You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ IN

ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ IN
LỤA TRÊN LY SỨ

GVHD: ThS Cao Xuân Vũ


SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Linh - 19158128
Trần Kiều Mỹ Nương - 19158143

TP HCM, tháng 09, năm 2021


PHẦN 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từng giây, từng phút đi qua, khoa học kỹ thuật luôn phát triển không
ngừng nghỉ, đòi hỏi công nghệ luôn phải cải tiến, nhiều sáng tạo mới. Cùng với
đó là nhu cầu của người tiêu dùng ngày một tăng, các sản phẩm in ấn không chỉ
có nhiệm vụ truyền đi thông tin nhanh chóng mà còn phải đem lại giá trị thẩm
mỹ cao. Có nhiều công nghệ in ấn khác nhau, mỗi công nghệ đều có những ưu
nhược điểm riêng. Do vậy, tuỳ vào nhu cầu sử dụng mà sẽ chọn một công nghệ
phù hợp. Vì thế các kỹ thuật in ấn phát triển rất mạnh mẽ và đa dạng để có thể
đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống hằng ngày. Những không vì thế mà kỹ thuật
in lụa bị lãng quên đi, ngược lại nhờ những ưu điểm nổi bật riêng mà ngày càng
khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường ngành in. Không những sử dụng
những thiết bị đầu tư ít tốn kém mà sản phẩm in ra chất lượng không thua kém
bất kì phương pháp in hiện đại nào.
Do vậy, in lụa không những được ứng dụng rộng rãi cho rất nhiều vật liệu
in khác nhau như gỗ, vải, thủy tinh,…mà còn in được trên nhiều bề mặt khác
nhau, khả năng tái tạo hình ảnh tốt với lớp mực dày, đẹp nhưng công đoạn chuẩn
bị lại đơn giản, không phức tạp. Chính về những lí do nêu trên, đồng thời nhằm
muốn nâng cao kiến thức, thỏa mãn sự tò mò về sự phát triển và những ứng dụng
của in lụa là lí do chúng em chọn đề tài “Tìm hiểu ứng dụng của công nghệ in
lụa trên ly sứ”.
PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TÌM HIỀU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ IN


LỤA VÀ ỨNG DỤNG TRÊN LY SỨ
1.1 Kỹ thuật in lụa
In lụa còn được gọi là in lưới, là một dạng trong kỹ thuật in ấn. Nó có tên gọi như
vậy là vì khi in nó sử dụng một bản lưới, bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa, sau đó
mực được truyền trực tiếp từ khuôn lên bề mặt vật liệu bằng dao gạt mực. Hiện tại phần
bản lưới khuôn in được thay thế bằng rất nhiều các vật liệu khác nhau có thể là trên các
chất liệu vải (vải bông, vải sợi hóa học, vải cotton…) hoặc lưới kim loại. Kỹ thuật in lụa
có thể áp dụng cho nhiều vật liệu in như: giấy, nilon, vải, thủy tinh, gốm, sứ, kim loại…

1.2 Nguyên lý hoạt động in lụa


1.2.1 Nguyên lý phẳng ép phẳng

Hình a. Nguyên lý phẳng ép phẳng

- Theo nguyên lý phẳng ép phẳng, vật liệu và khuôn in đứng in chỉ có dao gạt
mực di chuyển tịnh tiến.
1.2.1 Nguyên lý phẳng ép trục

Hình b. Nguyên lý phẳng ép trục

1.3 Ứng dụng của in lụa


- Đa dạng về kích thước
 Các sản phẩm in lụa thì có kích thước to nhỏ, dày mỏng tùy mặt hàng.

- Đa dạng về vật liệu


 In lụa in được trên nhiều vật liệu với những tính chất hóa lý khác nhau
- Đa dạng về hình thể
 Ngoài in lên mặt phẳng thì in lụa có thể in được lên nhiều hình dạng khác
như: hình ống, hình quạt, hình tròn, hình xoan, hình dẹp, hình cuộn…
Hầu như in lụa có thể in được trên mọi vật liệu với hình dạng và kích thước
khác nhau, cho chất lượng cao Nhưng yêu cầu những hình ảnh in không quá phức tạp,
chi tiết không quá nhỏ. Nếu chồng nhiều màu thì nên sử dụng thiết bị tự động vì khi
làm thủ công khả năng chồng nhiều màu chính xác là không cao.
2. Ứng dụng của in lụa trên ly sứ
2.1 Lý do chọn in lụa để in trên ly sứ
2.2 Mục đích ứng dụng in lụa trên ly sứ
2.3 Những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp in lụa trên ly sứ
2.4 Qui trình in lụa trên ly sứ
2.5 Xu hướng phát triển của in lụa hiện nay

