You are on page 1of 42

CHỦ ĐỀ 3.

KỸ NĂNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC


DẠY HỌC SINH KHIẾM THÍNH THÔNG QUA NGÔN NGỮ KÝ HIỆU
(5 tiết lý thuyết, 5 tiết thực hành, 5 tiết online)
Tài liệu bồi dưỡng trực tiếp/offline
(5 tiết lý thuyết, 5 tiết thực hành)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
- Xác định được khả năng, nhu cầu của học sinh khiếm thính.
- Thực hiện được kỹ năng điều chỉnh trong dạy học đối với học sinh
khiếm thính thông qua ngôn ngữ ký hiệu.
- Xây dựng được kế hoạch bài học ở lớp học có học sinh khiếm thính
thông qua ngôn ngữ ký hiệu.
- Vận dụng một cách sáng tạo các kỹ năng dạy học đặc thù đối với học
sinh khiếm thính trong các bài học cụ thể đảm bảo phù hợp với khả năng, nhu
cầu của các em và điều kiện thực tế của nhà trường.
2. Phẩm chất
- Tôn trọng khả năng và nhu cầu của học sinh khiếm thính.
- Tích cực học hỏi và rèn luyện các kỹ năng sư phạm trong giáo dục học
sinh khiếm thính thông qua ngôn ngữ ký hiệu.
II. NỘI DUNG
1 Kỹ năng tìm hiểu khả năng và nhu cầu của học sinh khiếm thính
1.1. Tầm quan trọng của việc tìm hiểu khả năng, nhu cầu của học sinh
khiếm thính
1.2. Xác định khả năng và nhu cầu của học sinh khiếm thính
2. Kỹ năng điều chỉnh trong dạy học học sinh khiếm thính
2.1. Những vấn đề cần điều chỉnh trong dạy học học sinh khiếm thính
2.2. Các phương pháp điều chỉnh trong dạy học học sinh khiếm thính
3. Kỹ năng xây dựng kế hoạch bài học ở lớp học có học sinh khiếm thính
3.1. Thiết kế mục tiêu bài học phù hợp với khả năng của học sinh khiếm
thính
3.2. Thiết kế các hoạt động tăng cường sự tham gia của học sinh khiếm
thính
4. Kỹ năng đặc thù trong dạy học học sinh khiếm thính ở tiểu học
4.1. Cung cấp các hỗ trợ kênh thính giác và thị giác cho học sinh khiếm
thính
4.2. Sử dụng các phương tiện giao tiếp trong dạy học học sinh khiếm
thính
4.3. Sử dụng đồ dùng dạy học trong lớp học có học sinh khiếm thính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Bảng phân bổ thời lượng các hoạt động
(Đơn vị tính: 50 phút/1 tiết LT/TH)
Số Số Tổng
phút phút số
Phân bổ thời lượng LT TH phút
TT (5 tiết lý thuyết, 5 tiết thực hành) 250 250 500
Kỹ năng tìm hiểu khả năng và nhu cầu của học
1 sinh khiếm thính 50 50 100
Hoạt động 1. Xác định tầm quan trọng, nội dung tìm
  hiểu khả năng và nhu cầu của học sinh khiếm thính 30 20 50
Hoạt động 2. Xác định và thực hành vận dụng các
phương pháp để tìm hiểu khả năng, nhu cầu của 1 học
  sinh khiếm thính 20 30 50
Kỹ năng điều chỉnh trong dạy học học sinh khiếm
2 thính 50 50 100
Hoạt động 3. Xác định những vấn đề cần điều chỉnh
  trong dạy học học sinh khiếm thính 30 20 50
Hoạt động 4. Tìm hiểu và thực hành vận dụng các
phương pháp điều chỉnh trong dạy học cho học sinh
  khiếm thính 20 30 50
Kỹ năng xây dựng kế hoạch bài học ở lớp học có
3 học sinh khiếm thính 75 75 150
Hoạt động 5. Tìm hiểu những yêu cầu và cách thức thiết
kế mục tiêu học tập cho học sinh khiếm thính 40 10 50
Hoạt động 6. Thực hành thiết kế mục tiêu bài học phù
hợp với khả năng của học sinh khiếm thính được mô tả 10 40 50
  Hoạt động 7. Thực hành thiết kế các hoạt động tăng
  cường sự tham gia của học sinh khiếm thính 25 25 50
Kỹ năng đặc thù trong dạy học học sinh khiếm
4 thính ở tiểu học 75 75 150
Hoạt động 8. Xác định cách thức hỗ trợ kênh thính 25 25 50
giác và thị giác cho học sinh khiếm thính
Hoạt động 9. Tìm hiểu cách thức và phương tiện giao
tiếp phù hợp trong dạy học học sinh khiếm thính 30 20 50
Hoạt động 10: Xác định cách thức sử dụng đồ dùng
trực quan trong dạy học lớp tiểu học có học sinh
khiếm thính 20 30 50
1. Kỹ năng tìm hiểu khả năng và nhu cầu của học sinh khiếm thính
1.1. Hoạt động 1: Xác định tầm quan trọng, nội dung tìm hiểu khả năng và
nhu cầu của học sinh khiếm thính (50 phút)
a. Mục tiêu
Sau khi được tập huấn nội dung này, thầy/cô có khả năng:
 Chỉ ra tầm quan trọng của việc tìm hiểu khả năng và nhu cầu của
học sinh khiếm thính
 Xác định được các nội dung tìm hiểu khả năng và nhu cầu của học
sinh khiếm thính cấp tiểu học.
b. Chuẩn bị
Tài liệu tập huấn; giấy Ao và bút dạ để ghi ý kiến thảo luận; slides bài
giảng ghi tóm tắt nội dung thông tin phản hồi.
c. Các bước tiến hành tập huấn
 Bước 1: Giới thiệu
- Tập huấn viên đưa câu hỏi: Tại sao phải tìm hiểu khả năng, nhu cầu
của học sinh khiếm thính?
- Thầy/cô suy nghĩ và trả lời, mỗi thầy/cô chỉ nêu một ý, tập huấn
viên ghi lại các ý chính lên bảng.
- Tập huấn viên khái quát các nội dung chính và phân tích tầm quan
trọng của việc tìm hiểu khả năng, nhu cầu của học sinh khiếm
thính.
 Bước 2: Thảo luận nhóm
- Thảo luận nhóm (4-6 thành viên/nhóm) với 2 câu hỏi:
1) Cần tìm hiểu khả năng, nhu cầu của học sinh khiếm thính ở
những nội dung nào?
- Sau khi thảo luận, các nhóm trình bày kết quả thảo luận trên giấy
A0
- Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp; các nhóm khác bổ sung và
trao đổi thêm.
- Tập huấn viên theo dõi, tổng hợp ý kiến trao đổi và nhận xét về kết
quả thảo luận của các nhóm.
 Bước 3: Trao đổi chung toàn lớp
Tập huấn viên khái quát, trình chiếu slides tóm tắt và phân tích nội
dung tìm hiểu khả năng, nhu cầu của học sinh khiếm thính.
d. Thông tin phản hồi
 Tầm quan trọng của việc tìm hiểu khả năng, nhu cầu của học sinh
khiếm thính
Khả năng là những đặc điểm cá nhân đáp ứng được các đòi hỏi của một
hoạt động nhất định và là điều kiện để thực hiện kết quả hành động nào đó. Bất
cứ hoạt động nào cũng đòi hỏi ở con người một loại năng lực và các năng lực đó
liên quan với nhau. Nhu cầu là sự đòi hỏi của cá nhân về những thứ cần thiết
cho sự tồn tại và phát triển của mình.
Muốn giáo dục học sinh khiếm thính có hiệu quả phải hiểu đầy đủ các mặt
phát triển của học sinh. Tìm hiểu khả năng, nhu cầu của học sinh khiếm thính là
cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, điều chỉnh mục tiêu, nội
dung dạy học và sử dụng các phương pháp dạy học để giúp học sinh khiếm thính
có thể học được và học tập tiến bộ.
Tìm hiểu khả năng và nhu cầu của học sinh khiếm thính còn là cơ sở để
đánh giá kết quả giáo dục và sự tiến bộ trong học tập của học sinh khiếm thính.
 Nội dung tìm hiểu khả năng, nhu cầu của học sinh khiếm thính:
 Tìm hiểu khả năng:
Việc tìm hiểu khả năng của học sinh khiếm thính cần tập trung vào những
nội dung sau:
 Khả năng nghe của học sinh khiếm thính:
- Giáo viên cần biết học sinh còn nghe được những âm thanh nào, tai nào nghe
tốt hơn, khi nào thì nghe tốt, học sinh có đeo máy trợ thính không? Máy trợ
thính giúp ích như thế nào với học sinh?
- Từ đó, giáo viên biết cách tận dụng sức nghe còn lại và tạo môi trường nghe
một cách tốt nhất
- Khi tìm hiểu, giáo viên có thể sử dụng những câu hỏi thường dùng:
o Học sinh được phát hiện khiếm thính từ khi nào? Học sinh bị điếc
mức độ mấy?
o Tai nào của học sinh nghe tốt hơn?
o Học sinh có đeo máy trợ thính không? Đeo số mấy?
o Đeo máy trợ thính vào, học sinh nghe rõ hơn không?
o Nói to, gọi to học sinh có nghe được không?
o Học sinh còn nghe được những âm nào? Trong trường hợp nào học
sinh nghe tốt nhất?
 Khả năng ngôn ngữ và giao tiếp:
- Giáo viên cần biết học sinh có nói được hay không, chất lượng tiếng nói như
thế nào, học sinh thường dùng phương tiện gì để giao tiếp, chất lượng giao
tiếp có tốt không.
- Từ đó, giáo viên xác định được hướng phát triển ngôn ngữ một cách phù hợp
và tìm được cách thức giao tiếp phù hợp: phát triển ngôn ngữ lời nói hay ngôn
ngữ ký hiệu là chính, sử dụng ngôn ngữ nào để giao tiếp cho hiệu quả?
- Khi tìm hiểu, giáo viên có thể sử dụng những câu hỏi thường dùng:
Về ngôn ngữ nói:
o Tiếng nói của học sinh nghe dễ hay khó? Có phân biệt được các âm
trong tiếng nói của học sinh không?
o Học sinh thường nói sai âm, vần, thanh điệu nào?
o Học sinh nó được cả câu hay nhát gừng, nói chậm?
o Giọng nói của học sinh như thế nào: giọng bình thường, giọng yếu,
giọng cao hay giọng mũi hay không có giọng?
Về ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ, ký hiệu:
o Học sinh sử dụng cử chỉ điệu bộ, ký hiệu nhiều hay ít?
o Học sinh sử dụng trong trường hợp nào? Khi nào là nhiều nhất?
o Vốn từ ngữ so với vốn cử chỉ, ký hiệu nhiều hay ít hơn?
Về giao tiếp:
o Học sinh thường xuyên giao tiếp với ai (ở nhà và trên lớp)?
o Khi nào học sinh thường giao tiếp với người khác?
o Học sinh có chủ động trò chuyện, làm quen, trao đổi với người
khác không?
o Khi đó, học sinh sử dụng lời nói hay cử chỉ điệu bộ, hay ký hiệu?
 Khả năng nhận thức của học sinh
- Khi có những thông tin về khả năng tư duy, tưởng tượng, ghi nhớ,... của học
sinh khiếm thính, giáo viên có những yêu cầu về nội dung, kỹ năng phù hợp
và tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp.
- Những câu hỏi thường dùng:
o Học sinh phát hiện hình bị thiếu trong tranh vẽ nhanh hay chậm?
(tri giác nhìn)
o Sau khi nhìn, học sinh có nhớ lại được số hình bị lấy mất đi không?
(trí nhớ ngắn hạn)
o Học sinh có phát hiện được điểm giống nhau và khác nhau của hai
bức tranh không? (so sánh, phân tích)
o Học sinh có tìm được điểm giống nhau chung của hai bức tranh
không? (tổng hợp)
o Học sinh có vẽ thêm được hình còn thiếu vào ô trống trong chuỗi
hình hoạt động không? (tưởng tượng)
o Học sinh học môn học nào tốt nhất? Môn học nào ưa thích nhất?
 Đối với khả năng lao động hướng nghiệp:
- Giáo viên cần phải biết học sinh khiếm thính có thể thực hiện những kỹ năng,
thao tác gì trong bài học, hoặc các em có khả năng lao động như thế nào. Từ
đó, giáo viên định hướng phát triển những kỹ năng lao động, thực hành trong
tiết học cho học sinh khiếm thính. Trong những môn học thiên về lao động,
có thể những kỹ năng này sẽ định hướng cho nghề nghiệp tương lai cho học
sinh.
- Những câu hỏi thường dùng:
o Học sinh tỏ ra khéo léo khi nào?
o Học sinh có cẩn thận trong khi làm việc không?
o Học sinh ra thích thú làm việc không? Khi nào?
o Học sinh thực hành tốt những kỹ năng, thao tác nào?
 Đối với khả năng hoà nhập cộng đồng
- Giáo viên cần biết học sinh khiếm thính có thể kết hợp với bạn bè như thế nào
trong quá trình học tập, thái độ, tâm lý của học sinh như thế nào.
- Từ đó, giáo viên thay đổi cách sắp xếp môi trường học tập trong bài học, lựa
chọn hình thức và cách thức học tập, làm việc của lớp học sao cho hiệu quả
hơn.
- Những câu hỏi thường dùng:
o Học sinh chơi với ai? chơi với ai nhiều nhất? Có vui vẻ với bạn bè
không?
o Có giúp đỡ và kết hợp với bạn bè hay không? Khi nào?
o Có kiên trì không? Có hay cáu giận không? Có hay phá phách
không? Khi nào?
o Học sinh thích tham gia hoạt động nào? với ai? Khi nào?
o Có hành vi nào còn sai trái? Do chưa biết hay lí do gì?
Sau khi đặt ra những câu hỏi này, giáo viên cần đưa ra kết luận về điểm
mạnh và những nội dung cần hỗ trợ theo các tiêu chí: Khả năng nghe; Khả năng
phát triển ngôn ngữ và giao tiếp; Khả năng phát triển nhận thức; Khả năng lao
động, hướng nghiệp; Khả năng hoà nhập cộng đồng.
 Tìm hiểu nhu cầu:
Khi xác định nhu cầu của học sinh khiếm thính cấp tiểu học, giáo viên cần
chú ý đến các nhu cầu cơ bản trong nấc thang nhu cầu của Masslow đó là các
nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu
cầu được tự thể hiện mình.

