You are on page 1of 15

LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP

Chương 1
Câu 1 : Định nghĩa quản lý tác nghiệp. Định nghĩa của bạn có phù hợp với cả hoạt động
sản xuất và dịch vụ. Cho ví dụ.
- Là tập hợp những hoạt động nhằm tạo ra giá trị thông qua chuyển hóa yếu tố đầu vào
thành các yếu tố đầu ra dưới dạng sản phẩm và dịch vụ
o Chuyển hóa các nguyên vật liệu thành thực phẩm, món ăn phục vụ cho khách
hàng trong các nhà hàng – sản phẩm
o Chuyển hóa kỹ năng giao tiếp, kiến thức về lịch sử - địa lý, thái độ, sự chuyên
cần,…thành những trải nghiệm tốt của khách hàng cho ngành du lịch – dịch
vụ
Câu 2 : Phân tích các khía cạnh mà Fredrick W. Taylor tin rằng quản lý tác nghiệp nên
có trách nhiệm hơn.
- Sử dụng đúng người đúng việc
- Đào tạo chính xác những gì nguồn nhân lực cần và thiếu
- Cung cấp phương pháp và phương tiện làm việc hợp lý
- Xây dựng hệ thống khen thưởng, động viên cho nhân viên khi hoàn thành công việc
Câu 3 : Dịch vụ khác với sản phẩm như thế nào? Cho ví dụ.
Hàng hóa Dịch vụ
- Hữu hình (xe hơi, nhà cửa, đồ ăn…) - Vô hình (sự hài lòng của khách
hàng, sức khỏe khách hàng,…)
- Xác định rõ ràng
- Không được xác định rõ
- Sản xuất thường cách biệt với mua
sắm (sản phẩm được sản xuất được - Sản xuất và tiêu thụ đồng thời (nhân
vận chuyển, dự trữ,…rồi đem đi viên cung cấp dịch vụ cho khách
bán) hàng và khách hàng đón nhận dịch
vụ của cơ sở trong cùng 1 thời điểm)
- Có thể dự trữ (sản phẩm hữu hình
nên có thể tích trữ) - Thường xuyên tương tác với khách
- Ít tương tác với khách hàng (khách - Dựa nhiều vào tri thức (và kỹ năng,
hàng tự chọn cho mình sản phẩm thái độ)
phù hợp với nhu cầu mà chọn mua) - Thường không đồng nhất và duy
- Vị trí sản xuất phụ thuộc vào chi phí nhất
(giá hàng hóa phụ thuộc vào chi phí - Vị trí sản xuất phụ thuộc vào khách
sản xuất sản phẩm, và chi phí phụ hàng (tùy thuộc vào vùng miền mà
thuộc vào vị trí thuê mặt bằng,…) mỗi nơi sẽ có văn hóa khác nhau,
- Dễ dàng đo lường chất lượng tuyệt đặc điểm khác nhau để sản xuất dịch
đối (đối với sản phẩm đã có các tiêu vụ phù hợp với khách hàng đó)
chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật - Chất lượng đo lường chỉ ở mức
giúp DN, cơ sở sản xuất dễ dàng tương đối, khó xác định (chất lượng
thực hiện và đối chiếu) của dịch vụ phụ thuộc hoàn toàn vào
ý nghĩ chủ quan của khách hàng, có
thể tham khảo từ các đối thủ cạnh
tranh nhưng nó chỉ mang tính tham
khảo)

Câu 4 : Tại sao dịch vụ thường khó tiêu chuẩn hóa, tự động hóa và làm cho hiệu quả
hơn?
Dựa theo đặc điểm của dịch vụ, so sánh với hàng hóa:
- Dịch vụ là sản phẩm vô hình, khó xác định được chất lượng theo quan điểm khách
quan mà chủ yếu dựa vào thái độ, quyết định của khách hàng mà tùy chỉnh hợp lý nên
khó đưa ra được tiêu chuẩn chất lượng nào về sản phẩm dịch vụ
- Nếu đưa dịch vụ vào tự động hóa thì thành phẩm đầu ra sẽ có cùng kết quả, cùng chất
lượng như nhau, nhưng vì đối tượng tiêu dùng dịch vụ là yêu cầu của mỗi khách hàng
là khác nhau, quan niệm về sự hài lòng của mỗi người là độc lập nên tự động hóa sẽ
không làm chất lượng dịch vụ được tối ưu
Câu 5 : Dịch vụ thường dựa trên kiến thức. Cung cấp hai ví dụ và giải thích lý do tại sao
chúng dựa trên kiến thức.
- Dịch vụ là cung cấp cho khách hàng sự hài lòng với sản phẩm của công ty, tức là phải
biết được khách hàng cần gì, muốn được đối xử như thế nào để thực hiện những yêu
cầu của họ trong phạm vi hoạt động của doanh nghiệp
o Trong dịch vụ mát xa, nhân viên cần có kiến thức về hệ thống huyệt đạo trên
cơ thể người để áp dụng với những kỹ năng xoa bóp đã được đào tạo để khách

