You are on page 1of 26

Câu 1: Nêu khái niệm về phươngpháp và phương pháp luận

Phương pháp có thể định nghĩa như là một thủ tục hay quy trình có tính hệ thống, thứ tự để
đạt , đến một số mục tiêu nào đó.
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc chỉ
đạo con người tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và thực tiễn
(Theo sách "Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx - Lenin").
Phương pháp luận có các nghĩa như sau:
- Luận về một phương pháp
- Hệ thống các phương pháp
- Khoa học hoặc lý thuyết về phương pháp
Phương pháp nghiên cửu khoa học là cách thức, con đương thu thập, phân tích, xử lý thông
tin nhằm làm sáng tỏ vấn đề, giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu để đạt được mục đích đề ra. Nói cách
khác: Phương pháp nghiên cửu khoa học là những phương thức thu thập thông tin, trên cơ sở đó thiết
lập mổi quan hệ và liên hệ có tính quy luật giữa các vấn đề nghiên cứu và xây dựng lý luận khoa học
mới.
Bản chất của phương pháp nghiên cứu khoa học là phương pháp nhận thức, là cách thức tư
duy dựa vào tri thức đã biết để hiểu sâu sắc đối tượng nghiên cứu, phát hiện ra tri thức mói.
Nội dung cốt lõi của phương pháp nghiên cứu khoa học là những quy luật vận động của
khách thể và đối tượng nghiên cứu mà nhà nghiên cứu phải nắm bắt được để vận dụng vào giải
quyết nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
Câu 2: Khoa học là gì? Cho vỉ dụ?
Khoa học là quá trình nghiên cửu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, ...
về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mói này, tổt hơn, có thể thay thế dần những
cái cũ, không còn phù hợp. Thí dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế
bằng quan niệm thực vật có cảm nhận.
Như vậy, khoa hoc bao gồm một hệ thống tri thức về quv luât của vật chất và sự vân đông của vât
chât, những quy luật của tự nhiên, xã hội, và tư duv, Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và
không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh
nghiệm và tri thức khoa học.
Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong
mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Quá trình nầy giúp con
người hiêu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con
người trong xã hội. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong
hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được
hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh
nghiệm chỉ phát triển đến một hiêu biết giói hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự
hĩnh thành tri thức khoa học.
Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động
NCKH, các họat động nay có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống
như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí
nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa
học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học,
kinh tể học, toán học, sinh học,...
Câu 3: Hãy nêu các dạng tri thức
K/n tri thức:
Tri thức là những hiểu biết có hệ thống của con người về sự vật hiện tượng nói chung.
Tri thức kinh nghiệm: được tích lũy ngẫu nhiên ừong cuộc sống, vd lúa chiêm ngấp nghé đầu
bờ, hễ nghe tiếng sấm mở cờ mà lên.
Tri thức khoa học: Được tích lũy một cách hệ thống, được khái quát hóa thảnh các bộ môn
khoa học nhờ hoatk động NCKH. Tri thức khoa học có nguồn gốc từ thực tiễn; nhiều kiến thức khoa
học được khái quát hóa từ kinh nghiệm, vd sét là hiện tượng vật lý do sự phóng điện giữa các đám
mây tích điện.
Sự phóng điện gây ra phản ứng hóa học giữa các thành phần khí quyển tạo ra N204 từ đó tạo ra
NH4N03 là đạm tự nhiên cây trồng sẽ hấp thụ.
Câu 4: Phân loại cảc ngành khoa học
Phân loại khoa học là vấn đề phức tạp. Ở đây phân loại một cách don giản.
A, Xét cẩu trúc chung của thế giới.
- Khoa học tự nhiên : Các sự vật hiện tượng vận hành theo các quy luật tự nhiên.
- Khoa học xã hội và nhân văn: Các sự vật hiện tượng vận hành thông qua hoạt động của
con người, tuân theo quy luật xã hội.
Ý nghĩa của cách phân loại: Nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực nào thì phaire tuân theo quy luật
lĩnh
vực đó.
B, Xét theo mối quan hệ của khoa học vơi đời sống xã hội người ta phân ra.
- Khoa học tự nhiên
- Khoa học kỹ thuật và công nghệ.
- Khoa học xã hội và nhân văn.
c, UNESCO cụ thể hóa thành 5 lĩnh vực phản ánh quan hệ của khoa học với đời sổng xã
hội.
- Khoa học tự nhiên và khoa học chính xác.
- Khoa học kỹ thuật.
- Khoa học nông nghiệp.
- Khoa học về sức khỏe.
- Khoa học xã hội nhân văn.
Câu 5: Khái niệm về công nghệ?
Công nghệ là một khái niệm có thể hiểu theo những mức độ và khía cạnh khác nhau về nội
dung mà nó phản ánh. Công nghệ theo nghĩa hẹp thông thường được hiểu là thứ tự và cách làm để
chế biển từ những nguồn lực nào đó thành sản phẩm. Công nghệ hiểu theo nghĩa rộng là tập họp
các phương pháp, quy trình, tổ chức, kỹ năng, bí quyết, các công cụ, phương tiện dùng để biến đổi
các nguồn lực thành sản phẩm.
Câu 6: Khái niệm và phân loại các nguồn lực?
Nguồn lực là toàn bộ sức mạnh được huy động để thực hiện nhiệm vụ. Tiềm lực cơ bản có:
- Trí lực: là thể hiện ở con người có trí thức và năng lực hành động, biết vặn dụng, các tri thức
khoa học và kinh nghiệm vào việc giải quyết những vấn đề do cuộc sống đặt ra, phục vụ xã hội.
- Vật lực: là thể hiện sổ lượng, chủng loại và chất lượng của các trang thiết bị dụng cụ, vật
liệu dùng chế biến ra sản phẩm; ở cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ khoa
học hay công nghệ.
- Tài lực: là thể hiện khả năng cung cấp tài chính, ngân sách dành do hoạt động KHCN của
quốc gia hay của tập thể, cá nhân.
- Tin lực: là thể hiện ở khả năng cung cấp các dạng thông tin cần thiết sử dụng trong hoạt
động KHCN một cách chính xác, kịp thòi và tinh. Tin lực ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong
hoạt động KHCN.
Câu 7: Các thành phần của một công nghệ?
Phân tích nội dung của khái niệm rộng của công nghệ, có thể thấy các thành phần cấu thành
khái niệm công nghệ sau:
+ Thành phần kỹ thuật của công nghệ: Là công nghệ hàm chứa trong kỹ thuật, hàm chứa
trong vật thể như công cụ, phương tiện, vật tư,... dùng thực hiện quy trĩnh công nghệ tạo ra sản
phẩm. Cùng một công nghệ nhưng công cụ, phương tiện khác nhau có thể cho những sản phẩm chất
lượng khác nhau.
+ Phần con người: Là công nghệ chứa trong con người, đó chính là các kỹ năng, bí quyết, sự
khéo léo của con người thực hiện công nghệ, bí quyết là một dạng công nghệ riêng, mang đặc thù
thủ thuật và thường đóng vai trò hết sức quan trọng trong đảm bảo chất lượng của sản phẩm cồng
nghệ.
+ Phần thông tin: Là công nghệ hàm chứa trong thông tin như tài liệu, việc mô tả hay chất
lượng thông tin thông báo hay phản hồi trong các hệ thống tự điều chỉnh. Cùng với sự phát triển
của koa học và kỹ thuật công nghệ hàm chứa trong thông tin ngày càng trở nên quan trọng hơn.
+ Phần tổ chức: Đó là công nghệ hàm chứa trong khâu tổ chức thực hiện công nghệ như
quy trình thực hiện công nghệ, cơ cấu tổ chức, phương pháp quản lý, kiểm tra, điều hành, tới các
quy định về ừách nhiệm, quyền hạn của tổ chức, cá nhân tham gia công nghệ.
Theo quan niệm thông thường thì khái niệm có thể chia làm hai phần:
+ Phần rắn: Gồm các máy móc, thiết bị, công cụ. Đó là phần kỹ thuật của công nghệ.
+ Phần mềm: Bao gồm quy trình, kỹ năng, bí quyết, thông tin, nguyên lý, giải pháp, tổ
chức. Thông thường chúng ta hay hiểu công nghệ theo phần mềm.
Câu 8: Theo luật khoa học & công nghệ thì phát triển công nghệ bao gồm các giai đoạn nào?
Phát triển công nghệ là hoạt động nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới.
Theo luật KH&CN thì phát triển CN bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm.
Triển khai thử nghiệm: là hoạt động ứng dụng các thành quả nghiên cứu khoa học thông
qua thực nghiệm, nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới. Trong giai đoạn này chủ yếu
khẳng định tính khả thi về kỹ thuật của các nguyên lý, giải pháp mới, các mô hình mới, các mẫu
máy hay thiết bị, sản phẩm mới. Đồng thời thử nghiệm cũng khẳng định một phần quy trĩnh kỹ
thuật, quy trình công nghệ trong thiết kế và thực hành sản xuất các sản phẩm mói mà chưa chú
ý tới quy mô của sản xuất cũng như các tác động qua lạỉ giữa việc sản xuất ra sản phẩm với môi
trường và các lĩnh vực khác như kinh tể, xã hội...
Triển khai thực nghiệm còn gọi là Triển khai trong phòng thí nghiệm.
Sản xuất thử nghiệm: là hoạt động ứng dụng các thành quả nghiên cứu, thường là của
giai đoạn triển khai thực nghiệm, đế sản xuất ra sản phẩm có tính thử nghiệm sau khi đã khẳng
định tính khả thi về kỹ thuật. Trong giai đoạn sản xuất thử người ta chỉ sản xuất một số lượng nhỏ
sản phẩm nhằm hoàn thiện công nghệ mới, hoàn thiện quy trình kỹ thuật, rút ra các tiêu chuẩn,
quy cách thực hành sản xuất trước khi đưa vào sản xuất đại trà có tính công nghiệp, tiến hành thí
nghiệm, kiểm tra và hình thành hệ thống các tham số quan trọng và hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật
của sản phẩm.
Ngoài ra sản xuất thử nghiệm còn phải thực hiện việc đem sản phẩm mới ứng dụng vào
thực tiễn với những điều kiện, hoàn cảnh hoạt động hoàn toàn mang tính thực tiễn vừa để kiểm
tra tính năng hoạt động của sản phẩm, vừa kiểm tra tất cả các tiêu chí liên quan tới môi trường,
quan hệ người máy, tác động đối với kinh tế, xã hội,., nhằm khẳng định tính kỹ thuật, tính kinh tế
và tính xã hội của sản phẩm. Chỉ sau khi khẳng định được các tiêu chí trên đáp ứng yêu cầu của
nhà sản xuất và người sử dụng, sản phẩm được đưa vào sản xuất có tính công nghiệp.
Câu 9: Nghiên cứu khoa học là gì? Phân loại nghiên cứu khoa học?
- K/N: NCKH là một hoạt động xã hội nhằm vào việc tìm kiếm những điều chưa biết, như
khám phá một sự vật, một hiện tượng, tìm hiểu bản chất của các sự vật ừong tự nhiên hay hiện
tượng xã hội, tìm ra các quy luật vận' động của sự vật, hiện tượng, phát triển và hoàn thiện sự
hiểu biết của con người hay sáng tạo ra các nguyên lý giải pháp, các mỗ hình kỹ thuật... để ứng
dụng trong thực tiễn, phục vụ lợi ích con người.
- Phân loại NCKH: Phân loại NCKH có thể theo chức năng của NCKH hay theo tính chất
của sản phẩm, là kết quả của NCKH.
+ NCKH theo chức năng của nghiên cứu khoa học có thể chia thành:
a, nghiên cứu mô tả: đó là dạng nghiên cứu mà kết quả của nó sẽ đưa ra một hệ thống
kiến thức để nhận dạng sự vật, hiện tượng, giúp ta phân biệt được sự vật này với sự vật khác.
b, Nghiên cứu giải thích: Là loại nghiên cứu mà kết quả của nó sẽ đưa ra một hệ thống
các tri thức làm rõ những mặt như nguyên nhân hình thành, sự chi phối quá trình vận động của
sự vật hiện tượng.
c, Nghiên cửu dự báo: Là dạng nghiên cứu nhằm nhận dạng trạng thái của sự vật hiện
tượng trong tương lai.

2
d,Nghiên cửu sáng tạo: Là dạng nghiên cứu sáng tạo ra các sự vật hay phương pháp nghiên
cứu mới chưa từng có, sáng tạo ra các nguyên lý giải pháp mới, mô hình mói nhằm vận dụng các tri
thức khoa học vào đời sống xã hội.
+ NCKH phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu:
a,Nghiên cứu cớ bản: là loại nghiên cứu nhằm xác định các đặc tính, cấu trúc, động thái của
các sự vật, hiện tượng, sự tương tác giữa chúng trong thế giới tự nhiên, trong xã hội và tư duy mà
chưa quan tâm đến vấn đề ứng dụng của kết quả nghiên cứu.
b,Nghiên cứu ứng dụng: là nghiên cứu trong đó vận dụng những kết quả của nghiên cứu cơ
bản để giải thích sự vật, hiện tượng trong thực tể sản xuất, chiến đấu, trong đời sống xã hội, tạo ra
những nguyên lý giải pháp mới, áp dụng trong đời sống xã hội mang lại hiệu quả cao hơn
c, Nghiên cứu triển khai: là dạng nghiên cứu trong đó sử dụng những kiến thức là kết quả của
NCCB và những nguyên lý giải pháp, là kết quả của NCUD để đưa ra mô hình, hinh mẫu với các đặc
tính khả thi về kỹ thuật.
Câu 10: Hoạt động nào đươc gọi là hoạt động KH&CN?
Hoạt động NCKH khác so vói các hoạt động xã hội khác, có nhiều điểm riêm mà chỉ nghiên
cứu mới có. Những hoạt động nghiên cứu khoa học và lao động trí óc mang những đặc trụng sau là
những hoạt động KH và CN:
- Là loại hoạt động luôn hướng tới cái mới, mang tính sáng tạo: đây là một đặc trưng có tính
báo trùm. Bất cứ một nghiên cứu nào ít nhiều đều phải sinh ra các tri thức mới, đem lại những cống
hiến mới cho kho học làm giàu thêm kho tàng tri thức của nhân loại. Đặc tính này làm cho hoạt động
NCKH khác hẳn so với các hoạt động xã hội khác.
- Là loại hoạt động mạo hiểm, nhiều rủi ro, đòi hỏi có tinh thần mạnh dạn, không ngại khó.
Do phải tìm kiếm cái mới, cái chưa biết nên mục tiêu của nghiên cửu chưa thể là một cái gì đã xác
định một cách chắc chắn; con đường để đạt được mục tiêu cũng còn phải vừa làm vừa xác định, tìm
kiếm, do đó nghiên cứu khoa học công nghệ luôn mang tính mạo hiểm, rủi ro lớn.
- Là hoạt động mang tính đặc trưng thông tin. Có thể nói toàn bộ quá trình nghiên cứu KH và
CN là quá trĩnh thu thập và xử lý thông tin một cách liên tục. Đầu vào của nghiên cứu là thông tin,
đẩu ra cũng là những thông tin mới. Đó là đặc trưng quan trọng vì bất kỳ sản phẩm nghiên cứu nào, ở
dạng nào đều là kết quả của quả trình tìm kiếm, khai thác và xử lý thông tin.
- Tính phi kinh tế. tức là sản phẩm của NCKHCN chưa tạo ra giá trị vật chất cụ thể nào mà
tạo ra các giá trị tinh thần, các kiến thức, hiểu biết của con người. Để thành giá trị vật chất, thành sản
phẩm phục vụ đời sống con người phải qua hoạt động sản xuất áp dụng, triển khai các kết quả
nghiên cứu. Vì vậy, hoạt động NCKH khó định mức lao động, khó hoạch toán. Chi phí cho hoạt động
NCKH là đầu tư gián tiếp, đầu tư lâu dài cho sản xuất.
