You are on page 1of 28

PHẦN III: CÔNG NGHỆ IN OFFSET VÀ VẬT LIỆU IN

2.1 Công nghệ in Offset


2.1.1 Các công nghệ in phổ biến
Căn cứ vào vị trí tương đối của phần tử in và phần tử không in, người ta
phân ra thành các phương pháp sau:
* Phương pháp in cao (typo, flexo, offset khô): phần tử in nằm cao hơn
phần tử không in.

 In typo: khuôn in gồm chữ chì, bản đúc chì, bản kẽm,…mực in
được truyền trực tiếp từ khuôn in lên giấy.
 In Flexo: khuôn in là những bản photopolyme hoặc bản cao su.
 In offset khô: là phương pháp in cao, gián tiếp. Mực in từ
khuôn in truyền sang ống cao su rồi sau đó mới truyền sang vật
liệu in.
* Phương pháp in phẳng (in offset, in lụa): phần tử in và phần tử
không in gần như nằm trên cùng 1 mặt phẳng.

* Phương pháp in lõm ( in ống đồng): phần tử in nằm thấp hơn so với
phần tử không in.
2.1.2 Công nghệ in offset
2.1.2.1 Cấu tạo máy in offset

Một máy in offset tờ rời gồm có các bộ phận chủ yếu như: một bộ phận
cung cấp giấy, một hay nhiều đơn vị in, các thiết bị trung chuyển để đưa
giấy qua máy in, một bộ phận ra giấy và các bộ phận bổ trợ thêm như bàn
điểu khiển máy in.
Thông thường một đơn vị in trong máy in offset tờ rời có ba trục chính
cùng hệ thống làm ẩm và hệ thống chà mực lên khuôn in:
 Ống bản: là một trục ống bằng kim loại, trên khuôn in phần tử
in bắt mực còn phần tử không in bắt nước.
 Ống cao su: là một trục ống mang tấm cao su offset, có cấu tạo
gồm một lớp vải bọc với cao su tổng hợp để truyền hình ảnh từ
khuôn in lên bề mặt vật liệu in.
 Ống ép in: là một trục khi quay luôn tiếp xúc với ống cao su,
làm nhiệm vụ chuyển giấy và các vật liệu in khác.

Máy in offset (http://www.congtyvietin.vn/thong-tin-kien-thuc-in-an/chi-


tiet/tim-hieu-cau-tao-may-in-offset-108/)

Hệ thống cấp ẩm : là hệ thống các lô làm ẩm bằng dung dịch làm ẩm có


chứa các chất phụ gia như: axit, gôm arabic, cồn isopropyl hay các tác nhân
làm ẩm khác.
Hệ thống cấp mực: là hệ thống các lô chà mực cho bản in. Các thành
phần quan trọng khác. Ngoài các đơn vị in ra, trong máy in offset một màu
hay nhiều màu còn bao gồm các bộ phận sau:
Bộ phận nạp giấy: làm nhiệm vụ hút giấy và các vật liệu in khác từ bàn
cung cấp giấy lên và đưa xuống đơn vị in đầu tiên.
Các bộ phận trung chuyển: (thông thường là các trục ống có nhíp kẹp
giấy) có khả năng vận chuyển giấy đi qua máy in.
Bộ phận ra giấy: là bộ phận nhận giấy ra và vỗ giấy đều thành cây giấy
trên bàn ra giấy
2.1.2.2 Nguyên lý in offset
Bất kì một phương pháp in nào cũng cần dùng đến khuôn in (bản in) để
tạo ra hình ảnh. Trên khuôn in gồm 2 thành phần tách biệt nhau:
Phần tử in: là phần có hình, chữ cần in. Khi in phần này nhận mực, sau
đó truyền lên bề mặt vật liệu tạo thành hình ảnh.
Phần tử không in: là những vùng trống, không nhận mực.
Một ví dụ trực quan nhất là con dấu (mộc), chính là một khuôn in dạng
typo – khuôn in cao. Các hình ảnh, chữ trên con dấu (chính là phần tử in)
được khắc nổi cao hơn, khi đóng dấu phần cao hơn này sẽ nhận và truyền
mực tạo thành hình ảnh, chữ in.
Trong phương pháp in offset, khuôn in sử dụng là khuôn in phẳng, phần
tử in và không in không có sự khác biệt về độ cao, tuy nhiên chúng được
tách biệt rõ ràng nhờ đặc tính lý hóa trái ngược nhau. Phần tử in có tính ưa
dầu, đẩy nước; phần tử không in lại ưa nước, đẩy dầu, và mực in offset là
mực có gốc dầu. Nên khi khuôn in được chà qua lớp mực chỉ có phần tử in
dính mực, các phần tử còn lại thì không
Thông thường, khuôn in được chế tạo từ vật liệu là tấm nhôm mỏng, bề
mặt được tạo hạt mịn và phủ một lớp hóa chất có tính chất ưa dầu, chính
lớp hóa chất này sẽ tạo thành hình ảnh in sau này.
Có 2 phương pháp để tạo hình trên bề mặt khuôn in:
 Phương pháp quang hóa: dùng ánh sáng để “chụp” hình ảnh
từ phim sang khuôn in.
 Phương pháp ghi bản trực tiếp bằng máy ghi bản (Computer
To Plate).