hàng sướng 😊

o Bảo hiểm: nhân viên bảo hiểm phải đảm bảo lượng kiến thức đầy đủ, chỉ tiết
về luật pháp, chứng từ, thủ tục liên quan để giúp đỡ, hỗ trợ khách hàng tham
gia bảo hiểm có được cái nhìn từ tổng thể đến chi tiết về bảo hiểm mình muốn
đăng ký,…
Câu 6 : Tại sao các tổ chức thay đổi từ sản xuất theo lô (lớn) sang sản xuất đúng thời
điểm (JIT)?
- Tuy sản xuất theo lô lớn đảm bảo lượng hàng hóa cung > nhu cầu khách hàng, nhưng
kéo theo nó là chi phí lưu kho tăng lên đáng kể. Mặt khác, sản xuất theo lô lớn còn có
rủi ro bị hỏng hàng dự trữ (tùy vào sản phẩm có hạn sử dụng ngắn – dài) nên doanh
nghiệp cần có hướng đi khác tối ưu hơn
- Vậy nên để giảm thiểu chi phí và kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm, các tổ chức thay đổi
sang sản xuất đúng thời điểm (JIT – Just In Time)
Câu 7 : Tại sao các tổ chức trở nên toàn cầu hơn?
- Toàn cầu để mở rộng mạng lưới thông tin, giao lưu văn hóa, học hỏi và tiếp thu kiến
thức mới, tìm kiếm những cơ hội mới, mở rộng phạm vi doanh nghiệp

Chương 2
Câu 1 : Sự khác biệt giữa phương pháp dự báo định lượng và định tính là gì?
Dự báo định lượng Dự báo định tính
- Sử dụng dữ liệu có trong quá khứ để - Chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, trực
tính toán, dự báo (áp dụng với sản giác
phẩm cũ, công nghệ cũ) - Không có dữ liệu trong quá khứ, áp
- Áp dụng phương pháp toán học dụng trong tình huống không ốn
(Laplace, hồi quy, hàm excel…) định (sản phẩm, công nghệ mới)

Câu 2 : Sự khác biệt giữa dự báo theo mô hình kết hợp (hồi quy) và mô hình chuỗi thời
gian là gì?
Mô hình hồi quy Mô hình chuỗi thời gian
- Sử dụng những biến yếu tố đầu vào - Tập hợp các dữ liệu số được xếp đều
có liên quan mật thiết đến yếu tố đầu đặn theo trình tự thời gian
ra, hình thành nên hàm hồi quy giúp - Dự báo chỉ dựa trên số liệu thu thập
nhà quản lý dự báo được chi phí, từ quá khứ, không phụ thuộc các
doanh thu dự báo,… biến khác

Câu 3 : Liệt kê và thảo luận về ba phương pháp dự báo định tính.


