You are on page 1of 8

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ KIẾN THỨC XÁC SUẤT CƠ SỞ

1.1 Định nghĩa xác suất


Bài 1. Gieo ngẫu nhiên một con xúc xắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất của các biến cố sau:
A: "Mặt chẵn xuất hiện";
B: "Xuất hiện mặt có số chấm chia hết cho 3";
C: "Xuất hiện mặt có số chấm không bé hơn 3".

Bài 2. Gieo ngẫu nhiên một con xúc xắc cân đối và đồng chất hai lần một cách độc lập. Tính xác suất của các biến cố sau:
A: "Số chấm trong hai lần gieo bằng nhau";
B: "Tổng số chấm trong hai lần gieo bằng 8".

1
Bài tập Xác suất - Thống kê xã hội học

Bài 3. Từ một hộp chứa ba quả cầu trắng và hai quả cầu đen, lấy ngẫu nhiên đồng thời hai quả. Hãy tính xác suất sao cho hai
quả lấy ra cùng màu.

Bài 4. Một khách sạn có 6 phòng đơn. Có 10 khách đến thuê phòng trong đó có 6 nam và 4 nữ. Người quản lí chọn ngẫu nhiên 6
người. Tính xác suất để:

a) Cả 6 người đều là nam.

b) Có 4 nam và 2 nữ.

c) Có ít nhất 2 nữ.

Bài 5. Lấy ngẫu nhiên ra 6 lá bài từ bộ bài 52 con. Tìm xác suất của các biến cố sau:

a) Lấy được 4 lá bài màu đỏ

b) Lấy được 1 lá cơ

c) Lấy được 1 lá Át, 3 lá K và 2 lá chín.

2 Khoa Toán Tin - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội


Bài tập Xác suất - Thống kê xã hội học

1.2 Sự độc lập


Bài 6. Gieo ngẫu nhiên một con xúc xắc cân đối đồng chất hai lần. Gọi A là biến cố lần thứ nhất xuất hiện mặt 6 và B là biến cố
lần thứ hai xuất hiện mặt 6. Hai biến cố A và B có độc lập với nhau hay không?

Bài 7. Hai sinh viên An và Bình thi môn Thống kê xã hội học. Khả năng đạt của mỗi người tương ứng là 0,85 và 0,95. Tìm xác
suất để xảy ra các tình huống sau:

a) Cả hai cùng đạt.

b) Không ai đạt.

c) Có đúng 1 người đạt.

d) Có ít nhất một người đạt.

Bài 8. Một bài thi trắc nghiệm gồm 10 câu hỏi, mỗi câu hỏi cho 4 câu trả lời, trong đó chỉ có 1 câu đúng. Giả sử mỗi câu trả lời
đúng được 1 điểm, trả lời sai hoặc không trả lời không có điểm. Một học sinh kém làm bài bằng cách chọn hú họa. Tính xác suất
để học sinh này:

a) Được 10 điểm.

3 Khoa Toán Tin - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội


Bài tập Xác suất - Thống kê xã hội học

b) Được 0 điểm

c) Được ít nhất 9 điểm.

d) Được không quá 2 điểm.

4 Khoa Toán Tin - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội


Bài tập Xác suất - Thống kê xã hội học

1.3 Biến ngẫu nhiên rời rạc


Bài 9. Cho biến ngẫu nhiên X có bảng phân phối xác suất:

X 4 5 6 7 8
P[ X = x ] 0,15 0,35 a 0,25 0,15

a) Hãy tìm giá trị của a.

b) Hãy tính các xác suất sau: P[ X < 7, 5]; P[ X > 8]; P[4 ≤ X ≤ 6, 5]; P[5 < X < 6].

Bài 10. Cho biến ngẫu nhiên X có bảng phân phối xác suất:

X 0 1 2 3 4
P[ X = x] 0,1 0,2 0,3 0,25 0,15

a) Tìm kì vọng và phương sai của X .

b) Tìm kì vọng của Y = X 2 + 3.

Bài 11. Xạ thủ 1 có khả năng bắn trúng bia là 0,8; xạ thủ 2 có khả năng bắn trúng bia là 0,7. Mỗi người bắn vào bia 1 lần. Gọi
X là tổng số phát bắn trúng của cả 2 người. Lập bảng phân phối của X . Tính E[ X ], V ar ( X ).

