You are on page 1of 15

CHỦ ĐỀ: KIỂM SOÁT BÁN HÀNG VÀ LIÊN HỆ

THỰC TẾ DOANH NGHIỆP


I. Những vấn đề cơ bản về kiểm soát bán hàng
1. Tầm quan trọng của kiểm soát bán hàng
- Kiểm soát là kiểm tra, kiểm soát xét để phát hiện, ngăn
chặn sai trái . Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để
đánh giá, nhận xét
- Kiểm soát là quá trình đo lường kết quả thực hiện so
sánh với kế hoạch ( tiêu chí) đề ra , phát hiện sai lệch,
tìm nguyên nhân, điều chỉnh sai sót cho phù hợp vơi kế
hoạch tiêu chuẩn mục tiêu.
- Kiểm soát bán hàng là quá trình đo lường kết quả thực
hiện, so với tiêu chuẩn đề ra, phát hiện các sai lệch và
tìm nguyên nhân, tiến hành các biện pháp điều chỉnh
nhằm làm cho kết quả cuối cùng phù hợp với mục tiêu đề
ra.

-Kiểm soát bán hàng có vai trò quan trọng. Là một


trong 4 nhiệm vụ của quản trị bán hàng, góp phần
hoàn thiện các quyết định trong quản trị bán hàng:
+ Nhằm đảm bảo cho các kế hoạch bán hàng được thực
hiện với hiệu quả cao nhờ việc chủ động phát hiện kịp
thời những sai lầm trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.
+ Nhằm đảm bảo thực thi quyển lực của nhà quản trị bán
hàng. Nhờ kiểm soát bán hàng, các nhà quản trị có thể
kiểm soát được những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến sự thành
công của doanh nghiệp.
+ Nhằm tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện và đổi mới.
Với việc đánh giá các hoạt động , kiểm tra khẳng định
những giá trị nào sẽ quyết định sự thành công của doanh
nghiệp trong sản xuất bán hàng.
+ Nhằm tạo điều kiện để thực hiện một cách thuận lợi
các chức năng uỷ quyền , chỉ huy và thực hiện chế độ
trách nhiệm cá nhân.

2.Nguyên tắc kiểm soát bán hàng


-Nguyên tắt 1: Kiểm soát phải hữu ích, hiệu quả
-Nguyên tắc 2: Kiểm soát phải chính xác, tin cậy
-Nguyên tắc 3: Kiểm soát phải độc lập, khách quan
-Nguyên tắc 4: Kiểm soát phải phù hợp với đặc điểm của
doanh nghiệp
-Nguyên tắc 5: Kiểm soát phải đưa đến hánh động cải
tiến
*Nguyên tắt 1: Kiểm soát phải hữu ích, hiệu quả
- Hữu ích là có ích. Nghĩa là kết quả kiểm soát phải
mang lợi ích phải có ý nghĩa, có tác dụng cho doanh
nghiệp. Các kỹ thuật và cách tiếp cận kiểm soát là hiệu
quả khi chúng có khả năng làm sáng tỏ nguyên nhân và
điều chỉnh sai lệch tiềm năng và thực tế so với kế hoạch
với mức chi phí nhỏ nhất.
- Yêu cầu đòi hỏi lợi ích của kiểm phải tương xứng với
chi phí cho nó . những nhà quản trị bán hàng thường gặp
khó khăn trong việc xác định giá trị cũng như chi phí của
1 hệ thống kiểm soát nhất định.

*Nguyên tắc 2: Kiểm soát phải chính xác, tin cậy


+ Chính xác là đúng, không dai lệch , đúng hoàn toàn.
Công cụ đánh giá đo lường đúng nội dung, kiến thức, kĩ
năng cần do lường.
+ Tin cậy là tin tưởng tới mức có thể dựa hẳn vào kết
quả, trông cậy vào kết quả đánh giá.

*Nguyên tắc 3: Kiểm soát phải độc lập, khách quan


-Độc lập trong kiểm soát bán hàng là không thiên vị,
không bị ràng buộc bởi các điều kiện có thể đe dọa khi
thực hiện trách nhiệm.
-Khách quan là phản ánh đúng sự thật, không thiên lệch,
không bóp méo sự thật.