1. Ý kiến hội đồng chuyên gia
- Thành phần: chuyên gia kinh tế và các quản lý
- Cùng làm việc, thảo luận, dự đoán nhu cầu theo nền kinh tế thị trường và kinh nghiệm
bản thân
- Rào cản “Tư duy tập thể” – ít kiến thiểu số khó được chấp nhận, mặc dù ý kiến đó
mới là chính xác
2. Phương pháp Delphi
- Trao đổi nhóm được lặp lại nhiều lần cho đến khi đạt được 100% đồng thuận
- Thành phần: người ra quyết định  nhân viên  người chịu trách nhiệm  người ra
quyết định (vòng lặp Delphi)
3. Lấy ý kiến từ đội ngũ bán hàng
- Dự đoán theo ý kiến chủ quan người bán hàng – người trực tiếp bán hàng, tiếp xúc với
khách hàng thường xuyên và có cái nhìn tổng thể - chi tiết nhất, thực tế nhất
- Nhưng thường có xu hướng lạc quan thái quá và không đủ kiến thức để phân tích
đúng nhất, rõ ràng nhất mà chỉ đánh giá dựa trên những kết quả hữu hình
4. Điều tra thị trường người tiêu dùng
- Cách thức: hỏi trực tiếp khách hàng cần gì, đối tượng hỏi là nhân viên sale, thực tập
sinh, nhân viên bán hàng, sử dụng phiếu khảo sát,…
- Bất cập: điều khách hàng nói và làm thường/ có thể khác nhau
- Đôi khi họ từ chối trả lời
Câu 4 : Phân biệt giữa mô hình trung bình động và mô hình san bằng theo số mũ.
Trung bình động San bằng theo số mũ
- Công thức 1 (nhớ) - Công thức 2 (nhớ)
- Lượng dữ liệu thu thập được càng - Là trung bình động có trọng số,
lớn dữ liệu dữ báo càng ổn định, nhưng trọng số được lưa chọn chủ
điều hòa nhưng kém nhạy cảm với quan, kinh nghiệm
giá trị cá biệt, thay đổi - Không cần nhiều dữ liệu quá khứ
- Không dự báo được xu hướng - Có thể dự báo được xu hướng theo
- Như trên, đòi hỏi dữ liệu lớn để có FIT
kết quả tương đối ổn định

Câu 5 : Phân tích ba ưu điểm và ba nhược điểm của mô hình dự báo trung bình động.
(như câu 4)

Chương 3
Câu 1 : Mục tiêu của quyết định sản phẩm là gì? Nội dung của quyết định thiết kế và phát
triển sản phẩm.
- Mục tiêu là tạo ra giải pháp cho các vấn đề của khách hàng
- Nội dung:
o Những loại NVL nào cần sử dụng
o Kích cỡ,hình dáng, tuổi thọ của sản phẩm
o Các yêu cầu tiêu chuẩn về đặc điểm sản phẩm
Câu 2 : Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội giới thiệu sản phẩm mới.
- Đánh giá khả năng mở rộng quy mô: Để thu hồi vốn bỏ ra để sản xuất, phát triển sản
phẩm mới cần phải bán được nhiều sản phẩm nhất có thể. Vì vậy, khả năng mở rộng
quy mô là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến cơ hội giới thiệu sản phẩm ra thị trường bởi
nếu chỉ có bộ phận nhỏ khách hàng biết đến sản phẩm thì lượng bán ra sẽ mau chóng
xuống dốc sau thời gian dài không mở rộng quy mô, ít người biết đến, cuối cùng là
không bán được hàng
- Tăng khả năng khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm: Sản phẩm cần đảm bảo khách
hàng đã sử dụng, mua hàng sẽ tiếp tục chi tiền ra mua tiếp vì như vậy là doanh nghiệp
đã thành công trong việc giải quyết vấn đề của khách hàng nhanh chóng, hiệu quả và
đạt được niềm tin của khách hàng trong sản phẩm, bởi trong kinh doanh, niềm tin của
khách hàng mới là thứ thiết yếu mà mỗi cơ sở, doanh nghiệp cần đạt được
- Quyết định mức giá hợp lý phù hợp với hầu bao đối tượng mua hàng: Tùy thuộc vào
giá trị sản phẩm, đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến khi ra mắt sản phẩm mà giá
chào bán cần đặt ở mức hợp lý nhằm vừa bảo đảm phù hợp với nguồn vốn bỏ ra, vừa
nâng cao giá trị sản phẩm đối với khách hàng khi nhìn vào giá sản phẩm để đánh giá
Câu 3 : "Liên quan đến quyết định sản phẩm, các nhà quản lý phải có khả năng chấp
nhận rủi ro và chịu đựng thất bại." Nhận xét về lý do tại sao đây là một mối nguy cần
thiết trong việc đưa ra các quyết định sản phẩm mới.
Câu 4 : Kể ra và phân tích một số ví dụ về các thay đổi sản phẩm gần đây, tức là các sản
phẩm mới đang thay thế các sản phẩm cũ
- Sự thay đổi từ TV hộp – đen trắng  TV phẳng/cong – màu – thông minh..
- Mặc dù cùng là giải pháp khắc phục vấn đề giải trí của khách hàng nhưng sản phẩm
mới đang dần thay thế sản phẩm cũ bởi sự tiến bộ về khoa học công nghệ, hiện đại
hóa mọi thứ, kết nối mọi thứ qua internet trở lên dễ dàng. Ứng dụng điều đấy vào
công cuộc sản xuất, công nghiệp sẽ cho ra những sản phẩm tuy là cùng giải quyết 1
vấn đề nhưng tốc độ xử lý, mẫu mã, hình thức,…đẹp hơn, nhanh hơn, đồng thời giúp
người sử dụng cảm thấy được nâng tầm khi sử dụng chúng  thay đổi
Câu 5 : Những khó khăn khi thực hiện nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
- Đầu tư tốn kém và không chắc chắn thu hồi lại được vốn
- Đánh giá nhu cầu thị trường trực quan, chủ quan
- Bản thân công ty có đủ năng lực để phát triển, đeo bám dự án phát triển sản phẩm mới
hay không