Hình chụp phóng to bề mặt khuôn in offset. Phần màu sẫm chính là
hạt tram trên bản in, phần màu sáng (giống như bị rỗ) là phần bề mặt
nhôm. (http://www.saigonbox.com.vn/Default.aspx?mod=News&nid=17)
* Quá trình tạo thành hình ảnh in
Hình bên minh họa
cấu tạo cơ bản của bộ
phận in trên máy in
offset, gồm 3 ống (trục):
ống bản, ống cao su và
ống ép in lắp đặt tiếp
xúc nhau. Khuôn in làm
từ một tấm kim loại
(thường là nhôm), được
gắn lên ống bản nhờ hệ
thống các nẹp bản. Một
hệ thống các lô chà
nước và mực lắp đặt
tiếp xúc trực tiếp lên bề mặt bản, trong mỗi vòng quay (lượt in), bản in
trước tiên được làm ẩm bằng các lô chà nước, sau đó chà mực. Vì các phần
tử không in đã được làm ẩm bằng nước nên mực chỉ truyền sang bề mặt các
phần tử in. Mực in trên bề mặt bản in tiếp tục truyền sang mặt sang ống cao
su nhờ áp lực và sự tiếp xúc giữa hai trục. Tờ giấy in được dẫn vào máy và
đi qua giữa ống cao su và ống ép, dưới áp lực của hai ống này mực được
truyền lên bề mặt giấy in tạo thành hình ảnh in.
In offset: Sử dụng 4 màu CMYK in chồng lên nhau. Các mực in được
chuyển thành dạng lưới điểm (trame). Mỗi màu có một độ nghiêng khác
nhau để tạo ra sự hòa màu. Mật độ lưới điểm tùy thuộc vào chất lượng loại
giấy sử dụng:
 Giấy tốt: (Couchê, Couchê Matte, Bristol): 150 -> 175
chấm/inch (lpi).
 Giấy trung bình: (Fort, Duplex): 100 -> 120 (lpi).
 Giấy xấu: (giấy báo, Bãi Bằng): 65 -> 85 (lpi)

2.2 Giấy – Vật liệu chính trong ngành in


2.2.1 Cấu trúc và thành phần của giấy
Giấy đuợc cấu tạo từ các sợi gỗ, đuợc tạo thành mạng không gian 3
chiều bởi lực liên kết hydro không có chất kết dính
Nguyên liệu sợi gỗ có thể từ rơm rạ, gỗ vụn, bã mía, vỏ cây, bột gỗ,
giấy thải
Thành phần của giấy bao gồm: bột gỗ, chất phụ gia và chất kết dính.
2.2.1.1 Bột gỗ
Bột gỗ được tạo thành từ 2 phương pháp chính là: cơ học và hóa học
Thành phần bột gỗ bao gồm: Xenlulozo, hemi xenlulozo, lignin.
+ Xenlulozo: (C6H10O5)n có các mạch dài từ 0.02-0.05 mm. Tỉ trọng
1,5g/cm3
http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcR7Q99n900FbeJFUG51TB
tZG56Kwy1MPgYvcEh8nWhG5Rfy9iaqXg
Sợi Xenlulozo có khả năng hút nước từ không khí và trương nở mạnh
trong nước. Trong giấy, sợi xenlulozo chiếm 75%-90%, tỉ trọng sợi
xenlulozo trong giấy càng nhiểu thì chất lương giấy càng cao
+ Hemi xenlulozo: Là 1 dạng khác của xenlulozo nhưng có mức độ
polyme hóa nhỏ hơn. Hemi xenlulozo có cấu trúc vô định hình và dễ dàng
bị thủy phân bởi axit hay bazơ loãng.
Hemi xenlulozo đồng thời cũng có nhiệm vụ liên kết các sợi xenlulozo
lại với nhau trong thành phần giấy

