You are on page 1of 4

5.4.3. Sự khác biệt trong các nguyên tắc kế toán.

Xu hướng hội tụ về kế toán đã diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, nhưng luôn tồn tại sự khác
biệt trong nguyên tắc kế toán giữa các quốc gia khác nhau. Trong việc ghi nhận và đo
lường tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí có thể có tác động đáng kể đến số liệu
trong báo cáo tài chính của công ty được phân tích.
Các nhà phân tích cần xác định được sự khác biệt trong các nguyên tắc kế toán của các
quốc gia có ảnh hưởng đến việc phân tích báo cáo tài chính nước ngoài hay không, những
ảnh hưởng này có tác động hay làm thay đổi các quyết định của các nhà đầu tư, các đối
tượng sử dụng thông tin phân tích báo cáo tài chính hay không và mức độ của các tác
động này như thế nào? Và các nhà phân tích, các nhà đầu tư đã làm cách nào đề giải
quyết các vấn đề phát sinh do sự khác biệt này đem lại?
Theo một nghiên cứu ở Pháp năm 1990, hoạt động của một công ty gia đình được ghi
chép và lập báo cáo tài chính theo các nguyên tắc kế toán của 6 quốc gia khác nhau (Bỉ,
Pháp, Đức, Hà Lan, Anh, Mỹ). aKết quả là lợi nhuận kế toán của công ty gia đình này
thay đổi trong khoảng từ -520 đến +840, tùy thuộc vào nguyên tắc kế toán của 6 quốc gia
kể trên.