*Nguyên tắc 4: Kiểm soát phải phù hợp với đặc điểm
của doanh nghiệp
-Đánh giá phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và
nhân lực của doanh nghiệp.
- Để cho việc kiểm soát có hiệu quả cao cần xây dựng 1
quy trình và các nguyên tắc kiểm soát bán hàng phù hộ
với nét văn hóa của doanh nghiệp.

*Nguyên tắc 5: Kiểm soát phải đưa đến hành động cải
tiến
- Việc kiểm soát bán hàng chỉ được coi là đúng đắn nếu
những sai lệch so với kế hoạch được tiến hành điều
chỉnh, thông qua việc làm lại kế hoạch bán hàng, sắp xếp
lại tổ chức .
-Kiểm soát bán hàng chức năng quản trị rất quan trọng,
có liên qua mật thiết với các chức năng hoạch định , tổ
chức nhân.
3.Phương pháp kiểm soát bán hàng
3.1. Kiểm soát theo dữ liệu
Để kiểm soát hoạt động bán hàng nhà quản trị bán hàng
thường sử dụng các
phương pháp kiểm soát bán hàng sau:
-Phân tích dữ liệu thống kê:
Đây là phương pháp dễ thực hiện nhất vì các dữ kiện này
luôn có sẵn. Ta có thể sử dụng các dữ kiện định lượng
như tài chính, kế toán, chúng ta còn có các dữ kiện định
tính loại dữ kiện này tuy khó đo lường nhưng lại thường
cung cấp hoặc những thông tin rất có ý nghĩa đối với việc
kiểm soát. Phương pháp này cần đảm bảo:
+ Việc đánh giá phải được tiến hành định kỳ đều đặn.
+ Đơn vị sử dụng trong đánh giá phải thống nhất.
+ Quy tắc sử dụng trong hệ thống thông tin kiểm soát và
thống nhất.
+ Công cụ đo lường phải đồng nhất.
+ Không thay đổi người kiểm soát.
-Dấu hiệu báo trước
Phương pháp này yêu cầu nhà quản trị phải dự đoán
trước và nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu, “triệu
chứng” báo hiệu những trong tranh hoạt động của bán
hàng.
-Quan sát trực tiếp và tiếp xúc
Nhà quản trị quan sát hay nói chuyện với nhân viên của
mình, rồi thông qua hành động, cử chỉ, thái độ, giọng nói
của nhân viên mà nắm bắt, cảm nhận được thông tin.Sử
dụng phương pháp này tuy mất nhiều thời gian và chi phí
nhưng nó cho phép nhà quản trị nắm bắt được tình hình
thực tế và cảm nhận những vấn đề.
-Giám sát
Dự báo thay thế cho việc đánh giá những kết quả cuối
cùng trong nhiều trường hợp cho phép phản ứng nhanh
chóng kịp thời và do vậy tăng cường hiệu quả của kiểm
soát. Điều này được sử dụng trong giai đoạn tiền kiểm.
Hiện nay các trung tâm thương mại thường sử dụng các
loại thiết bị hiện đại để theo dõi và kiểm soát hoạt động
bán hàng như hệ thống thẻ từ, hệ thống camera, hệ thống
mã vạch, hệ thống thiết bị báo động...
3.2 .Kiểm soát theo quy trình
*Để kiểm soát hoạt động bán hàng nhà quản trị bán hàng
thường sử dụng quy trình bán hàng theo các bước sau:
-Bước 1: xác định các vùng kiểm soát
Trước hết nhà quản trị bán hàng cần phải xác định các
vùng kiểm soát. Xác định các phương pháp kiểm soát
dựa trên mục tiêu của doanh nghiệp về những mục tiêu
được thực hiện trong các giai đoạn của kế hoạch bán
hàng.
-Bước 2: thiết lập tiêu chuẩn đánh giá
+ Tiêu chuẩn định lượng:
-Chỉ tiêu doanh số: Danh số kế hoạch và tỉ lệ gia tăng
doanh số
-Chỉ tiêu lợi nhuận: Loi nhuận trên một đơn vị sản phẩm
lợi nhuận tổng thể về chi phí bán hàng
-Chỉ tiêu khách hàng: Số lượng khách hàng hiện tại
xuống mới tăng lên số khách hàng ngưng bán hàng về số
khách hàng bán hàng trở lại.
-Chỉ tiêu bao phủ thi trường: Số của hàng nhận hàng
bán, phạm vi phân bố các cửa hàng.
-Chỉ tiêu thời gian bán hàng thời gian viếng thăm khách
hàng trong ngày và thời gian dành cho khách hàng.
+Tiêu chuẩn định tính :
Một số tiêu chuẩn định tính cơ bản được sử dụng trong
đánh giá nhân viên bán hàng thường tập trung yếu tố sau:
+ Hình thức, trang phục
+ Ý thức tổ chức kỷ luật
+ Giao tiếp ứng xử
+ Tinh thần làm việc theo nhóm
+ Ý thức phát triển cá nhân
+ Kiến thức hiểu biết sản phẩm
+ Kiến thức hiểu biết sản phẩm
+ Kiến thức hành nghề , đối thủ cạnh tranh
+ Kỹ năng đàm phán
+ Kỹ năng tổ chức công việc
+ Khả năng chịu trách nhiệm trong công việc
-Bước 3: Đo lường kết quả thực hiện
+Nếu các tiêu chuẩn được ra một cách thích hợp và nếu
có các phương tiện để xác định một cách chính xác rằng