http://en.wikipedia.org/wiki/Hemicellulose
+Lignin: Lignin có trong thành phần tế bào gỗ cùng với xenlulozo và
hemi xenlulozo, là pha nền liên kết Xenlulozo và hemixenlulozo. Lignin bị
ngả màu theo thời gian nên giấy chứa nhiều lignin sẽ có độ trắng thấp và
kém bền, bề mặt không bằng phẳng
Xenlulozo có chứa 1%- 1,5% sẽ cho xenlulozo mềm, 1,5%-3% sẽ cho
xenlulozo trung bình, 3%-4% là xenlulozo cứng.
2.2.1.2 Các phụ gia trong giấy.
Chất phụ gia đưa vào trong giấy để làm tăng độ trắng, độ mịn; giảm độ
xuyên thấu, độ thấm hút nước của giấy.
VD: Nhựa thông, phèn chua KAl(SO4)2.12H2O: giúpgiấy có tính chống
thấm tốt.
Ðất sét trắng mịn (cao lanh) Al2O3.(SiO2).2H2O: phủ bề mặt tạo cho
giấy có bề mặt in tốt hơn, mịn, đục hơn.
Bột TiO2 (sản xuất giấy nghệ thuật), BaSO4, CaCO3
2.2.1.3 Chất kết dính.
Làm tăng độ liên kết giữa xenlulozo với các chất phụ gia.
Chất kết dính thường được sử dụng: nhựa thông, parafin, gelatin, tinh
bột…
2.2.2 Tính chất của giấy.
Định lượng: Định lượng là trọng lượng của giấy trên 1 đơn vị diện tích.
Thông thường giấy có định lượng nhỏ hơn 225g/m2. Kiểm soát định lượng
giấy rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến các tính chất khác của giấy
Xớ giấy: Xớ giấy là chiều các mạch xenlulozo sắp xếp trên giấy. Độ bền
cơ học theo hướng sớ giấy cao hơn so với hướng vuông góc. Xác định đúng
xớ giấy giúp cho việc in ấn thực hiện dễ dàng hơn
Độ dày: Là khoảng cách giữa 2 bề mặt giấy. Độ dày không đồng đều
trên toàn bộ khổ giấy ảnh hưởng không tốt đến chất lượng in do lực ép tại
các vị trí dày mỏng khác nhau sẽ khác nhau
Độ ẩm: Hầu hết các loại giấy có vài phần trăm độ ẩm. Độ ẩm trong giấy
khác nhau từ 2%-12% tùy tùy thuộc vào độ ẩm của môi trường, loại bột sử
dụng. Các tính chất vật lý của giấy phụ thuộc nhiều vào độ ẩm của giấy
Tính chất cơ học: độ bục vỡ, dộ chịu gấp nếp. độ cứng. độ bền đứt, độ
kháng xé, độ bền nén
Tính chất quang học (độ trắng, màu sắc, độ trong và nhẵn)
Tính chất đàn hồi, khả năng hút mực, hút nước
2.2.3. Các loại giấy.
Nhóm giấy in bao bì: Couché (1 hoặc 2 mặt láng), Couché bền ẩm,
Ford, Tân Mai, giấy Metallized bền ẩm (nhôm//giấy), decal
Định lượng từ 60-150g/m2. Thường in cho các nhãn, toa.
Nhóm giấy in sách, tạp chí, các loại văn hóa phẩm: Couché 2 mặt láng
(60/120 g/m2) Tân mai, bải bằng, ford (60-120 g/m2), Bristol, couche 1 mặt
láng (>150g/m2)
Nhóm giấy báo: chuyên dùng cho in báo, định lượng từ 58-70g/m2
Nhóm giấy đặc biệt: dùng để in bản đồ, ấn phẩm thương mại được bảo
mật.
Ngoài ra còn nhiều loại giấy khác như giấy vẽ kỹ thuật, giấy dán tường,
giấy thuốc lá, giấy cảm quang…
2.2.4 Sử dụng và bảo quản giấy.
Sử dụng: Tùy theo yêu cầu của ấn phẩm in, chọn giấy in sao cho hợp lý
và tiết kiệm chi phí. Đặc biệt lưu ý đến chiều sớ giấy
Bảo quản: bảo quản giấy trong môi trường có độ ẩm và nhiệt độ thích
hợp nhằm để hạn chế tối đa giấy bị ẩm, tránh giấy co dãn. Bề mặt giấy gợn
sóng sẽ gây nhiều khó khăn khi in.
2.3 Vật liệu in - Màng.
2.3.1. Polyethylen (PE):
Hiện nay PE trở thành quan trọng nhất trong tất cả các loại vật liệu
nhựa. PE được phân loại thành các nhóm chính sau:
LDPE - PE mật độ thấp, tỉ trọng = 0.91- 0.925 g/cm3
MDPE (LLDPE: Linear) - PE mật độ trung bình, tỉ trọng = 0.926 -
0.940 g/cm3
HDPE - PE mật độ cao, tỉ trọng = 0.941- 0.965 g/cm3
LDPE là quan trọng nhất và thông dụng nhất. LDPE dễ hàn nhiệt và là
loại rẻ nhất. LDPE thì mềm và dai.
MDPE được dùng tạo màng mỏng hoặc dùng khi có yêu cầu cần độ
cứng cao hơn hoặc nhiệt độ làm mềm cao hơn LDPE. MDPE cừng hơn hai
loại trên..
PE có tính ngăn cản nước và độ ẩm rất tốt, tính này càng tốt khi mật độ
của PE càng cao. PE cũng có tính hàn nhiệt rất tốt và vẫn giữ được tính
mềm dẻo, ở mật độ rất thấp PE có thể được sử dụng ở điều kiện đông lạnh –
50oC (–58oC). Khi thay đổi nhiệt độ thì độ nhớt của PE cũng thay đổi, vì
vậy PE dễ xử lý và biến đổi. Về mặt sinh lý học, không có sự bất lợi nào
liên quan đến PE vì khi cháy nó chỉ sinh ra khí CO2 và nước.

Hình : Màng PE là loại màng thông dụng trong bao bì


Tuy nhiên nhược điểm của PE: có tính thấm O2 khá cao, tính ngăn cản
mùi hương bị giới hạn, tính kháng mỡ khá thấp, nhất là đối với LDPE. Khi
PE được biến đổi không đúng, ví dụ như đun ở nhiệt độ quá cao, sẽ cho mùi
khó chịu. Một vài thiết bị đóng gói không hoạt động tốt với LDPE bởi nó có
độ cứng khá thấp. PE chỉ trong suốt khi nó được làm lạnh nhanh sau khi
đun, tính trong suốt này do cấu trúc dạng tinh thể. Trong các trường hợp
khác PE có màu hơi đục sữa. PE được dùng nhiều trong quy trình đun màng
mỏng rồi biến đổi thành màng bọc, túi và bao tải. PE cũng được đùn ra dưới
dạng phủ lên lớp giấy hoặc giấy bìa và nó cũng là vật liệu được biến đổi
nhiều nhất thành chai, lọ… Tính trơ của PE cũng được chú ý đến. Màng
mỏng PE định hướng và kéo căng sơ bộ được dùng nhiều dưới dạng màng
co và màng căng. Tính chất của PE thay đổi tùy theo nhà sản xuất. Tuy
nhiên, một vài đặc tính đặc trưng được trình bày dưới đây nhằm minh họa
các đặc tính này thay đổi như thế nào khi mật độ thay đổi từ thấp tới cao