Tại Mỹ, cho đến năm 2007, các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán bắt buộc
phải điều chỉnh thu nhập thuần và vốn chủ sở hữu theo US GAAP. Một thống kê cho thấy
có sự khác biệt rõ rệt về thu nhập thuần và vốn chủ sở hữu trước và sau khi điều chỉnh
theo US GAAP (trước khi điều chỉnh, các công ty được xem xét đều sử dụng báo cáo tài
chính theo IFRS).
Để trả lời câu hỏi liệu sự khác biệt về nguyên tắc kế toán có thực sự ảnh hường tới quyết
định đầu tư hay không, Choi và Levich đã thực hiện phòng vấn 16 nhà đầu tư là tổ chức ở
nhiều nước khác nhau như Nhật Bàn, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ. Kết quả có nhiều điểm mà các
nhà phân tích tài chính cần phải quan tâm:
(1) 9 trong số 16 nhà đầu tư chỉ ra rằng sự đa dạng kế toán đã cản trở việc đo lường các
biến quyết định của họ và cuối cùng, ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ. Tác động
của sự đa dạng kế toán bao gồm việc hạn chế sự mở rộng về mặt địa lý của các khoản đầu
tư và loại trừ một số loại công ty nhất định khỏi phân tích.
(2) 7 trong số 9 nhà đầu tư nhận thấy sự đa dạng kế toán là một vấn đề đã cố gắng giải
quyết bằng cách trình bày lại các báo cáo tài chính nước ngoài theo một cơ sở kế toán
quen thuộc với nhà phân tích, chẳng hạn như US GAAP. 2 nhà đầu tư còn lại đối phó
bằng cách áp dụng các chiến lược đầu tư cụ thể. Một người chỉ đầu tư vào trái phiếu
chính phủ. Người còn lại sử dụng phương pháp đầu tư "từ trên xuống", danh mục đầu tư
cho một quốc gia cụ thể. Khi họ quyết định đầu tư bao nhiêu vào một quốc gia nhất định,
các nhà đầu tư sẽ có được một danh mục đầu tư đa dạng gồm các cổ phiếu ở quốc gia đó.
(3) Trong số 7 nhà đầu tư cho rằng sự đa dạng kế toán không cản trở họ đưa ra quyết
định, 4 nhà đầu tư đã phát triển "khả năng đa nguyên tắc". Theo đó, các nhà đầu tư sẽ sử
dụng chính cách nhìn nhận của kế toán nước sở tại khi phân tích báo cáo tài chính nước
ngoài. Là sử dụng chính các báo cáo theo GAAP của nước ngoài và kiến thức được về
các nguyên tắc kế toán nước ngoài và các điều kiện thị trường tài chính nước ngoài để
đưa ra quyết định. 3 nhà đầu tư còn lại giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng thông tin ít
nhạy cảm hơn với tính đa dạng kế toán. Ví dụ, một người định giá chứng khoán bằng
cách sử dụng mô hình cổ tức chiết khấu hơn là phương pháp chiết khấu thu nhập.
(4) Các quốc gia thường được đề cập đến nhiều nhất như một nguồn quan tâm của các
nhà phân tích là Nhật Bản, Thụy Sĩ và Đức.
(5) Các lĩnh vực rắc rối nhất mà sự khác biệt trong kế toán tồn tại là hợp nhất báo cáo tài
chính, định giá và khấu hao tài sản cố định, thuế thu nhập hoãn lại, lương hưu, chứng
khoán sẵn sàng để bán, các giao dịch về ngoại tệ, thuê tài chính, lợi thế thương mại, các
hợp đồng xây dựng dài hạn, đánh giá hàng tồn kho, và các khoản dự phòng.
(6) Các lĩnh vực mà việc thiếu công bố thông tin là một trở ngại bao gồm thông tin phân
đoạn thị trường, phương pháp định giá tài sản, thông tin về hoạt động ở nước ngoài, tần
suất và tính đầy đủ của báo cáo tài chính giữa niên độ, đặc điểm của chi tiêu vốn, các
khoản dự phòng bị che giấu và các khoản mục ngoại bảng. Một số nhà đầu tư cho biết đã
khắc phục được vấn đề thiếu công bố thông tin bằng cách đến thăm các công ty đang
được phân tích.
Một số lượng đáng kể các nhà đầu tư được phỏng vấn bởi Choi và Levich nói rằng họ cố
gắng trình bày lại các báo cáo tài chính nước ngoài theo một GAAP mà họ quen thuộc,
tập trung vào việc trình bày lại thu nhập.
Một cơ chế khác để xử lý chênh lệch kế toán là sử dụng thước đo thu nhập mà từ đó,
nhiều vấn đề kế toán được loại bỏ. Sherman và Todd khuyến nghị sử dụng lợi nhuận hoạt
động kinh doanh trước khấu hao (OIBD) làm thước đo thu nhập phù hợp để đánh giá hoạt
động của công ty. OIBD được đo lường bằng cách cộng khấu hao đã được tính trong chi
phí hoạt động trở lại thu nhập hoạt động. Phân tích dựa trên OIBD loại bỏ ảnh hưởng của
khấu hao, lãi vay và thuế thu nhập ra khỏi các thước đo thu nhập phù hợp, và bất kỳ sự
khác biệt nào trong cách ghi nhận các khoản mục này được coi là không phù hợp. Khấu
hao các tài sản cố định vô hình thường cũng được cộng lại vào OIBD.
Thước đo kết quả thường được gọi là thu nhập trước lãi vay, thuế, và khấu hao
(EBITDA).
Các điều chỉnh bổ sung có thể được thực hiện đối với EBITDA để ngăn chặn hơn nữa ảnh
hưởng của sự đa dạng kế toán. Ví dụ, vì việc xác định chi phí lương hưu có thể khác nhau
rất nhiều giữa các quốc gia, nên việc cộng lại chi phí lương hưu được bao gồm trong chi
phí hoạt động vào EBITDA sẽ dẫn đến một thước đo có khả năng so sánh tốt hơn hơn
giữa các quốc gia. Vấn đề tiềm ẩn với cách tiếp cận này là mỗi khoản mục bị loại bỏ có
thể ảnh hưởng đến việc xác định giá trị của công ty.
Việc loại bỏ chi phí lãi vay khỏi thước đo thu nhập có thể làm cho báo cáo tài chính của
các công ty trở nên dễ so sánh hơn, nhưng nó làm cho việc đo lường thu nhập ít mang
tính đại diện hơn cho các dòng tiền trong tương lai. Nếu cứ điều chỉnh theo cách này một
cách cực đoan, EBITDA có thể được điều chỉnh về doanh thu, khi đó doanh thu lại trở
thành thước đo được sử dụng để phân tích các công ty. Mặc dù doanh số bán hàng là quan
trọng, nhưng chúng chỉ đại diện cho một phần của yếu tố quyết định giá trị của một công
ty.
Có thế thấy sự khác biệt về kế toán giữa các quốc gia là khách quan, nằm ngoài sự kiểm
soát của các nhà phân tích và các nhà đầu tư. Sự khác biệt này có tác động không nhỏ tới
việc phân tích báo cáo tài chính nước ngoài cũng như các quyết định của nhà đầu tư nói
riêng và các đối tượng sử dụng thông tin nói chung. Với việc sử dụng IFRS ngày càng
nhiều ở các quốc gia, các vấn đề liên quan đến tính đa dạng kế toán đã từng tồn tại chắc
chắn đã giảm bớt. Tuy nhiên, cho đến khi tất cả các công ty đang sử dụng các định dạng,
thuật ngữ và nguyên tắc chung trong việc lập báo cáo tài chính, các nhà phân tích phải
phát triển các phương pháp để đối phó với những vấn đề tiềm ần của sự đa dạng kế toán.
Có nhiều biện pháp khác nhau được sử dụng để hạn chế các tác động tiêu cực từ sự khác
biệt này tới quá trình ra quyết định. Tuy nhiên, mỗi biện pháp đều có các ưu, nhược điểm
nhất định. Việc sử dụng biện pháp nào phụ thuộc nhiều vào quan điểm của các nhà đầu tư
và nhà phân tích.

You might also like