You are on page 1of 47

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Theo dữ liệu tháng được công bố vào tháng 04/2020 của Tổ chức Chuẩn mực Báo cáo
Tài chính Quốc tế, có 166 quốc gia và vùng lãnh thổ hiện đã hoặc đang trong quá trình thử
nghiệm và phát triển việc áp dụng IFRS, với tổng sản phẩm quốc nội chiếm gần 100% phần
chung của toàn thế giới; trong đó, Châu Âu là châu lục có nhiều quốc gia áp dụng IFRS nhất
với 44 nước, 38 nước đến từ Châu Phi ở vị trí thứ hai, theo sau lần lượt là Châu Mỹ (37
nước), Châu Đại Dương và Châu Á (34 nước), và 13 nước Trung Đông. Không thể phủ nhận
rằng, trong tiến trình toàn cầu hóa trên phạm vi toàn cầu, sự nhất quán trong ngôn ngữ kế
toán, cụ thể là ở cách thức lập báo cáo tài chính và truyền tải thông tin là một điều tối quan
trọng. Tuy còn tồn đọng một số hạn chế trong khả năng tiếp cận, dẫn đến những luồng tư
tưởng trái chiều cũng như sự đình trệ việc áp dụng IFRS của các nước như Ấn Độ, Hoa Kỳ,
Trung Quốc, những lợi ích mà IFRS mang lại vẫn luôn hiện hữu một cách khách quan và
minh bạch, minh chứng rõ nét nhất cho điều này xuất phát từ nhiều nghiên cứu giai đoạn hai
thập kỷ về việc ứng dụng IFRS ở những vùng lãnh thổ và đất nước cụ thể (hoặc theo từng
nhóm), có thể lấy ví dụ như:

Quản trị lợi nhuận giảm khi áp dụng IFRS: Barth và cộng sự (2008), Christensen và
cộng sự (2015);

Tăng mức tin cậy của thông tin nhờ áp dụng IFRS: Bartov và cộng sự (2005),
Serafeim và Horton (2010), Barth và cộng sự (2012);

Tăng tính khách quan và hợp lý của thông tin khi so sánh nhờ áp dụng IFRS: Joshi và
cộng sự (2008), Li (2010);

Cải thiện tính đúng hạn trong quá trình ghi nhận lỗ theo kỳ nhờ áp dụng IFRS: Barth
và cộng sự (2008), Chen và cộng sự (2010), Sun và cộng sự (2011), Christensen và cộng sự
(2015);

Áp dụng IFRS làm tăng giá trị và mức độ lưu động của cổ phiếu: Daske và cộng sự
(2008), Barth và cộng sự (2014, 2018).

Không chỉ mang lại những lợi ích cho các quốc gia lớn phát triển, IFRS còn “nhen
nhóm” cho các quốc gia đang phát triển những cơ hội nhằm nâng cao chất lượng thông tin
trên BCTC. Điển hình như ở công trình nghiên cứu của Dante và cộng sự (2018), nhóm tác

1
giả đã thu thập dữ liệu trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2016 của 2.458 công ty đến từ 13
quốc gia mới nổi (gồm Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Malaysia, Mexico, Nigeria,
Pakistan, Peru, Philippin, Ba Lan, Nga, và Nam Phi), đã đi đến kết luận rằng nhờ có IFRS,
chất lượng thông tin trên BCTC gia tăng mạnh và hạn chế được quản trị lợi nhuận. Tuy nhiên,
vẫn có một số bất cập nhất định khi ứng dụng IFRS, điển hình là vào năm 2010, Veschoor đã
chỉ ra những điểm gây quan ngại của SEC trong việc sử dụng IFRS gồm sự hợp lý, mức độ
thông hiểu, và những điểm khác nhau khi so với US GAAP; luật và các thủ tục pháp lý bị ảnh
hưởng bởi IFRS; ảnh hưởng của IFRS lên các doanh nghiệp. Đến nay, Hoa Kỳ vẫn chưa hợp
thức hóa việc áp dụng IFRS vào BCTC, do đó, sự cận trọng này của Mỹ sẽ là bài học và lý do
chính đáng nhất để Việt Nam có thể có một cái nhìn kỹ lưỡng, khách quan hơn, chuẩn bị hành
trang đầy đủ cho tiến trình áp dụng, không sớm thì muộn, IFRS.

IFRS và Việt Nam đã có mối quan hệ tiềm tàng từ các năm về trước, nhưng theo thông
tin IRRS Foundation đưa ra vào tháng 04/2020, cho rằng Việt Nam vẫn chưa ký cam kết ứng
dụng. Tuy vậy, Quyết định 345/QĐ-BTC và Đề án áp dụng chuẩn mực BCTC chính thức
(16/03/2020) là một minh chứng quan trọng, khẳng định chắc chắc rằng việc sử dụng IFRS là
điều không thể tránh khỏi. Bàn luận đi cũng phải bàn luận lại, IFRS đòi hỏi kỹ năng thành
thạo và tính chuyên môn trong công việc của các kế toán, kiểm toán viên, do đó nhiều vấn đề
bất cập có thể xảy ra. Năm 2017, Nguyễn Ngọc Hiệp đã thực hiện nghiên cứu và đưa ra kết
luận chung rằng kết thúc năm 2017, chỉ 17 BCTC thực hiện theo IFRS được 17 doanh nghiệp
sử dụng, chứng tỏ độ phủ sóng của IFRS là cực kỳ thấp. Nhìn nhận sáng suốt về vấn đề này,
BTC cần xem xét, thẩm định lại mức độ, quy mô của từng doanh nghiệp, để từ đó phổ biến
từng chiến dịch, phương hướng nắm bắt IFRS khác nhau. Sau khi nghiên cứu sơ lược các tiền
nghiên cứu, nhóm nghiên cứu để ý rằng các nghiên cứu dù ở nước ngoài hay Việt Nam đều đi
theo hướng khai thác thông tin của BCTC và các nguồn dữ liệu thứ cấp, việc phân tích hành
vì và mối liên hệ của nó với IFRS thì không nhiều và hiển nhiên vẫn còn nhiều thiếu sót, hoặc
sai sót cần được giải đáp. Hơn nữa, các tiền nghiên cứu về phân tích hành vi và IFRS này vẫn
chưa có đủ cơ sở lý thuyết nền tảng, hay chỉ phân tích kết quả nghiên cứu thông qua công cụ
giản đơn là SPSS, dẫn đến việc không thể giải quyết triệt để, hoặc có thể bị chệch hướng đi
của vấn đề nghiên cứu. Thẩm định và điều tra về ý định hành vi áp dụng IFRS, nhất là với
Việt Nam, nơi chưa chính thức hóa IFRS, sẽ có thể phát hiện ra những nhân tố cũng như mức
độ tác động lên quyết định đó. Từ những lý do nêu trên, nhóm nghiên cứu đã đi đến quyết
định thực hiện nghiên cứu chủ đề “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng chuẩn mực
lập Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam”.

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu


2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng áp dụng IFRS tại các Doanh nghiệp niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân
tố đến việc áp dụng chuẩn mực lập Báo cáo tài chính (IFRS) tại các doanh nghiệp niêm yết ở
Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị tới các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam
nhằm nâng cao khả năng áp dụng IFRS.

Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng khung nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng IFRS
của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam;

- Đánh giá mức độ và chiều tác động từng nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng
IFRS của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam;

- Trên cơ sở lý thuyết, kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu, đề tài đề xuất hàm ý
giúp các doanh nghiệp, kế toán viên, và kiểm toán viên.

2.2. Câu hỏi nghiên cứu

Dựa trên cơ sở tổng quan về tình hình nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra
và cần tìm câu trả lời khi thực hiện đề tài này đó là:

- Khung nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng IFRS của các
doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam là như thế nào?

- Những nhân tố nào được cho là có tác động đến khả năng áp dụng IFRS của các
doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam?

- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành ảnh hưởng đến khả năng áp dụng IFRS
của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam?

- Cần phải làm gì để cải thiện khả năng áp dụng IFRS của các doanh nghiệp niêm yết ở
Việt Nam?

3. Tổng quan nghiên cứu

3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu “Factors Affecting on the Adoption of International Financial Reporting


Standards: Iraqi Evidence” (Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các chuẩn mực báo cáo

3
tài chính quốc tế: Bằng chứng của Iraq) của Sharif (2010) nhằm xem xét các yếu tố ảnh
hưởng đến việc áp dụng IFRS ở Iraq từ nhận thức của kế toán các DN ở Iraq dựa trên sự vận
dụng Lý thuyết thể chế. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, công cụ được sử
dụng để thu thập dữ liệu là bảng câu hỏi. Nghiên cứu đã thu thập bảng hỏi từ 50 DNNY trên
thị trường chứng khoán ở quốc gia này. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy các yếu tố: Thị
trường vốn, Trình độ học vấn, Tổ chức nghề nghiệp, Quy mô công ty có tác động đến việc áp
dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) của các DN tại Iraq.

Một nghiên cứu khác, “Critical factors of IFRS adoption in the US: an empirical
study.” (Các yếu tố quan trọng của việc áp dụng IFRS ở Mỹ: một nghiên cứu thực nghiệm)
của Djatei và cộng sự (2012) đã điều tra hành vi của kế toán viên về các yếu tố có ảnh hưởng
tới khả năng sớm áp dụng IFRS ở Mỹ dựa trên Lý thuyết về Hành vi có Kế hoạch (TPB). Dữ
liệu được thu thập bởi bảng hỏi từ 138 chuyên gia kế toán từ các công ty, DN lớn. Kết quả của
bài nghiên cứu cho thấy Chuẩn mực chủ quan và Khả năng kiểm soát nhận thức có tác động
đáng kể tới ý định áp dụng sớm các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS).

Simegn (2015) đã tiến hành nghiên cứu “Adoption of International Financial


Reporting Standards (IFRS) in Ethiopia: Empirical Evidence.” (Việc áp dụng các Chuẩn mực
Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) ở Ethiopia: Bằng chứng thực nghiệm) dựa trên Lý thuyết
hành vi có kế hoạch, khuôn mẫu Lý thuyết của Choi & Meek (2011). Mục đích của nghiên
cứu này là đánh giá việc áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) ở Ethiopia:
những lợi ích, thách thức và các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực
này. Dữ liệu chính được thu thập bằng bảng câu hỏi từ 70 chuyên gia kế toán trong khi dữ liệu
thứ cấp được thu thập từ các bài báo, sách hướng dẫn, sách và trang web sau đó dữ liệu thu
thập được phân tích bằng cách sử dụng nhiều phân tích hồi quy tuyến tính sau đó được trình
bày bằng bảng, đồ thị, biểu đồ và thống kê mô tả. Kết quả nghiên cứu phát hiện ra rằng các
biến chuẩn mực chủ quan, kiểm soát nhận thức và trình độ học vấn ảnh hưởng đáng kể và tích
cực đến việc áp dụng IFRS trong khi hệ thống pháp luật ảnh hưởng tiêu cực và đáng kể sự
chấp nhận của nó. Các biến số về thái độ, sự phát triển kinh tế và thị trường vốn không có
đóng góp đáng kể nào cho ý định áp dụng IFRS.

Trong một nghiên cứu của Albaskri (2015): “The perception of accountants on IFRS
adoption: Evidence from Libya.” (Nhận thức của kế toán về việc áp dụng IFRS: Bằng chứng
từ Libya), mục đích của nghiên cứu này là nhằm khám phá nhận thức kế toán viên về các
nhân tố tác động đến việc áp dụng chuẩn mực IFRS của các DN ở Libya. Đề tài sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng, công cụ được sử dụng để thu thập dữ liệu là bảng câu
4
hỏi. Dữ liệu được thu thập từ 188 kế toán viên tại các DN ở đất nước này. Kết quả cho thấy
rằng các tổ chức nghề nghiệp và chính sách của chính phủ có ý nghĩa tích cực đối với việc áp
dụng IFRS ở Libya. Tuy nhiên, thị trường vốn và trình độ học vấn không ảnh hưởng nhiều
đến việc áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) tại Libya.

Năm 2018, Al-Htaybat đã nghiên cứu “Accountants Perception on the Factors


Affecting the Adoption of International Financial Reporting Standards in Yemen.” (Nhận thức
của kế toán về các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc
tế ở Yemen) dựa trên nền tảng Lý thuyết thể chế. Mục đích của nghiên cứu là xem xét các yếu
tố ảnh hưởng tới việc áp dụng Lập BCTC quốc tế (IFRS) của các DN ở Jordan, các yếu tố
được xây dựng trong mô hình nghiên cứu là: quy mô công ty, công ty kiểm toán, lợi nhuận,
loại hình sở hữu và hợp tác quốc tế, trình độ kế toán, tổ chức nghề nghiệp. Dữ liệu nghiên cứu
được tổng hợp từ các nghiên cứu tiền nhiệm và thực hiện phỏng vấn 30 chuyên gia kế toán để
xây dựng mô hình nghiên cứu; tuy nhiên nghiên cứu này chưa đo lường được mức độ tác
động của các yếu tố này đến việc áp dụng IFRS ở quốc gia này.

Nghiên cứu “Audit committee effectiveness, isomorphic forces, managerial attitude


and adoption of international financial reporting standards.” (Hiệu lực của ủy ban kiểm toán,
lực lượng đẳng cấp, thái độ quản lý và việc áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế)
của Bananuka & cộng sự (2019) dựa trên nền tảng Lý thuyết thể chế mới nhằm mục đích
khám phá sự ảnh hưởng của các yếu tố: chất lượng kiểm toán, tổ chức nghề nghiệp, thái độ
nhà quản lý đến việc áp dụng IFRS của các DN tại Ugandan. Bảng hỏi khảo sát được nhóm
nghiên cứu gửi tới các giảm đốc tài chính, tổng giám đốc của các DN ở quốc gia này. Kết quả
nghiên cứu cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các nhân tố trên tới việc áp dụng IFRS dựa
trên kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính.

Trong công trình “Accountants Perception on the Factors Affecting the Adoption of
International Financial Reporting Standards in Yemen. International Journal of Financial
Research” (Nhận thức của kế toán về các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các tiêu chuẩn
báo cáo tài chính quốc tế ở Yemen) của Al-Absy & Ismail (2019) nhằm xem xét các yếu tố
ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS của các DN tại Yemen từ nhận thức của kế toán các DN ở
quốc gia này. Các yếu tố đó là: chính sách của chính phủ, thị trường vốn, tăng trưởng kinh tế,
môi trường quốc tế, tổ chức nghề nghiệp, trình độ của kế toán, quy mô công ty, chi phí. Mẫu
khảo sát là 41 sinh viên ngành kế toán đi du học sau đại học, tại các trường đại học công lập
tại Malaysia. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các yếu tố chính sách của chính phủ, thị trường
vốn, tăng trưởng kinh tế, tổ chức nghề nghiệp,trình độ học vấn của kế toán, quy mô của các
5
công ty, chi phí ban đầu, hội nhập quốc tế đều có tác động đến việc áp dụng IFRS của các
DN. Còn yếu tố văn hóa không ảnh hưởng đến việc áp dụng bộ chuẩn mực này.

