You are on page 1of 46

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 3

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 3

2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 4

4. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................................... 5

5. Kết cấu đề tài: ............................................................................................................. 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN LỢI NHUẬN KẾ


TOÁN CÔNG BỐ ................................................................................................................ 6

1. Khái niệm về chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán công bố ............................... 6

2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán trong các công
trình nghiên cứu đã công bố .......................................................................................... 8
2.1. Theo quan điểm của J.Francis và cộng sự (2008) ................................................. 8
2.2. Theo quan điểm của Schipper (2003) .................................................................... 8
2.3. Theo quan điểm của P.Dechow và cộng sự (2010) ............................................. 10
2.4. Kết luận về các tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán công bố
..................................................................................................................................... 12

3. Nhân tố ảnh hưởng đến Chất lượng lợi nhuận kế toán......................................... 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG LỢI NHUẬN KẾ TOÁN CÔNG BỐ


CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
(AGRIBANK)..................................................................................................................... 18

1. Khái quát về tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam (Agribank).................................................................................. 18
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................................... 18
1.2. Cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động: ................................................................ 19

2. Bối cảnh kinh tế vĩ mô giai đoạn 2016 - 2021 ......................................................... 20


1
3. Thực trạng chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán công bố của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) giai đoạn 2016 - 2021 ......... 22

4. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận kế toán công bố tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ........................................................ 31

5. Nhận xét ..................................................................................................................... 34

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN LỢI NHUẬN KẾ
TOÁN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM ................................................................................................................................... 37

1. Vai trò của chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán .............................................. 37

2. Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam .................................................................. 39

3. Khuyến nghị .............................................................................................................. 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 43

2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên báo cáo tài chính, lợi nhuận luôn là chỉ tiêu được quan tâm nhiều nhất. Tuy
nhiên, chỉ tiêu này có thể bị bóp méo và phản ánh không đúng kết quả hoạt động kinh doanh
thực sự của doanh nghiệp. Muốn biết mức độ tin cậy của lợi nhuận, các đối tượng sử dụng
cần phải đánh giá chất lượng của chỉ tiêu này. Chất lượng lợi nhuận của một doanh nghiệp
có thể được đánh giá thông qua phân tích nhiều yếu tố chẳng hạn như hoạt động kinh doanh,
các chế độ kế toán, số lượng và chất lượng của thông tin được công bố, hiệu quả và danh
tiếng của ban quản lý cũng như các cơ hội và động cơ can thiệp vào lợi nhuận.
Sự phát triển của thị trường tài chính có liên hệ mật thiết với sự cân xứng về thông
tin kế toán công bố của các doanh nghiệp. Trong đó, lợi nhuận báo cáo của các ngân hàng
còn trở thành cột trụ quan trọng phục vụ quá trình giám sát và bảo đảm sự bền vững của hệ
thống tài chính quốc gia. Lợi nhuận thường là chỉ tiêu có tính tổng hợp cao, phản ánh phần
lớn chất lượng của thông tin kế toán công bố nói chung. Như vậy, việc đánh giá đúng chất
lượng lợi nhuận báo cáo và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng thông tin đóng góp nhiều
ý nghĩa đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Tại Việt Nam, do yêu cầu của hội nhập kinh tế, chế độ kế toán cho các tổ chức tín
dụng đã có những thay đổi lớn và toàn diện. Những thay đổi này được thực hiện theo hướng
tiền gần hơn đến thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Sự đổi mới trong giám sát và quản lý chặt
chẽ của Nhà nước và thị trường đối với ngân hàng sẽ đem đến những cải thiện đáng kể
trong chất lượng thông tin lợi nhuận công bố. Tuy nhiên chất lượng thông tin công bố của
ngân hàng có thực sự đang được cải thiện và được cải thiện ở mức độ nào so với thế giới
vẫn còn là câu hỏi mở.
Từ năm 2012 trở lại đây, nhiều ngân hàng ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong
hoạt động kinh doanh và nhiều ngân hàng đã thực hiện giải pháp tái cơ cấu, sát nhập nhưng
chưa ngân hàng nào báo cáo lỗ sớm. Thậm chí đã có ngân hàng bị mua lại với giá 0 đồng
nhưng báo cáo tài chính trước đó không có dấu hiệu cảnh báo nào cho các nhà đầu tư. Điều
này cho thấy chúng ta cần có giải pháp đo lường và đánh giá nghiên túc chất lượng thông
tin nói chung và lợi nhuận kế toán nói riêng của các ngân hàng.

3
Việc nâng cao chất lượng thông tin lợi nhuận báo cáo đồng thời có ý nghĩa lớn trong
sự định hướng phát triển dài hạn và bền vững của hệ thống ngân hàng. Để đáp ứng yêu cầu
thực tiễn nêu trên, em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin
lợi nhuận kế toán công bố tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là thông qua việc đánh giá chất lượng thông tin lợi
nhuận kế toán công bố của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, tác
giả đề ra nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng thông tin.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm:
Thứ nhất, Cơ sở lý luận chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán
Thứ hai, Thực trạng chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán công bố tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Thứ ba, Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán công bố tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán công
bố bởi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Đề tài đề xuất các giải pháp dựa trên tình hình thực trạng chất lượng thông tin lợi
nhuận kế toán công bố của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Thực trạng chất lượng này được xem xét dựa trên lợi nhuận báo cáo hàng năm, tổng tài sản,
dư nợ cho vay khách hàng, vốn chủ sở hữu, tiền gửi của khách hàng, luồng tiền thu về từ
hoạt động kinh doanh, nợ xấu, dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ suất lợi nhuận, tốc độ tăng
trưởng.
b. Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu báo cáo tài chính công bố tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam.
* Về thời gian nghiên cứu:

4
Đề tài sử dụng số liệu kế toán công bố của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam giai đoạn 2017 - 2021.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận: Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử;
- Phương pháp so sánh và phân tích đánh giá qua đó đưa ra các kết luận đánh giá và
các giải pháp nâng cao chất lượng lợi nhuận kế toán công bố tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
5. Kết cấu đề tài:
Đề tài có ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về chất lượng lợi nhuận kế toán công bố
Chương 2: Thực trạng về chất lượng lợi nhuận kế toán công bố tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng lợi nhuận kế toán công bố tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN LỢI NHUẬN
KẾ TOÁN CÔNG BỐ
1. Khái niệm về chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán công bố
Chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán công bố là một nhánh nghiên cứu nhận được
nhiều sự quan tâm trong lĩnh vực kế toán tài chính. Các nghiên cứu thực chứng đầu tiên
khai thác chủ đề này đã xuất hiện từ những năm 1980 và đến nay vẫn có nhiều vấn đề còn
bỏ ngỏ.
“Thông tin lợi nhuận kế toán công bố” hay còn gọi là “lợi nhuận báo cáo”, “lợi nhuận
công bố” được coi là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị trong một kỳ kế
toán. Thông tin kế toán tổng hợp này có ý nghĩa lớn trong việc đưa ra các quyết định kinh
tế của một số nhóm đối tượng như nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư và chủ nợ. Thông
thường, lợi ích của các nhóm đối tượng nêu trên không nhất quán nên luôn tồn tại một mối
quan tâm chung khá lớn. Đó là lợi nhuận báo cáo có trung thực khi phản ánh kết quả hoạt
động của đơn vị hay không và có hữu ích khi cần đưa ra các quyết định không; hay nói cách
khác, đây là lúc các nhà kinh tế đang đặt ra vấn đề chất lượng thông tin lợi nhuận công bố.
Có nhiều quan điểm liên quan đến chất lượng thông tin lợi nhuận công bố. Đây là
mức độ mà lợi nhuận báo cáo phản ảnh bản chất hay đặc điểm trong hoạt động của đơn vị
(Chan và cộng sự, 2004) hay sự chênh lệch giữa lợi nhuận báo cáo và lợi nhuận thực của
đơn vị (Vincent, 2004). Ball và cộng sự (2003) lại cho rằng thu nhập kinh tế (Jonh R.Hick
đề xuất) có thể phù hợp hoặc hội tụ với chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán công bố.
Barth và công sự (2008) trong nghiên cứu về chất lượng thông tin kế toán của mình đã
khẳng định lợi nhuận báo cáo được củng cố khi chúng phản ánh trung thực kết quả hoạt
động của đơn vị; thậm chí cần giới hạn khả năng của nhà quản trị trong việc điều chỉnh số
liệu kế toán. Một số nhà nghiên cứu khác, nổi bật là Penman (2003) lại nhấn mạnh vào tính
hữu ích của thông tin lợi nhuận kế toán nếu khi có thể dùng làm căn cứ dự báo cho tương
lai.
Các nghiên cứu nói trên về bản chất đều thảo luận về 2 khía cạnh thuộc về chất lượng
thông tin lợi nhuận báo cáo gồm lợi nhuận báo cáo phản ánh trung thực kết quả hoạt động
của đơn vị không và lợi nhuận báo cáo này có hữu ích cho việc ra quyết định kinh tế hay
không. Theo đó, P.Dechow và cộng sự (2010) đã công bố kết luận về chất lượng lợi nhuận

6
kế toán công bố như sau: “Thông tin lợi nhuận báo cáo (lợi nhuận kế toán công bố) có chất
lượng cao hơn khi cung cấp nhiều thông tin hơn về đặc điểm tình hình tài chính của công
ty và phù hợp hơn cho các quyết định kinh tế khác nhau được đưa ra bởi các chủ thể khác
nhau”. Khái niệm về chất lượng thông tin lợi nhuận này có hai vấn đề lớn cần lưu ý là:
Thứ nhất, chất lượng thông tin lợi nhuận kết toán được quyết định bởi mức độ hữu
ích hay phù hợp cho việc đưa ra quyết định kinh tế. Không thể chỉ đưa ra kết luận chất
lượng thông tin kế toán nói chung và lợi nhuận báo cáo nói riêng chỉ bó hẹp thông qua định
giá doanh nghiệp hay giá trị cổ phiếu. Việc xem xét khái niệm về chất lượng thông tin lợi
nhuận báo cáo đồng nhất, trong mối quan hệ với các quyết định kinh tế.
Thứ hai, chất lượng của thông tin lợi nhuận báo cáo tỷ lệ thuận với mức độ thông tin
phản ánh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động thực của đơn vị báo cáo. Tuy nhiên,
hầu hết các khía cạnh của tình hình tài chính và kết quả hoạt động thực của đơn vị báo cáo
lại không thể quan sát được. Các nhà nghiên cứu không có thước đo rõ ràng và đáng tin cậy
nào ngoài thông tin kế toán về tình hình tài chính và kết quả hoạt động thực của đơn vị.
Việc đo lượng chất lượng thông tin sẽ tương đối khó khăn do không có mốc chuẩn để so
sánh.
Tóm lại, chất lượng lợi nhuận kế toán công bố là khái niệm trừu tượng, đa chiều và
gần như không thể đo lường một cách trực tiếp. Mặc dù có sự thống nhất trong việc đưa ra
khái niệm về chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán giữa các nhà nghiên cứu và các chuyên
viên phân tích nhưng việc đo lường và đánh giá không hề đơn giản. Muốn xác định mức độ
hữu ích hay phù hợp cho việc ra quyết định của thông tin kế toán, ta cần căn cứ vào loại
quyết định được đưa ra là gì và chủ thể ra quyết định là ai. Tương tự, muốn đo lường chất
lượng của thông tin lợi nhuận báo cáo, các nhà nghiên cứu chỉ có thể đo lường chất lượng
thông tin một cách gián tiếp và thường chỉ đánh giá ở một số khía cạnh nhất định.
Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã phát triển rất nhiều tiêu chí khác nhau
cũng như các biến và thang đo cụ thể gắn với từng tiêu chí để đánh giá về chất lượng thông
tin lợi nhuận báo cáo. Việc đánh giá chất lượng thông tin lợi nhuận báo cáo cũng phụ thuộc
vào bối cảnh cần đưa ra quyết định kinh tế nào. Mỗi nhà nghiên cứu sẽ đưa ra bộ tiêu chí
đánh giá phù hợp với mục đích nghiên cứu của mình.