5 Khoa Toán Tin - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội


Bài tập Xác suất - Thống kê xã hội học

Bài 12. Một người đi từ nhà đến cơ quan phải qua 3 ngã tư. Xác suất gặp đèn đỏ tương ứng tại các ngã tư này là 0,2; 0,25 và 0,3.
Giả sử mỗi lần gặp đèn đỏ, người đó phải dừng chờ trên đường mất 2 phút. Hỏi khi đi từ nhà đến cơ quan, người đó phải dừng
chờ trên đường trung bình mất bao nhiêu phút?

Bài 13. Trung bình trong 100 người thì có 7 người mang nhóm máu O âm tính. Chọn ra ngẫu nhiên 6 người. Tính xác suất:

a) Có đúng 2 người mang nhóm máu O âm tính.

b) Có không ít hơn 2 người mang nhóm máu O âm tính.

Bài 14. Trung bình gieo 1000 hạt giống thì có 650 hạt nảy mầm. Chọn ngẫu nhiên ra 12 hạt giống để gieo thử nghiệm. Tìm số
hạt nảy mầm có xác suất xảy ra cao nhất?

Bài 15. Một nhà máy sản suất sản phẩm với tỉ lệ phế phẩm là 7%. Quan sát ngẫu nhiên n sản phẩm do máy làm ra. Gọi X là số
phế phẩm trong số n sản phẩm này. Xác định phân phối xác suất của X . Cần chọn n ít nhất là bao nhiêu để biến cố "có ít nhất 1
phế phẩm trong n sản phẩm quan sát" có xác suất không thấp hơn 0,9?

6 Khoa Toán Tin - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội


Bài tập Xác suất - Thống kê xã hội học

1.4 Phân phối chuẩn


Bài 16. Chiều cao của nam giới đã trưởng thành là một biến ngẫu nhiên X có phân phối chuẩn N (163; 25).

a) Tính tỉ lệ nam giới trưởng thành cao từ 160cm đến 170cm.

b) Chọn ngẫu nhiên 1 nam giới, tìm xác suất để chọn được nam giới cao trên 165cm.

c) Tìm xác suất để khi chọn ngẫu nhiên ra 5 nam giới thì có ít nhất 1 người cao trên 165cm.

Cho biết Φ(0, 4) = 0, 6554; Φ(0, 6) = 0, 7257; Φ(1, 4) = 0, 9192.

Bài 17. Chiều cao của học sinh nam (tính theo đơn vị cm) ở một trường học là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với độ lệch
tiêu chuẩn 5,25 cm. Chọn ngẫu nhiên 200 học sinh nam của trường, đo chiều cao thấy có 57 học sinh có chiều cao trên 170 cm.
Xác định chiều cao trung bình của học sinh nam trường trung học trên.

Bài 18. Thời gian đi từ nhà tới trường của sinh viên An là 1 bnn T (đơn vị là phút) có phân phối chuẩn. Biết rằng 65% số ngày
An đến trường mất hơn 20 phút và 8% số ngày mất hơn 30 phút.

a) Tính thời gian đến trường trung bình của An và độ lệch chuẩn biết Φ (0, 3853) = 0, 65; Φ (1, 405) = 0, 92.

b) Giả sử An xuất phát từ nhà trước giờ vào học 25 phút. Tính xác suất để An bị muộn học biết Φ (0, 51) = 0, 695.

7 Khoa Toán Tin - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội


Bài tập Xác suất - Thống kê xã hội học

Bài 19. Chiều cao của 1 loại cây là 1 biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn. Trong 1 mẫu gồm 640 cây có 25 cây thấp hơn 18m và
110 cây cao hơn 24m.

a) Tính chiều cao trung bình của cây và độ lệch chuẩn biết Φ (0, 9463) = 0, 8281; Φ (1, 762) = 0, 961.

b) Ước lượng số cây có chiều cao trong khoảng từ 16m đến 20m trong 640 cây nói trên biết Φ (0, 859) = 0, 8051; Φ (2, 665) = 0, 9964.

Bài 20. Một khách sạn có 200 phòng. Với mỗi khách đã đặt phòng, giả thuyết xác suất hủy phòng là 0,2. Lễ tân của khách sạn
nên chấp nhận nhiều nhất bao nhiêu đề nghị đặt phòng để khi khách đã đặt phòng đến, xác suất không còn phòng không vượt
quá 0,025.

8 Khoa Toán Tin - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội

You might also like