Chương 4
Câu 1 : Sản xuất hàng loạt theo yêu cầu của khách hàng là gì?
- Là sản xuất với số lượng lớn các sản phẩm theo tiêu chuẩn cho trước theo nhu cầu của
khách hàng. Để sản xuất hàng loạt, doanh nghiệp cần có dây chuyền lắp ráp, bộ máy
sản xuất quy củ, nhân công dồi dào nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất
không bị đình chệ
Câu 2 : Tại sao các nhà quản lý tác nghiệp hiện đại tìm kiếm sự linh hoạt trong thiết bị
của họ?
Câu 3 : So sánh giữa lựa chọn thiết kế sản xuất theo quá trình và theo sản phẩm.

Chương 5
Câu 1 : Vai trò của năng suất lao động trong các quyết định về địa điểm là gì? Tại sao
nó quan trọng hơn mức lương thấp trong các quyết định địa điểm?
- Doanh nghiệp đặt ở đâu thì sử dụng nguồn lao động ở đó là chủ yếu, vậy nên, tại nơi
đặt doanh nghiệp mà có dân số trẻ dồi dào, kỹ năng tay nghề cao, chuyên môn tốt thì
sẽ DN đó sẽ như “Diều gặp gió”
- Chi phí lao động có thể cao phụ thuộc vào trình độ nhân công, nguồn nhân lực nhưng
nó chưa bao giờ là vấn đề lớn của một doanh nghiệp có tầm nhìn. Bởi cái nhà quản trị
cần ở một người nhân viên là thái độ lao động tốt, kỹ năng tốt. Trong tập thể có tồn tại
những thành phần tập hợp những phẩm chất ấy sẽ là người dẫn lối, làm gương sáng
cho mọi người, đẩy nhanh năng suất sản xuất, phát triển nhanh chóng…
Câu 2 : Tại sao "chất lượng cuộc sống" là một yếu tố của chi phí vô hình liên quan đến
quyết định về địa điểm? Phân tích một ví dụ.
- “Chất lượng cuộc sống” được phân tích gồm:
o Điều kiện giao thông nội vùng (có sự liên kết chặt chẽ giữa các tuyến đường
trong và ngoài khu vực, phương tiện công ra sao,…)
o Hệ thống điện, hệ thống cấp – thoát nước (các hộ dân có được đảm bảo mức
sống, quyền lợi của bản thân trong việc sử dụng điện, nước hàng ngày,…)
o Môi trường, chỗ đổ rác thải (nơi tập kết rác có gần khu dân cư, có ảnh hưởng
nặng nề tới chất lượng không khí, chất lượng sống…)
o Điều kiện về an toàn, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy…(người dân có được
tuyên truyền, đào tạo cũng như tại vùng có cơ quan phụ trách PCCC khi có
hỏa hoạn xảy ra)
o …
 Nếu “chất lượng cuộc sống” ở mức cao thì ngoài việc sức khỏe nhân công tại khu vực
được đảm bảo mà còn cho thấy người đứng đầu vùng đấy là người biết nghĩ cho dân,
làm việc hiệu quả, tầm nhìn xa, hiểu biết rộng,…và nhà quản trị DN cần phải họp tác,
củng cố mối quan hệ để phát triển DN trong tương lai
Câu 3 : Nêu mục tiêu cơ bản của chiến lược về địa điểm của một công ty. Mục tiêu cơ
bản này được thực hiện bởi các công ty sản xuất hàng hóa; điều này khác nhau như thế
nào đối với các công ty dịch vụ?
- Mục tiêu cơ bản của chiến lược chọn địa điểm: tối đa hóa lợi ích
- Đối với loại hình kinh doanh sản phẩm thì là tối ưu chi phí mặt bằng, năng lượng,…
nhưng đối với doanh nghiệp dịch vụ thì phải tối ưu sự tiếp xúc với khách hàng tiềm
năng, có nhu cầu với giải pháp của mình trước tiên
Câu 4 : Tác động của tỷ giá hối đoái đến quyết định về địa điểm là gì?