7
2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán trong các công
trình nghiên cứu đã công bố
2.1. Theo quan điểm của J.Francis và cộng sự (2008)
Francis và cộng sự đã tổng kết từ nhiều nghiên cứu trước đó và đưa ra 6 tiêu chí
đánh giá chất lượng thông tin lợi nhuận báo cáo và phân chia các tiêu chí này thành 2 nhóm
căn cứ để đánh giá xem lợi nhuận kế toán có phản ánh trung thực kết quả hoạt động kinh
doanh của đơn vị hay không.
- Các tiêu chí dựa trên số liệu kế toán bao gồm: Chất lượng các khoản dồn tích; Tính
bền vững của lợi nhuận; khả năng dự báo của lợi nhuận; Sự ổn định của lợi nhuận. Bộ tiêu
chí này được xây dựng dựa trên giả thuyết lợi nhuận kế toán là kết quả của việc phân bổ có
hiệu quả luồng tiền vào các kỳ báo cáo thông qua kế toán dồn tích. Như vậy, lợi nhuận,
luồng tiền và các thông tin kế toán khác sẽ có mối quan hệ với nhau khi lợi nhuận báo cáo
phản ánh trung thực kết quả hoạt động của đơn vị.
- Các tiêu chí gắn với thị trường bao gồm: Giá trị thích hợp (mức độ lợi nhuận báo
cáo giải thích cho sự biến đông trong giá cổ phiếu của công ty và lợi nhuận mà nhà đầu tư
thu được từ cổ phiếu của công ty đó) và Tính kịp thời, tập trung vào việc đánh giá xem các
khoản lỗ có được ghi nhận một cách kịp thời và đúng kỳ phát sinh không.
Về bản chất, cách phân chia của Francis và cộng sự đã đánh giá chất lượng thông tin
lợi nhuận bằng cách làm rõ nguồn số liệu nhưng chưa phân biệt rõ ràng giữa hai khía cạnh
là mức độ trung thực và sự hữu ích của lợi nhuận báo cáo.
2.2. Theo quan điểm của Schipper (2003)
Schipper (2003) đã đưa ra một tổng luận quan trọng về đánh giá chất lượng thông
tin kế toán. Theo đó, tác giả đã phân chia các tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin lợi
nhuận vào 4 nhóm lớn:
* Nhóm tiêu chí xây dựng từ đặc điểm chuỗi thời gian của lợi nhuận
- Tiêu chí tính bền vững của lợi nhuận: Đây là sự tương quan trong chuỗi giá trị lợi
nhuận, lợi nhuận hiện tại là một phần cố định trong chuỗi giá trị lợi nhuận tương lai. Tính
bền vững của lợi nhuận có liên hệ thuận chiều với mức độ mà nhà đầu tư phản ứng với
thông tin về lợi nhuận báo cáo và chứng minh được tính hữu ích của lợi nhuận báo cáo

8
trong việc ra quyết định đầu tư. Ngoài hệ thống kế toán, sự bền vững của lợi nhuận còn phụ
thuộc vào đặc điểm hoạt động, tài sản và công nợ của đơn vị.
- Khả năng dự báo: Theo nghĩa hẹp, Schipper xét đến khả năng dự báo về lợi nhuận
tương lai từ lợi nhuận của kỳ hiện tại. Theo nghĩa rộng, khả năng dự báo này cho biết mức
độ hữu ích của thông tin tài chính trong quá trình đưa ra các dự báo khác nhau. Sau này,
một số nhà nghiên cứu khác như P.Dechow (2010) đã gộp khả năng dự báo vào tính bền
vững của lợi nhuận.
- Sự biến thiên của lợi nhuận: Các nhà nghiên cứu thừa nhận một quan điểm chung
là nhà quản trị mong muốn báo cáo một chuỗi lợi nhuận ổn định và tăng dần. Do đó trong
một số trường hợp, các nhà quản trị sẽ điều chỉnh số liệu kế toán để đạt được mục tiêu này.
Nếu sự biến thiên hay độ dao động của lợi nhuận là rất ít so với sự biến thiên của luồng tiền
thì đây được coi là bằng chứng cho sự điều chỉnh lợi nhuận.
* Nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng lợi nhuận thông qua mối quan hệ giữa lợi
nhuận, các khoản dồn tích và luồng tiền
Các tiêu chí thuộc nhóm này dựa trên quan điểm các khoản dồn tích sẽ làm giảm
chất lượng của thông tin lợi nhuận báo cáo. Các nhà nghiên cứu không chỉ xét chất lượng
thông tin lợi nhuận thông qua tỷ lệ giữa luồng tiền từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận
mà còn phân tích tổng giá trị các khoản hạch toán dồn tích và xác định phần bị điều chỉnh
hay thao túng. Phần hạch toán dồn tích có thể được đo bằng:
- Sự tăng hoặc giảm trong tổng các khoản dồn tích.
- Các khoản dồn tích bất thường.
- Mối quan hệ giữa tổng dồn tích và luồng tiền.
* Nhóm tiêu chí phát triển từ khung khái niệm của FASB
Khung khái niệm của FASB đưa ra các đặc điểm định tính của thông tin kế toán nói
chung và lợi nhuận báo cáo nói riêng như tính thích hợp, đáng tin cậy, có thể so sánh, đối
chiếu,… Schipper cho răng khả ăng giải thích cho các thông số thị trường của lợi nhuận kế
toán đo lường giá trị gộp của cả tính thích hợp và tính đáng tin cậy của thông tin. Tuy nhiên
vẫn chưa có sự bóc tách giữa hai nhân tố này trong nghiên cứu.
* Nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng lợi nhuận báo cáo thông qua phân tích các
quyết định thực hành nghề nghiệp

9
Nhóm tiêu chí này tập trung vào động cơ cũng như tính chuyên môn của các kiểm
toán viên và những người lập báo cáo. Để đánh giá vai trò của người lập báo cáo đối với
chất lượng thông tin lợi nhuận báo cáo, có hai hướng tiếp cận chính bao gồm:
Thứ nhất, chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán có mối quan hệ đối nghịch với mức
độ ước tính, xét đoán mà người lập báo cáo tài chính cần phải thực hiện do khả năng sai sót
tiềm tàng là rất cao. Trường hợp hành động ước tính, xét đoán của người lập báo cáo là cần
thiết để đảm bảo tính thích hợp của thông tin chỉ là thiểu số. Như vậy, cách làm này của
các kiểm toán viên khả năng cao sẽ gây ra mâu thuẫn về chất lượng của thông tin kế toán
nói chung và lợi nhuận báo cáo nói riêng.
Thứ hai, chất lượng thông tin chỉ giảm đi khi người lập báo cáo lợi dụng những ước
tính và xét đoán để điều chỉnh số liệu báo cáo. Như vậy các biểu hiện bất thường của thông
tin sẽ chứng minh cho khả năng số liệu bị thao túng.
Tóm lại, Schipper (2003) đã tổng hợp và phân nhóm khá đầy đủ về tiêu chí đánh giá
chất lượng thông tin kế toán. Tuy nhiên, việc xây dựng nhóm tiêu chí đánh giá dựa trên
Khung khái niệm FASB còn nhiều mặt hạn chế. Cụ thể, FASB chuyên dùng khi đánh giá
các công ty tại Mỹ - một quốc gia đang phát triển. Ngoài ra Khung khái niệm này thường
được dùng để nghiên cứu về giá trị thích hợp, sự biến động của giá cổ phiếu và lợi tức từ
đầu tư chứng khoán. Sau này các nhà nghiên cứu khác như Mohammady (2010) và Hermans
(2006) đã bỏ qua nhóm tiêu chí này, thay vào đó sử dụng các tiêu chí phản ánh thái độ của
người sử dụng thông tin và thị trường (ví dụ tính kịp thời, mức độ cung cấp thông tin…).
Về mặt lý thuyết, cách thức phân loại tiêu chí của Schipper (2003) còn khá phức tạp
và khó theo dõi. Vai trò xác nhận, phản ứng thông tin của thị trường và nhà đầu tư trong
quá trình đánh giá lợi nhuận công bố còn mờ nhạt, nhánh nghiên cứu về điều chỉnh lợi
nhuận chưa được quan tâm.
2.3. Theo quan điểm của P.Dechow và cộng sự (2010)
Kế thừa từ 2 cách tiếp cận trên, P.Dechow và cộng sự (2010) đã tổng kết các thuớc
đo chất lượng thông tin lợi nhuận báo cáo thành 3 nhóm chính là (1) xem xét các đặc điểm
chất lượng của chỉ tiêu lợi nhuận; (2) đo lượng mức độ phản ứng của nhà đầu tư trước thông
tin lợi nhuận báo cáo; (3) nghiên cứu đánh giá chất lượng lợi nhuận báo cáo thông qua các
bằng chứng bên ngoài về sai sót trong lợi nhuận báo cáo.

10
* Phân tích các đặc điểm của thông tin lợi nhuận báo cáo
Theo các nhà nghiên cứu nếu như lợi nhuận báo cáo thực sự phản ánh đúng kết quả
hoạt động thực của doanh nghiệp thì nó phải có các đặc điểm sau:
- Sự bền vững của lợi nhuận: Sự bền vững của lợi nhuận được đo bằng hệ số quan
hệ trong hồi quy giữa lợi nhuận tương lai và lợi nhuận hiện tại. Thông tin lợi nhuận kế toán
bền vững sẽ hữu ích hơn cho việc dự đoán và đánh giá kết quả hoạt động trong tương lai
của đơn vị báo cáo cũng như việc định giá cổ phiếu. P.Dechow đã khẳng định tính bền vững
của lợi nhuận báo cáo tương quan thuận với các khoản dồn tích bất thường. Tính bền vững
của lợi nhuận đồng thời chịu tác động bởi cả đặc điểm cơ bản trong hoạt động của đơn vị
cũng như bởi hệ thống kế toán.
- Các khoản hạch toán dồn tích bất thường: P.Dechow tiếp tục sử dụng khái niệm
các khoản dồn tích bất thường tương tự như của Schipper (2003).
- Sự ổn định của lợi nhuận: Cần phân biệt sự ổn định vốn có của lợi nhuận với sự ổn
định do các nhà quản lý điều chỉnh số liệu kế toán mà có. P.Dechow và cộng sự đã kết luận
sự ổn định của lợi nhuận có mối tương quan nghịch với các tiêu chí còn lại trong đánh giá
chất lượng lợi nhuận.
- Ghi nhận lỗ một cách kịp thời.
- Điều chỉnh lợi nhuận báo cáo để đạt được các mục tiêu nhất định: Đây là các điểm
phân phối bất thường của lợi nhuận, chứng minh việc điều chỉnh lợi nhuận để đạt các mục
tiêu đã định. Ví dụ sự xuấ hiện của các khoản lợi nhuận dương nhỏ và lợi nhuận âm nhỏ.
* Tiêu chí đo lường phản ứng của nhà đầu tư trước thông tin lợi nhuận
Nhóm tiêu chí này đánh giá tình hữu ích của thông tin lợi nhuận kế toán công bố
trong việc ra quyết định của các nhà đầu tư. Phần lớn các nghiên cứu của P.Dechow đã xem
xét mối quan hệ giữa giá cổ phiếu với lợi nhuận kế toán haowcj lợi tức từ đầu tư chứng
khoán với lợi nhuận kế toán. Thị trường chứng khoán vãn được coi là nơi xác thực đáng tin
cậy về giá trị thực của công ty. Do đó, nếu lợi nhuận báo cáo phản ánh trung thực về kết
quả hoạt động của đơn vị thì các nhà đầu tư sẽ ưu tiên sử dụng trong quyết định đầu tư.
Chất lượng thông tin lợi nhuận báo cáo càng cao khi càng giải thích được nhiều quyết định
đầu tư (cụ thể trong trường hợp này là biến động giá cổ phiếu trên thị trường).
* Chỉ số bên ngoài về việc báo cáo lợi nhuận sai