2.3.2. Polypropylen (PP):


PP cứng hơn PE, có độ dãn dài tốt hơn và trong suốt hơn. Tính thấm hơi
ẩm thấp. Do độ kết tinh cao, nhiệt độ làm mềm khoảng 150 oC nên PP được
sử dụng nhiều trong lĩnh vực làm bao bì tiệt trùng trong y khoa, trong nồi
hấp… PP cũng được dùng dưới dạng bao bì cho thực phẩm làm sẵn đưa vào
lò đối lưu hoặc đun sôi. PP cũng thông dụng khi sản suất nắp đậy bằng
phương pháp ép phun.
Do mật độ của PP thấp (0.90 g/m3) và lực bền cao nên nó có thể tạo ra
màng mỏng hơn làm cho nó có thể cạnh tranh với màng PE trong một vài
ứng dụng đặc biệt. PP cũng có thể dùng thay cho cellophan, ví dụ như dùng
PP để bọc gói thuốc lá. PP có khuynh hướng trở nên giòn ở nhiệt độ thấp,
điều này có thể vượt qua ở một mức độ nào đó, bằng cách đồng trùng hợp
với một lượng nhỏ ethylene.
PP được sử dụng nhiều dưới dạng màng mỏng, tương đối cứng, có khả
năng ứng dụng giống với cellophane nhờ tính trong suốt của nó. Màng PP
được định hướng (OPP), nghĩa là kéo căng theo 1 hoặc 2 hướng, để có lực
bền và độ cứng tốt hơn. Màng OPP có độ cứng vừa đủ nên dễ dàng xử lý nó
nhiều loại thiết bị đóng gói, nó hoàn toàn trong suốt và có tính ngăn cản độ
ẩm và mùi hương tốt. Tuy nhiên, màng PP rất khó hàn nhiệt mà điều này có
thể cải tiến bằng cách đùn kép với PE. PP cũng được dùng làm nắp đậy.
Ứng dụng thông dụng của PP là dùng để dệt các bao tải.
2.3.3. Polystyrene (PS) :
Được sản xuất từ dầu thô bằng phương pháp trùng hợp styrene. PS thì
hoàn toàn trong suốt nhưng tính ngăn cản độ ẩm và khí thấp. PS cứng
nhưng độ kháng va đập thấp vì thế người ta thường trộn nó với loại cao su
tổng hợp butadien để tăng thêm độ bền va chạm. Tuy nhiên, thêm butadien
vào sẽ làm mất trong suốt và PS chịu va đập thường có màu trắng.
PS rất dễ cho các quy trình dùng sản xuất bao bì. Nó có thể dùng để thổi
ép phun, đùn, nhiệt định hình… Do mật độ khuyếch tán thấp mà nó ít sử
dụng làm bao bì đóng gói mà phần lớn nó được dùng dưới dạng khay hoặc
tách được định hình bằng nhiệt. Ứng dụng đặc trưng nhất của PS là các
khay dùng để đóng gói rau tươi, và các tách dùng để đóng gói gia- ua và các
sản phẩm được chế biến từ sữa… màng mỏng PS được dùng để bao gói trái
cây, rau quả như cà chua, rau xanh. Sự định hướng 2 chiều sẽ làm màng PS
có lực bền và tính dai cao hơn, nó được gọi là màng PS được định hướng
(OPS)
Polystyrene xốp (EPS) được sản xuất bằng cách xử lý đặc biệt trong các hạt
PS. Đun nóng hạt PS bằng hơi nước để làm pentane có trong PS phồng lên
rất nhanh và hình thành cấu trúc tổ ong, EPS thường được dùng để lót đệm
giảm sốc cho các máy móc tinh vi trong bao bì. EPS cũng được dùng nhiều
dưới dạng khay để đóng gói thịt cá tươi, trái cây tươi, sản phẩm nướng,
trứng…
2.3.4. Polyesters:
Hoặc nhựa ester tuyến tính được sản xuất bằng cách ngưng tụ giống như
polyamide. Nó đùn ra dạng mỏng và màng này được kéo căng theo 2
hướng. Polyester có lực bền cơ học cao và tính chịu được nhiệt độ lên đến
3000C. Mang Polyester có tính thấm độ ẩm và khí thấp trở lực đối với dung
môi hữu cơ khá tốt. Nó có tính hàn nhiệt kém và vì vậy nó thường được
ghép với PE.
Màng Polyester có thể được phủ bằng PVDC và trở nên ít thấm khí và
mùi hương. Kết hợp với màng nhôm và PE nó sẽ trở thành loại màng rất tốt
cho việc đóng gói cà phê xay bằng phương pháp đóng gói chân không và
đóng gói sản phẩm chế biến từ thịt… Thỉnh thoảng nó được dùng làm bao
bì dưới dạng túi có thể đun nóng được, nghĩa là sản phẩm bên trong được
đun nóng bằng cách đun sôi trực tiếp trong túi. Điều này có thể làm được do
tính chịu được nhiệt độ cao của màng. Màng Polyester có thể được định
hình bằng nhiệt đến một mức độ giới hạn và có loại Polyester có thể co
được. Gần đây Polyester có một ứng dụng khá thú vị, đó là Polyethylene
therephthalete (PET) dùng làm chai dựng nước giải khát có gaz.

2.3.5. Polyamide (PA) hoặc Nylon :

Có lực bền cơ học tốt và tính chịu nhiệt rất tốt . Có nhiều loại PA có
nhiều điểm chảy lên đến 2500C. PA cũng được dùng trong cấu trúc màng
ghép và nhất là dùng trong các thiết bị định hình nhiệt bằng bằng chân
không để đóng gói sản phẩm được chế biến từ thịt được cắt thành lát mỏng,
thịt tươi và phó mát. Màng ghép dùng PA có bề dầy mỏng. Kỹ thuật sản
xuất màng PA mỏng thì khó và thường những màng này được ghép vớp PA
có bề dầy khác nhau để cải tiến tính hàn nhiệt. PA được dùng rộng rãi làm
bao bì tiệt trùng đóng gói các dụng cụ y khoa.