Câu 5 : Những ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng phương pháp đánh giá yếu tố
đối với quyết định địa điểm là gì?
Phương pháp đánh giá yếu tố:
- Liệt kê danh mục các nhân tố quan trọng ánh hưởng đến định vị DN
- Xác định trọng số cho từng nhân tố
- Tính điểm, kiến nghị phương án
 Ưu điểm:
o Là phương pháp định tính, lắng nghe ý kiến chuyên gia, có cái nhìn khách
quan về khu vực, vị trí định vị DN
o Không cần thu thập nhiều dữ liệu trong quá khứ
 Nhược điểm:
o Phương pháp định tính chủ quan, thiếu chặt chẽ

Chương 6
Câu 1 : Để phát triển một bố trí cơ sở tốt, những gì phải được xác định?
- Không gian, thiết bị, con người hoạt động hết công suất, hiệu quả, tránh lãng phí
- Dòng di chuyển thông tin linh hoạt
- Sự thoải mái và môi trường làm việc an toàn
- Sự tương tác với khách hàng và chủ thể
Câu 2 : Ưu điểm và nhược điểm của bố trí mặt bằng theo sản phẩm là gì?
 Ưu điểm:
o Tốc độ sản xuất nhanh, liên tục, đơn giản hóa các bước thực hiện công việc
o Chi phí đơn vị thấp
o Hình thành thói quen, kinh nghiệm và có lịch trình sản xuất ổn định
o Tính chuyên môn hóa cao
 Nhược điểm:
o Độ linh hoạt thấp
o Các công việc, giai đoạn bị phụ thuộc vào giai đoạn trước, trong trường hợp
hỏng hóc, trục trặc tại 1 bộ phận/1 trạm sẽ ảnh hưởng đến cả dây chuyền
o Công việc đơn điệu, gây nhàm chán cho công nhân viên
o Chi phí bảo trì, bảo dưỡng cao
Câu 3 : Ưu điểm và nhược điểm của bố trí mặt bằng theo quá trình là gì?
 Ưu điểm
o Tính linh hoạt cao
o Công nhân có trình độ chuyên môn và kỹ năng tay nghề cao, hứng thú với
công việc đa dạng
o Chi phí bảo dưỡng thấp
o Phát huy, nâng cao năng suất lao động
o Hệ thống, dây chuyền sản xuất ít khi bị ngưng
 Nhược điểm
o Lập kế hoạch khó ổn định
o Vận chuyển kém hiệu quả
o Khó kiểm tra, giám sát
o Công nhân viên mất thời gian để làm quen với công việc  năng suất giảm ở
thời gian đầu

Chương 7
Câu 1 : Giải thích sự khác biệt cơ bản giữa "lựa chọn năng lực" và "lựa chọn nhu cầu"
của chiến lược hoạch định tổng hợp.
Lựa chọn năng lực là dựa vào năng lực công ty, cơ sở, doanh nghiệp để chọn cách sản
xuất sao cho điều hòa giữa chi phí phát sinh và nhu cầu khách hàng; Lựa chọn nhu cầu là dựa
vào nhu cầu của khách hàng trong từng thời điểm mà đề ra mục tiêu, hoặc chính doanh
nghiệp sẽ tác động đến nhu cầu, thao túng thị trường để tăng/giảm phù hợp năng lực công ty
 Lựa chọn năng lực (công suất)
o Thay đổi mức dự trữ
 Tăng lượng dự trữ trong giai đoạn cầu thấp để đáp ứng cầu cao trong
tương lai
 Vì vậy mà tăng chi phí lưu kho, dự trữ,…
o Đa dạng hóa lực lượng lao động (thuê/giãn thợ)
 Điều chỉnh tốc độ sản xuất tùy thuộc vào nhu cầu
 Phát sinh chi phí đào tạo thêm nhân công/ bồi thường khi cho nhân
công nghỉ
 Năng suất không tăng ngay vì công nhân mới có kỹ năng kém
 Tinh thần công nhân không thoải mái vì công việc không ổn định
 Lựa chọn nhu cầu
o Tác động đến nhu cầu
 Sử dụng quảng cáo tăng lượng cầu trong thời gian ngắn
 Rủi ro không đủ để cân bằng cầu – công suất
o Lùi việc đặt hàng trong giai đoạn cầu cao
 Yêu cầu khách hàng chờ đơn mà không làm tổn hại đến uy tín DN
 Hiệu quả khi có ít sản phẩm hoặc DN đã có sản phẩm thay thế
 Làm giảm doanh thu
o Hỗn hợp sản phẩm hay dịch vụ theo mùa
 Phát triển hỗn hợp sản phẩm, dịch vụ theo mùa
 Dẫn tới sản phẩm/dịch vụ nằm ngoài lĩnh vực của công ty
Câu 2 : Quản lý nhu cầu thường dưới hình thức giảm giá. Có thể thao túng nhu cầu sản
xuất đối với hoạch định tổng hợp bằng cách tăng giá hay không? Giải thích; cung cấp
một ví dụ.
- Chắc là có (vào câu này thì chém gió thôi chứ cũng đéo biết)
Câu 3 : So sánh các lựa chọn chiến lược theo đuổi và chiến lược cân bằng trong hoạch
định tổng hợp.
Chiến lược theo đuổi Chiến lược cân bằng
- Kết hợp giữa tỷ lệ đầu ra với dự báo - Sản xuất hàng ngày như nhau
nhu cầu cho mỗi giai đoạn - Sử dụng thời gian rảnh rỗi và hàng
- Điều chính lực lượng lao động or dữ trữ như bước đệm
điều chỉnh tốc độ sản xuất - Sản xuất ổn định, năng suất ổn định,
- Phổ biến cho tổ chức dịch vụ chất lượng đồng đều