3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Theo Hà Xuân Thạch và Nguyễn Ngọc Hiệp (2018), nghiên cứu “Những nhân tố ảnh
hưởng đến chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc
tế” nhằm mục đích khám phá những yếu tố tác động tới quá trình lần đầu chuyển đổi BCTC
từ chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) sang Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS). Thang đo
nghiên cứu được nhóm nghiên cứu xây dựng các nghiên cứu tiền nhiệm và nghiên cứu tình
huống. Nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát theo bảng hỏi trên 300 chuyên gia có kiến thức về
chuyển đổi VAS sang IFRS. Thông qua phân tích nhân tố khám phá và hồi quy tuyến tính,
nhóm tác giả cho rằng 5 nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS gồm:
Hội nhập kinh tế, hệ thống pháp luật, môi trường văn hoá, hỗ trợ của nhà quản trị và trình độ
chuyên môn người làm kế toán, trong đó nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất là hội nhập kinh tế.

Năm 2019, Lê Trần Hạnh Phương thực hiện Luận án tiến sĩ với đề tài “Các nhân tố
tác động đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại Việt Nam - Nghiên cứu phạm vi
quốc gia và DN” dựa trên nền tảng lý thuyết về Thuyết đại diện, Thuyết quản trị DN, Lý
thuyết tín hiệu; Lý thuyết thể chế; Lý thuyết ảnh hưởng chính trị, với mục đích kiểm tra tác
động của các yếu tố đến việc áp dụng IFRS của các DN lớn niêm yết và chưa niêm yết tại
Việt Nam. Tác giả sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm xây
dựng và kiểm định giả thuyết, mô hình nghiên cứu. Các nhân tố vĩ mô gồm: văn hóa, tăng
trưởng kinh tế, thị trường vốn, giáo dục, hoạt động đầu tư nước ngoài, pháp luật, chính trị.
Các nhân tố vi mô bao gồm: niêm yết ở thị trường nước ngoài, đòn bẩy, quy mô DN, khả
năng sinh lời, chất lượng kiểm toán, trình độ kế toán viên, sự kết nối giữa kế toán và thuế, vay
vốn nước ngoài, đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, có sự tham gia của người nước ngoài vào
ban lãnh đạo. Kết quả nghiên cứu cho rằng, có 7 nhân tố tác động bao gồm: văn hoá, giáo
dục, tăng trưởng kinh tế, chính trị, đầu tư nước ngoài, chất lượng kiểm toán và sự tham gia
quản lý của người nước ngoài vào ban lãnh đạo đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam.

Nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng IFRS của các doanh nghiệp
niêm yết Việt Nam” của Nguyễn Thị Ngọc Điệp năm 2020 dựa vào nền tảng Lý thuyết hành
vi có kế hoạch, Lý thuyết thể chế xã hội học hiện đại, Lý thuyết đại diện và kế thừa các
nghiên cứu trước với mục đích đề xuất mô hình các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng
IFRS tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các nhân tố bao

6
gồm: Hội nhập kinh tế, Quy mô DN, Hệ thống pháp luật, Tổ chức nghề nghiệp, Thái độ của
nhà quản trị, Trình độ kế toán viên, Chi phí có ảnh hưởng tới khả năng áp dụng IFRS của
DNNY Việt Nam. Tuy nhiên, bài nghiên cứu mới chỉ đề xuất mô hình nghiên cứu, chưa thực
hiện được quá trình khảo sát, và chạy dữ liệu để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
này đến khả năng áp dụng IFRS của DNNY Việt Nam.

Trong một nghiên cứu của ThS. Đỗ Khánh Ly về “ Các nhân tố ảnh hưởng đến áp
dụng chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) cho các doanh nghiệp tại Việt Nam” năm 2020, mục
tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến khả năng áp
dụng IFRS của DNNY Việt Nam. Tác giả sử sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, xây
dựng mô hình nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi
khảo sát. Bảng hỏi được kháo sát trên 200 mẫu ở các doanh nghiệp tại nước ta. Bài nghiên
cứu thu được kết quả là 5 nhân tố có ảnh hưởng tới khả năng áp dụng IFRS của doanh nghiệp
Việt Nam: Trình độ nhân lực, Chế độ chính sách nhà nước, Áp lực hội nhập, Quy mô doanh
nghiệp, Cam kết của nhà quản lý.

3.3. Khoảng trống nghiên cứu và xác lập vấn đề nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu trên cho thấy những kết quả nghiên cứu đạt được chủ
yếu trên các phương diện như sau:

Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng chuẩn mực lập Báo cáo tài
chính quốc tế (IFRS) đã có rất nhiều mô hình và giả thiết nghiên cứu được đề xuất và kiểm
định bằng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính cho những kết quả khác
biệt từ những bối cảnh và môi trường thực tế khác nhau ở một quốc gia. Các nghiên cứu này,
đã sử dụng thang đo các biến nghiên cứu là khác nhau và cho những kết quả nghiên cứu có sự
khác biệt.

Ở Việt Nam, các công trình về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng chuẩn mực
lập Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) dựa trên sự kế thừa của các nghiên cứu tiền nghiệm trên
thế giới, tuy nhiên ở các nghiên cứu này còn nhiều hạn chế. Những công trình nghiên cứu đó
còn chưa đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng áp dụng IFRS của
doanh nghiệp Việt Nam, hoặc phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu còn có mặt hạn chế.

Do vậy, đề tài khoa học “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng chuẩn mực lập
Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam” là môt nghiên
cứu thú vị góp phần vào việc khỏa lấp khoảng trống nghiên cứu trong lĩnh vực này.

7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là vấn đề lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng áp dụng IFRS của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam.

b. Phạm vi nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính); Tổ chức
nghề nghiệp: Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
(VACPA); Các doanh nghiệp niêm yết: Nhà quản trị và kế toán viên tai các doanh nghiệp
niêm yết; Các nhà nghiên cứu về kế toán, kiểm toán của các trường Đại học.

- Thời gian nghiên cứu: Khảo sát được thực hiện trong giai đoạn từ tháng 10 năm 2022 đến
tháng 1 năm 2023 và phỏng vấn sâu được thực hiện ngày 05/12 đến 04/01/2023.

- Nội dung nghiên cứu: Các nhân tố nào được cho là có tác động đến khả năng áp dụng IFRS
của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được trọn vẹn mục tiêu nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu của
đề tài, nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng.

Đối với phương pháp nghiên cứu định tính, nhóm tác giả sử dụng phương pháp phỏng
vấn, phương pháp chuyên gia và phương pháp nghiên cứu tài liệu để tổng quan tình hình
nghiên cứu. Trên cơ sở đó xác lập khung nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến áp dụng
Chuẩn mực lập Báo cáo tài chính Quốc tế tại các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam.

Đối với phương pháp nghiên cứu định lượng, nhóm tác giả sử dụng phương pháp khảo
sát để tìm hiểu thực tế tác động của các nhân tố có ảnh hưởng tới áp dụng chuẩn mực lập Báo
cáo tài chính (IFRS) tại các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam. Dữ liệu sau khi thu thập,
được phân tích với phần mềm SPSS 26.0 để phân tích thống kê mô tả, kiểm định mối tương
quan, kiểm tra độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá,
phân tích hồi quy đa biến.

Các phương pháp nghiên cứu sẽ được chỉ ra rõ hơn tại Chương 2 của đề tài.

6. Đóng góp mới của đề tài


8
(1) Tổng hợp một cách căn bản cơ sở lý thuyết có liên quan chuẩn mực lập Báo cáo
Tài chính Quốc tế, từ đó chỉ ra khoảng trống của đề tài.

(2) Thiết kế khung nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng chuẩn
mực lập Báo cáo tài chính (IFRS) tại các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam trên cơ sở kế
thừa và phát triển các nghiên cứu tiền nghiệm. Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu dựa trên
mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Điệp, nhóm thực hiện đo lường, đánh giá mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố có tác động đến áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp niêm yết ở
Việt Nam, đồng thời nhóm mở rộng phạm vi nghiên cứu với 4 đối tượng gồm: Cục Quản lý
giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính); Tổ chức nghề nghiệp: Hội Kế toán và kiểm toán
Việt Nam, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA); Các doanh nghiệp niêm yết:
Nhà quản trị và kế toán viên tai các doanh nghiệp niêm yết; Các nhà nghiên cứu về kế toán,
kiểm toán của các trường Đại học .

(3) Kiểm định được mức độ tác động của các yếu tố đến việc áp dụng chuẩn mực lập
Báo cáo tài chính (IFRS) tại các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam.

(4) Đề xuất phương hướng, giải pháp đối với cơ quan thẩm quyền, doanh nghiệp và
các đối tượng khác để cải thiện việc áp dụng chuẩn mực lập Báo cáo tài chính (IFRS) tại các
doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam.

7. Kết cấu của đề tài

Đề tài có () trang, () bảng, () hình, () hộp. Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục bảng
biểu, sơ đồ, chữ viết tắt, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung đề tài gồm 3 chương
chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thảo luận và kiến nghị

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận về IFRS

1.1.1 Khái quát chung về IFRS

9
IFRS là viết tắt của "International Financial Reporting Standards" (Tiêu chuẩn Báo
cáo tài chính Quốc tế). Đây là một bộ tiêu chuẩn do Tổ chức Kế toán Quốc tế (International
Accounting Standards Board - IASB) ban hành, nhằm định hướng và hướng dẫn các công ty
trên toàn thế giới trong việc lập báo cáo tài chính.

IFRS cung cấp một tập hợp các chuẩn mực tài chính, quy tắc và quy định về cách thức
tạo ra báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn này giúp các doanh nghiệp tạo
ra các báo cáo tài chính một cách khoa học, chính xác và đồng nhất giúp cho việc quản lý và
đánh giá tình hình kinh tế của công ty trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa nó giúp cho các doanh
nghiệp, nhà đầu tư và các các bên liên quan có thể so sánh và đánh giá tình hình kinh tế của
doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trên toàn thế giới.

IFRS được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt là trong các quốc gia thuộc
Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia khác như Canada, Australia, New Zealand, Hồng
Kông, Nhật Bản và Singapore. Tuy nhiên, một số quốc gia vẫn có thể sử dụng các tiêu chuẩn
tài chính khác nhau, ví dụ như Hoa Kỳ sử dụng tiêu chuẩn tài chính GAAP (Generally
Accepted Accounting Principles).

1.1.2 Khung khái niệm IFRS

Khung khái niệm IFRS là tài liệu cốt lõi mô tả mục đích, khái niệm, nguyên tắc và
mục tiêu của việc lập và trình bày Báo cáo tài chính theo IFRS chung. Nó được xây dựng và
phát hành bởi Hội đồng IFRS. Khung khái niệm IFRS bao gồm một số nguyên tắc cơ bản
như: nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc trình bày trung thực, nguyên tắc có thể so sánh, nguyên
tắc có thể kiểm chứng, nguyên tắc kịp thời và nguyên tắc dễ hiểu cho đối tượng sử dụng.

Năm 2018, IASB (Ủy ban Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế) đã phát hành phiên bản sửa
đổi của "Khung khái niệm áp dụng trong Báo cáo tài chính". Phiên bản sửa đổi này bao gồm
các khái niệm toàn diện hơn về định nghĩa tài sản, nợ phải trả và việc ghi nhận, cũng như làm
rõ các khái niệm về đo lường sự không chắc chắn, sự thận trọng, sự quản lý và bản chất quan
trọng hơn hình thức. Phiên bản sửa đổi này cũng cung cấp các hướng dẫn chi tiết hơn về đo
lường, trình bày và công bố, đơn vị báo cáo và ngừng ghi nhận.

1.1.3 Thực trạng áp dụng IFRS

1.1.3.1. Thực trạng áp dụng IFRS ở trên thế giới

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng IFRS hoặc các tiêu chuẩn kế toán
quốc tế khác tương tự. Theo một báo cáo của IFRS Foundation năm 2021, hơn 140 quốc gia
trên thế giới đã chấp nhận hoặc bắt buộc sử dụng IFRS. Trong số này, có các quốc gia lớn
10
như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ, Brazil, Nga, các nước thuộc Liên minh
châu Âu và nhiều quốc gia khác.

Tuy nhiên, cách thức áp dụng IFRS còn khác nhau giữa các quốc gia. Một số quốc gia
áp dụng IFRS một cách chính thức và bắt buộc cho tất cả các công ty, trong khi một số khác
cho phép các công ty chọn tiêu chuẩn kế toán mà họ muốn áp dụng. Ngoài ra, còn có một số
quốc gia sử dụng phiên bản biến thể của IFRS hoặc áp dụng tiêu chuẩn kế toán quốc gia của
chính họ.

Sự phổ biến của IFRS được giải thích bởi nhiều lý do, bao gồm sự tăng trưởng của thị
trường toàn cầu, nhu cầu của các nhà đầu tư và các bên liên quan khác trong việc so sánh
thông tin tài chính giữa các công ty trên toàn cầu, và sự thống nhất và tiện lợi trong việc sử
dụng tiêu chuẩn kế toán chung.

 Thực trạng áp dụng IFRS tại Singapore

Năm 2001, Singapore thành lập Hội đồng chuẩn mực kế toán (ASC) đề xuất áp dụng
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trong việc xây dựng báo cáo tài chính của
Singapore (IFRS, 2016). Từ năm 2002, Singapore đã triển khai Chuẩn mực Báo cáo Tài chính
(SFRS), dựa trên khuôn khổ IFRS, cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán
Singapore.

Vào năm 2009, Hội đồng Chuẩn mực Kế toán (ASC) đã đưa ra chiến lược sửa đổi
Chuẩn mực Báo cáo Tài chính (SFRS) cho phù hợp với Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc
tế (IFRS) nhằm mục đích áp dụng cho các công ty giao dịch công khai trong Singapore. ASC
sau đó đã đưa ra một kế hoạch áp dụng đầy đủ IFRS và thiết lập một mốc thời gian để thực
hiện trong năm 2012. Vào ngày 29 tháng 5 năm 2014, ASC đã công bố nghĩa vụ đối với các
công ty giao dịch công khai ở Singapore phải áp dụng IFRS cho năm tài chính của họ bắt đầu
vào ngày 1 tháng 1 năm 2018. Chuẩn mực báo cáo tài chính mới của Singapore, được gọi là
Singapore-Financial Reporting Standards (SG-FRS), được xây dựng theo chuẩn mực báo cáo
tài chính quốc tế IFRS và được áp dụng cho các doanh nghiệp có kỳ kế toán bắt đầu hay sau
ngày 1 tháng 10 năm 2018. Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) đã công nhận tính
tương thích của các chuẩn mực kế toán của Singapore với IFRS nói chung.