2.3.6. Polyvinyl Chloride:(PVC)


Được sản xuất thành 2 loại cứng và mềm dẻo. Loại PVC cũng có tính
ngăn cản độ ẩm và khí tốt, tính kháng mỡ tốt. PVC cũng được dùng nhiều
trong bao bì nhiệt định hình đóng gói bơ, dầu thực vật… Nhờ vào tính trong
suốt mà PVC được dùng dưới dạng chai nước khoáng, dùng trong mỹ
phẩm, dầu ăn và nước cốt trái cây. Một vài loại PVC chịu được áp suất khí
bền trong chai nên được dùng để đựng bia và nươc uống có gaz khác.
Loại PVC mềm dẻo dưới dạng màng mỏng dùng để đóng gói thịt cá tươi,
trái cây, rau quả và các sản phẩm tươi khác. Màng PVC dẻo được dùng để
bọc pallet nhằm giữ được toàn bộ hàng hóa trên pallet đó bằng cách quấn
căng màng. Cũng có vài loại màng PVC dùng để bao gói để chống làm
hàng giả.
PVC có độ ổn định nhiệt khá thấp, vì thế người ta phải thêm chất ổn
định vào để có thể đùn được PVC. Một vài quốc gia không chấp nhận tác
nhân ổn định có chứa thiếc và trong hầu hết các quốc gia đều có luật
nghiêm khắc về lượng tối đa của monomer vinyl dư thừa trong sản phẩm
cuối cùng.
2.3.7. Polyvinylidende Cloride (PVDC):
Thường được đồng trùng hợp với vinyl chloride và được gọi là SARAN
(tên thương mại). So với tất cả các màng nhựa khác, PVDC có tính thấm
hơi nước, O2, CO2 thấp nhất. Nó có trở lực đối với chất béo và hoá chất tốt.
Màng PVDC co được sản xuất dưới tên CRYOVAC (tên thương mại) Quy
trình sản xuất màng PVDC bao gồm quá trình đùn sản phẩm dạng ống vào
bể nước, sau đó thổi sản phẩm bằng không khí đến đường kính rất lớn, rồi
định hướng màng theo 2 chiều. Màng PVDC được ép phẳng cắt dọc 2 bên
hông và quấn thành cuộn.
PVDC được dùng nhiều dưới dạng phân tán (phân tán trong nước) để
phủ lên giấy và giấy bìa. Cấu trúc màng nhiều lớp cần thiết để cho kết quả
tốt.
PVDC được dùng cho các sản phẩm có yêu cầu rất kín như đóng gói
phó mát và thịt gia cầm, thường đóng gói chân không trong màng co
PVDC. Nó có thể được hàn nhiệt bằng máy hàn tầng số cao hoặc máy hàn
xung lực.
PVDC thường được sử dụng cho những yêu cầu cao về tính ngăn cản do
nó có tính ngăn cản tốt nhất so với các loại màng khác. Một vài thí dụ như
cellophane tráng PVDC dùng cho bánh biscuit và các sản phẩm nhạy với độ
ẩm. PVDC được dùng nhiều trong màng ghép phức tạp đóng gói thịt, loại
màng đùn kép PE/ PVDC/PE là loại màng đùn rất quan trọng.
2.3.8. Cellophane:
Là nguyên liệu đứng đầu trong nhóm nguyên liệu cellulosic được sử
dụng giống màng plastic. Cellophane là loại màng bao bì lần đầu tiên được
dùng rộng rãi trong lĩnh vực thương mại và trong một thời gian dài dẫn đầu
về số lượng Polyolefin, đặc biệt là PP dễ chiếm lĩnh thị trường của
Cellophane nhưng Cellophane vẫn còn là vật liệu bao bì quan trọng trong 1
vài lĩnh vực. Cellophane được sản xuất bằng cách lấy cellulose có độ tinh
lọc cao và được hòa với dung môi dể có 1 độ đặc giống như xi-rô . Hỗn hợp
này được cho qua khe nhỏ và dài vào bể hoàn nhiệt để tạo thành màng
mỏng. Vì vậy, nó được gọi là cellulose hoàn nguyên. Sau đó, màng được đi
qua những dung dịch để tách tạp chất, lọc trở thành màng trong suốt. Từ
Cellophane là tên thương mại với nghĩa thông dụng. Cellophanecó nhiều
loại được làm phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau tỳ thuộc vào hệ thống
mã số dùng để phân biệt các loại Cellophane
Loại Cellophane được dùng nhiều nhất là MSAT với tính chống ẩm,
khả năng hàn nhiệt, tính dính và độ trong suốt tốt. Cellophane thường được
phủ với nitrocellulose hoặc PVDC. Lớp phủ này tăng thêm tính ngăn cản
hơi ẩm và khả năng hàn nhiệt trong khi bản thân Cellophane có tính ngăn
cản khí và mùi hương tốt. Nhờ vào tính trong suốt và cứng khiến cho màng
Cellophane có thể chạy rất nhanh trên các máy đóng gói nên nó được sử
dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp dệt và bánh kẹo. Đôi khi màng
Cellophane có tráng một mặt được dùng để đóng gói thịt tươi hay sản phẩm
chế biến từ thịt. So với các loại màng nhựa đồng nhất khác, màng
Cellophane phủ PVDC có khuyết điểm, đó là mối hàn nhiệt không chắc, nó
bị hạn chế bởi lớp kết dính giữa lớp phủ và bề mặt Cellophane. Loại màng
này có trở lực xé thấp và mối hàn dễ xé mở, nhưng đôi khi điều này sẽ trở
nên thuận lợi, thí dụ cho việc mở các túi kẹo. Màng Cellophane có tính chất
in tốt và có thể in thành công bằng tất cả phương pháp in thích hợp. Nhờ
vào lượng nước còn chứa trong màng Cellophane mà màng có khả năng
mềm dẻo. Nếu màng được sấy khô thì nó trở nên giòn và dễ xé. Ở nhiệt độ
đông lạnh, việc chọn đúng loại màng Cellophane là rất cần thiết, bởi vì nếu
chọn không đúng loại màng chịu được nhiệt độ thấp thì dễ dàng bị thất bại
khi dùng.

