You are on page 1of 26

TRÁM RĂNG

BẰNG AMALGAM

GS.BS. Hoàng Tử Hùng


tuhung.hoang@gmail.com
www.hoangtuhung.com
Nhắc lại đặc điểm vật liệu
Amalgam là một hợp kim được người dùng (bác sĩ, trợ
thủ) tạo thành khi sử dụng:
Chất luợng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:

1. Liều lượng và tỷ lệ mạt hợp kim-thủy ngân


2. Phương pháp trộn (máy/tay; thời gian trộn; lực trộn..)
3. Kỹ thuật sử dụng:
-Kỹ thuật sửa sọan lỗ trám (hình thái,
trám lót, lớp che phủ, sử dụng khuôn trám…)
-Kỹ thuật nhồi, kỹ thuật điêu khắc
-Kiểm sóat khớp cắn
-Đánh bóng…
www.hoangtuhung.com
Ưu-nhược điểm
1- Ưu điểm
Là một vật liệu bền chắc, đã được thử thách lâm sàng lâu dài
Tương đối dễ sử dụng
2- Nhược điểm
Thẩm mỹ kém (có ánh kim và màu sẫm)
Dẫn nhiệt, dẫn điện; tạo dòng điện galvanic, bị ăn mòn điện
hóa trong miệng
Có thủy ngân có thể gây nhiễm độc
3- Chỉ định:
Trám răng sau, nhất là răng cối lớn, vùng cần chịu lực mạnh
Tái tạo cùi cho phục hình cố định
www.hoangtuhung.com
CÁC GIAI ĐOẠN KỸ THUẬT
TRÁM RĂNG BẰNG AMALGAM
– Sửa soạn lỗ trám
– Điều chỉnh và kiểm soát khớp cắn
– Trộn
– Nhồi
– Điêu khắc
– Kiểm tra khớp cắn
– Làm nhẵn
– Đánh bóng
www.hoangtuhung.com
SỬA SỌAN LỖ TRÁM

Tiết kiệm mô răng lành mạnh, không làm hại tủy răng:
– Hình thái của lỗ trám do lỗ sâu quyết định.
– Chỉ lấy đi ngà sâu (chú ý phân biệt: ngà sẫm màu
không phải là ngà sâu)
– Cần có nước phun khi tạo lỗ trám, quan sát được
mũi khoan khi mài
– Hình thể trong và bờ lỗ trám phải đều đặn, không
có những góc nhọn để tránh tập trung lực, dễ làm
bể miếng trám hoặc mô răng

www.hoangtuhung.com
Sửa sọan lỗ trám

Cần chú ý:
Hình thái lưu đại thể để tránh sút miếng trám
khỏi lỗ trám theo cả ba chiều (nhất là đối với
lỗ loại II)
– Bề mặt nhỏ hơn thành và đáy lỗ trám
– Tạo rãnh lưu, hố lưu
– Đặt chốt ngà hoặc chốt ống tủy …

www.hoangtuhung.com
Sửa sọan lỗ trám
Hình thái bền chắc:
– Thành lỗ trám phải đủ dày để chịu lực nhồi, độ
dãn nở của amalgam và lực chức năng
– Ở vùng chịu lực nhai, độ dày amalgam phải
≥1,5mm để không bị vỡ khi nhai
– Tránh dùng mũi khoan hình nón cụt (vừa dễ gây
hở tủy, vừa làm yếu thành lỗ trám)
– Bạt men, không để lại các trụ men không có ngà
nâng đỡ; dùng dao đục men cho bờ lỗ trám ở
thành bên của lỗ loại II
www.hoangtuhung.com
Sửa sọan lỗ trám
Đa số lỗ trám amalgam cần đặt lớp trám lót ở thành
tủy của lỗ loại I và thành trục của lỗ loại II để tránh
dẫn nhiệt.