Singapore là một trong những quốc gia đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn kế toán quốc tế
(IFRS) trong hoạt động kế toán của các doanh nghiệp. Việc áp dụng IFRS tại Singapore được
thực hiện một cách dần dần và có lộ trình cụ thể cho từng đối tượng doanh nghiệp. Trong quá
trình thực hiện, Singapore đã tập trung vào việc xây dựng một bộ tài liệu hướng dẫn chi tiết

11
về cách thức áp dụng IFRS đối với từng loại doanh nghiệp cụ thể, bắt đầu với các doanh
nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán. Đồng thời, Singapore cũng tạo ra các bảng câu hỏi và
các chương trình đào tạo để giúp đỡ doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.

Một trong những hoạt động quan trọng của Singapore là việc đánh giá tác động và ảnh
hưởng của IFRS đối với doanh nghiệp. Năm 2017, một cuộc khảo sát đã được thực hiện với
sự tham gia của các kiểm toán viên từ 8 công ty kiểm toán doanh nghiệp đại chúng theo quy
định của công ty niêm yết. Kết quả khảo sát cho thấy rằng, trong số 235 công ty đại chúng
được khảo sát, chỉ có 21 công ty (tương đương 9%) đã hoàn thành việc đánh giá tác động và
ảnh hưởng theo IFRS 1. Trong khi đó, 77% công ty vẫn chưa hoàn thành việc đánh giá và
14% không áp dụng IFRS.

Ngoài ra, câu hỏi về nguồn lực và đội ngũ nhân sự tài chính kế toán cũng được đặt ra
trong cuộc khảo sát. Đội ngũ này được xem là rất quan trọng trong quá trình thực hiện IFRS.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy rằng chỉ có 25% trong số 235 công ty đại chúng đã được
khảo sát đáp ứng yêu cầu về nguồn lực và con người, trong khi 63% không đáp ứng và 12%
không áp dụng.

Tóm lại, Singapore đã có sự chuẩn bị tốt cho việc áp dụng IFRS trong hoạt động kế
toán của doanh nghiệp.

 Thực trạng áp dụng IFRS tại Hàn Quốc

Trong số đó, Hàn Quốc được xem là một trong những quốc gia thành công nhất trong
việc triển khai IFRS. Được áp dụng từ năm 2011, quá trình triển khai IFRS tại Hàn Quốc båt
đầu từ năm 2009, khi một số công ty được chọn tự nguyện áp dụng IFRS sớm hơn thời hạn
yêu cầu. Năm 2007, bản dịch tiếng Hàn của các tiêu chuẩn IFRS đã được hoàn thành và được
Cơ quan Giám sát Tài chính Hàn Quốc (FSC) chấp thuận và công nhận hợp pháp để sử dụng
tại Hàn Quốc.

Trước đó, chính phủ Hàn Quốc đã thành lập một nhóm chuyên trách để sửa đổi cơ sở
hạ tầng kế toán, bao gồm các luật và quy định liên quan. Đến tháng 3/2009, một nhóm hỗ trợ
được thành lập để giải quyết các vấn đề phát sinh và tạo sự ổn định trong quá trình triển khai,
tiếp tục hoạt động cho đến tháng 11/2010.

Tất cả các công ty giao dịch công khai, tổ chức tài chính, tổ chức phi lợi nhuận và các
tổ chức khác phục vụ lợi ích công cộng ở Hàn Quốc phải tuân thủ IFRS được ủy quyền, theo
chiến lược và lộ trình thực hiện. Báo cáo tài chính hợp nhất và riêng đều phải tuân thủ các
chuẩn mực K-IFRS. Kết quả là trong năm 2009 và 2010, 14 tổ chức và 59 tổ chức tài chính đã
12
được chấp thuận nộp đơn đăng ký. Tổng cộng có 3.126 doanh nghiệp bắt đầu triển khai IFRS
vào năm 2011, bao gồm 1.783 doanh nghiệp niêm yết, 201 tổ chức tài chính chưa niêm yết và
1.142 tổ chức tài chính chưa niêm yết. Người ta dự đoán rằng sẽ có nhiều doanh nghiệp áp
dụng IFRS hơn khi nó tiếp tục mở rộng nhanh chóng. Ngoại trừ một số quốc gia có hệ thống
pháp luật lâu đời như Liên minh Châu Âu và Canada, Hàn Quốc được công nhận là một trong
những quốc gia thành công nhất trong việc triển khai IFRS, vượt xa nhiều quốc gia khác. Tuy
nhiên, không phải tất cả các tổ chức tại Hàn Quốc đều tuân thủ IFRS, vì việc nâng cao giám
sát thủ vẫn là một thức thức đối với quốc gia này.

 Thực trạng áp dụng IFRS tại Nhật Bản

Từ tháng 3 năm 2010, các công ty đại chúng tại Nhật Bản được phép chọn giữa bốn
chuẩn mực để lập báo cáo tài chính hợp nhất: Chuẩn mực Kế toán Nhật Bản (JGAAP), Chuẩn
mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS), Chuẩn mực quốc tế sửa đổi của Nhật Bản (JMIS), và
Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung của Hoa Kỳ (US GAAP).

Tuy nhiên, kể từ ngày 31/03/2016, các công ty niêm yết tại Nhật Bản không được
phép lựa chọn chuẩn mực US GAAP để lập báo cáo tài chính hợp nhất nữa. Các công ty niêm
yết và chuẩn bị niêm yết tại Nhật Bản có thể tự nguyện lựa chọn áp dụng chuẩn mực IFRS để
lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, còn lập báo cáo tài chính riêng để gửi cho các cơ
quan có thẩm quyền phải áp dụng theo JGAAP. Tuy nhiên, Nhật Bản không cấm các công ty
áp dụng IFRS cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính riêng phục vụ cho các mục đích
khác như quản trị doanh nghiệp, hợp nhất với báo cáo tài chính của công ty mẹ ở nước ngoài,
hoặc vay vốn trên thị trường quốc tế.

Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) đã công bố số liệu thống kê về việc áp dụng
các tiêu chuẩn IFRS của các công ty Nhật Bản. Tháng 12/2012, chỉ có 10 công ty Nhật Bản tự
nguyện áp dụng chuẩn mực IFRS, nhưng tính đến ngày 30/6/2017, 171 công ty (chiếm 30%
vốn hóa thị trường TSE) đã áp dụng hoặc có kế hoạch áp dụng chuẩn mực IFRS.

Ngoài ra, TSE báo cáo rằng 214 công ty khác (chiếm 22% vốn hóa thị trường của
TSE) đã công bố trong báo cáo tài chính mới nhất rằng họ đang xem xét chuyển đổi sang các
tiêu chuẩn IFRS. Các công ty nước ngoài niêm yết tại Nhật Bản cũng tự nguyện áp dụng
chuẩn mực IFRS để lập BCTC hợp nhất để niêm yết tại thị trường Nhật Bản.

Bên cạnh đó, ngay với chuẩn mực JGAAP thì cũng đã rất “hội tụ” với IFRS. Cụ thể,
nếu vào năm 2005, giữa JGAAP và IFRS còn có tới 26 nội dung khác biệt lớn nhưng với
Thỏa thuận Tokyo được ký kết giữa Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) và ASBJ về

13
việc nhất trí đẩy nhanh quá trình “hội tụ” JGAAP với IFRS thì đến năm 2008, JGAAP về cơ
bản đã tương thích với IFRS, không còn điểm khác biệt lớn nào.

ASBJ đã xem xét khả năng áp dụng IFRS bắt buộc từ năm 2009 và dự kiến đưa ra
quyết định vào năm 2012. Tuy nhiên, IFRS vẫn chỉ mang tính tự nguyện vào thời điểm này do
nhiều vấn đề và khó khăn mà các công ty gặp phải khi triển khai chúng. Thay vì áp dụng bắt
buộc IFRS, ASBJ tiếp tục xem xét và thực hiện các thay đổi đối với JGAAP để làm cho nó
toàn diện hơn và gần với IFRS hơn.

1.1.3.2. Thực trạng áp dụng IFRS ở Việt Nam

a. Thực trạng áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp trong nước

Trong bối cảnh nền kinh tế đang toàn cầu hóa nhanh chóng hiện nay, việc các công ty
trên toàn thế giới áp dụng một ngôn ngữ chung cho báo cáo tài chính thông qua việc áp dụng
Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) là vô cùng quan trọng. Hệ thống IFRS phục vụ
mục đích này bằng cách cung cấp một ngôn ngữ thống nhất cho báo cáo tài chính. Tuy nhiên,
bất chấp tầm quan trọng của nó, Việt Nam là một trong số ít quốc gia vẫn chưa áp dụng IFRS
kể từ tháng 7 năm 2019, theo IFRS Foundation.

Bất chấp những lợi ích của IFRS, tỷ lệ áp dụng ở Việt Nam vẫn tụt hậu so với phần
còn lại của thế giới. Đây là một xu hướng đáng lo ngại do tầm quan trọng của IFRS như một
công cụ để đảm bảo báo cáo tài chính nhất quán, chính xác và có thể so sánh được. Do đó,
Việt Nam cần phải thực hiện các bước cần thiết để áp dụng IFRS nhằm bắt kịp xu hướng toàn
cầu và đảm bảo tính minh bạch và khả năng so sánh tài chính cần thiết trong môi trường kinh
doanh phát triển nhanh chóng hiện nay.

Phạm vi áp dụng IFRS Tình trạng Ghi chú

Không. Việt Nam chưa áp


Bắt buộc áp dụng IFRS cho các
Chưa dụng IFRS. Vẫn áp dụng
DNNY
chuẩn mực trong nước

Cho phép áp dụng IFRS cho các


Chưa
DNNY

Bắt buộc hoặc cho phép áp dụng IFRS


Chưa Không
đối với các DN nước ngoài

14
Bắt buộc hoặc cho phép áp dụng IFRS Không. Vẫn áp dụng chuẩn
Chưa
cho DN nhỏ và vừa mực trong nước

Dự định triển khai IFRS cho doanh


Chưa Không
nghiệp nhỏ và vừa

Nguồn: IFRS.org

Hiện tại, việc áp dụng IFRS tại Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn chuyển đổi và đang
được triển khai từng bước. Từ năm 2022, các công ty niêm yết tại Việt Nam có nhiệm vụ
chuyển sang sử dụng Chuẩn mực Tài chính Quốc tế (IFRS) thay cho các chuẩn mực kế toán
Việt Nam (VAS). Tuy nhiên, việc áp dụng IFRS chỉ được yêu cầu đối với báo cáo tài chính
hợp nhất, không bắt buộc đối với báo cáo tài chính riêng lẻ của các công ty.

Việc áp dụng IFRS tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, đa thức. Một số công ty
vẫn chưa quen thuộc với IFRS và cần thời gian để chuyển đổi sang hệ thống này. Ngoài ra,
việc thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao về IFRS và thiếu thông tin về IFRS đối
với cả doanh nghiệp và các cơ quan quản lý cũng như lý trí là một trong những kỹ thuật đối
với việc phát triển IFRS tại Việt Nam.

Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan quản lý, các công ty đang ngày
càng tìm hiểu và áp dụng IFRS để cải thiện tính minh bạch và đáng tin cậy của báo cáo tài
chính, nâng cao khả năng cạnh tranh and thu hút đầu tư. Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá
rằng việc áp dụng IFRS sẽ đóng góp tích cực vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam.b. Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam.

b) Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam

Việt Nam bắt đầu áp dụng Chuẩn mực tài chính quốc tế (IFRS) kể từ năm 2007. Tuy
nhiên, lệnh cấm bắt đầu áp dụng IFRS chỉ bắt buộc đối với các công ty đại chúng và không
bắt buộc đối với các công ty tư vấn nhân. Sau đó, chính phủ Việt Nam đã thực hiện các biện
pháp pháp lý để thúc đẩy việc áp dụng IFRS rộng rãi hơn. Năm 2012, Tổng cục Thuế Việt
Nam đã ban hành Thông tư số 200/2012/TT-BTC hướng dẫn áp dụng IFRS đối với các doanh
nghiệp trong lĩnh vực dầu khí và khai thác tài nguyên tái tạo. Từ đó, việc áp dụng IFRS đã
được mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác nhau. Năm 2015, Chính phủ Việt Nam đã ban hành
Nghị định số 200/2014/NĐ-CP quy định về kế toán và báo cáo tài chính áp dụng tiêu chuẩn
kế toán quốc tế tại Việt Nam. Theo đó, các công ty niêm yết và các công ty có quy định lớn
phải áp dụng IFRS trong báo cáo tài chính hợp nhất. Tuy nhiên, các công ty tư nhân và các
công ty vừa và nhỏ vẫn có thể tiếp tục áp dụng các tiêu chuẩn kế toán Việt Nam. Trong tương

15
lai, dự kiến IFRS sẽ được áp dụng rộng rãi hơn tại Việt Nam để tăng tính minh bạch và khả
năng so sánh giữa các doanh nghiệp.

1.2. Cơ sở lý thuyết

1.2.1. Thuyết hành vi có kế hoạch

Thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB) được Ajzen (1991)
hoàn thiện hơn đưa thêm yếu tố “kiểm soát hành vi” ảnh hưởng bởi hai yếu tố gồm cảm nhận
sự dễ dàng và niềm tin kiểm soát của người tiêu dùng vào mô hình. Niềm tin kiểm soát là
cách mà một người nhận thấy sự khả quan để thực hiện một hành động. Sự dễ sử dụng được
là đánh giá chủ quan về các nguồn lực cần có để đạt được mục tiêu. So với mô hình TRA,
trong việc dự đoán và giải thích hành vi của người tiêu dùng. nhờ vào việc bổ sung thêm yếu
tố kiểm soát hành vi cảm nhận, TPB được xem là tối ưu hơn.

Theo thuyết TPB, ý định hành vi có tác động trực tiếp tới một hành vi nhất định. Ý
định là một nhân tố được sử dụng để đánh giá năng lực thực hiện một hành vi trong tương lai.
Theo Ajzen (1991), Ý định là một nhân tố có chức năng khuyến khích, kích thích, thúc đẩy
một cá nhân sẵn sàng thực hiện hành vi; khả năng thực hiện một hành vi càng cao khi ý định
thực hiện hành vi đó mạnh. Dựa trên nền tảng lý thuyết TPB, nhóm nghiên cứu đã thiết lập
mối quan hệ giữa áp lực hội nhập kinh tế thế giới, trình độ chuyên môn của kế toán viên, chi
phí, thái độ nhà quản trị, và khả năng áp dụng áp dụng chuẩn mực lập Báo cáo tài chính
(IFRS) của Doanh nghiệp niêm yết.

1.2.2. Thuyết thể chế xã hội học hiện đại

Năm 1983, DiMaggio & Powell đã phát triển lý thuyết thể chế xã hội học hiện đại
(New institutional sociology theory). Theo DiMaggio & Powell (1991), sự duy trì và phát
triển ổn định của Doanh nghiệp được đảm bảo sau khi áp dụng các thể chế. Ba cơ chế đồng
nhất theo thế gồm: Đồng nhất cưỡng chế (coercive isomorphism); Đồng nhất bắt chước
(mimetic isomorphism); đồng nhất quy phạm (normative isomorphism). Lý thuyết thể chế xã
hội học hiện đại gợi ý đề xuất một số biến để giải thích khả năng áp dụng chuẩn mực lập Báo
cáo tài chính (IFRS) tại các Doanh nghiệp niêm yết: quy mô công ty, hệ thống văn bản pháp
luật, hội nhập kinh tế, tổ chức nghề nghiệp.

