You are on page 1of 9

6- Nguyễn Tiểu Hạ Duyên- 23720401

BÀI THƯỜNG KỲ 2
Câu 1: Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất. Hãy vận dụng quy luật này trong công cuộc đổi mới ở
nước ta?
Câu 2: Phân tích vấn đề bản chất con người theo quan niệm của triết học Mác-
Leenin?
Bài làm
Câu 1:
 Phương thức sản xuất
- Sản xuất vật chất được tiến hành bằng phương thức sản xuất nhất định. Phương
thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những
giai đoạn nhất định trong lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
- Phương thức sản xuất đóng vai trò nhất định đối với tất cả mọi mặt trong đời sống
kinh tế xã hội. Phương thức sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản
xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.
 Lực lượng sản xuất
- Lực lượng sản xuất là mối quan hệ của con người với tự nhiên hình thành trong
quá trình sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở trình độ khống chế
tự nhiên của con người. Đó là kết quả năng lực thực tiễn của con người tác động
vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài
người.
- Trong cấu thành của lực lượng sản xuất, có thể có một vài ý kiến nào đó khác
nhau về một số yếu tố khác của lực lượng sản xuất, song suy đến cùng thì chúng
đều vật chất hóa thành hai phần chủ yếu là tư liệu sản xuất và lực lượng con
người. Trong đó tư liệu sản xuất đóng vai trò là khách thể, còn con người là chủ
thể.
 Quan hệ sản xuất
- Quan hệ sản xuất là phạm trù triết học chỉ quan hệ giữa người với người trong
quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất bao gồm
quan hệ sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, quan hệ về tổ chức và quản lý sản
xuất và quan hệ về phân phối các sản phẩm làm ra… Quan hệ sản xuất do con
người tạo ra nhưng sự hình thành và phát triển một cách khách quan không phụ
thuộc vào ý chí con người.
- Quan hệ sản xuất bao gồm:
+ Quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ
yếu (gọi tắt là quan hệ sở hữu).
+ Quan hệ giữa người với người trong việc tổ chức, quản lý xã hội và trao đổi hoạt
động cho nhau (gọi tắt là quan hệ tổ chức, quản lý).
+ Quan hệ giữa người với người trong phân phối, lưu thông sản phẩm làm ra (gọi
tắt là quan hệ phân phối lưu thông).
- Trong ba mặt của quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu các tư liệu sản xuất chủ
yếu là quan hệ cơ bản và đặc trưng cho từng xã hội. Quan hệ về sở hữu quyết
định quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối các sản phẩm làm
ra.
Phân tích:
- Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất,
chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng,
tạo thành quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất – quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển xã hội.
- Khuynh hướng chung của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển. Sự phát
triển đó xét đến cùng là bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản
xuất, trước hết là công cụ lao động.
- Trình độ lực lượng sản xuất trong từng giai đoạn lịch sử thể hiện trình độ chinh
phục tự nhiên của con người trong giai đoạn lịch sử đó. Trình độ lực lượng sản
xuất biểu hiện ở trình độ của công cụ lao động, trình độ, kinh nghiệm và kĩ năng
lao động của con người, trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội, trình độ
ứng dụng khoa học vào sản xuất.
- Gắn liền với trình độ lực lượng sản xuất là tính chất của lực lượng sản xuất. Trong
lịch sử xã hội, lực lượng sản xuất đã phát triển từ chỗ có tính chất cá nhân lên
tính chất xã hội hóa. Khi sản xuất dựa trên công cụ thủ công, phân công lao động
kém phát triển thì lực lượng sản xuất chủ yếu có tính chất cá nhân. Khi sản xuất
đạt đến trình độ cơ khí, hiện đại, phân công lao động xã hội phát triển thì lực
lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa.
- Sự vận động, phát triển quá trình sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản
xuất cho phù hợp với nó. Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó quan
hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp
của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trạng
thái mà trong đó quan hệ sản xuất là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất.
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm cho quan hệ
sản xuất từ chỗ phù hợp trở nên không phù hợp. Khi đó quan hệ sản xuất trở
thành “xiềng xích” của lực lượng sản xuất, kiềm hãm lực lượng sản xuất phát
triển.
- Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, nhưng quan hệ sản xuất cũng
có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Quan hệ sản xuất quy định mục đích sản xuất, tác động đến thái độ con người
trong lao động sản xuất, đến tổ chức phản công lao động xã hội, đến phát triển
và ứng dụng khoa học và công nghệ... và do đó tác đọng đến sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản
xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
- Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
là quy luật phổ biến tác Động trong toàn bộ quá trình lịch sử nhân loại. Sự thay
thế phát triển của lịch sử nhân loại từ chế độ công xã nguyên thủy, qua chế độ
chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và đến xã hội cộng
sản tương lai là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy
luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là
quy luật cơ bản nhất.
 Sự vận dụng sai lầm trước năm 1986
- Sau khi kháng chiến giành thắng lợi, nước ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn
trong kinh tế. Nước ta vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn trong một
thời gian dài. Lực lượng sản xuất có trình độ thấp kém, công cụ lao động thô sơ,
ít ỏi với hình ảnh quen thuộc là “con trâu đi trước cái cày đi sau”, người lao động
mặc dù cần cù nhưng còn hạn chế về kĩ thuật.
- Nông nghiệp bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, công nghiệp kém đa dạng
chủ yếu là thủ công nghiệp và một số ngành công nghiệp nhẹ. Thương nghiệp
kém phát triển, đặc biệc việc giao lưu buôn bán với nước ngoài hết sức hạn hẹp.
- Rơi vào tình trạng như vậy là do sự sai lầm trong chính sách của Đảng là nhà
nước ta trong quá trình vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất.
- Đó là đối với những cá thể sản xuất nhỏ không được tư hữu về tư liệu sản xuất
mà trong sản xuất sở hữu công cộng trở chiếm đa số, người lao động bị tách khỏi
tư liệu sản xuất, không được làm chủ quá trình sản xuất, phụ thuộc vào lãnh đạo
hợp tác xã, họ cũng không phải là chủ thể sở hữu thực sự, làm cho kinh tế kém
phát triển.
- Kinh tế quốc doanh lại được thiết lập tràn lan, mặc dù theo pháp luật thì người
dân là chủ sở hữu đối với tư liệu sản xuất và sản phẩm làm ra nhưng trên thực tế
thì người lao động chỉ là những người làm công ăn lương, trong khi đó chế độ
lương mỗi người lao động được nhận lại vô cùng ít và cũng không phụ thuộc vào
khối lượng sản phẩm làm được.
- Vì vậy người lao động mất dần tính chủ động, sáng tạo, mất động lực lợi ích, sản
xuất kinh doanh kém hiệu quả nhưng không ai chịu trách nhiệm, không có cơ chế
ràng buộc trách nhiệm, nên người lao động thờ ơ với kết quả hoạt động của mình.
- Đây là căn nguyên nảy sinh tiêu cực trong phân phối, chỉ có một số người có
quyền quyết định phân phối vật tư, vật phẩm, đặc quyền đặc lợi.
 Sự vận dụng quy luật này ở Việt Nam hiện nay
Thực trạng lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay
- Nước ta lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa từ
một nước nông nghiệp lạc hậu, do đó xây dựng phương thức sản xuất xã hội chủ
nghĩa là một quá trình lâu dài và đầy khó khăn. Từ năm 1986 đến nay tình hình
kinh tế nước ta đã có sự biến đổi về lực lượng sản xuất. Cụ thể như sau:
- Người lao động nước ta không ngừng được nâng cao về cả chất lượng và số
lượng. Năm 2005, dân số lao động hoạt động kinh tế ở nước ta là 42,53 triệu
người, chiếm 51,2 tổng số dân, mỗi năm nước ta có thêm khoảng 1 triệu lao động.
Về chất lượng lao động, nếu như năm 1996, tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào
tạo là 12,3% thì đến năm 2005 là 25%, như vậy số lao động đã qua đào tạo tăng
2,5 lần...
- Số lao động có chuyên môn kĩ thuật đang làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh
doanh chiếm khoảng 21% so với tổng số lao động trong cả nước. Đội ngũ trí thức
tăng nhanh, chỉ tính riêng số sinh viên cũng đã cho thấy sự tăng nhanh vượt bậc.
