You are on page 1of 6

Câu 32: Trình bày phương pháp kiểm tra độ bền mài mòn của vải

thành phẩm(HT)
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8204 : 2009
ASTM D 3885 : 2007
Vật liệu dệt – vải dệt – xác định độ bền mài mòn
(Phương pháp uốn và mài mòn) 
Độ bền mài mòn được xác định bằng cách để mẫu chịu sự chà sát và gấp
qua lại theo một chiều nhất định trên một thanh xác định dưới các điều kiện
được quy định về lực nén, sức căng và tác động mài mòn. 
Độ bền mài mòn được đánh giá bằng cách xác định % giảm lực kéo đứt của
mẫu thử đã bị mài mòn so với mẫu thử không bị mài mòn hoặc bằng cách
xác định số chu kỳ chà sát cho tới khi mẫu bị phá hủy, hoặc bằng cả hai
cách.
Tính toán kết quả phải riêng rẽ theo các hướng dọc và hướng ngang đối với
đơn vị lấy mẫu phòng thí nghiệm và đối với mỗi lô. Các phương pháp tính
gồm:
 Tính chu kỳ trung bình để phá hủy các mẫu thử mài mòn
 Tính lực kéo đứt trung bình của các mẫu thử mài mòn
 Tính lực kéo đứt trung bình của các mẫu thử không mài mòn.
 Tính phần trăm độ bền kéo đứt giảm đi với sai số gần nhất 1% khi độ bền
mài mòn

Câu 33: Trình bày phương pháp kiểm tra thay đổi kích thước sau giặt
và làm khô của vải thành phẩm(HT)

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA


TCVN 8041 : 2009
ISO 5077 : 2007
Xác định sự thay đổi kích thước trong quá trình giặt và làm khô 

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định sự thay đổi kích thước của
vải, các sản phẩm may hoặc các mặt hàng dệt khác, khi chịu tác động của
các quy trình giặt và làm khô quy định.
Nguyên nhân: Mẫu được điều hòa trong môi trường chuẩn đã quy định và
được đo trước khi các sản phẩm chịu tác động của quá trình giặt và làm khô
thích hợp. Sau khi làm khô, điều hòa, đo lại và tính toán sự thay đổi kích
thước.
 Thiết bị dụng cụ: 
Thước hoặc thước bằng thép mềm hoặc thước dây bằng xơ thủy tinh.
Dụng cụ:
 Mực không tẩy được
 Sợi chỉ mảnh có màu tương phản
 Dây kim loại được gia nhiệt 
 Xơ ngắn
 Bề mặt nhẵn, phẳng
 Giá phơi mẫu
 Điều kiện và mẫu thử
Điều kiện: Môi trường chuẩn phải có nhiệt độ là 20 ºC và độ ẩm tương đối
là 65,0%.
Mẫu thử: Cắt các mẫu thử có kích thước tối thiểu 500 mm x 500 mm, các
cạnh song song với chiều dài và chiều rộng của vải. (Thực tế...).
Đánh dấu: Đặt mẫu thử lên bàn đo, đánh dấu ít nhất ba cặp điểm đo theo
cả chiều dài và chiều rộng, khoảng cách giữa các điểm đo của từng cặp tối
thiểu 350 mm.
 Tính toán kết quả:
Bước 1: Xác định chiều dài và chiều rộng ban đầu.
Bước 2: Giặt và làm khô mẫu thử được tiến hành đúng theo một trong các
quy trình quy định trong ISO 6330 theo thỏa thuận giữa các bên liên quan:
  A - Khô theo vạch                     D - Khô phẳng nhỏ giọt
  B - Khô theo đường nhỏ giọt    E - Ép phẳng
  C - Khô phẳng                           F - Sấy khô
Bước 3: Sau khi giặt và làm khô, điều hòa, đo mẫu thử và tính toán sự thay
đổi kích thước của mẫu thử.
Tính toán sự thay đổi kích thước trung bình của mẫu thử theo cả hướng
chiều dài và chiều rộng. ((xt - x0)/x0) x 100
  Trong đó:   x0 là kích thước ban đầu
  xt là kích thước đo sau khi đã xử lý.
Ghi lại sự thay đổi trong phép đo kích thước riêng theo tỷ lệ phần trăm
tương ứng của giá trị ban đầu. Biểu thị sự thay đổi kích thước trung bình
chính xác đến 0,5 %.
  => Khi kích thước giảm (co lại), ký hiệu dấu âm (-) hoặc khi kích thước
tăng (giãn ra) ký hiệu dấu dương (+).

