You are on page 1of 16

28 Vũ Q. Thông, Trần K. Ngân.

HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17(3), 28-43

Những nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn chính sách kế toán
tại các doanh nghiệp thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Factors impact the accounting policy choices
in Ho Chi Minh City enterprises
Vũ Quốc Thông* 1, Trần Kim Ngân1
1
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
*
Tác giả liên hệ, Email: thong.vq@ou.edu.vn

THÔNG TIN TÓM TẮT

DOI:10.46223/HCMCOUJS. Nghiên cứu được thực hiện để tìm kiếm các nhân tố tác
proc.vi.17.3.2462.2022 động vào sự lựa chọn Chính Sách Kế Toán (CSKT) của những tổ
chức kinh doanh hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả của khảo sát cho thấy có 05 nhóm nhân tố có ảnh hưởng
đến việc lựa chọn CSKT bao gồm: Nhóm người bên ngoài, Ảnh
Ngày nhận: 19/09/2022
hưởng của nhà quản lý, Người kế toán tại doanh nghiệp, Môi
trường pháp quy và Yêu cầu cung cấp thông tin. Trong đó nhân tố
Ngày nhận lại: 14/10/2022 Nhóm người bên ngoài có ảnh hưởng lớn nhất đến việc lựa chọn
Duyệt đăng: 18/10/2022 chính sách kế toán của các doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí
Minh. Kết luận này bổ sung thêm vào mô hình nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT của các doanh nghiệp tại
Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời giúp các đối tượng người dùng
có sử dụng thông tin trên Báo Cáo Tài Chính (BCTC), các nhà
Từ khóa: quản lý, kế toán am hiểu hơn việc lựa chọn các CSKT có ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng thông tin trên BCTC cũng như các
chính sách kế toán; doanh nghiệp;
lựa chọn chính sách kế toán nhân tố có tác động đến việc lựa chọn CSKT.
ABSTRACT
The study was carried out to find out the factors affecting
the choice of accounting policy (CSKT) of business organizations
operating in Ho Chi Minh City. Ho Chi Minh. The results of the
survey show that there are 05 groups of factors that affect the
choice of accounting policy, including Group of outsiders,
Influence of managers, accountants at enterprises, regulatory
environment, and supply requirements information level. In which
the factor The group of outsiders has the greatest influence on the
Keywords:
choice of accounting policies of enterprises in Ho Chi Minh City.
accounting policy; enterprises; This conclusion adds to the research model of factors affecting the
accounting choices
choice of economic policy of enterprises in Ho Chi Minh City. At
the same time, it helps users who use the information on financial
statements, managers, and accountants to better understand the
selection of financial policies that directly affect the quality of
information on financial statements as well as factors affecting the
choice of accounting policy.
1. Giới thiệu
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng với
những biến động do đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến nhiều mặt kinh tế xã hội như là sự
Vũ Q. Thông, Trần K. Ngân. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17(3), 28-43 29

đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, sự phong tỏa các khu vực về vị trí địa lý, sự hạn chế đi lại, …
Trong bối cảnh đó Việt Nam nhờ các chính sách quyết liệt kịp thời đã phần nào kiểm soát được
ảnh hưởng của đại dịch, đang dần hồi phục nền kinh tế và mở cửa lại với các nước trên thế giới.
Mặt khác, để tận dụng được cơ hội phát triển kinh tế nhanh hơn, Quyết định số 345/QĐ-BTC
ngày 16 tháng 03 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (Bộ Tài chính, 2020), sẽ cho phép các
doanh nghiệp niêm yết áp dụng International Financial Reporting Standard (IFRS) trong việc lập
và trình bày BCTC chính thức từ 2022. Việc trình bày các thông tin trên BCTC lại phụ thuộc vào
việc lựa chọn CSKT của mỗi doanh nghiệp. Có thể hình dung về BCTC như một hình ảnh phác
họa toàn cảnh về doanh nghiệp thì CSKT chính là công cụ để vẽ nên bức tranh ấy. Bức tranh
BTCT này “đẹp” hay “xấu” còn tùy thuộc vào cách thức lựa chọn công cụ “vẽ” chính là CSKT
của mỗi doanh nghiệp. CSKT là thuật ngữ khá quen thuộc với các doanh nghiệp. Để thực hiện
được các giao dịch thuận lợi nhất, doanh nghiệp không những phải lựa chọn và áp dụng các
chính sách phù hợp với những quy định của chuẩn mực kế toán đồng thời phải áp dụng những
chính sách nhất quán, hợp lý và phù hợp cho doanh nghiệp của mình (Tran, 2017). Nhiều trường
hợp cụ thể hoặc đặc trưng chưa có quy định thì các tổ chức kinh doanh cần tham khảo chuẩn
mực chung nhằm tự triển khai các phương pháp kế toán thích hợp để BCTC tạo ra cung cấp
được các thông tin đáp ứng nhu cầu của người đọc. Qua tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu trong và
ngoài nước, nhóm tác giả nhận thấy cũng có những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT
được công bố, đa phần trong những bối cảnh đặc thù, theo ngành nghề bao gồm: xây lắp, dệt
may, dịch vụ môi trường, ... Và những nghiên cứu trong bối cảnh những ngành nghề đặc thù trên
sàn chứng khoán HOSE với mẫu dữ liệu tương đối nhỏ, không khảo sát trên sàn HXN, UPCOM.
Bên cạnh đó, nghiên cứu về các nhân tố lựa chọn CSKT tại doanh nghiệp đều giới hạn phạm vi
về thời gian từ 2015 - 2019, cần thiết có thêm nghiên cứu trong bối cảnh hội nhập quốc tế về
chuẩn mực báo cáo tài chính của Việt Nam (Bộ tài chính, 2020) cũng như những tác động rõ nét
của dịch bệnh Covid-19 đến hoạt động doanh nghiệp trong giai đoạn 2020 - 2022.
2. Cơ sở lý luận
2.1. Cơ sở lý thuyết
Việc lựa chọn và áp dụng các CSKT và trình bày các CSKT được thực hiện theo quy
định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” như sau:
- Chính sách kế toán là những nguyên tắc chung mà các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ,
áp dụng khi hạch toán, lập báo cáo, như: nguyên tắc về cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục, nguyên tắc
giá gốc, nhất quán, phù hợp, thận trọng và trọng yếu, … Trong quá trình vận dụng và tuân thủ các
nguyên tắc này, một số nguyên tắc có thể ảnh hưởng đến thông tin cung cấp ra bên ngoài.
- Doanh nghiệp có thể lựa chọn riêng cho mình các phương pháp kế toán để đo lường,
đánh giá và ghi nhận tình hình biến động vốn trong quá trình kinh doanh.
- Với những nội dung mà chuẩn mực kế toán chưa đề cập, doanh nghiệp có thể tự xây
dựng và vận dụng các chính sách, ước tính kế toán cho công tác kế toán của doanh nghiệp trên
cơ sở đảm bảo tính phù hợp.
Từ đó có thể thấy việc vận dụng các phương pháp và ước tính kế toán là được xem như là
“công cụ” để “điều chỉnh” thông tin kế toán theo hướng có lợi cho nhà quản lý, cho doanh
nghiệp. Để xây dựng mô hình nghiên cứu, nhóm tác giả vận dụng các lý thuyết nền được cho là
có liên quan nhằm làm cơ sở đề xuất cho mô hình nghiên cứu của đề tài. Các lý thuyết bao gồm
(1) Nhóm lý thuyết hành vi, (2) Lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định, và (3) Lý
thuyết kế toán thực chứng.
Nhóm lý thuyết hành vi:
Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) của Fishbein và Ajzen (1975).
“Lý thuyết này cho rằng ý định hành vi dẫn đến hành vi và ý định được quyết định bởi thái độ cá
30 Vũ Q. Thông, Trần K. Ngân. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17(3), 28-43

