Đây là phương án hợp lí nhất, vừa giải quyết được triệt để
vấn đề, vừa không ảnh hưởng tới tiết học nói chung và các em học sinh
khác nói riêng.
Giáo viên cần trau dồi những kĩ năng về công nghệ sẽ giúp ích trong việc xử lí
Kết luận
những sự cố và tình huống bất ngờ khi dạy học online.

Tình huống 2
Cô giáo A là giáo viên của một trường tiểu học. Cô chia sẻ do đối tượng học
sinh tiểu học còn nhỏ nên phải nhờ đến sự hỗ trợ của phụ huynh khi kết nối.
Nhưng cũng vì điều này mà cô gặp một số tình huống khó xử. Có lần đang
Tên tình huống kiểm tra kết nối thì bên kia phụ huynh học sinh chăm chú nhìn rồi nói oang
oang: "Thấy cô rồi, cô giáo của con trẻ và xinh gái quá. Thảo nào con về nhà
toàn khoe cô xinh đẹp, đẹp hơn cả mẹ". Nếu là cô giáo A trong tình huống
này,
bạn sẽ xử lý như thế nào?
Trang 65
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
● Tình huống nêu ra: Trong quá trình giảng dạy online, xuất hiện câu nói
không phù hợp của một phụ huynh cắt ngang bầu không khí.
● Phân tích tình huống: Tình huống này thường xuyên xảy ra với tình
Phân tích hình học online hiện nay. Câu nói có thể các em học sinh chưa hiểu
nhưng sẽ khiến cô giáo rất khó xử với các phụ huynh khác. Tuy nhiên,
vấn đề có thể được giải quyết từ đầu bằng cách sử dụng các tùy chọn
của nền tảng
học online.
Các hướng giải ● Cách thứ nhất: Lờ đi, không có động thái phản hồi gì, tiếp tục bài giảng.
quyết ● Cách thứ hai: Nhắc nhở cho các bố mẹ kiểm tra lại, bật cam nhưng
có thể phải tắt mic, để ổn định trật tự cho giờ học (không cần phải hướng đến
thành lập phụ huynh vừa buột miệng nói câu không phù hợp)
Phân tích ưu/ Phân tích các cách giải quyết: Cách thứ nhất không hợp lý vì phụ huynh ấy
nhược điểm vẫn có thể tiếp tục buột miệng nói những câu phù hợp trong giờ học. Cách thứ
của các hướng hai hợp lý hơn cả vì vừa giúp giải quyết vấn đề, tránh những câu nói chen
giải ngang về
quyết sau; lại không nhắc trực tiếp đến cá nhân phụ huynh nào.
Người giáo viên phải bình tĩnh, xử lý tình huống với phụ huynh một cách tế
Kết luận nhị, khôn khéo. Đồng thời, giáo viên nên có những biện pháp phòng tránh từ
đầu để tình huống này không xảy ra.

Tình huống 3
Khi bắt đầu dạy học online, thầy X thường đặt chế độ quan sát nên khi học
Tên tình huống sinh rời khỏi vị trí sẽ có tín hiệu báo. Nhưng có lần một học sinh rời vị trí
học lâu
quá không quay lại, máy tính của thầy thông báo liên tục. Nếu bạn là thầy X,
bạn sẽ giải quyết tình huống này như thế nào?
● Tình huống nêu ra: Trong khi dạy học, thiết bị của thầy X báo tín hiệu
có học sinh rời vị trí liên tục trong một khoảng thời gian khá lâu. Ở tình
huống này, ta cần xử lý kĩ thuật để tín hiệu từ thiết bị không ảnh hưởng
đến lớp học. Bên cạnh đó ta cũng cần giải quyết rõ ràng tại sao em học
sinh không tham dự lớp học trong một khoảng thời gian dài.
Phân tích ● Phân tích tình huống: Khi dạy và học online, việc các em tự ý rời khỏi
vị trí học tập là một tình huống xảy ra khá thường xuyên. Đứng trên tư
cách là giáo viên, chúng ta cần phải xử lý triệt để khi gặp những tình
huống như vậy để có thể giữ được kỷ luật của lớp học tuy nhiên vẫn
cần sự khéo léo để không gây ra sự căng thẳng hay ảnh hưởng đến
tiến độ
của việc dạy và học.
● Cách thứ nhất: Giữ tín hiệu bật và đợi khi em học sinh quay trở lại sẽ
hỏi em về lý do vắng mặt rồi nhắc nhở em cũng như cả lớp rút kinh
Các hướng giải nghiệm cần xin phép thầy trước khi rời khỏi vị trí học tập.
quyết ● Cách thứ hai: Tắt hẳn tín hiệu, tiếp tục buổi học và lờ đi sự vắng mặt
có thể của em học sinh để không ảnh hưởng tới lớp.
Trang 66
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
thành lập ● Cách thứ ba: Tắt âm thanh của tín hiệu, thông báo với lớp về sĩ số lớp
hiện tại, nhắc nhở chung về kỉ luật nhanh gọn rồi tiếp tục buổi học.
Sau
giờ học sẽ tiến hành trao đổi riêng với em học sinh vắng mặt.