Câu 47: Trình bày các yêu cầu cần kiểm tra trong khâu in hoa ?(HT)
- Kiểm tra vệ sinh thiết bị bao gồm bề mặt của hòm sấy sơ bộ, trục chải,
băng cao su, băng PE, máng keo, quạt hút bụi, bơm hồ, dao gạt.
- Kiểm tra an toàn về điện.
- Khi nhiệt độ trong buồng sấy đạt 100-1200 C mới chạy băng PE.
- Chọn dao gạt phù hợp với từng loại trục in.
- Đặt trục ép mỗi dao phải cân bằng hai bên, keo dán vải đủ độ dính để vải
không xê dịch khi đối hoa.
- Tốc độ máy không chậm dưới 15m/phút gây nhoè vân hoa, không nhanh
quá 40m/phút gây lộ nền, màu không đạt
Câu 48: Nêu các lỗi thường gặp trong quá trình in hoa ? (HT)
- Lộ nền, đậm nhạt không đều trên bề mặt vải, hai biên.
- Nhoè vân hoa từng đoạn một hay cả tấm vải.
- Dây màu, trội màu, nhạt màu do chưng

Câu 49: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình in hoa ?(HT)
- Lực ép của dao, loại dao
- Thao tác công nghệ
- Chất lượng lưới: lưới tròn đều, không nhàu, không có khuyết tật thì chất
lượng in cao
- Nhiệt độ trong quá trình in: chúng ảnh hưởng đến màu sắc chất lượng của
vân hoa.
- Tốc độ in ảnh hưởng đến đậm nhạt, độ nét, độ bền màu.
- Thời gian chưng quyết định ánh màu, bền màu.
- Môi trường hồ in (pH) ảnh hưởng độ bền màu của vân hoa
- Độ nhớt của hồ in cao vân hoa nét, màu đều, tươi; độ nhớt cao quá giới
hạn gây khó khăn cho việc bơm hồ lên lưới, giao gạt hồ xuống không đều
gây lộ nền; độ nhớt thấp gây nhoè vân hoa, dây màu, vân hoa không sắc
nét, màu nhạt.

Câu 50: Trình bày nguyên lý thử độ bền màu. (HT)


Trừ độ bền màu ánh sáng có quy định riêng, độ bền màu giặt được thực
hiện theo nguyên lý:
- Mẫu thử được tiếp xúc với một hoặc hai mẫu thử kèm ( xác định theo tiêu
chuẩn)

- Được xử lý trong điều kiện xác định ( thành phần dung dịch, nhiệt độ,
thời gian, thiết bị thử)

- Sau đó giặt sạch và phơi khô

- Sự thay đổi màu của mẫu và sự dây màu của vải kèm được đánh giá theo
thang xám

Câu 55: Quần áo của người lao động ngoài trời thường áp dụng những
tiêu chuẩn nào?(HT)
- Tiêu chuẩn về độ bền nhiệt
- Tiêu chuẩn về độ bền với ánh sáng và thời tiết,
- Tiêu chuẩn về độ bền kéo đứt, độ co, độ thấm hút,
- Tiêu chuẩn về độ bền màu, độ bền mồ hôi,
- Tiêu chuẩn về độ bền thoáng khí