1.2.3. Thuyết đại diện

Theo Jensen & Meckling (1976), khi thông qua một hợp đồng, mối liên hệ giữa người
chủ sở hữu (bên ủy quyền - Principals) và bên được ủy quyền (Agents) được tập trung dựa
trên Thuyết đại diện (Agency theory). Bên ủy quyền được ủy quyền điều hành Doanh nghiệp
16
từ người chủ sở hữu, được quyền ra quyết định kinh tế có tác động tới Doanh nghiệp. Dựa
trên Thuyết đại diện, cả bên ủy quyền và bên được ủy quyền đều có sự mong muốn là tối đa
hóa lợi ích của bản thân. Một đơn vị chủ thể độc lập, một tổ chức, công ty có sự khác biệt
quyền sở hữu và quyền quản lý sẽ dẫn tới những người đại diện sẽ có hành vi tư lợi. Khi lập
BCTC, người quản lý có thể sẽ tìm cách tác động vào các BCTC, họ có khả năng chọn lựa các
chính sách kế toán có lợi cho mình để đạt mục đích mà họ mong muốn. Theo lý thuyết đại
diện, nhóm tác giả đã thiết lập mối quan hệ giữa nhân tố quy mô DN, quyền sở hữu, đòn bẩy
và loại công ty kiểm toán và khả năng áp dụng chuẩn mực lập Báo cáo tài chính (IFRS) của
Doanh nghiệp niêm yết.

1.3. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu

1.3.1. Giả thuyết nghiên cứu

a. Hội nhập kinh tế

Theo Ikahaimo & đồng tác giả (2008), áp lực toàn cầu hóa kinh tế ảnh hưởng đến khả
năng áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) của các công ty. Ngoài ra, việc
áp dụng IFRS mang lại cho các công ty nhiều lợi ích kinh tế và cải thiện chất lượng báo cáo
tài chính của họ. Các nghiên cứu của Sharif (2010); Siegn (2015); Albaskri (2015); AlHtaybat
(2018); Al-Absy & Ismail (2019); và Lê Trần Hạnh Phương (2019) chỉ ra rằng đầu tư nước
ngoài có tác động đáng kể đến khả năng áp dụng IFRS của các công ty. Theo AlHtaybat
(2018), quá trình toàn cầu hóa và gia tăng cạnh tranh giữa các công ty đang thúc đẩy các công
ty áp dụng IFRS. Toàn cầu hóa đã tạo điều kiện cho các giao dịch kinh tế được ghi nhận theo
các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (Albaskri, 2015). Theo Lê Trần Hạnh Phương (2019),
áp lực toàn cầu hóa kinh tế ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS.

Trên cơ sở những cơ sở lý thuyết giải thích mối quan hệ hội nhập kinh tế và khả năng áp dụng
IFRS, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết:

H1: Hội nhập kinh tế tác động đến khả năng áp dụng IFRS tại các DNNY tại Việt Nam

b. Quy mô Doanh nghiệp

Quy mô của một công ty đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển và thực
hiện chiến lược của DN. Năm 2000, Leuz & Verrechia đã thực hiện nghiên cứu về sự lựa
chọn CMKT của DNNY tại Đức, kết quả cho thấy quy mô DN, nhu cầu tài chính, hoạt động
tài chính tác động tích cực đến việc áp dụng CMKTQT. Theo Affes & Callimaci (2007), công
ty càng lớn thì khả năng áp dụng CMKTQT ở các công ty của Đức và Áo càng lớn. Một
nghiên cứu dựa trên 56 công ty lớn đã niêm yết trên sàn chứng khoán Bồ Đào Nha của Marta
17
và cộng sự, (2008) cho thấy các công ty nhỏ hơn có xu hướng tiếp tục áp dụng CMKT quốc
gia, trong khi các công ty lớn hơn áp dụng chính sách kế toán chất lượng cao ngay cả trước
khi áp dụng CMKTQT chính thức. bởi vì họ phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài và tìm
cách tạo sự khác biệt trên thị trường bằng cách cung cấp thông tin tài chính chất lượng cao.
Stanbank & Tafuh (2011) nhất trí rằng quy mô công ty là một trong những yếu tố quyết định
hệ thống chuẩn mực kế toán phù hợp cho công ty. Kết quả nghiên cứu năm 2013 của Albu &
Associates cho thấy, quy mô DN là yếu tố quyết định phạm vi áp dụng chuẩn mực kế toán
quốc tế đối với DN. Theo Al-Absy & Ismail (2019), việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế
bị ảnh hưởng bởi quy mô của công ty. Các công ty lớn với các nghiệp vụ kinh tế phức tạp và
khó khăn đòi hỏi phải áp dụng IFRS, và các công ty này có đủ tiềm lực tài chính để áp dụng
các chuẩn mực kế toán quốc tế. Mặt khác, các công ty nhỏ với nguồn tài chính hạn chế có xu
hướng dựa vào các chuẩn mực kế toán quốc gia.

Trên cơ sở những cơ sở lý thuyết giải thích mối quan hệ giữa quy mô DN và khả năng
áp dụng IFRS, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết:

H2: quy mô DN tác động đến khả năng áp dụng IFRS tại các DNNY tại Việt Nam

c. Hệ thống pháp luật

Nghiên cứu của N. Klai (2011) đưa ra kết luận rằng sự kiểm soát của các tổ chức tài
chính và chính phủ có tác động tích cực đến chất lượng thông tin kế toán. Các công ty phải
tuân thủ các chính sách của chính phủ liên quan đến báo cáo tài chính để đảm bảo chất lượng
của thông tin kế toán. Hệ thống pháp luật tác động đến khả năng áp dụng các CMKTQT của
các công ty thông qua mức độ tham gia của chính phủ vào quá trình tạo, phát triển và thực thi
các chuẩn mực kế toán. Theo Albu và cộng sự (2011) và Nguyen Cong Phuong và Nguyen
(2012), sự kết nối chặt chẽ giữa hệ thống thuế và kế toán tạo ra những trở ngại trong việc thực
hiện áp dụng CMKTQT. Bằng việc kết hợp các lý thuyết này với việc lý giải mối quan hệ
giữa hệ thống luật pháp và khả năng áp dụng các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế
(IFRS), nhóm tác giả đề xuất giả thuyết:

H3: Hệ thống pháp luật tác động đến khả năng áp dụng IFRS tại các DNNY tại Việt Nam

d. Tổ chức nghề nghiệp

Cộng đồng kế toán ở các quốc gia theo mô hình Anglo-Saxon có tác động đáng kể đến nghề
kế toán, thể hiện qua sự phát triển của các tổ chức nghề nghiệp. Hiệp hội nghề nghiệp đóng
vai trò quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến việc thiết lập chuẩn mực kế toán ở một
quốc gia nhất định. Năm 2019, nghiên cứu của Bananuka và các đồng tác giả cho thấy các tổ
18
chức nghề nghiệp là một trong những yếu tố có ảnh hưởng tích cực thúc đẩy việc áp dụng
IFRS. Kết hợp những phát hiện này với các lý thuyết giải thích mối quan hệ giữa các tổ chức
nghề nghiệp và khả năng áp dụng IFRS, nhóm tác giả đã đề xuất một giả thuyết:

H4: Tổ chức nghề nghiệp tác động đến khả năng áp dụng IFRS tại các DNNY tại Việt Nam

e. Thái độ của nhà quản trị

Theo Rogers (2010), tác nhân trong việc thay đổi của một tổ chức là những cá nhân
tiên phong trong vấn đề đổi mới. Do đó, thái độ của tác nhân thay đổi là quan trọng đối với
việc áp dụng sự đổi mới. Bananuka & cộng sự (2019) cho rằng thái độ nhà quản trị là nhân tố
có tác động tích cực, tạo điều kiện thuận lợi đối với khả năng áp dụng IFRS trong một tổ
chức. Kết hợp với các lý thuyết nền tảng giải thích mối quan hệ giữa thái độ của nhà quản trị
và khả năng áp dụng IFRS, tác giả đưa ra giả thuyết:

H5: Thái độ của nhà quản trị tác động đến khả năng áp dụng IFRS tại các DNNY tại Việt
Nam

f. Trình độ kế toán viên

Theo Hongjiang (2003), trình độ kế toán viên là yếu tố có liên quan đến kỹ năng, kiến
thức nghề nghiệp của nhân viên giúp họ hoàn thành trách nhiệm về công việc kế toán của
mình. Theo nhiều nghiên cứu, trình độ nhận thức, khả năng xử lý của kế toán viên tác động
lớn đến áp dụng CMKTQT. Halyer (2010) cho rằng thái độ của kế toán viên có tác động trong
việc áp dụng IFRS. Theo kết quả nghiên cứu của Uyar & Güngörmüş (2013) , một trong
những trở ngại khi áp dụng IFRS là do thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn. Ngoài
ra, cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra trình độ, kỹ năng, kiến thức thấp là rào cản trong việc áp
dụng CMKTQT (Alp and Ustundag, 2009; Albu, 2012; Ghio and Verona, 2014). Theo nghiên
cứu của Al-Htaybat (2018), kết quả cho thấy có một mối quan hệ giữa trình độ của kế toán
viên và việc áp dụng IFRS tại các DN. Tóm lại, nhân tố trình độ kế toán tác động đến áp dụng
và triển khai IFRS tại DN. Quá trình này đạt hiệu quả hay không phụ thuộc vào trình độ của
kế toán viên – những người trực tiếp thực hiện công việc nghiệp vụ và lập BCTC. Kết hợp với
các lý thuyết nền tảng giải thích mối quan hệ giữa trình độ kế toán viên và khả năng áp dụng
IFRS, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết:

H6: Trình độ kế toán viên tác động đến khả năng áp dụng IFRS tại các DNNY tại Việt Nam

g. Chi phí

19
Theo Al-Omiri M. & Drury C (2007), chi phí bỏ ra trong việc áp dụng kế toán quản
trị phải thích hợp với những lợi ích mà nó mang đến. Năm 2018, Bassemir đã xác định nhu
cầu thay đổi hệ thống thông tin và nhu cầu đào tạo, phát triển nhân viên kế toán là những
thách thức của việc áp dụng IFRS của các DN tại Đức. Nghiên cứu của Nguyễn Bích Ngọc
(2020) cho thấy kết quả là chi phí ảnh hưởng đáng kể đến công tác tổ chức kế toán. Theo Bùi
Thị Oanh và cộng sự (2020), chi phí áp dụng IFRS rất cao bao gồm: thuê chuyên gia tư vấn;
chi phí xây dựng và bảo trì hệ thống công nghệ thông tin. Kết hợp với các lý thuyết nền tảng
giải thích mối quan hệ giữa chi phí và khả năng áp dụng IFRS, tác giả đưa ra giả thuyết:

H7: Chi phí tác động đến khả năng áp dụng IFRS tại các DNNY tại Việt Nam

1.3.2. Mô hình nghiên cứu

Sau khi tìm hiểu, tổng hợp các lý thuyết (Thuyết hành vi có kế hoạch, Thuyết đại diện,
Thuyết thể chế xã hội học hiện đại) và các nghiên cứu trước đây về đề tài có liên quan tới các
yếu tố tác động khả năng áp dụng áp dụng chuẩn mực lập Báo cáo tài chính (IFRS) trong
phạm vi Doanh nghiệp. Dựa trên sự kế thừa mô hình nghiên cứu được đề xuất bởi nghiên cứu
“Các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng IFRS của các doanh nghiệp niêm yết Việt
Nam” của Nguyễn Thị Ngọc Điệp, nhóm tác giả phát triển để phân tích các biến số đo lường,
từ đó đề xuất phát triển mô hình nghiên cứu:

Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

20
21
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện theo cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng.

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm khám phá tìm hiểu sâu các
nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng IFRS của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam.
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu tại hiện
trường. NNC dự trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đi trước và thảo luận với nhà nghiên cứu
về kế toán, kiểm toán của trường Đại học để xác định các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng áp
dụng IFRS tại các DNNY ở Việt Nam

Do dữ liệu thứ cấp chưa đầy đủ và chưa đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu nên
nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng thông qua khảo sát sử dụng bảng hỏi để thu thập
dữ liệu. Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện để đánh giá các phát biểu trong bảng hỏi
đã rõ ràng, dễ hiểu hay chưa, từ đó điều chỉnh lại cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp gửi phiếu trực tuyến thông qua bảng khảo sát
đến 4 đối tượng gồm: Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính); Tổ chức nghề
nghiệp: Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
(VACPA); Các doanh nghiệp niêm yết: Nhà quản trị và kế toán viên tai các doanh nghiệp
niêm yết; Các nhà nghiên cứu về kế toán, kiểm toán của các trường Đại học.

Mẫu cho nghiên cứu sơ bộ định lượng này là 50 đáp viên và được chọn theo phương
pháp lấy mẫu thuận tiện. Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 10
năm 2022 tại Hà Nội.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện trên tập dữ liệu mẫu lớn thông qua bảng khảo
sát gửi đến 4 đối tượng đã thực hiện khảo sát sơ bộ. (Phụ lục 2)

Nghiên cứu chính thức sử dụng bảng khảo sát gồm các câu hỏi để thu thập đánh giá
các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng IFRS của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt
Nam. Dữ liệu thu thập được thực hiện trên tập dữ liệu mẫu lớn thông qua gửi bảng khảo sát
trực tiếp và gửi qua thư điện tử (Google Form) đến 4 đối tượng đã thực hiện khảo sát sơ bộ.
(Phụ lục 2). Khảo sát được thực hiện trong giai đoạn từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 1 năm
2023.

Khung phân tích gồm 7 biến độc lập đánh giá trên thang 1 đến 5 theo thang đo Likert
(Likert, 2017). Quy trình phân tích dữ liệu được tiến hành theo các bước: Phân tích thống kê
22
mô tả, Kiểm định mối tương quan, Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s
Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory factor analysis), Phân tích hồi quy đa
biến.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm khám phá tìm hiểu sâu các
nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng IFRS của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam.
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu tại hiện
trường.

Nghiên cứu tại bàn

Tập trung thực hiện nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu dữ liệu thứ cấp về các nghiên
cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng IFRS của các doanh nghiệp
niêm yết ở Việt Nam. Nghiên cứu tại bàn nhằm tìm kiếm và nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp
làm cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng IFRS của các
doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam, đề xuất khung nghiên cứu và xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng áp dụng IFRS của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam.

Việc thu thập dữ liệu thứ cấp được thực hiện tại nhà (thông qua internet), tại thư viện
Đại học Thương mại, Thư viện Quốc Gia. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phương
pháp phân tích, thống kê, so sánh và tổng hợp thông tin.