Sơ đồ. Nhu cầu của con người


Nhu cầu sinh lý:
- Nhu cầy dinh dưỡng
- Nhu cầu nghỉ ngơi
- Nhu cầu tình dục
Nhu cầu được an toàn:
- An toàn về thể chất
- Vệ sinh, phòng bệnh sức khỏe sinh sản
- Tư vấn sức khỏe giới tính
- Nhu cầu được chấp nhận
- Tư vấn tâm lý
Nhu cầu xã hội:
- Nhu cầu kết bạn, lập nhóm, tham gia nhóm
- Nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ nói
- Nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu
- Nhu cầu về tình yêu nam – nữ
Nhu cầu được tôn trọng:
- Nhu cầu tự tôn trọng bản thân
- Nhu cầu được tin tưởng
- Nhu cầu được lắng nghe
- Nhu cầu được chia sẻ
- Nhu cầu được trao quyền
- Nhu cầu được ở một mình
Nhu cầu được thể hiện mình:
- Nhu cầu tự đánh giá bản thân
- Nhu cầu được thể hiện
- Nhu cầu được tham gia
- Nhu cầu về lý tưởng của bản thân
- Nhu cầu hướng nghiệp

1.2. Hoạt động 2: Xác định và thực hành vận dụng các phương pháp để tìm hiểu
khả năng, nhu cầu của 1 học sinh khiếm thính (50 phút)
a. Mục tiêu
Sau khi được tập huấn nội dung này, thầy/cô có khả năng:
 Xác định được phương pháp tìm hiểu khả năng và nhu cầu của học
sinh khiếm thính cấp tiểu học.
 Vận dụng các phương pháp để tìm hiểu khả năng, nhu cầu của một
học sinh khiếm thính cấp tiểu học cụ thể
b. Chuẩn bị
Tài liệu tập huấn; giấy Ao và bút dạ để ghi ý kiến thảo luận; slides bài
giảng ghi tóm tắt nội dung thông tin phản hồi.
c. Các bước tiến hành tập huấn
 Bước 1: Giới thiệu và trình bày các phương pháp tìm hiểu khả năng,
nhu cầu của học sinh khiếm thính
- Tập huấn viên đưa câu hỏi: Để tìm hiểu khả năng, nhu cầu của học
sinh khiếm thính có thể sử dụng những phương pháp nào?
- Thầy/cô suy nghĩ và trả lời, mỗi thầy/cô chỉ nêu một phương pháp,
tập huấn viên ghi lại các ý chính lên bảng.
- Tập huấn viên khái quát các nội dung chính và trình bày về các
phương pháp tìm hiểu khả năng, nhu cầu của học sinh khiếm thính.
 Bước 2: Thực hành tìm hiểu khả năng, nhu cầu của học sinh khiếm
thính
- Làm việc nhóm (4-6 thành viên/nhóm) với yêu cầu: Xác định khả
năng và nhu cầu của 1 học sinh khiếm thính mà các thầy/cô đã hoặc
đang dạy?
- Sau khi thảo luận, các nhóm viết nội dung thảo luận trên giấy Ao
- Các nhóm lần lượt trình bày mô tả khả năng, nhu cầu của trường
hợp học sinh khiếm thính đã tìm hiểu.
- Tập huấn viên nhận xét và khái quát lại các vấn đề cần lưu ý về nội
dung, phương pháp tìm hiểu khả năng, nhu cầu của học sinh khiếm
thính.
d. Thông tin phản hồi
 Phương pháp tìm hiểu khả năng, nhu cầu của học sinh khiếm thính:
 Kiểm tra trực tiếp
Là việc học sinh sẽ được cung cấp cơ hội để thực hiện một hành vi sau đó
sẽ được diễn giải theo những cách thức phù hợp. Trong bất cứ bài kiểm tra nào
cũng cần duy trì những tiêu chuẩn, bài kiểm tra được thực hiện với mục đích
khác nhau và quyết định nên dùng bài kiểm tra nào cho phù hợp với mục đích
của phương tiện đó. Những bài kiểm tra được thực hiện để chuẩn đoán giáo dục
đó là:
- Trắc nghiệm chuẩn: Để xác định mức độ phát triển của học sinh khiếm
thính so với những học sinh khác. Các trắc nghiệm chuẩn đòi hỏi người sử dụng
phải có kĩ năng sử dụng trắc nghiệm và đưa ra quyết định chuẩn đoán khuyết tật,
do đó, nó cần được các chuyên gia tâm lý hiểu trắc nghiệm và thực hiện thành
thạo các kĩ năng làm trắc nghiệm.
- Thang đo: Mục đích để thấy được những kĩ năng cụ thể của học sinh
Khi chọn trắc nghiệm cần ghi nhớ:
- Độ tuổi của học sinh.
- Các vấn đề có thể trong giao tiếp (khác biệt về ngôn ngữ nói, ngôn ngữ
ký hiệu).
- Các vấn đề có thể trong các kĩ năng vận động.
- Các vấn đề thị lực.
- Các vấn đề thính lực.
- Tình trạng chung.
- Các đặc điểm xuất hiện cùng hội chứng/rối loạn nào đó.
- Kinh nghiệm với các nghiên cứu trước.
Việc lựa chọn các trắc nghiệm cần lưu ý đến độ tin cậy và ứng dụng của
mỗi trắc nghiệm.
 Phương pháp quan sát
Qua quan sát có thể thu thập được nhiều thông tin phục vụ cho nhiều mục
đích khác nhau. Trong quá trình quan sát, để thu được các thông tin khách quan,
chính xác, giáo viên cần:
- Quan sát học sinh trong những môi trường khác nhau và trong các hoạt
động khác nhau.
- Quan sát học sinh trong trạng thái tâm lý, tình cảm khác nhau (khi vui,
buồn, tức giận,...).
- Quan sát thường xuyên mọi vấn đề xung quanh học sinh. Quan sát tất cả
những biểu hiện hành vi, cách cư xử, cách giao tiếp,... để xem xét học
sinh làm gì, nói gì, hành vi ứng xử ra sao?
- Ghi chép thông tin quan sát được dưới dạng mô tả, trần thuật, không có
bình luận.
Có 2 cách quan sát đó là quan sát có chủ đích và quan sát tự nhiên:
- Quan sát có chủ đích: được thực hiện theo kế hoạch, có sự thiết kế và can
thiệp của người quan sát để đảm bảo thu thập được những thông tin cần thiết về
học sinh.
- Quan sát tự nhiên: Là việc ghi lại những hành vi của đối tượng khi nó
xuất hiện ở những hoàn cảnh khác nhau. Quan sát tự nhiên có thể kiểm tra hành
vi đặc biệt của học sinh. Quan sát bao gồm cả việc thu thập tất cả những kĩ năng
quan trọng mà không có trong những tình huống kiểm tra. Ví dụ: sự liên hệ của
học sinh với bạn cùng tuổi trong giao tiếp (học sinh có thể chủ động hay bị
động? học sinh tỏ ra độc lập hay phụ thuộc trong các hoạt động cùng nhau?…).
 Phương pháp phỏng vấn:
Là cách thức thu thập thông tin qua hệ thống câu hỏi cho những đối tượng
được đánh giá hoặc liên quan đến đối tượng đánh giá. Lưu ý trong phỏng vấn:
- Lập kế hoạch và thông báo cụ thể kế hoạch cho người cần phỏng vấn
- Chuẩn bị sẵn sàng hệ thống câu hỏi
- Gần gũi, thân thiện, lắng nghe tích cực
- Ghi chép đầy đủ những gì nghe được.
 Phương pháp nghiên cứu hồ sơ:
Là phương pháp thu thập, xử lí thông tin từ những hồ sơ liên quan đến đối
tượng cần đánh giá. Trong phương pháp nghiên cứu hồ sơ để tìm hiểu khả năng
nhu cầu của học sinh khiếm thính bậc tiểu học cần đặc biệt lưu ý đến sản phẩm
của học sinh trong hồ sơ giáo dục bởi đây là loại hồ sơ mang nhiều thông tin ý
nghĩa về khả năng và nhu cầu của học sinh.
2. Kỹ năng điều chỉnh trong dạy học học sinh khiếm thính
2.1. Hoạt động 3: Xác định những vấn đề cần điều chỉnh trong dạy học học
sinh khiếm thính (50 phút)
a. Mục tiêu
Sau khi được tập huấn nội dung này, thầy/cô có khả năng:
 Hiểu được khái niệm, tầm quan trọng của việc điều chỉnh trong dạy
học học sinh khiếm thính.
 Chỉ ra các vấn đề cần điều chỉnh trong dạy học học sinh khiếm
thính cấp tiểu học.
b. Chuẩn bị
Tài liệu tập huấn; giấy Ao và bút dạ để ghi ý kiến thảo luận; slides bài
giảng ghi tóm tắt nội dung thông tin phản hồi.
Video minh họa 1 nội dung dạy học hòa nhập của học sinh khiếm thính.
c. Các bước tiến hành tập huấn
 Bước 1: Giới thiệu
- Tập huấn viên giới thiệu về khái niệm, ý nghĩa của việc điều chỉnh
trong dạy học cho học sinh khiếm thính cấp tiểu học.
- Tập huấn viên đưa câu hỏi: Trong dạy học cho học sinh khiếm
thính cấp tiểu học, cần điều chỉnh những vấn đề gì?
- Thầy/cô suy nghĩ, viết câu trả lời lên tờ giấy nhớ và dán lên bảng.
- Tập huấn viên sắp xếp lại các câu trả lời và khái quát những vấn đề
chính cần điều chỉnh trong dạy học cho học sinh khiếm thính cấp
tiểu học.
 Bước 2: Xem video minh họa một nội dung dạy học hòa nhập học
sinh khiếm thính
- Tập huấn viên phổ biến nhiệm vụ quan sát:
1) Ghi lại những vấn đề giáo viên đã điều chỉnh đối với học sinh
khiếm thính trong nội dung dạy học đó?
2) Nhận xét về việc điều chỉnh của giáo viên trong nội dung dạy
học đó?
- Thầy/cô xem video minh họa và suy nghĩ, trả lời hai câu hỏi trên
- Đại diện các thầy/cô phát biểu ý kiến
- Tập huấn viên theo dõi, tổng hợp ý kiến trao đổi và phân tích, nhận
xét về các vấn đề giáo viên đã điều chỉnh trong nội dung dạy học đã
quan sát.
d. Thông tin phản hồi
 Điều chỉnh trong dạy học là một trong những vấn đề cốt lõi để công tác
giáo dục học sinh khiếm thính đạt hiệu quả cao nhất. Điều chỉnh trong dạy
học là sự thay đổi nội dung trong chương trình, thay đổi môi trường giáo
dục, phương pháp tổ chức hoạt động, học liệu sử dụng trong học tập để
nâng cao sự thể hiện cá nhân, cho phép trẻ tham gia từng phần trong các
hoạt động.
 Các vấn đề cần điều chỉnh trong dạy học đối với học sinh khiếm thính bao
gồm: Điều chỉnh mục tiêu dạy học; Điều chỉnh nội dung dạy học; Điều
chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học; Điều chỉnh
môi trường học tập; Điều chỉnh cách kiểm tra, đánh giá đối với học sinh
khiếm thính.
- Điều chỉnh mục tiêu dạy học: Điều chỉnh mục tiêu giáo dục hay mục tiêu
bài học cần dựa trên cơ sở việc xác định rõ các khả năng và nhu cầu của
học sinh khiếm thính trong lớp. Dựa trên cơ sở này để người giáo viên đề
ra được các mục tiêu phù hợp với khả năng của học sinh khiếm thính,
không đặt ra các mục tiêu quá mơ hồ, xa vời với khả năng thực tế của các
em và đồng thời vẫn nằm trong mục tiêu chung của cả lớp, cả trường.
Mục tiêu được đặt ra phù hợp, không quá khó khiến học sinh khiếm thính
không thể thực hiện hay không quá dễ, đánh giá thấp khả năng của các em
là một việc làm quan trọng, giúp người giáo viên xác định rõ các bước
tiếp theo để hỗ trợ, giúp học sinh khiếm thính phát huy hết khả năng của
mình và các em được phát triển một cách toàn diện.
- Điều chỉnh nội dung dạy học: Điều chỉnh nội dung dạy học cho học sinh
khiếm thính cũng cần phải được xem xét trong việc điều chỉnh về mục
tiêu dạy học đã đề ra. Dựa trên khả năng, mức độ nhận thức của học sinh
khiếm thính mà giáo viên cần biết chọn lọc, giới hạn các kiến thức khi
cung cấp cho các em. Thông thường, các giáo viên sẽ đưa ra các mục tiêu
về mức độ nắm các chi tiết, nội dung đại ý của một bài học đối với học
sinh khiếm thính. Đa số học sinh khiếm thính có hạn chế trong việc nhận
thức các vấn đề trừu tượng, bởi vậy giáo viên cũng phải chấp nhận các
giới hạn trong khả năng của các em khi lĩnh hội nội dung bài học.
- Điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Việc lĩnh hội tốt hay
không các kiến thức được đưa ra của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào các
phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên. Giáo
viên cần dựa trên các khó khăn đặc trưng của học sinh khiếm thính để suy