- Vai trò nổi trội của cá nhân bên cạnh vai trò của tập thể khoa học. Tính chất này xuất phát
từ đặc điểm của NCKH là hoạt động trí tuệ, nhấn mạnh vai trò của cá nhân trong công tác NCKH.
Ngay trong tập thể các nhà nghiên cứu họp tác với nhau cùng giải quyết vấn đề nào đó thì vai trò của
người đứng đầu cũng đặc biệt quan trọng, sản phẩm NCKH bao giờ cũng đậm dấu ấn cá nhân của
nhà nghiên cứu.
- Tính kế thừa và tính tích lũy trong NCKHCN. Là NCKH luôn có sự kể thừa lẫn nhau. Các
nghiên cứu sau luôn kế thừa các thành tựu trước đó. Đây là nhu cầu tất yếu tiết kiệm thời gian, công
sức trong NCKH để có giá trị sản phẩm cao hơn, trong các công trình NCKH luôn có phần trình bày
về lịch sử nghiên cứu vấn đề. Tính tích lũy được biểu hiện ở chỗ, sự triển khai của bất kỳ hoạt động
nghiên cứu nào cũng đều phải qua thời kỳ thai nghén, thu thập và tích lũy với lượng lớn thông tín có
liên quan tới phương pháp thu thập, hướng tư duy ....
Câu 11: Các sản phẩm của hoạt động NCKH, các thành tựu KH&CN?
Kết quả NCKH được phản ánh trong các công trình khoa học. Đó là loại sản phẩm lao động
trí tuệ. Cách thức trình bày các công trình NCKH đó là các dạng sản nhẩm NCKH. Tùy theo phạm vi
nghiên cứu cả công trình, quy mô của sản phẩm; phạm vi công bố mà các kết quả NCKH được trình
bày dưới các hình thức sau:
+ Bài báo và báo cáo hội nghị khoa học:
+ Thông báo khoa học:
+ Tổng luận khoa học:
+ Tác phẩm khoa học:
+ Kỷ yểu khoa học: Là ấn phẩm công bổ các công trình, các tham luận của một hội nghị
kho học, ấn phẩm này ghi nhận hoạt động của hội nghị khoa học, tạo cơ hội để người nghiên cửu
liên quan tới ột hướng nghiên cứu đang triển vọng.
+ Sách giáo khoa: Là một loại công trinh khoa học thể hiện sự thống nhất chặt chẽ giữa
các nội dung khoa học với đặc điểm tàm lý nhận thức của học viên,
+ Báo cáo kẻ! quả nghiên cứu: là văn bản trình bày một cách hệ thống các nghiên cứu
khoố học đê ghi nhận một giai đaạn nghiên cứu, công bố các kết quả nghiên cứu, mở rộng phạm
vỉ trao đổi các ý tưởng nghiên cứu. Báo cáo kết quả nghiên cứu trình bày với cơ quan quản lý
hoặc tài trợ.
Một số thành Ịự của KH&CN:
- Phát minh: là sự tìm ra các quy luật, tính chat, hiện tượng có tính quy luật của thế giói tự
nhiên, tồn tại khách quan, mà trước đó chưa hề biết. Ví dụ: nhân loại đã phát minh ra định luật
vạn vật hấp dẫn, định luật bảo toàn khối lượng,...
- Phát hiện: là kết quả nghiên cứu tìm ra các vật thể tồn tại khách quan trong giới tự nhiên
hay tìm ra các quy luật của xã hội và tư duy. Phảt hiện cũng là tìm ra cái mới, đóng góp vào kho
tàng tri thức của nhân loại. Nó có tác dụng cải tạo thế giói và tồn tại mãi cùng lịch sử.
- Sáng chế là một dạng kết quả nghiên cứu hoa học ừong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ.
Đó là những sáng kiến về kỹ thuật, các giải pháp công nghệ mới, các mô hình kỹ thuật mới hay
nguyên lý kỹ thuật mới đều có thể là sáng chế. Ngày nay, khái niệm sáng chế còn được mở rộng
sang lĩnh vực thương mại như nhãn hàng hóa, biểu tượng.
Câu 12: Nguồn gốc xuất hiện các ỷ tưởng nghiên cứu, phương pháp phát hiện vẩn đề nghiên cứu, cho
ví dụ?
Để sống và phát triển, con người luôn luôn phải đối mặt với những khó khăn cần giải
quyết và những khát vọng cao hơn, xa hơn về làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ
bản thân. Người ta luôn muốn biết nhiều hơn, sâu hơn về thế giói quanh minh. Những câu hỏi
loại như cái gì, tại sao và như thế nào luôn đặt ra trên mỗi bước đi về tương lai của nhân loại.
Chúng ta luôn muốn trả lời những câu hỏi đó, khảm phá ra những chân trời mà minh chưa biết.
Đó là nguồn gốc sau xa để xuất hiện các ý tưởng nghiên cứu, các vấn đề nghiên cứu.
Ý tưởng hay vấn đề nghiên cứu có thể xuất hiện với những nội dung rất cụ thề‘gắn với
những vấn đề do cuộc sống sản xuất, chiến đấu hay hoạt động xã hội khác đặt ra. Hoặc nó cũng
có thể là những vẩn đề có tính bao quát, có tính khái quát ở tầm rộng lớn, liên quan tới nhiều lĩnh
vực khoa học như quy luật hình thành, phát triển và vận động của các ngành khoa học như thế
nào? Sự tương tác của khoa học với các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội như thế nào? ...
Phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu:
Nêu ra được vấn đề nghiên cứu là 1 bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu khoa học.
Nhưng không phải ai cũng dễ dàng nêu ra được những vấn đề cần nghiên cứu. Người trẻ tuổi và
ít kinh nghiệm hoạt động thực tiễn thường lung túng trong việc đề xuất những vấn đề nghiên cứu.
Những người đã kinh qua nhiều năm nghiên cứu khoa học, có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu,
tích lũy được lượng kiến thức đủ mạnh thì dễ dàng hơn trong việc đề xuất những vấn đề nghiên
cứu. Để nêu ra được 1 vấn đề nghiên cứu, chúng ta thường dựa vào các phương pháp sau:
+ Phát hiện chỗ manh, chỗ yếu của đồng nghiệp: cần đọc kỹ công trinh nghiên cửu của
học để xem vấn đề học giải quyết đã đầy đù chưa, toàn diện chưa? Từ đó tim ra chỗ mạnh, chỗ
yếu của nội dung vấn đề đã được đồng nghiệp nghiên cứu. Trên cơ sở đó, có thể đặt ra vấn đề
nghiên cứu mới cho bản thân bằng cách khấc phục những khuyết điểm của đồng nghiệp.
+ Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận: Khi tranh luận về những vấn đề do thực tiễn
cuộc sống hay nghiên cứu đặt ra sẽ làm nảy sinh những vấn đề khoa học tồn tại cần phải được làm
sáng tỏ, cần phải lý giải 1 cách có cơ sở để đi đến thống nhẩt.
+ Nhận dạng những vướng mắc trong thực tể: Hoạt động thực tiễn vô cùng phong phú và
không bao giờ hết khó khăn. Những vấn đề do sản xuất, chiến đấu đặt ra là những vấn đề khoa học
thực sự cần được giải quyết cấp bách. Thí dụ, phương pháp phòng tránh đánh trả trong chiến tranh
công nghệ cao như thể nàỏ? Giải pháp nào cho việc chống buôn lậu hiện nay? Những thành tựu
khoa học mới đã và sẽ được sử dụng trong khoa học hình sự như thế nào?... Từ đó, chúng ta có thể
đặt ra các đề tài hay nhiệm vụ nghiên'cứu 1 cách chính xác và có ý nghĩa.
+ Nghĩ ngược lại với cách nghĩ thông thường: Đối với người làm khoa học, chưa chắc cái mà
nhiều người cho là đúng thì đã là chắc chắn đúng, mặc dù xác suất đúng trong trường họp này là rất
cao. Vì vậy cần phải đặt ra các giải thuyết trái ngược với cách nghĩ của số đông, từ đó đặt ra vấn đề
khoa học mà chúng ta cần tìm hiểu. Ví dụ, khi quả táo rỡi, Niutơn đã không nghĩ như mọi người nghĩ
là quả táo rơi là lẽ bình thường. Mà ngược lại ông đặt vấn đề là tại sao quả táo không rơi lên phía trên
mà lại rơi xuống đất? . Chính nhờ vậy mà ông nghĩ đến sự hấp dẫn giữa các vật thể và từ đó ông đi
tìm ra lý thuyết vạn vật hấp dẫn nổi tiếng.
+ Lắng nghe những lời phàn nàn của những người không am hiểu khoa học: Trong thực tế
cuộc sống, đa số những người làm việc trực tiếp vói máy móc lại không am hiểu lắm về khoa học.
Nhiệm vụ của khoa học là tạo ra những máy móc, những công nghệ giúp họ lằm việc được tốt hơn,
được thoải mái hơn. Nhưng khi họ phàn nàn về máy móc có nghĩa là thiết kế máy đó chưa họp lý và
cần phải chỉnh sửa, khắc phục.
+ Ghi lại những ý nghĩ bất chợt nảy sinh: Những người làm công tác nghiên cứu nhiều khi trăn
trở về 1 vấn đề nào đó mà chưa có lời giải đáp, nhưng đôi khi bất chợt lại nghĩ ra và chúng ta cần ghi
lại những ý nghĩ đó. Những ý nghĩ bất chợt cũng có thể tự nhiên xuất hiện trong 1 bối cảnh, điều kiện
nhất định và thường là những ý hay, quan trọng. Những vấn đề khoa học như vậy thường rất hiếm và
có thể có ý nghĩa quan trọng.
Càu 13: Các hình thức tổ chức nghiên cứu (đề tài, dự án, chương trình...)
Đề tài nghiên cứu khoa học là 1 hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học được đặc trưng bởi 1
nhiệm vụ và tập thể người thực hiện. Tập thể thực hiện trong trường hợp cá biệt chỉ có 1 người.
Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học có thể xuất phát từ nhiệm vụ về kinh tế xã hội của Đảng và
Nhà nước; chúng khác nhau về tầm cỡ và phạm vi ảnh hưởng tới xã hội. Thông thường chúng được
chia thành các dạng như đề tài, dự án, đề án, chương trinh.
-Đề tài nghiên cứu khoa học là dạng đề tài nghiên cứu khoa học mà nội dung của nó hướng
vào những nội dung khoa học thuần túy, hướng vào những nội dung mang tính kỹ thuật của vấn đề
đặt ra mà chưa chú ý tới hoặc không đặt vấn đề về ứng dụng của kết quả nghiên cửu. Những đề tài
nghiên cứu khoa học này chủ yếu để mở rộng sự hiểu biết, nâng cao nhận thức và phát triển tri thức
nhân loại về thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Dạng đề tài này thong thường thuộc loại nghiên cứu
cơ bản.
-Dự án là loại đề tài có mục đích ứng dụng rõ rệt về kinh tế, xã hội với quy mô và ảnh hưởng
tương đối lớn đối với một hoặc một số hoạt động xã hội nào đó. Dự án chịu sự rang buộc về tài chính,
thời gian, kinh tế và thường được thực hiện ừong 1 bối cảnh, điều kiện nhất định nhưng thong thường
không được xác định 1 cách chặt chẽ. Thi dụ, dự án xây dựng phòng thí nghiệm quốc gia về công
nghệ thông tin; dự án chuyển đổi cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một miền lãnh thổ của
Tổ quốc hay dự án chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nghiên cứu triển
khai công lập sang hoạt động theo kiểu doanh nghiệp...
Sự hình thành và thực hiện 1 dự án xảy ra phức tạp, thường có 4 giai đoạn chính:
+ Giai đoạn 1: Hình thành ý tưởng của dự án.
+ Giai đoạn 2: Giai đoạn triển khai dự án
+ Giai đoạn 3: Giai đoạn thực hiện
+ Giai đoạn 4: Giai đoạn kết thúc dự án.
- Đề án: Là 1 loại văn bản trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để được thực hiện một
công việc nào đó như xin thành lập 1. tổ chức, xin tài trợ cho 1 hoạt động xã hội, thực hiện 1 dự
án, chuông trình khoa học...
Đối với 1 đề án, thượng luôn phải kèm theo bản thuyết minh về nhiệm vụ mà đề án xin
được thực hiện. Nhiệm vụ này có thể là dự án, chưomg trình, đề tài nghiên cứu khoa học. Đổi với
trường họp nhiệm vụ này là 1 dự án thì bản thuyết minh kèm theo đề án chính là dự án tiền khả
thi.
- Chưong trình là 1 tập hợp các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án phục vụ 1 mục
đích chung nào đó về kinh tế, xã hội hay khoa học kỹ thuật. Nội dung của các dự án, chưong
trình hay các đề tài không nhất thiết gắn bó chặt chẽ về mặt khoa học nhưng có chung mục đích
và phải đồng bộ. Thí dụ, chưong trình chống lũ cho đồng bào đồng bằng sông Cửu Long có thể
bao gồm những đề tài nghiên cứu cơ bản về quy luật nước lũ, về sự phân bố dân cư, vệ. nguồn
nước ngầm, các dự án về xây dựng khu định cư chống lũ, về quyu hoạch các hệ thống dịch vụ
công cộng, dự án về đắp đê ngăn lũ,...
Câu 14: Các tiêu chỉ lựa chọn nghiên cứu (tính cấp thiết, tính khoa học, thực tiễn, khả thi...)
Đe xác định được 1 vấn đề nghiên cứu, người cán bộ nghiên cứu khoa học cần tiến hành
1 loạt công việc mang tính sưu tầm, nghiên cứu, phân tích, suy luận liên quan đến vấn đề mà
mình quan tâm. Thông thường, người cán bộ nghiên cửu khoa học cần phải dựa trên các tiêu chí
như tính cấp thiết, tính khoa học, tính thực tiễn, tính khả thi của vấn đề mà mình định nghiên
cứu.
-Tính thực tiễn đòi hỏi đề tài phải gắn với các đòi hỏi của các lĩnh vực hoạt động xã hộỉ
như hoạt động sản xuất kinh doanh, chiến đấu, đấu tranh cải tạo Thế giới... Tính thực tiễn có
nhiều cấp độ khác nhau: Có vấn đề khoa học trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh, chiến đấu;
có vấn đề lại phục vụ 1 cách gián tiêp nhưng thiếu nó thì không thể thành công hay thành công
không mĩ mãn. Nhưng nhìn chung, tính thực tiễn đòi hỏi đề tài mang lại hoặc sẽ mang lại lợi ích
cho xã hội, cho nhân loại và càng đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của thực tế càng cần được
chú ý.
-Tính cấp thiết của đề tài thể hiện ở sự đòi hỏi của thực tiễn đối với kết quả nghiên cứu,
mà sự trì hoãn việc nghiên cứu này sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của KHCN hay sản
xuất... Một đề tài nghiên cứu có tính cấp cấp bách bao giờ cũng được sự quan tâm của lãnh đạo
các cấp và của các cơ quan, đơn vị và của mọi người.
-Tính khoa học đòi hỏi sự sáng tạo , tìm tòi khám phá cái mới trong khoa học và công
nghệ. Tính mới là 1 đòi hỏi không thể thiểu đối với bất kì đề tài nghiên cứu nào. Thiếu cái mới,
thiếu các cống hiến khoa học thì đề tài không thể gọi là đề tài nghiên cứu. Đó có thể chỉ là các
họp đồng kinh tế đơn thuần. Cái mới của đề tài có thể chỉ thuộc về phần lý luận, tức là cơ sở lý
thuyết mới, cũng có thể thuộc lĩnh vực phương pháp nghiên cứu. Ngoài ra, cái mới cũng cần tính
đến các điều kiện, hoàn cảnh của thực tiễn xã hội.