Trang 67
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
● Cách thứ nhất: Cách này tuy giải quyết được vấn đề về kỷ luật của lớp
nhưng lại làm ảnh hưởng đến tiến độ buổi học và ảnh hưởng đến các em
học sinh vì phải chờ đợi và nghe âm thanh liên tục từ thiết bị.
Phân tích ưu/ ● Cách thứ hai: Cách này có thể đảm bảo được tiến độ của buổi học, tuy
nhược điểm nhiên lại làm lỏng lẻo kỷ luật của lớp và rất dễ xảy ra trường hợp tương
của các hướng tự ở các buổi sau từ chính em học sinh đó hay thậm chí là cả các em học
giải quyết sinh khác trong lớp.
● Cách thứ ba: Đây là phương án tối ưu, vừa ổn định được kỷ luật lớp,
vừa đảm bảo được chương trình giảng dạy và vừa có thể tiếp tục theo
dõi lớp
khi để ý tới màn hình của thiết bị.
- Một giáo viên tốt phải biết cách ổn định tổ chức, kỷ luật của lớp.
- Với thời đại công nghệ hiện nay, giáo viên cần linh hoạt khi xử lý các
Kết luận
vấn đề về kỹ thuật để đảm bảo sao cho lớp học online không bị ảnh
hưởng.

Tình huống 4
Trong lớp học online của cô giáo A, khi đang giảng bài, có một bạn học sinh H
Tên tình huống thường xuyên vẽ linh tinh lên bài giảng làm gián đoạn quá trình học tập của cả
lớp. Là cô giáo A bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
● Tình huống nêu ra: Học sinh H liên tục vẽ lên bài giảng khiến quá trình
học tập bị ảnh hưởng.
Phân tích ● Phân tích tình huống: Tình huống phổ biến trong tình hình hiện nay. Cần
nhanh chóng giải quyết vấn đề không tạo sự khó chịu cho các em học
sinh còn lại đang tập trung theo dõi.
● Cách thứ nhất: Cứ để em học sinh đó vẽ, xong mình lại xóa đi xóa lại
Các hướng giải để tiếp tục giảng.
quyết ● Cách thứ hai: Chọn tùy chọn “Disable Annotation for Others” để
có thể không cho người tham gia vẽ vào màn hình bài giảng. Đồng thời trực
thành lập tiếp nhắc nhở bạn H, hành động của bạn ảnh hưởng đến cả lớp và
đồng thời thể
hiện sự không tôn trọng giáo viên.
Phân tích ưu/
nhược điểm Phân tích các cách giải quyết: Hiển nhiên, cách thứ nhất không hiệu quả. Cách
của các hướng thứ hai giải quyết triệt để được vấn đề.
giải
quyết
Giáo viên cần nâng cao hiểu biết về CNTT, sẽ giúp giải quyết các vấn đề xảy
Kết luận
ra trong quá trình học online dễ dàng hơn rất nhiều.