11
Chất lượng thông tin lợi nhuận báo cáo được đánh giá thông qua các chỉ số bên ngoài
về việc báo cáo lợi nhuận sai. Ví dụ việc công bố lại thông tin về lợi nhuận hay kết quả điều
tra của cơ quan quản lý, báo cáo kiểm toán,…
Nhìn chung, P.Dechow và cộng sự đã thảo luận sâu hơn về vai trò của thị trường
cũng như người sử dụng thông tin trong việc xác nhận chất lượng thông tin lợi nhuận báo
cáo so với những người tiền nhiệm. Các nhóm tiêu chí được thành lập tương đối rõ ràng.
2.4. Kết luận về các tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán công
bố
Bám sát vào khái niệm về chất lượng thông tin lợi nhuận báo cáo đã thảo luận phía
trên, việc đánh giá chất lượng thông tin cần tập trung vào hai khía cạnh: (1) lợi nhuận báo
cáo có phản ánh trung thực kết quả hoạt động của đơn vị hay không hoặc lợi nhuận báo cáo
có bị điều chỉnh hay không và (2) lợi nhuận báo cáo có hữu ích cho việc đưa ra quyết định
kinh tế hay không. Hai khía cạnh này luôn tác động qua lại lẫn nhau vì nếu lợi nhuận báo
cáo phản ánh trung thực lết quả hoạt động của đơn vị thì sẽ hữu ích cho việc ra quyết định
kinh tế và ngược lại. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu khó có thể đo lường trực tiếp cả hai
khía cạnh này nên cần sử dụng các nhóm tiêu chí đại diện khác nhau để đánh giá hai vấn
đề này từ các góc độ khác.
* Tiêu chí đánh giá mức độ bị điều chỉnh của lợi nhuận báo cáo
“Điều chỉnh lợi nhuận xảy ra khi các nhà quản trị sử dụng những xét đoán của họ
trong quá trình lập báo cáo tài chính và trong việc thiết kế các giao dịch kinh tế nhằm bóp
méo số liệu báo cáo hoặc làm cho các bên có liên quan hiểu sai về kết quả hoạt động kinh
doanh thực của công ty, tác động đến số liệu kế toán báo cáo về các kết quả theo hợp đồng
giữa các bên” (Healy và Wahlen, 1999). Việc điều chỉnh lợi nhuận sẽ luôn làm cho lợi
nhuận công bố không phản ánh trung thực kết quả hoạt động của đơn vị và trực tiếp làm
suy giảm chất lượng thông tin kế toán công bố.
Để đánh giá mức độ bị điều chỉnh của lợi nhuận, các nha fnghieen cứu căn cứ vào
động cơ hay mục đích của việc điều chỉnh và từ đó xác định mô hình đánh giá phù hợp.
Các động cơ phổ biến có thể bao gồm:
- Điều chỉnh số liệu nhằm ổn định lợi nhuận;
- Tránh báo cáo lỗ;

12
- Tránh giảm sút lợi nhuận;
- Đạt được mục tiêu kế hoạch;
- Đạt được kỳ vọng của các nhà phân tích;
-…
Nếu tránh vấn đề liên quan đến giả định về động cơ của nhà quản trị thì cần quan
tâm đến chất lượng các khoản dồn tích. Chất lượng các khoản dồn tích biểu hiện qua giá trị
bất thường các khoản dồn tích và mối quan hệ giữa các khoản dồn tích và luồng tiền. Giá
trị bất thường của các khoản dồn tích xuất hiện chủ yếu do sự điều chỉnh số liệu một cách
có chủ đích nhằm đạt được mục tiêu của nhà quản trị hoặc do sai sót vô tính. Giá trị bất
thường này thường được xác định bằng phần dư của hàm hồi quy giữa giá trị hạch toán dồn
tích với các yếu tố căn bản tác động đến khoản dồn tích. Vấn đề chính của tiêu chí này là
các nhân tố đưa vào mô hình hồi quy để xác định các khoản dồn tích và bóc tách giữa phần
có thể giải thích và phần bất thường. Mối quan hệ giữa các khoản dồn tích và luồng tiền
xuất phát từ quan điểm kế toán dồn tích điều chỉnh thời điểm ghi nhận các giao dịch kinh
tế so với thời điểm xuất hiện các luồng tiền. Nhìn chung, các khoản hạch toán và luồng tiền
phải có sự phù hợp với nhau trong dài hạn.
Các tiêu chí phổ biến được sử dụng để đánh giá mức độ điều chỉnh lợi nhuận là:
- Làm rõ các khoản hạch toán dồn tích bất thường;
- Phân tích phân phối của thống kê lợi nhuận để đánh giá việc tránh báo cáo lỗ và
tránh sự giảm sút của lợi nhuận; hoặc tránh báo cáo các khoản lỗ lớn;
- Mối quan hệ giữa lợi nhuận, các khoản hạch toán dồn tích và luồng tiền;
- Các chỉ số bên ngoài về báo cáo sai lợi nhuận.
* Tiêu chí đánh giá mức độ hữu ích của thông tin lợi nhuận báo cáo
Nếu lợi nhuận kế toán công bố phản ánh trung thực kết quả hoạt động của đơn vị thì
thông tin này cũng hữu ích cho việc dự báo tương lai (giải thích được sự biến động về giá
của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán). Việc đánh giá mức độ hữu ích của lợi nhuận
công bố thường phụ thuộc vào 3 tiêu chí chính như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về mối quan hệ giữa lợi nhuận báo cáo và giá cổ phiếu cũng
như lợi tức từ đầu tư cổ phiếu hay giá trị thích hợp. Hướng nghiên cứu này phổ biến tại các
nước có nguồn vốn doanh nghiệp chủ yếu đến từ thị trường chứng khoán. Tuy nhiên nếu

13
vận dụng tại quốc gia đang phát triển như Việt Nam cần cân nhắc thêm các yếu tố khác. Lý
do là vì nếu thị trường chứng khoán chưa phát triển và có vai trò xác nhận của giá cổ phiếu
với lợi nhuận bị hạn chế, không đủ nhạy cảm để phục vụ nghiên cứu. Đây chính là lý do
Callen (2015) cho rằng việc so sánh giữa giá trị sổ sách với giá trị thị trường vốn được các
nhà nghiên cứu sử dụng làm thước đo nhưng có thể không đem lại thông tin hữu ích nào.
Thứ hai, tính bền vững của lợi nhuận báo cáo giúp người sử dụng thông tin đưa ra
những dự báo về tương lai. Francis (2004), Schipper (2003) và P.Dechow (2010) đều kết
luận đây là một tiêu chí được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu về chất lượng thông tin
lợi nhuận báo cáo. Tiêu chí tính bền vững cũng đồng thời có mối tương quan thuận với
phản ứng của nhà đầu tư và chất lượng các khoản dồn tích. Mặc dù thông qua các nghiên
cứu của Barker và Imam (2008), Dichev (2013), Nelson và Skinner (2013) vẫn còn tranh
cãi về tính bền vững có thông tin có thể là kết quả của việc điều chỉnh số liệu nhằm ổn định
báo cáo hay không nhưng đây vẫn là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng thông tin
lợi nhuận báo cáo. Nếu muốn sử dụng tiêu chí này, điều cốt yếu là nhà nghiên cứu cần có
cách thức để phân biệt giữa tác động của hệ thống kế toán áp dụng và của các đặc điểm cơ
bản trong hoạt động của đơn vị báo cáo đến tính bền vững.
Thứ ba, khả năng dự báo luồng tiền tương lai của lợi nhuận báo cáo. Mặc dù các
tổng luận được trình bày chưa đề cập riêng đến tiêu chí này tuy nhiên các nhà nghiên cứu
đều thống nhất phải có sự phù hợp với nhau giữa lợi nhuận và luồng tiền của đơn vị báo
cáo trong dài hạn. Các nhà nghiên cứu như Percy và Stokes (1992), Finger (1994), Dechow
và cộng sự (1998), Barth và cộng sự (2001), Kim và Kross (2005), Atwood và cộng sự
(2011) đều quan tâm đến khả năng dự báo luồng tiền trong tương lai với mẫu nghiên cứu
đa ngành. Về bản chất, kế toán tài chính cần cung cấp thông tin cho việc ra quyết định đầu
tư và tín dụng, hỗ trợ đánh giá và dự đoán các luồng tiền trong tương lai của đơn vị. Như
vậy, thông tin lợi nhuận báo cáo có chất lượng tốt hơn khi giúp người dùng dự báo luồng
tiền trong tương lai. Việc đánh giá hàm lượng thông tin của lợi nhuận báo cáo căn cứ vào
khả năng dự báo luồng tiền trong tương lai hay mối quan hệ giữa lợi nhuận hiện tại và luồng
tiền tương lai.
Hai nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán công bố có thể
tóm tắt theo hình sau:

14
Mối quan hệ giữa lợi
nhuận báo cáo và giá cổ
phiếu
Mức độ cung cấp thông
tin hay hàm lượng thông
tin
Khả năng dự báo tương
lai

Chất lượng thông tin lợi Điều tiết số liệu để đạt


nhuận kế toán công bố được mục tiêu lợi nhuận

Mối quan hệ giữa lợi


nhuận, luồng tiền và các
khoản hạch toán dồn
Mức độ bị điều tiết của tích
lợi nhuận kế toán công
bố
Giá trị các khoản hạch
toán dồn tích bất
thường

Chỉ báo bên ngoài về báo


cáo lợi nhuận sai

Hình 1: Các tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán công bố
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu)
3. Nhân tố ảnh hưởng đến Chất lượng lợi nhuận kế toán
(a) Đặc điểm doanh nghiệp
Trong nhóm đặc điểm doanh nghiệp: các nhân tố hiệu quả hoạt động; tỷ lệ nợ; tỷ lệ
tăng trưởng và đầu tư; quy mô doanh nghiệp được nhiều nghiên cứu đưa vào như Lev
(1983).
Hiệu quả hoạt động: các nhà nghiên cứu cho rằng, các hãng có hiệu quả hoạt động
kém có xu hướng cải thiện thu nhập và vì vậy chất lượng lợi nhuận sẽ giảm đi. Đặc biệt khi
hiệu quả hoạt động thấp cũng khuyến khích các nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận. Khác
với các nhà nghiên cứu khác, Francis và cộng sự (1996) không tìm thấy mối liên hệ giữa
hiệu suất hoạt động kém và các nghiệp vụ điều chỉnh cuối kỳ. Còn DeAngelo và cộng sự
(1994) lại đề suất việc hiệu quả hoạt động kém kéo dài sẽ hạn chế cơ hội quản trị lợi nhuận
trong doanh nghiệp.
Tỷ lệ Nợ: Theo Watts và Zimmerman (1986) đòn bẩy tài chính cao có thể có hành
động tăng thu nhập hoặc thao túng báo cáo tài chính, các hoạt động sẽ làm giảm chất lượng
lợi nhuận cho các quyết định khác.

15
Tăng trưởng và đầu tư của các công ty: Các nhà nghiên cứu như Penman và Zhang
(2002) đưa ra nhận định khi tăng trưởng được đo lường theo mức tăng trưởng doanh, cho
thấy doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao, có tính bền vững của lợi nhuận thấp hơn.
Quy mô doanh nghiệp: các nghiên cứu đều cho thấy có mối quan hệ giữa quy mô
doanh nghiệp và các đo lường lợi nhuận. Tuy nhiên, mối quan hệ này không giống nhau
giữa các tiêu chí đo. Kết quả các nghiên cứu phụ thuộc nhiều vào bản chất việc lựa chọn
các phương pháp kế toán, cách lấy mẫu nghiên cứu.
Các nghiên cứu về chất lượng lợi nhuận ở trên đều xem xét đặc điểm doanh nghiệp
là yếu tố quyết định chất lượng lợi nhuận.
(b) Hoạt động lập báo cáo tài chính
Các nhà nghiên cứu đưa ra dự đoán: Phương pháp kế toán bao gồm các nguyên tắc
kế toán được thừa nhận rộng rãi hoặc các ước tính kế toán; Phân loại báo cáo tài chính và
các báo cáo thời điểm các quý; các nguyên tắc dựa trên quy tắc cơ bản đều ảnh hưởng đến
chất lượng thu nhập.
(c) Quản trị và kiểm soát
Các nghiên cứu về mối quan hệ đặc điểm của Hội đồng quản trị và Kiểm soát nội bộ
cho thấy cơ chế kiểm soát nội bộ hạn chế cơ hội quản trị lợi nhuận, trong khi quyền sở hữu
cổ phần của nhà quản lý và các khoản bồi thường có xu hướng ảnh hưởng đến chất lượng
lợi nhuận vì tác động đến quản trị lợi nhuận. Kết quả ảnh hưởng, nhìn chung có khá nhiều
quan điểm trái chiều.
(d) Kiểm toán viên
Kiểm toán viên là một yếu tố quyết định Chất lượng lợi nhuận vì vai trò của họ trong
việc giám sát những sai sót có chủ ý và không có chủ ý. Các nhân tố chủ yếu được nghiên
cứu là phí kiểm toán, trình độ chuyên môn của kiểm toán viên, nhiệm kỳ của Kiểm toán
viên, quy mô kiểm toán viên.
(e) Ưu đãi từ thị trường vốn
Các ưu đãi thị trường vốn ảnh hưởng đến các lựa chọn kế toán, từ đó trở thành nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận. Các nhân tố được xem xét gồm: thời điểm doanh
nghiệp tăng vốn điều lệ; các ưu đãi có được khi đạt được lợi nhuận mục tiêu.
(f) Các yếu tố bên ngoài

16
Các yếu tố như yêu cầu về vốn như điều khoản vay từ ngân hàng và bảo hiểm, quy
định chính trị, quy định về chính sách thuế và chính sách khác, các yếu tố liên quan đến lựa
chọn kế toán. Nhiều nghiên cứu về các yêu tố bên ngoài đo lường chất lượng lợi nhuận
bằng đo lường các khoản tùy ý. Nhiều nghiên cứu tập trung xem xét các yếu tố vĩ mô có
tương quan với các khuyến khích quản trị lợi nhuận từ đó ảnh hưởng đến chất lượng lợi
nhuận.
Nói tóm lại, việc nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận là rất
cần thiết, để từ đó giúp cho nhà quản lý, nhà đầu tư, ủy ban Chứng khoán, ngân hàng, các
cơ quan ban ngành có liên quan có cái nhìn khách quan về chất lượng lợi nhuận kế toán của
các doanh nghiệp, đưa ra các biện pháp kịp thời trong việc quản lý, nhằm nâng cao chất
lượng lợi nhuận kế toán của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.