Các dữ liệu được thu thập từ các nguồn tài liệu có sẵn trong nước và ngoài nước.
Ngoài ra, để làm phong phú thêm và bổ sung số liệu tham chiếu, nhóm tác giả còn thu thập số
liệu từ niên giám thống kê, báo cáo Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI, báo/
tạp chí điện tử/kỷ yếu khoa học liên quan đến áp dụng IFRS của các doanh nghiệp Việt Nam
của các tác giả Việt Nam và nước ngoài, các nguồn thông tin đảm bảo sự tin cậy.

Nghiên cứu tại hiện trường

Nhằm hoàn chỉnh khung nghiên cứu phù hợp với điều kiện nghiên cứu là các nhân tố
ảnh hưởng đến khả năng áp dụng IFRS của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam. Qua
phỏng vấn sâu các đối tượng là giảng viên đại học nhằm thực hiện nghiên cứu đánh giá hướng
tiếp cận các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng IFRS của các doanh nghiệp niêm yết ở
Việt Nam.

2.2 . Phương pháp nghiên cứu định lượng


23
Nhóm tác giả thực hiện khảo sát với mẫu gồm 150 cán bộ thuộc 4 đối tượng gồm: Cục
Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính); Tổ chức nghề nghiệp: Hội Kế toán và
kiểm toán Việt Nam, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA); Các doanh nghiệp
niêm yết: Nhà quản trị và kế toán viên tai các doanh nghiệp niêm yết; Các nhà nghiên cứu về
kế toán, kiểm toán của các trường Đại học thông qua bảng câu hỏi khảo sát hoàn chỉnh nhắm
thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, ước lượng và kiểm tra mô hình.

Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để phục vụ quá trình phân tích dữ liệu đã thu thập.
Để có thể kiểm định được mô hình nghiên cứu tác giả tiến hành các nội dung sau: Phân tích
thống kê mô tả, Kiểm định mối tương quan, Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số
Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA, Phân tích hồi quy đa biến.

Dựa trên cơ sở phân tích các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng IFRS tại các
DNNY trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình hồi quy
thứ tự như sau:

Y = β1*HNKT +β2*QMDN + β3*HTPL + β4*TCNN + β5*TĐNQTDN + β6*TĐKTV +


β7*CP

Trong đó, biến phụ thuộc là Y, là khả năng áp dụng chuẩn mực lập báo cáo tài chính
quốc tế và các biến độc lập là Hội nhập kinh tế (HNKT), Quy mô DN (QMDN), Hệ thống
pháp luật (HTPL), Tổ chức nghề nghiệp (TCNN), Thái độ của nhà quản trị doanh
nghiệp(TĐCNQTDN), Trình độ kế toán viên (TĐKTV) và Chi phí (CP)

2.2.1. Phương pháp chọn mẫu

2.2.1.1. Mẫu nghiên cứu định tính

Đối tượng thực hiện phỏng vấn sâu là 05 giảng viên. Giảng viên là những người trực tiếp
giảng dạy về chuyên ngành kế toán và có sự quan tâm tới việc áp dụng chuẩn mực lập BCTC
quốc tế (IFRS). Đối tượng phỏng vấn được lựa chọn kĩ càng để đảm bảo tính đại diện theo các
tiêu chí: độ tuổi, giới tính, số năm kinh nghiệm, vị trí công tác, trình độ học vấn. Các đối
tượng phỏng vấn có đặc điểm đa dạng sẽ cung cấp các thông tin đa chiều và đầy đủ, đảm bảo
đạt được các mục tiêu nghiên cứu đặt ra.

Đặc điểm của các đối tượng phỏng vấn:

- Giảng viên: Tuổi: là người có kinh nghiệm giảng dạy từ 28 đến 42 tuổi; học hàm, học vị:
Thạc sĩ; Tiến sĩ; Phó giáo sư tiến sĩ; Vị trí công việc: cố vấn học tập, trưởng khoa, giảng viên;
Kinh nghiệm làm việc từ 5 năm đến 15 năm; Giới tính: 02 nam, 03 nữ.

24
Các cuộc phỏng vấn được thực hiện trực tiếp (mặt đối mặt) hoặc gián tiếp qua video call.
Để thu thập được đầy đủ các thông tin nhóm nghiên cứu đã xây dựng bảng hướng dẫn câu hỏi
phỏng vấn. Nội dung câu hỏi như sau:

Bảng “Bảng hỏi phỏng vấn” được trình bày chi tiết tại phụ lục 2

2.2.1.2. Mẫu nghiên cứu định lượng

a. Mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ

Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu sơ bộ

Do hạn chế về nguồn lực, nhóm tác giả vận dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất
thuận tiện. Tuy nhiên, phương pháp chọn mẫu phi xác suất thuận tiện được đánh giá là không
tổng quát cho toàn bộ đám đông nhưng đổi lại ưu điểm của phương pháp là dễ tiếp cận các
đối tượng nghiên cứu và thường được giới hạn bởi thời gian và nguồn lực vì vậy luận án lựa
chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất kiểu thuận tiện cho luận án này.

Cỡ mẫu nghiên cứu sơ bộ

Theo Nguyễn Đình Thọ (2012) cho rằng “kích thước cỡ mẫu trong nghiên cứu sơ bộ
có thể từ 50 đến 100 là đạt yêu cầu, và trong giai đoạn nghiên cứu định lượng sơ bộ thường
không có số lượng cụ thể bởi vì bước này chủ yếu được sử dụng để kiểm định thang đo nháp”
nên NNC lấy số mẫu nghiên cứu sơ bộ là 50 đáp viên.

Bộ dữ liệu thu được dùng để kiểm tra thử độ tin cậy của các yếu tố ảnh hưởng tới việc
áp dụng lập BCTC quốc tế (IFRS) tại các DNNY ở Việt Nam. Độ tin cậy của thang đo được
đánh giá thông qua giá trị Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên được coi là chấp nhận được, tuy ở
mức yếu. Với những thang đo mới được phát triển, giá trị Cronbach’s Alpha từ 0,6 vẫn có thể
coi là được. Các thang đo có giá trị Cronbach’ Alpha từ 0,7 – 0,8 được coi là được. Thang đo
có giá trị Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần 1 được coi là tốt. Hệ số tương quan biến tổng cho
biết quan hệ của biến quan sát với trung bình các biến trong thang đo. Hệ số tương quan biến
tổng <0,3 thì được coi là biến rác và cần phải loại bỏ khỏi thang đo (Hair và cộng sự, 2010).
b. Mẫu nghiên cứu định lượng chính thức

Địa bàn và đối tượng khảo sát

Để thu thập số liệu, nhóm tác giả chủ yếu sử dụng kỹ thuật khảo sát trực tiếp các
DNNY ở thành phố Hà Nội. Nhóm tác giả đến từng DN có hẹn trước để xin phép khảo sát với
khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút khảo sát.

Phương pháp chọn mẫu

25
Nghiên cứu chính thức sử dụng bảng khảo sát gồm các câu hỏi để thu thập đánh giá
các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng IFRS của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt
Nam. Dữ liệu thu thập được thực hiện trên tập dữ liệu mẫu lớn thông qua gửi bảng khảo sát
trực tiếp và gửi qua thư điện tử (Google doc online) đến 4 đối tượng đã thực hiện khảo sát sơ
bộ. (Phụ lục 2). Khảo sát được thực hiện trong giai đoạn từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 1
năm 2023.

Xác định cỡ mẫu

Nhóm tác giả thực hiện khảo sát với mẫu gồm 150 cán bộ thuộc 4 đối tượng gồm: Cục
Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính); Tổ chức nghề nghiệp: Hội Kế toán và
kiểm toán Việt Nam, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA); Các doanh nghiệp
niêm yết: Nhà quản trị và kế toán viên tai các doanh nghiệp niêm yết; Các nhà nghiên cứu về
kế toán, kiểm toán của các trường Đại học thông qua bảng câu hỏi khảo sát hoàn chỉnh nhắm
thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, ước lượng và kiểm tra mô hình. Theo Tabachnick& Fidell
(2007), khi dùng hồi quy bội, kích thước mẫu n nên được tính bằng công thức sau: n ≥ 50 +8p
(p: số lượng biến độc lập), số mẫu được chọn trong bài nghiên cứu là 150 mẫu là phù hợp.

2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Các bảng trả lời hợp lệ được mã hóa, làm sạch, nhập liệu và xuất dữ liệu xử lý qua
chương trình SPSS 26.0, quy trình phân tích gồm các bước sau:

a. Phân tích thống kê mô tả

Phân tích thống kê mô tả là một quá trình chuyển đổi dữ liệu thành một dạng dễ hiểu
và giải thích để người ta có thể nắm rõ về nội dung của dữ liệu. (Zikmund và cộng sự, 2010).
Nó liên quan đến các kỹ thuật như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, trung vị, chế độ, chu kỳ,
v.v. để mô tả xu hướng trung tâm, mức độ lan truyền và hình dạng của dữ liệu, dự đoán phân
bổ trung bình, tần suất và tỷ lệ phần trăm của thông tin nhân khẩu học như giới tính, học vấn
và số năm công tác,... Phân tích thống kê mô tả cung cấp những hiểu biết có giá trị về các mẫu
và mối quan hệ cơ bản trong dữ liệu và có thể giúp hiểu rõ hơn về dữ liệu thông qua thống kê
tóm tắt và biểu diễn đồ họa. Phân tích thống kê mô tả là bước đầu tiên trong phân tích thống
kê chuyên sâu hơn và có thể cung cấp đầy đủ thông tin cho mục đích tóm tắt và trình bày dữ
liệu.

Trong phân tích thống kê mô tả, các biến độc lập và biến phụ thuộc sẽ được đo bằng
một thang đo. Một trong những thống kê thông dụng nhất là Mean - trung bình cộng. Ví dụ,
nếu sử dụng thang đo Likert 5 bậc, giá trị khoảng cách sẽ được tính toán bằng cách sử dụng
26
công thức (Maximum - Minimum) / n = (5 - 1) / 5 = 0.8. Các mức giá trị trên thang đo sẽ có
nghĩa như sau: 1.00 - 1.80: Rất không đồng ý; 1.81 - 2.60: Không đồng ý; 2.61 - 3.40: Không
có ý kiến; 3.41 - 4.20: Đồng ý; 4.21 - 5.00: Rất đồng ý.

b. Kiểm định mối tương quan

Phân tích tương quan là nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều biến. Nó
nhằm mục đích xác định sự tồn tại, sức mạnh và hướng của mối quan hệ. Hai loại phân tích
tương quan chính là tương quan của Pearson và Spearman. Pearson đo lường mối quan hệ
tuyến tính giữa các biến liên tục, trong khi Spearman đo lường mối quan hệ đơn điệu. Hệ số
tương quan, còn được gọi là Pearson's r, được sử dụng để đo lường độ mạnh của mối quan hệ,
với các giá trị nằm trong khoảng từ -1 đến 1. Mối tương quan không ngụ ý quan hệ nhân quả
và cần phân tích thêm để thiết lập quan hệ nhân quả. Phân tích tương quan được sử dụng
trong nhiều lĩnh vực khác nhau để hiểu mối quan hệ giữa các biến và đưa ra dự đoán.

Theo (GAYEN, 1951), trong thống kê, các nhà nghiên cứu sử dụng hệ số tương quan
Pearson (ký hiệu r) để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến
định lượng. Nếu một trong hai hoặc cả hai biến không phải là biến định lượng (biến định tính,
biến nhị phân,…) chúng ta sẽ không thực hiện phân tích tương quan Pearson cho các biến
này. Hệ số tương quan Pearson r có giá trị dao động từ -1 đến 1:

Giả thuyết H1: Nếu r càng tiến về 1, -1: tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ.
Tiến về 1 là tương quan dương, tiến về -1 là tương quan âm.

Giả thuyết H2: Nếu r càng tiến về 0: tương quan tuyến tính càng yếu.

Giả thuyết H3: r = 1: tương quan tuyến tính tuyệt đối, khi biểu diễn trên đồ thị phân tán
Scatter, các điểm biểu diễn sẽ nhập lại thành 1 đường thẳng.

Giả thuyết H4: r = 0: không có mối tương quan tuyến tính. Lúc này sẽ có hai tình huống xảy
ra. Một, không có một mối liên hệ nào giữa hai biến. Hai, giữa chúng có mối liên hệ phi
tuyến.

Theo (Field, 2005) cho rằng mặc dù có thể đánh giá mối liên hệ tuyến tính giữa hai
biến qua hệ số tương quan Pearson, nhưng chúng ta cần thực hiện kiểm định giả thuyết hệ số
tương quan này có ý nghĩa thống kê hay không.

Giả thuyết được đặt ra H0: r = 0. Phép kiểm định t được sử dụng để kiểm định giả thuyết này.
Kết quả kiểm định:

27
Sig < 0.05: Bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là r ≠ 0 một cách có ý nghĩa thống kê, hai biến
có tương quan tuyến tính với nhau.

Sig > 0.05: Chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là r = 0 một cách có ý nghĩa thống kê, hai
biến không có tương quan tuyến tính với nhau.

Khi đã xác định hai biến có mối tương quan tuyến tính, chúng ta sẽ xét đến độ
mạnh/yếu của mối tương quan này thông qua trị tuyệt đối của r. Theo (Field, 2005):

|r| < 0.1: mối tương quan rất yếu

|r| < 0.3: mối tương quan yếu

|r| < 0.5: mối tương quan trung bình

|r| ≥ 0.5: mối tương quan mạnh

c. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Cronbach's Alpha là thước đo thường được sử dụng để đánh giá tính nhất quán bên
trong hoặc độ tin cậy của một thang đo hoặc bảng câu hỏi. Nó phản ánh mức độ tương quan
giữa các mục trong thang đo và có thể nằm trong khoảng từ 0 đến 1, với các giá trị càng cao
cho thấy tính nhất quán bên trong càng lớn. Giá trị từ 0,7 trở lên thường được coi là chấp nhận
được đối với hầu hết các ứng dụng, mặc dù ngưỡng chính xác có thể phụ thuộc vào bối cảnh
nghiên cứu cụ thể.