Tình huống 5

Trang 68
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
Một lần, do đồng nghiệp (đã có tuổi nghề lâu năm) bị ốm, thầy giáo H (giáo
viên trẻ) được phân công dạy thay một tiết học online. Sau khi kết thúc bài
Tên tình huống giảng, thầy giáo H hỏi học sinh: “Thầy dạy thế các em có hiểu bài không?”
Nhiều học sinh cùng nói: “Thầy dạy hay lắm, có nhiều trò chơi hay với thao
tác nhanh giúp bọn em tiếp thu bài hơn. Còn cô giáo lớp em thao tác chậm lắm

Trang 69
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
với toàn viết tay ra giấy hoặc chiếu bản pdf để nói chay thôi ạ. Thầy có thể
vào lớp em dạy thay cô ấy đợt online này không ạ?”. Vào tình huống này,
nếu là
thầy giáo H, bạn xử lí như thế nào?
● Tình huống nêu ra: Khi tham gia dạy thay, các em HS của lớp phản
ánh về chất lượng giảng dạy online của cô giáo chính và bày tỏ nguyện
vọng được thay đổi giáo viên.
● Phân tích tình huống: Tình huống khá phổ biến. Vì đồng nghiệp có
Phân tích
tuổi nghề lâu năm nên không nhanh nhạy trong việc giảng dạy online
là điều dễ hiểu. Cần xử lý khéo léo để vừa không mất lòng đồng
nghiệp, vừa giúp đồng nghiệp không bị hạ uy tín và khiến các em học
sinh thêm ...
để tiếp tục học cô.
 Cách thứ nhất: Làm theo nguyện vọng của học sinh, chê bai nặng nề
những khuyết điểm của đồng nghiệp và nêu ý kiến để mình dạy thay
Các hướng giải trong đợt giảng online.
quyết  Cách thứ hai: Giải thích với các em học sinh để các em thông cảm vì cô
có thể là GV thế hệ trước, chưa thể cập nhật nhanh như các GV trẻ. Đồng thời,
thành lập có một buổi trò chuyện với cô, khéo léo góp ý và ngỏ lời chia sẻ những
sản phẩm mình đã chuẩn bị để cô có thể dùng lại, tăng chất lượng bài
giảng, tăng sự hứng thú của học sinh.
● Phân tích các cách giải quyết: Cách thứ nhất không hợp lý vì sẽ làm mất
Phân tích ưu/ lòng đồng nghiệp, khiến mối quan hệ giữa hai người tệ đi. Hơn thế, còn
nhược điểm làm giảm uy tín của người GV cao tuổi kia. Cách thứ hai sẽ không khắc
của các hướng phục được tất cả những hạn chế ấy, đồng thời giúp cải thiện chất lượng
giải quyết bài giảng của người đồng nghiệp, giúp các em thêm niềm tin, thêm
hứng
thú với cô.
Giáo viên cần thẳng thắn, thành thật chia sẻ với đồng nghiệp nhưng cũng
Kết luận không nên tỏ ý chê bai, phê bình. Đồng thời, giáo viên cần có khả năng giao
tiếp, xử lý
khéo léo với học sinh.

Tình huống 6
Cô X là giáo viên trẻ mới về trường nên tiếp cận khá nhanh với việc dạy học
online. Trong một giờ dạy, cô X mời các học sinh phát biểu theo thứ tự giơ
Tên tình huống tay. Tuy nhiên, các học sinh lại phát biểu đồng loạt khiến cô X không nghe rõ
các câu trả lời gây gián đoạn bài học. Nếu bạn là cô X bạn sẽ giải quyết tình
huống
đó như thế nào?
● Tình huống nêu ra: Trong giờ học onl các em học sinh phát biểu không
theo thứ tự khiến âm thanh đầu ra không rõ ràng, bài học bị gián đoạn.
Phân tích ● Phân tích tình huống: Học sinh đã không nghe theo sự sắp xếp của học
sinh, cần giải quyết nhanh chóng, tránh gây ra sự khó chịu, bài học có
thể được tiếp tục
Trang 70
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
Các hướng giải ● Cách thứ nhất: Vì không thể sắp xếp được, nên sẽ không yêu cầu ai
quyết phát biểu nữa, tiếp tục bài học chỉ bằng cách giảng suông
có thể ● Cách thứ hai: Sử dụng tùy chọn “Mute all” để tắt âm thanh của tất cả
thành lập các học sinh, nhắc nhở các em chỉ bấm nút “Raise hand”, cô gọi tên ai