-Tính khả thi: vấn đề nghiên cứu phải có tính khả thi. Khả thi về nội dung nghiên cứu, về
khả năng thực hiện kỹ thuật, về không gian, thời gian, về tài chính và về các điều kiện cụ thể
khác.
Câu 15: Nội dung cần xác định khi lựa chọn nghiên cứu (mục đích, đối tượng, phương pháp, phạm vi)
Những nội dung cơ bản của đề cương nghiên cứu đề tài
Thông thường bản đề cương nghiên cứu có các nội dung say đây:
a. Tính cẩp thiết của đề tài nghiên cứu
Nội dung này làm rõ lý do chọn đề tài, làm nổi bật ý nghĩa và sự cần thiết phải nghiên cứu
đề tài. Khi trình bày lý do chọn đề tài cần làm rõ 3 vấn đề sau:
- Sơ lược vế lịch sử nghiên cứu để khẳng định đề tài có căn cứ cơ sở lí
luận;
- Làm rõ mức độ nghiên cứu của các đề tài trước đỏ sẽ kế thừa; chỉ rõ đề tài không lập lại;
- Giải thích lý do chọn đề tài về lý luận và thực tiễn và về năng lực nghiên cứu của chủ
nhiệm, các thành viên đề tài.
b. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứụ
Hai khái niệm này có sự khác nhau, nhưng nhiều khi sử dụng lầm lản.
• Xét cho một bộ môn, một tĩnh vực khoa học, một môn học thì đối tượng nghiên cứu: Là bản
chất sự vật hiện tượng cần được làm rõ ương nhiệm vụ nghiên cứu. Còn khách thể nghiên cứu là tập
họp các sự vật hiện tượng có quan hê chặt chẽ với nhau tạo thành hệ thống, trong đó-có chứa đựng
các yếu tố liên quan tới đối tượng nghiên cửu.
Trong nhiều trường họp, đối tượng nghiên cứu là bộ phân cùa khách thể nghiên cứu có chứa
đựng vấn để nghiên cứu.
Ví dụ 1:
Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là các quy luật xuất hiện, tồn tại vờ phát triển của tâm lý
người.Khi đó, khách thể: Các hiện tượng tăm lý người.
Ví dụ 2:
Đối tượng nghiên cứu của môn Công nghệ kim loại: là các phưong pháp gia công kim loại.
Khách thể: Cơ tính của kim loại và công cụ gia công kim loại.
- Xét cho đề tài nghiên cửu, đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là một bộ phận sự vật hiện
tượng cần tác động trực tiếp của nhà nghiên cứu để giải quyết vấn để nghiên cứu đề tài. Khi đó,
khách thể nghiên cứu của đề tài: Là những sự vật hiện tượng liên quan trực tiếp tói đối tượng nghiên
cứu của đề tài.
Ví dụ 1:
Đề tài: “Nâng cao chất lượng tự học của học viên ”, đối tượng nghiên cứu là: Các yếu tô tạo
thành chất lượng tự học của học viên (điều kiện cá nhân, khả năng tự học, điều kiện cơ sở vật chất
bảo đảm cho tự hóc). Còn khách thể nghiên cứu của đề tài: Hoạt động tự học của học viên; vấn đê
nghiên cứu: Cách nâng cao chất lượng tự học.
Ví dụ 2:
Đề tài: “Cải tiến nòng pháo nâng cao tam bắn của pháo mặt đất ”, thì đối tượng nghiên cứu
của đề tài là: Cấu tạo nồng pháo và liều phông; khách thể nghiên cứu là: Các yếu tô'liên quan tới
tầm bắn; vấn đề nghiên cứu tà: Tính họp lý của cấu tạo nòng.
c. Mục đích nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
Đây là 2 khái niệm then chốt trong nghiên cứu khoa học đôi khi bị sử dụng lẫn lộn với nhau,
xầc định đúng mục đích và mục tiêu nghiên cứu sẽ định hướng quá trình nghiên cứu đến kết quả
mong muốn.
- Mục tiêu nghiên cửu: Là cái đích về nội dung mà nhà nghiên cứu phải xác định trước khi
tiến hành nghiên cứu và phấn đấu để đạt cái đích về nội dung đó. Đây là-các kết quả cụ thể cần đạt
được. Mục tiêu trả lời cần hỏi: "Làm được cái gì".
Mục tiêu nằm trong quá trình nghiên cứu. Mỗi giai đoạn nghiên cứu có những mục tiêu bộ
phận. Hoàn thành để tài nghiên cứu sẽ đạt mục tiêu tổng thể.
- Mục đích nghiên cứu đề tài: Là các giá trị, các ý nghĩa mang lại khi đề tài nghiên cửu hoàn
thành; là ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu, đồng thời là đối tượng phục vụ của sản phẩm
nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu trả lời câu hỏi: Nghiên cứu đề tài này để làm gì, phục vụ cho cái gì?
Ví dụ: Đề tài cải tiến nòng pháo:
- Mục đích nghiên cửu: Nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội.
Mục tiêu: Nâng cao được uy lực chiến đẩu của khẩu pháo (tính nâng’ hiệu quả...).
d. Giả thuyết nghiên cứu của đề tài
Là dự đoán khoa học về tình trạng của vấn đề nghiên cứu và cách giai I quyết vấn đề của để
tài do nhà nghiên cứu đưa ra để chứng minh hoặc bác bo 1 ừong quá trình nghiên cứu của mình.
Đây là cách phát biểu trước, có tính chất tiên đoán về kết quả nghiên cứu ị đề tài (sẽ được
xem xét kỹ sau).
e. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Là công việc mà người thực hiện đề tài phải hoàn thành .để đạt mục đích hoặc mục tiêu
nghiên
cứu.
Căn cứ để xác định nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Thông
thường các đề tài phải tự xác định các nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện về lý luận, về thực tiễn. Một đề
tài có thể có nhiều nhiệm vụ nghiên cứu. Đó ị là các công việc khác nhau để đạt được các mục tiêu
cụ thể khác nhau, tiến tới đạt mục đích nghiên cứu của đề tài.
Ví dụ: Đe tài: Nâng cao chất lượng học tập của học viên. Mục tiêu: Đề xuất được các biện
pháp.
Vậy nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái quát lý luận về quá trinh học tập và chất lượng học tập,
- Đánh giá thực trạng, chỉ ra mạnh, yếu; khái quát những nguyên nhân và kinh nghiệm.
- Đe xuất biện pháp, giải pháp khắc phục những yếu kém, hạn chế để nâng cao chất lượng
học tập của học viên
- Kiểm nghiệm những giải pháp.
Khi xác định nhiệm vụ nghiên cứu cần căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu cịã xác định; căn cử
yêu cầu cua cơ quan quản lí và khả năng nghiên cứu của mình để xác định cho phù hợp.
g. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cửu của đề tài là giới hạn về đặc điểm, thành phần cẩu trúc, thuộc tính.... của
đối tượng nghiên cửu sẽ được nhà nghiên cứu khảo sát, xem xét để giải quyết vấn đề nghiên cửu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài không phải phạm vi về không gian và thòi < gian để thực hiện
đề tài. Phạm vi nghiên cứu đề tài ừả lời câu hỏi: Nghiên cứu gi
ở đối tượng nghiên cứu, tức là giải quyết mâu thuẫn nào ở đối tượng; là giới hạn lại những
thuộc tính, tính chất, đặc điểm liên quan tới mục đích nghiên cúu.
Khái niệm này khác với phạmVi thực hiện đề tài trả lòi câu hỏi: Nghiên cứu ở đâu? nghiên cứu
sự vật nào? nghiên cứu aỉ?
h. Các phương pháp nghiên cứu của đề tài
Là những cách thúc, biện pháp được đề tài sử dụng để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của
mình. Tuỳ theo lình vực nghiên cứu cụ thể mà cố những phương pháp nghiên cứu khác nhau. Quá
trình nghiên cứu thường sử dụng các phương pháp: Phân tích, khái quát tài liệu; điều ưa thực tiễn; thí
nghiệm, thực nghiệm; phương pháp hỏi ý kiến các chuyên gia; phương pháp mô hình hoá; phương
pháp toán học (để xử lí các tài liệu thu thập được)...
Đe tài cố dự định sử dụng phương pháp nghiên cứu nào cần kể cho đầy đủ. Riêng với phương
pháp được sử dụng chủ yếu cần ưình bày tỉ mỉ (Ví dụ: Phương pháp thử nghiệm: Phải chỉ rõ: Thí
nghiệm cái gì, tiến hành như thế nào, thu thập số liệu gì....).
Lưu ý, khi ưình bày về phương pháp nghiên cứu ưong đề cương để trinh với cơ quan quản lí,
để bảo vệ đề cương, bảo vệ ý tưởng nghiên cứu phải diễn đạt dưới dạng dự kiến : “Sẽ”. Khi trình bày
trong báo cáo kết quả nghiên cứu phải diễn đạt “Đã” sử dụng.
i. Dàn ý nội dung công trình
ở đề cương nghiên cứu, dàn ỷ nội dung công ưình chính là cấu trúc các chương - mục sẽ ưình
bày kết quả nghiên cứu.
Dàn ý đề cập tới các nôi dung:
- Lịch sử vấn đề nghiên cứu; cơ sở lý luận, căn cứ lý thuyết; thực trạng vấn đế; các tính toán
thiết kế cơ bản; các thí nghiệm, thực nghiệm; các kết quả rút ra; kết luận và kiến nghị.
Thông thường hình thức cấu trúc một đề tài có 3 phần cơ bản:
Phần mở đầu
- Lý do chọn đề tài.
- Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi.
- Đối tượng - khách thể.
- Giả thuyết nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
Phần nội dung: Có thể có từ 2 + 3 hoặc nhiều chương; Các bản vẽ, các mẫu sản phẩm.
Câu 16: Phương pháp xảy dựng câu hỏi nghiên cửu và giả thuyết nghiên cứu?
Phương pháp xây dựng giả thuyết
Xây dựng giả thuyết chính là đi tìm câu trả lời cho vấn đề đã đặt ra. về bản chất lôgic, quá
trình xây dựng giả thuyết -là một quá trĩnh suy luận khoa học, bắt đầu từ liên kết, chắp nối các sự
kiện, các sổ liệu thu thập được từ khái quát tài liệu lí luận, quan sát thực tiễn hay thực nghiệm.
a. Cách xây dựng giả thuyết
Để giả thuyết nghiên cứu dạt được các tiêu chí, trước khi xây dựng cần trả lòi các câu hỏi: Giả
thuyết nàý có thể tiến hành thực nghiệm được không? Các biến số hay các yểu tố nào cần được
nghiên cứu? Phương pháp thí nghiệm nào (trong phòng thí nghiệm nào, khảo sát cái gì, điều tra đối
tượng nào, bảng câu hỏi, phỏng vấn ai,-...) được sử dụng trong nghiên cứu để chứng minh giả thuyết
nào? Các chĩ tiêu nào cần đo đạc trong suốt quá trình thí nghiệm? Phương pháp xử lý số liệu nào mà
người nghiên cứu dùng để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết?
Có thể tiến hành xây dựng một giả thuyết nghiên cứu cho đề tài như sáu-
-Phân tích rõ đổi tượng nghiên cứu và mối quan hệ giữa đối tượng nghiên cứu với mục tiêu
nghiên cứu của đề tài. Qua phân tích phải xác định rõ quá trình nghiên cứu tác động lên đối tượng
nào và sẽ đạt được cái gì.
-So sánh đổi tượng nghiên cứu với các đối tượng có liên quan đã biết. Các đổi tượng này nằm
trong khách thể nghiên cụ:u. So sánh để thấy rõ hơn đăc điểm mối quan hệ, nội dung của đổi tượng
nghiên pứu.
Sử dụng trí tướng tượng sáng tạo khoa học để dự đoán bản chất đối tượng nghiện cứu. Mục
đích của dự đoán lấ kiềm tra lại mối quan hệ giữa đổi tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cita, từ đó
thấy được Cẩch giải quyết vấn đề.
-Bằng phép tương tự và tưởng tượng sảng Tạo để đưa ra tác giải pháp có thể. Phép tương tự
ở đâỷ là tìm các tình huống đã biết tương tự như vẵn để đang nghiên cứu để có ý tưởng ngày càng rõ
hơn về giải pháp. Càng đưa ra nhiều gỉải pháp cố thể càng thuận lợi cho xây dựng giả thuyết.
-Lựa chọn một giải pháp £ố thể kiểm chứng được và thuyết phục, nhất để phảt biểu thành giả
thuyết khoa học. cẩn sử dụng cảc tiêu chí của giả thuyết làm căn cứ lựa chọn
b. Các thao tác logic của tư duy khỉ tiến hành xây dựng giả thuyết
-Suy luận diễn dịch: Từ các quy'luật đã biết áp dụng vào giải quyết váh đề cụ thể của đề tài.
Ví dụ: Để giải quyết ván đề nâng cao chấtTượng nghe giảng, cố thể dựa vào quy luật quá
trình ghi nhớ ngắn hạn; đặc điểm cấu trúc tiếng Việt; khả năng I giải mã trong hoạt động tư duy của
học viên... từ đó nhận thấy kết quả nghe giảng I phụ thuộc vào những yếu tố nào, nhiều ít ra sao để
xác định giải pháp.
- Suy luận quy nạp: Từ chỗ Xém xét một sổ trường họp cụ thể (với quy nạp ị không hoàn
toàn) hoặc toàn bộ các trường họp tương tự (quy nạp hoàn toàn) để đứa ra cách giải quyết vẩn đề
nghiên cứu của đề tài. Đảy là cách dẫn ra hoặc dựa vào trường họp tương tự, .cụ thể đã xảy ra, đã
được thừa nhận để đưa ra giải pháp của mình.
- Loại suy: Là cách phân tích .ưên mô hlnh thay thế đối tượng nghiên cứu từ đố đưa ra cách
giẳi quyết, ở đây có thể nêu ra một số giải pháp, sau đố bằng suy luận để loại bỏ bớt những giải
pháp không khả thi hiển nhiên hoặc tính khả thi không cao, giữ lại giải pháp có tính thuyết phục hơn
cả để xây dựng thành giả thuyết.
Câu 17. Khái niệm và cấu trúc của một phán đoán?
* Khái niệm:
Phán đoán là một hình thức tư duy lôgic, liên kết, nối liền các khái niệm để khẳng định một
khái niệm này có là hay không là một khái niệm khác hoặc để khẳng định hay phủ định một thuộc
tính hay một tính chất nào đó của sự vật hay một lóp sự vật, hiện tượng.
Phán đoán là một hình thức tư duy so sánh về bản chất hai hay một số sự vật, hiện tượng đó.
Vì vậy, phán đoán mang giá trị lôgic: Đúng hoặc không đúng.
* Cấu trúc của một phán đoán:
Phán đoán liên quan đến quan hệ giữa hai sự vật hay hiện tượng A và B có thể là phán đoán
đơn hay phán đoán phức.
- Phán đoán đơn: là phán đoán chỉ có một chủ từ, một vị từ.
Đó là các phán đoán dạng:
+ A là B hay A không 'là B: là phán đoán khẳn định hay khẳng định phủ định. Đây là loại phán
đoán mang tính khẳng định một cách tin tưởng, chắc chắn.
+ A có thể là B: là phán đoán xác suất.
+ A chắc chắn là B: là phán đoán tất nhiên.
+ Mọi A là B: là phán đoán theo lượng. .
+ Chi có A và B: là phán đoán duy nhất.
- Phán đoán phức: là phán đoán được hĩnh thành từ hai hay nhiều phán đoán đon.
Đó là các phán đoán dạng:
- A vừa là B vừa là C: là phán đoán liên kết.
- A hoặc là B hoặc là C: là phán đoán lựa chọn.
- Nếu A thi B: là phán đoán điều kiện.
- A khi và chỉ khi B: là phán đoán tương đương.