ngẫm và lựa chọn, sử dụng các phương pháp, hình thức tiếp cận truyền
thụ kiến thức phù hợp với học sinh khiếm thính. Khi tổ chức tiết học trên
lớp, giáo viên cần chú ý điều chỉnh một số thói quen nhằm giúp cho học
sinh khiếm thính có thể tiếp cận tốt nhất với thông tin, nội dung bài học.
Cụ thể:
+ Giáo viên cần đứng ở vị trí mà học sinh dễ nhìn thấy khuôn mặt của
giáo viên khi giảng bài.
+ Tạm dừng nói khi chuyển sang viết trên bảng;
+ Nên tránh đứng trước cửa sổ nơi có thể bị ngược sáng.
+ Sắp xếp chỗ ngồi của học sinh theo hình bán nguyệt để tất cả học
sinh có thể nhìn thấy một khuôn của bạn khác.
+ Bài tập nên được viết bằng văn bản hoặc qua Internet.
+ Yêu học sinh trong lớp khi có ý kiến luôn giơ tay trước khi nói;
+ Giáo viên nhắc lại các câu hỏi, trả lời của bạn cùng lớp.
+ Cuối cùng, tốt nhất là liệt kê bất kỳ từ vựng mới hoặc mang tính
chuyên môn nào trước khi bắt đầu lớp học, vì học sinh khiếm thính
có thể gặp khó khăn trong việc nắm bắt những từ không quen
thuộc.
- Điều chỉnh môi trường học tập: Việc sắp xếp môi trường vô cùng quan
trọng trong giáo dục học sinh khiếm thính. Điều chỉnh môi trường học tập
đối với học sinh khiếm thính cần tập trung vào các nội dung sau:
+ Thiết kế môi trường vật chất đảm bảo môi trường nghe tốt nhất cho
học sinh khiếm thính bậc trung học sử dụng phương tiên trợ thính:
 Sử dụng thảm trải sàn để hạn chế tối đa tiếng động nền gây khó
chịu cho học sinh có sử dụng phương tiên trợ thính
 Bọc chân bàn, ghế thay cho thảm trải sàn
 Sử dụng rèm cho cửa sổ, cửa ra vào dể hạn chế tiếng ồn từ bên
ngoài và hạn chế sự vang dội của âm thanh do cửa kính.
 Trang trí tạo sự mấp mô của tường để hạn chế sự vang dội âm
thanh.
 Sử dụng đèn chiếu sáng để đảm bảo đủ ánh sáng cho học sinh
khiếm thính có thể nhìn thấy điệu bộ nét mặt, hình miệng của giáo
viên và các bạn.
 Sử dụng hệ thống FM để tạo thuận lợi cho việc nghe âm thanh lời
nói của những đối tượng ưu tiên, hạn chế thông tin bị nhiễu bởi
tiếng động nền.
 Sắp xếp chỗ ngồi theo đảm bảo học sinh khiếm thính được gần giáo
viên nhất trong lớp học.
+ Sắp sếp chỗ ngồi đảm bảo đủ khoảng cách để học sinh khiếm thính sử
dụng ngôn ngữ ký hiệu có không gian làm ký hiệu trong giờ học: Học
sinh khiếm thính sử dụng ngôn ngữ ký hiệu cần một không gian nhất
định (cách bạn khác một cánh tay) để các em có thể thoải mái sử dụng
ngôn ngữ ký hiệu mà không làm phiền đến bạn khác. Điều này khiến
các em tự tin tham gia trong các giờ học.
+ Tạo dựng môi trường tâm lý hòa nhập thân thiện
 Giáo viên học và sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp tốt hơn với
học sinh khiếm thính và tạo sự tôn trọng với học sinh;
 Khuyến khích học sinh trong lớp học và sử dụng ngôn ngữ ký hiệu
để giao tiếp với học sinh khiếm thính.
 Giáo dục kỹ năng sống cho toàn thể học sinh để tránh bạo hành, kì thị
trong lớp học.
- Điều chỉnh cách kiểm tra, đánh giá đối với học sinh khiếm thính: Việc đánh
giá kết quả học tập của học sinh khiếm thính cấp tiểu học cần đảm bảo các
quy định chung trong đánh giá học sinh tiểu học, song cần có sự điều chỉnh
cho phù hợp với học sinh khiếm thính. Đánh giá học sinh khiếm thính cần
đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Đánh giá theo quan điểm tổng thể (tiếp cận tổng thể): Dựa theo kết
quả nhiều mặt, không chỉ dựa trên một khía cạnh, phương diện tách
biệt nào mà bao gồm các mặt: kỹ năng nghe – nói, kỹ năng ngôn ngữ -
giao tiếp, kết quả học tập: chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện các kỹ năng
xã hội…
+ Đánh giá theo quan niệm tích cực, phát triển (tiếp cận lịch sử-xã hội):
Đánh giá công bằng nhưng không cào bằng, trong quá trình đánh giá
học sinh cần phải tìm ra những thành tích, ưu điểm, những điều mà
học sinh có thể đạt được với nỗ lực vượt qua khó khăn nhất định. Khi
đánh giá HSKT, cần xóa bỏ mặc cảm và xem học sinh như mọi học
sinh em khác. Phải đánh giá theo khả năng, nhu cầu và sự tiến bộ của
học sinh.
Đánh giá theo mục tiêu và kế hoạch giáo dục cá nhân (tiếp cận cá nhân):
Cách đánh giá dựa vào kế hoạch cá nhân bám sát vào những nội dung
hoạt động thiết kế cho HSKT. Dựa vào mục tiêu và kết quả dự kiến của
từng nội dung hoạt động trong bản kế hoạch giáo dục cá nhân để làm cơ
sở đánh giá.
2.2. Hoạt động 4: Tìm hiểu và thực hành vận dụng các phương pháp điều
chỉnh trong dạy học cho học sinh khiếm thính (50 phút)
a. Mục tiêu
Sau khi được tập huấn nội dung này, thầy/cô có khả năng:
 Chỉ ra được các phương pháp điều chỉnh trong dạy học cho học
sinh khiếm thính cấp tiểu học.
 Vận dụng được các phương pháp điều chỉnh vào thiết kế nội dung
dạy học cho phù hợp với khả năng, nhu cầu của học sinh khiếm
thính.
b. Chuẩn bị
Tài liệu tập huấn; giấy Ao và bút dạ để ghi ý kiến thảo luận; slides bài
giảng ghi tóm tắt nội dung thông tin phản hồi.
c. Các bước tiến hành tập huấn
 Bước 1: Giới thiệu và trình bày về các phương pháp điều chỉnh trong
dạy học cho học sinh khiếm thính cấp tiểu học
- Tập huấn viên đưa câu hỏi: Lấy ví dụ về những cách thức điều
chỉnh trong dạy học cho học sinh khiếm thính?
- Các thầy/cô trao đổi theo nhóm đôi.
- Một số thầy/cô đại diện trình bày ví dụ
- Tập huấn viên tóm tắt và bình luận về các ví dụ mà thầy đã đưa ra.
Sau đó trình chiếu slide trình bày các phương pháp điều chỉnh trong
dạy học cho học sinh khiếm thính.
 Bước 2: Thực hành vận dụng các phương pháp điều chỉnh vào thiết
kế một hoạt động dạy học cho học sinh khiếm thính
- Thực hành theo nhóm (4-6 thành viên/nhóm) với 2 yêu cầu sau:
1) Thiết kế một hoạt động dạy học cho học sinh khiếm thính mà
các nhóm đã tìm hiểu khả năng, nhu cầu?
2) Chỉ ra những phương pháp điều chỉnh đã áp dụng trong hoạt
động dạy học đã thiết kế?
- Sau khi thảo luận, các nhóm trình bày tóm tắt kết quả thảo luận trên
giấy A0.
- Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp; các nhóm khác bổ sung và
trao đổi thêm.
- Tập huấn viên theo dõi, nhận xét và tổng hợp các ý kiến trao đổi.
d. Thông tin phản hồi
Để đảm bảo sự tham gia của học sinh khiếm thính vào quá trình bài học và phát
triển tốt nhất khả năng của học sinh khiếm thính, giáo viên có thể sử dụng các
phương án điều chỉnh khác nhau. Có 4 phương pháp điều chỉnh mà giáo viên có
thể lựa chọn áp dụng trong từng hoạt động dạy học:
 Điều chỉnh đồng loạt: Tất cả học sinh trong lớp đều hướng tới mục tiêu
học tập chung trong cùng một hoạt động. Giáo viên thay đổi hình thức học
tập của lớp, và với sự hỗ trợ nhất định từ giáo viên và bạn bè, học sinh
khiếm thính tham gia hoạt động với mức độ yêu cầu như các bạn trong
lớp. Ví dụ: Trong môn Tự nhiên xã hội lớp 3, bài 23. Rễ cây, thay vì giáo
viên yêu cầu học sinh nói tên các cây và loại rễ mà học sinh mang đến,
giáo viên có thể tổ chức hoạt động theo nhóm, yêu cầu các nhóm viết tên
cây và loại rễ vào mảnh giấy và dán vào cây đó.
 Điều chỉnh đa trình độ: Học sinh khiếm thính cùng tham gia vào một bài
học trong cùng một chương trình nhưng với mục tiêu học tập ở mức độ
nhận thức khác nhau dựa trên trình độ nhận thức và nhu cầu của mỗi học
sinh. Thông thường, giáo viên xác định mức độ nhận thức của học sinh
khiếm thính nhẹ hơn so với các học sinh bình thường. Chẳng hạn, trong
khi học sinh cả lớp cần biết vận dụng, áp dụng kiến thức, kỹ năng vào tình
huống khác mẫu hoặc tình huống thực tế, thì học sinh khiếm thính cần
biết nêu lại, nhắc lại, thực hiện lại hành vi theo mẫu (mức độ biết và
hiểu). Cũng có thể, trong số rất nhiều mục tiêu cần đạt được của bài học,
giáo viên tập trung hình thành cho học sinh khiếm thính một hoặc hai mục
tiêu quan trọng nhất.
 Điều chỉnh trùng lặp giáo án: Học sinh khiếm thính tham gia trong cùng
một bài học, chung ngữ liệu nhưng theo đuổi mục tiêu học tập khác với
mục tiêu chung của cả lớp. Ví dụ: khi các HS khác luyện đọc rõ ràng, đọc
diễn cảm thì học sinh khiếm thính học ký hiệu về các từ có trong bài tập
đọc.
 Điều chỉnh thay thế: Nếu có những nội dung học tập mà học sinh khiếm
thính không thể tham gia vào các hoạt động học tập chung của lớp học thì
giáo viên cần áp dụng phương pháp điều chỉnh thay thế, lựa chọn nội
dung học tập của học sinh khiếm thính trong giờ học đó khác hoàn toàn so
với các học sinh khác ở trong lớp. Phương pháp này chỉ được sử dụng khi
không thể sử dụng được ba phương pháp điều chỉnh nêu trên. Ví dụ:
Trong tiết âm nhạc, cả lớp đang tập với nhạc và lời của bài hát, học sinh
khiếm thính đơn giản tìm cách dịch lời bài hát ra ngôn ngữ kí hiệu.
Để thực hiện các điều chỉnh trong dạy học cho học sinh khiếm thính cho
phù hợp với khả năng và nhu cầu của học sinh, giáo viên cần:
- Tìm căn cứ để điều chỉnh: Căn cứ vào khả năng, nhu cầu của học sinh
khiếm thính; Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình môn học, bài
học; Căn cứ vào điều kiện, nguồn lực thực tế của giáo viên và của nhà
trường.
- Xác định những nội dung cần điều chỉnh và lựa chọn phương pháp điều
chỉnh.
- Xác định thời điểm điều chỉnh
- Lựa chọn cách điều chỉnh phù hợp nhất để học sinh khiếm thính có thể
tham gia vào bài học hiệu quả mà không ảnh hưởng đến các học sinh khác
ở trong lớp.
- Thực hiện điều chỉnh một cách sáng tạo.
3. Kỹ năng xây dựng kế hoạch bài học ở lớp học có học sinh khiếm thính
3.1. Hoạt động 5: Tìm hiểu những yêu cầu và cách thức thiết kế mục tiêu học tập
cho học sinh khiếm thính (50 phút)
a. Mục tiêu
Sau khi được tập huấn nội dung này, thầy/cô có khả năng:
 Chỉ ra được các yêu cầu cơ bản của một mục tiêu học tập.
 Xác định được các vấn đề cần quan tâm khi thiết kế mục tiêu học
tập cho học sinh khiếm thính
 Thiết kế được mục tiêu học tập phù hợp với học sinh khiếm thính
theo mục tiêu hành vi
b. Chuẩn bị
Tài liệu tập huấn; giấy Ao và bút dạ để ghi ý kiến thảo luận; slides bài
giảng ghi tóm tắt nội dung thông tin phản hồi.
c. Các bước tiến hành tập huấn
 Bước 1: Giới thiệu và trình bày về các yêu cầu của một mục tiêu học
tập
- Tập huấn viên đưa câu hỏi: Theo thầy/cô, những yêu cầu cơ bản
của một mục tiêu học tập là gì?