17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG LỢI NHUẬN KẾ TOÁN CÔNG
BỐ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM (AGRIBANK)
1. Khái quát về tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam (Agribank)
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1988, NH Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số
53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập
các NH chuyên doanh, trong đó có NH Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký
Quyết định số 400/CT thành lập NH Nông nghiệp Việt Nam thay thế NH Phát triển Nông
nghiệp Việt Nam. NH Nông nghiệp là NHTM đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
Ngày 01/03/1991, Thống đốc NHNN có Quyết định số 18/NH-QĐ thành lập Văn
phòng đại diện NH Nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và ngày 24/6/1994, Thống
đốc có văn bản số 439/CV-TCCB chấp thuận cho NH nông nghiệp được thành lập văn
phòng miền Trung tại Thành phố Quy Nhơn - tỉnh Bình Định.
Ngày 22/12/1992, Thống đốc NHNN có Quyết định số 603/NH-QĐ về việc thành
lập chi nhánh NH Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc NH Nông nghiệp gồm có 3
Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực
miền Nam và Sở giao dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh NH nông nghiệp
tỉnh, thành phố. Chi nhánh NH Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh.
Năm 1993, NH Nông nghiệp Việt Nam ban hành quy chế thi đua khen thưởng tạo ra
những chuẩn mực cho các cá nhân và tập thể phấn đấu trên mọi cương vị và nhiệm vụ công
tác. Tổ chức được hội nghị tổng kết toàn quốc có các giám độc chi nhánh huyện suất sắc
nhất của tỉnh thành phố.
Ngày 30/7/1994 tại Quyết định số 160/QĐ-NHNN, Thống đốc NHNN chấp thuận
mô hình đổi mới hệ thống quản lý của NH nông nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó, Tổng giám

18
đốc NH Nông nghiệp Việt Nam cụ thể hóa bằng văn bản số 927/TCCB/NH Nông nghiệp
ngày 16/08/1994 xác định: NH Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham mưu và Cấp
trực tiếp kinh doanh. Đây thực sự là bước ngoặt về tổ chức bộ máy của NH nông nghiệp
Việt Nam và cũng là nền tảng cho hoạt động kinh doanh của NHNo sau này.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc NHNN Việt
Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên NH Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo). NHNo là DNNN hạng đặc
biệt, hoạt động theo Luật các TCTD và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN. Ngoài chức
năng của một NHTM, NHNo được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu
vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
1.2. Cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động:
Đến 31/12/2021, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là ngân
hàng có mạng lưới rộng lớn trên cả nước, bao trùm tất cả các tỉnh, thành phố, đặc biệt là
hiện diện tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo trong cả nước để tăng tối đa khả năng
tiếp cận dịch vụ tài chính của các tệp khách hàng, thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển
tài chính toàn diện.
Agribank sở hữu hệ thống bán lẻ lớn nhất cả nước với 2.225 chi nhánh và phòng
giao dịch; 1 chi nhánh tại Campuchia; 3 văn phòng đại diện khu vực: Văn phòng đại diện
khu vực Miền Trung, Văn phòng đại diện khu vực Miền Nam, Văn phòng đại diện khu vực
Tây Nam Bộ; 3 đơn vị sự nghiệp; 5 công ty con. Bên cạnh đó, Agribank còn mở rộng tối
đa phạm vi hoạt động thông qua 68 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, 3.339
ATM, 196 CDM, mạng lưới 645 ngân hàng đại lý tại 79 quốc gia và vùng lãnh thổ.

19
Hình 2: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam
(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank năm 2021)
2. Bối cảnh kinh tế vĩ mô giai đoạn 2017 - 2021
- Kinh tế tăng trưởng từng bước vững chắc và ngày càng được cải thiện, quy mô
kinh tế ngày càng mở rộng, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 2017 - 2021 đạt khá cao, ở
mức bình quân 6,8%/năm. Mặc dù năm 2020 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch
Covid-19, thiên tai, bão lụt nghiêm trọng ở miền Trung nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân
5 năm 2016 - 2020 đạt khoảng 6%/năm và thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu
vực, thế giới. Trong đó, khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tiếp tục giữ vai trò dẫn
dắt, đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng chung. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016
- 2020 của khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 7,45% và của khu vực dịch vụ đạt
6,2%; tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ (bao gồm xây dựng) theo giá sản xuất trong
GDP tăng từ mức 82,6% năm 2015 lên 84,8% năm 2020. Quy mô GDP tiếp tục được mở

20
rộng, đến năm 2020 ước đạt 271,2 tỉ USD, tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015; GDP bình
quân đầu người năm 2020 đạt 2.779 USD, gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2015. Các cân
đối lớn của nền kinh tế về tích luỹ - tiêu dùng, tiết kiệm - đầu tư, năng lượng, lương thực,
lao động - việc làm,… tiếp tục được bảo đảm, góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh
tế vĩ mô. Tỉ lệ tích luỹ tài sản so với GDP theo giá hiện hành năm 2020 khoảng 26,7%.
- Giá cả hàng hoá tương đối ổn định, lạm phát hằng năm được kiểm soát thấp.
Giá cả các mặt hàng diễn biến tương đối ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình
quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 3,15%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015 (7,7%),
trong phạm vi mục tiêu đề ra (dưới 4%). Lạm phát cơ bản bình quân được kiểm soát tốt qua
các năm, giữ mức tương đối ổn định, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 1,81%, giảm
mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015 là 5,15%.
- Chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thị trường ngoại hối và tỉ giá đi vào ổn
định, lãi suất giảm dần.
Nhà nước thực hiện tốt hơn công tác phối hợp, điều hành các chính sách vĩ mô theo
hướng điều hành đồng bộ, chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt
chẽ với chính sách tài khoá và chính sách kinh tế vĩ mô khác. Cán cân thanh toán thặng dư,
dự trữ ngoại hối tăng lên nhưng vẫn kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán phù
hợp. Tăng trưởng tín dụng giảm dần, trong khi tốc độ GDP tăng dần và cao hơn giai đoạn
2011 - 2015 cho thấy nguồn vốn tín dụng ngày càng được sử dụng hiệu quả và phân bổ phù
hợp hơn. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực, tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất
kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Thị trường ngoại
hối và tỉ giá dần đi vào ổn định; thanh khoản hệ thống được bảo đảm, đáp ứng đầy đủ, kịp
thời nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của doanh nghiệp và người dân; lãi suất có xu hướng giảm
dần và ổn định trong bối cảnh kinh tế thế giới biến chuyển nhanh chóng. Tình trạng "vàng
hoá", "đô la hoá" trong nền kinh tế giảm đáng kể, niềm tin vào đồng tiền Việt Nam tăng
lên, hệ số tín nhiệm quốc gia được cải thiện.
- Cơ cấu thu chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng thu nội địa, các nhiệm
vụ chi được thực hiện theo hướng tăng dần tỉ lệ chi đầu tư phát triển, giảm dần chi thường
xuyên, bảo đảm các mục tiêu về bội chi và nợ công.

21
Nhà nước thực hiện đổi mới phạm vi và phương thức quản lý ngân sách nhà nước,
triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn, tài chính trung hạn; đẩy mạnh khoán, đấu thầu,
đặt hàng; tăng cường phân cấp, xây dựng cơ chế tài chính đặc thù đối với các thành phố
lớn. Kỷ cương, kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước được tăng cường. Công tác quản lý
thu, khai thác nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế tiếp tục được chú trọng gắn với đẩy mạnh
chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại; quyết liệt xử lý nợ thuế; tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra thuế... góp phần bảo đảm tỉ lệ huy động vào ngân sách nhà nước cơ
bản đạt được mục tiêu đề ra. Tỉ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước giai
đoạn 2016 - 2020 chiếm khoảng 81,6%, cao hơn so với giai đoạn 2011 - 2015 (68%). Các
nhiệm vụ chi cơ bản được thực hiện theo đúng dự toán, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm. Trong
đó, tỉ trọng chi đầu tư phát triển đạt khoảng 27 - 28%; giảm tỉ trọng chi thường xuyên từ
khoảng 65% giai đoạn 2011 - 2015 xuống khoảng 63 - 64%, trong khi vẫn thực hiện tăng
lương, lương hưu, trợ cấp người có công và các chính sách xã hội khác, ưu tiên các lĩnh
vực giáo dục - đào tạo, y tế, quốc phòng, an ninh. Thực hiện lộ trình từng bước tính chi phí
tiền lương, chi phí trực tiếp trong giá dịch vụ công theo khả năng của ngân sách nhà nước
và thu nhập của người dân. Bội chi và nợ công được kiểm soát, giảm so với giai đoạn trước.
Đã thực hiện cơ cấu lại nợ theo hướng tăng kỳ hạn vay, tăng tỉ trọng các khoản vay trong
nước, giảm vay nước ngoài.
3. Thực trạng chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán công bố của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) giai đoạn 2016 - 2021
a. Tăng trưởng vốn
Giai đoạn 2016 - 2021 ngành ngân hàng nói chung gặp nhiều khó khăn khi dịch bệnh
và thiên tai ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, daonh nghiệp, huy động vốn toàn ngành
nên tăng trưởng huy động vốn có xu hướng thấp hơn tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên về cơ
bản nguồn vốn huy động của Agribank tiếp tục tăng trưởng ổn định và bền vững, cao hơn
so với mức tăng trưởng chung của hệ thống ngân hàng thương mại.
Đến ngày 31/12/2021, tổng nguồn vốn huy động thị trường I (không gồm KBNN)
của Agribank đạt 1.580.777 tỷ đồng, tăng 8,7% so với đầu năm. Agribank tiếp tục duy trì
thị phần huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế lớn nhất trong nhóm NHTM lớn nhất

22
Việt Nam, chiếm gần 14% thị phần huy động vốn toàn ngành ngân hàng (11,23 triệu tỷ
đồng).
1.800.000
1.580.777
1.600.000 1.461.009
1.351.404
1.400.000
1.195.277
1.200.000
1.047.798

1.000.000

800.000

600.000

400.000

200.000

0
2017 2018 2019 2020 2021

Biều đồ 1: Tổng nguồn vốn huy động thị trường I (không bao gồm Kho bạc Nhà nước)
của Agribank giai đoạn 2017 - 2021 (Đơn vị: Tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank các năm 2017 - 2021)
Chất lượng vốn huy động được cải thiện về cơ cấu, phù hợp với nhu cầu sử dụng
vốn. Agribank tiếp tục điều chỉnh cơ cấu huy động vốn theo hướng ngày càng tăng tỷ trọng
nguồn tiền gửi ổn định với chi phí thấp, hạn chế các khoản tiền gửi không đáp ứng được
nhu cầu tăng trưởng tín dụng bền vững, tăng gánh nặng tài chính. Nhờ đó, nguồn vốn huy
động trên thị trường I tiếp tục tăng trưởng ổn định, cao hơn so với hệ thống ngân hàng
thương mại, khẳng định mức độ tín nhiệm cao của khách hàng đối với uy tín, thương hiệu
của Agribank. Dù gặp khó khăn trong công tác huy động vốn đầu năm 2021 do sức chống
chịu và nguồn lực của người dân và doanh nghiệp giảm sút vì ảnh hưởng của dịch bệnh kéo
dài, Agribank phát huy lợi thế về mạng lưới và nguồn nhân lực, tăng cường tiếp cận, phát
triển khách hàng mới thuộc mọi thành phần kinh tế mở tài khoản tiền gửi gắn với phát triển,
cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Đến 31/12/2021, tiền gửi dân cư đạt gần 1,3 triệu
tỷ đồng, chiếm 81,84% nguồn vốn (không bao gồm tiền gửi Kho bạc Nhà nước). Quy mô

23
khách hàng gửi tiền tăng trưởng mạnh, đạt trên 20,17 triệu khách hàng (tăng 13% so với
năm 2020).
1.800.000

1.600.000 1.542.504
1.404.867
1.400.000 1.269.373

1.200.000 1.103.607
1.007.694
1.000.000

800.000

600.000

400.000

200.000

0
2017 2018 2019 2020 2021

Biểu đồ 2: Tiền gửi khách hàng của Agribank giai đoạn 2017 - 2021 (Đơn vị: Tỷ
đồng)
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán các năm 2017 - 2021)
b. Đầu tư tín dụng
Dịch bệnh và thiên tai tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh, thu nhập và khả
năng trả nợ của người dân và doanh nghiệp. Tuy vậy, hoạt động tín dụng của Agribank năm
2021 tiếp tục tăng trưởng nhờ triển khai các giải pháp đồng bộ, đáp ứng kịp thời nhu cầu
vay vốn của khách hàng trong điều kiện dịch bệnh. Dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,31
triệu tỷ đồng, tăng 8,4% so với năm 2020.