Dùng xi măng photphat kẽm hoặc GIC với đầu bơm,


hoặc để lại một lớp eugenate/GIC đã dùng để
trám tạm
Lớp lót cần:
– không dính lên bờ lỗ trám
– Phải đủ dày (≥ 0,5mm) để chịu được lực nhồi
amalgam www.hoangtuhung.com
Sửa sọan lỗ trám
Đặt khuôn trám cho lỗ loại II:
Sử dụng khuôn trám kim loại với giữ khuôn
Khuôn trám cần tạo thành một khoang kín giới hạn lỗ
trám với răng kế cận và với mô quanh răng:
– Phải trùm xuống dưới bờ nướu của lỗ trám, đồng
thời phải cao hơn mặt nhai ~1mm
– Dùng chêm gỗ để chắc chắn amalgam không lọt
xuống khe nướu
– Tạo được tiếp xúc đúng với răng bên cạnh
– Có thể cắt khuôn trám và sử dụng đọan khuôn phụ
www.hoangtuhung.com
Một số loại khuôn trám amalgam
Optra matrix (Ivoclar Vivadent)
Auto matrix (Caulk)

www.hoangtuhung.com
Khuôn trám dạng dải băng
ĐIỀU CHỈNH KHỚP CẮN
TRƯỚC KHI TRÁM

Cần xem xét, phân tích quan hệ giữa răng cần trám
với răng đối diện và kế cận. Do có lỗ sâu:
– Răng bị sâu và răng đối diện có thể trồi lên
– Răng bên cạnh nghiêng, lấn vào lỗ sâu mặt
bên
 Cần mài điều chỉnh đến khi đạt được tương quan
tối ưu

www.hoangtuhung.com
GHI NHẬN KHỚP CẮN
TRƯỚC KHI TRÁM
Sau khi điều chỉnh khớp cắn, cần kiểm sóat khớp
cắn bằng giấy cắn để ghi nhận tình trạng ăn
khớp giữa hai hàm

Dùng giấy cắn, ghi nhận tiếp xúc ở khớp cắn trung
tâm (ở sang bên và lui sau nếu cần).
Đối với lỗ loại II, việc này được tiến hành trước khi
đặt khuôn trám

www.hoangtuhung.com
KỸ THUẬT TRỘN

Hiện nay, có hai hình thức trình bày:


- Mạt hợp kim hoặc viên nén mạt hợp kim
- Thủy ngân hoặc viên nang thủy ngân
Cách trình bày dưới dạng viên đều theo liều lượng
thủy ngân và mạt kim loại định trước, loại viên
nang thủy ngân chỉ dùng cho trộn bằng máy.

Chỉ sau khi lỗ trám đã sửa soạn xong và cách ly,


mới trộn Amalgam.
www.hoangtuhung.com
KỸ THUẬT TRỘN
Cần tính toán để trộn vừa đủ.
Nếu lỗ trám quá lớn, có thể trộn thành hai, ba lần kế
tiếp nhau (không cố gắng trộn trong một lần);
những lần trộn kế tiếp được thực hiện khi gần hết
amalgam đang nhồi.

1- Trộn bằng máy:


– Cho mạt hợp kim và thủy ngân vào “nhộng”,
– Đậy nắp (một số loại cần có “chày” ở trong)
– Thời gian chạy máy do nhà sản xuất xác định,
thường là 7 đến 15 giây cho amalgam hiện đại.
www.hoangtuhung.com
Các dạng mạt hợp kim, thủy ngân và Máy trộn

Thủy ngân dạng Mạt kim loại


Viên nang Dạng viên nén

Ana 2000 Duett, Nordiska


www.hoangtuhung.com
KỸ THUẬT TRỘN
2- Trộn bằng tay:
• Đong mạt hợp kim và thủy ngân, đặt vào cối,
• Tay trái giữ cối trong lòng bàn tay, tay phải cầm
chày như cầm cán dao
• Xoay chày trong cối theo đường vòng tròn, miết
vào góc giữa thành và đáy cối.
– Lực nén: 1 – 2 kg
– Tốc độ: khoảng 100 vòng/phút
– Thời gian: 60 – 90 giây

www.hoangtuhung.com
Đánh giá chất lượng khối amalgam
Có 3 thử nghiệm về độ cứng, độ dẻo và độ nhão:

1. Viên tròn khối amalgam, thả từ độ cao 25cm


xuống mặt bàn: khối amalgam thành hình bán
cầu.
2. Xoe khối amalgam thành thỏi dài, đầu khối phải
tròn đều, không bị rạn nứt
3. Ấn ngón tay lên khối amalgam: amalgam in và
lưu dấu tay

www.hoangtuhung.com
NHỒI AMALGAM

Nhồi amalgam nhằm ba mục tiêu:


1. Lấy đi thủy ngân thừa,
2. Làm cho amalgam thành một khối đồng nhất, rắn
chắc trong lỗ trám
3. Làm cho khối amalgam tiếp hợp chặt chẽ với
thành và bờ lỗ trám

www.hoangtuhung.com
NHỒI AMALGAM
Dụng cụ:
– Cây đặt amalgam
– Bộ cây nhồi amalgam
– Cây điêu khắc
– Cây miết
Kỹ thuật:
– Đặt và Nhồi bằng lực mạnh từng lượng amalgam,
chú ý các góc của lỗ trám,
– Trong khi nhồi, thủy ngân sẽ trồi lên mặt, lấy đi
bằng dao số 3,
www.hoangtuhung.com
– Nhồi một lượng dư amalgam (trên mức bờ lỗ trám)
Đầu cây nhồi
amalgam
có khía

Đầu cây nhồi nhẵn


www.hoangtuhung.com
ĐIÊU KHẮC AMALGAM
Dùng dao số 3 đủ sắc, đầu mũi ứng với rãnh chính,
lần lượt tựa vào bờ men phía ngoài và phía trong
để lấy đi amalgam, đồng thời, tạo rãnh chính.
Đối với lỗ loại II:
– Dùng thám trâm lấy đi phần amalgam tiếp xúc
với khuôn trám, Điêu khắc như đối với lỗ loại I,
Tháo khuôn trám:
– Tháo giữ khuôn, lấy bỏ chêm
– Lấy khuôn trám theo hướng xiên về phía nướu
– Kiểm tra phía nướu và dùng thám trâm lấy đi
www.hoangtuhung.com
amalgam bị lọt xuống.
Dụng cụ để bắt đầu điêu khắc,
(sau đó, dùng dao số 3)

Cây miết bóng

www.hoangtuhung.com
KIỂM TRA KHỚP CẮN

Kiểm tra khớp cắn bằng giấy cắn có cùng độ dày đã


dùng trước khi trám nhưng khác màu.
Việc kiểm tra cần tiến hành thận trọng (vì miếng trám
dễ bị vỡ):
Cho cắn thử trên một miếng chặn mỏng dần, điều
chỉnh miếng trám
Chú ý: miếng trám phải có tiếp xúc với răng đối diện,
nhưng không bị nứt vỡ (nếu nứt vỡ, cần tháo bỏ
sớm và làm lại).
www.hoangtuhung.com
MIẾT BÓNG và ĐÁNH BÓNG
Sau khi thử và sửa miếng trám, dùng cây miết để
làm nhẵn bề mặt và tạo rãnh phụ.

Đánh bóng amalgam là việc làm bắt buộc, được


thực hiện sau 24g đến 1 tuần.
Mục tiêu của việc đánh bóng là làm nhẵn bề mặt
miếng trám để:
– Chống bám mảnh vụn thức ăn,
– Làm cho mô mềm tiếp xúc thoải mái với miếng
trám,
– Tránh cho miếng trám bị ăn mòn điện hóa.
www.hoangtuhung.com
Đánh bóng
Lần lượt dùng dụng cụ đánh bóng có độ mịn tăng
dần:
– Mũi đá mài hoặc mũi đánh bóng chuyên dùng,
– Mũi silicone trung bình và mịn.
– Dùng băng giấy nhám để đánh bóng mặt bên
Chú ý hướng quay của dụng cụ: phải có hướng làm
cho miếng trám được ép về phía bờ lỗ trám.
Tránh làm miếng trám bị nóng: chạy tốc độ chậm;
phun nước.
Cũng cần đánh bóng một miếng trám amalgam chưa
www.hoangtuhung.com
được đánh bóng đang có trên miệng bệnh nhân.
Xem minh họa thực hành trám amalgam lỗ
loại I và lỗ loại II ở
menu “Kỹ năng & Kỹ thuật”,
mục “Nha khoa phục hồi”

www.hoangtuhung.com

You might also like