Phần lớn Cellophane được dùng trong ngành thực phẩm, thuốc lá, dệt
và kẹo. Để gói kẹo người ta thường dùng loại màng ghép cellophane - sáp -
cellophane hoặc Cellophane - keo - Cellophane và trong cả 2 loại việc in ấn
được thực hiện giữa 2 lớp. Một ứng dụng quan trọng khác là màng ghép
dùng đóng gói chân không cho thịt, phó-mát, cá, rau ngâm giấm…
Hệ thống mã số của màng cellophane: Đặc tính của màng cellophane được
thể hiện bằng sự kết hợp giữa chữ và số. Cụ thể là:

A = Liên kết, dính (lớp phủ được kết dính với màng mỏng để tạo thành
tính kháng ẩm) Adhere

C = Được nhuộm màu (colored)

D = Một nửa (lớp phủ chống ẩm chỉ phủ ở một phía) (Demi)

L = Tính kháng ẩm thấp hơn tiêu chuẩn

M = Chống ẩm (Moisture Nitrocellulose lacquered)

P = Không phủ, không chống ẩm, không thể hàn nhiệt (plain
unlacquered)

S = Có thể hàn bằng nhiệt (sealed)

T = Trong suốt không màu (transparent)

X = Được phủ Polymer (PVDC,Saran)


Chỉ số đứng trước chữ dùng để chỉ bề dày của màng và chỉ số đứng sau
chữ là mã số chỉ cách sử dụng cuối cùng, thí dụ 250 MSAT 87 có nghĩa là
vật liệu có tính chống ẩm có thể hàn bằng nhiệt, tính dính và trong suốt
được dùng làm túi cho thực phẩm đông lạnh. Diện tích so với trọng lượng
là 25.000in2/lbs. Tuy nhiên theo hệ thống đơn vị tính bằng mét, chỉ số 250
có nghĩa là 25g/m2. Do hệ thống mã số này thay đổi theo nhà sản xuất cho
nên luôn luôn đòi hỏi nhà cung cấp để hiểu ý nghĩa chính xác của các loại
màng.

2.3.9. Cellulose Acetate: (CA)

Có độ trong, sáng và vì vậy được dùng nhiều dưới dạng cửa sổ cho các
túi và hộp carton, cũng như để bao gói bên ngoài các hộp quà… Cellophane
Acetate cũng được dùng làm bao bì dạng ôm sát sản phẩm và dạng phồng
bằng phương pháp nhiệt định hình. CA rất ổn định về kích thước khi thay
đổi điều kiện độ ẩm và vì vậy thay thế cellophane để ghép với giấy dùng để
bọc tập vở, sách, hàng…

2.3.10. Al-foil (lá nhôm mỏng)

Trong công nghiệp người ta định nghĩa: lá kim loại có chiều dày từ 4.3-
152 µm gọi là Foil. Do vậy, Al-Foil là cuộn nhôm mỏng có chiều dày < 152
µm. Các nguyên tố thường có trong Al-Foil : Silicon, sắt, đồng thau, Mn,
Mg, Cr, Zn, Ti... với hàm lượng < 4%. Tính chất:

• Bền hóa học: Al-Foil bền với các loại acid nhẹ tốt hơn so với kiềm
nhẹ. Khi tiếp xúc với nước có chứa các muối kiềm thì có thể bị ăn mòn. Độ
bền cao với hầu hết các chất béo, dầu mỡ và các loại dung môi hưu cơ.

• Bền nhiệt độ: Không bị ảnh hưởng bởi sự thay đội của nhiệt độ và ẩm
độ. Dễ sử dụng trong quá trình tiệt trùng các bao bì có chứa các Al-Foil.
Tăng cường độ bền, tính mềm dẻo ở nhiệt độ thấp. Ngăn cản được sự phá
hủy của ánh sáng.

• Bền cơ học: Tuỳ thuộc vào lượng nguyên tố kim loại có chứa trong
thành phần hợp kim cuả Al-Foil và mức độ xử lý nhiệt trong quá trình sản
xuất Al-Foil mà tạo cho Al-Foil có tính chất cơ học rất linh hoạt.
Ngoài ra Al-Foil còn có các tính chất cơ bản được dùng trong bao bì mà các
vật liệu khác không có được là : tính chống khí, ẩm và ánh sáng rất tốt; tính
ổn định ở nhiệt độ cao và thấp; dễ định hình.

2.3.11. Màng Metalized


Màng Metalized được mạ lớp kim loại cực mỏng. Thông thường lớp
kim loại được mạ là nhôm. Chiều dày lớp kim loại mạ tùy thuộc vào tính
chất cần phải có như tính chống thấm khí, hơi ẩm và nước... của từng loại
bao bì yêu cầu. Lớp mạ càng dày thì các tính chống thấm càng cao nhưng
giá thành cũng tăng theo.