Phần mềm SPSS 26.0 được sử dụng để tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Độ
tin cậy được xác định thông qua việc giải thích hệ số Cronbach’s Alpha. Một hệ số tin cậy chỉ
ra mức tương quan tích cực giữa những câu hỏi trong bộ phiếu điều tra. Tiêu chí đánh giá độ
tin cậy của thang đo theo như bảng dưới đây:

Bảng 2.1. Giải thích giá trị hệ số Cronbach’s Alpha

Khoảng giá trị hệ số Alpha Mức tương quan

<0,6 Yếu

0,6 đến <0,7 Trung bình

0,7 đến <0,8 Khá

0,8 đến <0,9 Tốt

0,9 Rất tốt

28
Nguồn: Zikmund và cộng sự (2010)

Ngoài việc đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua giá trị Cronbach's Alpha, giá trị
tương quan biến tổng còn được sử dụng để kiểm định. Một biến quan sát tốt được coi là có hệ
số tương quan tổng lớn hơn 0,3. Bên cạnh đó, điều quan trọng cần lưu ý là giá trị của cột
"Cronbach's Alpha if Item Deleted", đại diện cho hệ số Cronbach's Alpha khi một mục bị xóa,
vì điều này có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy của thang đo. Mặc dù cột này có thể không phải
là một tiêu chuẩn chung để đánh giá độ tin cậy của một thang đo, nhưng nếu giá trị
"Cronbach's Alpha nếu mục bị xóa" cao hơn hệ số Cronbach's Alpha tổng thể, thì có thể đáng
để xem xét tác động của việc loại bỏ mục đó. Quyết định làm như vậy phụ thuộc vào trường
hợp cụ thể.

d. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tố là một phương pháp thống kê thuộc nhóm phân tích đa biến phụ
thuộc lẫn nhau, nghĩa là nó không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà dựa vào mối tương
quan giữa các biến. Phương pháp này được sử dụng để đơn giản hóa và cô đọng các tập hợp
dữ liệu lớn thành một tập hợp nhỏ hơn các yếu tố có ý nghĩa hơn, EFA dùng để rút gọn một
tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Việc rút gọn này dựa
trên mối quan hệ tuyến tính giữa các nhân tố và các biến ban đầu. Các nhóm biến có liên quan
với nhau được đánh giá bằng cách xem xét một tập hợp các yếu tố cơ bản. Mỗi biến quan sát
được gán một hệ số tải nhân tố (Factor Loading), cho biết mức độ thuộc về một nhân tố cụ
thể. Kỹ thuật phân tích nhân tố giúp xác định mối quan hệ giữa các biến và rất hữu ích để tóm
tắt và thu nhỏ các tập dữ liệu lớn.

Theo J. F. Hair và cộng sự (1998), hệ số tải nhân tố hay còn gọi là trọng số của nhân
tố là là thước đo được sử dụng để xác định ý nghĩa thực tế của Phân tích nhân tố khám phá
(EFA). Hệ số tải của:

0,3 được coi là hội tụ;

0,4 được coi là quan trọng;

0,5 được coi là có ý nghĩa thực tế.

Ngoài ra, hệ số tải của một biến lớn hơn hệ số tải của các biến khác cho thấy độ tin
cậy của giá trị phân biệt. Đối với hệ số tải, các biến có hệ số tải nhỏ hơn 0,5 thường bị loại bỏ.
Tuy nhiên, quyết định loại bỏ một biến quan sát phụ thuộc vào giá trị nội dung của nó.

29
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một số duy nhất được sử dụng để đánh giá tính
toán phù hợp của dữ liệu nhằm thực hiện phân tích nhân tố. Hệ số KMO nằm trong khoảng từ
0 đến 1, và giá trị càng gần 1 thì dữ liệu phù hợp hơn để thực hiện phân tích nhân tố. Cụ thể,
nếu giá trị KMO > 0,7 thì dữ liệu được coi là phù hợp để thực hiện phân tích nhân tố, và giá
trị này càng gần 1 thì dữ liệu càng phù hợp. Nếu giá trị KMO < 0,5 thì dữ liệu được coi là
không phù hợp để thực hiện phân tích nhân tố. Do đó, giá trị hệ thống KMO được coi là rất
quan trọng để đánh giá tính phù hợp của dữ liệu đối với phân tích nhân tố.

Kiểm định Bartlett là một phép kiểm định dùng để kiểm tra giả thuyết rằng các mẫu
đến từ các phân phối có cùng độ lệch chuẩn. Kết quả của kiểm định này được xác định bởi giá
trị p (p-value), với giá trị p thấp hơn mức ý nghĩa thống kê đã chọn (thường là 0,05) cho thấy
sự khác biệt đáng kể giữa các độ lệch chuẩn của các mẫu. Do đó, nếu giá trị p của kiểm định
Bartlett nhỏ hơn 0,05 (Sig. < 0,05), ta có thể kết luận rằng các mẫu không có cùng độ lệch
chuẩn. Tuy nhiên, nếu giá trị p lớn hơn hoặc bằng 0,05, ta không thể bác bỏ giả thuyết rằng
các mẫu đến từ các phân phối có cùng độ lệch chuẩn.

Khi phần trăm phương sai toàn bộ (Percentage of variance) vượt quá 50%, đó là tỷ lệ
phần trăm của sự biến thiên giữa các biến được quan sát. Nó cho biết bao nhiêu phần trăm sự
biến đổi trong dữ liệu có thể được giải thích bởi phân tích nhân tố.

Các giá trị Eigenvalues, tổng phương sai trích và trọng số nhân tố được sử dụng để
kiểm tra tính hội tụ và tính phân biệt của bộ đo lường. Tối thiểu giá trị Eigenvalues là 1 cho số
lượng nhân tố dừng. Tổng phương sai trích (TVE) là tổng phần trăm của các biến đo lường
được giải thích bởi các nhân tố trích ra. Nếu TVE ≥ 50%, thì mô hình phân tích nhân tố được
coi là phù hợp thống kê (Gerbing và Anderson, 1988).

e. Phân tích hồi quy đa biến

Phân tích hồi quy đa biến là một phương pháp thống kê được sử dụng để phân tích
mối quan hệ giữa nhiều biến độc lập và một biến phụ thuộc. Mục tiêu của phân tích này là xác
định biến độc lập nào có tác động đáng kể đến biến phụ thuộc và để hiểu các biến này có liên
quan như thế nào. Phân tích liên quan đến việc điều chỉnh một phương trình hồi quy mô tả
mối quan hệ giữa các biến và các hệ số trong phương trình này biểu thị tác động của từng biến
độc lập lên biến phụ thuộc. Sau đó, phương trình hồi quy có thể được sử dụng để đưa ra dự
đoán về biến phụ thuộc, với giá trị của các biến độc lập. Phân tích hồi quy cũng cung cấp các
biện pháp chẩn đoán quan trọng, chẳng hạn như biểu đồ bình phương R và phần dư, để đánh
giá chất lượng của mô hình phù hợp và xác định các vấn đề tiềm ẩn, chẳng hạn như ngoại lệ

30
hoặc đa cộng tuyến. Cuối cùng, kết quả của phân tích hồi quy đa biến có thể cung cấp thông
tin cho các quyết định và hỗ trợ phát triển các chiến lược hiệu quả để cải thiện kết quả.

Hồi quy được hiểu là một kỹ thuật thống kê liên kết một biến phụ thuộc với một hoặc
nhiều biến độc lập (giải thích). Một mô hình hồi quy có thể chỉ ra liệu những thay đổi quan sát
được trong biến phụ thuộc có liên quan đến những thay đổi trong một hoặc nhiều biến giải
thích hay không.

Y H =α + β1 H 1+ β 2 H 2 + β 3 H 3 + β 5 H 6 + β 7 H 7 +ε i
8

Trong đó: Y H là biến phụ thuộc (khả năng áp dụng chuẩn mực lập báo cáo tài chính
8

quốc tế), H 1; H 2; H 3; H 5 ; H 6 và H 7 là biến độc lập (biến giải thích), β i là hệ số góc hồi quy
beta, ε ilà sai số ngẫu nhiên, α là điểm cắt của đường thẳng hồi quy và trục Y.

Trong phân tích hồi qui tuyến tính đa biến, ta cần biết mức độ ảnh hưởng của từng yếu
tố lên biến y. Muốn biết mức độ ảnh hưởng cần xem xét các trị số sau:

- Hệ số tương quan R (coefficient of correlation): yếu tố nào có R càng lớn thì ảnh
hưởng càng nhiều.

- Bình phương của R (R square): yếu tố nào có R bình phương càng lớn thì mối quan
hệ giữa yếu tố đó và biến y càng chặt chẽ.

- Hệ số hồi qui R (regression coefficient): yếu tố nào có R cao thì ảnh hưởng nhiều
hơn.

2.3. Kết quả nghiên cứu

2.3.1. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ

Trong 50 phiếu hỏi được phát ra, sau khi thu về có 13 phiếu không đạt yêu cầu, do trả
lời thiếu nhiều câu hỏi điều tra hoặc các câu trả lời giống hệt nhau. Nhóm nghiên cứu quyết
định loại bỏ các phiếu này và còn lại 37 phiếu để dùng cho kiểm định độ tin cậy của thang đo.
Kết quả tính toán hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy các nhân tố ảnh hưởng tới áp dụng
chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRS) tại các DNNY ở Việt Nam ở mức từ 0,6 – 0,9.
Như vậy, thông qua việc kiểm định độ tin cậy của thang đo nhóm nghiên cứu đã xác
nhận mức độ phù hợp các nhân tố ảnh hưởng tới áp dụng chuẩn mực lập BCTC quốc tế
(IFRS) tại các DNNY ở Việt Nam. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu thu được một danh sách gồm
8 biến quan sát. Bộ thang đo sẽ được sử dụng để đo lường về các nhân tố ảnh hưởng tới áp
dụng chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRS) tại các DNNY ở Việt Nam.
Bảng “Bộ thang đo chính thức của nghiên cứu” được trình bày ở phụ lục …
2.3.2. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức
31
2.3.3.1. Kết quả phân tích thống kê mô tả

Cô ơi, cô có thể xin bảng số liệu mà lúc trước thầy


giúp nhóm mình chạy SPSS các phần khác để nhóm làm
thống kê mô tả được không ạ?
2.3.3.2. Kiểm định mối tương quan

Hệ số tương quan

Các tiêu chí H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 H8

Pearson 0.685* 0.466* 0.525* 0.408* 0.543* 0.634*


1 0.058
Correlation * * * * * *

H1 Sig. (2-
00.0000.000 0.411 0.000 0.000 0.000 0.000
tailed)

N 205 205 205 205 205 205 205 205

Pearson 0.685* 0.497* 0.484* 0.385* 0.561* 0.778*


1 0.146 *

Correlation * * * * * *

H2 Sig. (2-
0.000 0.000 0.036 0.000 0.000 0.000 0.000
tailed)

N 205 205 205 205 205 205 205 205

Pearson 0.466* 0.497* 0.467* 0.279* 0.349* 0.433*


1 0.026
Correlation * * * * * *

H3 Sig. (2-
0.000 0.000 0.709 0.000 0.000 0.000 0.000
tailed)

N 205 205 205 205 205 205 205 205

H4 Pearson
0.058 0.146* 0.026 1 0.038 0.024 -0.032 0.064
Correlation

Sig. (2-0.411 0.036 0.709 0.592 0.731 0.646 0.359


tailed)

32
N 205 205 205 205 205 205 205 205

Pearson 0.525* 0.484* 0.467* 0.413* 0.631* 0.572*


0.038 1
Correlation * * * * * *

H5 Sig. (2-
0.000 0.000 0.000 0.592 0.000 0.000 0.000
tailed)

N 205 205 205 205 205 205 205 205

Pearson 0.408* 0.385* 0.279* 0.413* 0.435* 0.399*


0.024 1
Correlation * * * * * *

H6 Sig. (2-
0.000 0.000 0.000 0.731 0.000 0.000 0.000
tailed)

N 205 205 205 205 205 205 205 205

Pearson 0.543* 0.561* 0.349* 0.631* 0.435* 0.571*


-0.032 * 1
Correlation * * * * *

H7 Sig. (2-
0.000 0.000 0.000 0.646 0.000 0.000 0.000
tailed)

N 205 205 205 205 205 205 205 205

Pearson 0.634* 0.778* 0.433* 0.572* 0.399* 0.571*


0.064 1
Correlation * * * * * *

H8 Sig. (2- 0.000* 0.000* 0.000* 0.000* 0.000*


0.000 0.359
tailed) * * * * *

N 205 205 205 205 205 205 205 205

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed)

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed)

Kết quả cho thấy, tất cả các biến độc lập từ H1 đến H7 loại trừ H4 đều có mối quan hệ
chặt chẽ với H8 là biến phụ thuộc, cụ thể các hệ số là 63,4 %; 43,3 %; 57,2%; 39,9% và 57,1%,
đồng thời có ý nghĩa thống kê khi kết quả là Sig 0.000 < 0,01% và 0,05% mức độ Alpha. Đối
với H4 Sig 0.359 > 0,05 mức độ Alpha và hệ số tương quan rất thấp cụ thể là 6,4%, do đó
biến H4 không có ý nghĩa thống kê nên bị loại khỏi mô hình.

33
2.3.3.3 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Độ tinh cậy thống kê

Hệ số Cronbach’s Alpha Số lượng biến quan sát

0.874 7

Phân tích Cronbach’s Alpha các tiêu chí đánh giá

Hệ số Cronbach’s
Các yếu Trung bình thang Phương sai thang Tương quan biến
Alpha nếu loại
tố đo nếu loại biến đo nếu loại biến tổng
biến

H1 21.8488 22.090 0.720 0.848

H2 21.7659 21.445 0.752 0.843

H3 22.3561 23.113 0.531 0.873

H5 22.0829 21.959 0.676 0.853

H6 22.2390 23.781 0.489 0.877

H7 21.9415 22.457 0.676 0.854

H8 21.9220 21.582 0.752 0.843

Kết quả kiểm định cho thấy:

Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0.874 > 0.6, hệ số này cho thấy thang đo lường ở
mức tốt.

Hệ số tương quan biến tổng của tất cả giả thuyết đều > 0.3, thang đo đạt tiêu chuẩn,
đảm bảo chất lượng tốt

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến của tất cả biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số
Cronbach’s Alpha trừ H6 tuy nhiên xét thấy tổng thể vẫn đạt yêu cầu về độ tin cậy cao nên
các biến quan sát vẫn được sử dụng để chạy EFA. Vì vậy, nhóm quyết định không loại bỏ
biến nào.

Như vậy, khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của 7 biến quan sát tuy có một biến chưa
thỏa mãn nhu cầu nhưng tổng thể vẫn đạt độ tin cậy cao do đó vẫn phù hợp giữ lại để thực
hiện các bước kiểm định tiếp theo.

34
2.3.3.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Hệ số kiểm định KMO

Hệ số KMO 0.830

Giá trị Chi bình phương


555.691
xấp xỉ
Kiểm định Barlett
df 21

Sig. 0.000

Kết quả kiểm định KMO là 0.830 thỏa mãn điều kiện 0.5 < KMO < 1: Trị số KMO
lớn cho nên có ý nghĩa phân tích nhân tố. Giá trị Sig. 0.000 bé hơn Alpha 0.05 thì nó có ý
nghĩa thống kê vì vậy các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể. Như vậy
ta có thể kết luận được rằng dữ liệu khảo sát được đảm bảo các điều kiện để tiến hành phân
tích nhân tố khám phá EFA và có kết quả phù hợp.