nhân đối với hành vi, cùng sự ảnh hưởng của chuẩn chủ quan xung quanh việc thực hiện các
hành vi đó” (Fishbein & Ajzen, 1975, tr. 81-85). Yếu tố quyết định đến hành vi cuối cùng không
phải thái độ mà là ý định hành vi. Đồng thời, ý định bị tác động bởi hai yếu tố chính là thái độ và
chuẩn chủ quan. Ở bối cảnh nghiên cứu của đề tài này, nhóm tác giả sử dụng lý thuyết hành động
hợp lý để xem xét hành động (việc lựa chọn CSKT) tại các doanh nghiệp Việt Nam bị tác động
bởi chuẩn chủ quan (những đối tượng người khác) như thế nào.
Lý thuyết tâm lý học hành vi (Psychology behavioral theory) của Tolman (1961) cho rằng
hành vi là tổng thể các yếu tố kỳ vọng tới mục đích bao hàm nhận thức mà cá thể hướng đến vào
hành động. Trên cơ sở nghiên cứu tiền đề từ Tolman (1961), nhóm nhà nghiên cứu Cullinan và
Knoblett (1994) tổng hợp lý thuyết tâm lý học hành vi bao gồm đặc điểm của hành vi tổng thể là
bao giờ cũng phải đạt đến một khách thể có lợi ích chủ quan của cá thể. Khách thể đó là mục
đích của hành vi. Ở bối cảnh nghiên cứu của đề tài này, nhóm tác giả kế thừa lý thuyết tâm lý
học hành vi nhằm giải thích cho việc lựa chọn CSKT tại các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các
nhân tố liên quan đến con người trong tổ chức bao gồm sự chi phối của nhà quản lý cấp cao, ảnh
hưởng bởi tâm lý của người làm kế toán và người chịu trách nhiệm về bộ phận kế toán trong
doanh nghiệp.
Lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định (Decision Usefulness Theory) của
Staubus (2000). Lý thuyết nền tảng cho việc lựa chọn CSKT cũng như áp dụng vào vấn đề công
bố thông tin trên BCTC - với nội dung cốt lõi của lý thuyết là kế toán cần tuân thủ các hướng
dẫn, quy định của pháp quy trong việc lựa chọn CSKT, thực hành kế toán nhằm cung cấp được
thông tin hữu ích, đúng quy định và có tính so sánh được cho người sử dụng thông tin. Nhóm tác
giả vận dụng lý thuyết này nhằm giải thích cho nhân tố tác động đến việc lựa chọn CSKT doanh
nghiệp đó là ảnh hưởng của môi trường pháp quy bao gồm các văn bản pháp luật, chuẩn mực cập
nhật - thay đổi cùng với các chính sách, quy định từ cơ quan thuế sẽ có tác động đến việc lựa
chọn CSKT của doanh nghiệp.
Lý thuyết kế toán thực chứng (Positive Accounting Theory) của Watts và Zimmerman
(1986). Lý thuyết kế toán thực chứng được Watts và Zimmerman (1986) phát triển nhằm lý giải
các vấn đề liên quan đến viêc lựa chọn CSKT. Lý thuyết này giúp giải thích và dự báo các hoạt
động kế toán diễn ra trong thực tế, giúp chúng ta trả lời câu hỏi “Việc lựa chọn CSKT của người
kế toán dựa trên động lực nào?”. Watts và Zimmerman (1978) chỉ ra rằng kế toán thực chứng
nhằm phát triển các giả thuyết để giải thích cho các sự vật hiện tượng mà chúng ta chưa nhận
biết được. Do vậy, lý thuyết kế toán thực chứng có thể giúp các nhà tạo lập chính sách đưa ra các
CSKT mới cho các giao dịch kinh tế mới phát sinh. Vận dụng lý thuyết kế toán thực chứng vào
nghiên cứu nhằm giải thích cho nhân tố tác động đến việc lựa chọn CSKT doanh nghiệp đó là
dựa vào yêu cầu cung cấp thông tin bao gồm nhu cầu thông tin kế toán từ các cổ đông, hội đồng
quản trị, cơ quan quản lý thuế, nhu cầu thông tin công bố trên BCTC cho đối tượng bên ngoài
như là nhà đầu tư tiềm năng, bên cho vay nợ, …
2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu về việc lựa chọn CSKT có một số nghiên cứu điển hình được nhóm tác giả
hệ thống lại bao gồm:
- Watts và Zimmerman (1978) cho rằng doanh nghiệp để tránh vỡ nợ và gánh chịu các
chi phí liên quan đến hợp đồng nợ vay sẽ có xu hướng thay đổi CSKT điều chỉnh tăng lợi nhuận
công bố, sử dụng các thủ thuật kế toán để che dấu tình trạng nợ (Sweeney, 1994). Những điều
khoản hạn chế trong hợp đồng vay nợ thường liên quan đến chỉ tiêu lợi nhuận, chỉ tiêu tổng tài
sản, … là động cơ cho các nhà quản trị lựa chọn CSKT điều chỉnh tăng lợi nhuận và giảm tỷ lệ
đòn bẩy tài chính (Tzovas, 2006). Khả năng vi phạm các hợp đồng vay là cơ sở để xây dựng
thang đo nhân tố Nhóm người bên ngoài của đề tài. Theo Phi (2017), lợi nhuận kỳ vọng trên vốn
có liên quan tích cực đến rủi ro hệ thống. Việc điều chỉnh rủi ro đa phần bị ảnh hưởng bởi công
Vũ Q. Thông, Trần K. Ngân. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17(3), 28-43 31