- Các thầy/cô suy nghĩ và viết câu trả lời lên giấy nhớ.
- Dán các câu trả lời lên bảng
- Tập huấn viên sắp xếp và nhận xét các câu trả lời
- Tập huấn viên trình chiếu slides và khái quát những yêu cầu cơ bản
của một mục tiêu học tập.
 Bước 2: Trao đổi nhóm về những lưu ý khi thiết kế mục tiêu học tập
cho học sinh khiếm thính
- Thảo luận nhóm (4-6 thành viên/nhóm) với yêu cầu: Khi thiết kế
mục tiêu học tập cho học sinh khiếm thính cần lưu ý những vấn đề
gì?
- Sau khi thảo luận, các nhóm trình bày tóm tắt kết quả thảo luận trên
giấy A0.
- Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp; các nhóm khác bổ sung và
trao đổi thêm.
- Tập huấn viên theo dõi, nhận xét và tổng hợp các ý kiến trao đổi.
- Tập huấn viên trình chiếu slides phân tích những vấn đề cần lưu ý
khi thiết kế mục tiêu học tập cho học sinh khiếm thính.
 Bước 3: Trình bày về cách thiết kế mục tiêu học tập theo kiểu mục tiêu
hành vi
- Tập huấn viên giới thiệu về mục tiêu hành vi, các yếu tố trong mục
tiêu hành vi.
- Những ưu điểm của việc thiết kế mục tiêu học tập theo mục tiêu
hành vi.
- Phân tích công cụ hỗ trợ giáo viên xây dựng mục tiêu học tập theo
kiểu mục tiêu hành vi.
d. Thông tin phản hồi
 Yêu cầu cơ bản của một mục tiêu học tập:
Một mục tiêu dạy học luôn phải đảm bảo các yếu tố sau:
o Phải mô tả được kiến thức, kiểu hành vi mong đợi đối với kiến thức
và bài học đó (có tính cụ thể).
o Phải thực tế tức là bao gồm những gì có thể hiện thực hoá thành
kinh nghiệm ngay trong lớp học.
o Phải có tính phát triển, thể hiện được con đường đi đến cái đích
cuối cùng tức là mục tiêu phải có tầng bậc từ thấp đến cao.
o Phải lượng giá và quan sát được tức là phải thiết kế mục tiêu dưới
dạng các hành vi mà ở đó thể hiện được kiến thức và kỹ năng cần
hình thành ở học sinh.
o Nội dung của mục tiêu cần có 3 thành phần cơ bản:
 Kiến thức
 Kỹ năng
 Thái độ
 Thiết kế mục tiêu học tập cho học sinh khiếm thính:
Cơ sở để thiết kế mục tiêu học tập cho học sinh khiếm thính:
- Khả năng của học sinh
- Nhu cầu cần được đáp ứng
- Mục tiêu cấp học, năm học: nội dung bài học, môn học, mục
tiêu...
- Điều kiện thực hiện.
Khi thiết kế mục tiêu học tập cho học sinh khiếm thính, giáo viên cần chú ý
đến những kỹ năng sau:
- Xác định xem học sinh khiếm thính sẽ lĩnh hội lượng kiến thức và sử
dụng những kiến thức đó ở mức độ nào, sẽ hình thành những kỹ năng và
thái độ ở mức độ nào.
- Trong dạy học hòa nhập, giáo viên có thể áp dụng các mức độ điều chỉnh
mục tiêu: có thể thay thế mục tiêu của bài học này bằng mục tiêu của bài
học khác, nghĩa là cho học sinh khiếm thính học một bài học khác trong
cùng thời gian đó (trùng lặp giáo án trong một tiết dạy). Cũng có thể đặt
ra những mức độ yêu cầu nhận thức khác nhau cho mỗi đối tượng học
sinh (mục tiêu đa trình độ nhận thức) trong đó có những mục tiêu phù hợp
với học sinh khiếm thính. Thông thường, giáo viên xác định mức độ nhận
thức của học sinh khiếm thính nhẹ hơn so với các học sinh bình thường.
Chẳng hạn, trong khi học sinh cả lớp cần biết vận dụng, áp dụng kiến
thức, kỹ năng vào tình huống khác mẫu hoặc tình huống thực tế, thì học
sinh khiếm thính cần biết nêu lại, nhắc lại, thực hiện lại hành vi theo mẫu
(mức độ biết và hiểu). Cũng có thể, trong số rất nhiều mục tiêu cần đạt
được của bài học, giáo viên tập trung hình thành cho học sinh khiếm thính
một hoặc hai mục tiêu quan trọng nhất.
Ví dụ: Với bài tập đọc, thông thường mục tiêu của học sinh bình thường
là hiểu được nội dung toàn bài đọc, đọc đúng (phát âm đúng, ngắt nghỉ đúng),
đọc diễn cảm. Với học sinh khiếm thính có thể đặt ra những mức độ yêu cầu
phù hợp hơn với khả năng của học sinh:
o Hiểu nội dung của một đoạn (quan trọng nhất trong bài) hoặc biết
được ý nghĩa của bài. Trả lời được một số câu hỏi đơn giản (không
bắt buộc phải trả lời câu hỏi có tính chất tổng hợp)
o Đọc được một số câu/một số đoạn theo cách riêng của mình (đọc
hình miệng, làm ký hiệu, làm cử chỉ điệu bộ)
o Không yêu cầu đọc diễn cảm.
Đối với giờ tập làm văn miệng, có thể thay đổi mục tiêu bài học cho học
sinh khiếm thính thành: viết một số câu, đoạn ngắn, quan trọng của đề bài đó.
Hoặc, tuỳ thuộc vào khả năng của học sinh khiếm thính, giáo viên có thể thay
đổi hoàn toàn mục tiêu tiết học đó cho em thành bài tập làm văn trả lời câu hỏi
hoặc điền từ.
 Thiết kế mục tiêu học tập theo mục tiêu hành vi:
- Mục tiêu hành vi (còn gọi là mục tiêu hành động):
Là một hình thức thể hiện mục tiêu học tập. Trong mục tiêu hành vi, các
mục tiêu học tập được đưa ra dưới dạng các hành vi quan sát được, giúp giáo
viên hình dung được tất cả những điều mình cần đạt - học sinh cần học, cách
thức tiến hành, kết quả mong muốn và tiêu chí đánh giá kết quả bài học cho đối
tượng cụ thể. Điều này giúp giáo viên thực tế hơn trong giảng dạy, đồng thời
biết cách áp dụng một cách thiết thực và sáng tạo mục đích dạy học chung vào
điều kiện cụ thể của lớp mình, địa phương mình.
- Các yếu tố của mục tiêu hành vi:
Một mục tiêu bài học được xác định theo kiểu mục tiêu hành vi khi bao
gồm đủ 4 yếu tố sau:
1. Điều kiện để học sinh đạt được mục tiêu
2. Đối tượng học sinh thực hiện mục tiêu hành vi
3. Những hành vi học sinh cần thực hiện có thể “quan sát được”, “đo”
được.
4. Tiêu chí đánh giá việc thực hiện hành vi của học sinh
Ví dụ:
Môn: Toán
Lớp 3
Tiết 20: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ)
Mục tiêu hành vi chung: Được thảo luận nhóm, được trả lời câu hỏi, nghe
giáo viên hướng dẫn và chơi trò chơi, học sinh lớp 3A làm đúng các phép tính
nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (tính dọc và tính ngang), nêu được
cách thực hiện phép tính, đặt tính dọc đẹp và làm đúng các phép tính trong 3 bài
tập sách giáo khoa, viết được lời giải với độ chính xác là 98%.
Mục tiêu hành vi riêng: Được thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi và được
giáo viên hướng dẫn bằng ngôn ngữ kí hiệu, được tham gia chơi trò chơi, HS
Minh biết đặt tính dọc đúng và làm đúng phép nhân số có hai chữ số với số có
một chữ số, nêu được cách làm bằng ngôn ngữ ký hiệu với độ chính xác 96%,
làm đúng ít nhất 2/3 các phép tính trong 3 bài tập trong sách giáo khoa, lời giải
với độ chính xác là 90%.
4 yếu tố trong mục tiêu trên là:
Các yếu tố Mục tiêu chung Mục tiêu riêng
1. Điều kiện để đạt Thảo luận nhóm, trả lời câu Thảo luận nhóm, trả lời
được mục tiêu hỏi, nghe hướng dẫn, chơi trò câu hỏi, được hướng dẫn
hành vi chơi. bằng ngôn ngữ kí hiệu,
tham gia chơi trò chơi.
2. Đối tượng học Học sinh lớp 3A Học sinh Mai
sinh thực hiện
mục tiêu hành vi
3. Các hành vi có - Thực hiện phép nhân số có - Đặt tính
thể quan sát được hai chữ số với số có một chữ số - Làm phép tính nhân theo
(tính ngang và tính dọc). phép tính dọc.
- Đặt tính dọc - Làm 3 bài tập trong sách
- Làm 3 bài tập trong sách giáo khoa.
giáo khoa
4. Tiêu chí đánh - Làm đúng các phép tính - Làm đúng các phép tính
giá học sinh - Nêu chính xác cách thực - Nêu chính xác 96% bằng
hiện phép tính ngôn ngữ kí hiệu cách làm.
- Đặt tính dọc đẹp - Biết đặt tính dọc đúng
- Làm đúng tất cả các phép - Làm đúng ít nhất 2/3 số
tính trong 3 bài tập và lời giải phép tính trong 3 bài tập,
hợp chính xác 98 %. lời giải chính xác 90%
- Ưu điểm của mục tiêu hành vi:
Mục tiêu hành vi giúp giáo viên hình dung được tất cả các mục tiêu cần
đạt, cách thức tiến hành, kết quả mong muốn và tiêu chí đánh giá kết quả bài
học cho đối tượng cụ thể.
Điều này được thể hiện ở các điểm sau đây:
- Đối tượng học sinh thực hiện là học sinh lớp mình, những học sinh này
là những học sinh có trong lớp học, với những đặc điểm nhu cầu, năng lực, kinh
nghiệm sống, kiến thức, kỹ năng cụ thể. Bài học không phải dành cho đối tượng
học sinh chung chung, bài học được đưa ra cho đối tượng cụ thể.
- Điều kiện để thực hiện mục tiêu hành vi thực tế là những phương pháp,
phương tiện .. mà giáo viên cần/sẽ tổ chức để học sinh tham gia khám phá, lĩnh
hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng.
- Hành vi kiểm soát được thực chất là yêu cầu, mong muôn của bài học.
Những mong muốn này có thể thấy được qua các giác quan: nghe, nhìn...
- Tiêu chí đánh giá cho biết hành vi của học sinh biểu hiện qua các hoạt
động cụ thể với yêu cầu cụ thể về số lượng, thời gian, độ chính xác...
Mục tiêu hành vi giúp giáo viên giảng dạy phù hợp với đặc điểm thực tế
của lớp học và học sinh. Mục tiêu hành vi giúp cho các nhà quản lý kiểm soát
được sự chuẩn bị bài soạn của giáo viên, tránh được hiện tượng “sao chép” giáo
án, dạy lại, dạy xa vời thực tế.
- Hỗ trợ xây dựng mục tiêu hành vi - Mô hình Bloom:
Các mục tiêu cần được thể hiện thành các hành vi để đảm bảo dễ dàng tổ chức
việc dạy học theo các hoạt động. Trong mục tiêu hành vi, các hành vi có thể
quan sát được phải được diễn đạt bằng những động từ cụ thể. Thông qua các
hành vi này, giáo viên đề ra mức độ yêu cầu mà học sinh của mình cần đạt được,
chính là những mức độ nhận thức học sinh cần đạt tới. Mô hình Bloom là một
công cụ hỗ trợ hiệu quả cho giáo viên khi xây dựng mục tiêu bài học theo mục
tiêu hành vi. Giáo viên có thể dựa vào “ngân hàng” các động từ nói trên để thiết
kế hoạt động thích hợp có thể quan sát được. Nhờ đó mà mục tiêu hành vi trở
nên hiệu quả hơn.
Mứ Trình Một số hành vi tương ứng
c độ độ
NT
1 Biết  Liệt kê/ Kể tên/ Gắn nhãn/  Ai, cái gì, bao giờ hay ở
Viết đâu?
 Nhận dạng  Tìm
 Ghi lại  Nhớ lại
2 Hiểu  Tóm tắt  Diễn đạt lại bằng ý hiểu
 Mô tả/ Diễn giải của mình/ Viết lại, kể lại
hay phát biểu lại (bằng lời
 Cho ví dụ/ nêu dẫn chứng của mình)
 Giải thích  Thể hiện bằng thuật ngữ
 Kết luận khác
 Khái quát  Báo cáo
3 áp  áp dụng  Vẽ mẫu
dụng  Thu thập thông tin  Biểu diễn
 Xây dựng  Đưa ra cách làm
 Chứng minh  Mô phỏng
 Thí nghiệm/ Thực hành  Hoản chỉnh mô hình
4 Phân  Phân biệt  So sánh
tích  Phân tích  Lập danh sách
 Phân loại  Kiểm tra
 Lập/ vẽ biểu đồ
5 Tổng  Xây dựng  Tổ chức
hợp  Tập hợp  Sáng tác
 Lập công thức
6 Đánh  Tranh luận  Giới thiệu
giá  Phê bình, bình phẩm.  Xác minh hoặc hợp thức
 Bảo vệ (vì sao?) hoá