Các phán đoán có một vai trò quan trọng ừong nghiên cứu khoa học vĩ phán đoán định hướng
con đường phải đi, cái đích phải tới, có tính chất dẫn đường, là kim chỉ nam trong nghiên cứu khoa
học để đi đến kết quả. Phán đoán chính là giải thuyết khoa học. Nghiên cứu khoa học mà không có
phán đoán thi cũng giống như đi đường mà không có đích.
Câu 18. Suy luận là gì? Phân loại suy luận?
* Suy luận là gì?
Suy luận là một hình thức tư duy lôgic đi từ một hay một số khái niệm hay tiên đề (phán đoán)
đã biết để đưa ra một phán đoán mới. Phán đoán mới đó chính là giả thuyết khoa học.
Trong quá trình nghiên cứu khoa học, đi từ vấn đề khoa học tới giả thuyết là một quá trình suy
luận liên tục.
* Phân loại suy luận:
Các kiểu suy luận có thể là: suy luận kiểu suy diễn, suy luận kiểu quy nạp hay suy luận kiểu
loại
suy.
- Suy luận kiểu suy diễn: là loại suy luận đi từ cái khải quát, cái tổng quát, cái quy luật chung
nhất để suy ra cái riêng lẻ, cái cá biệt, cái quy luật có tính thành phần. Trong triết học gọi suy luận
kiểu suy diễn là đi từ cái chung tói cái riêng. Trên bình độ phán đoán, suy luận loại diễn dịch là đi từ
một phán đoán mà suy ra các phán đoán khác.
- Suy luận kiểu quy nạp: là loại suy luận đi từ những cái riêng lẻ, từ các trường hợp riêng lẻ để
đi đến cái có tính khái quát cao hơn, đi đến cái chung, cái có tính bản chất, có tính quy luật. Trong
triết học thường nói, suy luận kiểu quy nạp là đi từ cái riêng đễn cái chung, đi từ những phán đoản
riêng lẻ đến một phán đoán mang tính tổng quát.
- Suy luận kiểu loại suy: Suy luận kiểu loại suy là loại suy luận đi từ một khẳng định này để
suy ra một khẳng định khác, tức là đi từ một trường họp này tới một trường họp khác, đi từ cái riêng
tới cái riêng.
Suy luận loại suy thường được áp dụng trong các trường hợp thử nghiệm hình mẫu như thử
một mẫu má) thấy làm việc tốt có thể khẳng định mẫu máy đó là hoạt động được.
Trên thực tế, việc sử dụng loại suy luận này hay suy luận khác là tùy thuộc vào từng vấn đề
cụ thể và việc sử dụng đó cũng ảnh hưởng tới cách thức thu thập thông tin. Suy luận là phải dựa trên
các sự kiện hay nói một cách khác là phải dựa trên các thông tin có được một cách tin cậy. Những
thông tin làm căn cứ cho suy luận phải gắn kết với nhau, có quan hệ với nhau theo một mặt nào đó.
Suy luận là tìm cách móc xích chúng lại theo một dạng có tính họp lý để có thể đi đến một kết luận
mới.
Câu 19. Khái niệm là gì? cẩu trúc của khái niệm?
* Khái niệm là gì?
Khái niệm là một phạm trù triết học, xác định bản chất vốn có, riêng biệt của mỗi sự vật, hiện
xợng.
Trong nhận thức, khái niệm được hình thành từ thực tiễn, nhưng không phải hình thành một
cách trực tiếp từ thực tiễn mà phải thông qua tư duy, tức thông qua việc khái quát hóa một cách chủ
quan của con người bằng các phương pháp tư duy lôgic. Đó là phương pháp phân tích, phương pháp
trừu tượng và phương pháp tổng họp.
Thông qua phương pháp phân tích, người ta phân chia biểu tượng chung về sự vật, hiện
tượng thành các nhân tố, các mặt khác nhau của sự vật, hiện tượng để nhận thức rõ từng nhân tố,
từng mặt và các mối liên hệ bản chất giữa chúng trong sự hình thành nên khái niệm về sự vật, hiện
tượng. Thông qua việc trừu tượng hóa, người ta gạt đi những yếu tố, những mặt không phải là bản
chất, giữ lại những gì là bản chất của sự vật, hiện tượng.
Cuối cùng thông qua phương pháp tổng họp, người ta kểt họp một cách biện chứng vào một
tư tưởng thống nhất về đối tượng tất cả những yếu tố, những mặt có tính bản chất của sự vật hiện
tượng để hình thành nên khái niệm về sự vật hay hiện tượng đó.
Như vậy, để hình thành một khái niệm, người nghiên cứu phải phân tích đổi tượng, tim ra
những dấu hiệu riêng biệt, đặc thù mang tính bản chất của đối tượng để phân biệt đối tượng đó với
các đối tượng khác. Ngoài ra, những bản chất riêng biệt đặc thù trên đây có thể gắn với một hay một
tập hợp các sự vật, hiện tượng nhất định. Để xác định rõ khái niệm một cách đầy đủ, người nghiên
cứu còn phải làm rõ thêm các sự vật, hiện tượng, các cá thể có khả năng mang các tính chất riêng
biệt đó. Chỉ khi đó, ta mới có khái niệm đầy đủ về đổi tượng.
* Cấu trúc của khái niệm:
Khái niệm về mỗi sự vật, hiện tượng đều hàm chứa hai phần: phần nội hàm và phần ngoại
diên.
- Nội hàm của khái niệm về một sự vật hiện tượng: là nội dung hiểu biết hàm chứa trong khái
niệm, là tổng họp những hiểu biết khác nhau đã hỉnh thành trong tư duy của con người, phản ánh
bản chất của đối tượng thông qua các dấu hiệu mang tính định tính của nó. Nói cách khác, nội hàm
của khái niệm về một sự vật, hiện tượng là bản chất vốn có, riêng biệt của sự vật hiện tượng mà nhờ
đó nó khác với các sự vật, hiện tượng khác.
- Ngoại diên của khái niệm về một sự vật hiện tượng: là tập họp những đối tượng mà khái
niệm phản ánh, là lóp đối tượng mà về bản chất được phản ánh trong nội hàm của khái niệm (đó là
phần định lượng). Có thể ví ngoại diên của khái niệm với đối tượng giống như giữa tập họp vói phần
tử. Nói cách khác, ngoại diên của khái niệm về một sự vật, hiện tượng là toàn bộ những cá thể hàm
chứa nội hàm của sự vật, hiện tượng. Quan hệ giữa nội hàm với ngoại diên về cơ bản là quan hệ tỷ lệ
nghịch.
Câu 20. Phương pháp định nghĩa khái niệm và phân loại định nghĩa?
* Phương pháp định nghĩa khái niệm: là cách thức làm rõ khái niệm bằng cách tách ngoại
diên của khái niệm ra khỏi nội hàm của nó và chỉ rõ nội hàm.
Ví dụ:
- “Đường tròn là đường cong khép kín mà mọi điểm của nó đều cách đều một điểm, thường
gọi là tâm của đường tròn”.
- “TÚI hiệu lôgic là tín hiệu chỉ có hai giá trị là 0 và 1”.
* Phân loại định nghĩa khái niệm:
Trên thực tế, một khái niệm có thể hiểu hay định nghĩa ở các mức độ chính xác khác nhau.
Có mức độ chính xác chỉ ở cấp vĩ mô, cỏ mức độ chính xác tới chi tiết, tới cấp vi mô. Do đó, một khái
niệm cũng có những định nghĩa ở các mức tương ứng. Nhưng dù định nghĩa ở mức nào thì vấn đề đặt
ra vẫn là phải chỉ rõ nội hàm và ngoại diên của khái niệm đó.
Thí dụ, khái niệm hệ thống có thể hiểu và định nghĩa ở các mức độ chính xác khác nhau:
- Định nghĩa 1: “Hệ thống là một tập họp hữu hạn các phần tử, có quan hệ tương tác với
nhau”. Đây là định nghĩa hệ thống ở mức độ sơ lược, mức chính xác chỉ ở mức vĩ mô, chưa nói hết
được tính chất, đặc điểm của hệ thống. Nội hàm của khái niệm hệ thống trong định nghĩa này là các
phần tử “có quan hệ tương tác với nhau”, ngoại diên của khái niệm này là tất cả các loại tập họp các
phần tử.
- Định nghĩa 2: “Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ tương tác vói nhau. Hệ thống
bao gỉờ cũng có giói hạn nhất định. Bên ngoài giới hạn là môi trường của hệ thống. Hệ thống tương
tác với môi trường thông qua các đầu vào và đầu ra của hệ thống. Hệ thống luôn có thể chia thành
các hệ thống con có tính năng độc lập tuông đối. Hệ thống thi luôn phải là điều khiển được. Hành vi
của hệ thống là đa phưong án và động thái của hệ thống là đa mục tiêu”. Đây là một định nghĩa đầy
đủ của khái niệm hệ thống, trong đó nội hàm của khái niệm hệ thống, xác định đặc tỉnh vốn có, riêng
biệt của hệ thống được mô tả đầy đủ, chi tiết từ “các phần tử có tác động tưong tác ...” đến “... động
thái của hệ thống là đa mục tiêu”. Ngoại diên của khái niệm hệ thống là “tập họp hữu hạn các phần
tử” chỉ các tập họp các phần tử nào thỏa mãn các tính chất (nội hàm) riêng biệt của hệ thống mới tạo
thành hệ thống.
Câu 21. Nguyên tắc định nghĩa khái niệm và phân chia khái niệm
Nguyên tắc định nghĩa khái niệm
Quy tắc 1: Định nghĩa phải cân đối đầy đủ.
Ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa và ngoại diên khái niệm định nghĩa phải tương hợp
với nhau, tránh trường hợp quá rộng hoặc quá hẹp.
Ví dụ, trong định nghĩa con người của Platon "Con người là con vật đi bằng hai chân và không
có lông vũ" ta thấy nhiều dấu hiệu bản chất của con người như biết chế tạo và sử dụng công cụ lao
động, V. V. ... không được nêu, và chính vì vậy định nghĩa này trở nên quá rộng, chim vặt lông cũng là
người theo định nghĩa này.
Quy tắc 2: Không được cố vòng tròn logic trong định nghĩa. (Không lẩn quẩn)
Nghĩa là không được định nghĩa Dfd thông qua Dfh, rồi Dfn lại được định nghĩa trực tiếp hoặc
gián tiếp thông qua Dfd.
Quy tắc 3: Định nghĩa phải rõ ràng, ngắn gọn.
Nghĩa là từ dùng để định nghĩa không đòi hỏi được định nghĩa nữa. Định nghĩa phải được trĩnh
bày ngắn gọn, chi nêu vừa đủ các đặc điểm cơ bản giúp xác định đối tượng mà thôi, những đặc điểm
khác, dù là đặc điểm cơ bản, nhung có thể rút ra được từ các đặc điểm đã nêu thi không cần nêu
nữa.
Ví dụ, ta định nghĩa "Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau" mà không định nghĩa
"Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau và ba góc bằng nhau".
Quy tắc 4: Các dấu hiệu dùng bong định nghĩa phải là các dấu hiệu bản chất.
Ví dụ, trong định nghĩa khái niệm "con người" của Platon đã nêu ứên kia dấu hiệu "không có
lông vũ" không phải là dấu hiệu bản chất của con người.
Quy tắc 5: Không nên định nghĩa bằng các dấu hiệu phủ định.
Nếu định nghĩa bằng cách nêu các dấu hiệu phủ định thì ta khó xác định được đối tượng được
khải niệm phản ánh.
Quy tắc 6: Không sử dụng các từ ngữ hoa mỹ hoặc nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ của từ ngữ hoặc
của câu để định nghĩa.
Phải tuân thủ quy tắc này vì yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của định nghĩa khái niệm là
giúp xác định nội hàm và ngoại diên của khái niệm. Nếu không tuân thủ quy tắc này thì người nghe,
người đọc có thể hiểu định nghĩa khác với người đưa ra nó.
Nguyên tắc phân chia khái niệm:
2. Phân chia khái niệm
Là thao tác vạch rõ khái niệm hẹp hơn của khái niệm đó từ đó giúp ta tìm hiểu tốt hơn về
ngoại diên của nó.
Ví dụ, phân chia khái niệm "sinh viên học tại TP Hồ Chí Minh" thành hai khái niệm "sinh viên
học tại TP Hồ Chí Minh có gia đình ở thành phố này" và "sinh viên học tại TP Hồ Chí Minh có gia
đình không ở thành phô này".
a) Các loại phân chia khái niệm
Phân đôi: Chia ngoại diên khái niệm ra làm hai phần sao cho các khái niệm tương ứng về hai
phần đó mâu thuẫn nhau.
Phân loại: Là thao tác phân chia 1 lóp đối tượng thành những lóp nhỏ dần, thành những đơn
vị cuối cùng sao cho mỗi lóp chiếm một vị trí xác định.
Phân loại bao gồm: Phân loại tự nhiên — dựa trên dấu hiệu cơ bản
Phân loại không tự nhiên (Hình thức) - dựa trên dấu hiệu thuận
tiện b) Các quy tắc phân chia khái niệm Quy tắc 1: Phân chia
phải cân đối đầy đủ.
Quy tắc này đòi hỏi tổng ngoại diên của các khái niệm phân chia phải bằng ngoại diên khái
niệm đem phân chia. Chẳng hạn, nếu khái niệm đem phân chia là AO và các thành phần phân
chia là Al, A2,...
, An thì
A0= AI u A2 u ... u An;
Phân chia vi phạm quy tắc này gọi là phân chia thiếu. Chẳng hạn nếu ta phân chia khái
niệm "tội hối lộ" thành các khái niệm "tội đưa hối lộ" và "nhận hối lộ" là ta đã phân chia thiếu, bỏ
sót "tội môi giới hối lộ".
Quy tắc 2: Các thành phần phân chia phải loại trừ nhau.
Quy tắc này đòi hỏi ngoại diên của các khái niệm phân chia phải không có phần chung.
Neu Ai, Aj là hai thành phần phân chia khác nhau thì Ai n Aj = 0. Ví dụ, nếu ta chia khái niệm "sinh
viên Việt Nam" thành các khái niệm "Sinh viên người dân tộc Kinh" và "Sinh viên miền núi" là vi
phạm quy tắc này, bởi lẽ có những sinh viên người dân tộc Kinh ở miền núi.
Quy tắc 3: Phân chia phải nhất quán.
Chi được căn cứ theo một thuộc tính, dấu hiệu cơ bản nhất định để tiến hành phân chia. Nói
cách khác, chi được phân chia khái niệm theo một cơ sở duy nhất trong một qụá trình phân chia. Ví
dụ, nểu cùng lúc ta phân chia khái niệm '"người mua mỹ phẩm" theo hai cơ sở lứa tuổi và giới tính là
ta đã vi - phạm quy tắc này.
Quy tắc : Phân chia phải liên tục, không vượt cấp.
Nếu khái niệm đem phân chia A bao hàm các khái niệm hạng Al, A2,..., An, trong đó khái
niệm AI lại bao hàm các khái niệm hạng của nó nhưAl 1, AI 2 thì ta chỉ được phân chia khái niệm A
thành các khái niệm con AI, A2, ... , An mà không thể phân chia đến các khái niệm AI 1, AI2.
Câu 22: Khái niệm và phân loại quy luật tư duy logic
Khái niệm quy luật tư duy logic: là mối liên hệ bên trong cơ bản của các hiện tượng, chi
phối sự phát triển tất yếu của những hiện tượng ấy.
Biểu hiện 1 trình tự nhất định của mối liên hệ nhân quả tất yếu và ổn định giữa các sự vật
hoặc các đặc tính của đối tượng vật chất, biểu hiện-những quan hệ cơ bản được lặp đi lặp lại trong
đó sự biển đổi những hiện tượng này gây nên sự biến đổi những hiện tượng khác một cách hoàn
toàn xác định.