chúng và các chính trị gia. Sự ảnh hưởng gần đây nhất chính là dịch bệnh Covid-19 mà đây là
một trong những rủi ro có hệ thống tất cả các doanh nghiệp không thể nào tránh khỏi. Nhân tố
thứ hai được Phi (2017) đề cập đến là sự thay đổi lợi nhuận kế toán. Lợi nhuận biến đổi cao theo
thời gian sẽ xuất hiện lợi nhuận bất thường tạo sự thúc đẩy các nhà quản trị có xu hướng lựa
chọn CSKT làm giảm lợi nhuận nhằm làm giảm giá trị trung bình của phân phối lợi nhuận trên
các BCTC. Như vậy, mức độ rủi ro của thị trường là cơ sở để xây dựng thang đo nhân tố Nhóm
người bên ngoài của đề tài.
- Theo Blumberg và Pringle (1982), thành quả công việc là sản phẩm của sự tương tác
giữa năng lực làm việc của cá nhân, năng lực tâm lý, và các yếu tố thuộc về môi trường. Theo
đó, yếu tố thuộc về năng lực tâm lý của nhà quản lý ảnh hưởng đến mức độ và xu hướng thực
hiện công việc của cấp độ nhân viên. Ảnh hưởng của nhà quản lý là một yếu tố thuộc về môi
trường mang tính hỗ trợ thực thi công việc của các cá nhân trong tập thể. Nghiên cứu của Inoue,
và Thomas (2006) về môi trường tổ chức mang tính hỗ trợ, nghiên cứu của Yu (2018) nhận thức
về sự hỗ trợ của cấp trên, nghiên cứu của Gooty, Gavin, Johnson, và Frazier (2009) phong cách
lãnh đạo của nhà quản lý cấp trên cho thấy được mối tương quan tích cực của sức ảnh hưởng của
nhà quản lý lên thành quả công việc. Tuy không trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra thông tin
kế toán trên BCTC nhưng không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của họ lên việc lựa chọn CSKT
(N. T. Nguyen, 2018).
- Inoue và Thomas (2006) cho rằng người làm kế toán và năng lực chuyên môn của họ là
hết sức quan trọng, trong đó sự đánh giá, xét đoán nghề nghiệp là vấn đề then chốt. Vận dụng
nghiên cứu của Huynh (2015), nhóm tác giả đã đưa nhân tố này vào mô hình nghiên cứu.
- Việc tối thiểu hóa các loại thuế, phí khác phải đóng, tối thiểu hóa chi phí tài chính cho
việc đo lường và ghi nhận cũng tạo động cơ cho nhà quản lý lựa chọn các CSKT khác nhau để
đạt được mục đích của mình (Fekete, Damagum, Mustata, Matis, & Popa, 2010). Cloyd, Pratt, và
Stock (1996), Fekete và cộng sự (2010) cũng chỉ ra rằng nhân tố thuế ảnh hưởng rất lớn đến sự
lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp. Do đó, lựa chọn CSKT nhằm giảm thiểu các
khoản thuế và các khoản phải nộp khác của doanh nghiệp, tối thiểu hóa chi phí tài chính cho
doanh nghiệp là cơ sở để triển khai thang đo cho nhân tố Môi trường pháp quy của đề tài.
Trên cơ sở các lý thuyết nền nêu trên và một số nghiên cứu liên quan, nhóm tác giả đưa
ra mô hình nghiên cứu:
32 Vũ Q. Thông, Trần K. Ngân. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17(3), 28-43

Hình 1. Việc lựa chọn CSKT tại các doanh nghiệp địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Dựa theo mô hình đề xuất, nhóm tác giả trình bày các giả thuyết cho nghiên cứu như sau:
H1: Nhân tố Nhóm người bên ngoài có tác động cùng chiều (+) đến Việc lựa chọn CSKT
tại các doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh
Nhân tố nhóm người bên ngoài bao gồm: tổ chức nghề nghiệp, hội nghề nghiệp, kiểm
toán độc lập, đồng nghiệp, rủi ro phi hệ thống mà doanh nghiệp cần xem xét như là khả năng vi
phạm các hợp đồng vay nợ và mức độ rủi ro của thị trường. Nhóm tác giả chọn lọc được 06
thang đo phù hợp với ngữ cảnh Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập IFRS như sau:
Bảng 1
Thang đo cho nhân tố Nhóm người bên ngoài
Nhân tố Mã hóa Thang đo Nguồn
NBN1 Hỗ trợ tư vấn từ tổ chức, hội nghề nghiệp
NBN2 Kiểm toán độc lập
Thông tin từ các đồng nghiệp bên ngoài cho Watts và Zimmerman
Nhóm NBN3
việc lựa chọn CSKT (1978), Sweeney
người
NBN4 Khả năng vi phạm các hợp đồng vay (1994) và Whittred
bên
(1987), Young (1998),
ngoài Mức độ rủi ro của thị trường (doanh nghiệp
NBN5 Phi (2017)
tham gia)
Cung cấp thông tin tài chính có lợi của
NBN6
doanh nghiệp đến nhà đầu tư tiềm năng
H2: Nhân tố Ảnh hưởng của nhà quản lý có tác động cùng chiều (+) đến Việc lựa chọn
CSKT tại các doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh
Ảnh hưởng của nhà quản lý là một yếu tố thuộc về môi trường mang tính hỗ trợ thực thi
công việc của các cá nhân trong tập thể. Nhà quản lý hiểu được tầm quan trọng của việc lựa chọn
Chính sách kế toán, khi đó sẽ xây dựng cho mình hệ thống thông tin kế toán để phục vụ cho việc
kiểm soát hoạt động ra quyết định quản trị doanh nghiệp. Yếu tố này tác động không nhỏ tới
công tác kế toán. Nhóm tác giả tham khảo và chọn lọc được 05 thang đo phù hợp với nghiên cứu
của mình như sau:
Bảng 2
Thang đo cho nhân tố Ảnh hưởng của nhà quản lý
Nhân tố Mã hóa Thang đo Nguồn
Nhà quản lý hiểu được tầm quan trọng của
NQL1
việc lựa chọn CSKT
Nhà quản lý quan tâm thường xuyên đến
Ảnh NQL2 việc tổ chức và vận hành công tác kế toán Blumberg và Pringle
hưởng tại doanh nghiệp (1982), Gooty và
của nhà cộng sự (2009), N. T.
quản lý Nhà quản lý có kiến thức và am hiểu về Nguyen (2018)
NQL3
hoạt động kế toán doanh nghiệp
Nhà quản lý đặt ra kế hoạch bồi dưỡng
NQL4
nghiệp vụ cho nhân viên
Vũ Q. Thông, Trần K. Ngân. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17(3), 28-43 33