Chương 8

Câu 1 : MRP là gì? Hãy trình bày các yêu cầu cơ bản để ứng dụng MRP trong một doanh
nghiệp

- MRP (Material Required Planning) là hệ thống, quy trình được hoạch định ra nhằm đảm bảo
nhu cầu NVL cần thiết trong quá trình vận hành doanh nghiệp, cơ sở trong các giai đoạn,
đồng thời phân chia NVL ra thành các yếu tố độc lập hoặc phụ thuộc lẫn nhau để bố trí tổ
máy làm việc, thời gian vận hành hợp lý

- Các yêu cầu cơ bản:


o Hệ thống máy tính và phần mềm tính toán, lưu giữ thông tin đầy đủ

o Đội ngũ quản lý có trình độ tin học văn phòng, sử dụng máy tính cao và có kỹ năng,
kiến thức cơ bản về xây dựng MRP
o Đảm bảo thông tin, dữ liệu chính xác và liên tục cập nhật theo tiến độ nhà máy, doanh
nghiệp, cơ sở
o Đảm bảo đầy đủ, bảo mật, lưu trữ và xuất trình khi cần thiết

Câu 2 :Hãy nêu trình tự thực hiện hoạch định MRP

- Bước 1: Phân tích kết cấu sản phẩm

- Bước 2: Tính tổng nhu cầu

- Bước 3: Tính nhu cầu thực

- Bước 4: Xác định thời gian phát đơn hàng/ phát lệnh sản xuất

Câu 3 : Mục đích của lập kế hoạch nguyên vật liệu là gì? Những lợi ích mà MRP có thể mang lại
là gì?

- Tăng mức độ đáp ứng và hài lòng khách hàng

- Sử dụng tối ưu nguồn nhân lực và nguyên vật liệu

- Hoạch định tồn kho và tiến độ làm việc thêm phần hiệu quả

- Đáp ứng nhanh, phù hợp hơn với sự thay đổi nhu cầu thị trường

- Giảm độ tồn kho, giảm chi phí tồn kho, đồng thời đảm bảo lượng hàng hóa phục vụ thị hiếu
người dân

Câu 4 : Chương trình MRP của máy tính có thể cho biết những kết quả đầu ra nào, để có được
các kết quả đó cần phải có những dữ liệu đầu vào nào?

Dữ liệu đầu vào Dữ liệu đầu ra

- Lịch trình sản xuất - Loại và mức độ cần thiết NVL

- Hồ sơ hóa đơn NVL - Số lượng NVL, linh kiện cần thiết

- Hồ sơ nguyên liệu dự trữ - Thời gian đặt hàng NVL, linh kiện

Câu 5 : Tại sao trong phương pháp MRP cần phân tích cấu trúc của sản phẩm theo
hình cây? Phân biệt giữa nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc?