Quy luật bao gồm: quy luật đồng nhất; quy luật cấm mâu thuẫn; quy luật bài chung; quy luật
túc lý Phân tích:
l. Qui luật đồng nhất:
a. Nội dung: Trong quá trình lập luận mọi tư tưởng lập luận phải đồng nhất với chính nó +
Biểu thị: Cho A là tư tưởng thì AA hay AA
- Đồng nhất theo nghĩa thông thường : giống nhau về tính chất nào đó Ví dụ: Có cô bán chợ
đêm đôngCô đi lấy chồng thì chợ vẫn đông
- Trong hiện thực : Đồng nhất bao giờ cũng tồn tại trong mối liên hệ khác biệt Ví dụ: Sinh đôi
đồng trứng
- Đồng nhất theo lôgic học nghĩa là tư duy phản ánh trạng thái A là A ấy phải đồng nhất với
chính nó
+ Cơ sở quy luật: Trong hiện thực mọi sự vật biến đổi không ngừng nhưng trong trạng thái
ổn định ngắn A phải đồng nhất với A
b, Yêu cầu quy luật:
+ Trong giói hạn suy luận hay 1 buổi'thảo luận không được tuỳ tiện thay đổi đối tượng tư
duy 1 cách vô căn cứ
+ Trong tư duy không được đồng nhất 2 khái niệm giống nhau, sự định nghĩa các khái niệm
giống nhau đó gọi là đánh tráo khái niệm
+ Tư duy thường vi phạm quy luật đong nhất trong các trường hợp sau :
- Sử dụng khái niệm không chính xác (từ ngữ đồng âm ,đồng nghĩa ,đa nghĩa,các sự kiện)
- Tuỳ tiện thay đổi đối tượng thảo luận (cố ý,vô tĩnh....)
c, Tác dụng, ý nghĩa:
+ Nắm vững thì ta tránh được sự mập mờ tư duy 2 nghĩa
+ Tránh các sai lầm (sự thay thế các luận đề)
2. Quy luật không mâu thuẫn (mâu thuẫn)
a, Nội dung: Trong quá trình lập luận về đối tượng không được vừa phủ định , vừa khẳng
định 1 cài gì đó ở cùng 1 quan hệ
Ví dụ: Mọi loại xà phòng đều làm khô da bạn nhưng chỉ có xà phòng Lux làm da bạn
trắng trẻo, mịn màng
b, Yêu cầu quy luật:
+ Không được có mâu thuẫn trực tiếp trong tư duy
+Không được khẳng đinh dấu hiệu A rồi lại phủ định hệ quả dấu hiệu A
c, Tác dụng, ý nghĩa:
+ Nhận thức sự mâu thuẫn của các sự vật ,hiện tượng trong thế giới khách quan
3. Quy luật loại trừ cái thứ 3:
a, Nội dung: Hai phán đoán mâu thuẫn với nhau không thể cùng giả dối, 1 ừong 2 mâu
thẫn phải chân thực
Ví dụ: Cái bảng này màu xanh Cái bảng này không màu xanh
b, Yêu cầu suy luận:
+ Tư tưởng phải rõ ràng , dứt khoát, không có mâu thuẫn trong tư duy
+ Đứng trước 1 vấn đề đặt ra chúng ta phải trả lời dứt khoát hoặc là A hoặc là, không
được trả lời 1 cách lơ lửng (vừa phải,vừa không phải)
c, Tác dụng,ý nghĩa:
+ Tác dụng : Nếu nắm chắc và vận dụng đúng quy luật này có vai trò quan trọng trong
khoa học và hoạt động thực tiễn , giúp cho tư duy con người biết lựa chọn và giải quyết các tình
huống xảy ra trong thực tiễn.
+ Ỷ nghĩa : Quy luật bài chung thừa nhận những tính chất mâu thuẫn vốn có khi xem xét
bản thân sự vật hiện tượng .
Ví dụ: Ánh sáng vừa có tính chất sóng , vừa có tính chất hạt
4. Qui luật lí do đầy đủ :
a, Nội dung : Mỗỉ tư tưởng được thừa nhận là chân thực nếu nó có lí do đầy đủ
b, Yêu cầu : Cơ sở lôgic cua quy luật này là phạm trù nhân quả cho nên quy luật này
yêu cầu lập luận cho những tư tưởng chân thực . Nó không lập luận cho những tư tưởng giả dối
=> Đây là cơ sở để phân biệt tư duy khoa học với tư duy không khoa học.
Ví dụ 1: Nếu cho dòng điện qua dây dẫn thi trong dây dẫn xuất hiện dòng điện Cơ sở
lôgic Hệ quả lôgic=> Không phạm quy luật
Ví dụ 2: Con người không có ăn thi chết
Cơ sở lôgic Hệ quả lôgic=> Phạm quy luật
c, Tính chất,ý nghĩa:
Thông thường cơ sở logic trùng với nguyên nhân hiện thực nhưng cũng có nhiều trường
hợp cơ sở logic không trùng với nguyên nhân hiện thực vì vậy trong thực tiễn cần phân biệt cơ
sở logic với nguyên nhân của hiện thực trong việc xem xét đánh giá bản chất của sự vật, hiện
tượng nhằm tránh và loại bỏ các sai lầm logic trong quá trình tư duy.
Câu 23: Luận cứ khoa học là gì? Cho vỉ dụ?
Luận cứ là các căn cử, bằng chứng, dùng để chứng minh luận đề. Các luận cứ có thể là
các luận cứ lý thuyết hay các căn cứ thực tế.
Để xác định luận cứ của một chuyên khảo, cần đặt và trả lòi các câu hỏi loại: Luận đề
chứng minh bằng cái gì? Lấy gì để chứng minh luận đề; căn cứ vào đâu mà chứng minh luận
đề?
Trong nghiên cứu khoa học người ta thường sử dụng các luận cứ để xây dựng đề tài, tức xây
dựng luận đề và luận cứ để chứng minh luận đề. Luận cứ dùng xây dựng luận đề thường ở dạng khái
quát, mang tính bản chất, định hướng, có tác dụng chí đạo, hướng dẫn. Luận cứ dùng chứng minh
luận đề thường là các luận cứ mang tính cụ thể, chi tiết, dùng giải quyết các vấn đề cụ thể, không
những giúp cho việc suy luận mà còn có thể giúp cho việc tính toán cụ thể để chứng minh luận đề.
Chú ý: có thể nêu thêm về khái niệm luận đề?
Luận đề là một giả thuyết hay một phán đoán được đưa ra để trả lòi một câu hỏi, một vấn đề
khoa học, nhưng còn phải được chứng minh.
Luận đề có thể tồn tại dưới dạng một nhận định, một lời nhận xét hay lời bình. Đổ tìm được
luận đề của một chuyên khảo cần đặt và trả lời cho câu hỏi đại loại như: Chứng minh cái gì? Bàn về
cái gì, khẳng định cái gì hay làm cái gì...
Ví dụ luận cứ khao học:
Khi nghiên cứu khảo sát về trường phân bố mảnh cho đầu đạn sát thưong (luận đề), thi luận
cứ khoa học là:
+ Kết quả tiến hành nổ thí nghiệm đầu đạn khảo sát (ví dụ đạn sát thương 76.2mm): số lượng
mảnh như thế nào?, kích thước mảnh, sự phân bố của mảnh trong không gian như thế nào? ...;
+ Kết quả mô phỏng nổ trên phần mềm ansys;
Câu 24: Phân loại luận cứ khoa học?
Luận cứ có thể có dạng luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiến.
Luận cứ lý thuyết chính là những tri thức khoa học đã được khám phá, sáng tạo ra ừong hoạt
động nghiên cứu khoa học, được kiểm nghiệm và công nhận như những chuẩn mực để sử dụng trong
hoạt động thực tiến. Luận cứ lý thuyết tồn tại dưới dạng các thuyết, học thuyết, các định lý, quy tắc,
các khái niệm, phạm trù, các công thức chuẩn, các quy luật được khám phá, các luật, đường lới chính
sách của Nhà nước, bộ, nghành,... đang còn có hiệu lực hiện hành.
Luận cứ thực tiến là các căn cứ có được nhờ thu thập thông tin thông qua làm thí nghiệm,
thực nghiệm, điều tra, khảo sát... mà có.
Luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn thường có vai trò, vị trí riêng nhưng chúng là một thể
thống nhất, bổ sung cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau giúp cho hoạt động nghiên cứu có kết quả. Một kết
quả nghiên cứu vừa được chứng minh bằng các luận cứ lý thuyết, vừa được chứng minh bằng các
luận cứ thực tiễn thì độ tin cậy và do đó giá trị của nó tăng lên rất nhiều.
Càu 25: Nội dung các bước trong chứng minh giả thuyết khoa học?
Khái niệm: giả thuyết khoa học là một nhận định sơ bộ, một kết luận có tính giả định đứng
trước một vấn đề khoa học, một câu hỏi về bản chẩt của sử vật, hiện tượng hay phương pháp nhận
biết chúng. Nói cách khác, giả thuyết là đưa ra nhận định về mục tiêu, về con đường để đạt được
mục tiêu của một đề tài nghiên cứu khoa học trước khi bước vào giai đoạn thực hiện nhiệm vụ nghiên
cứu. Như vậy, giả thuyết muốn được công nhận, muốn trở thành hiện thực thi còn phải được chứng
minh. Sau khi thực hiện chứng minh, giả thuyết có thể được khẳng định là đúng hay sai. Nếu là đúng
thì giả thuyết được chấp nhận, nếu khỏng đúng, nó bị loại bỏ.
Nội dung các bước trong chứng minh giả thuyết khoa học:
Bước 1: Tiến hành thu thập thông tin: trong bước này tiến hành thu thập các thông tin, tìm các
luận cứ khoa học để chứng minh cho giả thuyết khao học.
Bước 2: Tiến hành chứng mình giả thuyết.
Để chứng minh giả thuyết là đúng hay sai, có thể có những cách chứng minh khác nhau:
chứng minh trực tiếp hay chứng minh gián tiếp.
Chứng minh trực tiếp: là chứng minh tính đúng đắn của tác giả thuyết bằng cách sử dụng các
luận cứ đúng đắn và chính xác và sử dụng đúng các phép chứng minh.
Chứng minh gián tiếp: là phép chứng minh trong đó, tính chân xác của giả thuyết được khẳng
định băng tính phi chân xác của phản giả thuyết.
Chứng minh gián tiếp có hai loại: chứng minh phản chứng và chứng minh phân liệt.
Chứng minh phản chứng: là chứng minh trong đó tính chân xác của giả thuyết được chứng
minh bằng tính phi chân xác của phản giả thuyết.
Chứng minh phân liệt: là cách chứng minh bằng cách loại bỏ một sổ căn cứ này để khẳng
định các căn cứ khác.
Bước 3: Từ chứng minh khẳng định giả thuyết đúng hay sai, từ đó đưa ra các khái niệm, các
luận
đề mới.
Cẩu 26: Nguồn gốc của luận cứ và kỹ thuật tìm kiếm?
 Nguồn gốc của luận cứ:
Luận cứ là bằng chứng được đưa ra để chứng minh luận đề. Nguồn gốc Luận cứ được xây dựng
từ những thông tin thu được nhờ đọc tài liệu, quan sát hoặc thực nghiệm.
Luận cứ trả lời câu hòi: “Chứng minh bằng cái gì?”, về mặt logic, luận cứ là phán đoán mà tính
chân xác đã được chứng minh và được sử dụng làm tiền đế chứng minh luận điểm.
Để chứng minh luận điểm khoa học, người nghiên cứu cần có hai loại luận cứ:
“Luận cứ lý thuyết’’ là các luận điểm khoa học đã được chứng minh, các tiên đề, định lý, định
luật, quy luật đã được khoa học chứng minh là đúng. Việc sừ dụng luận cứ lý thuyết sẽ giúp người
nghiên cứu tiết kiệm thời gian, không tốn kém thời gian để chứng minh lại những gì mà đồng nghiệp
đã chứng minh.
Luận cứ thực tiễn, được thu thập từ trong thực tế bằng cách quan sát hoặc từ thực nghiệm khoa
học, Toàn bộ quá trình nghiên cứu khoa học, sau khi hình thành luận điểm, là quá trình tìm kiếm và
chửng minh luận cứ.
 Kỹ thuật tìm kiếm:
-Trong quá trình tìm kiếm và chứng minh luận cứ, tùy tính chất của nghiên cứu, người nghiên
cứu có thê chỉ cần làm việc một cách yên tĩnh trong thư viện, trong phòng thí nghiệm, song cũng có
khi phải tiến hành những hoạt động ngoài hiện trường, hoặc trong các xưởng thực nghiệm, trong các
nhà máy, hầm mỏ.
Theo mục đích cuối cùng của nghiên cứu, các luận cứ được sử dụng dề chứng minh luận điểm.
Khi đó chúng ta nói ‘Giả thuyết đà được chứng minh”. Nhưng đôi khi. các luận cứ tìm được lại bác bò
luận điểm. Khi đó, chúng ta nỏỉ “Giả thuyết đã bị bác bỏ”.
Một giả thuyết được chứng minh hay bị bác bò đều có nghĩa là “một chân lý được chửng minh”.
- Phương pháp và cách tìm ra luận cứ là phải có phương pháp đó là trà lời câu hòi: “Chứng
minh bằng cách nào?”.
+ Trong NCKH, luận cứ là một sự kiện khoa học được thể hiên dưới dạng thông tin. Dù luận cứ
đó là một hiện vật, thì bản chất của nó vẫn là thông tin. Ví dụ, nhà nghiên cứu địa chất sư dụng các
mẫu khoáng vật đề chứng minh niên đại địa chất, thì mẫu khoáng vật đó, xét về bản chất, cũng là
thông tin. Còn vật mẩu chi là một vật mang thông tin
Người nghiên cứu cần những loại thông tin sau:
• Cơ sở lý thuyết liên quan đên nội dung nghiên cứu.
• Tải liệu thống kê và kêt quả nghiên cứu của dồng nghiệp đi trước
• Kết quả quan sát hoặc thực nghiệm của bản thân người nghiên cứu.
+ Muốn có luận cứ, người nghiên cứu phải biết thu thập thông tin. Những loại thông tin trên đây
có thể được thu thập qua các tác phẩm khoa học, sách giáo khoa, tạp chí chuyên ngành, báo chi và các
phương tiện truyền thông, hiện vật; phỏng vấn chuyên gia trong và ngoài ngành, sách công cụ, như
bách khoa toàn thư, tự điên, sách tra cứu chuyên khảo, v.v...
+ Phương pháp thu thập thông tin có vai trò quyết định đến độ tin cậy của luận cứ. Chẳng hạn số
liệu thống kê của cơ quan thống kê có độ tin cậy cao hơn số liệu báo cáo thành tích của các ngành; dư
luận ngẫu nhiên trên đường phố có đô tin cậy thấp hơn kết quả thăm dò dư luận-thông qua một cuộc
điều tra, số liệu thu thập được trong phòng thí nghiệm phân tích xác thực hơn những số liệu kinh
nghiệm truyền miệng,V.V..
+ Sự cân nhắc để có thể tìm kiếm được những thông tin tin cậy được gọi là tiếp cận.
Tiếp cận, là tim kiềm chỗ đứng để quan sát sự kiện, tim cách thức xem xét sự kiện. Tuỳ thuộc
phương pháp ticp cận được chọn mà sụ kiện có thê dươc xcm xét một cách toàn diên hoặc phiến diện.
Chăng hạn tiếp cận lịch sử, tiếp cận logic, tiếp cận hệ thống, v.v...
 Như vậy, toàn bộ công việc của người nghiên cứu trong giai đoạn này bao gồm:
• Lựa chọn phương pháp tiếp cận để thu thập thông tin.
• Thu thập thông tin
• Sắp xếp thông tin để chứng minh giả thuyết khoa học.
Câu 27: Vai trò của thông tin trong nghiên cứu khoa học?