Nhà quản lý tạo điều kiện cho nhân viên kế


NQL5 toán tham gia các lớp đào tạo về kiến thức
và kỹ năng kế toán
H3: Nhân tố Người kế toán tại doanh nghiệp có tác động cùng chiều (+) đến Việc lựa
chọn CSKT tại các doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh
Người kế toán tại doanh nghiệp là người tổ chức và quản lý công tác kế toán tại doanh
nghiệp, người chịu trách nhiệm cho bộ phận như kế toán trưởng, kế toán viên được đào tạo, có
kiến thức, có kỹ năng có kinh nghiệm về kế toán. Họ là người trực tiếp “sản xuất” cũng như là
người trực tiếp chịu trách nhiệm về chất lượng thông tin cung cấp cho các đối tượng sử dụng
thông tin trên BCTC. Vận dụng nghiên cứu của Huynh (2015), tác giả đưa nhân tố này vào mô
hình nghiên cứu và thang đo sẽ được điều chỉnh để phù hợp với mô hình như sau:
Bảng 3
Thang đo cho nhân tố Người kế toán tại doanh nghiệp
Nhân tố Mã hóa Thang đo Nguồn
Nhân viên kế toán được đào tạo đúng
NKT1
chuyên ngành kế toán
Nhân viên kế toán có kinh nghiệm làm kế
NKT2
toán
Nhân viên kế toán có thể nhận diện và ghi
NKT3 nhận đúng bản chất nghiệp vụ kinh tế phát
sinh tại doanh nghiệp khi áp dụng CSKT
Người Nhân viên kế toán được cập nhật kiến thức
kế toán NKT4 khi có những thay đổi về chính sách pháp Huynh (2015), H. T.
tại luật liên quan đến kế toán T. Nguyen (2018), N.
doanh T. Nguyen (2018)
Nhân viên kế toán e ngại mất thời gian khi
nghiệp
NKT5 xử lý nghiệp vụ theo bản chất kinh tế hơn là
hình thức
Khi lựa chọn chính sách kế toán, kế toán
thường lựa chọn theo thói quen và kinh
NKT6
nghiệm, e ngại thay đổi theo phương pháp
mới cho doanh nghiệp
Nhân viên kế toán được tập huấn khi doanh
NKT7
nghiệp nâng cấp phần mềm kế toán
H4: Nhân tố Môi trường pháp quy có tác động cùng chiều (+) đến Việc lựa chọn CSKT
tại các doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh
Nhân tố môi trường pháp quy được hiểu là các khoản thuế và các khoản phải nộp khác
của doanh nghiệp, hồ sơ vay vốn và các khoản chi phí tài chính khác. Nhóm tác giả chọn lọc
được 05 thang đo như sau:
Bảng 4
Thang đo cho nhân tố Môi trường pháp quy
Nhân tố Mã hóa Thang đo Nguồn
34 Vũ Q. Thông, Trần K. Ngân. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17(3), 28-43

Nhân tố Mã hóa Thang đo Nguồn


BCTC được tạo lập với thông tin công
MPQ1 bố mang lại thuận lợi cho hồ sơ vay vốn
của doanh nghiệp
Tối thiểu hóa chi phí tài chính cho Watts và Zimmerman
MPQ2
doanh nghiệp (1978), Dey, John,
Môi Sinclair, và El‐Habashy
Phản ảnh thông tin tốt về tài sản, nguồn
trường (2007), Fekete và cộng sự
MPQ3 vốn của doanh nghiệp thông qua ghi
pháp (2010), Tzovas (2006), Yu
nhận nợ vay
quy (2018), Cushing và
Lựa chọn CSKT nhằm giảm thiểu các LeClere (1992), Inoue và
MPQ4 khoản thuế và các khoản phải nộp khác Thomas (1996)
của doanh nghiệp
Lựa chọn chính sách kế toán nhằm tối
MPQ5
đa các ưu đãi về thuế
H5: Nhân tố Yêu cầu cung cấp thông tin có tác động cùng chiều (+) đến Việc lựa chọn
CSKT tại các doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh
Đối tượng sử dụng thông tin là các đối tượng bên trong doanh nghiệp và các đối tượng
bên ngoài doanh nghiệp. Các đối tượng sử dụng thông tin kế toán bên trong doanh nghiệp bao
gồm chủ sở hữu doanh nghiệp, nhà quản trị, các phòng ban trong doanh nghiệp. Các đối tượng
sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp bao gồm các nhà đầu tư, nhà nước, ngân hàng, chủ nợ,
... Vì vậy, DN sẽ sử dụng CSKT nhằm mục đích tăng lợi nhuận để làm đẹp BCTC cung cấp cho
người sử dụng. Nhóm tác giả đưa ra các thang đo như sau:
Bảng 5
Thang đo cho nhân tố Yêu cầu cung cấp thông tin
Nhân tố Mã hóa Thang đo Nguồn
YTT1 Yêu cầu thông tin từ các nhà quản lý
YTT2 Yêu cầu thông tin từ kiểm toán độc lập
Yêu cầu
Yêu cầu thông tin từ các cổ đông, nhà đầu
cung YTT3 Fekete và cộng sự (2010),
tư tiềm năng
cấp Nguyen (2015), Bosnyák
thông Yêu cầu thông tin từ bên cho vay, nhà cung (2003)
YTT4
tin cấp
Yêu cầu thông tin cơ bản về doanh nghiệp
YTT5
(đặc điểm, quy mô và lĩnh vực hoạt động)
Đối với thang đo cho biến thụ thuộc, theo yêu cầu của Chuẩn mực kế toán số 21 - Trình
bày BCTC, việc DN lựa chọn CSKT phải phù hợp với quy định hiện hành, phù hợp với các bản
chất kinh tế của giao dịch và kiện kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp, nhằm giúp BCTC được
trình bày trung thực, hợp lý cho các chỉ tiêu trọng yếu đảm bảo BCTC cung cấp thông tin đáng
tin cậy và thích hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng.
Bảng 6
Thang đo cho nhân tố Việc lựa chọn CSKT tại doanh nghiệp

Nhân tố Mã hóa Thang đo


Việc lựa LCCSKT1 Việc lựa chọn CSKT phù hợp với quy định hiện hành
Vũ Q. Thông, Trần K. Ngân. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17(3), 28-43 35

Nhân tố Mã hóa Thang đo


chọn CSKT Việc lựa chọn CSKT phù hợp với các bản chất kinh tế của
tại doanh LCCSKT2
giao dịch và kiện kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp
nghiệp
Việc lựa chọn CSKT nhằm giúp BCTC được trình bày trung
LCCSKT3
thực, hợp lý cho các chỉ tiêu trọng yếu
Phương trình hồi quy của nghiên cứu được định dạng:
LCCSKT= β0 + β1 * NBN + β2* NQL+ β3* NKT + β4* MPQ+ β5* YTT+ ε (1)
• Nhân tố phụ thuộc: LCCSKT;
• Các nhân tố lập bao gồm:
+ NBN: Nhóm người bên ngoài;
+ NQL: Ảnh hưởng của nhà quản lý;
+ NKT: Người kế toán tại DN;
+ MPQ: Môi trường pháp quy;
+ YTT: Yêu cầu cung cấp thông tin;
• βi: Hệ số hồi quy ứng với biến độc lập;
• ε: Sai số.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Bước1: Thu thập tài liệu cho đề tài.
Lược khảo về cơ sở lý thuyết nền cùng với các công bố khoa học trong, ngoài nước có
liên quan để thu thập các dữ liệu, làm cơ sở hình thành nên đề tài.
- Bước 2: Đề xuất mô hình nghiên cứu, bàn về các giả thuyết nghiên cứu.
Trên cơ sở là các lý thuyết nền và các nghiên cứu liên quan, nhóm tác giả xây dựng mô
hình nghiên cứu và phát biểu các giả thuyết nghiên cứu, định dạng phương trình hồi quy đa biến
cho đề tài nghiên cứu.
- Bước 3: Tiến hành tham vấn ý kiến chuyên gia và thu thập dữ liệu khảo sát.
Nhóm tác giả mô tả dự án nghiên cứu với một số chuyên gia và nhờ các chuyên gia này
đọc qua các nhân tố để hiệu chỉnh các biến quan sát trong thang đo cho phù hợp với bối cảnh
nghiên cứu tại các doanh nghiệp Việt Nam. Những chuyên gia mà tác giả lựa chọn để tiếp cận là
những người làm công tác quản lý, công tác kế toán tại doanh nghiệp. Đây là những người có
kinh nghiệm hoặc đã tham gia vào việc tổ chức và vận hành hệ thống thông tin kế toán cho các
doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát chính thức theo góp ý của các chuyên
gia trong phần nghiên cứu đầu tiên, hoạt động thu thập dữ liệu cho đề tài luận văn được thực
hiện thông qua việc gửi bảng khảo sát đến các đối tượng khảo sát được lựa chọn theo phương
pháp chọn mẫu với số lượng mẫu có thước tối thiểu khi phân tích định lượng thì kích thước mẫu
tối thiểu (minimum sample size) phải gấp 05 lần tổng số biến quan sát của các nhân tố trên mô
hình nghiên cứu (Hair, Joseph, Black, Babin, & Anderson, 2010). Giai đoạn này nối tiếp với các
hoạt động chính. Đầu tiên là việc định hình bảng câu hỏi và thang đo chính thức, sau đó là phát
khảo sát đến các doanh nghiệp để thu thập dữ liệu - nhóm lên danh sách các doanh nghiệp và tiếp
cận các đối tượng khảo sát tại những doanh nghiệp để khảo sát các thông tin bằng cách gửi trực
tiếp đến các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh; gửi bảng câu hỏi qua email, link online
thông qua công cụ Google Forms cho các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó,
nhóm tác giả sẽ tiến hành sàng lọc, lựa chọn các phản hồi khảo sát hợp lệ, thực hiện mã hóa các
câu trả lời để đưa vào thực hiện thống kê mô tả và phân tích dữ liệu định lượng trên phần mềm
36 Vũ Q. Thông, Trần K. Ngân. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17(3), 28-43