cấp dưới đang làm gì, các nhà quản trị bán hàng có thể
đánh giá thành quả thực tế của những nhân viên bán
hàng. Tuy nhiên sự đánh giá đó không phải bao giờ cũng
thực hiện được.
-Bước 4: So sánh kết quả hoạt động với tiêu chuẩn
+Bước này là so sánh bước 3 với bước 2.
+ Các nhà quản trị bán hàng thường so sánh kết quả thực
hiện so với tiêu chuẩn trong kế hoạch đề ra bằng cách
giám sát khu vực bán hàng, quan sát tình hình thực hiện.
-Bước 5: Xác định mức độ kết quả đạt được
+Khi có kết quả đo được từ hoạt động bán hàng của nhân
viên tính bằng tiền hoặc tính bằng khách hàng.
+Ví dụ: doanh số bán hàng hoặc đơn vị sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ, số lượng đơn đặt hàng, tổng dự trữ, chi phí
bán hàng,... Để làm căn cứ cho chính sách động viên,
khen thưởng nhân viên bán hàng.
-Bước 6: Thay đổi, điều chỉnh sai lệch
+Khi khám phá ra sự sai lệch, người quản trị bán hàng
cần phải
tập trung phân tích sự kiện tìm nguyên nhân sai lệch.
Nếu biết rõ
nguyên nhân thì nhà quản trị sẽ không gặp khó khăn gì
khi thực
hiện các biện pháp thích hợp để điều chỉnh.
+Sự khắc phục những sai lầm trong bán hàng có thể là
điều chỉnh
sai lệch bằng cách tổ chức lại bộ phận bán hàng, phân
công các bộ
phận, đào tạo nhân viên, tuyển thêm nhân viên, thay đổi
tác phong
lãnh đạo, hoặc điều chỉnh mục tiêu.
4. Giới thiệu kinh nghiệm kiểm soát bán hàng đạt hiệu
quả
4.1. Một số công cụ kiểm soát bán hàng
*Để kiểm soát hoạt động bán hàng nhà quản trị
thường sử dụng các công cụ kiểm soát sau:
-Hóa đơn bán hàng: thường chia làm hai liên, một giao
cho khách một giữ lại doanh nghiệp.
-Thư khiếu nại hay phàn nàn của khách hàng: những lá
thư khiếu nại về việc các điều kiện liên quan đến mua
bán không được thực hiện theo đúng yêu cầu thỏa thuận:
khiếu nại chậm giao hàng, khiếu nại hàng hóa kém phẩm
chất,... thông qua thư khiếu nại của khách hàng doanh
nghiệp sẽ biết mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng,
những thắc mắc của khách hàng. Dựa vào đó để đưa ra
những phương hướng giải quyết phù hợp.
-Thư góp ý và phiếu thăm dò khách hàng: là các văn bản
soạn thảo theo mẫu sẵn, được để ở vị trí thuận tiện, dễ
thấy để điều tra ý kiến khách hàng. Thông qua thư góp ý
về phiếu thăm dò, doanh nghiệp sẽ chủ động nắm bắt
được sự hài lòng của khách hàng và đồng thời tìm hiểu
được sự kỳ vọng của khách hàng vào doanh nghiệp.
-Báo cáo hoạt động bán hàng: những số liệu phản ánh kết
quả hoạt động bán hàng là công cụ quan trọng để đánh
giá hoạt động bán hàng.
-Báo cáo tình hình thị trường: báo cáo làm rõ tình hình
các đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung ứng,... các
báo cáo này thường được làm định kỳ đôi khi đột xuất,
cung cấp cho nhà quản trị các thông tin về thị trường để
ra quyết định điều chỉnh hoạt động bán hàng.
4.2. Một số công cụ đánh giá kết quả bán hàng.
+ Kết quả hoạt động bán hàng: những số liệu phản ánh
kết quả hoạt động bán hàng là công cụ quan trọng để
đánh giá, được biểu hiện trong báo cáo kết quả hoạt động
bán hàng.
+ Hóa đơn bán hàng: thường được nhân làm hai liên, một
liên giao cho khách, một liên lưu tại doanh nghiệp.
+ Thư khiếu nại hay phàn nàn của khách hàng: số lượng
thư khiếu nại tỉ lệ nghịch với hiệu quả hoạt động bán
hàng và tỉ lệ thuận với những nỗ lực cải tiến hoạt động
bán hàng.
+Thư góp ý: thường được soạn theo mẫu sẵn, được để ở
vị trí thuận tiện, dễ lấy thường ở gần cửa ra vào.
4.3. Điều chỉnh hợp đồng bán hàng
- Được thực hiện xuất phát từ nguyên nhân dẫn đến sai
lệch giữa kết quả hoạt động bán hàng được đánh giá ở
trên với tiêu chuẩn kiểm soát hoạt động bán hàng đó xây
dựng.Có một số cách thức điều chỉnh hoạt động bán hàng
được hình thành gắn liền với nguyên nhân của sai lệch.
- Điều chỉnh mục tiêu bán hàng dự kiến điều chỉnh chính
sách bán hàng.
- Điều chỉnh chương trình hoạt động.
- Tiến hành những hoạt động dự phòng nhằm chuyển
hướng kết quả tương lai hoặc ảnh hưởng đến kết quả
công việc giai đoạn sau.
II.Liên hệ thực tế doanh nghiệp
Quy Trình kiểm soát của Vinamilk