24
1.400.000 1.316.449
1.213.958
1.200.000 1.123.403

1.006.442
1.000.000
880.396

800.000

600.000

400.000

200.000

0
2017 2018 2019 2020 2021

Biểu đồ 3: Dư nợ cho vay khách hàng của Agribank giai đoạn 2017 - 2021 (Đơn vị:
Tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán các năm 2017 - 2021)
Lãi suất cho vay bình quân năm 2021 của Agribank đã giảm trên 1%/năm so với đầu
năm, thiết thực hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn để khôi phục và phát triển sản xuất
kinh doanh. Đến nay, Agribank là một trong những ngân hàng thực hiện hỗ trợ (miễn giảm
lãi, phí) nhiều nhất cho khách hàng. Với tinh thần luôn đồng hành, chia sẻ khó khăn với
doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp chính là tháo gỡ khó khăn
cho ngân hàng, Agribank đã tiên phong giảm mạnh đến 10% lãi suất cho tất cả khách hàng
còn dư nợ tại ngày 15/7/2021 và các khách hàng phát sinh dư nợ sau ngày 15/7/2021 đến
31/12/2021. Tổng số lãi thực giảm lên tới 5.600 tỷ đồng với dư nợ khoản 1,4 triệu tỷ đồng
và trên 3,5 triệu khách hàng. Đây là số tiền lãi giảm lớn hàng đầu trong số 16 ngân hàng
thương mại cam kết giảm lãi suất. Đối với các lĩnh vực ưu tiên, Agribank là đơn vị có mức
lãi suất cho vay thấp nhất thị trường, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt lãi
suất thị trường, hỗ trợ nền kinh tế.
Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của Agribank đến 31/12/2021 đạt 873.703
tỷ đồng, chiếm 66,5% tổng dư nợ của Agribank và gần 40% tổng dư nợ cho vay lĩnh vực
này của toàn ngành ngân hàng.

25
c. Quản lý tài chính và quản trị rủi ro
Đến 31/12/2021, quy mô tổng tài sản đạt 1.695.933 tỷ đồng, tăng 8,2% so với năm
2020 trên cơ sở một bảng tổng kết tài sản vững mạnh và minh bạch.
1.800.000 1.695.933
1.568.127
1.600.000
1.452.381
1.400.000
1.282.449

1.200.000 1.152.487

1.000.000

800.000

600.000

400.000

200.000

0
2017 2018 2019 2020 2021

Biểu đồ 4: Tổng tài sản của Agribank giai đoạn 2017 - 2021 (Đơn vị: Tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán các năm 2017 - 2021)
Để tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động phù hợp với chỉ tiêu tăng
trưởng tín dụng được NHNN giao, Agribank đã xây dựng và triển khai kế hoạch phát hành
trái phiếu tăng vốn xây dựng và trình Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ Phương án đầu
tư bổ sung vốn điều lệ của Agribank giai đoạn 2021-2026. Kết quả đến 31/12/2021, vốn
điều lệ của Agribank đạt 34.328 tỷ đồng, tăng 11,78% so với năm 2020.

26
80.000 76.087
73.084
69.242
70.000

58.181
60.000

48.459
50.000

40.000

30.000

20.000

10.000

0
2017 2018 2019 2020 2021

Biểu đồ 5: Vốn chủ sở hữu của Agribank giai đoạn 2017 - 2021 (Đơn vị: Tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán các năm 2017 - 2021)
Agribank tích cực thoái vốn các khoản đầu tư ngoại ngành phù hợp với diễn biến thị
trường; tiếp tục cơ cấu lại tài sản Có, gắn kế hoạch kinh doanh với quản lý tài sản Có rủi
ro, hạn chế cấp tín dụng đối với các khoản vay thuộc nhóm có hệ số rủi ro cao, ưu tiên cấp
tín dụng cho các khoản vay thuộc nhóm có hệ số rủi ro thấp…
Với việc nâng vốn chủ sở hữu lên 76.087 tỷ đồng, nền tảng vốn vững chắc cùng với
sự chủ động trong việc quản lý điều hành bảng cân đối sẽ là tiền đề vững chắc cho Ngân
hàng triển khai cổ phần hóa và là bệ phóng cho Agribank phát triển mạnh mẽ trong tương
lai. Tuy gặp nhiều thách thức khi nỗ lực tiết giảm chi phí để có điều kiện giảm lãi suất cho
vay, miễn, giảm phí dịch vụ hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do dịch bệnh, Agribank
vẫn hoàn thành kế hoạch lợi nhuận với lợi nhuận trước thuế đạt 15.258 tỷ đồng. Kết quả đó
giúp cho Ngân hàng có đủ sức mạnh tài chính và vị thế vốn để hoạt động kinh doanh liên
tục, hiệu quả.
d. Lợi nhuận
Báo cáo tài chính riêng cho thấy, năm 2021, lợi nhuận trước thuế của Agribank đạt
15.258 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 11.611 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2020 và là
con số cao nhất từ trước tới nay.

27
18.000

16.000 15.258
14.117
14.000 13.203

12.000

10.000

8.000 7.345

6.000
4.507

4.000

2.000

0
2017 2018 2019 2020 2021

Biểu đồ 6: Lợi nhuận trước thuế của Agribank giai đoạn 2017 - 2021 (Đơn vị: Tỷ
đồng)
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán các năm 2017 - 2021)
Trong năm 2021, tổng thu nhập hoạt động của Agribank là 60.742 tỷ đồng, tăng
6,6% so với năm trước, đứng trong top 3 ngân hàng có doanh thu cao nhất hệ thống nhờ tất
cả lĩnh vực kinh doanh đều có lãi, chi phí hoạt động được kiểm soát tốt.
Trong đó, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 46.712 tỷ đồng, tăng 7,8%. Trong
năm, ngân hàng mạnh tay giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng nên thu nhập lãi và các khoản
thu nhập tương tự giảm 2,3% so với năm trước. Tuy nhiên, nhờ chi phí đầu vào giảm nên
thu nhập lãi thuần của ngân hàng vẫn tăng trưởng tốt. Cơ cấu tín dụng của Agribank tiếp
tục dịch chuyển theo hướng đẩy mạnh bán lẻ, riêng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn
chiếm tới 66% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng đạt 4.312 tỷ đồng, giảm 1,7% so với
năm 2020. Nguyên nhân là năm 2021, Agribank miễn 100% phí dịch vụ thanh toán (bao
gồm cả phí dịch vụ liên quan đến hoạt động cho vay) đối với tất cả khách hàng, đồng nghĩa
với việc giảm 902 tỷ đồng lợi nhuận.

28
Mảng kinh doanh tăng trưởng mạnh nhất của Agribank năm 2021 là kinh doanh
vàng và ngoại hối với tăng trưởng lãi thuần 61% năm 2021, đạt 1.515 tỷ đồng. Agribank
một trong 4 ngân hàng lãi nhiều nhất từ hoạt động kinh doanh ngoại hối trên toàn hệ thống.
Trong khi đó, hoạt động kinh doanh khác (chủ yếu là thu hồi nợ xấu đã được xử lý
bằng tài sản đảm bảo) tiếp tục mang về lợi nhuận lớn cho Agribank. Năm 2021, lãi thuần
từ hoạt động khác của Agribank đạt 8.091 tỷ đồng, tương đương với năm trước.
Trong khi các hoạt động kinh doanh đều tăng trưởng ấn tượng thì chi phí hoạt động
của Agribank lại được kiểm soát chặt chẽ, giảm 4,3% so với cùng kỳ, khiến lợi nhuận ngân
hàng tăng trưởng tích cực.
Đáng nói, năm 2021, Agribank là ngân hàng tham gia giảm lãi vay hỗ trợ khách
hàng lớn nhất hệ thống. Ngoài cơ cấu nợ, miễn lãi, giảm phí cho khách hàng bị ảnh hưởng
bởi Covid-19, Agribank còn đứng đầu trong danh sách 16 ngân hàng thực hiện cam kết
giảm lãi vay hỗ trợ khách hàng với số tiền giảm tới 5.512 tỷ đồng (tương đương 1,4 triệu
tỷ đồng dư nợ và gần 3,5 triệu khách hàng được giảm lãi suất). Nếu tính cả 700 tỷ đồng
giảm lãi của các chương trình cho vay lãi suất ưu đãi và 902 tỷ đồng giảm do áp dụng chính
sách miễn giảm phí, năm 2021, Agribank đã hi sinh khoảng 7.100 tỷ đồng lợi nhuận hỗ trợ
khách hàng.
Như vậy, nếu không giảm lãi suất, giảm phí hỗ trợ khách hàng, năm 2021, lợi nhuận
thực của Agribank có thể lên tới trên 21.000 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối năm 2021, Agribank có 38.045 cán bộ, công nhân viên và 1.758
chi nhánh, phòng giao dịch, tiếp tục dẫn đầu hệ thống. Năm 2021, thu nhập bình quân cán
bộ, nhân viên Agribank là 26,9 triệu đồng/người/tháng, thấp nhất trong nhóm ngân hàng
thương mại quốc doanh. Ngân hàng không tăng mạnh thu nhập để có thêm dư địa hỗ trợ
khách hàng.
e. Trích lập dự phòng rủi ro và nợ xấu
Báo cáo tài chính cho thấy, nợ xấu của Agribank tại thời điểm 31/12/2021 là 24.553
tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2021 là 1,71%, tỷ lệ tăng 0,14%.
Nợ xấu của Agribank tăng phần lớn là do nguyên nhân khách hàng trên địa bàn nông
nghiệp - khách hàng chính của Agribank- bị tác động lớn bởi dịch bệnh Covid, đặc biệt là
nuôi trồng, chế biến thủy hải sản. Ngoài ra, các khách hàng thuộc lĩnh vực khác du lịch,

29
dịch vụ, buôn bán, bán lẻ và làm đứt chuỗi cung ứng các khách hàng sản xuất mặt hàng tiêu
dùng xuất, nhập khẩu của ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Mặc dù
NHNN đã cho phép cơ cấu nợ song thời gian cơ cấu nợ tối đa 12 tháng trong khi dịch bệnh
kéo dài suốt 2 năm qua, vì vậy, một số khoản vay vẫn phải chuyển nhóm nợ.
Với Agribank, nợ xấu năm nay tăng còn do hậu quả của thiên tai khốc liệt năm 2020
để lại (nhất là lũ lụt miền Trung) khiến hàng loạt hộ nuôi trồng sản xuất chăn nuôi, thủy sản
trắng tay.
Mặc dù nợ xấu tăng song chất lượng tài sản của Agribank cũng được cải thiện rõ rệt
nhờ độ bao phủ nợ xấu tăng mạnh trong khi lãi dự thu giảm mạnh.
Năm 2021, Agribank đã trích lập hơn 22.000 tỷ đồng dự phòng rủi ro, tăng 17,7%
so với năm 2020, nâng nguồn dự phòng lên hơn 34.000 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ bao phủ nợ
xấu của ngân hàng đã tăng lên 138,6%, tăng khá nhiều so với mức hơn 110% năm 2020.
Với nguồn lực dự phòng này, Agribank hoàn toàn có khả năng xử lý toàn bộ nợ xấu cũng
như cải thiện lợi nhuận trong tương lai.
Các khoản lãi và phí phải thu của Agribank tính đến 31/12/2021 cũng chỉ còn 9.460
tỷ đồng, giảm 21% so với năm 2021. Hiện tỷ lệ các khoản lãi và phí phải thu/thu nhập lãi
và các khoản tương tự bằng 8,63% tương đương gần bằng một tháng lãi phải thu của khách
hàng. Con số này tại Agribank tương đương với tỷ lệ tại BIDV và thấp hơn so với
Vietcombank, VietinBank.
g. Tỷ suất sinh lời
Do hoạt động ở địa bàn nông nghiệp, chi phí cao, lại phải gánh nhiều chương trình
tín dụng chính sách nên tỷ suất sinh lời của Agribank không cao bằng các ngân hàng TMCP
khác song vẫn duy trì được sự tăng trưởng.
Năm 2021, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) của
Agribank đạt 15,72%, tăng 1,19% so với năm 2020. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài
sản bình quân (ROA) đạt 0,69%, tăng nhẹ so với năm 2020. So với các ngân hàng TMCP
trong nhóm big 4, ROA của Agribank cao hơn BIDV và ROE cao hơn BIDV, Vietinbank
Tại thời điểm cuối năm 2021, tổng tài sản của Agribank đạt 1,694 triệu tỷ đồng, tăng
8,1% và đứng thứ hai toàn hệ thống. Cho vay khách hàng của Agribank đạt 1,3 triệu tỷ
đồng, tăng 8,4%, tiền gửi khách hàng đạt 1,545 triệu tỷ đồng, tăng 9,8%. Tiền gửi không

