You are on page 1of 7

HỢP KIM SỬ DỤNG TRONG PHỤC HÌNH NHA KHOA

TS.BS. Phạm Thanh Hà


I. ĐỊNH NGHĨA
Kim loại: nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại
Hợp kim: Dung dịch rắn của 2 hoặc nhiều kim loại hoặc giữa nguyên tố kim loại
và nguyên tố phi kim
- Hợp kim đơn giản (Cu-ZN, Fe-C)
- Hợp kim đen (giữa kim loại chính là sắt và kim loại khác)
- Hợp kim màu (giữa cac kim loại khác ngoài sắt)
II. CÁC TÍNH CHẤT CẦN CÓ
1. Tính sinh học
- Không gây dị ứng
- Không nguy hiểm cho sức khỏe
- Không bị đổi màu và bị ăn mòn
Để chống hợp kim bị đổi màu và bị ăn mòn, người ta có thể sử dụng các kim loại
đồng nhất, tăng cường thành phầm kim loại quý và sử dụng các kim loại có chất
che phủ bên ngoài, thường là lớp Oxide của chính kim loại đó.
2. Sự tương hợp sinh học của hợp kim nha khoa
Do có sự tiếp xúc lâu dài của hợp kim với răng và môi trường miệng nên sự tương
hợp sinh học của hợp kim có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu hợp kim bị ăn mòn nhiều,
các thành phần mà nó thải ra có thể có ảnh hưởng không tốt tới cơ thể người bệnh.
Những tác động không mong muốn có thể là mùi kim loại, xung huyết niêm mạc,
dị ứng hay các phản ứng khác.
Mối liên quan giữa những phần kim loại bị ăn mòn và cơ thể bệnh nhân đến nay
vẫn chưa được nghiên cứu kỹ.

1
Ngay cả những hợp kim rất quý cũng có thể bị ăn mòn, tuy nhiên có rất ít những
chứng cứ cho thấy cơ thể người bệnh có thể bị ảnh hưởng bởi những nhân tố này.
Mặc dù vậy nhưng có một điều ai cũng phải công nhận là những hợp kim bị ăn
mòn nhiều thì cũng có nhiều nguy cơ hơn cho sức khoẻ con người.
Phản ứng dị ứng là hay gặp nhất đối với hợp kim, đặc biệt là những hợp kim có
chứa Nickel. Một nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy có từ 8% đến 15% dân số dị
ứng với Nickel
3. Chức năng
Hợp kim sử dụng trong nha khoa cần phải có những chức năng sau đây:
- Độ bền uốn tốt
- Độ bền kéo tốt
- Độ bền xoắn tốt
- Độ cứng tốt
- Đúc chảy được
- Hấp thụ được lực
Chức năng của hợp kim nướng sứ
Đối với răng sứ kim loại cần phải có một lớp hợp kim làm khung sườn nâng đỡ
cho khối sứ bên ngoài. Hợp kim này cần có các tính chất sau đây
- Nhiệt độ chảy cao hơn nhiệt độ nướng sứ
- Hệ số giãn nở nhiệt cao hơn 1 chút so với Hệ số giãn nở nhiệt của sứ
(khoảng 0,5.10-6.C-1)
- Tạo được lớp Oxide trên bề mặt
- Có độ thô ráp
- Modul đàn hồi cao
- Không gây đổi màu sứ
4. Khả năng chế tác
- Nhiệt độ chảy thấp
2
- Khoảng Liquidus-Solidus hẹp để tránh tạo lớp oxide
- Độ đậm đặc cao để dễ đúc
- Dễ hàn
- Dễ đánh bóng
III. CÁC ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA HỢP KIM
1. Dải nóng chảy
Hợp kim không nóng chảy ở một nhiệt độ nhất định mà chúng nóng chảy ở một dải
nhiệt độ. Chúng có đặc tính này là vì hợp kim được cấu thành bởi nhiều kim loại
và mỗi kim loại lại có một độ nóng chảy khác nhau.
Các đặc tính cơ bản của hợp kim
Nhiệt độ mà ở đó tất cả các thành phần của hợp kim bị nóng chảy hoàn toàn
gọi là ” liquidus”. Khi để hợp kim nguội dần các thành phần của nó cũng bắt đầu
quá trình đông đặc ở các nhiệt độ khác nhau. Nhiệt độ mà ở đó tất cả các thành
phần của hợp kim đông đặc hoàn toàn gọi là ”solidus”.
Liquidus và Solidus có vai trò rất quan trong trong quá trình đúc kim loại. Cần
phải nung hợp kim ở nhiệt độ cao hơn điểm Liquidus để kim loại có thể nóng chảy
hoàn toàn. Khả năng chịu đựng của bột đúc cũng phải cao hơn điểm Liquidus để
chúng không bị biến dạng trong quá trình đúc. Khi hàn, nhiệt độ nóng chảy của
vảy hàn phải thấp hơn điểm Solidus để kim loại không bị chảy khi hàn.
2. Độ đậm đặc
Độ đậm đặc là khối lượng của hợp kim với thể tích 1 cm3 , đơn vị tính là g/cm3.
3. Độ uốn cong
Hợp kim cần có khả năng chống lại các lực uốn cong xảy ra trong qúa trình sử
dụng hàm giả. Đơn vị đo độ uốn cong là MPa
4. Độ cứng
Độ cứng của hợp kim nói lên là nó có dễ mài mòn hay không.
IV. PHÂN LOẠI HỢP KIM NHA KHOA
3
1. Phân loại chung
Kim loại quý: Kim loại giữ nguyên được bề mặt láng bóng và không bị ăn mòn khi
đúc, hàn và trong quá trình sử dụng
- Vàng
- Nhóm Platinum:
+ Nhóm nhẹ: Ruthenium (Ru), Rhodium (Rh), Palladium (Pd)
+ Nhóm nặng: Osmium (Os), Iridium (Ir), Platinum (Pt)
Kim loại có giá trị: Nhóm kim loại quý + Bạc (Ag)
Kim loại thông thường: Các kim loại phản ứng với môi trường
Phân loại hợp kim của ANSI-ADA
Nhóm 1 là nhóm ” hợp kim rất quý”. Nhóm hợp kim này có thành phần kim loại
quý ít nhất là 60% khối lượng vàng chiếm ít nhất 40% khối lượng
Nhóm 2 là nhóm ” hợp kim quý”. Nhóm này kim loại quý cần chiếm ít nhất 25%
khối lượng, vàng có thể có hoặc không
Nhóm 3 là nhóm ” hợp kim thông thường”. Trong nhóm này kim loại quý có ít hơn
25% khối lượng
Nhóm 4: Titanium và hợp kim Titanium
2. Phân loại theo đặc tính cơ học