1.Giới thiệu chung:


-Công ty cổ phần sữa Việt Nam tiền thân là Công ty sữa
Việt Nam thành lập ngày 20/8/1976, đến năm 2003 được
cổ phần hóa thành công ty cổ phần sữa Việt Nam
Vinamilk hiện nay. VINAMILK là nhà sản xuất sữa hàng
đầu tại Việt Nam với mạng lưới phân phối rộng phủ khắp
toàn bộ các vùng trên cả nước.
2.Mục tiêu kiểm soát của doanh nghiệp
-Mục tiêu dài hạn của Vinamilk là đạt mức doanh số trở
thành một trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới, với
mục tiêu trong giai đoạn 2012-2017 đạt mức doanh số 3
tỷ USD.
Trong giai đoạn này, 3 lĩnh vực quan trọng nhất tạo ra
đòn bẩy cho việc đạt sứ mệnh của Vinamilk là:
- Phát triển quản trị nguồn nhân lực chiến lược.
- Duy trì và quản lí hoạt động với mục tiêu phát triển bền
vững.
- Hoạch định và thực thi các lĩnh vực quản lý kiến thức,
cải tiến và sự thay đổi.
-Vinamilk sẽ ưu tiên hoàn thành các mục tiêu chiến lược
sau: – Kế hoạch đầu tư tài sản: Trong giai đoạn 2012-
2017 đạt mức doanh số 3 tỷ USD. Duy
trì việc phân chia cổ tức hàng năm cho các cổ đông với
tỷ lệ tối thiểu là 30% mệnh giá.
–-Khách hàng: Là doanh nghiệp có sự thỏa mãn của
khách hàng về chất lượng sản phẩm,
giá cả hợp lí và hệ thống phân phối hàng đầu Việt Nam.
–-Quản trị doanh nghiệp: trở thành doanh nghiệp có cơ
cấu quản trị điều hành chuyên nghiệp được công nhận.
Trở thành một doanh nghiệp có môi trường làm việc mà
tại đó 13 nhân viên có thể phát huy tốt nhất khả năng,
đóng góp vào thành tựu chung và trở thành một trong các
doanh nghiệp hàng đầu mà nhân viên đánh giá là lý
tưởng để làm việc.
3. Công tác kiểm soát
3.1 Chủ thể kiểm soát
-Có 2 loại chủ thể kiểm soát:
* Bên trong công ty:
Cấp công ty: Nguồn nhân lực về quản lý chịu trách
nhiệm về chất lượng trong quá trình sản xuất có các
phòng quản lí chất lượng.
Cấp nhà máy: có các phòng “KCS” chịu trách nhiệm
kiểm tra các công đoạn, nguyên liệu đầu vào từng
giaiđoạn của quy trình sản xuất sản phẩm.
* Bên ngoài công ty như các Bộ, Ban, Ngành…
a) Kiểm soát lường trước
-Kiểm soát chiến lược : việc lập kế hoạch kinh doanh
trung – dài hạn, việc thực hiện các dự án đầu tư vào các
nhà máy, tài sản lớn dùng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh chính. Các chiến lược phát triển được
xây dựng dựa trên những thông số và xu hướng phát triển
kinh tế vĩ mô được lấy từ các báo cáo, dự báo của các tổ
chức uy tín trên thế giới như ngân hàng thế giới, IMF và
các nghiên cứu chuyên ngành.
-Các kế hoạch thực hiện cho từng nội dung chiến lược
đều được hoạch định chi tiết, dựa trên những quan sát và
dự báo thị trường sát thực do các phòng ban liên quan
trong Vinamilk và các công ty tư vấn chuyên ngành cung
cấp, được tổng hợp qua nhiều cấp từ dưới lên trên và có