Số trí thức có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cũng tăng nhanh. Năm 2008 nước ta có 275
trường Trung cấp chuyên nghiệp, 209 trường cao đẳng, 160 trường Đại học và
có tới 27.900 trường phổ thông, 226 trường dân tộc nội trú được mở.
- Mặc dù chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao nhưng vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển của đất nước. So với yêu cầu hiện nay
lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý,
công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu nhiều, 75% lao động nước ta vẫn là lao
động chưa qua đào tạo.
- Các loại máy móc, trang thiết bị được sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế,
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên nhìn chung công cụ lao động
của nước ta vẫn còn lạc hậu so với thế giới. Máy móc phục vụ cho sản xuất vẫn
còn chậm cải tiến, chủng loại máy móc nhìn chung khá nghèo nàn.
Thực trạng các quan hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay
- Trước hết cần khẳng định: quan hệ sản xuất chúng ta thiết lập và xây dựng là
quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường và theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Chính xác hơn là quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì
chúng ta chưa thực sự có chủ nghĩa xã hội mà mới đang trên đường xây dựng nó.
- Sự sở hữu tư liệu sản xuất còn chưa đồng đều trong nhân dân dẫn đến sự phân
hóa giàu nghèo càng trở nên sâu sắc, tạo nên sự phân tầng xã hội về mặt kinh tế
trong đó tầng lớp trên chiếm tỉ trọng lớn tài sản và các ưu thế kinh tế và tầng lớp
dưới chiếm một tỉ trọng nhỏ các tài sản và một phần nhỏ các ưu thế kinh tế.
- Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức kinh doanh
đa dạng, phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh
tế gồm kinh tế nhà nước kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư
nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa, quan hệ sản xuất tư bản, manh mún của quan hệ sản
xuất phong kiến… được công nhận.
- Quan hệ sản xuất được xây dựng và hoàn thiện bao gồm cả Quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa đại diện cho định hướng đi lên Chủ nghĩa xã hội trình độ cao, Quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa – thấp hơn…
- Như vậy, trong thời kỳ này, nhà nước ta đã biết áp dụng đúng quy luật quan hệ
sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất đã đem lại nhiều tín
hiệu tích cực cho nền kinh tế nước nhà, đó là sự tăng nhanh về năng suất, chất
lượng sản phẩm, khiến cho Tổng sản phẩm trong nước mỗi năm tăng cao, Việt
Nam từ một nước thiếu ăn với nền kinh tế chậm phát triển đã vươn lên thành một
nước xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới cũng như là một nước có nền kinh
tế đang phát triển.
- Các quan hệ sản xuất ở trình độ khác nhau được thiết lập đa dạng hóa các hình
thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế đã từng bước tạo nên sự phù hợp với trình
độ phát triển không đồng đều về mọi yếu tố trong kết cấu của lực lượng sản xuất.
- Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
và sự vận dụng quy luật
Câu 2:
- Khi phê phán quan điểm của Phơ Bách, Mác đã khái quát bản chất con người,
điều đó được Mác khẳng định: “Phơ Bách hoà tan bản chất tôn giáo và bản chất
con người. Nhưng bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu
của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng
hợp những quan hệ xã hội.”
- Bản chất con người được thể hiện trên những nội dung sau:
 Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội
- Kế thừa quan niệm đúng đắn về con người trong lịch sử triết học, Mác với quan
điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng đã phân biệt rõ hai mặt sinh vật
và xã hội thống nhất trong con người hiện thực.
- Khi tiếp cận bản chất con người ở góc độ này cần theo hướng:
+ Thứ nhất, con người là một thực thể tự nhiên, là sản phẩm của tự nhiên, nhưng
là sản phẩm cao nhất của tự nhiên. Vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của tự nhiên.