- Nhằm phân loại NVL thành nhu cầu độc lập và phụ thuộc, từ đó lên lịch đặt hàng, lập kế
hoạch cho việc đặt đơn nhập NVL khi cần thiết, tối thiểu chi phí tồn kho, vận chuyển, dự
trữ…

Nhu cầu độc lập Nhu cầu phụ thuộc

- Nhu cầu về sản phẩm cuối cùng và các - Những nhu cầu thứ sinh, những bộ
chi tiết, bộ phận khách hàng đặt hoặc phận, chi tiết, nguyên vật liệu dùng
dùng để thay thế (gỗ, thép, đinh, vít,…) trong quá trình nhằm tạo ra sản phẩm
cuối cùng (gỗ bản, chân bàn/chân ghế,
…)

Chương 9

Câu 1 : Dự trữ là gì? Vai trò của dự trữ trong sản xuất?

- Là hàng tồn kho sau khi sản xuất dư thừa, được đưa đi dự trữ cho lần sử dụng tiếp theo hoặc
đem bán cho khách hàng khi chưa sản xuất xong. Các nhà quản trị vận hành cần cân bằng
giữa số lượng hàng dự trữ với dịch vụ khách hàng

- Vai trò:
o Kết nối các công đoạn quá trình sản xuất, giảm thiểu đứt gãy chuỗi

o Cách ly doanh nghiệp khỏi những thay đổi bất thường của thị trường cung – cầu

o Hưởng lợi thế về giá khi mua số lượng lớn

o Giúp DN không bị ảnh hưởng nhiều trong sự biến động về giá

Câu 2 : Mục tiêu và nội dung của quản lý dự trữ trong doanh nghiệp?

Câu 3 : Các loại chi phí dự trữ?

- Chi phí lưu kho

- Chi phí đặt hàng

- Chi phí thiết lập

Câu 4 : Trình bày phân tích ABC trong quản lý dự trữ?

Chia làm 3 nhóm hàng dự trữ:

- A: hàng dự trữ có giá trị hàng năm cao nhất, nhưng tỷ lệ A/ tổng hàng dự trữ = min

- B: hàng dự trữ có giá trị hàng năm ở mức trung bình, tỷ lệ B/tổng hàng dự trữ ở mức TB

- C: hàng dự trữ có giá trị hàng năm thấp nhất, tỷ lệ C/tổng hàng dự trữ = max

Câu 5 : Phân biệt mô hình dự trữ EOQ (The Basic Economic Order Quantity Model) và POQ
(Production Order Quantity Model)?

EOQ (Economic Order Quantity) POQ (Production Order Quantity)

- Demand = const - Được ứng dụng khi lượng hàng đưa đến
liên tục và cùng lúc với quá trình sản
- Thời gian đặt hàng và vận chuyển = xuất, bán hàng
const
- Phù hợp hơn cho người đặt hàng
- Chi phí đặt hàng = const
- Hàng được đưa làm nhiều chuyến
- Công thức

Chương 11
Câu 1 : Chất lượng là gì? Các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng? Các cấp độ của quản
lý chất lượng
- Là tất cả những đặc điểm và tính năng của sản phẩm/dịch vụ làm thỏa mãn, đáp ứng
nhu cầu của khách hàng trong việc giải quyết vấn đề của sản phẩm đó
- Tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất lượng:
o Công dụng, hiệu năng, hiệu quả
o Độ bền, tuổi thọ
o Tính thẩm mỹ
o Sự phù hợp, tiện lợi
o Dịch vụ trong và sau sử dụng
o …
- Các cấp độ quản lý chất lượng:
o Theo nhà nước
o Theo doanh nghiệp
Câu 2 : Trình bày ngắn gọn chu trình chất lượng PDCA
Nhận diện vấn
đề, thiết lập/cải
thiện kế hoạch

Kiểm tra, rà soát


kế hoạch(cùng
Thực hiện kế
chuyên gia kinh
hoạch
tế và các nhà
quản trị)