sự kiểm tra, soát xét chéo để đảm bảo tính hợp lý, khả thi
của dự án. Các dự án đầu tư cơ bản được hoạch định đều
tập trung vào các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính
trong ngành sữa và mang tính khả thi cao.
-Ứng dụng Hệ thống quản lý rủi ro và khủng hoảng ở cấp
tập đoàn (ERM) trong hoạt động kinh doanh.
b) Kiểm soát hiện hành
– Kiểm tra tính tuân thủ trong hoạt động kinh doanh.
– Thành lập bộ phận Pháp Chế dưới sự quản lý của
trưởng phòng Kiểm Soát Nội Bộ, nhằm chuẩn hóa các
văn bản pháp lý và nâng cao tính tuân thủ pháp luật trong
kinh doanh của Vinamilk.
– Hệ thống văn bản, qui trình kiểm soát hoạt động của
công ty vẫn tiếp tục được hoàn thiện và bổ sung.
– VINAMILK sử dụng chủ yếu 2 công cụ kiểm
soát chất lượng sản phẩm là HACCP và quản lý theo tiêu
chuẩn ISO 9001-2000.
-Hệ thống HACCP có khả năng độc lấp với những hệ
thống quản lý chất lượng khác.
-Xây dựng hệ thống HACCP của nhà máy Vinamilk gồm
12 bước :
c) Kiểm soát lường sau
– Phối hợp với công ty kiểm toán chuyên nghiệp
( KPMG ) để thực hiện kiểm toán tình hình tài chính mỗi
cuối năm.
– Họp HĐQT để đánh giá kết quả.
4. Quy trình kiểm soát
4.1. Các tiêu chuẩn kiểm soát
-Với sản phẩm sữa của Vinamilk, các tiêu chuẩn về chất
lượng được cụ thể như sau:
+Áp dụng hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9001:2008 trong toàn công ty.
+Tiêu chuẩn HACCP nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm
+Tiêu chuẩn ISO 17025:2005 đối với các phòng kiểm
nghiệm
+Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 đối với hệ thống quản lí
môi trường theo các nhà máy.
+Các chỉ tiêu giới hạn và phương pháp kiểm nghiệm tuân
theo các tiêu chuẩn của FAO (Tổ chức Lương thực và
Nông Nghiệp Thế Giới) và FDA (Cục Thực Phẩm và
Dược Phẩm Hoa Kỳ)…
4.2. Kiểm soát và đo lường việc thực hiện
Quy trình kiểm soát về chất lượng bao gồm:
a. Phòng quản lí chất lượng đưa ra các yêu cầu về chất
lượng:
-Chất lượng của STNL được xác định qua các kiểm
nghiệm phân tích chỉ tiêu hóa lí (hàm lượng chất béo,
đạm, khô) chỉ tiêu ATTP ( vi sinh và chất nhiễm bẩn như
kim loại nặng,độc tố nấm…) và các chỉ tiêu cảm quan
như màu sắc, mùi vị…
b. Bộ phận xuất nhập khẩu mua hàng theo yêu cầu
-Sữa tươi từ hộ chăn nuôi bò sữa sau khi vắt được nhanh
chóng đưa đến các trạm trung chuyển sữa tươi nguyên
liệu. Tại trạm trung chuyển các cán bộ kiểm tra chất
lượng sản phẩm sữa của nhà máy sẽ tiến hành các thử
nghiệm phân tích độ tủa (bằng cồn chuẩn 75 độ)….Nếu
kiểm tra hoàn tất sữa đạt chuẩn lúc đó sữa tươi mới được
thu mua.
c. Các nguyên vật liệu nhập ngoại phải được kiểm tra xác
nhận của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm.