Nguyên lý tạo màng Metalized: kim loại nhôm nóng chảy, bay hơi và
ngưng tụ trên vật liệu màng (nền) đã xử lý một cách đặc biệt để tăng độ kết
dính, trong điều kiện chân không. Lượng nhôm mạ tùy thuộc vào nhiệt độ
của nhôm, tốc độ kéo màng đưa vào, số trạm mạ...

Công dụng:

 Dùng để thay thế Al foil trong vài lĩnh vực.


 Dùng để cải thiện tính chất chống thấm của các sản phẩm sao cho đạt
sự cân bằng thích hợp của các tính chất chống thấm đặc trưng, giá thành,
hình dáng và phù hợp với các thiết bị gia công.

Tuỳ thuộc vào chiều dày của lớp mạ trên màng mà nó cải thiện thêm
các tính chất tự nhiên của màng nền. Ví dụ màng MOPP có tính chống ẩm
cao hơn OPP 20 lần.

Các loại màng Metalize thông dụng:

 MCPP : CPP Metalized


 MOPP : OPP Metalized
 MBON :Nylon Metalized
 MPET : Polyester Metalized

2.3.12 Bảo quản màng


Màng phải được bảo quản ở nơi khô mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Màng phải được bảo quản cẩn thận bằng màng co để tránh hơi ẩm

2.4 Vật liệu in - Mực in.

Mực in là một chất màu được pha chế từ nhiều thành phần khác nhau.
Mực in tồn tại dưới dạng huyền phù, tạo sự tương phản về màu sắc trên vật
liệu in qua khuôn in, nó phải phù hợp với phương pháp in và vật liệu in.

Để sử dụng mực in sao cho có hiệu quả tốt nhất, cần quan tâm tới các
tính chất:

Màu sắc: tone màu, độ sáng, độ bão hòa, độ bóng…

Độ dính của mực:

 Mực cần có độ bám dính tốt lên chất liệu được in.
 Có độ kết dính tốt giữa các phần tử mực với nhau.

Các yêu cầu trong sản xuất:

 Mực không gây hư hỏng, ăn mòn chi tiết máy.


 Không có mùi sốc, không gây khó chịu.
 Không cản trở cho các công đoạn sản xuất sau

Các yêu cầu về mục đích sử dụng:

 Độ bền sáng
 Độ bền ma sát, trầy xước
 Khả năng chịu nhiệt, chịu lạnh, hóa chất, dầu mỡ…

2.4.1 Mực in offset


Offset là phương pháp in gián tiếp, do đó mực được in hai lần: từ bản in
qua tấm cao su rồi từ cao su qua giấy. Do đó lớp mực trên tờ in offset mỏng
hơn các phương pháp in trực tiếp khác (in ống đồng, Flexo) .

Độ dày lớp mực trên tờ n Offset khoản 0.02 – 0.05mm. Do đó, mực in
offset đòi hỏi có độ đậm đặc cao.

(bồ sung hình)

Mực in offset chia làm hai loại:

 Mực in Offset tờ.


 Mực in Offset cuộn.

Có 4 thành phần chủ yếu:

 Chất tạo màu (pigment; bột màu; lắc màu):