 Đánh giá  ủng hộ

 Lập luận  Dự đoán

 Định giá, tính điểm.  Lựa chọn

 Xếp hạng  Ước lượng


 Quyết định
Đối với học sinh khiếm thính, các hoạt động trong các mục tiêu nên là
các hành động có thể quan sát được, cho phép học sinh sử dụng cả các
phương tiện ngôn ngữ không lời. Đó có thể là các hoạt động như:
- Viết tên - Liệt kê - Tính
- Làm hành động thể hiện - Lập kế hoạch - Tìm
- Viết lại - Phân loại - Vẽ
- Bổ sung - Mô hình hoá - Đọc
- Chỉ ra điểm giống và khác nhau - Xác định - Viết

3.2. Hoạt động 6: Thực hành thiết kế mục tiêu bài học phù hợp với khả năng của
học sinh khiếm thính được mô tả (50 phút)
a. Mục tiêu
Sau khi được tập huấn nội dung này, thầy/cô có khả năng:
 Thiết kế được mục tiêu bài học phù hợp với khả năng của học sinh
khiếm thính được mô tả.
 Vận dụng thiết kế các mục tiêu học tập sáng tạo, linh hoạt, phù hợp
với học sinh khiếm thính trong lớp của mình.
b. Chuẩn bị
Tài liệu tập huấn; giấy Ao và bút dạ để ghi ý kiến thảo luận; slides bài
giảng ghi tóm tắt nội dung thông tin phản hồi
Phiếu thông tin về một trường hợp học sinh khiếm thính
Một số ví dụ mẫu về mục tiêu học tập đã thiết kế
c. Các bước tiến hành tập huấn
 Bước 1: Giới thiệu và phân tích ví dụ
- Tập huấn viên cung cấp thông tin về một trường hợp học sinh
khiếm thính cụ thể.
- Đưa ví dụ về mục tiêu học tập đã được thiết kế cho học sinh khiếm
thính đó.
- Các thầy/cô suy nghĩ, nhận xét xem mục tiêu học tập đó đã đảm
bảo các yêu cầu của một mục tiêu học tập hay chưa.
- Tập huấn viên khái quát các ý kiến và phân tích, bình luận các ý
kiến.
 Bước 2: Thực hành thiết kế mục tiêu học tập cho học sinh khiếm
thính
- Thực hành theo nhóm (4-6 thành viên/nhóm) với yêu cầu:
Thiết kế mục tiêu học tập cho học sinh khiếm thính trong một bài
học cụ thể ở môn Toán hoặc Tiếng Việt
- Sau khi thảo luận, các nhóm trình bày kết quả thảo luận trên giấy
A0.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp; các nhóm khác bổ sung và trao
đổi thêm.
- Tập huấn viên theo dõi, nhận xét và tổng hợp các ý kiến trao đổi.
d. Thông tin phản hồi
• Các mục tiêu theo tiêu chí SMART
- Specific: cụ thể,
- Measurable: đo đếm được,
- Attainable: có thể đạt được,
- Relevant: có liên quan đến mục tiêu chung,
- Time-based: có giới hạn thời gian

 Ví dụ về mục tiêu học tập môn Tiếng Việt thiết kế cho học sinh khiếm thính
(xem phiếu thông tin về học sinh ở phụ lục).
Phân môn: Tập đọc
Lớp: 3
Tuần 1- Bài : Cậu bé thông minh
Mục tiêu chung:
Được nghe giáo viên đọc mẫu, được tìm hiểu các từ khó hiểu, được
hướng dẫn cách đọc, được luyện đọc trong các hoạt động nhóm, được thảo luận
nhóm tìm hiểu các câu hỏi, học sinh lớp 3A:
+ Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn như: hạ lệnh, vùng nọ, lấy làm
lạ, lần nữa.
+ Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, lúc xuống dòng, chuyển lời đối
thoại và giữa các cụm từ.
+ Đọc toàn bài với độ lưu loát là 98% và biết tạo sự thay đổi giữa giọng
của người dẫn chuyện và lời nhân vật.
+ Biết giải nghĩa các từ khó: bình tĩnh, kinh đô, om sòm, sứ giả, trọng
thưởng...
+ Trả lời lưu loát 4 câu hỏi trong sách giáo khoa.
+ Nêu được ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé.
Mục tiêu riêng:
Được nhìn hình miệng giáo viên đọc mẫu, được giáo viên giải thích bằng
ngôn ngữ ký hiệu, được hướng dẫn cách phát âm các từ khó, được luyện đọc
hình miệng, được thảo luận trả lời câu hỏi theo nhóm, HS Bách:
+ Đọc được 5 từ khó: hạ lệnh, kinh đô, sứ giả, trọng thưởng, bình tĩnh
+ Đọc được từng đoạn của bài bằng lời nói kết hợp với ngôn ngữ ký hiệu
+ Hiểu được nghĩa của các từ: bình tĩnh, kinh đô, trọng thưởng.
+ Trả lời được 3 câu hỏi trong sách giáo khoa với độ chính xác là 80%.
+ Biết nhắc lại ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu
bé.
3.3. Hoạt động 7: Thực hành thiết kế các hoạt động tăng cường sự tham gia của
học sinh khiếm thính (50 phút)
a. Mục tiêu
Sau khi được tập huấn nội dung này, thầy/cô có khả năng:
 Chỉ ra được mô hình dạy học hiệu quả đối với học sinh khiếm
thính.
 Thiết kế được các hoạt động tăng cường sự tham gia của học sinh
khiếm thính trong từng bài học cụ thể.
b. Chuẩn bị
Tài liệu tập huấn; giấy Ao và bút dạ để ghi ý kiến thảo luận; slides bài
giảng ghi tóm tắt nội dung thông tin phản hồi
c. Các bước tiến hành tập huấn
 Bước 1: Giới thiệu và phân tích về mô hình dạy học hiệu quả và việc thiết
kế các hoạt động tăng cường sự tham gia của học sinh khiếm thính trong
mỗi bài học.
- Tập huấn viên giới thiệu và phân tích mô hình dạy học hiệu quả đối
với học sinh khiếm thính
- Tập huấn viên đưa câu hỏi: Thầy/cô đã thiết các hoạt động trong
mỗi tiết học như thế nào để tăng cường sự tham gia của học sinh
khiếm thính?
- Các thầy/cô suy nghĩ và trao đổi theo cặp.
- Một số thầy/cô đại diện chia sẻ ý kiến
- Tập huấn viên khái quát các ý kiến, trình chiếu slides phân tích
cách thiết kế các hoạt động nhằm tăng cường sự tham gia của học
sinh khiếm thính.
 Bước 2: Thực hành thiết kế các hoạt động tăng cường sự tham gia của
học sinh khiếm thính
- Thực hành theo nhóm (4-6 thành viên/nhóm) với yêu cầu:
Thiết kế một kế hoạch bài học cho học sinh khiếm thính để tăng
cường sự tham gia của học sinh
- Sau khi thảo luận, các nhóm trình bày kết quả thảo luận trên giấy
A0.
- Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp; các nhóm khác nhận xét
và trao đổi thêm.
- Tập huấn viên theo dõi, nhận xét và tổng hợp các ý kiến trao đổi.
d. Thông tin phản hồi
 Mô hình dạy học hiệu quả
HIỂU HỌC SINH
Điểm mạnh
Kiểu học tập & sở thích
Khó khăn và nhu cầu hỗ trợ học tập

THIẾT KẾ MỤC TIÊU DẠY HỌC


Mục tiêu hành vi: kết quả đầu ra mong đợi ở học sinh; có thể
kiểm soát và lượng giá được
Mục tiêu được phân hóa

X ÂY DỰNG ‘KỊCH BẢN’ DẠY HỌC VÀ CHUẨN BỊ NGUỒN LỰC


Thiết kế cách hoạt động học tập đa dạng: toàn lớp, nhóm, cá nhân.
‘Chế biến’ tài liệu: trực quan hóa nội dung; bài tập phát triển năng lực và cá nhân hóa.
Chuẩn bị về thiết bị, đồ dùng dạy học và phương án sử dụng không gian lớp học

TỔ CHỨC DẠY HỌC


Tích cực hóa hoạt động người học; đảm bảo không học sinh nào bị ‘lãng quên’
Sử dụng chính học sinh như một nguồn lực hỗ trợ: bạn giúp bạn
Quản lí lớp học: can thiệp và hỗ trợ khi cần thiết

ĐÁNH GIÁ
Cuối mỗi hoạt động, mỗi bài học và giai đoạn học tập.
Học sinh được tạo cơ hội thể hiện năng lực
So chiếu với mục tiêu dạy học (đầu ra mong đợi trước đó)

Sơ đồ. Mô hình dạy học hiệu quả ở lớp học hòa nhập
Hiệu quả dạy học được thể hiện trước hết ở kết quả đầu ra của sự lĩnh hội
được kiến thức, kĩ năng và các giá trị học vấn ở học sinh. Ở lớp học đa dạng đối
tượng người học, trong điều kiện sự giới hạn về nguồn lực, làm thế nào để mọi
học sinh đều được tham gia học tập; mỗi em đều phát huy được sở trường và đạt
được ‘giá trị gia tăng’ sau mỗi bài học và/hoặc sau mỗi giai đoạn học tập. Đây
rõ ràng là một thách thức sư phạm. Mô hình dạy học hiệu quả là một gợi ý cho
việc giải quyết thách thức sư phạm đó.
Hiểu đặc điểm về kiểu học tập, năng lực học tập, những khó khăn và nhu
cầu học tập của học sinh là cơ sở để thực hiện dạy học hiệu quả cho học sinh
khiếm thính.
Học sinh khiếm thính có kiểu học tập khác với học sinh bình thường về
khả năng nghe. Trong khi đại đa số học sinh đều được trải nghiệm các kiểu học
tập khác nhau như học qua nghe, học qua nhìn và học qua làm, thì ở học sinh
khiếm thính gần như mặc định kiểu học tập chủ yếu và qua nhìn và thực hành.