30
kỳ hạn (CASA) trong cơ cấu tiền gửi của Agribank có sự tăng trưởng tích cực (tăng từ 10%
lên 12%) nhờ chính sách miễn giảm 100% dịch vụ thanh toán và áp dụng công nghệ.
4. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận kế toán công bố tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
a. Đặc điểm doanh nghiệp
Agribank lựa chọn mô hình quản trị tập trung trong quá trình điều hành, quản lý
ngân hàng dựa trên cơ sở thông tin trực tuyến từ chi nhánh lên Hội sở chính. Ngân hàng đã
từng bước triển khai áp dụng mô hình quản trị theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt, bao
gồm: tổ chức lại các mảng kinh doanh theo đối tượng khách hàng thống nhất trong toàn hệ
thống và theo loại hình kinh doanh đặc thù của ngân hàng trên thị trường tài chính gồm các
khối (mô hình Khối): Khối ngân hàng bán buôn, Khối ngân hàng bán lẻ và Khối quản lý và
kinh doanh vốn; đồng thời, thiết lập và tổ chức lại các mảng hỗ trợ, bao gồm: Khối quản lý
rủi ro, Khối quản lý tài chính/kế toán và hậu cần, tác nghiệp; tiếp tục từng bước ứng dụng
các mô hình quản trị theo thông lệ quốc tế.
b. Hoạt động lập báo cáo tài chính
Mức độ an toàn vốn. Chỉ số đánh giá vốn tự có là một trong những chỉ số quan trọng
nhất thể hiện mức độ an toàn vốn của ngân hàng, bởi nó bảo đảm sức chịu đựng của ngân
hàng trước những tổn thất nảy sinh từ những rủi ro hay mất cân bằng trong kinh tế vĩ mô.
Nhóm chỉ số lành mạnh tài chính (Financial Soundness Indicators - FSIs) đánh giá mức độ
an toàn vốn có chỉ tiêu Vốn tự có và Tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro được tính toán
theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN, ngày 19/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước quy
định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (Mô hình 1) và
Thông tư số 13/2018/TT-NHNN, 18/05/2018 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hệ
thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Mô
hình 2). Tuy nhiên, việc tính toán Tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro rất phức tạp và
cần các khoản mục cụ thể trong bảng cân đối kế toán của Ngân hàng, nên nội dung phân
tích này tác giả không thể thực hiện việc tính toán hệ số an toàn vốn CAR, mà sẽ lấy số liệu
từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của Agribank để làm cơ sở phân tích, đánh giá.
Kết quả (Bảng 1) cho thấy, CAR của Agribank vẫn đảm bảo theo chuẩn mực vốn Basel I.

31
Việc đảm bảo an toàn và phát triển vốn là nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt trong
hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Để đảm bảo an toàn cho phần tài sản có
chứa đựng rủi ro, ngân hàng cần duy trì một mức vốn tự có cần thiết được đo bằng tỷ lệ
vốn an toàn tối thiểu.
Chất lượng tài sản. Chỉ tiêu Nợ xấu/Tổng dư nợ đánh giá chất lượng tài sản của tổ
chức nhận tiền gửi, đồng thời chỉ số này dùng để xác định độ rủi ro của tài sản trong danh
mục cho vay. Đánh giá về chất lượng tài sản cho thấy, chất lượng tín dụng của Agribank
ngày một được cải thiện. Tình hình phân loại nợ được thực hiện đúng theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước với quy mô Nợ đủ tiêu chuẩn – Nợ nhóm 1 ngày càng tăng; Nợ có
khả năng mất vốn – Nợ nhóm 5 có xu hướng giảm dần những năm gần đây, mặc dù tăng
trưởng tín dụng không ngừng gia tăng.
Nguyên nhân là do Agribank luôn chú trọng tới quản trị rủi ro ngay cả trong giai
đoạn kinh tế phát triển mạnh mẽ, đó là chiến lược đúng đắn giúp Agribank kiểm soát thành
công chất lượng tín dụng trong thời kỳ khó khăn. Theo đó, tỷ lệ Nợ xấu liên tục giảm qua
các năm từ 1,5% năm 2016 xuống 1,11% năm 2017; 0,97% năm 2018; 0,77% năm 2019.
Năm 2020 tỷ lệ nợ xấu của Agribank chỉ còn ở mức 0,62%. Đây là tỷ lệ nợ xấu lý tưởng
trong giai đoạn hiện nay. Kết quả này tiếp tục ghi nhận Agribank là tổ chức tín dụng (TCTD)
có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất, chất lượng tài sản tốt nhất trong số các TCTD tại Việt Nam.
Hiệu quả hoạt động thể hiện qua các chỉ số: Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
(ROE); Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) và Tỷ lệ lãi cận bien (NIM).
- ROE: Chỉ tiêu này của Agribank có xu hướng tăng ổn định suốt giai đoạn 2015-
2019. Năm 2019, ROE đạt mức đỉnh cao nhất trong giai đoạn, lên tới 25,99%, một mức tỷ
suất khá tốt và là một trong những đơn vị dẫn đầu thị trường. Tuy nhiên, sang năm 2020,
tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu giảm 4,88% chứng tỏ có các yếu tố tác động có thể từ
nội tại ngân hàng hoặc yếu tố bên ngoài tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.
Song, nếu nhìn vào chỉ số trung bình của ngành, thì Agribank luôn đạt tỷ suất cao hơn mặt
bằng chung.
- ROA: Cũng giống như ROE, ROA của Agribank có xu hướng tăng dần qua các
năm và luôn ở mức trên 1% chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng ngày càng
được nâng cao. ROA của Agribank cao nhất vào năm 2019 nằm trong giai đoạn mô hình 2

32
với tỷ lệ là 1,61%, sang năm 2020 ROA giảm xuống còn 1,45%. Tuy nhiên, nếu thực hiện
so sánh với các NHTM khác, thì có thể thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Agribank chưa ở
mức cao, luôn giữ vị trí khoảng thứ 8.
c. Về quản trị và kiểm soát
Agribank đã xây dựng và ban hành được rất nhiều các văn bản quản trị đồng bộ.
Quy chế quản lý cán bộ, quy chế xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, quy chế
bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức đi liền với việc khen thưởng thực chất, áp
dụng KPIs… Đặc biệt, sự thay đổi lớn về nhận thức khi các quy trình, quy chế nội bộ đã
hướng mọi tổ chức, cá nhân vào hoạt động hướng đến khách hàng. Sự thay đổi dễ nhận
thấy đó là từ sự thụ động đã thay bằng sự chủ động tìm kiếm khách hàng, đa dạng hóa sản
phẩm, dịch vụ…
Trong giai đoạn này Agribank áp dụng cách tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)
theo công thức tính Basel I. Các quy định trong Basel I và quá trình thực hiện, triển khai
chủ yếu là để hướng đến mục tiêu đảm bảo sự an toàn trong hệ thống ngân hàng. Vốn của
ngân hàng bao gồm: vốn gốc (vốn cấp 1) và vốn bổ sung (vốn cấp 2). Các tiêu chí để phân
loại vốn được quy định cụ thể. Để khuyến khích các ngân hàng không ngừng tăng cường
quy mô vốn cấp 1, không quá phụ thuộc vào vốn cấp 2, Basel quy định ra mức tối thiểu cho
vốn cấp 1 và mức vốn tối đa cho vốn cấp 2.
d. Về kiểm toán viên
Kiểm toán viên là một yếu tố quyết định Chất lượng lợi nhuận vì vai trò của họ trong
việc giám sát những sai sót có chủ ý và không có chủ ý. Các nhân tố chủ yếu được nghiên
cứu là phí kiểm toán, trình độ chuyên môn của kiểm toán viên, nhiệm kỳ của Kiểm toán
viên, quy mô kiểm toán viên. Báo cáo tài chính của ngân hàng đều được công ty TNHH
KPMG kiểm toán. Báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý.
e. Ưu đãi từ thị trường vốn
Các ưu đãi thị trường vốn ảnh hưởng đến các lựa chọn kế toán, từ đó trở thành nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận. Các nhân tố được xem xét gồm: thời điểm doanh
nghiệp tăng vốn điều lệ; các ưu đãi có được khi đạt được lợi nhuận mục tiêu.
f. Các yếu tố bên ngoài

33
Các yếu tố như yêu cầu về vốn như điều khoản vay từ ngân hàng và bảo hiểm, quy
định chính trị, quy định về chính sách thuế và chính sách khác, các yếu tố liên quan đến lựa
chọn kế toán. Nhiều nghiên cứu về các yêu tố bên ngoài đo lường chất lượng lợi nhuận
bằng đo lường các khoản tùy ý. Nhiều nghiên cứu tập trung xem xét các yếu tố vĩ mô có
tương quan với các khuyến khích quản trị lợi nhuận từ đó ảnh hưởng đến chất lượng lợi
nhuận.
5. Nhận xét
Về cơ bản, Agribank sở hữu cả các yếu tố thuận lợi và khó khăn để đảm bảo chất
lượng lợi nhuận kế toán công bố. Tính đến thời điểm đề tài được thực hiện, các yếu tố tạo
thuận lợi cho Agribank có thể công bố lợi nhuận một cách khách quan, không chịu ràng
buộc bởi mục tiêu lợi nhuận hay nhà quản lý vẫn tương đối cao. Tuy nhiên các giả thuyết
liên quan đến việc Agribank điều tiết lợi nhuận công bố do chịu một số áp lực khách quan
và chủ quan vẫn tồn tại.
a. Thuận lợi
Agribank là ngân hàng có quá trình hình thành và phát triển tương đối bền vững. So
với nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, Agribank thuộc nhóm ngân hàng có
lịch sử hoạt động lâu đời nhất với hơn 30 năm kinh doanh. Mạng lưới hệ thống tương đối
rộng khắp, dễ dàng thu hút nhiều tệp khách hàng. Đến cuối năm 2021, tổng tài sản của
Agribank đạt 1,68 triệu tỷ đồng; nguồn vốn đạt trên 1,58 triệu tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay
nền kinh tế đạt trên 1,31 triệu tỷ đồng; lợi nhuận đạt 14,5 ngàn tỷ đồng; đảm bảo các tỷ lệ
an toàn hoạt động theo quy định, tiếp tục là một trong những doanh nghiệp có đóng góp
nhiều nhất đối với ngân sách Nhà nước.
Như vậy, cùng với BIDV, Agribank tiếp tục là một trong hai ngân hàng có tổng tài
sản và thị phần cho vay lớn nhất hệ thống. Đặc biệt, 70% dư nợ cho vay của Agribank là
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dư
nợ tín dụng “Tam nông” tại Việt Nam. Đặc biệt, chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt
chẽ, hoạt động phân loại nợ được tiến hành nghiêm ngặt khiến nợ xấu của ngân hàng tiếp
tục được kiểm soát, tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng cao. Với lợi nhuận đạt được, năm qua,
Agribank tiếp tục cải thiện các chỉ số sinh lời, giúp vốn chủ sở hữu của ngân hàng được