- Như vậy, tiền đề vật chất đầu tiên qui định sự tồn tại của con người là giới tự
nhiên. Con người là động vật cao cấp, là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả của
quá trình tiến hoá lâu dài của giới sinh vật, như thuyết tiến hoá của Đác uyn đã
chứng minh. Vì vậy, con người là bộ phận của giới tự nhiên, giới tự nhiên là thân
thể vô cơ của con người. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ xuất
hiện một số giả thuyết cố chứng minh học thuyết của Đác uyn là không có cơ sở
như: con người hiện tại là sự lai tạp giữa người ngoài hành tinh với con người ở
trên trái đất, y học đã tạo ra được con người trong ống nghiệm và thực tế đã thành
công như trước kia chúa tạo ra con người bằng cách đó…
+ Thứ hai, là một thực thể tự nhiên, con người cũng có như động vật khác như nhu
cầu về sinh lý và cũng có các hoạt động bản năng: đói phải ăn, khát phải uống, sinh
hoạt tình dục… Nhưng giải quyết những nhu cầu đó ở con người có bước tiến xa
hơn so với động vật, kể cả so với khi con người mới thoát thai khỏi động vật. Chính
quá trình sinh thành, phát triển và mất đi của con người qui định bản tính sinh học
trong đời sống con người. Như vậy, con người là một sinh vật có đầy đủ bản tính
sinh vật.
+ Thứ ba, mặt tự nhiên và mặt xã hội thống nhất trong con người, mặt tự nhiên là
“nền” cho con người, mặt xã hội nâng mặt tự nhiên của con người lên trên động vật.
- Con người khác động vật ở chỗ có tư duy và hoạt động có mục đích. Mác không
thừa nhận quan điểm cho rằng: cái duy nhất tạo nên bản chất con người là đặc
tính sinh vật. Con người là một sinh vật nhưng có nhiều điểm khác với sinh vật.
Vậy con người khác con vật ở chỗ nào? Trong lịch sử đã có nhiều nhà tư tưởng
lớn đưa ra tiêu chí về sự khác nhau giữa con người và con vật có sức thuyết phục
như:
- Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhìn vấn đề bản chất con
người một cách toàn diện, cụ thể, xem xét không phải một cách chung chung trừu
tượng, phiến diện như các nhà tư tưởng khác.
- Theo Mác mặt xã hội của con người, có điểm nổi bật, hơn hẳn và phân biệt với
động vật là con người có hoạt động lao động sản xuất vật chất. Qua quá trình lao
động sản xuất: con người sản xuất ra của cải vật chất phục vụ cho cuộc sống cho
mình và cho đồng loại. Sản xuất ra các giá trị tinh thần làm phong phú thêm đời
sống của mình. Lao động là yếu tố hình thành bản chất xã hội của con người,
hình thành nhân cách ở con người.
+ Thứ tư, là sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội nên ở con người luôn chịu sự chi
phối của ba hệ thống qui luật:
- Hệ thống qui luật tự nhiên: qui định sự phù hợp của cơ thể sống với môi trường,
qui luật trao đổi chất, qui luật biến dị, di truyền.
- Hệ thống qui luật tâm lý ý thức: như sự hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin,
ý chí…
- Hệ thống qui luật xã hội: qui định mối quan hệ giữa người với người, đó là qui
luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, qui
luật với cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng…
 Tóm lại, con người khác con vật ở cả ba mặt: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với
xã hội và quan hệ với bản than. Cả ba mối quan hệ đều mang tính xã hội, trong
đó quan hệ xã hội là quan hệ bản chất nhất, bao quát mọi hoạt động của con
người, cả trong lao động sinh con đẻ cái và trong tư duy.
 Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã
hội
- Để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, Mác đã viết “Trong tính hiện thực
của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội".
- Luận điểm trên chỉ rõ: không có con người trừu tượng thoát ly khỏi điều kiện cụ
thể, con người luôn tồn tại trong điều kiện lịch sử nhất định. Nghĩa là con người
cùng với xã hội mình khai thác thiên nhiên, sinh hoạt xã hội, phát triển ý thức.
- Luận điểm đó được biểu hiện trên các góc độ sau:
+ Bản chất con người được qui định bởi tất cả các mối quan hệ xã hội, tức là bị qui
định bởi mối quan hệ giữa người với người. Đó là các quan hệ giữa người với người
ở một hình thái kinh tế xã hội đã bỏ qua, ở hình thái kinh tế - xã hội đương đại, ở
một ý nghĩa nào đó là quan hệ giữa người với người theo định tính, theo mục tiêu lý
tưởng. Đó là các mối quan hệ về vật chất, quan hệ về tinh thần giữa người với người.