Loại Độ bền uốn % Kéo dài Phục hồi

Loại I 140 MPa Tối thiểu 18% Inlay


(Mềm) Độ cứng thấp
Loại II 140-200 MPa Tối thiểu 18% Onlay
(Trung Độ cứng TB
bình)

4
Loại III 200-340 MPa Tối thiểu 12% Chụp, cầu
(Cứng) Độ cứng cao ngắn

Loại IV 340-500 MPa Tối thiểu 10% Cầu dài, hàm


( Rất Độ cứng rất cao khung
cứng)
3. Phân loại theo loại phục hình
- Phục hình đúc toàn phần
- Phục hình cầu chụp
- Phục hình khung kim loại
- Phục hình đúc toàn phần
- Phục hình cầu chụp
- Phục hình cầu chụp
- Phục hình khung kim loại
V. MỘT SỐ HỢP KIM NHA KHOA THÔNG DỤNG
1. Hợp kim vàng
2. Hợp kim vàng tỷ lệ thấp
3. Hợp kim Bạc – Palladium (Tỷ lệ 70% Bạc và 30% Palladium)
4. Hợp kim Palladium – Bạc (Tỷ lệ 70% Palladium và 30% Bạc)
5. Hợp kim thông thường
- Được biết từ 1930’
- Sử dụng rộng rãi từ 1970’
- Hợp kim Nickel Chromium
- Hợp kim Cobalt Chromium
- Titanium và hợp kim Titanium
- Hợp kim Nickel Chromium
- Thành phần Hợp kim Nickel Chromium
5
Các nguyên tố chính (90%) Các nguyên tố phụ (10%)

Ni: 70-80% Mo: 3-6%


Cr: 12-20% Si và Mg:
Al: 2-6%
Be: 0,5%

Thành phần Hợp kim Cobalt Chromium

Các nguyên tố chính (90%) Các nguyên tố phụ (10%)

Co: 35-65% Mo: 3-6%


Cr: 28-30% Si và Mg:
Ni: 0-30% C: 0,2%

6. Vai trò của các nguyên tố trong hợp kim


1. Cobalt: tăng độ bền, độ cứng, Modul đàn hồi
2. Nickel: tăng độ bền, độ cứng, Modul đàn hồi, khả năng kéo dãn
3. Chromium: tăng độ kháng đổi màu và độ ăn mòn bằng cách tạo lớp Oxide
trên bề mặt
Titanium Ti
Nhẹ, chỉ bằng 1/3-1/4 so với kim loại thông thường
Cứng gấp đôi hợp kim nhôm thông thường
Có khả năng đàn hồi tốt
Có độ tương hợp sinh học rất cao, cho dến nay Titanium là kim loại có độ tương
hợp sinh học tốt nhất đối với cơ thể sống
Titanium thương mại sạch (CpTi)

6
Do Titanium tương đối dẻo nên để tăng khả năng chịu lực uốn trong một số trường
hợp thì người ta bổ sung Carbon vào Titanium. Có 4 loại Titanium thương mại
sạch được sử dụng trong nha khoa như sau

Hợp kim Titanium


Loại hợp kim Titanium Grade 5: Ti6Al4V (Eli 23). Hợp kim này được bổ
sung thêm 6% khối lượng nhôm và 4% khối lượng Vanadium vào thành phần
chính là Titanium. Loại hợp kim này có độ cứng cao hơn Titanium thương mại
những vãn có độ tương hợp sinh học tương đương.

You might also like