CHƯƠNG II: XỬ LÝ BỀ MẶT LY SỨ TRƯỚC KHI IN VÀ IN


LỤA TRÊN LY CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT (BỀ MẶT CONG)
1. Các phương pháp để xử lý bề mặt
Tại sao phải xử lí bề mặt trước khi in?
Bởi vì khi in trên các loại bề mặt như chất liệu sứ (thủy tinh), bề mặt này có tính
trơ, nhẵn, năng lượng bề mặt thấp nên làm cho chúng không thể liên kết được với mực
in hay tráng phủ nên mực in không thể thấm hút lên bề mặt vật liệu được. Chính vì thế
mà cần có các phương pháp xử lí bề mặt để làm tăng sức căng bề mặt nhằm mục đích
cải thiện độ bám dính mực, các chất dung môi, chất tráng phủ khi in hoặc khi cán màng.
1.1 Xử lý Corona
Phương pháp xử lý Corona này là một công cụ bổ sung các đặc tính bề mặt cho các vật
liệu không thấm hút nên rất hiệu quả. Là phương pháp được sử dụng rộng rãi hiện nay
để tăng sức căng bề mặt của màng. Sự bổ sung này tạo ra đặc tính thấm ướt và kết
dính mực in mà khả năng thấm ướt làm cơ sở cho sự kết dính của mực in, sơn và chất
tráng phủ trên nhựa, giấy và kim loại mỏng

Hình 1. Giọt mực trước và sau khi xử lý corona


1.1 Lót lớp Primer
Các lớp lót thì bị giới hạn về loại vật liệu mà nó có thể áp dụng để xử lý tốt,
chúng rất bất tiện khi sử dụng.
Phương pháp thường dùng là phun xịt hoặc nhúng bề mặt vật liệu vào dung
dịch. Tránh việc hít phải hơi của dung dịch hoặc để dung dịch tiếp xúc với da, việc
làm thử nghiệm là cần thiết khi thay đổi giữa từng đợt vật liệu in.
1.2 Xử lý Plasma
Plasma, một loại khí bị ion hóa mạnh, có thể có tác dụng phụ trên rất nhiều vật liệu
khác nhau, từ polymer, gốm sứ, kim loại, hỗn hợp đến thủy tinh

Hình 12. Nguyên lý xử lí, làm sạch và tăng năng lượng bề mặt của Plasma
Quá trình xử lí Plasma đã loại bỏ các hợp chất hữu cơ trên bề mặt vật liệu nhờ sự
bắn phá các dạng hoạt tính trong plasma, đồng thời cũng xảy ra quá trình oxi hóa bề mặt
hình thành nên các nhóm phân cực
1.3 So sánh các phương pháp để lựa chọn phương án phù hợp cho in trên ly sứ

Xử lý Corona Lớp lót Primer Xử lý Plasma

Ưu - Kiểm soát được mật độ - Quá trình thực hiện - Thời gian xử lí nhanh
điểm năng lượng bề mặt trong đơn giản (phun, xịt (khoảng vài mili giây)
quá trình xử lí. hoặc nhúng bề mặt vật - Có xu hướng được sử
- Chi phí tấp hơn xử lí liệu). dụng nhiều trong các
Plasma. - Chi phí thấp dây chuyền tự động từ
- Thời gian xử lí nhanh trung bình đến lớn.

- Hạn chế ô nhiễm môi


trường hơn các phương
pháp khác.
Nhược - Bị ảnh hưởng bởi độ - Hóa chất độc hại - Gây ô nhiễm môi
điểm ẩm tương đối của vật trường do làm sạch các
liệu (tuy nhiên, vẫn nằm chất trên bề mặt vật liệu
trong phạm vi kiểm soát - Phải làm thử nghiệm - Chi phí cao
được) trên từng loại vật liệu - Nhiều bộ phận xử lí
- Có thể hạn chế tối khác nhau. phức tạp dẫn đến khó
thiểu nhưng không thể - Hiệu quả không ổn kiểm soát
loại bỏ hoàn toàn ảnh định - Không phù hợp cho
hưởng của chất phụ gia ứng dụng trong các qui
lên bề mặt vật liệu. trình nhỏ lẻ.