 Pigment: Hầu hết pigment dùng trong điều chế mực in là pigment
nhân tạo, pigment hữu cơ, (pigment tự nhiên lắng tụ trong môi trường
nước) do pigment trong tự nhiên có độ đa phân tán cao, không đồng đều về
màu sắc.
 Bột màu: bột màu được chia làm hai loại là bột màu axit và bột màu
kiềm tan trong môi trường nước.
 Chất kết dính (Vernis):
 Chất liên kết tạo màng mực trong in, đảm bảo mực in có tính chất in,
từ đó tạo nên các lọai mực in khác nhau cho các phương pháp in khác nhau,
chỉ số chảy của mực do chất liên kết quyết định. Chất liên kết giữ vai trò là
chất phân tán để pha lỏng các chất khác.
 Chất liên kết có chứa dầu và nhựa: dầu (dầu thực vật, axit béo, este
của axit béo và glycerin) nhựa (nhựa thông, nhựa alkit, phenol aldehyt).
 Dung môi: là các loại dầu khoáng có độ sôi ở 240-340oC và hàm
lượng hydrocacbon thơm khác nhau
 Phụ gia và các chất độn: chất làm khô, chất làm đặc, chất chống
dính, dầu pha mực, chất làm tăng độ bóng của mực. Khi hàm lượng chất
pha độn quá nhiều sẽ làm giảm độ ổn định màu mực in.
2.4.1.1 Những tính chất cần có của mực in offset
- Màu sắc có độ đậm cao, tươi sáng.
- Không tan trong nước, không bị nhũ tương hóa với nước máng, không
bị nước máng làm phai màu, không có mùi khó chịu.
- Không chứa các tác nhân làm hư cao su, ăn mòn các chi tiết máy, làm
giảm nhanh tuổi thọ của máy.
2.4.1.2 Cơ chế khô mực
- Khô vật lý: do thấm hút, do sự bay hơi của dung môi.
- Khô hóa học: Oxy hóa, nhiệt, đóng rắn. Do trong mực có chứa thành
phần dầu béo khô (dầu lanh) có khả năng oxy hóa mạng 3 chiều. Nên màng
mực khi được in trên giấy, dưới tác dụng của oxy không khí làm cho lớp
mực từ từ khô cứng lại, quá trình này được hoạt hóa nhờ chất làm khô.
- Mực phải khô bề mặt trong khoảng 10-15s để không gây hiện tượng
dính lên mặt sau của tờ in phía trên khi được xếp chồng lên nhau.
2.4.2 Mực in Offset UV
In UV sử dụng mực in UV. Mực UV là loại mực không có dung môi,
do đó không thể khô như các loại mực khác mà chỉ có thể khô dưới tác
động của bức xạ UV, do đó sau khi in, tờ in phải đi qua hệ thống sấy sử
dụng đèn UV.
Bức xạ UV được phát ra từ đèn UV (hầu hết là đèn thủy ngân). Mổi nhà
sản xuất đều cho biết năng lượng cần thiết để sấy khô mực, thông thường
với đèn UV-C (bước sóng 100-280 nm) thì mực khô nhanh nhất.
Thành phần của mực UV tương tự như mực in thông thường: chất tạo
màu pigment, nhựa (polymer mạch ngắn và monomer) , phụ gia và chất
kích hoạt phản ứng polymer hóa với xúc tác UV. Chất liên kết và dung môi
hầu hết là những chất có gốc acrylat và anken, các thành phần này hấp thụ
năng lượng UV để tạo polymer ở mức 800oC
Đặc biệt mực UV phải có tính chất bền với ánh sáng (độ bền sáng)
 Độ bền sáng của mực in là mức độ không thay đổi màu sắc dưới tác
động lâu dài của ánh sáng. Tất cả các loại mực đều thay đổi dưới tác động
của ánh sáng, nhanh hay chậm tùy theo cấp độ. Độ bền sáng của mực được
chia làm 8 cấp độ theo thang màu chuẩn BWS (Blue Wool Scale) theo tiêu
chuẩn châu Âu DIN 16525. Đi từ cấp 1 đến cấp 8, cấp 8 thì mực đạt độ bền
sáng cực tốt.
 Mực có tông càng đậm thì độ bền sáng càng cao, như: Black > Cyan
> Magenta> Yellow.
 Độ dày lớp mực càng mỏng thì độ bền sáng càng giảm. Vùng in nền
có độ bền sáng cao hơn vùng in trame, vùng in trame càng sáng thì độ bền
sáng càng yếu so với vùng tối.
2.4.3 Bảo quản mực in
Mực in cần được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp (nhiệt độ phòng (20-
27oC)
Bảo quản lưu trữ mực in cần sắp xếp theo màu sắc, chủng loại… tránh
tình trạng nhầm lẫn gây lãng phí.
2.5 Varnish (vec-ni)
Varnish là hỗn hợp các loại polymer, trong ngành in chủ yếu sử dụng
varnish từ nhựa alkyd dùng để tráng phủ lên bề mặt vật liệu
Mục đích sử dụng là tăng độ bóng và bảo vệ lớp mực in khỏi trầy xước,
dơ bẩn, tăng độ bền ma sát, tăng tính chống thấm nước, mỡ, tăng khả năng
hàn nhiệt, có thể dùng để tráng phủ từng phần hay toàn phần.
Yêu cầu của varnish:
 Bám chặt vào bề mặt vật liệu.
 Có độ cứng vừa phải và có độ co dãn tốt.
 Chịu được điểu kiện môi trường nhiệt độ, độ ẩm, kháng các dung mội
thông thường.
2.5.1 Các chủng loại varnish:
Varnish gốc nước:
- Varnish thủy tính:
Dạng huyền phù lỏng, màu trắng sữa, mùi amoniac nhẹ
Thành phần: Polymer hòa tan trong nước, chất tạo màng, wax, chất
chống tạo bọt, tác nhân tăng cường độ thấm ướt.
Bảo quản nơi khô mát tránh ánh nắng trực tiếp, có thể pha loãng bằng
nước.
Ưu điểm: Tốc độ khô nhanh, độ bóng cao, không biến màu, chịu được
nhiệt độ thấp tốt, màng varnish có khả năng đàn hồi cao.
Khuyết điểm: Khó tráng trên giấy có định lượng thấp (<90g/cm3), có
thể xảy ra sự biến đổi màu khi tráng phủ trên các loại mực không kháng
kiềm.
- Vernish waterbased: là 1 dạng tương tự varinish thủy tính nhưng có
độ đậm đặc cao.
- Varnish hàn nhiệt: có dạng lỏng, màu trắng mờ, mùi amoniac nhẹ.
Phủ lên bề mặt vật liệu có yêu cầu hàn nhiệt với vỉ nhựa (VD: vỉ bàn chải)
Varnish gốc dầu:
- Varnish offset:
Tương tự mực in offset nhưng không chứ pigment, có độ bóng cao và
khả năng chống trầy tốt.
Ưu điểm: Sử dụng tương tự mực in offset, màng varnish tạo thành có độ
đàn hồi tốt, có thể tráng phủ trên giấy có định lượng thấp
Nhược điểm: Tốc độ khô chậm nên dễ bị dính tại chồng sản phẩm,
màng varnish tạo thành dễ bị ngã vàng
- Varnish UV:
Là nhựa Epoxy Acrylat
Quá trình khô xảy ra dưới tác động của UV (không mất nhiều thơi gian)
Ưu điểm: độ bóng cao. Chống ma sát và hóa chất tốt.
Nhược điểm: Chi phí đầu tư thiết bị, nguyên vật liệu và năng lượng cao.

Hình: các tiêu chuẩn kỹ thuật các loại varnish


2.5.2 Bảo quản varnish
Varnish cần được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp 5-30oC, tránh ánh sáng,
ánh nắng trực tiếp.

You might also like