Thông tin khoa học là đầu vào cùa hoạt động khoa học. Thông tin khoa học cùng là đầu ra
của hoạt động khoa học. Cho nên các nhà khoa học cho rằng, không có thông tin khoa học thì
không có nghiên cứu khoa học và ngược lại không có hoạt động nghiên cứu khoa học thì cùng không
có thông tin khoa học. Thực chất của nghiên cứu khoa học đỏ là hoạt động xử lý thông tin. Xử lý
thông tin đúng thì rút ra kết luận đúng, xừ lý thông tin sai thì kết quả sai.
Ngày nay, trong thời đại bùng nổ thông tin, với sự phát triển của mạng internet, thông tin khoa
học phát triền với tốc độ chóng mặt. Người ta tính rằng, các công trình khoa học công bố ngày nay
tăng theo câp sô nhân, làm cho chu kỳ phát triển của khoa học rút ngắn lại, những kiến thức của
ngày hồm qua sẽ bị nhanh chóng vượt qua.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, internet ừở thành kho tư liệu của nhân loại.
Nhiều nhà xuất bản, tạp chí khoa học ra đời.Với sự ra đòi của internet đã thách thức văn hóa đọc.
Hiện nay nước ta có hơn 600 tờ báo, hàng ừăm tờ tạp chí chuyên ngành, hàng trăm tờ báo
mạng cung câp thông tin khá phong phú và đa dạng
Thông tin là một trong các yếu tố hết sức quan trọng ừong nghiên cứu khoa học. Thiếu thông
tin sẽ làm cho nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn, tốn của, mất thời gian và khó có thể hoàn thành
nhiệm vụ nghiên cứu. Ngày nay, thông tin đã trở thành lực lượng sản xuất. Trong nghiên cứu khoa
học, việc công bô các thành quả nghiên cứu vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm đối với mỗi cán bộ
khoa học. Công bổ là đê khẳng định quyền tác giả và qua đó cũng có thể tìm kiếm đồng nghiệp hay
đối tác trong sự nghiệp nghiên cửu. Mặt khác, công bổ kết quả là để đóng góp vào kho tàng tri thức
chung, làm cho các thế hệ đi sau không phải mẩt công tìm kiếm nữa.
Đối với cán bộ nghiên cứu khoa học, thông tin khoa học và công nghệ là một yểu tố vô cùng
quan trọng. Thông tin là đầu vào của hoạt động nghiên cứu. Có thể nói, toàn bộ quá ừình nghiên cứu
là quá trinh thu thập và xử lý thông tin: Thông tin có thể dùng để xây dựng đề tài (luận đề) hay sừ
dụng trong thực hiện đề tài, làm cơ sở chứng minh luận đề. Vì vây, biết cách thu thập thông tin đảm
bảo thông tin thu được là chính xác, đầy đủ và kịp thời và tinh là một yếu tố cần thiết để hoạt động
nghiên cứu đi đến thành công.
1. Làm chủ nguồn thông tin/sử dụng nguồn thông tin hiệu quả
Không còn nghi ngờ gi nữa, kiến thức thông tin chính là chĩa khóa để mọi người nói chung và
các nhà nghiên cứu nói riêng làm chủ được kho tàng tri thức của nhân loại. Sự bừng nổ thông tin hiện
nay đã khiến cho thế giới thông tin trở nên phức tạp và hỗn loạn. Làm thế nào để tim ĐÚNG, tìm ĐỦ
những thông tin mà mình cần, đồng thời sử dụng chúng một cách HIỆU QUẢ? Không khó để trả lời
nếu như chúng ta có sự hiểu biết sâu sắc về thế giới thông tin.
Trên thực tế, đối với Việt Nam, tri thức nhân loại đã được sử dụng triệt để và hiệu quả chưa?
Hơn ai hết, những người làm công tác nghiên cứu khoa học hiểu rõ điều này. Câu trả lời họp lý nhất
có lẽ là: nếu như những người làm công tác nghiên cửu khoa học được trang bị các kiến thức và kỹ
năng liên quan đến việc khai thác và sử dụng thông tin một cách bài bản và có hệ thống, chắc chắn
những ừăn trở như trên sẽ phần nào được giải đáp.
2. Nâng cao đạo đức nghiên cứu/đạo đức nghề nghiệp
Đây là vấn đề đã được đề cập khá nhiều trên các phương tiện truýền thông nhưng dường nhứ
nó vân là một vấn nạn khá phổ biến trong các hoạt động liên quan đến chất xám, đặc biệt là lĩnh vực
nghiên cứu khoa học. Nguyên nhân sâu xa của điều này chính là do sự thiếu hiểu biết về cách thức
tổ chức thông tin trong hoạt động nghiên cứu của nguời tham gia. Chua nói đến hiện tuợng đạo văn,
chỉ riêng việc đua tham chiếu về nguồn tài liệu tham khảo trong công trình nghiên cứu cũng đã có rất
nhiều vấn đề. Hoặc là nhà nghiên cứu không có thông tin đầy đủ về các nguồn tài liệu đã đuợc trích
dẫn, hoặc là họ không biết tổ chức danh mục tài liệu theo đúng cách đã đuợc quy định. Dù là vô tình
hay cố ý, tất cả những cách làm trên chính là một sụ vi phạm đạo đức nghiên cứu. Hon ai hết, nguời
làm công tác nghiên cứu càng phải chứng tỏ đuợc việc sử dụng thông tin một cách họp pháp luật,
họp đạo đức của mình. Kiến thức thông tin giúp họ làm tốt đuợc điều này. Quan trọng hon cả, kiến
thức này giúp cho nhà nghiên cứu có một thái độ nghiên cứu nghiêm túc, giúp họ tránh đuợc những
vi phạm liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nghiên cứu. Và đó cũng chính là cơ sở để
chúng ta tính tới vấn đề hội nhập và họp tác binh đẳng với bạn bè quốc tế trên mặt trận nghiên cứu
khoa học.
3. Tăng cuờng hiệu quả trong nghiên cứu khoa học
Chúng ta lí giải nhu thế nào về thục trạng có khá nhiều công trĩnh và đề tài nghiên cứu thuộc
đủ các cấp có tính khả thi rất thấp? Có phải là do nội dung nghiên cứu đã quá lỗi thời, quá giáo điều,
không sát thục tế? Có phải do dữ liệu phục vụ nghiên cửu không toàn diện và cập nhật? Có phải do
phuơng pháp nghiên cứu thiếu tính khoa học?
Truớc hết: Nếu nhu chua đề cập tới khả năng chuyên môn thì nguyên nhân chính dẫn tới điều
này là do nhà nghiên cứu đã không có sụ chuẩn bị chu đáo về mặt thông tin khi bắt tay vào nghiên
cứu. Thông tin không đầy đủ hoặc sai lệch chắc chắn sẽ dẫn tới những quyết định phiến diện hoặc
sai lệch trong nghiên cứu và phát triển ứng dụng. Do đó, kỹ năng khai thác, thẩm định và tổng họp
thông tin đóng vai trò quyết định. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của kiến thức thông tin đối với
một công đoạn đặc biệt quan trọng của quy trình nghiên cứu: xác định vấn đề và mục tiêu nghiên
cứu.
Thứ hai: dữ liệu phục vụ nghiên cứu không toàn diện và cập nhật. Khi mà luận chứng, luận cứ
nghiên cứu chi dựa trên những nguồn tin không đầy đủ, lỗi thời hoặc một chiều, chắc chắn kết quả
nghiên cứu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Kiến thức thông tin giúp nhà nghiên cứu giải quyết được
điều này thông qua những chiến lược tìm kiếm thông tin họp lý, cách thức sử dụng các công cụ tìm
kiếm thông tin một cách linh hoạt, các phương pháp thẩm định thông tin khách quan và khoa học,
cũng như khả năng tổ chức thông tin chặt chẽ. Nguồn thông tin đầy đủ, đa chiều, và có chất lượng sẽ
giúp nhà nghiên cứu đưa ra những luận cứ khoa học có tính khách quan và khả thi rất cao.
Thứ ba: phương pháp nghiên cứu thiểu tính khoa học. Phương pháp được thể hiện từ việc lựa
chọn đề tài, xây dựng chiến lược nghiên cứu, thu thập thông tin, xử lý thông tin, tổng họp thông tin, và
đưa ra những đề xuất, cải tiến dựa trên chính những thông tín đó. Bất kỳ một sai lầm nào trong số
những bước chính như trên đều dẫn tới những kết quả nghiên cửu không như ý muốn. Như trên đã đề
cập, người có kiến thức thông tin là người đã “học được cách thức học”. Tức là nắm được phương
pháp nghiên cứu.
Đối vối người làm công tác quản lý, hiểu biết các phương pháp thu thập và xử lý thông tin,
biết cách thu thập thông tin như thế nào thì thông tin có đủ độ tin cậy là một đòi hỏi để làm cho quản
lý có chất lượng, giúp cho người quản lý biết cách đặt yêu cầu đổi với người thực hiện và là cơ sở để
có được nhc.ìg đánh giá, nhận xét về chất lượng của các công trình nghiên cứu, đảm bảo công tác
quản lý đi vào chiều sâu, đi vào thực chất và chất lượng của vấn đề khoa học được nghiên cứu.
Câu 28: Quy trình xử lý thông tin ?
Quy trình xử lý thông tin là trình tự các bước, biện pháp tác động vào thông tin nhằm rút ra
những thông tin mới, có giá trị phục vụ hoạt động NCKH. Trong quy trình xử lý thông tin diễn ra các
hoạt động vâ các phương pháp cơ bản sau:
* Tiếp nhận thông tin
- Tiếp nhận thông tin là sự tập họp thông tin từ nhiều nguồn về một nơi một cách chủ động
hoặc bị
động.
- Sau khi tiếp nhận thông tin, chúng ta cần tiến hành phân loại thông tin. Đó chính là việc
chia thông tin ra thành từng loại, từng ỵấn đề, từng lĩnh vực khác nhau theo các tiêu chí được lựa
chọn.
* Tóm lược thông tin
Tóm lược thông tin là việc giảm bớt lượng nội dưng tin nhưng vẫn đảm bảo những nội dung
cốt yêu và cơ bản của thông tin để phục vụ cho việc tổng họp thông tin và sử dụng thông tin.
* Xác nhận, kiểm ừa độ tin cậy của thông tin
Thông tin được thu thập từ các nguồn tin khác nhau. Vì vậy chúng ta phải trả lời được câu hỏi
đặt ra là: thông tin có được đến từ nguồn tin nào? Với mỗi một loại nguồn tin thường có những độ tin
cậy khác nhau, như:
- Nguồn tin từ văn bản, công báo, tài liệu lưu trữ: nguồn tin này thường có giá trị pháp lý cao.
- Nguồn tin từ sách, báo, tạp chí: nguồn tin này thường không được coi là nguồn tin có giá trị
pháp lý cao. Bởi độ tin cậy của các nguồn tin có sự khác nhau nên khi sử dụng hoặc cung cấp thông
tin cần chú thích rõ nguồn thông tin. Để kiểm tra độ tin cậy của nguồn tin, chúng ta cần kiểm ừa thực
tế bằng cách kiểm tra trực tiếp hoặc kiểm tra gián tiếp nguồn tin.
* Phân tích, tổng họp, kiến nghị giải quyết
- Phân tích thông tin: là quá trình phân loại, so sánh, đốỉ chiếu để kiểm tra tính chính xác,
tính khoa học, họp lý của thông tin. Việc phân tích nhằm nắm chắc nội dung và hiểu đúng bản chất
của thông tin, bản chất của tình hình, sự việc.
- Tổng họp thông tin: là phương pháp sắp xếp các thông tin đã được kiểm tra, xác minh, phân
tích, chọn lọc theo một chủ đề nhẩt định. Chủ đề đó có thể là theo thời gian, sự việc, chuyên đề, lĩnh
vực công tác. Thông tin có thể được sắp xếp theo trật tự nào đó phù họp với đặc điểm của chủ đề đã
chọn và nhu cầu sử dụng thông tin.
Quá trình tổng họp thông tin sẽ giúp chúng ta nhìn nhận được bản chất, mối liên hệ và quy
luật biến đổi, phát triển của các vấn đề, sự kiện thông qua các thông tin. + Tái hiện lại quá trình, cách
thức giải quyết vấn đề, sự vật, hiện tượng.
- Kiến nghị giải quyết thông tin
Trước hết, để kiến nghị, giải quyết tin, chúng ta cần có sự lựa chọn những thông tin phù họp
để cung cấp. Đó là những thông tin có giá trị về nội dung và phù họp với yêu cầu của người cần tin;
thông tin có tính mới; thông tin có độ tin cậy cao; thông tin tiêu biểu - điển hình và có tính khái quát
cao.
Cuối cùng, chúng ta cần lưu ý đến việc lưu trữ thông tin. Đặc biệt, càn chú ý lưu trữ các thông
tin phải mất nhiều công thu thập, tổng họp hoặc các số liệu quan trọng vì nó sẽ giúp cho chúng ta
thu thập, xử lý thông tin có hiệu quả và nhanh chóng ở những lần sau.
Câu 29: Mục đích và nội dung phương pháp nghiên cứu tài liệu?
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp đọc tài liệu để thu thập thông tin về vấn đề
nghiên cửu, là phương pháp cơ bản và là bước đi đầu tiên của công tác NCKH.
* Mục đích phương pháp nghiên cứu tài liệu: để nâng cao tầm hiểu biết, để viết báo cáo khoa
học, để viết báo cáo chuyên đề, chuyên khảo, luận văn luận án, tài liệu khoa học hay học phương
pháp nghiên cứu.
* Nội dung phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Trước hết, trong lĩnh vực quan tâm, cần xác định nội dung muốn đọc, muốn nghiên cứu và
tiến hành tìm đọc:
+ Bản chất khoa học của vấn đề.
+ Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và đối tượng khảo sát của vấn đề sẽ được tiến
hành nghiên cứu.
+ Các tư liệu, số liệu thống kê, tổng kết cần thiết cho hoạt động nghiên cứu tiếp theo.
+ Những hạn chế về phạm vi và điều kiện của đề tài nghiên cứu ừong các vấn đề khot. học.
- Hệ thống hóa và đánh giá
Sau khi đọc, cần tiến hành tổng họp, hệ thống hóa toàn bộ tài liệu đã đọc theo chủ đề mà đề
tài quan tâm.
- Các thông tin khác cần lưu ý (như họ tên tác giả, tên tài liệu, nhà xuất bản, năm xuất bản...)
để tra cứu lại khi cần và phục vụ cho việc ghi rõ nguồn gốc các trích dẫn hoặc tri thức quan trống
được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài.
Cân 30: Trình bày khái niệm và cách tiến hành phưomgpháp nghiền cứu phi thực nghiệm?
Là phương pháp nghiên cửu dựa vào kết quả quan sát trạng thái tự nhiên đẫ hoặc đang diễn
ra của đối tượng nghiên cứu mà không gây biến đổi trạng thái tự nhiên đó củ đối tượng
So với phương pháp thực nghiệm, pp phi thực nghiệm cũng sử dụng quan sát để phát hiện
vấn đề phục vụ cho mục đích nghiên cứu
Cách tiến hành pp nghiên cứu phỉ thực nghiệm
Phương pháp khách quan: Là quan sát quá trình tồn tại và vận hành tự nhiên của đối tượng
cần nghiên cứu mà không có tác động nào tái'đổi'tượng. Các thông tin về sự vặn động biến đổi của
đổỉ tượng được thu thập từ trạng thái tự nhiên, sau đó tiên hành phân tích, chọn lọc, phân loại., .để
thú lượm được thông tin cần nghiến cứu
Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp thu thập ý kiến của các chuyên gia, những người
có chuyên môn nghiên cứu sâu, có trình độ cao về chuyên ngành có quan hệ vói vấn đề nghiên cứu.