Tổng phương sai trích

Eigenvalues khởi tạo Chỉ số sau khi trích Chỉ số sau khi xoay

Phần Phần Phần

Nhân tố Tổn trăm Phần


Tổng
trăm Phần
Tổng
trăm
Phần trăm
g của trăm tích của trăm tích của
cộng cộng tích lũy
cộng phương lũy phương lũy phương
sai sai sai

3.52
1 50.420 50.420 3.529 50.420 50.420 3.508 50.120 50.120
9

1.00
2 14.397 64.817 1.008 14.397 64.817 1.029 14.697 64.817
8

0.74
3 10.585 75.402
1

0.64
4 9.156 84.559
1

35
0.51
5 7.285 91.844
0

0.37
6 5.397 97.241
8

0.19
7 2.759 100.000
3

Kết quả phân tích EFA cho ra 2 nhân tố và điểm dừng khi rút tích nhân tố thứ 2 với
Eigenvalue = 1.008 nên đạt yêu cầu. Dựa vào bảng Total Variance Explained tổng phương sai
trích (% tích lũy) là 64.817> 50% thể hiện rằng 2 nhân tố rút ra giải thích được 64.817 biến
thiên của dữ liệu. Sau khi phân tích EFA không có biến nào bị loại và tất cả các giá trị đều
thỏa mãn yêu cầu cho nên phân tích nhân tố là phù hợp.

Ma trận xoáy các thành phần mức độ thực hiệna

Thành phần
Yếu tố
1 2

H8 0.849

H2 0.844

H1 0.823

H5 0.757

H3 0.677

H6 0.604

H7 0.987

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalizationa

a. Rotation converged in 3 iterations

Kết quả ma trận xoay cho thấy, 7 biến quan sát được phân thành 2 nhân tố, tất cả các
biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0.5 và không còn các biến xấu
bị loại bỏ.

36
Như vậy, phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập được thực hiện. Được
thực hiện đầu tiên là 7 biến quan sát hội tụ và phân biệt thành 2 nhân tố.

2.3.3.5. Phân tích hồi quy đa biến

Tóm tắt mô hìnhb

R bình Change Statistics


Sai sô Giá trị
Mô R Bình phương
R chuẩn của R bình F Thay Ý nghĩa Durbin-
hình phương hiệu
ước lượng phương đổi df1 df2 thống kê Watson
chỉnh thay đổi F thay đổi

1 0.815a 0.664 0.654 0.60319 0.664 65.133 6 198 0.000 2.161

a. Biến dự báo: (Hằng số), H6, H7, H3, H1, H5, H2

b. Biến phụ thuộc: H8

Kết quả trong bảng trên dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình phân tích hồi quy
đa biến, hệ số R bình phương hiệu chỉnh Adjusted R Square là 0.664, nghĩa là 66,4% biến
thiên của biến phụ thuộc y (H8: khả năng áp dụng....) được giải thích bởi 6 nhân tố độc lập.
Điều này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính này phù hợp với tập dữ liệu của mẫu ở mức
66,4%, tức là các biến độc lập giải thích được 66,4% biến thiên của biến phụ thuộc y (H8),
mô hình có ý nghĩa thống kê, vì Sig. 0.000 < alpha 0,05. Thử nghiệm Durbin Watson là
thước đo tự tương quan (còn được gọi là tương quan nối tiếp) trong phần dư từ phân tích hồi
quy. Tự tương quan là sự giống nhau của một chuỗi thời gian trong các khoảng thời gian liên
tiếp, Theo (Yahua, 2011) thường giá trị DW nằm trong khoảng 1.5 – 2.5 sẽ không xảy ra hiện
tượng tự tương quan, đây cũng là mức giá trị tiêu chuẩn chúng ta sử dụng phổ biến hiện nay,
do đó giá trị Durbin-Watson là 2.161, cho thấy mô hình không có tự tương quan phần sai số,
dữ liệu có độ tin cậy cao.

Phân tích phương sai (ANOVAa)

Ý nghĩa
Tổng các bình Trung bình
Mô hình df F thống kê
phương bình phương
(Sig.)

Hồi quy 142.185 6 23.698 65.133 0.000b

37
Phần dư 72.039 198 0.364

Tổng 214.224 204

a. Biến phụ thuộc: H8

b. Biến dự báo: (Hằng số), H6, H7, H3, H1, H5, H2

Nhìn vào bảng ANOVA hình trên, kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tổng thể
của mô hình, giá trị F= 65.133 với sig.=0.000 <5%. Chứng tỏ R bình phương của tổng thể
khác 0. Đồng nghĩa với việc mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được là phù hợp với tổng
thể (chi tiết hơn là R bình phương tổng thể ta không thể tính cụ thể được, nhưng ta biết chắc
chắn sẽ khác 0, mà khác 0 thì chứng tỏ là các biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc).
Có nghĩa là các biến độc lập (Cô đưa ra các biến cụ thể) ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, Cô
giải thích thêm theo ý tưởng của Cô nhé.

Hệ số hồi quya

Hệ số hồi
Hệ số hồi quy chưa Thống kê đa cộng
quy chuẩn
chuẩn hóa Ý nghĩa tuyến
hóa
Mô hình t thống kê

Sai số (Sig.) Độ chấp Hệ số phóng


B Beta đại phương
chuẩn nhận
sai (VIF)

(Hằng số) 0.346 0.244 1.419 0.0158

H1 0.106 0.062 0.103 1.703 0.0410 0.465 1.049

H2 0.592 0.059 0.603 9.977 0.0000 0.465 1.019

1 H3 -0.027 0.048 -0.029 -0.577 0.0464 0.676 1.280

H7 -0.039 0.042 -0.039 -0.923 0.0357 0.973 1.028

H5 0.217 0.051 0.224 4.275 0.0000 0.618 1.017

H6 0.041 0.047 0.041 0.880 0.0380 0.769 1.100

a. Biến phụ thuộc: H8

Phương trình dự báo

38
Nhìn vào bảng Coefficients hình trên, kiểm định các giả thuyết sử dụng phần mềm
SPSS: cái giá trị ở cột Sig. của các biến độc lập đều < 5% chứng tỏ 6 biến độc lập đều tác
động có ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc. Nghĩa là 6 giả thiết đều được chấp nhận.

Y H =0.346+0.106 . H 1 +0.592 . H 2 +−0.027 . H 3 +−0.039 . H 5 +0.217 . H 6+ 0.041. H 7


8

Nhìn vào hệ số B cho thấy hệ số B của H1 là 0.106, nghĩa là khi biến H1 biến động
1% đơn vị thì biến Y H8 ảnh hưởng 1,236 %, để giải thích cho H còn lại tương tự.

Ngoài ra có thể so sánh xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố: yếu tố có hệ số B
càng lớn thì có thể nhận xét rằng yếu tố đó có mức độ ảnh hưởng cao hơn các yếu tố khác
trong mô hình nghiên cứu. Trong trường hợp có biến nào có sig. tương ứng lớn hơn 5% thì
biến đó không có tác động đến biến phụ thuộc nhé, tuy nhiên kết quả bảng trên không có biến
nào có Sig. lớn hơn alpha 5%.

Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến (tương quan giữa các biến độc lập)
thông qua giá trị của độ chấp nhận (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF
(Variance inflation factor): VIF > 10 thì có thể nhận xét có hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng
& Chu Nguyễn, 2005), thực tế thường so sánh giá trị VIF với 2, do đó kết quả nghiên cứu của
các biến có VIF đều nhỏ hơn 2, nên mô hình không có đa cộng tuyến.

Đối với biểu đồ Histogram, cho thấy giá trị trung bình Mean gần bằng 0, độ lệch
chuẩn Std. Dev gần bằng 1, các cột giá trị phần dư phân bố theo dạng hình chuông, ta có thể
39
khẳng định phân phối là xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi
phạm. Cụ thể trong ảnh trên, Mean = 3.09E-16 = 5.74 * 10-16 = 0.00000... gần bằng 0, độ
lệch chuẩn là 0.985 gần bằng 1. Như vậy có thể nói, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn, giả định
phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm, và mô hình phù hợp, có độ tin cậy cao.

CHƯƠNG 3: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KIẾN NGHỊ 

3.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước đây và tình hình đặc trưng của các DN niêm yết
tại Việt Nam, nhóm tác giả đưa ra 7 yếu tố: Hội nhập kinh tế, Quy mô Doanh nghiệp, Hệ
thống pháp luật, Tổ chức nghề nghiệp, Thái độ của nhà quản trị, Trình độ kế toán viên, Chi
phícó tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực lập Báo cáo tài chính (IFRS) của Doanh
nghiệp niêm yết tại Việt Nam.Sau khi kiểm định mối tương quan, đánh giá độ tin cậy của
thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, kết quả nghiên
cứu cho thấy việc áp dụng chuẩn mực lập Báo cáo tài chính (IFRS) của Doanh nghiệp niêm
yết tại Việt Nam chịu tác động bởi 6 yếu tố chính: Hội nhập kinh tế, Quy mô Doanh nghiệp,
Hệ thống pháp luật, Thái độ của nhà quản trị, Trình độ kế toán viên, Chi phí.

Qua nghiên cứu cho thấy giá trị trung bình (Mean) của các nhân tố gần bằng 0

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố Tổ chức nghề nghiệp bị loại bỏ, các yếu tố còn lại
đều có tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực lập Báo cáo tài chính (IFRS) của Doanh
nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Hay nói cách khác, 6 giả thuyết H1, H2, H3, H5, H6 và H7
được chấp nhận còn giả thuyết H4 bị loại bỏ. Trong đó, yếu tố H2 có ảnh hưởng mạnh nhất,
với hệ số hồi quy chuẩn hóa (β) là 0.603, tiếp theo là yếu tố H5 với trọng số 0.224,các yếu tố
còn lại lần lượt là H1, H6, H7, H3

Từ kết quả nghiên cứu định lượng, nhóm tác giả khẳng định rằng nhân tố H2 có tác
động đáng kể đến khả năng áp dụng chuẩn mực lập Báo cáo tài chính (IFRS) của Doanh
nghiệp niêm yết tại Việt Nam.

Nghiên cứu “Factors Affecting on the Adoption of International Financial Reporting


Standards: Iraqi Evidence” (Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các chuẩn mực báo cáo
tài chính quốc tế: Bằng chứng của Iraq) của Sharif (2010) nhằm xem xét các yếu tố ảnh
hưởng đến việc áp dụng IFRS ở Iraq từ nhận thức của kế toán các DN ở Iraq dựa trên sự vận
dụng Lý thuyết thể chế. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, công cụ được sử
dụng để thu thập dữ liệu là bảng câu hỏi. Nghiên cứu đã thu thập bảng hỏi từ 50 DNNY trên
thị trường chứng khoán ở quốc gia này. Trong nghiên cứu này, nhà nghiên cứu đã tìm thấy
rằng các yếu tố như Thị trường vốn, Trình độ học vấn, Tổ chức nghề nghiệp và Quy mô công

40
ty có ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) của các doanh
nghiệp tại Iraq. Cụ thể, kết quả cho thấy rằng:

Thị trường vốn: Các doanh nghiệp có quan hệ tốt với thị trường vốn sẽ có khả năng áp
dụng IFRS cao hơn. Mối quan hệ này được đánh giá bằng một điểm số từ 1 đến 5. Tỷ lệ ảnh
hưởng của yếu tố này đến việc áp dụng IFRS là 0.377. Giá trị p (Sig.) của yếu tố này là 0,009,
thể hiện rằng yếu tố này ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS một cách có ý nghĩa thống kê.

Trình độ học vấn: Các doanh nghiệp có lãnh đạo và nhân viên có trình độ học vấn cao
hơn sẽ có khả năng áp dụng IFRS cao hơn. Điều này được đo bằng tỷ lệ nhân viên có bằng cử
nhân hoặc cao hơn trong doanh nghiệp. Tỷ lệ ảnh hưởng của yếu tố này đến việc áp dụng
IFRS là 0.347. Giá trị p (Sig.) của yếu tố này là 0,015, thể hiện rằng yếu tố này ảnh hưởng đến
việc áp dụng IFRS một cách có ý nghĩa thống kê.

Tổ chức nghề nghiệp: Các doanh nghiệp có liên quan đến các tổ chức nghề nghiệp
(chẳng hạn như Hiệp hội kế toán, Hiệp hội tư vấn tài chính) sẽ có khả năng áp dụng IFRS cao
hơn. Điều này được đo bằng tỷ lệ doanh nghiệp có liên quan đến các tổ chức nghề nghiệp. Tỷ
lệ ảnh hưởng của yếu tố này đến việc áp dụng IFRS là 0.328. Giá trị p (Sig.) của yếu tố này là
0,024, thể hiện rằng yếu tố này ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS một cách có ý nghĩa thống
kê.

Ngoài ra, nghiên cứu của Sharif (2010) cũng chỉ ra rằng các yếu tố khác như độ tuổi
và kinh nghiệm của kế toán viên không ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS. Kết quả của
nghiên cứu cũng cho thấy rằng thị trường vốn là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc
áp dụng IFRS tại Iraq với hệ số tác động là 0.430. Tiếp đó, yếu tố quy mô công ty có tác động
đến việc áp dụng IFRS với hệ số tác động là 0.412. Trình độ học vấn cũng ảnh hưởng đáng kể
đến việc áp dụng IFRS tại Iraq với hệ số tác động là 0.375. Trong khi đó, tổ chức nghề nghiệp
có tác động thấp nhất đến việc áp dụng IFRS với hệ số tác động là 0.136. Các kết quả này cho
thấy rằng việc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp tại Iraq, tương tự như tại các quốc gia khác,
phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các kết quả này cũng có thể được áp dụng để hiểu rõ
hơn về tình hình áp dụng IFRS tại các quốc gia trong khu vực và giúp các quốc gia đưa ra
những quyết định phù hợp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc áp dụng IFRS trong
báo cáo tài chính. Kết quả có sự tương đồng với kết quả của NNC khi trình độ học vấn và
Quy mô công ty có tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực lập Báo cáo tài chính (IFRS)
của Doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.

Trong một nghiên cứu của ThS. Đỗ Khánh Ly về “ Các nhân tố ảnh hưởng đến áp
dụng chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) cho các doanh nghiệp tại Việt Nam” năm 2020, mục
tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến khả năng áp
dụng IFRS của DNNY Việt Nam. Tác giả sử sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, xây
dựng mô hình nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi
khảo sát. Bảng hỏi được kháo sát trên 200 mẫu ở các doanh nghiệp tại nước ta. Bài nghiên
41
cứu thu được kết quả là 5 nhân tố có ảnh hưởng tới khả năng áp dụng IFRS của doanh nghiệp
Việt Nam: Trình độ nhân lực, Chế độ chính sách nhà nước, Áp lực hội nhập, Quy mô doanh
nghiệp, Cam kết của nhà quản lý. Trong đó, yếu tố đánh giá cao nhất là quy mô doanh nghiệp
với hệ số beta tương ứng là 0,438. Điều này cho thấy quy mô của doanh nghiệp có tác động
mạnh nhất đến khả năng áp dụng IFRS của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Những yếu tố
khác cũng có tác động đáng kể đến việc áp dụng IFRS của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Yếu tố thứ hai quan trọng nhất là trình độ học vấn với hệ số beta tương ứng là 0,314, cho thấy
trình độ học vấn của nhân viên kế toán và tài chính trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả
năng áp dụng IFRS của doanh nghiệp. Yếu tố thứ ba quan trọng nhất là sự ủng hộ từ phía các
bên liên quan với hệ số beta tương ứng là 0,296, cho thấy sự ủng hộ từ phía các bên liên quan
đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy áp dụng IFRS. Các yếu tố khác đều có ảnh
hưởng đến khả năng áp dụng IFRS của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Hệ số Sig cho tất cả
các yếu tố đều nhỏ hơn 0,05, cho thấy rằng các kết quả của nghiên cứu có tính chính xác cao.
Kết quả có sự tương đồng với kết quả của NNC khi trình độ học vấn và Quy mô công ty có
tác động đến khả năng áp dụng chuẩn mực lập Báo cáo tài chính (IFRS) của Doanh nghiệp
niêm yết tại Việt Nam.