Trang 71
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
người ấy mới được bật mic. Nếu không thực hiện như vậy, lớp sẽ rất
hỗn loạn và không ai có thể trả lời được cả. Nếu tình trạng vẫn còn tái
diễn, bỏ chọn “Unmute themselves” ở Security để các em không thể tự
bật mic, GV theo thứ tự giơ tay và bật mic của từng bạn phát biểu.
● Phân tích các cách giải quyết: Cách thứ nhất là cách giải quyết tiêu cực,
Phân tích ưu/
giải quyết vấn đề trước mắt nhưng sẽ nảy sinh vấn đề còn nghiêm trọng
nhược điểm
hơn là buổi học không có sự tương tác, không thể đạt được hiệu quả
của các hướng
cao. Bằng cách thứ hai, chúng ta sẽ vẫn giữ được sự tương tác giữa giáo
giải quyết
viên
và học sinh mà không khí lớp được giữ trật tự.
Giáo viên cần nâng cao hiểu biết về CNTT giúp dễ dàng quản lý, ổn định không
Kết luận
gian lớp học trong thời gian học online.

Tình huống 7
Trong một giờ dạy online, trong lúc thầy T đang giảng bài, bỗng có tiếng phụ
Tên tình huống huynh nói: “Thầy ơi, thầy giảng nhanh lên để tôi còn bảo nó đi làm việc nhà”.
Là thầy T trong tình huống đó, bạn sẽ giải quyết như thế nào?
● Tình huống nêu ra: Buổi học online đang diễn ra, bị chen ngang bởi câu
nói không phù hợp của một phụ huynh học sinh
● Phân tích tình huống: Những câu nói không phù hợp của phụ huynh là
Phân tích
tình huống diễn ra phổ biến trong thời gian giảng dạy online hiện nay.
Câu nói trên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến buổi học, khiến các em mất
tập
trung nên cần giải quyết nhanh chóng.
● Cách thứ nhất: Để cho em kia kết thúc buổi học và tiếp tục bài giảng
của mình với lớp
● Cách thứ hai: Nếu bài giảng của GV vẫn đang đúng tiến độ, xin phép
vài phút của các em để chia sẻ rằng cả lớp vẫn đang trong khuôn khổ
của tiết học, tiết giảng vẫn đang đúng tiến độ và để đảm bảo lượng
Các hướng giải kiến thức cho các em thì không có lý do gì phải kết thúc sớm buổi học
quyết cả. Hơn thế còn có thể liên quan đến quy định của nhà trường, giám sát
có thể vào phòng kiểm tra. Hết buổi học, trao đổi riêng với người phụ huynh,
thành lập phân tích để họ hiểu không nên có những câu nói không phù hợp ảnh
hưởng đến lớp của con.
● Cách thứ ba: Nếu bài giảng đang bị chậm, đã quá giờ học, GV cần ghi
nhận ý kiến của phụ huynh, xem xét lại giáo án để quyết định có dạy
hết phần kiến thức còn lại hay sẽ chỉ dạy nốt phần đang dở, cần thông
báo
rõ để phụ huynh cũng như các em học sinh thông cảm, tiếp tục nán lại
Phân tích ưu/ Phân tích các cách giải quyết: Tùy vào tình hình tiến độ bài giảng hiện tại mà
nhược điểm chọn cách thứ hai hoặc cách thứ ba. Cách thứ nhất sẽ để lại tiền lệ xấu cho các
của các hướng em còn lại, có thể dẫn đến ở những buổi tiếp theo, liên tục các em xin tan học
giải sớm vì nhiều lý do
quyết

Trang 72
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
Giáo viên cần có thái độ bình tĩnh, xem xét tình hình thực tế để có biện pháp
Kết luận
xử lý linh hoạt trong các tình huống cho hợp tình, hợp lý.