Họ có thể nhận định bản chất vấn đề nhanh chóng và chỉnh xác; phát hiện những giải pháp tối ưu;
đánh giá chính' xác các giá trị của sản phẩm nghiên cứu. Đây là phương pháp nghiên cứu có hiệu
quả kinh tế cao, nhưng phải dựa vào ý kiến của nhiều chuyên gia khác nhau về cùng một vẩn đề thì
độ tin cậy cao hơn Cách sử dụng pp chuyên gia gồm: Hỏi ý kiến trực tiếp từng chuyên gia rồi so
sánh, chọn loc, đưa vẩn đề nghiên cứu để chuyên gia cho biết kết quả quan sát, đánh giá của họ, tể
chúc nhóm các chuyên gia cùng thảo luận vấn đề nghiên cứu thu thập các ý kiến khác nhau và tự
quyết đinh Một sổ phương pháp cụ thể:
+ Hỏi ý kiến trực tiẹp
+ Phương pháp hội đồng
+ Hỏi ý kiển băng phiếu hỏi ý kiến
Câu 31: Nội dung quá trình nghiên cứu thực nghiệm?
Là phương pháp thu thập các sự kiện trong những điều kiện được tạo ra một cách đặc biệt
(tạo ra kinh nghiệm mới, lý thuyết mới để khẳng định những mối liên hệ dự kiến sẽ có trong những
điều kiện mới) đảm bảo cho sự thể hiện tích cực, chủ động của các hiện tượng, sự kiện nghiên cứu.
Nói cách khác: Là chủ động gây ra hiện tượng nghiên cứu trong những điều kiện khống chế,
nhờ đó có thể lặp lại nhiều lần, tách bạch ra và biến thiên từng nhân tố tác động và đánh giá, đo đạc
tỉ mi sự biến đổi của hiệu quả theo sự biển thiên ấy.
Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thực nghiệm khoa học là một trong các phương pháp cơ bản trong nghiên
cứu khoa học. Song chỉ được sử dụng khi và chỉ khi đặt ra bài toán làm sáng tỏ các mối liên hệ, sự
phụ thuộc, giữa các hiện tượng nghiên cứu và sự thể hiện các giả định, kiểm định các giả thuyết.Có 3
điều kiện để sử dụng phương pháp thực nghiệm khoa học:
+ Biết được chinh xác những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự nảy sinh và diễn biến của các
hiện tượng nghiên cứu.
+ Xác định được những nguyên nhân của các hiện tượng do vạch ra được các điều kiện ảnh
hưởng.
+ Lặp lại thí nghiệm nhiều lần tuỳ theo ý muốn và như vậy sẽ thu được, tích luỹ được những
tài liệu định lượng mà từ đó có thể phán đoán về tính điển hĩnh hay ngẫu nhiên của các hiện tượng
nghiên cứu.
Tính chất đặc trưng của phương pháp thực nghiệm:
+ Cho khả năng nghiên cứu các hiện tượng với việc xác định đúng đắn các tác động quyết
định để làm nhanh lên hoặc chậm lại các quá trình.
+ Cho khả năng thực hiện độc lập với môi trường (thực nghiệm trong phòng thí nghiệm).
+ Việc bổ sung nội dung của đối tượng thực hiện bằng các thành phần mới để làm thay đổi sự
phát triển của đối tượng.
+ Kiểm định các giả thuyết giả định đã nêu ra và có những kết luận về chúng.
+ Giải thích các kết quả nhờ các công cụ và phương tiện đặc biệt.
- Yêu cầu cơ bản của việc sử dụng phương pháp thực nghiệm:
+ Không được cản ừở hoặc đảo lộn tiến trình hoạt động bĩnh thường của đối tượng nghiên
cứu.
+ Chỉ được tiến hành thực nghiệm khi có đầy đủ luận cứ: mục đích; điều kiện (cơ sở lý luận,
giả thuyết khoa học, đối tượng, tác động, phương pháp nghiên cứu,địa bàn thực nghiệm, lực lượng
tham gia thực nghiệm v.v...); các bước thực nghiệm; xử lý kết quả; phân tích lý luận; khái quát hoá và
hình thành tri thức mới... để tin tưởng rằng việc đưa ra những cái mới đã được kiểm tra vào quá trình
nghiên cứu chỉ có thể góp phần nâng cao hiệu quả và thành công của công trĩnh nghiên cứu, ít ra là
không gây hậu quả xấu.
- Phân loại: thường chia thành hai loại phương pháp thực nghiệm chính:
+ Thực nghiệm tự nhiên.
+ Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Ngoài ra do mục đích và mức độ nghiên cứu người ta còn chia thành các loại phương pháp
thực nghiệm khác như:
+ Thực nghiệm thăm dò.
+ Thực nghiệm xét nghiệm.
+ Thực nghiệm định tính.
+ Thực nghiệm định lượng...
(1) Thực nghiệm tự nhiên
Là phương pháp tiến hành trong điều kiện bình thường, giữ được trạng thái và nội dung hoạt
động tự nhiên của đối tượng mà người nghiên cứu vẫn chủ động gây ra được những hiện tượng cần
nghiên cứu.
Thực chất của phương pháp này là đem vấn đề nghiên cứu ra tổ chức thực hiện ở một địa bàn
nhất định với những yêu cầu nhất định đối với những đối tượng thực hiện. Người nghiên cứu đưa ra kế
hoạch thật tỉ mỉ, họp lý tạo điều kiện thực hiện, có theo dõi, có đối chứng để cuối cùng có được
những kết luận về tác dụng của những vấn đề mới đưa ra và phổ biến rộng rãi việc áp dụng.
(2) Thực nghiêm trong phòng thí nghiệm
Là phương pháp thực nghiệm được tiến hành để kiểm tra một vấn đề riêng biệt nào đó, hoặc
để thu thập những cứ liệu cần thiết về đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp này có thể dùng các thiết bị chuyên môn, phương tiện kỹ thuật đặc biệt. Neu
không thì có thể dùng các tài liệu thực nghiệm được soạn thảo đặc biệt.
- Nếu sử dụng thiết bị thì cho phép ghi nhận chính xác những tác động bên ngoài và câu trả
lời tương ứng của người thực nghiệm.
Phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm nói chung trước đây ít được ứng dụng để
nghiên cứu trong khoa học giáo dục, chủ yếu dung trong việc nghiên cứu các đối tượng - sự vật, hiện
tượng, quá trình của tự nhiên và xã hội. Ngày nay, có thể dùng phương pháp này trong việc nghiên
cứu hoạt động của con người: vận động, trí nhớ, chú ý, trí tuệ, tình cảm, ý chí và còn sử dụng rộng rãi
trong việc nghiên cửu cơ chế sinh lý của các thể hiện tâm lý ở con người, các quá trình nhận thức và
trạng thái tâm lý riêng lẻ mà trước hết là cảm giác, tri giác, trí nhớ, chú ý... (người ta dùng máy tốc thị
giản đơn hay điện tử để nghiên cứu tổc độ tri giác, khối lượng chú ý...).
— Neu không sử dụng thiết bị máy móc thì dùng tài liệu được soạn thảo một cách chuyên biệt
làm phương tiện kích thích các hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu.Đó là một loạt chữ số, những đoạn
câu mạch lạc hay không mạch lac, các loại từ có hoặc không có màu sắc xúc cảm... để nhận biết.
Khác với thực nghiệm tự nhiên, thực nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể là:
Thực nghiệm xác nhận: có hay không có hiện tượng này khác.
Thực nghiệm hình thành: nghiên cứu các hiện tượng trực tiếp trong quá trình hình thành tích
cực những đặc điểm này hay khác.
— Các quy tắc vận dụng phương pháp thực nghiệm khoa học:
+ Xây dựng sơ đồ thực nghiệm nhân tố (định tính).
+ Nêu giả thuyết về hiệu quả có thể xác định được đã được phát hiện ra quá trình nghiên cứu
trước.
+ ước lượng các biến thiên: có những yếu tố không đo đạc được phải lượng hoá việc đo đạc.
Người ta dùng phương pháp đơn giản:
• Dùng phương pháp ghi dấu: dùng dấu hiệu qui ước nào đó của đối tượng nghiên cứu, khi
gặp lại có thể đánh dấu và đếm được các dấu (như đếm lỗi chính tả).
• Lập biểu phân hạng (xếp hạng): xếp các đối tượng thành một dãy theo tiêu chuẩn tăng dần
hoặc giảm dần và sau đó gán cho mỗi đối tượng (hiện tượng)nghiên cứu một số chỉ rõ một đối tượng.
+ Khổng chế các tác động thực nghiệm:
• Khống chế ảnh hưởng thứ tự các tác động (dùng kỹ thuật hoán vị).
• Khống chế những điều kiện chủ quan của đối tượng được thực nghiệm để nó cân bằng và
ổn
định.
• Khống chế những tác động không thực nghiệm (giảm entropi).
+ Đảm bảo tính chất tiêu biểu của đối tượng nghiên cứu: quy nạp các đối tượng nhỏ để có tác
dụng phổ biến, nên mẫu nghiên cứu phải tiêu biểu.
Có hai cách chọn nhóm mẫu:
Ngẫu nhiên: theo thống kê xác suất (chọn bất kỳ).
Chọn mẫu đại diện (chọn tỷ lệ tất cả như nhau).
+ Ghi biên bản: cần ghi biên bản tỷ mỷ, chính xác.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học cho phép đi sâu vào quan hệ bản chất, xác định được
các quy luật, phát hiện ra các thành phần và cơ chế chính xác, kết quả thu được có độ tin cậy cao.
Nhà nghiên cứu không thụ động chờ đợi sự xuất hiện các hiện tượng mà mình quan tâm mà tự mình
tạo ra các điều kiện nên có khả năng tính đến một cách đầy đủ hơn các điều kiện đó cũng như
những ảnh hưởng mà các điều kiện ấy gây ra cho đối tượng (người được nghiên cứu). Song hạn chế
của phưcmg pháp thực nghiệm khoa học là: hiện tượng diễn ra không được thực như tự nhiên, đòi hỏi
phải có thiết bị, kỹ năng, tổ chức, thời gian tương đối phức tạp, khó có thể dùng phương pháp này để
nghiên cứu những hoạt động diễn biến phức tạp trong tư tưởng, tinh cảm con người.
Càu 32: Trình bày nội dung phương pháp xử lí thông tin định lượng?
Xử lý thông tin trong nghiên cứu khoa học là tập hợp các thao tác nghiệp vụ của nhà nghiên
cứu để phân tích, so sánh, phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu về đối tượng nghiên
cứu đã thu thập được, làm xuất hiện bản chất quy luật, các mối liên hệ của chúng, từ đó rút ra kết
luận cần thiết cho việc giải quyết vấn đề của đề tài.
Xử lý thông tin định lượng:
Thông tin định lượng là các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát thực nghiệm, thông tin
định lượng thu được thường tồn tại dưới dạng con số rời rạc.
Xử lí thông tin định lượng là sắp xếp, phân loại, trinh bày biểu diễn các tài liệu này dưới
những hình thức nhất định để thuận lợi cho khái quát bản chất quy luật của đối tượng nghiên cửu.
gồm có:
-Phân tích các con số ròi rạc: khi phân tích loại số liệu này nhà nghiên cứu phải phát hiện
được quy mô của nó, và có thể so sánh với các sự vật hiện tượng khác để rút ra nhận xét thích họp.
-Bảng số liệu: sử dụng khi số liệu mang tính hệ thống, thể hiện một cấu trúc hoặc một xu thể
nào đó của đối tượng, nhờ đó nhà nghiên cứu có thể so sánh, đối chiếu hoặc nhận thấy chiều hướng
biến đổi của sự vật hiện tượng, rút ra biểu thức toán học biểu diễn mối quan hệ giữa các đại lượng.
-Biểu đồ: để mô tả trạng thái tương quan giữa các mặt, các khía cạnh khác nhau của sự vật
hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng một cách trực quan.
-Đồ thị: là biểu diễn trạng thái, quy luật vận động của sự vật hiện tượng bằng mô hình toán
học.
Câu 33: Trình bày nội dung của phương pháp xử lí thông tin định tỉnh ?
Thông tin định tính là các nhận định, các mô tả về hiện tượng; mô tả diễn biển của các quá
trình đã thu thập được.
Xử lí thông tin định tính: là phân tích, so sánh, đối chiếu, khái quát hóa và hệ thống hóa các
nhận định, các tính chất, các đặc điểm và chiều hướng để rút ra các kết luận về bản chất, tính quy
luật, mối liên hệ bên trong của đối tượng nghiên cứu.
Có thể nói xử lý thông tin định tính ta thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tổng hợp số liệu
- phân tích dữ liẹu
- Sử dụng Phương pháp lập luận
logic Có các cách xử lí định tính sau:
- Xây dựng các sơ đồ diễn tả quan hệ, tương tác qua lại.
- Khái quát hóa các tính chất, các đặc điểm chung từ những mô tả về biểu hiện và diễn biến
của sự vật hiện tượng.
- Rút ra nhận xét và kết luận chung từ những biểu hiện riêng lẻ.
- Đưa ra những nhận đinh từ những diễn biến của hiện tượng.
Câu 34: Cấu trúc và nội dung của đề cương nghiên cửu?
Trình tự thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
Bước 1: Phát hiện mâu thuẫn cần giải quyết
Bước 2: Xác định hướng nghiên cứu
Bước 3: Xác định đề tài nghiên cứu
Bước 4: Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Bước 5: Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu
Bước 6: Xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài
Bước 7: Xác định cách giải quyết vấn đề nghiên cứu
Bước 8: Soạn thảo toàn văn đề tài
Bước 9: Hoàn thiện đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu
Phân tích bước xác định đề tài nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu là một mặt, một khía cạnh, trong phạm vi nào đó của sự vật, hiện tượng
trong hướng nghiên cứu đã chọn nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu đã đặt ra.
Xác định đề tài nghiên cứu trước hết là phát biểu vấn đề nghiên cứu thành tên đề tài; làm rõ ý
định nghiên cứu, trên cơ sở đó làm các thủ tục đăng kí với cơ quan quản lí để được đảm bảo điều
kiện cho quá trình nghiên cứu thành công.
Tính hiện thực, tính khả thi của đề tài nghiên cứu khoa học trước khi quá trình nghiên cứu
được thực hiện có thể đánh giá thông qua giả thuyết khoa học.
Câu 35: Cẩu trúc nội dung báo cáo một đề tài nghiên cứu khoa học?
Báo cáo kết quả nghiên cứu là văn bản trình bày một cách có hệ thống kết quả nghiên cứu,
cần nêu bật được những vấn đề cơ bản sau:
Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.
Nội dung và kết quả nghiên cứu có những đề xuất mới, ứng dụng sáng tạo.
Kết luận và khuyến nghị.
Báo cáo phải được trình bày theo một cấu trúc lôgic chặt chẽ với trinh tự các phần: mở đầu,
nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục.
1. Phần mở đầu
Phần mở đầu nói về lý do ra đời của công trình, những ý định cùng ước vọng của tác giả, bao
gồm các nội dung sau:
1.1- Tên đề tài
1.2- Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của vấn đề)
1.3- Mục đích nghiên cứu
1.4- Khách thể và đối tượng nghiên cứu
1.5- Giả thuyết khoa học
1.6- Nhiệm vụ nghiên cứu
1.7- Phạm vi nghiên cứu
1.8- Những luận điểm báo cáo kết quả
1.9- Đóng góp mới của đề tài
1.10- Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung
Đây là phần cơ bản, chủ yếu nhất của công trình nghiên cứu gồm tổng quan vấn đề nghiên
cứu, nội dung và phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu. Có thể chia thành các chương mục
(số lượng chương, mục phụ thuộc vào đặc điểm của đề tài, khối lượng nội dung, cách trình bày của
tác giả...). Song nhìn chung, nội dung có thể chia thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề
- Chương 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
- Chương 3: Những giải pháp và khuyến nghị
Nêu những giải pháp, khuyến nghị rút ra từ kết quả nghiên cửu phù họp có tính khả thi, đề
xuất các vấn đề mang tính bức xúc và triển vọng.