Kết => Qua những nhận xét về ưu nhược điểm và tính hiệu quả của các phương
luận pháp xử lý bề mặt thì chúng ta có thể thấy được rằng: Trên bề mặt vật liệu
sứ là một bề mặt nhẵn, không thấm hút nên để cho các lớp mực in bám chắc
lên trên bề mặt sản phẩm thì chúng ta nên sử dụng hai phương pháp xử lý
bề mặt là phương pháp xử lý plasma và sử dụng lớp lót primer để giảm bớt
sức căng bề mặt, làm cho bề mặt ly sứ dễ nhận mực hơn, bám chắc lâu hơn.

2. Đặc điểm của bề mặt ly sứ (cong)


2.1 Đặc điểm

 Vật liệu thường không thấm hút


Chất liệu sứ (thủy tinh) có tính trơ và bề mặt nhẵn làm cho chúng không
liên kết với mực in hay tráng phủ nên mực in không thể thấm hút lên bề mặt vật
liệu

 Bề mặt không bằng phẳng


Bề mặt của vật liệu in là dạng cong, độ cong khác nhau có thể nhiều hoặc
ít tùy theo kích thước và hình dáng sản phẩm khác nhau

 Khó tiếp xúc mực in


Do tính chất bề mặt vật liệu cong cùng với chất liệu là những vật liệu
không thấm hút và góc tiếp xúc của khuôn lụa lên bề mặt vật liệu in nên mực in
khó dính lên bề mặt vật liệu.
2.2 Phân loại:
- Những sản phẩm có độ cong thấp và chi tiết in vẫn nằm trong phạm vi
biến dạng của khung phẳng (kích thước sản phẩm lớn, độ cong thấp)
 Làm khung lụa gỗ dạng vuông phẳng như khung in cho vật liệu phẳng
- Những sản phẩm có dạng hình trụ, ống… có độ cong lớn

 In bằng máy in lăn, khung in dạng phẳng, với bộ phận cấp in gắn vật liệu
xoay quanh trục.
3. Phương án thực hiện in lụa trên ly sứ
3.1 Chọn vật liệu
3.1.1. Vật tư, trang thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho ngành in lụa
3.1.1.1. Khung lụa:
=> Khung lụa làm ra phải đảm bảo các tiêu chuẩn và phù hợp với từng vật
liệu in và hình dạng sản phẩm in khác nhau.
3.1.1.2Lụa in:
=> Lụa được sử dụng để in phải phù hợp với chất liệu vật liệu in và các
hóa chất tẩy rửa cũng như mực in để đảm bảo hình ảnh in ra đạt chất
lượng và tuổi thọ lụa sử dụng được lâu.
3.1.1.2Bàn in lụa:
=> Bàn in phải phẳng phiu, không lồi lõm thì khả năng tiếp xúc của bản in
lên vật liệu tốt. Vị trí đặt thuận lợi đủ ánh sáng, dễ dàng kiểm tra các chi tiết
khi in ra.
3.1.1.3Màng cả quang
=> Màng cảm quang âm bản, sau khi phơi sáng phần tử không in sẽ
cứng lại, còn tại phần tử in lớp màng cảm quang sẽ bị rửa trôi, mực sẽ
được truyền qua khung lụa tại các vị trí này
3.2 Chọn thiết bị
Chọn máy xử lí bề mặt ly sứ
Hình 13. The double-nozzle system (Hệ thống hai vòi phun plasma)

Hình 14. Máy Xử Lý Bề Mặt Plasma ClEAN-PL-5050


3.3 Phương pháp in chồng màu trên dạng ly tròn, trơn
- Đối với máy tự động: Thông thường thì cách canh chỉnh chồng màu được thiết
lập theo vòng tour của máy in, khoảng cách giữa các đơn vị in và tốc độ quay của
vật liệu.
- Đối với máy bán tự động: Thợ in sẽ in bằng cách canh khuôn thông qua thiết bị
cảm biến nhận diện vị trí của màu in tiếp theo
CHƯƠNG III: QUI TRÌNH IN LỤA TRÊN LY SỨ
1. Qui trình in
2. Đánh giá chất lượng qua từng công đoạn