Câu 58: Trình bày những tiêu chuẩn cần kiểm tra cho vải sử dụng để
may đồ bơi?(HT)
Chi số
Khối lượng (g/m2)
Khả năng chống tia UV
Cầm màu với nước biển, Clo
Chống thấm

Câu 66: Trình bày các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng vải thành
phẩm?
Để đánh giá chất lượng sản phẩm ta cần dựa vào các tiêu chuẩn:
 Tiêu chuẩn nhà nước: áp dụng với tất cả các xí nghiệp, cơ quan
ở mọi nơi, mọi ngành của nền kinh tế quốc dân.
Ví dụ: TCVN 1753:1986 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định mật
độ sợi; TCVN 5795:1994 về Vải dệt kim - Phương pháp xác định độ bền
kéo đứt và độ giãn đứt, …
 Tiêu chuẩn ngành có hiệu lực với tất cả các xí nghiệp và cơ
quan của ngành đó.
Ví dụ: về ngành nhuộm: TCVN 1756:1975 về Thuốc nhuộm trên vải
sợi - Phương pháp xác định độ bền màu …
 Tiêu chuẩn nhà nước: áp dụng với tất cả các xí nghiệp, cơ quan
ở mọi nơi, mọi ngành của nền kinh tế quốc dân.
Ví dụ: TCVN 1753:1986 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định mật
độ sợi; TCVN 5795:1994 về Vải dệt kim - Phương pháp xác định độ bền
kéo đứt và độ giãn đứt…
 Tiêu chuẩn ngành có hiệu lực với tất cả các xí nghiệp và cơ
quan của ngành đó.
Ví dụ: về ngành nhuộm: TCVN 1756:1975 về Thuốc nhuộm trên vải
sợi - Phương pháp xác định độ bền màu…
 Tiêu chuẩn vùng có hiệu lực với các xí nghiệp và cơ quan của
ngành trong vùng địa dư đó
 Tiêu chuẩn xí nghiệp (hãng) chỉ có hiệu lực với cơ sở đó.
 Tiêu chuẩn quốc tế: Được thực hiện giữa các quốc gia để đảm
bảo và phát triển buôn bán, cũng cố mối liên hệ khoa học, kỹ
thuật , kinh tế và văn hoá giữa các nước.
Ví dụ: ASTM D6554/D6554M - 14 Standard Specification for 100 %
Cotton Denim Fabrics; ASTM D1445/D1445M - 12(2021) Standard Test
Method for Breaking Strength and Elongation of Cotton Fibers (Flat
Bundle Method) …

Câu 69: Trình bày các chỉ tiêu kiểm tra thành phẩm sau hoàn tất?
 Khối lượng, khổ
 Ngoại quan
 Độ chống thấm
 Khả năng chống tia UV
 Độ tĩnh điện
 Độ kháng nhàu
 Chống cháy
 Khả năng nhả bẩn
 Độ kháng khuẩn
 Kiểm tra nồng độ pH
 Kiểm tra nồng độ fomaldehit
 Độ xù lông, thoáng khí
 So màu
 Kiểm tra canh vải
 Kiểm tra chiều dài cuộn vải
Câu 70: Nêu phương pháp xác định độ chống nhàu là gì?
Vải dệt – Xác định Sự hồi phục nếp gấp của mẫu bị gấp ngang bằng
cách đo góc hồi nhàu
Mẫu vải thí nghiệm (5 mẫu theo sợi dọc và 5 mẫu theo sợi ngang) có
hình chữ nhật với kích thước 50 x 20 mm được đánh dấu và uốn các đầu
mẩu theo kích thước 10 x 20mm theo góc uốn 1800; sau đó ép mẫu trong
thời gian 30 phút dưới lực nén 1kglực/cm3. Bỏ lực nén và để mẫu nghỉ
trong 5 phút rồi đo góc hồi phục a.

You might also like