phân tích thống kê Statistical Package for the Social Sciences (SPSS).
- Bước 4: Thực hiện nghiên cứu định lượng.
Sau khi thu thập được dữ liệu khảo sát sơ cấp, nhóm nghiên cứu đã xử lý dữ liệu định
lượng bao gồm thực hiện thống kê mô tả số liệu, đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích
nhân tố khám phá EFA và tiến hành phương pháp hồi quy đa biến để kiểm định giả thuyết
nghiên cứu.
- Bước 5: Bàn luận về hàm ý của kết quả nghiên cứu.
Sau khi dữ liệu được xử lý, nhóm tác giả thu được kết quả về mức độ tác động của các
nhân tố đến việc lựa chọn CSKT của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ kết quả
nghiên cứu định lượng, nhóm tác giả bàn luận về hàm ý nghiên cứu trên cơ sở mức độ tác động
của các nhân tố đến việc lựa chọn CSKT tại các doanh nghiệp.
4. Kết quả
4.1. Thống kê mô tả
Nhóm tác giả đã gửi đi 158 phiếu khảo sát và thu về 142 phiếu, xác suất phiếu không
phản hồi là 10.12%. Theo thống kê cho thấy trình độ học vấn phần nhiều là trình độ học vấn đại
học chiếm 76.8% của nhóm đối tượng khảo sát, chức danh công việc chiếm 66.2% chủ yếu với
chức vụ kế toán tổng hợp số năm công tác thâm niên từ 05 đến 10 năm chiếm đa số (31%).
4.2. Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0.8 đến 1 thì thang đo lường
là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhiều nhà nghiên cứu đề nghị rằng
Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đo lường là
mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Slater, 1995).
Bảng 7
Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Trung bình Phương sai Tương Cronbach’s
Biến
Nhân tố thang đo nếu thang đo quan với alpha nếu
quan sát
loại biến nếu loại biến biến tổng loại biến
NBN1 17.76 10.893 .638 .833
NBN2 17.80 11.199 .608 .838
Nhóm người bên NBN3 17.82 10.789 .631 .834
ngoài (Cronbach’s
Alpha = 0.856) NBN4 17.71 10.249 .680 .825
NBN5 17.74 10.577 .661 .829
NBN6 17.73 10.272 .649 .831
NQL1 15.93 10.889 .666 .783
Ảnh hưởng của NQL2 16.07 9.541 .599 .798
nhà quản lý
NQL3 16.06 9.415 .637 .784
(Cronbach’s
Alpha = 0.824) NQL4 16.06 10.706 .598 .796
NQL5 16.14 9.739 .634 .784
Người kế toán tại NKT1 23.82 21.111 .657 .843
Vũ Q. Thông, Trần K. Ngân. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17(3), 28-43 37

Trung bình Phương sai Tương Cronbach’s


Biến
Nhân tố thang đo nếu thang đo quan với alpha nếu
quan sát
loại biến nếu loại biến biến tổng loại biến
DN (Cronbach’s NKT2 23.92 20.824 .631 .846
Alpha = 0.865)
NKT3 23.87 21.237 .619 .848
NKT4 23.89 20.932 .647 .844
NKT5 24.46 20.109 .648 .844
NKT6 24.50 20.507 .654 .843
NKT7 23.91 20.382 .604 .851
MPQ1 14.98 8.517 .631 .788
MPQ2 14.96 8.885 .626 .790
Môi trường pháp
quy (Cronbach’s MPQ3 15.01 8.652 .600 .796
Alpha = 0.825)
MPQ4 14.96 8.616 .613 .793
MPQ5 14.92 8.086 .637 .787
YTT1 15.27 5.860 .520 .774
Yêu cầu cung cấp YTT2 15.32 5.838 .528 .772
thông tin
YTT3 15.44 4.944 .597 .750
(Cronbach’s
Alpha = 0.795) YTT4 15.44 4.830 .635 .736
YTT5 15.44 5.043 .615 .743
Bảng 1 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của Nhóm người bên ngoài (0.856), Ảnh hưởng
của nhà quản lý (0.824), Người kế toán tại doanh nghiệp (0.865), Môi trường pháp quy (0.825),
Yêu cầu cung cấp thông tin (0.795) đều lớn hơn 0.6. Những biến có hệ số tương quan tổng biến
phù hợp (Corrected Item - Total Correlation) lớn hơn 0.3, đạt tiêu chuẩn cho phép.
4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Kết quả KMO = 0.803 > 0.5, sig Bartlett’s Test = 0.000 < 0.05 (Bảng KMO và Bartlett’s
Test) như vậy phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp.
Bảng 8
Kiểm định KMO và Bartletts Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .803

Approx. Chi-Square 1662.252


Bartlett’s Test of
Df 378
Sphericity
Sig. .000

Có 05 nhân tố được trích với tiêu chí Eigenvalue lớn hơn 1 với tổng phương sai tích lũy
là 59.220%). Tổng phương sai mà 05 nhân tố này trích được là 59.220% > 50% cho thấy mô
hình EFA là phù hợp và như vậy, 05 nhân tố được trích giải thích 59.220% biến thiên dữ liệu của
các biến quan sát tham gia vào EFA. Nhóm tác giả mong muốn chọn ra các biến quan sát chất
38 Vũ Q. Thông, Trần K. Ngân. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17(3), 28-43

lượng nên sẽ sử dụng ngưỡng hệ số tải là 0.5. Kết quả ma trận xoay (Rotated Component Matrix)
cho thấy, các biến quan sát được phân thành 05 nhân tố, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải
nhân tố Factor Loading lớn hơn 0.5 và không có biến xấu.
4.4. Phân tích hồi quy đa biến
Kết quả kiểm định ANOVA cho giá trị sig cho kiểm định F bằng 0.000 < 0.05 (Bảng 3).
Điều này khẳng định mô hình hồi quy có ý nghĩa.
Bảng 9
Bảng phân tích phương sai ANOVA