d. Phòng KSC ở nhà máy kiểm tra chất lượng toàn bộ
nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất.
e. Trong quá trình sản xuất, mỗi giai đoạn đều được kiểm
soát chặt chẽ, lưu hồ sơ và phân tích. Mỗi khâu trong quá
trình sản xuất được giám sát, mọi thông số đều được theo
dõi, bảo đảm khả năng truy xuất tức thì đối với bất kì sản
phẩm nào.
f. Sản phẩm cuối cùng phải được kiểm tra kĩ trước khi
nhập kho.
5. Kết quả và biện pháp điều chỉnh
* Một số kết quả công ty Vinamilk đạt được trong giai
đoạn 2012-2017:
-Tổng doanh thu 51.135 tỷ đồng, đạt 100,3% so với kế
hoạch đề ra.
- Lợi nhuận sau thuế 10.278 tỷ đồng, đạt 105,6% so với
kế hoạch đề ra.
-Thị phần toàn ngành sữa của Vinamilk cuối năm 2017,
tăng 2% so với 2016 (so với kế hoạch đề ra là tăng 1%).
-Vinamilk tiếp tục duy trì được thứ hạng cao
trong Top 10 doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững
trong ngành sản xuất tại Việt Nam.
5.1. Đánh giá kết quả hoạt động
-Quá trình kiểm soát chất lượng sữa của VINAMILK rất
hiếm khi xảy ra sai sót do quy trình sản xuất được khép
kín hoàn toàn và được theo dõi thường xuyên nhờ máy
tính.
-Nếu có xảy ra các sai sót chủ yếu về chất lượng chủ yếu
xảy ra trong quá trình vắt sữa và vận chuyển, đây là 2
giai đoạn quan trọng vì vi khuẩn dễ dàng xâm nhập nhất
trong 2 giai đoạn này. VINAMILK thực hiện công tác
đánh giá rất thường xuyên, gắn liền với mỗi quy trình sản
xuất. Điều này tránh những sai sót lớn và giúp điều chỉnh
sai sót nếu có kịp thời.
5.2. Điều chỉnh sai lệch
-Bước này cần thiết nếu có sự sai lệch của hoạt động và
kết quả so với tiêu chuẩn và qua phân tích thấy rằng cần
điều chỉnh. Điều chỉnh có những nguyên tắc riêng:
• Chỉ điều chỉnh khi thật sự cần thiết
• Điều chỉnh đúng mức độ, tránh tùy tiện, tránh gây tác
dụng xấu.
• Phải tính tới hậu quả sau khi điều chỉnh.
• Tránh để lỡ thời cơ, tránh bảo thủ.
• Tùy điều kiện mà kết hợp các phương pháp điều chỉnh
cho hợp lí.
-Toàn bộ quá trình lấy mẫu, phân tích, xác định tiền sữa
chi trả cho hộ chăn nuôi bò .Tại VINAMILK, nếu xuất
hiện chênh lệch giữa tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm
thực tế, ngay sau đó đều có những điều chỉnh và xử lí
phù hợp về
5.3Đưa ra sáng kiến đổi mới
-Để tăng hiệu quả của kiểm soát, đổi mới là việc không
thể thiếu. Nhận thức được điều này, Vinamilk đã trang bị
Robot và “kho thông minh” tại các nhà máy. Các robot
tự hành (LGV) điều khiển toàn bộ quá trình từ nguyên
liệu dùng để bao gói tới thành phẩm, giúp kiểm soát tối
ưu về chất lượng và đảm bảo hiệu quả về chi phí.
-Bên cạnh đó Vinamilk còn kết hợp với các kho hàng
thông minh. Ở đây các Robot tự động chuyển hàng thành
phẩm vào kho máy móc và chất lượng.

You might also like