Sơ đồ. Các kiểu học tập chia theo nguồn thu nhận thông tin
Sự hạn chế về khả năng nghe gây thiếu hụt một lượng đáng kể thông tin
được truyền tải qua kênh nghe – nói. Bù lại, học sinh khiếm thính có thể quan
sát tốt nhiều chi tiết mà những học sinh khác ít để ý. Một số học sinh khiếm
thính có năng lực phối hợp tay-mắt rất tốt, và có thể phát huy thông qua các sản
phẩm dạng đồ họa, mô hình hóa, kịch câm và các hoạt động thiên về thực hành.
Việc thực hiện các nhiệm vụ học tập chắc chắn đòi hỏi huy động năng lực
tư duy. Có 3 dạng thức tư duy khác nhau: 1) Tư duy trực quan hành động; 2) Tư
duy trực quan hình tượng; và 3) Tư duy ngôn ngữ-lôgic. Dạng thức thứ ba có lẽ
là được sử dụng nhiều hơn cả trong quá trình học tập; và ai mạnh về dạng thức
tư duy này sẽ có lợi thế ở hầu hết các môn học. Với học sinh khiếm thính, sự
hạn chế về ngôn ngữ nói không chỉ tác động đến thay đổi cách học, cách tiếp thu
thông tin mà cả tư duy của các em, các em sẽ tư duy chủ yếu dựa trên cơ sở trực
quan hình tượng và trực quan hành động.
 Thiết kế các hoạt động tăng cường sự tham gia của học sinh khiếm thính
Cách hiệu quả nhất để thiết kế các hoạt động tăng cường sự tham gia của
học sinh khiếm thính là chia bài giảng thành 3 phần chính: Giới thiệu bài, Phát
triển bài và Kết thúc. Mỗi phần của bài giảng phải có mục đích rõ ràng và có
hoạt động liên quan của giáo viên và học sinh. Trong từng phần của bài giảng,
chúng ta có thể sử dụng những biện pháp và kĩ năng giảng dạy cụ thể để học
sinh khiếm thính học tập một cách tích cực. Chúng ta cần nghĩ đến mục đích và
hoạt động liên quan của học sinh và giáo viên khi thiết kế hoạt động học tập của
từng phần bài giảng.
o Giới thiệu bài
Thông thường, một giới thiệu bài có hiệu quả cần đáp ứng được 3 tiêu chí sau:
- Gây được sự chú ý, hứng thú của học sinh
- Mọi học sinh được tham gia, nhiều em được tham gia trực tiếp
- Học sinh thấy được sự cần thiết của bài học
Một số gợi ý đối với giáo viên trong phần giới thiệu bài:
 Đặt câu hỏi gợi mở và trả lời câu hỏi của học sinh bằng lời nói kết hợp với ký
hiệu, cử chỉ điệu bộ
 Kích thích suy nghĩ và sở thích của học sinh với đồ vật, tranh ảnh, chuyện và
câu hỏi.
 Dùng đồ dùng giảng dạy để trình bày một ví dụ cụ thể, giúp học sinh dễ hiểu
hơn, tránh nhầm lẫn
 Dùng đồ dùng giảng dạy để trình bày một tình huống thực sự, kích thích ý
tưởng của học sinh và giúp học sinh học tập một cách tích cực.
 Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi
 Giải thích rõ những gì bạn muốn học sinh làm
 Giải thích nội dung chính và để học sinh tự khám phá và tìm hiểu những nội
dung còn lại thông qua hoạt động của chính học sinh.
o Phát triển bài
Đây là phần chính của bài nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ
năng chủ yếu của bài mới. Chính vì vậy, giáo viên cần có sự sáng tạo và khả
năng tổ chức cao nhằm giúp học sinh khiếm thính khai thác nội dung bài học
một cách hiệu quả. Một vài gợi ý đối với hoạt động của giáo viên trong phần này
là:
 Hướng dẫn, hỗ trợ và mở rộng suy nghĩ của học sinh bằng cách đặt câu hỏi
gợi mở cho học sinh trả lời bằng lời nói kết hợp với ngôn ngữ ký hiệu, cử chỉ
điệu bộ và tăng cường có sự hỗ trợ của các hình ảnh, đồ dùng trực quan.
 Đánh giá mức độ hiểu biết và nhu cầu của từng cá nhân học sinh khiếm thính
bằng cách quan sát học sinh trong các hoạt động và đặt câu hỏi
 Hỗ trợ cá nhân nếu học sinh có khó khăn khi thực hiện một nhiệm vụ nào đó
 Khuyến khích, động viên học sinh khiếm thính
 Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi và tự nói về hoạt động của mình bằng
cách sử dụng nhiều phương tiện giao tiếp khác nhau.
 Chấp nhận cách diễn đạt của học sinh khiếm thính. Tôn trọng ý kiến của học
sinh, tránh chê bai làm học sinh nản chí, tự ti. Bởi vì, về bản chất có thể học
sinh hiểu nhưng cách diễn đạt không rõ ràng làm mọi người không hiểu
được.
 Tổ chức các hoạt động hợp tác nhóm, trò chơi để kích tăng cường sự tham
gia của học sinh khiếm thính. Khi tổ chức cần phân công trách nhiệm cho
học sinh khiếm thính công bằng với các thành viên khác của nhóm phù hợp
với khả năng của các em như khả năng minh hoạ bằng hình vẽ, bắt chước…
Tránh hiện tượng để học sinh khiếm thính ngồi chơi.
o Kết thúc bài học:
Phần kết thúc bài học nhằm giúp học sinh khiếm thính khái quát lại những
kiến thức kĩ năng đã học trong bài. Kết thúc bài học cần đảm bảo các tiêu chí cơ
bản:
- Để học sinh tự biểu đạt những phát hiện chính qua bài học
- Để học sinh tự tóm tắt những thông tin mới lĩnh hội
- Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học vào thực tiễn
- Xác định các tiêu chí và hình thức đánh giá sau bài học
Trong hoạt động này, những việc giáo viên cần thực hiện bao gồm:
- Nhận xét về hoạt động thực hành của học sinh
- Tóm tắt những nội dung học tập chính (nên viết lại nội dung học tập
chính lên bảng, sử dụng hình vẽ, sơ đồ ngắn gọn để học sinh ghi nhớ
nội dung)
- Đặt câu hỏi về những nội dung học tập chính
- Lắng nghe học sinh trình bày kết quả hoạt động của mình.
- Hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động/trò chơi để củng cố kiến thức
bài học
- Kiểm tra kết quả hoạt động của học sinh khiếm thính và khuyến khích
học sinh tự sửa lỗi.
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động kết thúc bài thông
qua:
- Trưng bày sản phẩm thực hành quanh lớp
- Vẽ tranh thể hiện những ý tưởng học tập chính và trình bày trước lớp
- Báo cáo hoạt động của nhóm và kết quả thảo luận,…
4. Kỹ năng đặc thù trong dạy học học sinh khiếm thính ở tiểu học
4.1. Hoạt động 8: Xác định cách thức hỗ trợ kênh thính giác và thị giác cho
học sinh khiếm thính (50 phút)
a. Mục tiêu
Sau hoạt động này, người học có khả năng:
 Trình bày về cách thức hỗ trợ kênh thính giác và thị giác cho học sinh
khiếm thính
 Mô tả trường hợp học sinh khiếm thính ở trường/lớp của mình và cho
ví dụ xác định cách thức hỗ trợ nghe-nhìn với em đó.
b. Chuẩn bị:
- Clip và/hoặc hình ảnh minh họa về kiểm tra máy trợ thính và về tổ chức
môi trường hỗ trợ nghe-nhìn ở lớp có học sinh khiếm thính. Ví dụ:
https://www.youtube.com/watch?v=8f5jLu2ATdg
- Tài liệu tập huấn; giấy Ao và bút dạ để ghi ý kiến thảo luận; slides bài
giảng ghi tóm tắt nội dung thông tin phản hồi.
c. Các bước tiến hành:
 Bước 1: Giới thiệu
Trong dạy học, thính giác và thị giác là hai kênh chủ yếu nhất để tiếp nhận
thông tin. Do hạn chế hoặc mất thính lực, học sinh khiếm thính, bao gồm những
em có và không có sử dụng máy trợ thính, đều cần có những hỗ trợ kênh thính
giác và thị giác để có thể tiếp nhận thông tin trong lớp học. Với mỗi trường hợp
học sinh khiếm thính cụ thể, giáo viên cần xác định cách thức hỗ trợ về nghe –
nhìn phù hợp.
 Bước 2: Hướng dẫn và thực hành kiểm tra hoạt động máy trợ thính
- Xem clip về kiểm tra hoạt động của máy trợ thính:
https://www.youtube.com/watch?v=8f5jLu2ATdg. (Tập huấn viên dịch ra
lời tiếng Việt). Câu hỏi định hướng trước khi xem clip:
1) Vì sao phải kiểm tra hoạt động của máy trợ thính.
2) Kiểm tra hoạt động của máy trợ thính bằng cách nào?

Hình 4.1. Kiểm tra hoạt động của máy trợ thính
- Sau một số ý kiến phát biểu, tập huấn viên hướng dẫn thêm:
+ Một trong những điều kiện tiên quyết để học sinh khiếm thính nghe
được và có máy trợ thính phù hợp và hoạt động tốt.
+ Có những bước và cách khác nhau để kiểm tra hoạt động của máy trợ
thính. Trước hết, cần kiểm tra pin và chức năng của máy. Cách đơn giản là tháo
máy khỏi tai, bật máy, vặn điều chỉnh âm thanh ở mức cao nhất, đặt loa tai gần
micro của máy, nếu có tiếng rít thì máy hoạt động tốt. Tiếp theo, đeo máy vào
tai trẻ và kiểm tra xem trẻ có nghe được 6 âm Ling qua máy: A, I, U, M, S, X.
Các âm này đại diện cho các tần số khác nhau của âm thanh lời nói, nên nếu trẻ
nghe được cả 6 âm Ling qua máy trợ thính, nghĩa là máy trợ thính hoạt động tốt
và trẻ có thể nghe được âm thanh lời nói của giáo viên và những người xung
quanh qua máy.

Hình. Kiểm tra khả năng nghe của trẻ qua máy trợ thính với 6 âm
Ling (A, I, U, M, S, X).
- Thực hành sắm vai theo cặp: một người sắm vai học sinh khiếm thính, một
người sắm vai giáo viên, kiểm tra khả năng nghe qua máy trợ thính với 6 âm
Ling. Chú ý, khi kiểm tra thì người kiểm tra đảm bảo rằng trẻ không nhìn
thấy hình miệng; nếu không, trẻ sẽ nhìn và đoán, khiến cho việc kiểm tra khả
năng nghe qua máy không còn chính xác.
 Bước 3: Thảo luận nhóm về môi trường nghe – nhìn thuận lợi
- Trao đổi theo nhóm (4-6 thành viên nhóm) với câu hỏi sau: Thế nào là một
môi trường nghe-nhìn thuận lợi đối với học sinh khiếm thính?
- Đại diện một số nhóm trình bày, tập huấn viên cùng lớp bình luận và bổ
sung.
 Bước 4: Thực hành theo nhóm
- Thực hành theo nhóm (4-6 thành viên/nhóm) với nhiệm vụ sau:
1) Mô tả 1 trường hợp học sinh khiếm thính ở lớp của thầy/cô.
2) Thầy/Cô đã thực hiện những biện pháp cải thiện môi trường nghe-nhìn
ở lớp học thuận lợi với học sinh đó như thế nào?
3) Thực hành sắm vai tình huống: lớp có học sinh khiếm thính, là giáo
viên của lớp đó, thầy/cô hãy trình bày một nội dung học tập ngắn sao
cho thuận lợi nhất cho việc nghe-nhìn của học sinh đó.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm và thuyết minh về tình
huống sẽ sắm vai. Lớp cùng bình luận về kết quả thảo luận của các nhóm.
Sau đó, tập huấn viên mời một số nhóm có thuyết minh tốt về tình huống
sắm vai thể hiện trước lớp.
 Bước 5: Phản hồi chung

- Tập huấn viên trình chiếu các slides tóm tắt nội dung hoạt động.