34
bảo toàn và tăng trưởng ổn định. Khoản nợ xấu của Agribank chiếm khoảng 6,14% - đây
là tỷ lệ nằm trong tiêu chuẩn quốc tế.
Không chỉ ngân hàng mẹ, các công ty con của Agribank cũng kết quả rất khả quan.
Theo báo cáo tài chính quý IV/2021 vừa được công bố, kết thúc năm 2021, Công ty Chứng
khoán Agribank (Agriseco) đạt 439 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; lợi nhuận sau thuế ghi
nhận ở mức gần 396 tỷ đồng, cap gấp 3,6 lần và 4 lần cùng kỳ năm trước và vượt 23% so
với kế hoạch cả năm. Công ty bảo hiểm Agribank (ABIC) chưa công bố báo cáo tài chính
quý IV song 9 tháng đầu năm 2021 đã báo lợi nhuận trước thuế 361 tỷ đồng, vượt 20% mục
tiêu lợi nhuận của cả năm.
Từ đó Agribank đã giảm bớt áp lực phải dùng nghiệp vụ điều chỉnh tại các kỳ báo
cáo tài chính nhằm hợp lý hoá số liệu, tránh báo cáo lỗ. Mức độ cung cấp thông tin hay hàm
lượng thông tin mà báo cáo tài chính đề cập nói chung và lợi nhuận kế toán báo cáo nói
riêng là rất cao và khả quan. Lợi nhuận báo cáo cập nhật sát với giá cổ phiếu niêm yết trên
thị trường. Ngoài ra, khả năng dự báo tương lai từ lợi nhuận của Agribank khá tốt. Lấy ví
dụ hiện nay bài toán cấp bách nhất của Agribank chính là vốn, các số liệu trích từ báo cáo
tài chính của Agribank đều phản ánh rất rõ điều này, cụ thể như sau:
- Agribank từng dẫn đầu hệ thống về tổng tài sản song đã hiện đã tụt xuống vị trí thứ
hai toàn hệ thống. Vốn chủ sở hữu tăng chậm được coi là nguyên nhân chính khiến
Agribank không thể tăng mạnh tín dụng cũng như tổng tài sản. Năm 2021, trong khi tín
dụng Agribank tăng 8,4% thì vốn chủ sở hữu của Agribank chỉ tăng 3,4%, chủ yếu tăng từ
lợi nhuận còn lại chưa phân phối.
- Nếu phân phối lợi nhuận còn lại năm 2021 số tiền 11.611 tỷ đồng (nộp cho ngân
sách nhà nước) thì vốn chủ sở hữu sẽ giảm tương ứng. Hệ số an toàn vốn (CAR) của
Agribank tại thời điểm 31/12/2021 nếu tính theo Thông tư 22/2019/TT-NNN là 10,2%, tuy
nhiên, nếu áp dụng theo Basel 2, hệ số CAR của Agribank sẽ bị giảm mạnh. Ứớc tính, để
tuân thủ Basel 2 và đảm bảo khả năng tăng trưởng, Agribank cần tăng thêm hàng chục
nghìn tỷ đồng vốn điều lệ.
b. Khó khăn
Do là ngân hàng thương mại Nhà nước duy nhất chưa cổ phần hoá, iệc tăng vốn của
Agribank hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước cấp. quy mô vốn điều lệ và vốn tự

35
có của Agribank còn thấp và tăng trưởng chậm hơn so với tốc độ tăng quy mô hoạt động
kinh doanh, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và yêu cầu nâng cao năng lực tài chính, đảm
bảo tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II, chưa đáp ứng yêu cầu lộ trình triển khai tái
cơ cấu. Nguyên nhân chủ yếu là việc tăng vốn điều lệ của Agribank phụ thuộc vào việc sử
dụng ngân sách nhà nước để tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước cần có phê
duyệt của các cấp có thẩm quyền.
Đầu năm nay, Quốc hội đã có Nghị quyết 43/2022/QH15, Chính phủ cũng đã ban
hành Nghị quyết 11/NQ-CP, thống nhất chủ trương tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng
thương mại nhà nước, trong đó có Agribank. Tuy nhiên, mức tăng vốn dự kiến cho
Agribank chưa được công bố. Theo kế hoạch đề ra, năm 2022, Agribank tăng trưởng tín
dụng ở mức 9-11%. Tuy vậy, nếu không thể tăng vốn, ngân hàng sẽ phải giảm dần mức độ
tăng trưởng tín dụng để đảm bảo các chỉ tiêu an toàn vốn.
Giải pháp tăng vốn dài hơi cho Agribank là cổ phần hóa. Công tác chuẩn bị cổ phần
hóa đã được Agribank chủ động thực hiện, nhưng do đặc thù về quy mô và nguồn gốc hình
thành tài sản, mạng lưới, con người và hoạt động kinh doanh, nên quá trình này còn nhiều
khó khăn, vướng mắc kéo dài, chưa thể triển khai thực hiện cổ phần hóa.
Đầu năm 2022, Agribank đã được Bộ Tài chính cấp vốn điều lệ thêm 3.500 tỷ đồng
từ nguồn lợi nhuận nộp ngân sách nhà nước trong năm 2020 giữ lại, song vẫn chỉ đạt hơn
34.000 tỷ đồng. Do vốn điều lệ tăng chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng của tín dụng và
tổng tài sản, hệ số an toàn vốn của Agribank đang suy giảm dần. Hiện nay, tỷ lệ vốn điều
lệ trên tổng tài sản của Agribank hiện chỉ đạt hơn 2%, vào nhóm thấp nhất của hệ thống
ngân hàng (các ngân hàng khác khoảng 10%). Nhờ phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2,
Agribank vẫn đảm bảo hệ số CAR trên 9%. Tuy nhiên, nếu thực hiện theo chuẩn Basel 2
của Thông tư 41/2016/TT-NHNN, hệ số CAR của Agribank chỉ còn 7,7%, không đạt mức
tối thiểu.
Như vậy, với tình trạng dòng vốn tăng trưởng chậm và bị bó hẹp như hiện nay, bản
thân Agribank đang phải chịu nhiều áp lực điều tiết số liệu để đạt được mục tiêu lợi nhuận
nhằm đáp ứng các đối tác nước ngoài trong tiến trình cổ phần hoá. Nếu tình trạng trên tiếp
tục kéo dài thì mức độ bị điều tiết của lợi nhuận kế toán công bố sẽ ngày càng cao.

36
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN LỢI NHUẬN
KẾ TOÁN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM
1. Vai trò của chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán
- Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Họ sử dụng thông tin về lợi nhuận để xác định
mục đích kinh doanh, đề ra các quyết định để thực hiện, đánh giá thực hiện mục tiêu và
điều chỉnh, nếu thấy cần thiết, để hoạt động kinh doanh của họ đạt hiệu quả cao hơn; vai
trò của kế toán trong việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị là nhằm liên kết các quá
trình quản lý với nhau và liên kết doanh nghiệp với môi trường bên ngoài.
- Đối với chủ sở hữu: Họ quan tâm đến lợi nhuận, lợi tức sinh ra từ vốn kinh doanh,
vì đây là căn cứ để họ đưa ra các quyết định cần thiết, bao gồm cả quyết định phân chia lợi
nhuận, lợi tức cho họ. Đồng thời, qua việc xem xét thông tin trên báo cáo kế toán họ có thể
đánh giá năng lực trách nhiệm của các bộ phận quản lý ở doanh nghiệp là tốt hay xấu.
- Đối với nhà đầu tư: Họ luôn muốn đầu tư vào nơi nào có tỷ lệ hoàn vốn cao nhất
và thời gian ngắn nhất. Do vậy, trước khi đầu tư, họ cần thông tin về tình hình tài chính của
doanh nghiệp để qua đó nghiên cứu, phân tích, đánh giá rồi đi đến quyết định có nên đầu
tư hay không.
- Đối với các nhà cho vay và cung cấp hàng hóa dịch vụ: Các ngân hàng, các tổ chức
tài chính cũng như các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, trước khi cho vay hoặc cung cấp
hàng hóa, đều có nhu cầu về thông tin khả năng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào;
nghĩa là doanh nghiệp hay đơn vị đó có đủ khả năng thanh toán hay không, để có thông tin
này thì phải có TTKT cung cấp.
- Đối với cơ quan thuế: Các cơ quan thuế địa phương và trung ương dựa vào tài liệu
do kế toán cung cấp để xác định thuế, thuế tiêu thụ đặc biệt và biết được các đơn vị hay các
doanh nghiệp có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước hay không.
- Đối với Nhà nước: Các cơ quan Nhà nước cần số liệu kế toán của các đơn vị, các
doanh nghiệp để tổng hợp cho ngành, địa phương và trên cơ sở đó phân tích, đánh giá,
nhằm định ra các chính sách kinh tế thích hợp, để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và điều
hành kinh tế vĩ mô.

37
Qua những phân tích trên, chúng ta thấy lợi nhuận có vai trò rất quan trọng, đặc biệt
trong quá trình hội nhập hiện nay nó càng trở nên quan trọng hơn. Thông tin do kế toán
cung cấp là thông tin phản hồi về đối tượng quản lý. Nếu không có thông tin này, cả hệ
thống quản lý kinh tế sẽ bị đình trệ. Mặt khác, nó có vai trò quan trọng đối với các đối tượng
sử dụng khác nhau.
Đồng thời, chỉ tiêu lợi nhuận còn hỗ trợ đắc lực cho các công cụ quản lý khác phát
huy tốt nhất tác dụng của chúng. Do đó, để thông tin lợi nhuận đảm bảo chất lượng và đảm
bảo là nguồn thông tin hữu ích đối với các đối tượng sử dụng, thì thông tin lợi nhuận phải
đảm bảo được yêu cầu thích hợp, tính tin cậy và có thể so sánh được.
Tính thích hợp được hiểu là khả năng của thông tin lợi nhuận để tạo ra sự khác biệt
đối với các đối tượng sử dụng thông tin lợi nhuận . Nói khác là, tính thích hợp của thông
tin lợi nhuận trợ giúp cho các đối tượng sử dụng đánh giá điều kiện hiện tại, dự đoán tương
lai và đánh giá quá khứ.
Tính tin cậy của thông tin lợi nhuận được hiểu là thông tin lợi nhuận không bị ràng
buộc từ tính thiên vị về bất kỳ một đối tượng sử dụng thông tin nào và phải được trình bày,
công bố theo đúng yêu cầu đã đề ra.
Tính có thể so sánh được của thông tin lợi nhuận cho phép các đối tượng sử dụng
thông tin lợi nhuận có thể xác định tính tương đồng và khác biệt giữa hai hoặc nhiều đối
tượng cần so sánh. Đối tượng được so sánh có thể là giữa kế hoạch và thực tế, giữa các kỳ
thực tế của cùng một ĐVKT, giữa các ĐVKT với các ĐVKT khác trong cùng ngành.
Bên cạnh đó, Chuẩn mực Kế toán Việt Nam cũng đặt ra các yêu cầu cơ bản đối với
chất lượng thông tin kế toán, cụ thể:
- Trung thực: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ
sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung
và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng
với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.
- Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan tới kỳ kế toán phải
được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.

38
- Kịp thời: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời,
đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.
- Dễ hiểu: Các thông tin và số liệu kết toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ
ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài
chính phải được giải trình trong phần thuyết minh.
- Có thể so sánh: Các thông tin và số liệu kế toán cần được tính toán và trình bày
nhất quán. Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người
sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh và đánh giá.
2. Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Thứ nhất, hoàn thiện bộ máy và cơ chế hoạt động và mô hình quản trị theo chuẩn
quốc tế. Tập trung xây dựng chiến lược và giám sát mục tiêu chiến lược của Ngân hàng.
Bộ máy kế toán: Cần hoàn thiện hơn bộ máy kế toán, chú trọng vào công tác đào tạo
bồi dưỡng trình độ chuyên môn của bộ phận kế toán, nâng cao tinh thần trách nhiệm và tạo
điều kiện cho kế toán viên tham gia tập huấn cập nhật kiến thức nghiệp vụ khi thay đổi
chính sách. Nhân viên kế toán còn phải nâng cao kỹ năng đọc hiểu các báo cáo tài chính
chứ không chỉ dừng lại ở việc lập báo cáo tài chính, việc lượng hóa chất lượng thông tin
báo cáo tài chính đảm bảo các tiêu chí cơ bản của thông tin như thích hợp, trung thực, dễ
hiểu, so sánh được và kịp thời, giúp cho các đối tượng sử dụng có thể đánh giá được chất
lượng thông tin báo cáo tài chính.
Nhà quản lý: Cần nâng cao mức độ hiểu biết nhất định của họ về lĩnh vực kế toán.
Nhà quản lý phải biết đánh giá, xem xét, kiểm tra được việc ghi chép và lập báo cáo tài
chính của bộ phận kế toán, góp phần hạn chế sai sót thông tin, số liệu kế toán do bộ phận
này cung cấp. Bên cạnh đó nhà quản lý cần quan tâm hơn đến nội dung thông tin trình bày
trên báo cáo tài chính để ra quyết định liên quan. Nhà quản lý biết sử dụng và hiểu được
thông tin từ báo cáo tài chính thì sẽ tạo ra độ tin cậy cao cho các đối tượng sử dụng báo cáo
tài chính.
Chứng từ kế toán: Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán tốt có ảnh hưởng rất lớn và
gián tiếp hỗ trợ cho việc ghi chép sổ sách, theo dõi và kiểm tra thông tin, số liệu trên báo
cáo tài chính, việc này đòi hỏi phải được thực hiên một cách khoa học, bài bản. Tổ chức