Thí điểm, kiểm


tra sự vận hành
của kế hoạch đề
ra

Câu 3 : Nêu 7 công cụ quản lý chất lượng cơ bản? Mỗi công cụ sử dụng trong những
tình huống cụ thể nào? Cho ví dụ.
1. Check sheet: ghi chép dữ liệu có tổ chức
2. Biểu đồ phân tán: thể hiện mối quan hệ giữa 2 biến trên biểu đồ Oxy
3. Biểu đồ nguyên nhân – kết quả: xác định yếu tố nguyên nhân và tìm cách gỡ rối
4. Biểu đồ Pareto: xác định các vấn đề/lỗi có tần suất giảm dần
5. Sơ đồ dòng chảy (biểu đồ quy trình): thể hiện trình tự làm việc của bộ máy làm việc
6. Biểu đồ tần suất: thể hiện sự phân bố tần suất của một biến nào đó
7. Biểu đồ kiểm soát thống kê: thống kê dữ liệu các bước để đưa ra sự thay đổi cần thiết
Câu 4 : Mô tả công cụ Pareto sử dụng trong kiểm soát chất lượng. Lấy 1 ví dụ thực tế
sử dụng biểu đồ Pareto để kiểm soát chất lượng trong 1 tình huống cụ thể
Đây là một trong những dạng biểu đồ được sử dụng giúp các nhà quản trị phân loại được ra
các nguyên nhân có tính đến tầm quan trọng của chúng đối với sản phẩm. Việc sử dụng loại
biểu đồ này sẽ giúp cho nhà quản lý biết được những nguyên nhân cần phải tập trung xử lý.
Câu 5 : Biểu đồ nhân quả (xương cá) sử dụng như thế nào để quản lý chất lượng? Lấy
ví dụ thực tế trong quản lý chất lượng sử dụng biểu đồ xương cá (tự xàm lồn ra)
Dạng biểu đồ này sẽ giúp tìm ra những nguyên nhân một cách nhanh nhất cho những vấn đề.
Từ đó người quản lý có thể đưa ra những biện pháp tốt nhất giúp phòng ngừa và khắc phục
để đảm bảo chất lượng 1 cách tốt nhất. Là 1 trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất
trong việc tìm kiếm ra những nguyên nhân và những khuyết tật trong quá trình sản xuất.
Câu 6 : Nêu một phương pháp cải tiến chất lượng hoặc ngăn ngừa lỗi do con người gây
ra trong quá trình hoạt động sản xuất cũng như đảm bảo chất lượng. Lấy ví dụ về
phương pháp đó trong trường hợp cụ thể.
- Thay đổi công nghệ áp dụng trong sản xuất sản phẩm
- Đa dạng hóa sản phẩm, thay đổi đặc tính của các sản phẩm
- Thực hiện tốt dịch vụ hậu mãi (sau khi mua), nâng cao chất lượng phục vụ
- (theo giáo trình) Áp dụng 6Sigma (mô hình DMAIC)
o Define (nhận dạng vấn đề then chốt, khuyết điểm chỉ mạng)
o Manage (quản lý, thu thập dữ liệu, đánh giá tình hình)
o Analize (phân tích dữ liệu)
o Improve (cải thiện quá trình)
o Check (giám sát, kiểm tra hoạt động sau cải thiện)
Câu 7 : Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (chém gió tiếp, theo câu 1)

Chương 12
Câu 1 : Nêu triết lý và trọng tâm của JIT và LEAN?
- JIT (Just in time):
o Triết lý sản xuất liên tục tìm kiếm và giải quyết vấn đề trong sản xuất làm
giảm tồn kho và tăng năng suất
o Nhấn mạnh đến việc giải quyết vấn đề trong sản xuất
- LEAN (Lean Manufacturing):
o Mang đến cho khách hàng những sản phẩm (giải pháp) họ cần cho nhu cầu
của họ, tránh lãng phí
o Tập trung vào việc giải quyết vấn đề của khách hàng, đáp ứng nhu cầu của họ
Câu 2 : Trình bày ngắn gọn phương pháp 5S trong việc cải tiến chất lượng, giúp giảm
thời gian lãng phí và duy trì môi trường làm việc tốt.
- Sort (Sàng lọc): Chỉ dùng những thứ cần thiết tại nơi làm việc, sản xuất kinh doanh
- Simplify (Sắp xếp): Dụng cụ, tổ máy, nhân công bố trí hợp lý
- Shine (Sáng sủa, sạch sẽ): Môi trường làm việc sạch sẽ, thoáng mát
- Standardize (Sẵn sàng): Đảm bảo quá trình vận hành không gặp bất trắc
- Sustain (Sâu sát): Duy trì sự vận hành liên tục có giảm sát, nhận diện sự biến đổi
Câu 3 : Trình bày ngắn gọn phương pháp Kanban? Khi nào sử dụng phương pháp
Kanban?
- Kéo NVL tới nơi cần và đảm bảo hàng hóa được sản xuất theo yêu cầu của tín hiệu
giúp khắc phục, sửa đổi ngay lập tức

You might also like