Quan hệ giữa người với người trong xã hội đương đại qui định bản chất của con
người thì suy đến cùng quan hệ vật chất, quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất là yếu tố
quyết định nhất. Bởi vì đời sống vật chất quyết định đời sống tinh thần, động cơ chi
phối hoạt động của con người là lợi ích, trong đó lợi ích kinh tế là quyết định nhất.
+ Bản chất con người phải đặt trong quan hệ đồng loại (cộng đồng) với cá nhân
trong đó mặt cộng đồng có xu hướng xích lại gần hơn. Con người hoà nhập vào cộng
đồng, mang bản chất của nó vào và thể hiện bản sắc của nó. Hoà nhập vào cộng đồng
không có nghĩa là đánh mất bản sắc cá nhân mà ngược lại củng cố thêm bản sắc cá
nhân. Khi đề cập tới yếu tố cộng đồng thì cộng đồng dân tộc, cộng đồng giai cấp là
những cộng đồng cơ bản nhất chi phối con người. Nhấn mạnh vấn đề trên không có
nghĩa là bỏ qua cộng đồng nhân loại, cộng đồng người.
+ Bản chất con người vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời đại. Con người
luôn bị chi phối bởi điều kiện sinh hoạt vật chất, điều kiện sinh hoạt tinh thần của
thời đại. Thời đại nào có con người ấy. Tuy nhiên không được quá nhấn mạnh, đi
đến chỗ tuyệt đối hoá thực tế của con người trong những điều kiện nhất định sẽ dẫn
tới sai lầm vì không thể giải thích nổi những hiện tượng phức tạp của đời sống xã
hội.
 Luận đề khẳng định bản chất con người của Mác không có nghĩa là phủ nhận mặt
tự nhiên của con người. Trái lại luận đề trên muốn nhấn mạnh sự khác biệt giữa
con người và loài vật trước hết là ở bản chất xã hội của con người. Mặt khác cũng
chỉ rõ sự biểu hiện phong phú ở mỗi cá nhân về phong cách, nhu cầu, lợi ích trong
cộng đồng xã hội.
 Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử
- Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người.
Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài của giới hữu
sinh. Song điều quan trọng hơn cả là con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử -
xã hội. Các Mác đã từng viết “Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con
người là sản phẩm của hoàn cảnh và của giáo dục…cái học thuyết ấy quên rằng
chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân các nhà giáo dục cũng
cần phải được giáo dục.”
- Điều đó cũng được Ăng ghen khẳng định trong tác phẩm “Biện chứng của tự
nhiên”: thú vật cũng có một lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng
thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong
chừng mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà
chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại, con người
càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người
càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu.”
- Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, qua hoạt động thực tiễn, con người tác
động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của lịch sử
xã hội. Thế giới động vật dựa vào những điều kiện sẵn có của tự nhiên, với xã
hội loài người thì trái lại, thông qua hoạt động thực tiễn họ sáng tạo ra thiên nhiên
thứ hai của mình.
- Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình. Con
người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính
bản thân con người. Trên cơ sở nắm bắt qui luật của lịch sử xã hội, con người
thông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến
cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu thực tiễn do con người đặt ra.
- Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai đoạn phát
triển nhất định của lịch sử. Do vậy, bản chất con người trong mối quan hệ đối với
điều kiện lịch sử xã hội, luôn vận động biến đổi cũng phải thay đổi cho phù hợp.
Bản chất con người không phải là một hệ thống đóng kín, mà trái lại, là một hệ
thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người. Có thể nói rằng sự vận
động và tiến lên của lịch sử sẽ qui định tương ứng (mặc dù không trùng khớp)
với sự vận động và biến đổi của bản chất con người.
- Do đó, để phát triển bản chất người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàn
cảnh mang tính người nhiều hơn. Hoàn cảnh đó chính là môi trường tự nhiên và
xã hội tác động đến con người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới các giá
trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa định hướng giáo dục. Thông qua đó con
người tiếp nhận hoàn cảnh một cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên
nhiều phương diện khác nhau.
 Đó là mối quan hệ biện chứng giữa con người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai
đoạn nào của lịch sử xã hội loài người.

You might also like