Hình. Luôn trình bày ở phía trước mặt học sinh


- Điều kiện thích hợp về ánh sáng, âm thanh, hình ảnh là những yếu tố thiết
yếu đảm bảo sự tiếp cận thông tin cho học sinh điếc/khiếm thính. Chính vì
thế, cần có sự kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố này. Dưới đây là một số gợi
ý:
o Điều chỉnh ánh sáng trong lớp học bằng cách bật hoặc tắt số lượng và
vị trí đèn phù hợp; đóng hoặc mở cửa sổ hoặc rèm che cửa sổ lớp học.
Ánh sáng trong lớp học quan trọng với học sinh nghe thì còn quan
trọng hơn nữa với học sinh điếc/khiếm thính vì các em liên tục phải
nhìn các trình bày của giáo viên cũng như các hành động và trao đổi
khác.
o Hạn chế tiếng động nền, có thể là từ máy điều hòa, quạt, tiếng xê dịch
bàn ghế hoặc tiếng ồn từ bên ngoài. Qua máy trợ thính, những âm
thanh không mong muốn này sẽ bị khuyếch đại cùng với âm thanh lời
nói trong lớp, khiến các em khiếm thính mệt mỏi và khó duy trì sự tập
trung chú ý vào bài học.
o Sắp xếp chỗ ngồi trong lớp sao cho mọi học sinh đều tiếp cận thông tin
cũng hết sức quan trọng. Các em điếc/khiếm thính nên được ngồi bàn
trên để dễ theo dõi bài học. Tuy thế, sự sắp xếp cũng cần linh hoạt; ví
như học sinh đó cao và che bạn ngồi sau, thì có thể để em ngồi bàn
trên nhưng ở góc ngoài hoặc trong cùng.
o Độ cao và khoảng cách của các bàn học so với bảng và/hoặc màn chiếu
ảnh hưởng đến tầm nhìn của học sinh và đặc biệt ảnh hưởng đến học sinh
điếc/khiếm thính. Phải ngước nhìn lên trên lâu sẽ gây mỏi mắt và cổ;
nhưng nếu thấp sẽ bị che khuất; và ở xa thì nhìn không rõ. Giáo viên cần
kiểm tra lại yếu tố này trước bài học để sắp xếp tầm nhìn rõ ràng cho tất
cả học sinh.
d. Thông tin phản hồi
o Mỗi học sinh khiếm thính có mức độ mất thính lực khác nhau. Có em sử
dụng máy trợ thính và cũng có em không sử dụng máy trợ thính mà chỉ
đọc hình miệng và giao tiếp bằng kí hiệu. Dù trong trường hợp nào, giáo
viên cũng cần hỗ trợ việc tiếp nhận qua kênh thính giác và thị giác của các
em sao cho được thuận lợi nhất.
o Với các trường hợp học sinh sử dụng máy trợ thính, cần có sự kiểm tra
hoạt động của máy và khả năng nghe qua máy của trẻ. Việc kiểm tra này
giúp đảm bảo rằng máy trợ thính hoạt động tốt và trẻ nghe được các tần số
khác nhau của âm thanh lời nói mà đại diện là 6 âm Ling: A, E, U, M, S,
X.
o Một số gợi ý về tạo môi trường thuận lợi cho kênh nghe-nhìn của học sinh
khiếm thính:
+ Đảm bảo các trình bày của giáo viên và bạn trong lớp được thực hiện
sao cho học sinh điếc/khiếm thính nhìn thấy được. Nếu có bạn ở phía sau học
sinh khiếm thính trình bày ý kiến, yêu cầu học sinh khiếm thính quay lại nhìn
+ Đảm bảo ánh sáng phù hợp trong lớp học để học sinh nhìn phần trình
bày được rõ nhất bằng cách bật hoặc tắt các bóng đèn, kéo hoặc mở rèm che cửa
sổ
+ Giảm tiếng động nền/tạp âm trong lớp học vì những âm thanh này đều
được khuyếch đại qua máy trợ thính, gây đau tai, mệt mỏi và xao nhãng với học
sinh.
+ Sắp xếp chỗ ngồi thuận cho nghe-nhìn của học sinh khiếm thính
+ Sử dụng đa dạng các hình thức trình bày khác nhau: nói, kí hiệu, viết
bảng, tranh ảnh và đồ dùng trực quan. Lưu ý khi viết bảng thì không nói, vì học
sinh khiếm thính không nhìn được hình miệng của giáo viên
+…
4.2. Hoạt động 9: Tìm hiểu cách thức và phương tiện giao tiếp phù hợp trong
dạy học học sinh khiếm thính (50 phút)
a. Mục tiêu
Sau hoạt động này, người học có khả năng:
 Nêu các phương thức giao tiếp với học sinh khiếm thính
 Mô tả cách thiết lập các quy tắc giao tiếp trong lớp học có học sinh
khiếm thính
 Trình bày và thực hiện các cách học thêm vốn ngôn ngữ kí hiệu sử
dụng trong dạy học học sinh điếc/khiếm thính.
b. Chuẩn bị:
- Các clips học ngôn ngữ kí hiệu.
- Tài liệu tập huấn; giấy Ao và bút dạ để ghi ý kiến thảo luận; slides bài
giảng ghi tóm tắt nội dung thông tin phản hồi.
- Bộ sách giáo khoa Toán và Tiếng Việt cấp tiểu học.
c. Các bước tiến hành:
 Bước 1: Giới thiệu
Giao tiếp là nền tảng cho sự thành công học tập của mọi học sinh. Trong
mỗi bài học, học sinh khiếm thính cần được giao tiếp với giáo viên và các bạn
cùng lớp để tiếp thu và phản hồi ý kiến về bài học. Mỗi học sinh khiếm thính có
mức độ mất thính lực khác nhau và cách thức giao tiếp cũng khác nhau. Vì thế,
giáo viên cần xác định phương thức giao tiếp phù hợp của và với các em này ở
trong lớp. Thêm nữa, việc giáo viên và các bạn trong lớp học thêm và sử dụng
được ngôn ngữ kí hiệu sẽ rất có ý nghĩa với học sinh khiếm thính; nhưng đây
cũng là thách thức cần sự quan tâm và nỗ lực.
 Bước 2: Trao đổi chung
- Tập huấn viên trình bày về phương thức giao tiếp phù hợp cho mỗi
trường hợp học sinh khiếm thính như dưới đây:
Điều kiện & khả năng giao tiếp Phương thức giao tiếp phù hợp
của học sinh khiếm thính
1) Có máy trợ thính, nghe-nói Giao tiếp bằng lời nói (chú ý đảm bảo
được môi trường nghe thuận lợi)
2) Có máy trợ thính, nghe được - Giáo viên và học sinh khác: Giao tiếp
một phần nhưng không nói tổng hợp (kếp hợp lời nói, kí hiệu, chữ
được viết, hình ảnh trực quan, …)
- Học sinh khiếm thính: giao tiếp bằng kí
hiệu, có thể kết hợp với chữ viết hoặc
phương tiện phi lời nói khác.
3) Không có máy trợ thính, Giao tiếp bằng ngôn ngữ kí hiệu; tiếp cận
không nghe-nói được song ngữ (ngôn ngữ kí hiệu và chữ viết).
- Tập huấn viên trình bày thêm: những buổi đầu tiên dạy lớp có học sinh
khiếm thính, giáo viên cần tìm hiểu xác định phương thức giao tiếp với em đó và
thiết lập quy tắc giao tiếp phù hợp ở trong lớp, chẳng hạn:
+ Yêu cầu lớp tìm mọi cách hạn chế tối đa tiếng ồn (ví dụ: không nói
chuyện riêng, hạn chế gây tiếng động khi xê dịch bàn ghế hoặc lấy đồ, huơ hai
tay hoặc vỗ tay không thành tiếng thay cho vỗ tay to, …)
+ Khi giáo viên viết bảng thì cũng là thời gian cho học sinh viết và đọc tài
liệu; và khi giáo viên trình bày, học sinh nhìn và nghe.
+ Yêu cầu mọi học sinh muốn phát biểu hoặc đặt câu hỏi thì phải giơ tay
để các bạn, nhất là bạn khiếm thính biết ai đang hoặc sắp trình bày.
+ Khi giáo viên gọi tên học sinh kết hợp với chỉ tay về vị trí em nào đó thì
có nghĩa bạn đó sẽ được gọi trình bày.
+ Hạn chế khua tay thiếu chủ ý (vì có thể gây hiểm nhầm thông tin với
học sinh điếc/khiếm thính), và không dùng tay che miệng, mặt khi nói (để các
em có thể đọc hình miệng).
- Tập huấn viên yêu cầu thêm một số thành viên trong lớp chia sẻ thêm
kinh nghiệm về thiết lập quy tắc giao tiếp ở lớp có học sinh khiếm thính.
 Bước 3: Thảo luận nhóm
- Tập huấn viên nêu vấn đề: với những trường hợp học sinh điếc không sử
dụng máy trợ thính và không nghe-nói được, phương thức giao tiếp phù hợp của
và với các em là sử dụng ngôn ngữ kí hiệu. Đây là thách thức lớn đối với giáo
viên và học sinh nghe, vì phải học sử dụng ngôn ngữ kí hiệu. Vậy cách thức để
học sử dụng ngôn ngữ kí hiệu như thế nào? Làm thế nào để làm giàu thêm vốn
ngôn ngữ kí hiệu bởi lượng từ trong dạy học là khổng lồ?
- Thảo luận nhóm (4-6 thành viên/nhóm) với các câu hỏi sau:
1) Thầy/Cô đã từng học và sử dụng ngôn ngữ kí hiệu như thế nào? Có thể
học ngôn ngữ kí hiệu từ những nguồn nào?
2) Rất nhiều từ ngữ, khái niệm trong các bài học lại không sẵn có trong
vốn ngôn ngữ kí hiệu của học sinh khiếm thính, thậm chí không có sẵn
trong ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam, vậy làm thế nào để biểu đạt các từ
ngữ/khái niệm đó bằng ngôn ngữ kí hiệu?
- Đại diện các nhóm trình bày. Các thành viên khác nhận xét. Tùy theo trao
đổi trong lớp, tập huấn viên có thể bổ sung thêm thông tin:
o Có nhiều nguồn khác nhau giúp học thêm ngôn ngữ kí hiệu: Tài liệu
ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam (Viện Khoa học Giáo dục, 2000); Dự thảo
ngôn ngữ kí hiệu (Bộ GD & ĐT, 2019); 100 bài học ngôn ngữ kí hiệu
trên truyền hình; học hỏi thêm từ người điếc lớn tuổi hoặc câu lạc bộ
người điếc.
o Có nhiều phương thức tạo từ trong ngôn ngữ kí hiệu như: 1) trực chỉ
(chỉ trực tiếp vào đối tượng); 2) mô phỏng hình tượng (ví dụ, kí hiệu
con khỉ mô phỏng động tác gãi tai và hông, kí hiệu quả dừa mô phỏng
động tác chặt dừa và uống nước, …); 3) quy ước (kí hiệu được người
điếc quy ước chung một cách võ đoán); 4) dùng chữ cái và chữ số
ngón tay; 5) đồng hóa từ mượn; 6) Kết hợp hai trong số các phương
thức vừa nêu.

Hình. Kí hiệu ‘tự nhiên’ (nature) trong ngôn ngữ kí hiệu Mĩ


o Với các từ/khái niệm chưa có sẵn trong vốn ngôn ngữ kí hiệu của học
sinh, thậm chí không có sẵn trong ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam, giáo
viên có thể giải quyết bằng theo các bước: 1) Lấy ví dụ và minh họa
trực quan về từ/khái niệm đó; 2) Diễn đạt bằng kí hiệu theo một trong
các phương thức tạo từ nêu trên.
 Bước 4: Thực hành theo nhóm
- Thực hành theo nhóm (4-6 thành viên/nhóm) với nhiệm vụ:
1) Lựa chọn 10 từ/khái niệm trừu tượng trong sách giáo khoa Toán và
Tiếng Việt.
2) Tìm các ví dụ minh họa mỗi khái niệm đó.
3) Thể hiện các từ/khái niệm đó bằng ngôn ngữ kí hiệu. Nếu chưa có sẵn
trong ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam, hãy tạo ra kí hiệu tương ứng bởi một
trong số các phương thức tạo từ đã trao đổi ở bước 3.
- Lần lượt từng nhóm trình bày kết quả thảo luận và thực hành trước lớp.
Tập huấn viên cùng lớp bình luận và/hoặc bổ sung.
 Bước 5: Trao đổi chung và phản hồi
Tập huấn viên yêu cầu một vài thành viên lớp nhắc lại về các phương
thức giao tiếp của và với học sinh khiếm thính; các quy tắc giao tiếp trong lớp
có học sinh khiếm thính; và các phương thức tạo từ trong ngôn ngữ kí hiệu. Sau
đó, trình chiếu một số slides tổng kết hoạt động.
d. Thông tin phản hồi
o Do mỗi học sinh có điều kiện và khả năng nghe-nói khác nhau, cần xác
định phương thức giao tiếp phù hợp trong lớp có học sinh này. Có 3
phương thức giao tiếp chính của và với học sinh khiếm thính: 1) giao tiếp
nghe-nói; 2) giao tiếp tổng hợp; và 3) giao tiếp bằng ngôn ngữ kí hiệu.
o Ở lớp có học sinh điếc/khiếm thính, giáo viên cần thiết lập các quy tắc
giao tiếp phù hợp, hỗ trợ truyền đạt và tiếp nhận thông tin cho mọi học
sinh. Ví dụ: hạn chế tiếng ồn/tiếng động nền; viết bài khi giáo viên viết
bảng; mỗi lần chỉ 1 người phát biểu; chỉ tay và gọi tên để biết ai trình bày;
không che miệng khi nói; hạn chế khua tay thiếu chủ ý khi giao tiếp (gây
hiểu nhầm với học sinh khiếm thính);…
o Với các từ/khái niệm trừu tượng không sẵn có trong vốn ngôn ngữ kí hiệu
của học sinh, hoặc chưa có trong ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam, giáo viên
cần lấy ví dụ minh họa trực quan để học sinh hiểu khái niệm, đồng thời
dùng chữ cái ngón tay và/hoặc tìm kí hiệu tương ứng trong ngôn ngữ kí
hiệu nước ngoài để biểu đạt từ/khái niệm đó (chẳng hạn, tìm trên youtube
kí hiệu tương ứng trong ngôn ngữ kí hiệu Mĩ).
4.3. Hoạt động 10: Xác định cách thức sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy
học lớp tiểu học có học sinh khiếm thính (50 phút)
a. Mục tiêu
Sau hoạt động này, người học có khả năng:
 Giải thích tầm quan trọng của đồ dùng trực quan trong dạy học học
sinh khiếm thính.
 Trình bày các lưu ý về sử dụng đồ dùng trực quan trong lớp tiểu học
có học sinh khiếm thính.
 Lấy ví dụ và thực hiện tình huống hướng dẫn học sinh khiếm thính
trong lớp bằng đồ dùng dạy học trực quan.
b. Chuẩn bị
- Clips hoặc tranh minh họa tình huống hướng dẫn ở lớp có học sinh
khiếm thính sử dụng đồ dùng trực quan.
- Tài liệu tập huấn; giấy Ao và bút dạ để ghi ý kiến thảo luận; slides bài
giảng ghi tóm tắt nội dung thông tin phản hồi.
- Bộ sách giáo khoa Toán và Tiếng Việt cấp tiểu học.
c. Các bước tiến hành:
 Bước 1: Giới thiệu
Trong hầu hết các bài học ở lớp tiểu học có học sinh khiếm thính, việc sử
dụng đồ dùng dạy học trực quan là hết sức cần thiết. Đồ dùng dạy học trực quan
giúp học sinh dễ dàng hiểu các khái niệm và kiến thức hơn. Ở hoạt động này,
chúng ta cùng tìm hiểu xem có những dạng đồ dùng trực quan nào thường được
sử dụng trong dạy học, và có những lưu ý gì khi sử dụng chúng trong lớp có học
sinh khiếm thính.
 Bước 2: Trao đổi chung
- Tập huấn viên nêu câu câu hỏi trao đổi chung trong lớp:
1) Thầy/Cô thường sử dụng những đồ dùng dạy học trực quan dạng nào?
2) Vì sao đồ dùng dạy học trực quan lại vô cùng cần thiết trong dạy học
học sinh khiếm thính?
3) Hình dưới đây mô tả dạng đồ dùng trực quan nào? Minh họa cho tình
huống dạy khái niệm gì?