3.2 Kiến nghị 

Dựa trên kết quả nghiên cứu tại Chương 2, NCC đề xuất một số kiến nghị về ảnh hưởng
của các nhân tố đến việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp niêm yết ở
Việt Nam như sau:
Quy mô doanh nghiệp
Với kết quả nghiên cứu thì H2 là yếu tố tác động nhiều nhất đến việc áp dụng chuẩn
mực BCTC quốc tế (IFRS) tại các DNNN có niêm yết với Beta = 0.603 Từ đó tác giả đề xuất
một số kiến nghị như sau:

Dựa trên kết quả của nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực
BCTC quốc tế IFRS của các DN tại Việt Nam, một trong những yếu tố quan trọng là quy mô
doanh nghiệp. Cụ thể, nghiên cứu cho thấy quy mô doanh nghiệp có mức độ tác động mạnh
đến khả năng áp dụng chuẩn mực IFRS của các DN tại Việt Nam. Do đó, để tăng khả năng áp
dụng chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS cho các DN tại Việt Nam, các DN cần có sự đầu tư
đúng đắn và đầy đủ cho hệ thống quản lý và thống kê tài chính, bao gồm cả hệ thống thông tin
quản lý tài chính và hệ thống báo cáo tài chính. Ngoài ra, các DN cần tập trung vào việc nâng
cao khả năng quản lý tài chính, bao gồm cả khả năng quản lý các thông tin tài chính và khả
năng phân tích các thông tin này để đưa ra quyết định kinh doanh chính xác và hiệu quả.

Đồng thời, cần có sự đầu tư vào việc đào tạo và phát triển nhân lực trong lĩnh vực tài
chính kế toán, để đảm bảo các nhân viên lành nghề và có khả năng áp dụng các chuẩn mực
BCTC quốc tế IFRS. Ngoài ra, các DN cần nghiên cứu và tham khảo các kinh nghiệm quốc tế

42
trong việc áp dụng các chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS, để từ đó áp dụng một cách phù hợp
và hiệu quả hơn tại Việt Nam.

Vì vậy, chúng ta cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho các DN đạt được quy mô vừa
đủ, cũng như đào tạo và phát triển nhân lực trong lĩnh vực tài chính kế toán. Ngoài ra, cần
thiết phải nghiên cứu và tham khảo các kinh nghiệm quốc tế để áp dụng chuẩn mực BCTC
quốc tế IFRS một cách phù hợp và hiệu quả tại Việt Nam.

Thái độ của nhà quản trị

Với kết quả nghiên cứu thì H5 là yếu tố tác động thứ 2 đến việc áp dụng chuẩn mực
BCTC quốc tế (IFRS) tại các DNNN có niêm yết với Beta = 0.224. Từ đó tác giả đề xuất một
số kiến nghị như sau:

Nâng cao nhận thức và ý thức về IFRS: Nhà quản trị cần nâng cao hiểu biết về IFRS
và nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng IFRS trong quản lý và hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Điều này giúp họ có thể đưa ra các quyết định phù hợp và đảm bảo
sự tuân thủ đầy đủ các quy định của IFRS.

Đầu tư vào đội ngũ nhân viên có kiến thức và kỹ năng về IFRS: Nhà quản trị cần đầu
tư vào đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên có kiến thức và kỹ năng về IFRS. Điều này
giúp đảm bảo rằng các thông tin tài chính được báo cáo đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn
theo quy định của IFRS.

Thiết lập chính sách và quy trình nội bộ phù hợp với IFRS: Nhà quản trị cần thiết lập
các chính sách và quy trình nội bộ phù hợp với IFRS để đảm bảo việc áp dụng IFRS được
thực hiện đúng quy trình, đầy đủ và chính xác. Điều này cũng giúp đảm bảo rằng các báo cáo
tài chính được chuẩn hóa và dễ dàng so sánh với các doanh nghiệp khác trên thị trường.

Đưa ra các chính sách thưởng phù hợp để khuyến khích việc áp dụng IFRS: Nhà quản
trị cần đưa ra các chính sách thưởng phù hợp để khuyến khích các nhân viên đạt được kết quả
tốt trong việc áp dụng IFRS. Điều này có thể bao gồm việc tăng lương, tăng cấp bậc, hoặc
cung cấp các khoản thưởng khác dựa trên hiệu suất và đóng góp của nhân viên đối với DN.

Hội nhập kinh tế

Với kết quả nghiên cứu thì H1 là yếu tố tác động thứ 3 đến việc áp dụng chuẩn mực
BCTC quốc tế (IFRS) tại các DNNN có niêm yết với Beta = 0.103Từ đó tác giả đề xuất một
số giải pháp như sau:

Mở rộng thị trường kinh tế quốc tế giúp nhà quản trị dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các
nhà đầu tư, nguồn vốn , các công ty tài chính quốc tế. Và dưới sự phát triển, thay đổi, hội
nhập không ngừng của các quốc gia trên thế giới, các DN tại Việt Nam nhận thấy sự cần thiết
43
của áp dụng chuẩn mực IFRS. Và để quá trình áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
IFRS điễn ra có hiệu quả thì cần có sự hợp tác của các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong và
ngoài nước. Để tiếp cận được với môi trường quốc tế bản thân kế toán viên cũng cần phải chủ
động tích lũy kiến thức, kĩ năng Tiếng Anh và học hỏi thêm các chứng chỉ hành nghề quốc tế
như chứng chỉ Kế toán Công chứng Anh Quốc ACCA.

Tăng cường hợp tác quốc tế: Việc hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức tài chính quốc
tế sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận và học hỏi các kinh nghiệm quốc tế
về áp dụng IFRS. Đồng thời, hợp tác quốc tế còn giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể
tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và tăng cường cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Trình độ kế toán viên

Với kết quả nghiên cứu thì H6là yếu tố tác động thứ 4 đến việc áp dụng chuẩn mực
BCTC quốc tế (IIFRS) tại các DNNN có niêm yết với Beta = 0.041 Từ đó tác giả đề xuất một
số giải pháp như sau:

Kế toán viên cần phải được đào tạo chuyên sâu về IFRS. Ngoài ra, họ cũng cần phải đạt
được một trình độ Tiếng Anh khá cao để có thể tự minhf nghiên cứu diễn giải của IFRS trong

trường hợp các hướng dẫn IFRS bằng tiếng Việt chưa được ban hành một cách đầy đủ. Rào
cản ngôn ngữ tiếng Anh và các thuật ngữ khó hiểu mang tính học thuật, ước lệ của từ vựng
chuyên ngành kế toán gây ra không ít khó khăn cho các kế toán viên, bởi vì hiện nay nhìn
chung đội ngũ kế toán viên nước ta đang thiếu nguồn nhân lực trình độ cao Thường xuyên tổ
chức kiểm tra, sát hạch về trình độ văn hóa, nhận thường. Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có
một vài trường đại học lớn trong nước triển khai dạy các khóa về kế toán quốc tế theo nội
dung của IFRS. Vậy nên chú trọng đào tạo kiến thức chuyên môn một cách có quy mô, bài
bản ngay từ các trường đại học cũng là một điều quan trọng.

Chi phí

Với kết quả nghiên cứu thì H7 là yếu tố tác động thứ 5 đến việc áp dụng chuẩn mực
BCTC quốc tế (IIFRS) tại các DNNN có niêm yết với Beta = 0.039Từ đó tác giả đề xuất một
số giải pháp như sau:

Đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa; DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ không phù
hợp để áp dụng vì bộ chuẩn mực này cũng còn nhiều nội dung phức tạp và sẽ tốn nhiều chi
phí áp dụng mà lợi ích mang lại không tương xứng đối với bộ phận DN này thì phải có lộ
trình áp dụng, nên có các quy định kế toán riêng cho các loại quy mô doanh nghiệp trong bối
cảnh của Việt Nam.
44
Hệ thống pháp luật

Với kết quả nghiên cứu thì H3 là yếu tố tác động thứ 6 đến việc áp dụng chuẩn mực
BCTC quốc tế (IIFRS) tại các DNNN có niêm yết với Beta = 0.029

Hiện nay, Việt Nam đang có sự chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ
thể có ba văn bản quy phạm pháp luật có tác động đến công tác tài chính DN. Điều này tạo ra
sự chưa nhất quán khi áp dụng IFRS. Vậy nên, Việt Nam cần phải hoàn thiện hệ thống khung
pháp lý về kế toán sao cho vừa phù hợp với chính sách kinh tế trong nước vừa hài hòa với luật
kế toán quốc tế. Bên cạnh đó, Nhà nước cần sớm ban hành hệ thống chính sách hướng dẫn
công tác lập BCTC theo IFRS. Đồng thời, BTC cần phối hợp với các bộ, ban, ngành có liên
quan để rà soát, sửa đổi hoặc ban hành lại các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài
chính; xác định và phân biệt rõ phạm vi áp dụng chuẩn mực kế toán, chính sách thuế và cơ
chế tài chính. . Thực hiện nghiêm Luật Kế toán, Luật Doanh nghiệp, Luật Khuyến khích đầu
tư áp dụng chung cho cả các doanh nghiệp ở Việt Nam và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

3.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
NNC đạt đưa ra được kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số hạn chế, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về cỡ mẫu, bài nghiên cứu gặp phải hạn chế tương tự những nghiên cứu đi
trước trên thế giới, đó là cỡ mẫu không quá lớn, mặc dù vậy cỡ mẫu vẫn nằm trong khoảng kỳ
vọng ban đầu của NNC. Ngoài ra do đối tượng mục tiêu tham gia trả lời giữ nhiều chức vụ
quản lý, việc tiếp cận để nhờ họ hỗ trợ trả lời khảo sát không phải là điều đơn giản và tương
đối mất thời gian, đặc biệt là nghiên cứu trong lĩnh vực này đòi hỏi người tham gia trả lời phải
có sự am hiểu nhất định về kế toán chứ không thể khảo sát đại trà, nhất là ở cấp lãnh đạo
doanh nghiệp.
Thứ hai, về phương pháp chọn mẫu, NNC không thể áp dụng chọn mẫu theo xác suất
mặc dù phương pháp này có tính đại điện cho tổng thể cao hơn phương pháp phi xác suất mà
NNC lựa chọn, do hạn chế về thời gian và chi phí. Đây cũng là một điểm hạn chế phổ biến
trong các nghiên cứu đi trước.
Thứ ba, NNC đã xác định được 06 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chuẩn mực lập báo
cáo tài chính quốc tế IFRS bao gồm: Quy mô DN, Thái độ nhà quản trị, Hội nhập quốc tế,
Trình độ kế toán viên, Chi phí, Hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, mức độ giải thích của những
nhân tố này chưa đủ để giải thích hết tất cả sự biến động trong việc áp dụng chuẩn mực IFRS.
Nhóm tác giả nhận thấy rằng còn có nhiều biến động khác liên quan đến việc áp dụng chuẩn
mực IFRS mà chưa được tìm hiểu và đưa vào mô hình nghiên cứu. Nguyên nhân chính là do
chủ đề nghiên cứu về IFRS của các DN trong nước và trên thế giới còn rất hạn chế, do đó việc

45
xác định các nhân tố tác động đến IFRS của các DN cũng là một chủ đề mới và đòi hỏi sự
nghiên cứu sâu hơn trong tương lai.
Đồng thời NNC đưa ra hướng nghiên cứu tương lai cho những đề tài có liên quan, cụ
thể như sau:
Thứ nhất, cải thiện tính khách quan và đại diện của kết quả nghiên cứu bằng cách mở
rộng phạm vi nghiên cứu và phát triển quy mô mẫu nghiên cứu ở cả hai phương pháp nghiên
cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng
Thứ hai, do sử dụng kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất kiểu thuận tiện, mà kỹ thuật chọn
mẫu phi xác suất thuận tiện được đánh giá là không tổng quát cho toàn bộ đám đông do đó
các nghiên cứu tiếp theo có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất để có thể làm tăng
chất lượng cỡ mẫu.
KẾT LUẬN 
Dưới sự phát triển, thay đổi, hội nhập không ngừng của các quốc gia trên thế giới, các doanh
nghiệp tại Việt Nam nhận thấy sự cần thiết của áp dụng chuẩn mực IFRS.

Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy rằng việc áp dụng chuẩn mực lập Báo cáo tài
chính (IFRS) của Doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam chịu tác động bởi 6 yếu tố chính theo
thứ tự từ cao đến thấp: Quy mô Doanh nghiệp, Thái độ của nhà quản trị, Hội nhập kinh
tế,Trình độ kế toán viên,Chi phí, Hệ thống pháp luật.

Nhóm tác giả đã giải quyết được mục tiêu chung là tìm hiểu đánh giá mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố tác động đến khả năng áp dụng IFRS của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam.Từ
đó, tìm ra các giải pháp góp phần nâng cao mức độ áp dụng IFRS của các doanh nghiệp ở
Việt Nam hiện nay. Đồng thời nhóm tác giả chứng minh được các yếu tố Hội nhập kinh tế,
Quy mô Doanh nghiệp, Hệ thống pháp luật, Thái độ của nhà quản trị, Trình độ kế toán viên
và Chi phí có tác động chủ yếu đến mức độ áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRS).

Trong đó, yếu tố “Quy mô doanh nghiệp” tác động mạnh nhất khả năng áp dụng chuẩn mực
báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết với Beta = 0.603, và sau đó là yếu tố “Thái
độ nhà quản trị” với Beta = 0.224. Yếu tốc “Hệ thống pháp luật” có tác động ít nhất.

Nhìn chung mô hình ban đầu so với mô hình sau việc nghiên cứu không có thấy đổi nhiều. Có
thể nhận định rằng nhóm tác giả đã xây dựng một mô hình tương đối đầy đủ và phù hợp. Kết
quả kiểm định mô hình cho thấy sự phù hợp của mô hình lý cũng như việc chấp nhận các lý
thuyết đã đề ra trong mô hình nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực cho các doanh nghiệp ở Việt
Nam hiện nay trong việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRS) .

46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 

47

You might also like