39
chứng từ kế toán phải căn cứ vào quy mô sản xuất, trình độ tổ chức quản lý của doanh
nghiệp để xác định số lượng, loại chứng từ thích hợp. Các luật, quy định, thông tư liên quan
cũng là cơ sở tăng cường tính pháp lý của chứng từ.
Thuế: Chính sách thuế thường xuyên thay đổi. Vì vậy, nhân viên kế toán phải được
tập huấn và cập nhật kiến thức về thuế. Tuân thủ các chính sách thuế, hướng dẫn của cơ
quan thuế sẽ đảm bảo việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan và trình bày rõ ràng trên
BCTC.
Thứ hai, phát triển nhân lực chất lượng cao. Trước hết, nâng cao nhận thức của lãnh
đạo về quản trị ngân hàng. Ban Tổng giám đốc, Ban kiểm soát, kế toán trưởng, giám đốc
các chi nhánh cần nỗ lực, tăng cường tìm hiểu, nâng cao nhận thức và nâng cao hiệu quả
hoạt động. Nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch, rõ ràng trách nhiệm Ban điều hành,
Ban Kiểm soát. Ngân hàng cần tiếp tục phát triển "văn hóa kinh doanh" thích hợp.
Hàng năm mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho 100% các cán bộ quản lý cấp cao (cán
bộ quản lý ngân hàng) và cấp trung (cán bộ quản lý các chi nhánh). Đồng thời, mở lớp bồi
dưỡng nghiệp vụ cho 35%-40% cán bộ các phòng, ban kể cả cập nhật kiến thức chuyên
môn và kiến thức về luật pháp. Xây dựng văn hóa coi trọng năng suất, chất lượng làm việc,
tôn trọng và luôn sẵn lòng vì lợi ích của khách hàng.và của nền kinh tế quốc dân. Phấn đấu
100% nhân lực chuyên môn được cập nhật kiến thức chuyên môn, các thông tin về luật
pháp và các thông tin về tình hình hoạt động của ngân hàng. Dành ngân sách ưu tiên cho
việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của Agribank.
Thứ ba, chuyển đổi số và hiện đại hóa quản lý, điều hành. Thực hiện Chiến lược số
hóa, đầu năm 2020, Agribank đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số với các thành viên
đến từ Ban điều hành, trong đó Tổng Giám đốc trực tiếp tham gia chỉ đạo. Cùng với đó,
Agribank đã thành lập Trung tâm Ngân hàng số với mục tiêu tăng cường năng lực số hóa
cho cả hệ thống ngân hàng và trực tiếp đề xuất, triển khai các nền tảng số áp dụng công
nghệ hiện đại. Agribank dự kiến hoàn thành quản trị số vào năm 2025, kết nối dữ liệu với
toàn bộ hệ thống ngân hàng và với cổng dữ liệu quốc gia vào cuối năm 2022. Để hiện đại
hóa theo tính toán, Ngân hàng cần số vốn đầu tư khoảng 36 tỷ đồng (cho cả hiện đại hóa
các chi nhánh).

40
Thứ tư, mở rộng hợp tác quốc tế. Agribank tìm kiếm các đối tác chiến lược để cùng
thực hiện hóa những cam kết trong việc phát triển kinh doanh ngân hàng nói chung và học
hỏi, ứng dụng và phát triển công tác quản trị điều hành ngân hàng hiệu quả theo thông lệ
quốc tế. Trên cơ sở xây dựng được chiến lược phát triển thị trường, mở rộng thị phần sang
các quốc gia hợp tác.
Hàng năm, Ngân hàng cần mở các cuộc gặp mặt trao đổi chuyên sâu và mở rộng đối
tác liên kết. Agribank cần tích cực tham gia các diễn đàn, hội nghị kinh tế, kinh doanh trong
và ngoài nước nhằm vừa nắm bắt các xu thế phát triển, vừa tìm kiếm thêm đối tác, cơ hội
kinh doanh và chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp đối tác. Tham gia các hội nghị và
diễn đàn là cơ hội thúc đẩy hợp tác giữa ngành ngân hàng Việt Nam và các doanh nghiệp,
tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới và khu vực với tiềm lực tài chính, công nghệ. Tăng
cường quảng bá hình ảnh của Agribank đến khu vực và thế giới. Những năm trước mắt,
nên mở rộng sự hiện diện của Agribank sang các quốc gia trong khu vực, sau đó phát triển
sang các nước châu Phi và khu vực khác nếu có điều kiện.
Thứ năm, để có thể củng cố chất lượng thông tin lợi nhuận công bố và từ đó đảm
bảo sự phát triển bền vững của hệ thống, cần chú trọng hơn đến các nghiên cứu (cả định
tính và định lượng) để đánh giá về chất lượng thông tin nói chung và lợi nhuận công bố nói
riêng và các nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ tác động của từng nhân tố. Các nghiên
cứu này giúp các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các nhà quản trị ngân hàng có căn cứ
khoa học để thấy được bức tranh thực về chất lượng thông tin, những tác động có thể của
nó đến hoạt động lâu dài của đơn vị. Các nghiên cứu cũng cần hướng tới xác định rõ những
nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng thông tin, tác động là theo chiều hướng tích cực hay
tiêu cực, mức độ tác động của từng nhân tố như thế nào. Trên cơ sở đó, nhà quản lý có được
định hướng trong việc lựa chọn lĩnh vực ưu tiên để tập trung củng cố sự công khai và minh
bạch.
3. Khuyến nghị
Có thể thấy ngoài các vấn đề về quản trị công ty, về môi trường kinh doanh, một số
yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán có thể kể đến:
hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng, chất lượng của kiểm toán độc lập, văn hoá, thể chế
hay môi trường kinh doanh. Các vấn đề liên quan đến thể chế hay văn hoá rất khó hoặc cần

41
có các chiến lược dài hạn của nhà nước để có thể điều chỉnh. Do đó, để củng cố được chất
lượng thông tin có 2 lĩnh vực nên được tập trung trước là:
- Đẩy nhanh quá trình áp dụng hệ thống IAS/IFRS trong kế toán, đặc biệt là kế toán
của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đồng thời hoàn thiện chế độ kế toán của các tổ
chức tín dụng theo hướng phù hợp hơn và cập nhật với những thay đổi trong chuẩn mực kế
toán quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến kế toán công cụ tài chính, kế toán giảm
giá tài sản và kế toán tập đoàn.
- Tăng cương vai trò của kiểm toán độc lập. Các nghiên cứu thực chứng đã công bố
đều khẳng định chất lượng của kiểm toán độc lập sẽ giúp hạn chế hành vi điều chỉnh số liệu
kế toán tại các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Các công ty kiểm toán lớn cũng
đóng vai trò tích cực trong việc đào tạo, phố biến các chuẩn mực kế toán quốc tế tại Việt
Nam và trong quá trình thúc đẩy việc lập các báo cáo tài chính theo IAS/IFRS tại các ngân
hàng thương mại.

42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abaoub, E., Homrani, K., & Gamra, S. B. (2013). The Determinants of Earnings
Management: Empirical Evidence in the Tunisian Banking Industry (1999-2010). Journal
of Business Studies Quarterly, 4(3), 62-72.
2. Agarwal, S., Chomsisengphet, S., Liu, C., & Ghon Rhee, S. (2007). Earnings
management behaviors under different economic environments: Evidence from Japanese
banks. International Review of Economics & Finance, 16(3), 429-443.
http://dx.doi.org/10.1016/j.iref.2005.08.003
3. Ahmed, A. S., Takeda, C., & Thomas, S. (1999). Bank loan loss provisions: a
reexamination of capital management, earnings management and signaling effects. Journal
of Accounting and Economics, 28(1), 1-25. http://dx.doi.org/10.1016/S0165-
4101(99)00017-8
4. Akindayomi, A. (2012). Earnings management and the banking crisis of the 1990s:
evidence from Nigeria. Academy of Accounting and Financial Studies Journal, 16(3), 119-
135.
5. Altamuro, J., & Beatty, A. (2010). How does internal control regulation affect financial
reporting? Journal of Accounting and Economics, 49(1–2), 58-74. doi:
http://dx.doi.org/10.1016/j.jacceco.2009.07.002
6. Burgstahler, D., & Dichev, I. (1997). Earnings management to avoid earnings decreases
and losses. Journal of Accounting and Economics, 24(1), 99-126.
7. Cheng, X. (2012). Managing specific accruals vs. structuring transactions: Evidence
from banking industry. Advances in Accounting, 28(1), 22-37. doi:
http://dx.doi.org/10.1016/j.adiac.2012.02.001.
8. Chi-Chun, L., & Ryan, S. G. (2006). Income Smoothing over the Business Cycle:
Changes in Banks' Coordinated Management of Provisions for Loan Losses and Loan
Charge-Offs from the Pre-1990 Bust to the 1990s Boom. The Accounting Review, 81(2),
421-441.
9. Báo cáo tài chính Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam năm 2017.
10. Báo cáo tài chính Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam năm 2018.
11. Báo cáo tài chính Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam năm 2019.

43
12. Báo cáo tài chính Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam năm 2020.
13. Báo cáo tài chính Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam năm 2021.
14. Báo cáo thường niên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam năm
2017.
15. Báo cáo thường niên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam năm
2018.
16. Báo cáo thường niên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam năm
2019.
17. Báo cáo thường niên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam năm
2020.
18. Báo cáo thường niên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam năm
2021.
19. Dechow, P., Ge, W., & Schrand, C. (2010). Understanding earnings quality: A review
of the proxies, their determinants and their consequences. Journal of Accounting and
Economics, 50(2–3), 344-401. doi: http://dx.doi.org/10.1016/j.jacceco.2010.09.001.
20. Dechow, P. M., Sloan, R. G., & Sweeney, A. P. (1995). Detecting earnings
management. The Accounting Review, 70(2), 193-225.
21. Dimitropoulos, P. E., Asteriou, D., Kousenidis, D., & Leventis, S. (2013). The impact
of IFRS on accounting quality: Evidence from Greece. Advances in Accounting, 29(1),
108-123. doi: http://dx.doi.org/10.1016/j.adiac.2013.03.004.
22. Dương Nguyễn Thanh Tâm, (2013) Tác động của cấu trúc nợ đến chất lượng lợi nhuận
của doanh nghiệp, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 85 (tháng 4/2013), trang 51-58.
23. Đào Nam Giang, (2016) Tổng quan nghiên cứu về hàm lượng thông tin của lợi nhuận
công bố trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 124 (tháng
7/2016), trang 33-39.
24. Đào Nam Giang, (2016) Tổng quan nghiên cứu về điều chỉnh số liệu để ổn định lợi
nhuận công bố của các NHTM, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và đào tạo Ngân hàng, số
170 (tháng 7/2016), trang 61-69.

44
25. Đào Nam Giang, (2015) Chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán công bố của các NHTM
và mối quan hệ giữa lợi nhuận và luồng tiền: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu, Tạp
chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng, số 163 (tháng 12 năm 2015), trang 52-58.
26. Đào Nam Giang, (2015) Chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán và các tiêu chí đánh
giá, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và đào tạo Ngân hàng, số 157 (tháng 6/2025), trang 59-
65.
27. Đào Nam Giang, (2016) Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại
các NHTM - kinh nghiệm quốc tế và những khuyến nghị chính sách cho Việt Nam, Kỷ yếu
hội thảo “Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM Việt Nam và một số khuyến
nghị”, tổ chức tại Học viện Ngân hàng.
28. Đào Nam Giang, (2015) Chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán công bố trong các
nghiên cứu thực chứng: Khái niệm và tiêu chí đánh giá, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế
“Kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hoá”, tổ chức tại Đại học
Kinh tế Quốc dân.
29. Nguyễn Việt Dũng. (2010). Value-relevance of financial statement information: A
flexible application of modern theories to the Vietnamese stock market. Quarterly Journal
of Economics, 84, 488-500.
30. Nguyễn Thị Khánh Phương (2015), Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin kế toán và
giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến
sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
31. Nguyễn Thị Thanh Hương, Lê Thị Xuân, Đào Nam Giang, Nguyễn Hồng Yến, Phùng
Thị Hải Yến, và Phạm Thị Thơm (2006), Giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống thông tin
kế toán – thống kê trong quản trị tài chính ngân hàng thương mại, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Viện VNH 2003-2004 của Ngân hàng Nhà nước.
32. Nguyễn Thị Thanh Hương, Lê Anh Xuân, Phạm Thị Thơm, Phùng Thị Hải Yến, Đặng
Thị Thùy Dương và Đoàn Thị Ngọc Phượng (2008), Áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế
trong lĩnh vực kế toán ngân hàng tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành KHN
2007-05, Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
33. Nguyễn Thị Thu Hiền (2010), “Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính tại các NH ở Việt
Nam”, Luận án tiến sỹ, ĐH Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

45
46

You might also like