STT Các công Tiêu chí đánh giá Phương pháp Kết quả tham chiếu
đoạn kiểm tra
1 File thiết - File phải đạt yêu - Kiểm tra file trên - File đạt đúng, đủ
kế cầu như: phầm mềm xử lý tiêu chí:
+ Đủ độ phân giải file chuyên dụng + Độ phân giải trên
+ Số màu in trên 300 ppi
file + <,= số màu in của
+ Kiểm tra TAC máy in
của file + Phải dưới 300
+ Hình ảnh sau khi
chỉnh sửa phải bị
lật ngược.
+ File phải được
chuyển thành
trame
2 Xuất phim - Phim phải đầy đủ - Kiểm tra bằng - Có được phim in
các chi tiết, không mắt lụa sắc nét, đầy đủ
được thiếu - Dùng thước để chi tiết để có thể
- Mực trên phim là kiểm tra tay kê chụp bản
bắt buộc là phải
mực đen, các hạt
trame phải mịn,
đều, rõ hạt, hình
ảnh sắc nét.
- Phim không bị
lệch tay kê, bắt
sáng tốt.
+ Phim có độ đen
tối đa, đường cạnh
phải sắc nét, không
có độ co dãn về
kích thước
3 Chụp bản - Khi chụp bản thì - Kiểm tra bằng - Có hình dạng sản
mặt thuốc của mắt phẩm trên bề mặt lưới
phim phải tiếp xúc in
thật sát với bề mặt
cảm quang của
khung lưới
- Lớp keo được bôi
lên lưới phải đồng
đều.
+ Thời gian, đồ
dày keo, cường độ
ánh sáng chụp
phải phù hợp
4 Khuôn in - Ở khuôn in thì - Sử dụng đầu kẹp, - Độ căng của lưới đạt
lưới phải căng, máy căng khung đúng với tiêu chuẩn
phẳng đều trên để điều chỉnh độ đề ra ban đầu
toàn bộ khung căng của khung - Khuôn in được vệ
lưới, cũng không lưới sinh sạch sẽ
nên kéo quá căng. - Hoặc là sử dụng
- Khuôn in phải những phương
sạch sẽ, không căng lưới thủ công
dính bẩn
5 In - Khi in thì màu sắc - Hiện tại trên in - In chồng màu tốt,
phải đúng với mẫu, lụa chưa có hình ảnh sắc nét,
chồng màu phải phương pháp nào không có hiện tượng
chính xác và lớp cụ thể, người ta moiré
mực phải đồng thường dùng
đều. phương pháp thủ
- Kiểm độ khô, độ công: là lấy móng
bám của mực tay cạy thử xem
để kiểm tra độ
- Sử dụng mực in
bám, độ khô của
process
mực in
6 Sấy - Trước khi qua các - Sử dụng máy sấy - Các lớp mực được
đơn vị in tiếp theo sấy khô, bám chắc
thì lớp mực in phải vào bề mặt vật liệu,
khô và lớp mực không bị lêm dính
phải bám chắc lên sang các vật liệu khác
bề mặt vât liệu.

3. Những lỗi thường gặp, cách khắc phục khi in lụa lên mặt ly sứ
- Lúc in thì sẽ có một số lỗi thường gặp như sau:
Những lỗi thường gặp Nguyên nhân Cách khắc phục
Chọn sai mắt lưới - Do chọn không đúng - Muốn chọn được đúng số
đường kính của sợi lưới và mắt lưới khi in, có thể nhờ
số mắt lưới là trường hợp đến sự hỗ trợ của MMC để
xảy ra khá nhiều giúp tránh bị nhiễm màu gây
ra do mắt lưới
Bị tắc lưới - Do thời gian in kéo dài - Thêm dung môi vào mực
hoặc trong quá trình in bị khi in
gián đoạn làm mực bị đặc lại - Lau sạch lưới bằng dung
- Các dung môi bay hơi quá môi
mạnh
- Khuôn in lưới không sạch,
không đảm bảo vệ sinh
Mực loang bẩn trên - Do bề mặt vật liệu không - Kiểm tra độ nhớt của mực
vật liệu in thấm hút - Sấy sau khi in để tránh tình
- Cho mực xuống quá nhiều trạng chuẩn bị in lớp tiếp
khi in theo mà mực in lớp trước
chưa kịp khô
- Lớp mực in chưa kịp khô
lại in tiếp màu tiếp theo
Lớp mực không đều, - Do áp lực không đồng đều - Điều chỉnh lại áp lực của
chỗ đậm chỗ nhạt của dao gạt mực dao gạt mực
- Do khung lưới không bằng - Điều chỉnh lại độ căng, độ
phẳng, mà bị cong, vênh,… bằng phẳng của khuôn in
- Bề mặt vật liệu in tiếp xúc
không đồng đều với lưới
Bị thiếu mực (nhạt - Do bản in lưới bị dính bụi - Nên kiểm tra độ nhớt của
màu) hoặc do lớp mực in sau thời mực, nếu cần thì sử dụng
gian bị khô làm bít bản in dung môi để pha loãng mực
gây ra hiện tượng lớp mực in ra, đồng thời nên thường
không đồng đều, chỗ đậm, xuyên lau bản in lưới để
chỗ nhạt tránh tình trạng nêu trên.
- Hoặc là do lớp mực in quá
đặc, không phân tán được ra
đồng đều khắp bề mặt lưới
Bề mặt lớp mực in - Do mực bị loãng - Sử dụng dung môi để lau
không đẹp - Do không sự dụng đúng sạch phần hình ảnh phía trên
loại mực thích hợp lưới, đồng thời lau sạch cả
- Do mực bám ở bề mặt phía bề mặt vật liệu in để nhằm
dưới của lưới cải thiện độ xuống mực
cũng như độ trơn, nhẵn của
bề mặt vật in
Bề mặt in không nhẵn - Do bề mặt của vật liệu in - Sử dụng các thiết bị chống
mịn , bề mặt mực xuất đã xuất hiện hiện tượng tĩnh tĩnh điện đạt tiêu chuẩn
hiện các đốm thâm li ti điện do ma sát, cảm ứng - Nên xử lý bề mặt vật liệu
hoặc phân chia hoặc sử dụng miếng bọt biển
để thấm dung môi để lau
sạch bề mặt vật liệu in, chờ
cho nó khô trước khi in
Đường biên hình ảnh - Do lưới quá thưa, mắt lưới - Thay đổi khung lưới nào
và các lớp mực có độ quá to hoặc do mực in loãng phù hợp nhất đồng thời thay
sai khác lớn quá đổi độ nhớt của mực sao cho
phù hợp
Chồng màu không - Do trong quá trình in - Kiểm tra thường xuyên cự
chính xác khung lưới phải chuyển ly định vị của khung lưới,
động liên tục làm cho giá nếu có vấn đề gì thì khắc
khung liên tục chịu sự rung phục ngay lập tức
đập dẫn đến việc chồng màu
không chính xác

