You are on page 1of 3

TÌNH HUỐNG: Ai tạo ra giá trị thặng dư

1. Nội dung
Trong giờ học môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin, thầy giáo giảng bài về sản xuất giá trị
thặng dư, theo đó giá trị thặng dư là do sức lao động của người công nhân làm ra và lao
động sống của người công nhân là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư. Sự phát triển của
khoa học kỹ thuật làm xuất hiện nhiều nhà máy, xí nghiệp tự động hóa sản xuất. Trong
những nhà máy sản xuất hiện đại hầu như không thấy lao động của người công nhân bình
thường mà chỉ có người máy (robot) làm việc. Đến đây thầy giáo nêu câu hỏi: trong
những nhà máy hiện đại này, ai tạo ra giá trị thặng dư?
Thầy giáo nhận được phát biểu từ các sinh viên như sau:
Sinh viên Thanh: Thưa thầy, theo em, Robot là “người” sản xuất ra giá trị thặng dư,
bởi vì lúc này Robot rất thông minh có thể thay thế người công nhân truyền thống để tạo
ra giá trị mới và giá trị thặng dư.
Sinh viên Hùng: Thưa thầy, em cho rằng, nhà sản xuất ra Robot là người tạo ra giá
trị thặng dư và dĩ nhiên công nhân sản xuất Robot đã tạo ra giá trị thặng dư.
Sinh viên Mai: Thưa thầy, theo em, em không đồng ý với câu trả lời của bạn Thanh
và bạn Hùng. Vì suy cho cùng, “người máy” là máy chứ không phải là người, và đã là
máy thì nó là tư bản bất biến không tạo ra giá trị thặng dư được. Do vậy, nhà máy này sẽ
không có ai tạo ra giá trị thặng dư cả và đây là nhà máy không có người bóc lột người!
2. Yêu cầu giải đáp tình huống
a. Các ý kiến trả lời trên của sinh viên, ý kiến của sinh viên nào là đúng? Tại sao?
b. Nếu bạn cho rằng tất cả các ý kiến trên của sinh viên là không đúng, vậy câu trả lời
đúng theo bạn là gì?
Gợi ý giải đáp:
Sinh viên vận dụng lý luận Tư bản bất biến và tư bản khả biến nằm ở trang 56 của giáo
trình để trả lời câu hỏi.
BÀI LÀM

Theo nhóm chúng em, ý kiến của cả ba bạn trên đều có những điểm chưa hoàn toàn đúng:

Quá trình sản xuất và tạo ra giá trị thặng dư nhìn chung là do hao phí sức lao động
của con người tạo ra.

 Đối với ý kiến của Thanh, bạn cho rằng: Robot là “người” sản xuất ra giá trị
thặng dư, bởi vì lúc này Robot rất thông minh có thể thay thế người công nhân
truyền thống để tạo ra giá trị mới và giá trị thặng dư. Nhưng xét cho cùng, Robot
chính là máy móc, là tư liệu sản xuất, là điều kiện để tạo nên giá trị thặng dư, bởi
lẽ, dù robot có hiện đại như thế nào đi nữa thì một tư liệu sản xuất không bao giờ
chuyển vào sản phẩm một giá trị nhiều hơn giá trị mà nó đã mất đi trong quá trình
lao động (do giá trị sử dụng của bản thân nó sẽ bị hủy hoại đi). Như C.Mác đã nói
máy móc, thiết bị trong quá trình làm tăng giá trị giống như bình cổ cong trong
phòng hóa nghiệm, không có bình cổ cong thì không có nơi diễn ra các phản ứng
hóa học, nhưng bản thân bình cổ cong chỉ là điều kiện cho phản ứng hóa học diễn
ra chứ không trực tiếp tham gia vào phản ứng ấy. Robot là tư bản bất biến, tạo
điều kiện cho việc tạo ra giá trị thặng dư.
 Đối với ý kiến của Hùng: “Nhà sản xuất ra Robot là người tạo ra giá trị thặng
dư và dĩ nhiên công nhân sản xuất Robot đã tạo ra giá trị thặng dư.Tuy nhiên,
quay lại câu hỏi đặt ra ở đề bài: Ở trong những nhà máy hiện đại này (người máy
là người làm việc), ai là người tạo ra giá trị thặng dư? Tức là trong nhà máy này,
không xuất hiện công nhân sản xuất Robot, những Robot này, có thể được chủ nhà
máy thuê hoặc mua lại từ các nhà máy khác. Chính vậy mà ở nhà máy này, công
nhân sản xuất Robot không tạo nên giá trị thặng dư. Không chỉ vậy, Nhà sản xuất
Robot là tư bản, hưởng thụ giá trị thặng dư, họ không là người tạo nên giá trị thặng
dư.
 Với ý kiến của Thanh, bạn cho rằng: “Người máy” suy cho cùng là máy chứ
không phải là người, và đã là máy thì nó là tư bản bất biến không tạo ra giá trị
thặng dư được, nhà máy này sẽ không có ai tạo ra giá trị thặng dư cả và đây là
nhà máy không có người bóc lột người. Khi nhà máy sử dụng các thiết bị công
nghệ cao vào sản xuất, có thể sẽ đạt lợi nhuận cao hơn so với các nhà máy khác,
cho đến khi công nghệ này phổ biến thì lợi nhuận sẽ không còn tăng cao nữa, bởi
sự cạnh tranh của các đối thủ khác dẫn đến giá sản phẩm giảm đến mức cân bằng.
Vấn đề của mỗi nhà máy, họ luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi
phí, chính vì vậy ta sẽ không tránh được việc bóc lột sẽ xảy ra. Các Robot đều cần
điều khiển bởi con người ví dụ như con người thông qua việc lập trình để điều
khiển hay ra lệnh Robot,… hay nói cách khác con người gián tiếp làm việc thông
qua hoạt động điều khiển, ra lệnh cho người máy làm việc, đây là cơ hội để các
nhà tư bản bóc lột sức lao động của con người.

=> Theo chúng em, dù người ta có áp dụng máy móc hiện đại như nào đi nữa thì giá trị
thặng dư do sức lao động của con người vẫn tạo ra thông qua sự bóc lột. Vì chỉ công
nhân làm thuê bằng lao động trừu tượng tạo ra giá trị mới với lượng lớn hơn giá trị sức
lao động, họ có thể chính là những người điều khiển, ra lệnh hay lập trình để Robot hoạt
động, là người gián tiếp sản xuất hàng hóa thông qua Robot. Máy móc được tự động hóa
như người máy, thì người máy cũng chỉ có vai trò là máy móc, chừng nào việc sử dụng
sức lao động còn có lợi hơn cho người mua sức lao động so với việc sử dụng người máy,
thì chừng đó nhà tư bản vẫn còn sử dụng sức lao động sống của người bán sức lao động
làm thuê. Việc ứng dụng thiết bị công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất là tiền đề để tăng
năng suất lao động xã hội, máy móc, công nghệ tiên tiến rất cần thiết cho quá trình làm
tăng giá trị.

You might also like