ANOVAa
Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
Regression 17.563 5 3.513 53.960 .000b
1 Residual 8.853 136 .065
Total 26.416 141
Bảng 10
Mức độ phù hợp của mô hình

Model Summaryb
R Adjusted R Std. Error of the
Model R Durbin-Watson
Square Square Estimate
1 .815a .665 .653 .25514 1.563
Ở Bảng 4, các nhân tố độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh hưởng 65.3% sự thay đổi của
nhân tố phụ thuộc (Việc lựa chọn CSKT) thông qua chỉ số R bình phương hiệu chỉnh bằng
0.653.
Bảng 11
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội

Coefficientsa

Unstandardized Standardized Collinearity


Model Coefficients Coefficients t Sig. Statistics

B Std. Error Beta Tolerance

(Constant) -.227 .242 -.938 .350

NKT .204 .029 .353 7.020 .000 .974

1 NBN .256 .035 .381 7.365 .000 .919

NQL .193 .031 .346 6.283 .000 .814

YTT .253 .040 .328 6.273 .000 .900


Vũ Q. Thông, Trần K. Ngân. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17(3), 28-43 39

MQP .108 .035 .179 3.118 .002 .748

Theo kết quả tại Bảng 5, tất cả các nhân tố độc lập đều có sự tác động lên nhân tố phụ
thuộc do sig kiểm định t của từng biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05. Hệ số VIF (Tolerance) các biến
độc lập đều nhỏ hơn 10; như vậy kết quả nghiên cứu không có đa cộng tuyến xảy ra. Từ các hệ
số hồi quy, nhóm tác giả xác định được phương trình hồi quy chuẩn hóa như sau:
LCCSKT = 0.381* NBN + 0.353* NKT + 0.346* NQL + 0.328* YTT + 0.179* MQP + ε (2)
5. Kết luận và hàm ý về kết quả nghiên cứu
Dựa trên kết quả nghiên cứu được trình bày, nhóm nghiên cứu đưa ra các hàm ý dựa trên
cơ sở các nhân tố được xác định là có tác động đến việc lựa chọn CSKT của các doanh nghiệp tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua đó, nhóm nghiên cứu cũng làm rõ những đóng góp về mặt
kinh tế - xã hội từ kết quả của đề tài đã thực hiện.
Bảng 12
Mức độ tác động của các nhân tố độc lập đến việc lựa chọn CSKT tại doanh nghiệp
Nhân tố độc lập Giá trị Tỷ lệ quan trọng Xếp thứ tự quan trọng
Nhóm người bên ngoài 0.381 24.01% 1
Người kế toán tại doanh nghiệp 0.353 22.24% 2
Ảnh hưởng của nhà quản lý 0.346 21.80% 3
Yêu cầu cung cấp thông tin 0.328 20.67% 4
Môi trường pháp quy 0.179 11.28% 5
Tổng 100.00%
Một số hàm ý từ kết quả nghiên cứu được nhóm trình bày như sau:
- Về nhân tố Nhóm người bên ngoài: Dựa vào kết quả phân tích Bảng 6, cho thấy nhân tố
Nhóm người bên ngoài là nhân tố tác động mạnh nhất đến việc lựa chọn CSKT tại các doanh
nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh với hệ số Beta hiệu chỉnh là 0.381 (với tỷ lệ quan trọng
24.01%). Như vậy để tăng cường việc áp dụng CMKT cần đến sự hỗ trợ mang tính đồng bộ và
góp sức từ nhiều phía như các tổ chức đào tạo công tác kế toán, tư vấn từ cơ quan thuế, kiểm
toán, cộng đồng kế toán, bạn bè trong lĩnh vực kế toán và các tổ chức nghề nghiệp. Thế mạnh
của các DN tại Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong khu vực kinh tế mũi nhọn của cả nước, do đó
vai trò của các tổ chức nghề nghiệp lớn mạnh hơn các ở các tỉnh và địa phương khác. Đây là môi
trường thuận lợi cho bước đầu của Đề án áp dụng chuẩn mực BCTC. Bên cạnh đó, cần phát huy
hơn nữa vai trò của Hiệp hội kế toán kiểm toán Việt Nam với tư cách là hiệp hội nghề nghiệp
độc lập đóng góp vào trách nhiệm xây dựng, soạn thảo CMKT. Ngoài ra, mức độ rủi ro của thị
trường cũng là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng. Mức độ rủi ro của thị trường đến từ rủi ro hệ
thống và rủi ro phi hệ thống. Sự ảnh hưởng gần đây nhất chính là dịch bệnh Covid-19 mà đây là
một trong những rủi ro có hệ thống tất cả các doanh nghiệp không thể nào tránh khỏi. Trong khi
đó, mức độ lạm phát cơ bản của Việt Nam tăng 1.25%, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ
số giá tiêu dùng (CPI) tháng 06/2022 của Việt Nam tăng 3.37% so với cùng kỳ năm trước (Tổng
cục Thống kê, 2022). Do đó, trong tương lai để kiểm soát lạm phát, chính phủ sẽ dùng hai công
cụ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Mặc khác,
chính sách tiền tệ liên quan đến lãi suất, hạn mức tín dụng trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng vi
phạm các hợp đồng vay nợ của doanh nghiệp, do đó bên cho vay trong quá trình xét duyệt hồ sơ
vay và thẩm định tín dụng cần bắt buộc các DN phải cung cấp BCTC mà DN đã nộp cho cơ quan
thuế nhằm hạn chế tình trạng DN sửa đổi CSKT, ngoài BCTC bên cho vay cần xem xét thêm
40 Vũ Q. Thông, Trần K. Ngân. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17(3), 28-43