Trang 73
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
Tình huống 8
Bạn là giáo viên trẻ mới về trường, được phân công đi dự giờ lớp học online
của cô X (tổ trường môn Toán) để học hỏi kinh nghiệm. Tuy nhiên, trong quá
Tên tình huống trình nghe, bạn phát hiện cô X dạy sai một kiến thức khiến các em học sinh
tiếp cận khá khó khăn, đa số học sinh đều không trả lời được những câu hỏi
cô đưa ra.
Trong tình huống này bạn sẽ xử lý như thế nào?
● Tình huống nêu ra: Đi dự giờ để học hỏi kinh nghiệm và phát hiện ra lỗi
sai của GV tổ trưởng, dẫn đến khó khăn cho các em học sinh.
● Phân tích tình huống: Tình huống nhạy cảm giữa GV với GV (cụ thể ở
Phân tích
đây là tổ trưởng bộ môn). Phải xử lý khéo léo để không khiến cô X bị
ảnh hưởng uy tín cũng như giúp các em học sinh của lớp cô X tiếp cận
được kiến thức đúng.
 Cách thứ nhất: Ngó lơ lỗi sai của cô, tiếp tục dự giờ trong im lặng
Các hướng giải  Cách thứ hai: Bật mic lên phát biểu trực tiếp, chỉ ra lỗi sai của GV tổ
quyết trưởng để sửa
có thể  Cách thứ ba: Có thể liên lạc riêng với cô tổ trưởng trong giờ bằng nhiều
thành lập hình thức: Facebook, Zalo, Direct Message của Zoom, trao đổi trình
bày
phát hiện của mình để cô trực tiếp đính chính sửa lại với học sinh.
Phân tích các cách giải quyết: Cách thứ nhất là hoàn toàn trái với nguyên tắc
nghề giáo, không thể để các em học sinh tiếp cận với kiến thức chưa chuẩn,
Phân tích ưu/ nhất là với bộ môn cần sự chính xác tuyệt đối như Toán. Cách thứ hai sẽ khiến
nhược điểm uy tín của cô X bị giảm với các em học sinh, và có thể khiến cô bất ngờ, khó
của các hướng xử. Vì vậy, cách thứ ba là cách tối ưu nhất, nhất là với các phương tiện liên lạc
giải quyết như hiện nay, vừa giúp cô không bị mất hình ảnh với lớp, có thời gian để xem
xét lại bài giảng của mình cũng như giúp các em học sinh được tiếp cận với
kiến thức
chính xác nhất.
Dù là giáo viên trẻ tuổi mới vào nghề hay giáo viên nhiều năm thâm niên thì
sai sót trong quá trình giảng dạy là điều bình thường. Vì vậy, giáo viên cần
Kết luận góp ý thẳng thắn, thành thật, hợp lý với đồng nghiệp không tỏ thái độ chê bai,
phê bình; không nên có thái độ kiêng nể với một cá nhân nào, ưu tiên lấy học
sinh
làm trung tâm.

Tình huống 9
Trong một giờ dạy online, khi bạn đang giảng bài, phụ huynh của em A bất chợt
lên tiếng: “Thầy giáo ơi, học online như thế này không hiệu quả, thầy dạy ít thời
Tên tình huống
gian thôi, bao giờ đi học rồi dạy tiếp”. Là thầy giáo trong tình huống này bạn sẽ
giải quyết như thế nào?

Trang 74
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
● Tình huống nêu ra: Trong quá trình giảng bài, một phụ huynh có câu nói
không hay về việc học online
● Phân tích tình huống: Câu nói của phụ huynh cắt ngang giờ học online
Phân tích
như vậy sẽ khiến đứt mạch giảng của thầy, suy nghĩ của các em học sinh
và để lại ấn tượng rất không đẹp. Nếu không giải quyết, sẽ làm giảm uy
tín của mình cũng như cần chấn chỉnh suy nghĩ của phụ huynh và học sinh

Trang 75
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
về việc học online. Các tình huống tương tự xảy ra phổ biến trong tình
hình hiện nay.
 Cách thứ nhất: Im lặng cho qua, tiếp tục với bài giảng của mình
 Cách thứ hai: Bình tĩnh xin các em vài phút, nhắc lại cho các em về tầm
Các hướng giải quan trọng của thời gian học online không khác gì học trên trường, các
quyết kiến thức vẫn bám chương trình, mong các em tiếp tục tập trung để đạt
có thể hiệu quả cao nhất (cần nói một cách tế nhị để không hướng đến người
thành lập phụ huynh kia để tránh xảy ra tranh cãi tay đôi ảnh hưởng đến tiết học).
Sau giờ học, sẽ liên hệ với phụ huynh đó và trao đổi về những quy cách
ứng xử
trong buổi học, phân tích cho người đó hiểu các vấn đề.
Phân tích các cách giải quyết: Cách thứ nhất không làm gì sẽ khiến người phụ
Phân tích ưu/
huynh đó có thể coi thường GV. Đối với các em học sinh, nếu không chấn chỉnh
nhược điểm
ngay, cũng sẽ để lại suy nghĩ xấu, khiến các em không tập trung học. Chọn cách
của các hướng
thứ hai là hợp lý nhất vì sẽ tránh khỏi những hạn chế vừa nêu, cũng như giải
giải quyết
quyết
riêng với người phụ huynh sẽ giúp giữ thể diện cho họ
Người GV cần bình tĩnh, xử lý linh hoạt trong các tình huống, thấu hiểu tâm lý
Kết luận học sinh cũng như phụ huynh. Trong thời gian online này, cần liên tục làm công
tác tư tưởng cho học sinh để các em không lơ là việc học