Hình. Một ví dụ về sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học


- Sau một số ý kiến phát biểu của thành viên lớp bồi dưỡng, tùy theo nội dung
phát biểu, tập huấn viên có thể bổ sung thêm thông tin.
+ Có nhiều dạng đồ dùng dạy học trực quan khác nhau. Các dạng thường
dùng gồm: 1) đồ dùng là vật thật hoặc mô hình 3D; 2) Tranh ảnh, sơ đồ dạng
2D; 3) Clips minh họa có kênh hình và kênh tiếng.
+ Học sinh khiếm thính là những em học chủ yếu qua nhìn và thực hành.
Do đó, các em này sẽ có cơ hội tiếp cận thông tin tốt hơn nếu nó được trình bày
trực quan hơn là chỉ giải thích bằng lời nói hoặc đọc tài liệu. Bất cứ khi nào có
thể, giáo viên nên sử dụng hình ảnh trực quan cụ thể để minh họa cho khái niệm
hoặc nội dung trình bày.
 Bước 3: Trao đổi nhóm nhỏ
- Trao đổi theo nhóm nhỏ (2-3 thành viên/nhóm) với các yêu cầu sau:
1) Cho ví dụ cụ thể về sử dụng đồ dùng trực quan để dạy khái niệm hoặc
kiến thức cho lớp có học sinh khiếm thính.
2) Có những lưu ý gì khi sử dụng đồ dùng dạy học ở lớp có học sinh
khiếm thính?
3) Theo thầy/cô, minh họa trực quan nào dưới đây (hình 4.6a và 4.6b) phù
hợp hơn đối với học sinh khiếm thính? Vì sao?
Hình. Sơ đồ không có chú thích Hình. Sơ đồ có chú thích
- Sau phát biểu của đại diện các nhóm, lớp và tập huấn viên bình luận và bổ
sung. Tùy theo nội dung phát biểu, có thể bổ sung thêm:
Khi sử dụng đồ dùng trực quan để dạy học lớp có học sinh khiếm thính,
cần có một số lưu ý:
+ Khi trình bày trực quan hóa (ví dụ, sử dụng sơ đồ, công thức, tranh ảnh,
biểu đồ, slides), thì học sinh nghe có thể vừa nghe được lời nói trong khi vẫn
nhìn thấy, thì học sinh điếc/khiếm thính lại không hoặc khó tiếp cận thông tin
thính giác đó. Vì thế, các phương tiện trực quan khi được sử dụng cần có thêm
chú thích rõ ràng hoặc có phụ đề (bằng chữ hoặc ngôn ngữ kí hiệu).
+ Phát trước cho các em bản sao tài liệu trực quan sẽ trình bày. Điều này
giúp học sinh ghi chú cá nhân được trên bản sao đó khi theo dõi nội dung trên
lớp.
+ Sử dụng minh họa trực quan liên hệ khái niệm mới với khái niệm đã
học. Cũng nên tạo ra một bản đồ tư duy các khái niệm của môn học hoặc chủ đề
trong trong học kì và năm học.
 Bước 4: Thực hành nhóm
- Thực hành theo nhóm (4-6 thành viên/nhóm) với yêu cầu:
+ Sử dụng 1 sách giáo khoa môn Tiếng Việt hoặc Toán tiểu học, hãy chọn
1 khái niệm trừu tượng hoặc một nội dung khó cần hướng dẫn cho lớp có
học sinh khiếm thính.
+ Thiết kế đồ dùng trực quan để hướng dẫn khái niệm hoặc nội dung vừa
lựa chọn.
- - Sau khi hoàn thành, đại diện các nhóm trình bày kết quả thiết kế. Một số
nhóm sắm vai thể hiện tình huống hướng dẫn trực quan trước lớp.
 Bước 5: Phản hồi chung
Hình. Clip hướng dẫn học từ và câu có phụ đề và có góc phiên dịch ngôn
ngữ kí hiệu
Tập huấn viên tóm tắt các nội dung hoạt động bằng một số slides. Có thể
minh họa thêm bằng 1-2 clips ngắn về dạy học môn Toán và Tiếng Việt cấp tiểu
học sử dụng đồ dùng trực quan cho lớp có học sinh khiếm thính.
d. Thông tin phản hồi
o Đồ dùng trực quan có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong dạy học học sinh
khiếm thính. Các em này chủ yếu học qua nhìn và thực hành. Đồ dùng
trực quan giúp các em dễ hình dung và lĩnh hội khái niệm và kiến thức bài
học
o Có nhiều dạng đồ dùng trực quan khác nhau, trong đó thông dụng nhất là:
1) vật thật hoặc mô hình 3D; 2) Tranh ảnh, sơ đồ dạng 2D; 3) Clips minh
họa.
o Khi sử dụng đồ dùng trực quan ở lớp có học sinh khiếm thính cần một số
lưu ý: 1) Với sơ đồ, công thức, tranh ảnh, biểu đồ, slides (2D) cần có thêm
chú thích rõ ràng; 2) Với clip minh họa cần có phụ đề (bằng chữ hoặc
ngôn ngữ kí hiệu; 3) Nên phát trước tài liệu trực quan bản sao để học sinh
khiếm thính tiện theo dõi; 4) Có thể sử dụng sơ đồ tư duy để liên kết các
khái niệm và kiến thức đã học.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Hình thức đánh giá: Câu hỏi tự luận và bài tập thực hành.
2. Nội dung đánh giá
2.1. Câu hỏi
1. Phân tích khả năng và nhu cầu của học sinh khiếm thính?
2. Phân tích các vấn đề cần điều chỉnh trong dạy học đối với học sinh
khiếm thính?
3. Trình bày các phương pháp điều chỉnh và cho ví dụ minh họa?
4. Phân tích cách thức hỗ trợ kênh thính giác và thị giác cho học sinh khiếm
thính?
5. Trình bày cách sử dụng hiệu quả các phương tiện giao tiếp trong dạy
học học sinh khiếm thính?
2.2. Bài tập thực hành
1. Xác định khả năng và nhu cầu của một học sinh khiếm thính mà
thầy/cô đang dạy?
2. Lập kế hoạch dạy học một tiết trong chương trình của thầy/cô đang dạy
cho học sinh khiếm thính mà thầy/cô đã xác định được khả năng, nhu cầu?
3. Lựa chọn các đồ dùng dạy học cần thiết cho tiết học mà thầy/cô đã lên kế
hoạch và xác định thời điểm, cách thức sử dụng đồ dùng đó đối với học sinh khiếm
thính?
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Phát triển giáo viên tiểu học (2006),
Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Tiểu học (tài liệu bồi dưỡng giáo viên). NXB
Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Xuân Hải (2009), Giáo dục học trẻ khuyết tật, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
3. Lynus W. (2000). Những cách thức lựa chọn phương thức tiếp cận
trong giao tiếp với người khiếm thính. Khoa Giáo dục đặc biệt, Trường ĐHSP
Hà Nội.
4. Sandy Niemann, Devorah Greenstein and Darienna David (2006), Giúp
đỡ trẻ điếc, NXB Lao động. Hà Nội.
5. Vương Hồng Tâm (2009), Sử dụng kết hợp các phương tiện giao tiếp
để phát triển nhận thức của trẻ điếc tiểu học trong lớp học hòa nhập, Luận án
Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Hà Nội.
6. UNESCO (2002), Hiểu và đáp ứng nhu cầu đặc biệt trong lớp hoà
nhập (tài liệu dịch), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Hoàng Yến ( 2005), Đại cương giáo dục học sinh khiếm
thính, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
Tiếng Anh
8. Kyle I.G., Woll B. with Pullen G., Maddix F. (2002). Sign Language,
the Study of Deaf and their Language, Cambrigde University, UK.
9. NDCS (2004), Sign Language and your Deaf Child, UK.
10. Ruth E. Cook Annette Tessier M. Diane Klein, Adating Early
Childhood Curricula for Children in Inclusive Settings, Fourth Edition – Merrill
an Imprint of Prentice Hall, Englewood Cliffs, New Jesey Columbus, Ohio.
VI. PHỤ LỤC
Phiếu thông tin về học sinh khiếm thính
Duy Bách là con thứ hai trong gia đình, cháu có một anh trai 13 tuổi. Mẹ
mang thai cháu khi 27 tuổi. Quá trình mang thai và sinh nở không có gì bất
thường, khi cháu 12 tháng tuổi, gia đình phát hiện cháu không có phản ứng với
tiếng động xung quanh, các biểu hiện như: bố mẹ, ông bà hỏi chuyện cháu
không cười, cử động chân tay để đáp lại, ti vi, điện thoại phát ra âm thanh bên
cạnh nhưng cháu không nghe thấy để quay lại. Bố mẹ cho cháu đi khám và bác
sỹ kết luận: Điếc bẩm sinh, tình trạng điếc sâu cả 2 tai và tư vấn mổ cấy điện từ
ốc tai. Khi 28 tháng, cháu được tiến hành phẫu thuật cấy điện từ ốc tai một bên
tai và một tai đeo máy trợ thính.
Sau phẫu thuật, cháu tham gia các lớp học phục hồi chức năng nghe nói. 3
tuổi rưỡi, cháu đi học mầm non cùng các bạn bình thường. 7 tuổi cháu bắt đầu
vào lớp 1, học tại trường công, trong môi trường với học sinh bình thường, kết
quả học tập của cháu năm học lớp 1 đạt mức độ trung bình. Hiện cháu đang học
lớp 3, nhờ có thiết bị trợ thính, em có thể nghe được 1 phần lời nói của cô giáo
và các bạn. Cùng với đọc hình miệng và sử dụng các kí hiệu ngôn ngữ khi cô
giáo nói chuyện với em, phần nhiều các ý cô giáo nói em đều tiếp thu được.
Trong giao tiếp, những lúc gặp khó khăn em không đủ vốn từ để nói lên 1 ý nào
đó, em sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để biểu đạt nó. Đôi lúc em dùng cả chữ cái
ngón tay và ngôn ngữ viết. Trong học Toán em có nhiều thuận lợi hơn vì phải
dùng ít từ và các kí hiệu về Toán cũng dễ sử dụng. Em học Toán vào loại trung
bình khá. Bách có nhiều cố gắng trong học tập, cùng với sự giúp đỡ của các bạn
và sự tận tình dạy dỗ của cô giáo nên em đã đạt được những tiến bộ nhất định
trong học tiếng Việt, Toán cũng như các môn học khác ở lớp 3.

You might also like