nguồn trả nợ chính của doanh nghiệp như các phương án kinh doanh, xếp hạng tín nhiệm tín
dụng của DN.
- Về nhân tố Người kế toán tại doanh nghiệp: Nhân tố “Người kế toán tại doanh nghiệp”
có tác động mạnh thứ hai đến Việc lựa chọn CSKT tại các doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí
Minh với hệ số Beta hiệu chỉnh bằng 0.353 (với tỷ lệ quan trọng 22.24%). Kết luận này phù hợp
với Lý thuyết tâm lý học hành vi (Psychology behavioral theory) của Tolman (1961) một số
nghiên cứu mà nhóm tác giả tham khảo như nghiên cứu của Huynh (2015). Do đó, để có thể lựa
chọn CSKT hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu trình bày trung thực hợp lý trên BCTC cần phải:
Về phía DN, cần chú trọng nâng cao chất lượng đầu vào thông qua thiết lập các tiêu chuẩn khi
tuyển dụng phù hợp với từng loại hình sản xuất kinh doanh của công ty, đề ra chính sách để
khuyến khích nhân viên kế toán nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật kịp thời các văn bản
pháp lý liên quan đến công việc kế toán hiện hành và hiểu rõ các chính sách kế toán. Về phía
người kế toán, phải nhận thức được vai trò và trách nhiệm của người làm kế toán trong việc tuân
thủ quy định về CSKT từ đó đề ra được CSKT phù hợp với DN cũng như tuân thủ CMKT.
- Về nhân tố Ảnh hưởng của nhà quản lý: Nhà quản lý là nhân tố bên trong của doanh
nghiệp có ảnh hưởng quan trọng đến lựa chọn CSKT tại các doanh nghiệp thông qua hoạt động
lãnh đạo giúp nâng cao hiệu quả công việc và tạo động lực cho mỗi nhân viên kế toán. Theo kết
quả nghiên cứu, nhân tố Ảnh hưởng của nhà quản lý là nhân tố có tác động mạnh thứ ba đến lựa
chọn CSKT tại các doanh nghiệp với hệ số Beta hiệu chỉnh bằng 0.346 (với tỷ lệ quan trọng
21.80%). Kết luận này phù hợp với Lý thuyết tâm lý học hành vi (Psychology behavioral theory)
của Tolman (1961) và một số nghiên cứu mà nhóm tác giả tham khảo từ nghiên cứu của
Blumberg và Pringle (1982), N. T. Nguyen (2018). Do đó, nhà quản lý cần thường xuyên hỗ trợ
nhân viên kế toán tham gia vào các lớp bồi dưỡng kiến thức kế toán cũng như có kế hoạch đào
tạo kiến thức cho nhà quản lý trong việc đưa ra các nhận định và chính sách phù hợp cho doanh
nghiệp, phải có chiến lược xây dựng cho doanh nghiệp mình đội ngũ nhân viên được đào tạo đầy
đủ năng lực và đạo đức đối với hành nghề kế toán để họ đáp ứng được nhu cầu thực tế của doanh
nghiệp. Bản thân nhà quản lý phải ý thức được kế toán là một kênh thông tin hữu ích, tích cực
trao đổi với bạn bè cùng lĩnh vực kinh doanh, cùng quy mô, cùng địa bàn để học hỏi thêm kinh
nghiệm và kiến thức về chính sách, về quản trị tài chính, về ý nghĩa minh bạch trong công bố
thông tin, thông qua đó chịu trách nhiệm về thông tin trình bày trên BCTC trung thực, hợp lý,
đúng quy định.
- Về nhân tố Yêu cầu cung cấp thông tin: Yêu cầu cung cấp thông tin có ảnh hưởng lớn
thứ tư vào việc lựa chọn CSKT tại các doanh nghiệp thông qua hệ số Beta hiệu chỉnh bằng 0.328
(với tỷ lệ quan trọng 20.67%). Kết luận này phù hợp với Lý thuyết kế toán thực chứng (Positive
Accounting Theory PAT) của Watts và Zimmerman (1986) và một số nghiên cứu mà nhóm tác
giả tham khảo như Fekete và cộng sự (2010), theo nghiên cứu của Bosnyák (2003), ... Nhà quản
lý cần xác định rõ nhu cầu thông tin của mình, người làm kế toán cần nhận thức rõ về những nhu
cầu đó, trên cơ sở cân đối lợi ích và chi phí để tạo ra thông tin thích hợp. Kiểm toán cần tìm hiểu
DN khi bắt đầu kiểm toán để thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp. Các cổ đông, nhà đầu tư
tiềm năng cần bảo vệ chính mình như là tự trang bị cho mình những kiến thức liên quan đến việc
đọc và hiểu BCTC, đặc biệt cần chú trọng hơn các thông tin được trình bày trong bản thuyết
minh BCTC về CSKT của DN đang áp dụng và các khoản mục khác. Bên cho vay, nhà cung cấp
cần có một quy trình yêu cầu sổ sách của DN cung cấp cho các bên liên quan phải rõ ràng thống
nhất nhằm hạn chế tối đa tình trạng bất cân xứng thông tin, hành vi điều chỉnh số liệu trên BCTC
thông qua các chính sách kế toán khác nhau. Yêu cầu thông tin cơ bản về doanh nghiệp rõ ràng,
cụ thể, minh bạch với mục tiêu nâng cao kết quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ tạo được hình
ảnh tốt đẹp, nâng cao giá trị doanh nghiệp, là cơ hội tốt để tiếp cận thị trường và các đối tác tốt,
tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức.
- Về nhân tố Môi trường pháp quy: Nhân tố Môi trường pháp quy có ảnh hưởng lớn thứ
Vũ Q. Thông, Trần K. Ngân. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17(3), 28-43 41

năm vào việc lựa chọn CSKT tại các doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hệ số
Beta hiệu chỉnh 0.179 (với tỷ lệ quan trọng 20.67%). Kết luận này phù hợp với Lý thuyết thông
tin hữu ích cho việc ra quyết định (Decision Usefulness Theory DUT) của Staubus (2000) và một
số nghiên cứu mà nhóm tác giả tham khảo bao gồm nghiên cứu của Watts và Zimmerman
(1978), Dey và cộng sự (2007), Fekete và cộng sự (2010), Tzovas (2006), Yu (2018), Cushing và
LeClere (1992) và Inoue và Thomas (1996). Đối với cơ quan thuế, cần nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng đến hành vi của nhà quản lý trong việc lựa chọn và sử dụng các CSKT để điều chỉnh
lợi nhuận, từ đó tập trung nguồn lực kiểm tra các DN có động cơ khai giảm lợi nhuận, khai giảm
thuế thu nhập phải nộp, đảm bảo thu đúng, thu đủ số thuế phải nộp của các DN theo Luật Thuế
hiện hành. Các cơ quan soạn thảo CSKT và chính sách thuế cần tăng cường trao đổi với nhau để
rút ngắn khoảng cách giữa các chính sách một cách hợp lý và đảm bảo bám sát với tình hình thực
tiễn. Để tạo ra môi trường pháp quy thuận lợi cho hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp: nhà nước cần
tạo kênh dẫn vốn đa dạng, phát triển cân bằng thị trường tài chính (thị trường chứng khoán, trái
phiếu, tài chính vi mô, quỹ đầu tư, ...) huy động sự tham gia của các tổ chức tài chính phi ngân
hàng. Trong lộ trình chuyển giao áp dụng CMKT quốc tế theo Quyết định 345/QĐ-BTC ngày 16
tháng 03 năm 2020 (Bộ Tài chính, 2020), hội nghề nghiệp Kế toán - Kiểm toán nên phối hợp với
Nhà nước, Bộ Tài chính trong việc phổ biến kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn cho
doanh nghiệp trong việc lựa chọn CSKT dựa trên các tài liệu CMKT cập nhật sắp được ban hành
theo lộ trình với kỳ vọng CMKT sẽ đặt mục tiêu cung cấp thông tin cho các bên liên quan lên
hàng đầu thay vì cung cấp thông tin phục vụ chủ yếu cho quản lý nhà nước như hiện nay. Từ đó
tạo được sự ổn định cho việc lựa chọn CSKT hợp lý tại các doanh nghiệp trong môi trường pháp
lý, có độ mở và hướng hội nhập quốc tế.