3. Kết luận
Kết luận về toàn bộ công trình nghiên cứu: tổng họp các kết quả nghiên cứu, nêu rõ vấn đề
nào đã được giả quyết và vấn đề chưa được giả quyết và vấn đề mới nảy sinh cần tiếp tục nghiên
cứu. Ket luận cần được trình bày súc tích, cô đọng, sâu sắc, ngắn gọn không có lời bàn và bình luận
gì thêm.
4. Tài liệu tham khảo
Thông thường có các cách ghi tài .liệu tham khảo: ở cuối trang, cuối chương hoặc cuối sách.
Khi ghi tài liệu tham khảo ở cuối sách thì cần theo một mẫu thống nhất và cách sắp xếp tài liệu theo
quy định của nhà xuất bản.
- Các tài liệu tham khảo ghi trong danh mục phải đầy đủ các thông số cần thiết theo thứ tự
sau: sổ thứ tự, họ tên tác giả, tên tài liệu (sách hoặc tạp chí...), nguồn: tên tạp chí, tập số, năm, nhà
xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản, trang...
- Trình tự sắp xếp danh mục các tài liệu tham khảo.
+ xếp theo thứ tự sách kinh điển trước, các văn kiện chính thức rồi đến các tác phẩm của cá
nhân.
+ Các tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng khối tiếng (Nga, Anh, Pháp, Đức...) trình tự
sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo trong từng khối tiếng theo nguyên tắc thứ tự ABC của họ tên
tác giả:
. Tác giả Việt Nam xếp theo thứ tự ABC theo tên tác giả, không đảo lộn trật tự họ tên tác giả.
. Tác giả nước ngoài: xếp theo họ tác giả (kể cả các tài liệu đã dịch ra tiếng Việt xếp trong
khối tiếng Việt).
+ Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC theo từ đầu tiên của tên tài liệu.
- Số thứ tự đã được đánh từ đầu đến hết, không đánh riêng từng khối tiếng.
- Trích dẫn: Tài liệu nào được trích dẫn vào công trình nghiên cứu, luận án hoặc sách thì
đánh số theo thử tự của danh mục tài liệu tham khảo và được đặt trong dấu ngoặc vuông. Ví dụ [30;
35] trong đó 30 là số thứ tự tài liệu, 35 là số trang của tài liệu đó.
5. Phụ lục
Trong phần này có thể có các phụ lục, các câu hỏi điều tra, các bài tập trắc nghiệm, bảng
hướng dẫr, chỉ dẫn hoặc ước chú, các biểu bảng, số liệu, hình vẽ, biểu đồ, đồ thị, phần giải thích
thuật ngữ, phần tra cứu theo đề mục hay tác giả, các công trình (bài viết) đi sâu từng khía cạnh của
đề tài (nếu có).
Nếu nhiều phụ lục thì phụ lục được đánh số thứ tự bằng số La mã hoặc số Ả Rập. Ví dụ: Phụ
lục I, phụ lục II hoặc phụ lục 1, phụ lục 2. Trường họp phụ lục gồm nhiều chương, mục thì phần phụ
lục cần có mục lục riêng, mục lục này không ghép với mục lục của báo cáo hoặc cuốn sách.
6. Mục lục
Mục lục là bản ghi các đề mục với số trang, theo trình tự trình bày trong báo cáo tổng kết
công trình nghiên cứu. Mục lục thường được đặt ở phía đầu, ghi tiếp sau bìa phụ, không cần trình bày
quá tỉ mỉ.
Câu 36: Ỷ nghĩa của các trích dẫn khoa học?
* Trích dẫn được sử dụng trong các trường họp sau
Trích dẫn để làm luận cứ cho việc chứng minh một luận điểm.
Trích dẫn để bác bỏ khi phát hiện cho sai trong nghiên cứu của đồng nghiệp.
Trích dẫn để phân tích đối tượng nghiên cứu.
*Ý nghĩa của việc trích dẫn
Ý nghĩa khoa học: Viết đầy đủ, rõ ràng xuất xứ của trích dẫn khoa học là sự thể hiện tính
chuẩn xác khoa học của tác giả. Nó giúp người đọc dễ tra cứu lại các tư tưởng, các luận điểm, các
tác phẩm mà tác giả đã trích dẫn. Nấu trích dẫn mà không ghi rõ tác phẩm được trích dẫn, trích dẫn ý
sai với tinh thần nguyên bản, thì người đọc không biết được phần nào là luận điểm của tác giả, phàn
nào là tác giả trích dẫn của đồng nghiệp, đến khi cần tra cứu lại thì không thể tìm được tài liệu gốc.
Ý nghĩa trách nhiệm: Với một trích dẫn khoa học ghi rõ tên tác giả của trích dẫn, đồng nghiệp
biết rõ được trách nhiệm của người đã nêu ra luận điểm được trích dẫn. Điều này cần được đặc biệt
chú ý khi lặp lại một trích dẫn mà đồng nghiệp đã thực hiện.
Ý nghĩa pháp lý: Thể hiện sự tôn trọng quyền tác giả khi công bố là phải ghi rõ trích dẫn xuất
xứ. Nếu trích dẫn nguyên văn của tác giả khác thì cần cho toàn bộ đoạn trích dẫn vào ngoặc kép và
ghi rõ xuất xứ. Nếu chi trích dẫn một ý tưởng thì cần ghi rõ ý đó, tư tưởng đó là của tác giả nào, lấy từ
sách nào.
Ghi trích dẫn là sự thể hiện ý thức tôn trọng pháp luật về quyền tác giả. Nếu không ghi trích
dẫn, người viết hoàn toàn có thể bị tác giả kiện và bị xử lí theo các luật lệ về sở hữu trí tuệ.
Ỷ nghĩa đạo đức: Viết đầy đủ, chuẩn xác các trích dẫn khoa học là thể hiện sự tôn trọng
những cam kết về chuẩn mực đạo đức trong khoa học. Những loại sai phạm cần tránh trong trích dẫn
khoa học là chép toàn văn một phần hoặc toàn bộ công trinh của người khác mà không ghi trích dẫn;
lấy ý, hoặc nguyên văn của tác giả mà không ghi trích dẫn xuất xứ. Dù có ghi tên tác phẩm vào mục:
"Tài liệu tham khảo", nhưng không chỉ rõ những điều đã trích dẫn cũng vẫn là vi phạm.
Câu 37: Các lưu ỷ khi thuyết trình khoa học
Thời gian thông thường dành cho một bài thuyết trình khoa học là khoảng từ 15 đến 25 phút.
Khoảng thời gian đó không đủ để trĩnh bày đầy đủ mọi thứ trong bài viết. Do đó, khi thiết kể thông
điệp cần làm sao để làm nổi bật các nội dung chính yếu và quan trọng nhất.
Trong buổi thuyết trinh hay bảo vệ luận văn, cần ghi nhớ các nguyên tắc sau:
- Chuẩn bị tốt slide đảm bảo nội dung được cô đọng, hấp dẫn, không mang tính chất kể nể.
- giới thiệu tóm tắt nội dung để giúp người nghe định hướng được các vấn đề sẽ trình bày;
- không đọc bản trinh chiếu từ đầu đến cuối, vì sẽ nhanh chóng mất kiểm soát sự chú ý của
cử toạ (họ đến để nghe nói, còn nếu đọc thì họ sẽ tự đọc mà không cần đến diễn giả); ừánh kéo bản
trình chiếu để đọc từng dòng;
- Lời nói lưu loát, mạch lạc không ấp úng..
- đứng ở một vị trí sao cho không che tầm nhìn của cử toạ lên màn hình;
- đề cập nhanh chóng vào chủ đề thuyết trình, tránh giói thiệu dẫn dắt dài dòng, không để
lãng phí thời gian.
- Tránh bình luận dài dòng dẫn đến lạc đề, sa đà vào nd phụ.
- sử dụng tốt các câu dẫn ý, vì nhờ đó có thể gây được ấn tượng sâu sắc cho người nghe;
- nhìn thẳng vào cử toạ, thường là nhìn từng người và lướt qua khắp phòng thuyết trình, tránh
các
cách:
0 đứng quay lưng lại cử toạ và nói với... màn hình (!),
ocúi đầu xuống các phiếu ghi chú và nói với... mặt bàn (!);
- cố gắng nói lớn, rõ tiếng, nhưng không nói quá nhanh, nuốt chữ hay gằn giọng, giúp người
nghe kịp "tiêu hoá" thông tin;
- tránh làm các động tác không tự nhiên, bất thường hay những động tác quá mạnh (đặc biệt
là thói quen vung tay khi nói);
- dùng kim chỉ bảng hoặc đèn chỉ bảng để giải thích các chi tiết trên màn hình, không rê
chuột để chi các yểu tố cần giải thích trên bản phim đang trình chiếu;
- không trình diễn quá nhiều thông tin đồ hoạ (hình ảnh, phim) vì dễ làm kéo dài thòi gian
thuyết trình, đồng thời cũng không được trình diễn hình ảnh mà không giải thích (vì khi diễn giả không
giải thích, mỗi người nghe sẽ tự diễn giải theo cách hiểu riêng của mình);
- ghi chú rõ các câu hỏi, và phải đảm bảo hiểu đúng ý câu hỏi trước khi trả lời;
- Tôn trọng quan điểm khoa học của mọi người khi được góp ý.
- nên chuẩn bị trước các bản trình chiếu khác dành riêrig cho những vấn đề không trình bày
trong bài thuyết trình, nhưng có thể được hỏi đến.
Câu 38: Cho ví dụ về một bài thuyết trình khoa học?
Bài thuyết trinh khoa học được người thực hiện chuẩn bị trước khi báo cáo trước hội đồng bảo
vệ hoặc trước hội thảo khoa học ...
Do thời gian báo cáo hạn chế (<20 phút ) số trang phục vụ trình chiếu, thuyết trình thường từ
20- 30 trang.
Nội dung thuyết trinh bao gồm 3 phần: mở đầu, nội dung chính, kết luận và khuyến nghị.
Ví du vói bài thuyết trình báo cáo luận văn cao học “ nghiên cửu ổn định của đạn bắn dưới
nước”:
1. Phần mở đầu:
- Tính cấp thiết, lý do chọn đề tài: phần này trình bày được tính cấp thiết của việc nghiên cứu
ổn định đạn bắn dưới nước, tại sao cần nghiên cứu, nghiên cứu để làm gì...
- Trình bày phạm vi NC, đối tuong NC: với các loại đạn bắn duois nước thì là đạn cỡ nào, ỏn
định ở độ sâu bao nhiêu...
- Kết cấu luận văn, trình bày kết cẩu luận văn gồm mấy phần, các phần như thể nào để ng
nghe tiên jtheo dõi.
- phần này trình bày ngắn gọn, xúc tích.
2. Nội dung
- Cơ sở lý luận: trình bày cơ sở lý luận của vấn đề cân NC.
+ phần này không đi sâu quá vào chi tiết
+ Tập chung lý thuyết nền tảng, cơ bản, áp dụng trong luận văn như thế nào. Các nghiên cứu
trc, các phương trình có liên quan...
+ thời gian trinhg bày <5 phút.
- cơ sở thực tiễn:
+ dựa trên các tiêu chí lí luận thực tiễn để tiến hành đánh giá: kết quả tính toán, mô phỏng,
thực nghiệm như thế nào.
+ kết quả khảo sát các thông số tới độ ỏn định của đạn ntn.
+ Đánh giá điểm mạnh yêu, nguyên nhân.
+ thời gian trình bày <5 ph
- các giải pháp đề xuất.
+ dựa trên cơ sở lý luận, thực tiễn để định hướng cho các đề xuất, cần phải thay đổi các thông
số thiết kế ntn để đảm bảo đạn có độ ổn định cao, phù hop với công nghệ trong nc.
+ Các giải pháp khắc phục nhược điểm. Đưa ra các giải pháp để nâng cao độ ổn định cho
đạn khi bắn duwois nc
+ các giải pháp ưu tiên.
+ với mỗi giải pháp trình bày được nội dung, đánh giá các yếu tố đảm bảo. Đánh giá hiệu quả
các giải pháp.
+ thòi gian trình bày <7 phút.
3. kết luận, kiến nghị
+ trình bày ngắn gọn. Kết quả nc của luận
văn
+ không đọc lại những gì trong luận văn.
+ lời cảm ơn.
Câu 39: Cấu trúc luận văn tốt nghiệp cao học?
Luận văn cao học là chuyên khảo trình bày một nghiên cứu có hệ thống về một vấn đề khoa
học kỹ thuật hoặc xã hội nhân văn để đạt được học vị thạc sỹ.
Luận văn cao học yêu cầu phải có tính mới, tính khoa học, sáng tạo. Luận văn có tính khách
quan, tin cậy và có tính ké thừa phát triển mang dấu ấn cá nhân.
Tùy vào lĩnh vực nghiên cứu, nội dung luận văn thường quy định từ 80 đến 100 trang A4.
Bố cục luận văn gồm có 4 phần: Mở đầu; Nội dung chính; Ket luận, khuyến nghị; Phụ đính
(phụ lục, bảng biểu, phiếu khảo sát điều tra...)
Phần 1. Mở đầu
Phần mở đầu cần thể hiện các nội dung như:
- Tính cấp thiết, lý do chọn đề tài.
- Phạm vi nghiên cứu, đôi tượng nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu. (- về lý thuyết; - về thực nghiệm: cần viết chi tiết, cụ thể)
- Trình bày kết cấu, bố cục của nội dung luận văn.
(phần này không đánh só mục, số chương)
Phần 2. Nội dung chính.
Nội dung chính thường được bố cục thành 3 chương, có thể số chương nhiều hơn hoặc trình
bày theo cách khác cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
- Phần này cần nêu được nội dung các nguyên lý, lý thuyết, nguyên tắc, quy luật, định luật.
- Nêu tổng quan về vấn đề cần nghiên cứu, tĩnh hình nghiên cứu trước đó.
- Tránh liệu kê các định ngĩa, khái niệm.
- Trình bày nhận thức về vấn đề cần NC. Các tiêu chí đặt ra.
- Kết luận chương 1.
Chương 2. Đánh giá thực trạng về vấn đề nghiên cửu
- Thu thập đủ cơ sở dữ liệu, phân tích đánh giá theo các tiêu chí nêu ra ở chương 1.
- Đánh giá ưu, nhược điểm và nguyên nhân.
- Nhận thức về vấn đề nghiên cứu theo tiêu chí.
- Ket luận chương 2, nêu được các vấn đề rút ra từ nghiên cứu thực trạng.
Chương 3. Đề xuất giải pháp
- Đề xuất từ 2-5 giải pháp.
-ND giải pháp:
+ Cơ sở lý luận, thực tiễn và định hướng phát triển.
+ Nội dung của giải pháp.
+ Điều kiện và các yếu tố đảm bảo.
+Đánh giá sơ bộ hiệu quả các giải pháp khi được triển khai
- Kết luận chương 3:trình bày được mối quan hệ, thứ tự ưu tiên các giải pháp. Đánh giá kết
quả của giải pháp
Phần 3. Kết luận và khuyến nghị
- Kết luận:
+ trình báy tính khái quát, mức độ đạt được của các mục tiêu.
+ Nêu các đóng góp mới.
+ Nêu những khó khăn và tồn tại cần giải quyết.
- Khuyển nghị.
+ Đe xuất với các cấp với những giải pháp đưa ra. (không bắt buộc các cấp phải giải quyết)
+ Nội dung rõ ràng, xúc tích.
Phần 4. Phụ đính
- Phụ lục, bảng biểu
- Danh mục tài liệu thiết kế, tài liệu liên quan.
- Phụ lục số liệu thu thập, các chương trình tính toán, mô hình bảng biểu, số liệu thực nghiệm,
mẫu bảng biểu điều tra khảo sát.
- Phần phụ đính không đánh số trang.

You might also like