Tình huống 10
Trong một giờ dạy online, thầy giáo A yêu cầu học sinh tương tác, bật camera
và trả lời câu hỏi của mình. Tuy nhiên, một số em bảo hỏng camera hoặc
Tên tình huống không bật được mic. Khi tìm hiểu qua bạn lớp trưởng thì bạn được biết thông
tin là các bạn học sinh đó đang không chú ý bài và vẫn bật mic chơi game với
nhau trong
giờ học. Là thầy giáo trong tình huống đó bạn giải quyết như thế nào?
● Tình huống nêu ra: Khi dạy online, học sinh nói dối giáo viên để không
tham gia vào buổi học và chơi game với nhau
● Phân tích tình huống: Tình huống khá phổ biến, hay xảy ra trong tình
Phân tích
hình hiện nay. Cần chỉ ra hành vi nói dối của học sinh như vậy là sai
trái, khiến các em thụt lùi trên lớp, chỉ ra sự cần thiết phải coi trọng
học
online như học offline.
 Cách thứ nhất: Không quan tâm đến các em đó, tiếp tục bài giảng với
những em tập trung hứng thú học, bật cam, bật mic.
 Cách thứ hai: Phê bình các em ngay trong buổi học online, yêu cầu các
em phải bật cam, bật mic nếu không sẽ không tiếp tục buổi học.
 Cách thứ ba: Liên hệ với gia đình học sinh để xác nhận thông tin, tổ
Các hướng giải chức buổi họp online riêng với các em, thông báo đã biết rõ và phê
quyết phán hành vi của các em, đầu tiên là đã nói dối giáo viên, tiếp theo là đã
có thể không tập trung vào bài giảng online, không khác gì hành vi làm việc
riêng trong giờ học cả. Điều này là không tôn trọng giáo viên và ảnh
thành lập
hưởng đến chính bản thân của các em, vì học online cũng là học chương
trình thật, nếu các em không tập trung sẽ nhanh chóng bị tụt lại so với
các bạn. Cũng cần phải lưu ý không được để các bạn vi phạm biết,
Trang 76
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
mình đã tìm hiểu qua bạn lớp trưởng tránh điều xấu có thể xảy ra cho
bạn lớp trưởng. Đồng thời nhấn mạnh sẽ bỏ qua cho các em lần đầu,
tuy nhiên nếu tình hình
này còn tái diễn sẽ có những hình thức xử phạt hợp lý.

Trang 77
XLTH _ KHOA TOÁN TIN
Phân tích ưu/ Phân tích các cách giải quyết: Cách thứ nhất không giải quyết được vấn đề.
nhược điểm Cách thứ hai không tối ưu vì sẽ khiến ảnh hưởng tâm lý của các bạn học sinh
của các hướng vì bị phê bình ngay trước lớp. Vì vậy, em sẽ chọn cách giải quyết thứ ba, cách
giải giải quyết
quyết này sẽ giúp em các tự nhận ra được sai lầm của bản thân và sửa đổi.
GV phải vừa nghiêm khắc phê bình cũng vừa mềm dẻo trong phương hướng
Kết luận giải quyết. Phải phân tích để cho HS tự thấy cái sai cho hành động của mình,
từ đó tự giác có ý thức sửa đổi.

 Phần trên là 50 tình huống cùng hường giải quyết mang tính tham khảo dành
cho các bạn sinh viên khoa Toán- Tin nhằm chuẩn bị cho phần thi Xử li tính
huống tại Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm cấp trường sắp tới.

-----------------------------------------------------HẾT -----------------------------------------------------------

Trang 78

You might also like