LỜI CÁM ƠN
Nội dung bài hội thảo công bố dựa trên kết quả nghiên cứu thuộc công trình nghiên cứu
là đề tài luận văn cao học của học viên Trần Kim Ngân, khoa Sau Đại học, Trường Đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài luận văn này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Giảng viên
chính - Tiến sỹ Vũ Quốc Thông, khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ
Chí Minh.

Tài liệu tham khảo


Avey, J. B., Wernsing, T. S., & Luthans, F. (2008). Can positive employees help positive
organizational change? Impact of psychological capital and emotions on relevant attitudes
and behaviors. The Journal of Applied Behavioral Science, 44(1) 48-70.
Blumberg, M., & Pringle, C. D. (1982). The missing opportunity in organizational research: Some
implications for a theory of work performance. Academy of Management Review, 7(4), 560-
569.
Bộ Tài chính. (2005). Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 21 về Trình bày thông tin trên Báo cáo tài
chính [Vietnamese accounting standard VAS 21 on presentation of financial statements].
Truy cập ngày 10/02/2022 tại https://ketoanthienung.org/tin-tuc/van-ban-phap-luat-ke-toan-
moi-nhat.htm
Bộ Tài chính. (2020). Quyết định số 345/QĐ/BTC về Phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực BCTC
quốc tế tại Việt Nam [Decision No. 345/QD/BTC on Approval of project on application of
international financial reporting standards in Vietnam]. Truy cập ngày 10/02/2022 tại
https://ketoanthienung.org/tin-tuc/van-ban-phap-luat-ke-toan-moi-nhat.htm
Bosnyák, J. (2003). The effect of evaluation methods on the financial position, performance and
cash flows of entites (Doctoral dissertation). Corvinus University, Budapest, Hungary.
42 Vũ Q. Thông, Trần K. Ngân. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17(3), 28-43

Cloyd, C. B., Pratt, J., & Stock, T. (1996). The use of financial accounting choice to support
aggressive tax positions: Public and private firms. Journal of Accounting Research, 34(1),
23-43.
Cullinan, C. P., & Knoblett J. A. (1994). Unionzation and accounting policy choices: An empirical
examination. Journal of Accounting and Public Policy, 13(1), 49-78.
Cushing, B. E., & LeClere, M. L. (1992). Evidence on the determinants of inventory accounting
policy choice. Accounting Review, 67(2), 355-366.
DeFond, M. L., & Jiambalvo, J. (1994). Debt covenant violation and manipulation of
accruals. Journal of Accounting and Economics, 17(1/2), 145-176.
Dey, C. R., John, R. G., Sinclair, C. D., & El‐Habashy, H. (2007). Determinants of accounting
choices in Egypt. Journal of Applied Accounting Research, 8(3), 48-92.
Fekete, S., Damagum, Y. M., Mustata, R., Matis, D., & Popa, I. (2010). Explaining accounting
policy choices of SME’s: An empirical research on the evaluation methods. European
Research Studies Journal, 13(1), 33-48.
Fishbein, M., & Ajzen, I. (1975). Belief, attitude, intention, and behavior: An introduction to
theory and reseach. Boston, MA: Addison-Wesley Publishing Company.
Gooty, J., Gavin, M. B., Johnson, P., & Frazier, M. L. (2009). In the eyes of the beholder:
Transformational leadership, positive psychological capital, and performance. Journal of
Leadership & Organizational Studies, 15(4), 353-367.
Hair, J., Joseph, F., Black, B., Babin, B., & Anderson, R. (2010). Multivariate data analysis (6th
ed.). Upper Saddle River, NJ: Prentice-Hall.
Hoang, T., & Chu, N. N. M. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS [Analyze research
data with SPSS]. Hanoi, Vietnam: Nhà xuất bản Hồng Đức.
Huynh, N. T. C. (2015). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn CSKT của các doanh
nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng [Factors affecting the choice of technical
infrastructure of construction enterprises in Da Nang City] (Bachelor’s thesis). The
University of Danang, Danang, Vietnam.
Inoue, T., & Thomas, W. B. (1996). The choice of accounting policy in Japan. Journal of
International Financial Management & Accounting, 7(1), 1-23.
Nguyen, H. H. (2015). Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay [Factors affecting the
choice of accounting policy of small and medium enterprises in Ho Chi Minh City]
(Bachelor’s thesis). University of Economics Ho Chi Minh City, Ho Chi Minh City,
Vietnam.
Nguyen, H. T. T. (2018). Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán-nghiên cứu
chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam [Factors affecting the
application of accounting standards - A study on corporate income tax accounting standards
in Vietnam] (Bachelor’s thesis). University of Economics Ho Chi Minh City, Ho Chi Minh
City, Vietnam.
Nguyen, N. T. (2018). Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn CSKT của các công ty dịch vụ môi
trường Thành phố Hồ Chí Minh [Factors affecting the choice of technical policies of
environmental service companies in Ho Chi Minh City] (Bachelor’s thesis). University of
Economics Ho Chi Minh City, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Vũ Q. Thông, Trần K. Ngân. HCMCOUJS-Kỷ yếu, 17(3), 28-43 43

Phi, T. V. (2017). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT và ước tính kế toán
trong các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam [Factors affecting
the choice of accounting policies and accounting estimates in enterprises listed on the
Vietnamese stock market] (Bachelor’s thesis). University of Economics Ho Chi Minh City,
Ho Chi Minh City, Vietnam.
Slater, S. F. (1995). Issues in conducting marketing strategy research. Journal of Strategic
Marketing, 3(4), 257-270.
Staubus, G. J. (2000). The decision-usefulness theory of accounting - A limited history. NewYork,
NY: Routledge Publishing Inc.
Sweeney, A. P. (1994). Debt-covenant violations and managers’ accounting responses. Journal
Accounting and Economics, 17(3), 281-308.
Tolman, E. C. (1961). Behavior and psychological man. Berkeley, CA: University of California
Press.
Tổng cục Thống kê. (2022). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Quý III và 9 tháng năm 2022
[Social - Economic situation in the third quarter and nine months of 2022]. Truy cập ngày
17/10/2022 tại https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-thong-ke/2022/09/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-
xa-hoi-quy-iii-va-9-thang-nam-2022
Tran, T. T. H. (2017). Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT của các doanh nghiệp xây
lắp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh [Factors affecting the choice of technical
infrastructure of construction enterprises in Ho Chi Minh City] (Bachelor’s thesis).
University of Economics Ho Chi Minh City, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Tzovas, C. (2006). Factors influencing a firm’s accounting policy decisions when tax accounting
and financial accounting coincide. Managerial Auditing Journal, 12(4), 25-37.
Watts, R. L., & Zimmerman, J. L. (1986). Positive accounting theory. Upper Saddle River, NJ:
Prentice-Hall Publisher.
Watts, R. L., & Zimmerman, J. L. (1978). Toward a positive theory of the determination of
accounting standards. The Accounting Review, 53(1), 112-134.
Whittred, G. (1987). The derived demand for consolidated financial reporting. Journal of
Accounting and Economics, 9(3), 259-285.
Young, S. (1998). The determinants of managerial accounting policy choice: Further evidence for
the UK. Accounting and Business Research, 28(2), 131-143.
Yu, Q. (2018). The analysis of accounting policy choice based on tax planning. The Accounting
Review, 16(3), 46-58.

Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.

You might also like