- Một số điều cần lưu ý:


 Cần in thử để kiểm tra các thông số về màu mực, độ dày mỏng của lớp mực
cũng như quy cách và độ chính xác khi chồng màu trước khi đưa sản phẩm
vào in với số lượng lớn, để có những điều chỉnh kịp thời tránh sai sót
 Điều chỉnh độ căng của lưới sao cho phù hợp nhất, không căng quá cũng
không chùng quá để tránh trường hợp lúc in chỗ nhiều mực quá, chỗ thì ít
quá, có chỗ không có
 Kiểm tra thường xuyên về độ bám mực lên bề mặt vật liệu để có nhừng điều
chỉnh hợp lý phù hợp trong việc điều chỉnh áp lực xử lý bề mặt một cách tốt
nhất
 Kiểm tra thường xuyên dao gạt, xem áp lực dao gạt có đồng đều hay không,
sau đó điều chỉnh cho hợp lý để đảm bảo mực in tiếp xúc một đồng đều lên
bề mặt vật liệu
 Canh chỉnh định vị một cách chính xác nhất khi in chồng màu phẳng ép trục
PHẦN 3 – KẾT LUẬN
1. Đánh giá mặt thực hiện được và chưa được
 Qua quá trình nghiên cứu và tìm tòi về đề tài “Tìm hiểu ứng dụng của công
nghệ in lụa trên ly sứ” thì nhóm đã đạt được những:
 Đã biết được cách xây dựng kế hoạch, lên ý tưởng và logic hóa phương pháp
thực hiện cũng như giải quyết các vấn đề đặt ra cho đề tài
 Biết cách tìm hiểu, thu thập thông tin có chọn lọc để phục vụ cho việc phân
tích, nghiên cứu, đánh giá đề tài và rút ra được những kết luận về đề tài nghiên
cứu
 Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài thì nhóm đã tích lũy được một lượng kiến
thức bỏ ích về in lụa cũng như những ứng dụng của in lụa trên ly sứ và những
xu hướng phát triển hiện nay về lĩnh vực ứng dụng phương pháp in lụa lên ly sứ
này
 Bên cạnh những phần đã đạt được thì trong đề tài này nhóm vẫn còn một số
thiếu sót:
 Về phần kiến thức, thì các nghiên cứu, tìm tòi của nhóm vẫn còn đang ở mức
tổng quan, chưa khái quát được một cách cụ thể
 Đa số tài liệu tham khảo thì có nhiều tài liệu bằng tiếng anh nên khó tránh khỏi
sự sai sót trong việc dịch thuật
2. Kết luận về đề tài
Kết quả dự định:
- Đánh giá các mục tiêu đưa ra đã thực hiện được và chưa thực hiện được gì
- Đưa ra kết luận cụ thể, tổng kết lại đề tài.

You might also like